Trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ chuyên dùng cho sinh viên ngành công tác xã hội

DẪN NHẬP Với cuộc sống công nghiệp hoá, hiện đại hoá như ngày nay chúng ta vui mừng trước những bước phát triển về kinh tế mà đặc biệt hơn cả là sự phát triển như “vũ bão” của Công nghệ thông tin. Nhưng bên cạnh đó các tệ nạn, vấn đề về xã hội ngày càng gia tăng, đạo đức và phẩm chất con người bị “tha hoá” bởi nền cơ chế kinh tế thị trường đầy những cạnh tranh khốc liệt “mạnh được yếu thua”. Người ta chạy theo nhịp sống hối hả hiện đại mà quên đi mất những giá trị đạo đức truyền thống mà từ lúc tấm bé đã được dạy dỗ: “Lá lành đùm lá rách”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” Chúng ta ngủ vùi trong “niềm vui của riêng bản thân” mà thờ ơ trước nước mắt và nỗi khổ của người khác. Đâu phải ai cũng được thông minh, khoẻ mạnh và gặp nhiều niềm vui trong cuộc sống đôi khi ta rơi vào bế tắc hay khi sinh ra ta đã là người khuyết tật Lúc ấy cần lắm một vòng tay che chở, một trái tim yêu thương giúp đỡ chúng ta. Vì thế ngành CTXH ra đời như một ngành khoa học giúp duy trì sự cân bằng và đảm bảo sự phát triển của xã hội. Cán sự CTXH có nhiệm vụ giúp đỡ thân chủ vủa mình vượt qua mọi khó khăn và tái hoà nhập cuộc sống bình thường như mọi người . Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì cán sự CTXH cần có sự nhiệt huyết, tấm lòng đồng cảm và một kỹ năng chuyên môn tốt. Bên cạnh đó một yếu tố khá quan trọng mang tính quyết định hiệu quả cho các hoạt động xã hội của cán sự CTXH là vấn đề tài chính. Trước hoàn cảnh thực tế như vậy chúng ta thiết nghĩ cần lập một nguồn tài chính sử dụng cho các hoạt động xã hội được gọi là Quỹ chuyên dùng. Làm sao để có trong tay một nguồn Quỹ chuyên dùng phục vụ tốt cho những hoạt động giúp đỡ những người khó khăn trong xã hội đó nếu không được trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý Quỹ chuyên dùng, ngay từ khi còn là một sinh viên ngành CTXH? Làm sao các cán sự CTXH ngày mai có thể nắm vững và vận dụng thành thạo những kỹ năng ấy nếu từ hôm nay các bạn không dám mạo hiểm tạo lập một nguồn quỹ thực sự để phục vụ cho các nhu cầu công tác đặc thù của tập thể mình? Đó là những thao thức không của riêng chúng tôi, những người nghiên cứu cũng là những sinh viên CTXH năm thứ I của trường ĐHKHXH & NV, mà còn của hầu hết các bạn bè đồng hành với chúng tôi trong ngành học này. Chúng tôi hy vọng qua nỗ lực làm việc với đề tài: “Trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ chuyên dùng cho sinh viên ngành CTXH”, chúng tôi sẽ thu hoạch được những kiến thức cần thiết cho việc học hành, thực tập và công tác của chúng tôi sau này, cũng như đóng góp một phần cho chương trình đào tạo của ngành CTXH hiện tại. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài : Chuyên ngành CTXH có một câu châm ngôn rất sâu sắc: “Công tác xã hội khởi đầu từ con người và kết thúc cũng chính nơi con người”, bởi vì những cán sự CTXH có nhiệm vụ giúp đỡ những trường hợp thân chủ gặp khó khăn bằng các phương pháp như: dự phòng, điều trị, phục hồi và phát triển để thân chủ có thể tái hoà nhập cuộc sống bình thường như mọi người. Công việc này đòi hỏi cán sự CTXH phải có một tấm lòng đồng cảm trước những khó khăn của thân chủ, một sự tâm huyết, nhiệt tình hết lòng giúp đỡ thân chủ và một kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, một trong những yếu tố có tính chất quyết định để đảm bảo hoạt động có hiệu quả của chế độ phúc lợi xã hội và các hoạt động của CTXH đó chính là vấn đề tài chính. Vì thế việc xây dựng tài chính thông qua hình thức Quỹ chuyên dùng cho CTXH là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm hỗ trợ cho công việc của cán sự CTXH đảm bảo được tính liên tục và hiệu quả khi giúp đỡ thân chủ. Có nhiều loại quỹ khác nhau như quỹ đoàn phí, hội phí, quỹ lớp, quỹ hoạt động tổng hợp Nhưng Quỹ chuyên dùng là loại quỹ các tổ chức xã hội mang tính từ thiện, CTXH hay sử dụng nhất vì tính chất đặc trung của nó là chuyên sử dụng cho một hoạt động như quỹ học bổng, quỹ xoá đói giảm nghèo, quỹ vì tuổi thơ, quỹ bảo trợ tài năng trẻ, quỹ từ các cuộc quyên góp từ thiện dùng cho một hoạt động đột xuất. Sinh viên CTXH hiểu biết về Quỹ chuyên dùng ở mức độ nào? Họ đã được trang bị những kỹ năng để tạo lập và quản lý Quỹ này chưa? Cách thức để tạo lập và quản lý Quỹ chuyên dùng một cách hiệu quả là như thế nào? Đó là những vấn đề chúng tôi quan tâm trong bài báo cáo này với mục đích thiết thực là trang bị cho Sinh viên ngành CTXH một kỹ năng quan trọng trong quá trình hoạt động thực tiễn của mình – kỹ năng tạo lập và quản lý Quỹ chuyên dùng.

doc32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2714 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ chuyên dùng cho sinh viên ngành công tác xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CTXH năm thứ I của trường ĐHKHXH & NV, mà còn của hầu hết các bạn bè đồng hành với chúng tôi trong ngành học này. Chúng tôi hy vọng qua nỗ lực làm việc với đề tài: “Trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ chuyên dùng cho sinh viên ngành CTXH”, chúng tôi sẽ thu hoạch được những kiến thức cần thiết cho việc học hành, thực tập và công tác của chúng tôi sau này, cũng như đóng góp một phần cho chương trình đào tạo của ngành CTXH hiện tại. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài : Chuyên ngành CTXH có một câu châm ngôn rất sâu sắc: “Công tác xã hội khởi đầu từ con người và kết thúc cũng chính nơi con người”, bởi vì những cán sự CTXH có nhiệm vụ giúp đỡ những trường hợp thân chủ gặp khó khăn bằng các phương pháp như: dự phòng, điều trị, phục hồi và phát triển để thân chủ có thể tái hoà nhập cuộc sống bình thường như mọi người. Công việc này đòi hỏi cán sự CTXH phải có một tấm lòng đồng cảm trước những khó khăn của thân chủ, một sự tâm huyết, nhiệt tình hết lòng giúp đỡ thân chủ và một kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, một trong những yếu tố có tính chất quyết định để đảm bảo hoạt động có hiệu quả của chế độ phúc lợi xã hội và các hoạt động của CTXH đó chính là vấn đề tài chính. Vì thế việc xây dựng tài chính thông qua hình thức Quỹ chuyên dùng cho CTXH là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm hỗ trợ cho công việc của cán sự CTXH đảm bảo được tính liên tục và hiệu quả khi giúp đỡ thân chủ. Có nhiều loại quỹ khác nhau như quỹ đoàn phí, hội phí, quỹ lớp, quỹ hoạt động tổng hợp… Nhưng Quỹ chuyên dùng là loại quỹ các tổ chức xã hội mang tính từ thiện, CTXH hay sử dụng nhất vì tính chất đặc trung của nó là chuyên sử dụng cho một hoạt động như quỹ học bổng, quỹ xoá đói giảm nghèo, quỹ vì tuổi thơ, quỹ bảo trợ tài năng trẻ, quỹ từ các cuộc quyên góp từ thiện dùng cho một hoạt động đột xuất. Sinh viên CTXH hiểu biết về Quỹ chuyên dùng ở mức độ nào? Họ đã được trang bị những kỹ năng để tạo lập và quản lý Quỹ này chưa? Cách thức để tạo lập và quản lý Quỹ chuyên dùng một cách hiệu quả là như thế nào? Đó là những vấn đề chúng