Tranh Đông Hồ - Tấm bản đồ tìm về nguồn cội (Tiếng Việt)

Chân lí thường rất giản dị Giản dị đến mức khó có thể nhận ra trong cuộc sống thường nhật. Nhưng nó không bao giờ là những thứ hời hợt dễ dãi hay xuề xòa cả tin. Chào bạn! Chắc chắn một điều rằng những ai đang cầm cuốn sách này trên tay và đọc những dòng chữ này thì đều là những người quan tâm đến văn hóa đân tộc. Bạn và tôi đều là những người có chung sở thích khám phá và muốn tìm lại ngọn nguồn của lịch sử. Nguồn gốc của chúng ta là gì? Tổ tiên của chúng ta là ai? Họ đã sinh sống và làm việc như thế nào? Bản sắc văn hóa của chúng ta là gì? Câu hỏi này tưởng như dễ trả lời mà lại khó trả lời. Các cuốn sách về lịch sử và các hiện vật lịch sử chỉ cho chúng ta biết phần ngọn, phần kết của câu truyện chứ không cho ta biết gốc rễ của mọi vấn đề. Bởi vì lịch sử đã bị biến đổi theo thời gian, bị che lấp bởi những mưu đồ thống trị, bị thất lạc qua những cuộc chiến tranh. Tư liệu về tổ tiên của chúng ta còn rất ít, chủ yếu là dưới dạng truyền thuyết và truyền miệng nên dễ bị tam sao thất bản và mang màu sắc thần thoại. Vậy thì phải bắt đầu từ đâu? Câu hỏi này thật không hề dễ. Là một người trẻ tuổi sinh ra trong thời hội nhập, chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa phương Tây du nhập nên bản thân tôi thấu hiểu rõ hơn ai hết tầm quan trọng của việc tìm lại cho mình bản sắc riêng để không bị hòa tan giữa cái dòng đời xô bồ xa hoa đầy những toan tính vật chất này. Mặc dù học xong ra trường xin được một công việc khá ổn định ở một công ty kinh doanh quà tặng song tôi vẫn cảm thấy mình không thuộc về nơi đó. Cái văn hóa hời hợi, mang nặng tính hình thức và cách sông nặng về vật chất cái công ty đó khiên tôi thấy mình bị lạc lõng. Từ những