tôi quan tâm trong bài báo cáo này với mục đích thiết thực là trang bị cho Sinh viên ngành CTXH một kỹ năng quan trọng trong quá trình hoạt động thực tiễn của mình – kỹ năng tạo lập và quản lý Quỹ chuyên dùng. 2. Sơ lược về tình hình nghiên cứu đề tài: Việc tạo lập một khoản quỹ cho một hoạt động chuyên biệt, đặc biệt là hoạt động thuộc phạm vi công tác xã hội là một việc làm có ý nghĩa và được nhiều người ủng hộ. Hiện nay trên thế giới có nhiều tổ chức quỹ phát triển rất mạnh và mở rộng phạm vi hoạt động tới tầm cỡ quốc tế. Tác giả bài viết “Endowed funds and program support” thuộc đại học CTXH (College of social work), bang Ohio trình bày ý nghĩa của quỹ chuyên dùng trong các hoạt động xã hội khác nhau của trường. Bài viết cũng giới thiệu rất nhiều loại quỹ chuyên dùng khác nhau của trường. Nguồn thu ban đầu của các loại quỹ này thường do sự dâng tặng của một cá nhân hay một tổ chức. Sau đó ban điều hành quỹ có những hình thức khác nhau để quản lý và làm phát triển quỹ như gởi ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh nhà đất; đồng thời không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động của quỹ. Ở Việt Nam, để hàn gắn các viết thương do chiến tranh cũng như khắc phục những hậu quả của thiên tai nghèo đói, hoặc nhằm hỗ trợ nguồn nhân tài cho đất nước, nhiều tổ chức quỹ đã ra đời với những mục đích khác nhau và phát triển hoạt động trên những phạm vi nhất định. Tác giả Thuận Cơ trong bài “Quỹ tiết kiệm mùa xuân”, đăng trên báo Phụ nữ, ngày 13.7.1994, cũng chia sẻ một kinh nghiệm tạo lập quỹ trong một cộng đồng nghèo của hội Phụ nữ phường 3, thành phố Mỹ Tho. Quỹ được tạo lập trên cơ sở đóng góp đều đặn một số tiền nhỏ của nhiều phụ nữ trong phường để dồn vốn cho một vài người làm ăn trong một thời hạn nhất định, sau đó lại hoàn vốn và cho người khác vay (lãi thấp hoặc không lãi đối với phụ nữ nghèo, đặc biệt với các cô gái hoàn lương và người bệnh nạn cơ nhỡ). Quỹ đã đạt được những thành tựu đáng kể trên phương diện xóa bỏ đói nghèo trong phạm vi phường và mô hình tạo lập, duy trì quỹ này đã được nhân rộng ở nhiều địa phương khác. (x. Nguyễn Thị Oanh. Phát triển cộng đồng. ĐH Mở Bán Công Tp. HCM, 2000, tr. 214-216). Công đoàn Bưu điện Việt Nam với quyết định số 136/2002/QĐ – LT, ngày 18/3/2002, cũng đã ban hành “Quy định tạo lập và sử dụng quỹ Chính sách Xã hội của cán bộ công nhân viên chức Tổng cục bưu điện, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Công đoàn Bưu điện Việt Nam”. Theo đó quỹ được tạo lập từ một phần thu nhập của cán bộ công nhân viên chức Tổng cục Bưu điện tự nguyện tham gia đóng góp (0,5% tiền lương sau khi đã trừ thuế thu nhập), và trích từ nguồn phúc lợi tập trung của Tổng công ty Bưu Chính Viễn thông Việt Nam (20%), phúc lợi của các đơn vị tài trợ, ủng hộ khác. Mục đích: nhằm giúp đỡ các cán bộ công nhân viên chức đã tham gia ngành Bưu điện, các đối tượng chính sách xã hội ngành và tham gia các hoạt động từ thiện khác. Tài liệu cũng đưa ra nội dung chi tiết quy định các hoạt động tạo lập, sử dụng và tổ chức quản lý nguồn quỹ này. Tập sách “Kỹ năng công tác thanh niên” dành một chương trình bày về việc tạo lập và quản lý Quỹ hcuyên dùng như một kỹ năng cần thiết cho các cán bộ tham gia các hoạt động Đoàn/ Hội thanh niên. Về phương cách tạo lập quỹ, tài liệu đưa ra hai bước quan trọng: 1/ Xác định rõ mục đích và các nguồn lực của quỹ; 2/ Hình thành Ban vận động quỹ. Đây được xem là hai bước quan trọng không thể thiếu cho một cá nhân hoặc tập thể muốn tạo lập quỹ. Sau đó ban vận động quỹ tiến hành việc dự thảo điều lệ hoạt động của quỹ (gồm tên quỹ, nhiệm vụ và nội dung hoạt động, tổ chức sử dụng quỹ) và bầu ra Ban điều hành quỹ. Nếu là quỹ lớn với phạm vi hoạt động lớn cần lập ban kiểm tra việc sử dụng quỹ. Những việc cần làm tiếp theo là quảng bá mục đích thành lập và nội dung hoạt động quỹ trên các phương tiện thông tin đại chúng, xin phép đăng ký hoạt động với cơ quan liên hệ, lập chương trình hoạt động, tổ chức lễ công bố việc thành lập quỹ và ra mắt Ban điều hành. Tài liệu cũng định hướng việc quản lý quỹ bao gồm việc khai thác các nguồn thu và chi cho các hoạt động theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ và các quyết định của điều lệ. Nên quy định rõ trách nhiệm quyết định thu chi, quyền hạn cụ thể của những người phụ trách; cử thủ quỹ quản lý quỹ, lập sổ chi thu rõ ràng và cần công khai trong Ban điều hành và các nguồn thu chi. Nếu số tiền lớn, cần mở tài khoản tại ngân hàng và tuyệt đối không được sử dụng quỹ cho cá nhân vay hoặc làm bất kỳ việc gì khác ngoài mục tiêu của quỹ. Nhìn chung nguồn tài liệu về Quỹ chuyên dùng tuy còn hạn chế, nhưng cũng đã cung cấp một lượng thông tin cơ bản về kỹ năng tạo lập và quản lý Quỹ chuyên dùng nói chung; Còn việc trang bị kỹ năng này một cách đặc thù cho sinh viên ngành CTXH thì chưa có tài liệu nào đề cập đến. Và đây cũng chính là lãnh vực mà đề tài này muốn đào sâu hơn. 3. Mục tiêu của đề tài : 3.1. Mục tiêu chung : Nghiên cứu về Quỹ chuyên dùng trang bị cho sinh viên ngành CTXH kỹ năng tạo lập quỹ được nhanh, nhiều và quản lý, sử dụng quỹ một cách có hiệu qủa cho các hoạt động CTXH. 3.2. Mục tiêu cụ thể : - Tìm hiểu thực trạng hiểu biết của sinh viên ngành CTXH về Quỹ chuyên dùng hiện nay như thế nào. - Tìm hiểu nhu cầu cần trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ chuyên dùng của sinh viên ngành CTXH hiện nay. - Trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ cho cán sự CTXH khi tham gia các hoạt động xã hội sử dụng Quỹ chuyên dùng 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Do khả năng và thời gian có hạn, nhóm nghiên cứu giới hạn khách thể nghiên cứu là sinh viên ngành CTXH, trường ĐH KHXH&NV. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Như mục tiêu đề ra, chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu là: Trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý Quỹ chuyên cùng cho sinh viên CTXH hiện nay. 4.3. Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên ngành CTXH trường ĐH KHXH&NV 5. Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học : 5.1. Ý nghĩa khoa học: Thực hiện đề tài này, nhóm mong muốn rằng những kết quả thu được có thể bổ sung một phần nhất định cho hệ thống kiến thức khoa học của ngành CTXH, đặc biệt trong lãnh vực trang bị kỹ năng chuyên ngành cho cán sự CTHX – kỹ năng xây dựng và quản lý Quỹ hiệu quả. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn: Nắm bắt được nhu cầu thực tế của sinh viên ngành CTXH hiện tại – những cán sự xã hội trong tương lai là cần trang bị kiến thức về xây dựng và quản lý Quỹ để hoạt động giúp đỡ thân chủ đạt hiệu quả, chúng tôi chọn đề tài này nghiên cứu nhằm cung cấp một số kiến thức nhất định về Quỹ chuyên dùng cũng như trang bị cho cán sự CTXH kỹ năng tạo lập và quản lý Quỹ chuyên dùng cho hoạt động của mình trong thực tế đạt hiệu quả hơn. 6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài : Nhóm nghiên cứu chọn Phương pháp tổng hợp giữa việc khảo sát thực tế và nghiên cứu một số tư liệu liên quan đến đề tài. Từ việc khảo sát đối tượng chính là các sinh viên bộ môn CTXH trường ĐH KHXH & NV, chúng tôi nắm bắt được tình trạng thực tế của sự hiểu biết của đối tượng trên về Quỹ chuyên dùng, lắng nghe chính đối tượng bày tỏ nhu cầu của mình về kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ. Đồng thời qua tìm hiểu một số tư liệu có trong tay, chúng tôi tìm hiểu sâu sắc về vấn đề này dưới lăng kính của nhiều tác giả khác nhau tại Việt Nam và trên thế giới. Từ hai nguồn tài liệu trên, chúng tôi làm công tác đối chiếu và so sánh, phân tích thực trạng, nhu cầu để từ đó xây dựng nên mô hình kiến thức căn bản, thiết thực nhằm trang bị cho bản thân và các bạn sinh viên CTXH kỹ năng tạo lập và quản lý QUỸ CHUYÊN DÙNG, một kỹ năng rất cần thiết cho chúng tôi hiện tại và nhất là sau này. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Với mục tiêu và phương pháp đã trình bày ở trên, chúng tôi đã tiến hành một cuộc điều tra khảo sát bằng bảng hỏi cho các sinh viên CTXH nhằm thu thập dữ liệu thực tế cho đề tài. Các sinh viên của ngành gồm 85 bạn, là sinh viên năm thứ nhất, đến từ mọi vùng miền của Đất nước với nguồn gốc văn hoá, phong tục và tập quán cũng như đời sống xã hội khác nhau. Nhưng các bạn có một điểm chung đặc biệt là các bạn đã chọn CTXH là nghề nghiệp tương lai của mình. Sự đa dạng và thống nhất ấy đã đem lại một ý nghĩa tích cực cho kết quả khảo sát của chúng tôi. Nó vừa khách quan, phong phú, lại vừa là tiếng nói mang tính đại diện cho các quan điểm sinh viên của ngành chứ không phải là ý kiến cá nhân riêng lẻ hay nhóm nào đó. Kết quả khảo sát giúp chúng tôi hiểu sự tác động và mối quan hệ của Quỹ chuyên dùng đối với các sinh viên như thế nào. Qua đó, ta hiểu rõ hơn quan điểm cũng như ước muốn, nhu cầu xây dựng quỹ của sinh viên CTXH. Sau khi khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy có hai vấn đề quan trọng cần tìm hiểu: Sự hiểu biết các sinh viên về Quỹ chuyên dùng và Nhu cầu trang bị kỹ năng tạo lập, sử dụng và quản lý quỹ. 1. Thực trạng hiểu biết về quỹ chuyên dùng của sinh viên ngành CTXH trường ĐH KHXH&NV Với nhiệm vụ, đặc trưng của ngành là giúp đỡ thân chủ vượt qua những khó khăn họ gặp phải, cán sự CTXH cần trau dồi và rèn luyện cho mình rất nhiều về lòng nhiệt thành, đạo đức, phẩm chất và kỹ năng chuyên môn tốt. Hơn ai hết cán sự CTXH hiểu rằng nếu mình không có một phẩm chất đạo đức tốt thì rất khó để đồng cảm trước nỗi đau của thân chủ và khó lòng nhận được sự tin tưởng, đồng tham gia của thân chủ. Vững vàng và thành thạo với những kỹ năng chuyên môn giúp cán sự CTXH có thể đề ra những kế hoạch hay hành động cụ thể, khoa học và thích hợp để giúp cho thân chủ của mình thoát khỏi khó khăn. Nhưng thực tế cho thấy, có rất nhiều chương trình lớn được thiết kế, nhưng không thể thực hiện được vì thiếu tiềm lực về tài chính. Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng có 93,8 % ý kiến đồng ý ngoài hai yếu tố quan trọng đã nêu trên (lòng nhiệt tình, kỹ năng chuyên môn) thì vấn đề nguồn tài chính đối với các bạn sinh viên khi tham gia hoạt động xã hội là hết sức quan trọng. Khi phát ra 85 bảng hỏi, có 64 bảng trả lời hợp lệ. Trả lời cho câu hỏi : “Theo bạn khi nhân viên CTXH tham gia hoạt động xã hội thì nguồn tài chính có quan trọng, cần thiết với họ không? ” có 53 ngừơi chọn phương án “Rất cần thiết” chiếm 82,9% , có 14 % cho rằng “Yếu tố thứ yếu” và chỉ có 2 người trả lời là “Không cần thiết” chiếm 3,1 %. Biểu đồ thể hiện các yếu tố cần thiết của nhân viên Công tác xã hội Từ kết quả trên ta thấy phần lớn các bạn sinh viên ngành CTXH đều cho Quỹ chuyên dùng rất quan trọng cùng hỗ trợ với sự nhiệt thành và kỹ năng chuyên môn. Vấn đề tài chính không phải yếu tố tiên quyết đầu tiên đối với cán sự CTXH nhưng ta không thể phủ nhận nguồn tài chính đảm bảo sự hiệu quả trong các hoạt động, nói cách khác nó có thể biến những “giấc mơ, ước muốn” của những người gặp khó khăn trở thành sự thật, và là điều kiện cần để cán sự CTXH áp dụng vào thực tế những chương trình, dự án đã đề ra, nếu không, nó chỉ đơn giản là những kế hoạch vô nghĩa nằm trên trang giấy. Các sinh viên đều biết được vai trò quan trọng của quỹ nhưng kiến thức về quỹ thì còn rất mơ hồ. Họ mới chỉ hiểu biết chung chung, không rõ ràng qua nguồn chủ yếu là các phương tiện thông tin đại chúng: tỷ lệ “Biết sơ sơ” và “Chưa bao giờ nghe nói tới Quỹ chuyên dùng” là ngang nhau và chiếm khá cao (48,4 % và 50%), trong khi tỷ lệ trả lời “Biết về Quỹ chuyên dùng rất rõ” thì rất ít (1,6 %) . Điều đó chứng tỏ khái niệm Quỹ chuyên dùng chưa được phổ biến trong các bạn sinh viên. Điều đó cũng dễ hiểu, thực tế chương trình trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý Quỹ chuyên dùng chưa được đưa vào chương trình đào tạo của ngành. Vì thế, ai không có cơ hội bắt gặp chúng đó đây trên các phương tiện truyền thông thì xem như không biết gì hết. Về dữ kiện này, kết quả điều tra cũng cho thấy rất rõ. Khi tham gia trả lời câu hỏi “Qua thời gian học tập trên giảng đường, bạn đã được trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý Quỹ chuyên dùng chưa?” Tỷ lệ trả lời “Chưa được trang bị” rất cao là 90,6 % và điều này sát với thực tế nêu trên; Tỷ lệ “Đã được trang bị” chiếm rất ít (9,4 %), mà nguồn cung cấp này lại nằm ngoài giảng đường. Biểu đồ thể hiện thực trạng về Quỹ chuyên dùng trong sinh viên ngành CTXH Khi tham gia trả lời câu hỏi về kiến thức quỹ thì chỉ có 53,1 % cho rằng quỹ được sử dụng cho những hoạt động chuyên biệt nào đó và sử dụng cho các hoạt động xã hội nói chung còn lại số sinh viên chưa biết cũng khá cao. Điều đó cho hay ngay cả với những sinh viên biết rõ về Quỹ chuyên dùng, hiểu biết của họ cũng chưa sâu sắc, thấu đáo. Hiểu biết mơ hồ về Quỹ chuyên dùng trong sinh viên và cán sự CTXH có nguy cơ dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng là sử dụng sai mục đích của quỹ. Mặc dù sinh viên không có kiến thức rõ ràng về Qũy chuyên dùng, nhưng đều có những hiểu biết đáng kể về các hình thức gây quỹ hiện nay với tỷ lệ trả lời là 78,2 % gồm có các biện pháp như: Trích một phần nhỏ từ ngân sách nhà nước, quyên góp tại gia đình hoặc nơi công cộng, tổ chức kinh doanh gây quỹ, đi bộ gây quỹ, tổ chức các show văn nghệ gây quỹ, vận động các nhà tài trợ ủng hộ quỹ trong các ngày lễ lớn hay dịp đặc biệt … Hơn nữa, số đông các bạn đã từng tham gia một số hình thức ủng hộ quỹ: quyên góp tại gia đình và những nơi công cộng (64,1%), đi bộ đồng hành gây quỹ (11%). Các hình thức khác có tỉ lệ tham gia thấp hơn: vận động các nhà tài trợ lớn và các nhà kinh doanh góp quỹ chỉ có 4,7%, tổ chức show văn nghệ chiếm chỉ 1,6%. Kết quả này cho ta thấy một số hình thức gây quỹ này đang được xã hội vận dụng rất phổ biến. Chúng ta cũng thấy các bạn sinh viên CTXH rất nhiệt tình tham gia vào các chương trình lập quỹ. Các bạn đã và đang đóng góp hết sức mình vào các hoạt động giúp ích cho xã hội; các bạn mang một ước mơ, hoài bão xây dựng một xã hội ấm no, giàu đẹp hạnh phúc. Phần lớn các bạn cũng đồng ý rằng các cán sự CTXH cần là người tiên phong cho mọi hoạt động đóng góp quỹ (62,5% phiếu). Nhưng cũng cần nói thêm rằng hầu hết các hình thức gây quỹ các bạn tham gia vẫn chỉ là những hình thức mang tính tạm thời, không ổn định, chủ yếu còn ở cấp độ nhỏ, ở mức lớn còn rất ít. Có lẽ do kiến thức về quỹ cũng như kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ còn yếu nên các bạn chưa đủ tự tin để tham gia và càng không đủ tự tin để đứng ra tổ chức những chương trình gây quỹ quy mô lớn. Và điều này đặt ra cho chúng ta một suy nghĩ rằng nếu như chúng ta đặt qúa nhiều mong đợi rằng sinh viên ngành CTXH cần thể hiện tính năng động của mình trước những vấn đề xã hội hơn những sinh viên ngành khác trong khi những kiến thức về xây dựng và quản lý Quỹ thì chưa biết nhiều, liệu những mong đợi ấy có dễ thành hiện thực? Cùng với sự hiểu biết về các hình thức gây quỹ, mục đích hoạt động Quỹ chuyên dùng cũng được các bạn nắm khá rõ. Hầu hết các bạn cho rằng Quỹ chuyên dùng phải được dùng vào những mục đích sẵn sàng đáp ứng, cứu trợ cho những nhu cầu trước mắt (ăn, mặc, ở, chữa bệnh tâm sinh lý ..) cho người nghèo, người rơi vào hoàn cảnh có vấn đề hay chuyên dùng để cứu trợ những trường hợp khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ và dùng cho những dự án phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân như xoá đói giảm nghèo, xoá mù chữ … Như vậy qua khảo sát, chúng ta có thể thấy rằng thực trạng hiểu biết về Quỹ chuyên dùng của Sinh viên ngành CTXH là chưa đồng bộ, chưa sâu sắc và điều này dĩ nhiên dẫn tới một nhu cầu rất thực tế, đó là nhu cầu trang bị những kỹ năng cần thiết cho việc xây dựng, sử dụng và quản lý quỹ hiện nay. Phần tiếp theo đây sẽ trình bày rõ hơn vấn đề này. 2. Nhu cầu trang bị kỹ năng tạo lập, sử dụng và quản lý Quỹ chuyên dùng của sinh viên CTXH trường ĐH KHXH&NV Đây là phần nội dung hết sức quan trọng trong đề tài của chúng tôi bởi vì đó chính là tiền đề, là cơ sở thực tế để chúng tôi xây dựng nội dung “Trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý Quỹ chuyên dùng”. Khi được hỏi có cần thiết phải trang bị kỹ năng này cho sinh viên ngành CTXH không, thì 97% các bạn nhất trí rằng “Rất cần thiết” còn lại chỉ 3% phiếu trả lời “Không cần thiết”, bởi hầu hết các bạn đã nắm rõ mục đích sử dụng cũng như vai trò của Quỹ chuyên dùng và thấy rằng đó là nhu cầu rất cần thiết và thiết thực, tạo điều kiện giúp các bạn thành công trong công việc hoạt động xã hội sau này. Biểu đồ thể hiện nhau cầu cần trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ trong sinh viên ngành CTXH Khi tìm hiểu nhu cầu thực tế của sinh viên ngành CTXH để xem khả năng tạo lập một quỹ chuyên dùng phục vụ cho các hoạt động của lớp thì tỷ lệ SV tham gia trả lời rằng “Rất cần và có thể thực hiện được” là rất cao, chiếm (61%). Như vậy chứng tỏ các bạn đang mang trong mình một ước mơ thực sự và các bạn cũng tin rằng mình có thể thực hiện được nếu như được trang bị những kỹ năng cần thiết. 36% ý kiến cho là “Rất cần nhưng sợ không đủ khả năng”. Điều này cũng không hề mâu thuẫn với ý kiến trước, vì các bạn đã cho thấy được nhu cầu thực sự, vấn đề là ở chỗ các bạn chưa đủ tự tin vì thấy mình chưa có những kỹ năng cần thiết. Ý kiến đối nghịch cho rằng “Không quan trọng vì chúng ta còn là sinh viên” chỉ chiếm (3%). Như vậy ta có thể khẳng định rằng việc trang bị kỹ năng tạo lập quỹ thực sự là nhu cầu hết sức cần thiết đối với các sinh viên CTXH. Đa số các bạn cho rằng việc quyên góp để tạo quỹ là một việc làm có ý nghĩa (91%) giúp cho cán sự xã hội có thể hoạt động tốt, từ đó công việc cứu trợ cho những đối tượng hay những cộng đồng “có vấn đề” mới có hiệu quả nhưng khó khăn của các bạn là ở chỗ khi đã có quỹ rồi thì công việc quản lý Quỹ là rất khó khăn. Trả lời cho câu hỏi nên giao Quỹ cho ai quản lý thì các ý kiến trả lời rất ngang nhau, chứng tỏ việc xác định giao quỹ để quản lý quỹ một cách có hiệu quả là một vấn đề mà các bạn chưa được nắm rõ. Cụ thể như sau: ý kiến cho rằng nên “Giao cho một tổ chức có uy tín quản lý Quỹ” là (53,1%), bên cạnh đó ý tưởng cho rằng nên “Giao cho Nhân viên CTXH quản lý” cũng không kém (48,0%), vì các bạn cho rằng chính nhân viên CTXH mới là người gần gũi với những người cần giúp đỡ, và hiểu được họ cần bao nhiêu, cần như thế nào? Ở đây thiết nghĩ các ý kiến đều có lý và có thể bổ túc cho nhau. Nếu giao Quỹ cho một tổ chức uy tín quản lý, ta tin rằng họ là những người vừa chuyên trong các kỹ năng về quỹ, lại vừa uy tín, ắt quỹ sẽ được bảo đảm, ít nguy cơ thất thoát. Nhưng nếu toàn những người không phải là cán sự xã hội thì liệu Quỹ có được chi tiêu theo đúng mục đích CTXH hay không? Họ có hiểu được nhu cầu thực sự của từng trường hợp đối tượng khó khăn tới mức nào hay không? Ý kiến sau có thể đáp ứng được yêu cầu ấy. Nên chăng một số phần tử quan trọng trong tổ chức quản lý quỹ là cán sự CTXH? Từ đó, một nhu cầu thiết thực nảy sinh là làm sao để trang bị kỹ năng quản lý quỹ cho các bạn sinh viên ngành CTXH để sau này khi bắt tay vào thực tế thì các bạn khỏi bỡ ngỡ. Thế nhưng kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ bao hàm những nội dung gì? Chúng ta tiếp tục khảo sát ý kiến của các đối tượng điều tra. Khi được hỏi ý kiến của bạn về việc cần trang bị thêm kỹ năng gì để sinh viên ngành CTXH có thể làm tốt công việc tạo lập và quản lý quỹ thì có tới 83% các ý kiến cho rằng cá nhân ấy phải có kỹ năng giao tiếp tốt, quan hệ xã hội rộng, có khả năng kinh doanh tạo lập quỹ, nâng cao phẩm chất nhân cách để mọi người tin cậy, có kỹ năng quản lý tài chính và chi tiêu hợp lý. Có lẽ đây là những ý kiến khó có thể phủ nhận. Vấn đề là ở chỗ làm sao để xây dựng được một hệ thống kiến thức khoa học để đáp ứng nhu cầu bức thiết này, và đó cũng chính là mục đích cuối cùng của đề tài nghiên cứu này. Và phần dưới đây chính là phần trình bày một cách cụ thể nhất những kỹ năng xây dựng, sử dụng, quản lý quỹ chuyên dùng hiện nay. Hy vọng rằng đây sẽ là phần kiến thức hữu ích cho các bạn sinh viên ngành CTXH tham khảo và tích luỹ, nó rất cần thiết cho công việc của chúng ta sau này. 3. Trình bày kỹ năng xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ chuyên dùng hiện nay: 3.1. Kỹ năng xây dựng quỹ: 3.1.1. Xác định rõ mục đích: Bước đầu tiên khi muốn lập quỹ, cá nhân hay một tổ chức các cán sự CTXH cần xác định rõ mục đích của quỹ: quỹ được tạo lập để thỏa mãn nhu cầu nào của cộng đồng, xã hội? ví dụ: cứu trợ những trường hợp đột xuất, giúp trẻ em mồ côi, khuyến khích trẻ em nghèo học tập … nếu mục quỹ chưa được xác định rõ ràng, chính xác thì điều này có thể dẫn tới nguy cơ sử dụng sai mục đích của quỹ. Mục tiêu quỹ chuyên dùng do các cán sự CTXH tạo lập, quản lý và sử dụng phải mang tính CTXH, nghĩa là phải phù hợp với mục đích và chức năng, sứ mạng của ngành. Quỹ chuyên dùng của ngành CTXH ưu tiên những hoạt động CTXH hơn là những công việc từ thiện thuần tuý, và càng không thể sử dụng vào những việc khác ngoài mục đích trợ giúp những người gặp khó khăn. 3.1.2 Xác định nguồn lực: Trước khi lập quỹ, các cán sự CTXH cũng cần xác định những nguồn lực mà mình quỹ sẽ huy động cho quỹ. Xác định nguồn lực bao gồm: 1/ Đánh giá nguồn lực bên trong (những yếu tố có sẵn): cơ sở vật chất, địa điểm nơi thành lập quỹ như thế nào? Năng lực làm việc, khả năng quản lý và mở rộng quỹ của các cán sự đạt tới trình độ nào? Phẩm chất đạo đức của cán sự có đủ tin cậy và có khả năng quản lý, chi tiêu hợp lý hay không? Nguồn lực từ bên trong hết sức quan trọng, nếu xét thấy chưa đủ, ta cần trau dồi, đào tạo trước khi tiến hành lập quỹ. 2/ Xác định nguồn lực bên ngoài: quỹ sẽ đáp đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội, được xã hội chấp nhận không? những đơn vị nào sẽ ủng hộ quỹ ngay thời gian đầu, đơn vị nào sẽ là nguồn cung cấp lâu dài của quỹ và kế hoạch mở rộng nguồn thu cho quỹ. Nếu không tiến hành bước này, chương trình tạo lập, tồn tại và phát triển quỹ sẽ thiếu cơ sở vững chắc. 3.2. Hình thành Ban vận động lập quỹ: Ban vận động lập quỹ có thể do tổ chức các cán sự CTXH bầu ra hoặc được chỉ định, gồm từ ba đến bảy người (tuỳ quy mô và tính chất của từng loại quỹ). Nên chọn những người có tâm huyết với chương trình lập quỹ, có uy tín và kinh nghiệm nhất định trong việc vận động lập quỹ. Ban vận động lập quỹ sẽ tiến hành những công việc sau: 3.2.1. Dự thảo điều lệ hoạt động của quỹ: - Đặt tên quỹ - Xác định nhiệm vụ, nội dung hoạt động của quỹ - Tổ chức sử dụng quỹ - Tiến hành bầu Ban điều hành quỹ. 3.2.2. Tổ chức việc tuyên truyền rộng về việc lập quỹ trên các phương tiện truyền thông, băng rôn, biểu ngữ, phát tờ rơi … Tìm các cá nhân và tổ chức có thể ủng hộ ngay một số kinh phí cho những hoạt động của quỹ từ khi bắt đầu thành lập. 3.2.3. Chọn và mời người tham gia vào Ban điều hành quỹ (giám đốc, trưởng khoa, chủ nhiệm…) không nhất thiết phải là đại biểu của tập thể. Nên chọn người có uy tín, có nhiệt tình với hoạt động đó. 3.2.4. Xin phép đăng ký hoạt động với những cơ quan, tổ chức có thẩm quyền liên hệ và mở tài khoản tại ngân hàng (nếu cần). 3.2.5 Lập chương trình hoạt động của quỹ trong thời gian trước mắt (6 tháng, một năm). Tổ chức những hoạt động gì để có tiền? (quyên góp, show văn nghệ, đi bộ, bán văn hóa phẩm lưu niệm …); và sẽ sử dụng tiền vào những hoạt động nào? Để cho việc tạo lập và sử dụng quỹ có hiệu quả, cán sự CTXH cần xây dựng những kế hoạch mang tính thực tế, phù hợp với thực lực của mình. Cần tránh đưa ra kế hoạch hoạt động quá sức và không phù hợp với khả năng và nguồn tài chính. 3.2.6. Tổ chức công bố việc thành lập quỹ và ra mắt Ban điều hành. 3.3. Các hình thức gây quỹ: Khi nghiên cứu các tổ chức quỹ trên thế giới và tại Việt Nam, ta thấy các hình thức gây quỹ rất đa dạng, tuỳ sáng kiến và khả năng thực tế của mỗi đơn vị lập quỹ. Vậy cá nhân hay tổ chức cán sự CTXH có thể sử dụng những hình thức lập quỹ nào? Câu trả lời có lẽ không giới hạn, miễn là công việc bảo đảm các quy điều đạo đức và phát huy được những đặc nét của sứ mạng CTXH, tránh những mục tiêu phản CTXH: làm vì danh tiếng, lợi nhuận cho một cá nhân hay một nhóm chứ không đặt đối tượng mình phục vụ làm trung tâm. Qua kết quả điều tra cũng như nghiên cứu tài liệu, nhóm nghiên cứu tạm rút ra một số hình thức gây quỹ như sau: 3.3.1. Gây quỹ bằng cách quyên góp: Đây là hình thức công tác từ thiện khá phổ biến ở nước ta, nhất là trong những thời điểm nóng của bão lụt, thiên tai, hoả hoạn …Cán sự CTXH cũng có thể tận dụng hình thức này để huy động quỹ chuyên dùng. Theo kết quả điều tra thực tế, phần đông các sinh viên CTXH đã tham gia hoạt động này (64,1%). Nhưng để tổ chức một cuộc quyên góp có khoa học, đạt nhiều thành quả, ta vẫn còn phải tìm hiểu thêm. Tài liệu “Kỹ năng công tác thanh niên” đã đưa ra một số kỹ năng thiết yếu mà cán sự CTXH có thể học hỏi: - Chọn thời điểm quyên góp: Không phải lúc nào quyên góp cũng đạt hiệu qủa. Ta nên chọn quyên góp vào đúng lúc dư luận chung đang quan tâm đến một vấn đề gì đó của xã hội (thiên tai, dịch bệnh …) hoặc vào các dịp lễ, tết (lễ Giáng sinh, Trung thu…). - Tiến hành tuyên truyền cổ động về: mục đích việc quyên góp, việc hưởng ứng của mọi người và kết quả việc quyên góp. Tâm lý chung ai cũng muốn làm việc thiện, nhưng người ta rất ngại đóng góp khi không rõ việc đóng góp của mình có đến tay những người cần giúp hay không. Việc công khai thành quả quyên góp là một cách tạo niềm tin cho mọi người. - Lập Ban tổ chức gồm một số thành viên có uy tín, nhiệt tình, tự nguyện đứng ra tổ chức việc quyên góp, làm công tác tuyên truyền, tổ chức việc trao tiền hoặc tặng vật cho các đối tượng được giúp đỡ. - Về địa điểm: có thể tổ chức quyên góp tại gia đình, trường học hoặc những nơi công cộng khác. - Về hình thức: có thể quyên góp dưới góp tiền, góp công lao động hay góp tặng vật. + Góp tiền: kêu gọi mọi người bỏ tiền vào thùng niêm phong, có thể thu tiền có giấy chứng nhận. + Góp công lao động: thường mời gọi mọi người tham gia vào việc làm các nhà tình nghĩa, trại trẻ mồ côi, hoặc làm công để lấy tiền tạo quỹ. + Các tặng vật: quần áo, thuốc, lương thực, sách vở... tuỳ nhu cầu của những đối tượng được giúp. Quyên góp là hình thức được áp dụng phổ biến khắp nơi nhất là một vùng nào đó gặp khó khăn. Tinh thần bác ái, lá lành đùm lá rách đã khiến nhiều người mở lòng chia sẻ. Tuy nhiên việc làm này nhiều khi cũng gây ép buộc đối với một số người. Người ta không muốn giúp, nhưng vì ta đã tới nhà, hoặc tới lớp, người khác góp, chả lẽ tôi không góp! Đàng khác, đây chỉ là hình thức có thể áp dụng ở một số thời điểm đặc biệt, thường để giải quyết những nhu cầu cấp thiết. Với các cán sự CTXH, đây chưa phải là hình thức tạo quỹ tối ưu tạo QUỸ CHUYÊN DÙNG cho các công tác phát triển lâu dài của ngành. 3.3.2. Đi bộ gây quỹ: Đây cũng là hình thức hay được áp dụng trên thế giới cũng như tại Việt Nam, chẳng hạn cuộc đi bộ đồng hành gây quỹ “Đào tạo nhân tài nước Việt” do báo Thanh niên kết hợp với công TNHH thương mại và dịch vụ G.7 tổ chức ngày 05/8/2006, đã thu hút hơn 7000 người tham gia, 23 doanh nghiệp đã đóng góp gần 6 tỉ đồng (x. Đăng Giới. Quỹ đào tạo nhân tài nước Việt. Vietnamnet ngày 06/8/2006). Đây cũng là hình thức quyên góp có 11% các sinh viên CTXH được điều tra đã tham gia. 3.3.3. Tổ chức các show văn nghệ gây quỹ từ thiện : Khả năng thực hiện rất lớn bởi hầu như âm nhạc là một phần nhu cầu trong đời sống mỗi người. Thường các show diển quyên góp từ thiện được tổ chức giữa ban tổ chức quyên góp với sự góp sức của một số ca sĩ nghệ sĩ nổi tiếng; cũng có khi buổi văn nghệ chủ yếu do các diễn viên khuyết tật biểu diễn, có thể có sự xen kẽ của một số nhân vật đặc biệt. Khả năng tài chính thu được sau những dịp quyên góp thường là rất lớn. Nhưng người làm CTXH phải đề phòng cám dỗ lợi dụng việc từ thiện để đánh bóng tên tuổi mình hay cá nhân, nhóm người nào đó. Họ cũng cần đảm bảo chất lượng chương trình văn nghệ cho tươm tất (không nên vì vận động quyên góp mà làm cẩu thả). 3.3.4. Vận động các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp cùng tham gia và hỗ trợ cho các hoạt động xã hội của Quỹ chuyên dùng. Đây là hình thức mang quy mô lớn hơn, các sinh viên chưa tham gia nhiều vào hình thức này. Điều đó không có nghĩa là sinh viên CTXH không thể làm được; nếu họ được trang bị những kỹ năng cần thiết họ có thể tham gia hoạt động ở một mức độ nào đó. 3.3.5. Kinh doanh gây quỹ: Hình thức kinh doanh thường được sử dụng trong lãnh vực này là mua bán các văn hoá phẩm, hoa, quà lưu niệm, sách cũ… để đóng góp vào Quỹ (Ví dụ : Quỹ CHANCE ở Mỹ do các em học sinh trung học bán mỹ phẩm, bánh kẹo và tổ chức buổi khiêu vũ đã quyên góp được 50000 USD để xây dựng trường tiểu học Hoà San ở Đà Nẵng, 7 trường mẫu giáo, 1 bệnh xá, 1 cây cầu ...). Ở những nguồn quỹ lớn, người ta có thể kinh doanh lớn hơn để sinh lợi cho quỹ như kinh doanh chứng khoán, bất động sản ... (x. Endoeed funds & program support, ohio-state.edu). Nếu như các hình thức vận động quỹ trước mang tính thời điểm và lệ thuộc vào lòng quảng đại hoàn toàn của người khác, thì hình thức này mang tính chủ dộng tích cực hơn của các cán sự CTXH. Đây là biện pháp có thể duy trì về lâu về dài. Nhiều mài ấm, nhà mở, trại khuyết tật hiện nay cũng đang áp dụng hình thức này. Nó có tác dụng tích cực, một mặt giúp những người trong hoàn cảnh khó khăn tự lập một phần nào đó để họ thấy rằng mình vẫn có giá trị, một mặt cũng đem lại nguồn kinh phí cho nhóm, hội. Nếu nguồn vốn không nhiều, cán sự CTXH có thể sử dụng môi giới về các lĩnh vực mua bán bất động sản, xe cộ hay bất cứ hàng hoá nào đó. Ta sẽ không phải bỏ vốn ra lúc đầu mà vẫn thu về các khoản hoa hồng ít nhất là 10% giá trị món hàng giới thiệu (đòi hỏi cán sự có sự giao thiệp rộng và kỹ năng giao tiếp tốt ); Hoặc ta có thể mở đại lý bán các loại hoá, sách báo cho các doanh nghiệp: bằng cách đó bạn không phải ứng vốn trước mà đã có vốn để kinh doanh ngay bởi sau hàng tháng hay vài tháng bạn mới phải thanh toán một lần. Một hình thức khác cũng khả thi là làm dịch vụ viết thư chào hàng: tức là ta dùng thư tìm khách hàng cần hàng hoá hay dịch vụ nào đó mà họ không biết nơi cung cấp. Ta đem những hàng hoá ở nơi cần bán đem về cung cấp lại cho khách hàng có nhu cầu cuối cùng có thể thu được lợi nhuận mà không cần bỏ vốn … Tuy nhiên dù kinh doanh ở bất cứ hình thức nào người cán sư CTXH cần lưu tâm đến việc bảo vệ uy tín và đạo đức của ngành nghề vì đó là đòi hỏi thiết yếu của ngành với các cán sự. Mỗi hình thức đều có những ưu điểm và bất cập, người cán sự cần học biết nhiều kỹ năng để có thể vận dụng những kỹ năng khả thi nhất trong mỗi hoàn cảnh. Nếu thuận tiện thì nên tiến hành nhiều hình thức để bổ túc cho nhau trong việc phát triển quỹ và khả năng phục vụ. Ngoài sự hỗ trợ từ bên ngoài thì các sinh viên CTXH được khảo sát cũng đồng ý rằng mình cũng có trách nhiệm trong việc đóng góp vào Quỹ để mình có thể chủ động hơn trong việc sử dụng. 3.4. Kỹ năng quản lý quỹ: Việc tạo lập Quỹ là một công việc khó thì việc quản lý và sử dụng Quỹ là việc hết sức quan trọng vì có thể xảy ra nhiều tiêu cực trong việc quản lý. Đa số các sinh viên CTXH cho rằng Quỹ chuyên dùng này sẽ giao cho một cá nhân hay một nhóm cán sự CTXH có uy tín quản lý vì chính cán sự CTXH là những người gần gũi với những người cần giúp đỡ và hiểu được họ cần như thế nào? Nhưng vấn đề các bạn đang trăn trở là làm sao để họ được trang bị những kỹ năng cần thiết cho công việc ấy. Từ những nguồn tài liệu tham khảo được, chúng tôi đã xây dựng được cơ sở kỹ năng cho công tác quản lý quỹ chuyên dùng như sau: 3.4.1. Tổ chức quản lý QUỸ CHUYÊN DÙNG: Tổ chức quản lý QUỸ CHUYÊN DÙNG gồm hai việc chính: - Khai thác nguồn thu chi quỹ theo đúng mục tiêu. Nhiệm vụ và những quyết định của điều lệ. - Cần quy định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của từng nhiệm vụ trong ban điều hành quỹ. Ai có quyền quyết định chi, thu? Ai là thủ quỹ của quỹ? Ai giữ và mở rộng liên lạc với các nguồn cung cấp cho quỹ? … - Những người chịu trách nhiệm cần làm sổ chi tiêu rõ ràng để thông báo trong các cuộc họp công hoặc để ban kiểm tra xem xét. Nếu số tiền lớn cần mở tài khoản tại ngân hàng. Tuyệt đối không cho cá nhân vay (nếu không phải đối tượng nghèo do CTXH nhắm tới), cũng không được sử dụng quỹ cho bất cứ hoạt động gì khác ngoài mục tiêu của quỹ. -Trong từng giai đoạn nhất định, những người có trách nhiệm cần thông qua trước Ban điều hành quỹ về các khoản thu chi trong thời gian đó. Nếu tập thể quản lý quỹ tụ họp thường xuyên thì nên cho cả tập thể biết. - Quỹ có số tiền lớn cần lập Ban kiểm tra hoạt động chi thu của quỹ, tránh trường hợp sử dụng quỹ cách tuỳ tiện, lãng phí. 3.4.2. Mở rộng hợp lý các nguồn thu, chi: Khai thác các nguồn thu: Một số các nguồn thu cơ bản: - Nếu cán sự CTXH hoạt động cho một tổ chức CTXH công do Nhà nước quản lý, họ có thể nhận được những khoản trợ cấp ban đầu và theo hạn kỳ. - Nguồn vận động tài trợ: trong nước và nước ngoài (cẩn thận trong giao dịch tài chính quốc tế) - Các khoản thu hợp pháp khác: Tiền lãi do gởi ngân hàng, tiền lãi thu được từ việc cho người nghèo vay với lãi suất thấp, trả chậm trong thời gian dài hay lợi nhuận do cán sự CTXH đóng góp, tiền thu được qua những hoạt động kinh doanh, quyên góp … - Khai thác những nguồn thu bao gồm việc giữ mối liên hệ lâu dài với các cá nhân, tổ chức tài trợ, phát triển một cách hiệu quả các hoạt động khác như kinh doanh, quyên góp ... Có thế, quỹ mới phát triển được lâu dài và quy mô hoạt động mới có cơ hội mở rộng. Công khai các nguồn thu: - Ban điều hành quỹ nên ghi nhận những đóng góp của cá nhân hay tập thể bằng cách cấp biên nhận. Biên nhận nên làm đẹp, trang trọng và có thể nên tổ chức trao vào những dịp đặc biệt. - Cá nhân và tổ chức tài trợ thường muốn biết rõ lợi ích những đóng góp của họ, nên từng thời gian, ban quản lý quỹ cần thông báo công khai trên các phương tiện truyền thông những hoạt động và hiệu quả quỹ đạt được. 3.4.3. Quản lý và điều tiết các khoản chi: Quỹ của tổ chức các cán sự CTXH được lập để phục vụ các hoạt động CTXH vì sự con người. Nhưng thường thì trong xã hội có rất nhiều việc cần giải quyết. Một tập thể nào đó không thể đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội. Vì thế cần dành ưu tiên đặc biệt chi những khoản theo đúng mục đích và chương trình đã đề ra ban đầu. Những trường hợp khác cần có sự chấp thuận của Ban điều hành quỹ hoặc nếu cần của cả tập thể. Quỹ hoạt động lâu dài cũng cần trích một khoản nhất định chi cho công tác quản lý :Chi lương , chế độ bảo hiểm theo quy định pháp luật cho cán bộ, nhân viên của Quỹ; Chi cho các hoạt động phục vụ công tác vận động, xây dựng Quỹ và việc khảo sát, lập kế hoạch; Khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có đóng góp cho hoạt động của Quỹ; Chi phí cho văn phòng phẩm , hành chính phí…. 3.4.4. Kiểm tra tài chính (do Ban kiểm tra thực hiện ): - Mở sổ sách kế toán, thống kê hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ tài chính, chấp hành các chế độ, quy định về hoá đơn, chứng từ kế toán. - Mở sổ theo dõi và thống kê đầy đủ danh sách cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp tài trợ và danh sách những đối tượng cần tài trợ. - Nếu cá nhân hay nhóm vi phạm việc sử dụng quỹ tài chính của quỹ sẽ chịu trách nhiệm chịu xử lý theo luật định. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết Luận Như chúng ta đã biết CTXH là một ngành học đào tạo các cán sự xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu bức thiết về vật chất và tinh thần của những đối tượng gặp khó khăn trong xã hội, nhất là trong xã hội công nghiệp hiện đại hiện nay. Chương trình đào tạo cán sự CTXH nhìn chung hiện nay nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành, cũng như một số kỹ năng cần thiết để ứng dụng vào những các nhân, nhóm đối tượng thân chủ khác nhau. Vấn đề quy chuẩn đạo đức trong ngành cũng là một trong những tiêu chí trọng tâm. Tuy nhiên không ai có thể phủ nhận rằng, để chu toàn tốt những kế hoặch, dự án mà cán sự CTXH đưa ra nhằm giúp cá nhân hay nhóm, cộng đồng vượt qua khó khăn, thì vấn đề tài chính là một đòi hỏi không thể thiếu. Các sinh viên CTXH rất cần được trang bị một kỹ năng chuyên biệt về tài chính chuyên dùng trong ngành, đó chính là kỹ năng tạo lập và quản lý Quỹ chuyên dùng. Nắm được nhu cầu ấy, khi thực hiện đề tài, chúng tôi lấy chính các sinh viên CTXH trường ĐH Khoa học Xã Hội và Nhân văn làm đối tượng khảo sát, nhằm đem lại cái nhìn khái quát về hiện trạng và nhu cầu trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ trong chính các sinh viên của ngành. Phân tích những kết quả khảo sát, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Đa số các sinh viên hoặc chưa từng nghe nói về khái niệm quỹ chuyên dùng, hoặc mới nghe biết sơ sơ (50,0% và 48,4%), tỷ lệ biết rõ chỉ chiếm 1,6 %. Tuy nhiên về các hình thức lập quỹ họ lại biết khá rõ và đã từng tham gia một số hình thức phổ biến như quyên góp tại gia đình và nơi công cộng, đi bộ đồng hành. Các hình thức gây quỹ ở mức độ lớn như tổ chức show văn nghệ, kêu gọi sự hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp … thì chưa được họ quan tâm nhiều. Thiết nghĩ đây là những hình thức mà một khi không có những kỹ năng cần thiết, người ta không dám mạo hiểm. Là những sinh viên năm thứ nhất và cũng là sinh viên khoá đầu tiên của bộ môn, họ là những người trẻ rất nhiệt tình hăng hái và mang một ước mơ lớn là có thể giúp đời, giúp người nhiều sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo nơi giảng đường Đại học. Đặc biệt họ mong muốn chính mình được trang bị kỹ năng về tạo lập và quản lý quỹ trong ngành, để khi đối diện với nhu cầu thực tế, họ không bị lúng túng (97%). Nhưng một số rất đông trong họ nhìn nhận rằng trong chương trình đào tạo, họ chưa được trang bị kỹ năng này (90,6%). Họ cũng đề xuất một số hình thức quản lý Quỹ nếu như tập thể lớp CTXH của họ tạo lập được một nguồn quỹ phục vụ cho các hoạt động CTXH, nhưng do chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm, giữa họ chưa đạt được sự nhất trí về các hình thức này. Chẳng hạn khi trả lời cho câu hỏi nên giao Quỹ cho ai quản lý thì các ý kiến trả lời rất ngang nhau: 53,1% ý kiến cho rằng nên “Giao cho một tổ chức có uy tín quản lý Quỹ”, 48,0% ý tưởng cho rằng nên “Giao cho Nhân viên CTXH quản lý” vì chính nhân viên CTXH mới là người gần gũi với những người cần giúp đỡ, và hiểu được họ cần bao nhiêu, cần như thế nào. Thiết nghĩ, nhân viên CTXH rất nên là một người hoặc những người có đủ uy tính và kỹ năng để đóng vai trò tạo lập và quản lý quỹ, đồng thời một tổ chức quản lý tạo lập và quản lý Quỹ chuyên dùng cho các hoạt động CTXH không thể thiếu những thành viên là chính các cán sự CTXH. Có thế, mục đích sử dụng Quỹ mới có cơ may hoạt động đúng đắn, hợp lý. Mặc dù còn một số hạn chế nhất định do thời gian nghiên cứu ngắn ngủi, những hạn chế về tư liệu cũng như về thời giờ và khả năng chủ quan của những người tham gia nghiên cứu, đề tài cũng đã đem lại một số kết quả xác thực về hiện trạng và nhu cầu của các sinh viên CTXH về trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ. Bên cạnh đó, qua nghiên cứu tư liệu và lắng nghe ý kiến các đối tượng điều tra, nhóm nghiên cứu đã bước đầu xây dựng được một chương trình khung căn bản về trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ cho sinh viên CTXH. Với kết quả này, bản thân những người nghiên cứu cũng như các bạn đồng hành có thể dùng như một tài liệu để tự trang bị một kỹ năng mà chính các bạn thấy rất cần thiết. Đồng thời đó cũng là một lời đề nghị chân thành của các sinh viên gởi đến những người có trách nhiệm đào tạo cán sự cho ngành. Qua đó họ có thể xây dựng nội dung chương trình quy mô và khoa học hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của các sinh viên. 2. Suy nghĩ mang tính kiến nghị: Đề tài nghiên cứu mới được thực hiện ở quy mô nhỏ, với nguồn tư liệu hạn chế, và đối tượng nghiên cứu chỉ là các sinh viên năm nhất, chưa đủ chín muồi về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Thiết nghĩ những kết quả nghiên cứu từ đề tài có thể là những gợi mở ban đầu của nhóm để trong tương lai hy vọng sẽ có những bài nghiên cứu với quy mô rộng lớn và đối tượng nghiên cứu phong phú hơn. Cũng rất nên xây dựng những chương trình quy mô như thế cho việc đào tạo các kỹ năng cần thiết khác cho các sinh viên CTXH như kỹ năng quản trò, kỹ năng giao tiếp với các nhóm đối tượng cá biệt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Quy chế tổ chức và hoạt động Quỹ hỗ trợ , vận đồng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ( Ban hành theo quyết định 491/2005/QĐ-NG ngày 27 tháng 03 năm 2003). Vietnamnet. 2. Tổng cục bưu điện Việt Nam. Quy định tạo lập và sử dụng quỹ Chính sách xã hội của Tổng công ty bưu chính Việt Nam , Công Đoàn bưu điện Việt Nam. (Ban hành theo quyết định số 136/2002/QĐ-LT ngày 18 tháng 03 năm 2002). Vietnamnet. 3. Phạm Minh. Phương pháp quản lý tài chính và nhân sự. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, 2005. 4. Trường Cán bộ Thanh thiếu niên Trung ương. Kỹ năng công tác thanh niên. NXB Thanh niên. 1995, trang 211-219. 5. Đăng Giới. Quỹ Đào tạo nhân tài nước Việt (Viết theo báo Tiền Phong, ngày 06.8.2006). Vietnamnet. 6. The College of Social Work. Endowed Funds & Program Support. www.osu.edu, 2004. 7. Nguyễn Thị Oanh. Phát triển cộng đồng. ĐH Mở Bán Công Tp. HCM, 2000, tr. 214-216. PHỤ LỤC BAÛNG CAÂU HOÛI ÑIEÀU TRA Caùc baïn lôùp Coâng Taùc Xaõ Hoäi thaân meán, Höôûng öùng tuaàn leã nghieân cöùu khoa hoïc caáp boä moân vaø goùp phaàn chuaån bò cho Hoäi nghò Khoa hoïc cuûa sinh vieân boä moân CTXH, nhoùm chuùng toâi ñang tieán haønh nghieân cöùu ñeà taøi: TRANG BÒ KYÕ NAÊNG TAÏO LAÄP VAØ QUAÛN LYÙ QUYÕ CHUYEÂN DUØNG CHO SINH VIEÂN NGAØNH CTXH, moät ñeà taøi coù yù nghóa raát lôùn ñoái vôùi vieäc ñaøo taïo ngaønh coâng taùc xaõ hoäi noùi chung vaø vôùi moãi sinh vieân ngaønh CTXH noùi rieâng. Ñeå ñeà taøi nghieân cöùu ñöôïc thöïc hieän khaùch quan vaø phong phuù, chuùng toâi raát caàn söï coäng taùc cuûa taát caû caùc baïn qua vieäc traû lôøi baûn caâu hoûi chuùng toâi gôûi ñeán baïn hoâm nay. Söï ñoùng goùp nhieät tình cuûa baïn seõ goùp phaàn raát lôùn cho söï thaønh coâng cuûa ñeà taøi. Chuùng toâi xin baûo ñaûm nhöõng thoâng tin baïn cung caáp seõ khoâng duøng vaøo vieäc naøo khaùc ngoaøi muïc ñích nghieân cöùu khoa hoïc. Xin chaân thaønh caûm ôn söï hoã trôï cuûa baïn. Nhoùm thöïc hieän ñeà taøi Baïn seõ tham gia traû lôøi Baûn caâu hoûi baèng caùch khoanh troøn vaøo con soá dieãn taû yù baïn choïn vaø ñöa ra yù kieán rieâng cuûa mình (neáu coù). Caâu 1: Theo baïn, moät caùn söï Coâng taùc xaõ hoäi ñeå laøm toát coâng vieäc cuûa mình thì caàn coù nhöõng ñieàu kieän gì? Nhieät tình, naêng ñoäng Coù kieán thöùc, kyõ naêng chuyeân ngaønh Nguoàn taøi chính ñuû ñeå hoaït ñoäng Ñieàu kieän khaùc ……………………………………. Caâu 2: Theo baïn, trong caùc hoaït ñoäng giuùp ñôõ thaân chuû vaø coäng ñoàng cuûa caùc nhaân vieân Coâng taùc xaõ hoäi, ngoaøi nhieät huyeát, kieán thöùc vaø caùc kyõ naêng caàn thieát, vaán ñeà taøi chíùnh laø: Raát caàn thieát vì coù Quyõ môùi hoaït ñoäng ñöôïc Chæ laø vaán ñeà thöù yeáu Khoâng caàn thieát, chæ caàn heát loøng vôùi thaân chuû YÙ kieán khaùc……………………………………….. Caâu 3: Baïn ñaõ töøng nghe noùi hoaëc ñoïc, bieát veà thuaät ngöõ “Quyõ chuyeân duøng” chöa? Raát quen thuoäc Chæ bieát sô sô Chöa bao giôø nghe ñeán àchuyeån sang Caâu 5 Caâu 4: Baïn bieát veà Quyõ chuyeân duøøng nhôø ñaâu? Qua caùc phöông tieän truyeàn thoâng ñaïi chuùng Qua caùc baøi giaûng chuyeân ngaønh CTXH treân giaûng ñöôøng Ñaïi hoïc Qua baïn beø, ngöôøi thaân Nguoàn khaùc………………………………… Caâu 5: Theo baïn, “Quyõ chuyeân duøng” laø: Moät loaïi quyõ ñaëc bieät ñöôïc taïo laäp cho moät hoaït ñoäng chuyeân bieät naøo ñoù (Quõy vì ngöôøi ngheøo, Quyõ vì tuoåi thô,..) Quyõ ñeå duøng cho caùc hoaït ñoäng xaõ hoäi noùi chung Caû hai yù kieán treân YÙ kieán khaùc ............................................... Caâu 6: . Qua thôøi gian hoïc taäp treân giaûng ñöôøng, baïn ñaõ ñöôïc trang bò kieán thöùc vaø kyõ naêng taïo laäp vaø quaûn lyù quyõ chuyeân duøng cho ngaønh CTXH chöa? Ñaõ ñöôïc trang bò Chöa ñöôïc trang bò Caâu 7: Theo baïn, sinh vieân ngaønh CTXH coù caàn thieát ñöôïc trang bò nhöõng kyõ naêng naøy khoâng? Raát caàn thieát Khoâng quan troïng Caâu 8: Theo baïn sinh vieân ngaønh CTXH coù khaû naêng taïo laäp moät quyõ chuyeân duøng ñeå phuïc vuï cho caùc hoaït ñoäng CTXH cuûa lôùp khoâng? Raát caàn nhöng sôï khoâng ñuû khaû naêng Raát caàn vaø coù theå thöïc hieän ñöôïc neáu ñöôïc trang bò moät soá kyõ naêng caàn thieát (Kyõ naêng toå chöùc laäp quyõ, kyõ naêng quaûn lyù quyõ,….) Chuùng ta môùi laø sinh vieân neân chöa caàn thieát Caâu 9: Theo baïn, trong caùc toå chöùc xaõ hoäi hieän nay, ngöôøi ta thöôøng taïo quyõ chuyeân duøng baèng nhöõng caùch naøo? (baïn coù theà choïn nhieàu giaûi ñaùp). Trích moät phaàn nhoû töø ngaân saùch Nhaø nöôùc Quyeân goùp taïi gia ñình hoaëc nôi coâng coäng Toå chöùc kinh doanh gaây quyõ: nhö baùn vaên hoùa phaåm, baùn hoa, hoäi saùch, .… Ñi boä gaây quyõ Toå chöùc caùc show vaên ngheä gaây quyõ Vaän ñoäng caùc nhaø taøi trôï lôùn uûng hoä quyõ trong caùc ngaøy leã lôùn hay dòp ñaëc bieät naøo ñoù Hình thöùc khaùc. .................................. Caâu 10: Nhöõng hình thöùc gaây quyõ naøo treân ñaây baïn ñaõ töøng tham gia? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Caâu 11: Theo baïn, vieäc ñi quyeân goùp ñeå taïo quyõ chuyeân duøng : Laø vieäc laøm yù nghóa, huy ñoäng ñöôïc söï tham gia cuûa nhieàu ngöôøi. Khoâng coù yù nghóa CTXH, nhieàu ngöôøi khoâng thöïc söï ñoùng goùp vì taám loøng töï nguyeän. Nhaèm muïc ñích caù nhaân, lôïi duïng ñeå ñaùnh boùng teân tuoåi cuûa mình. YÙ kieán khaùc………………………………………. Caâu 12: Coù ngöôøi nhaän ñònh raèng, caùc ca só, dieãn vieân tham gia caùc show dieãn gaây quyõ töø thieän chuû yeáu laø ñeå ñaùnh boùng teân tuoåi, ít khi vì taám loøng thöïc söï; vaø khoâng bieát soá tieàn aáy seõ ñeán tay nhöõng ngöôøi caàn giuùp ñôõ ñöôïc bao nhieâu. Baïn nghó gì veà nhaän ñònh aáy? Hoaøn toaøn ñoàng yù Khoâng caàn quan taâm ñeán yù nghóa, mieãn laø coù taøi chíùnh ñeå hoaït ñoäng xaõ hoäi laø ñöôïc. YÙ kieán chæ ñuùng moät phaàn vì thöïc söï coù nhieàu toå chöùc gaây quyõ hoaït ñoäng raát hieäu quaû. YÙ kieán rieâng cuûa baïn ………………………………………………………………….. Caâu 13: Trong caùc toå chöùc xaõ hoäi hoaït ñoäng trong lónh vöïc CTXH, ngöôøi ta thöôøng quaûn lyù quyõ chuyeân duøng baèng caùch naøo? (baïn coù theå choïn nhieàu giaûi ñaùp) Giao cho moät toå chöùc uy tín quaûn lyù Giao cho moät caù nhaân coù uy tín quaûn lyù (Keá toaùn hay Thuû quyõ) Giao cho chính Nhaân vieân CYXH quaûn lyù vì chính hoï môùi hieåu caàn giuùp ñôõ cho thaân chuû ôû möùc ñoä naøo, bao nhieâu? Yù kieán khaùc……………………………………………….. Caâu 14: Neáu lôùp chuùng ta taïo laäp ñöôïc moät khoaûn quyõ chuyeân duøng ñeå tham gia hoaït ñoäng CTXH, baïn ñeà nghò hình thöùc quaûn lyù naøo? Giao cho lôùp tröôûng quaûn lyù Giao cho thuû quyõ quaûn lyù Giao cho moät caù nhaân baát kyø nhöng coù nhieàu kinh nghieäm hoaït ñoäng CTXH quaûn lyù Moät nhoùm ñöôïc baàu choïn quaûn lyù Caâu 15: Quyõ chuyeân duøng cuûa ngaønh Coâng taùc xaõ hoäi neân ñöôïc söû duïng theá naøo? Luoân saün saøng ñaùp öùng, cöùu trôï cho nhöõng nhu caàu tröôùc maét cuûa ngöôøi ngheøo, ngöôøi rôi vaøo “tình huoáng coù vaán ñeà”: aên, ôû, maëc, chöõa beänh taâm sinh lyù … Chuyeân duøng ñeå cöùu trôï nhöõng tröôøng hôïp khaån caáp nhö thieân tai, dòch beänh, chaùy noå,… Chæ neân duøng trong caùc döï aùn phaùt trieån coäng ñoàng coù söï tham gia cuûa ngöôøi daân nhö xoùa ñoùi giaûm ngheøo, xoùa muø chöõ,…. Gôûi ngaân haøng ñeå ruùt tieàn laõi laøm töø thieän Caâu 16: Ñeå laøm toát coâng taùc taïo laäp vaø quaûn lyù quyõ chuyeân duøng cho ngaønh coâng taùc xaõ hoäi, baïn thaáy chuùng ta caàn ñöôïc trang bò nhöõng kyõ naêng gì? Khaû naêng giao tieáp vôùi nhieàu thaønh phaàn trong xaõ hoäi, taïo laäp nhieàu moái quan heä xaõ hoäi ñeå keâu goïi söï ñoùng goùp Khaû naêng kinh doanh ñeå taïo laäp quyõ Naâng cao phaåm chaát naêng löïc, nhaân caùch ñeå moïi ngöôøi ñaùng tin caäy Khaû naêng quaûn lyù taøi chaùnh vaø chi tieâu hôïp lyù Yù kieán khaùc ....................................................................................... Caâu 17: Theo baïn, Nhaân vieân CTXH coù phaûi laø ngöôøi ñi ñaàu, neâu göông ñoùng quyõ chuyeân duøng tröôùc moïi ngöôøi hay khoâng? Coù Xin baïn cho bieát 1yù do ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Khoâng phaûi Xin baïn cho bieát 1yù do ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Caùm ôn söï hôïp taùc cuûa caùc baïn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrang bị kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ chuyên dùng cho sinh viên ngành công tác xã hội.doc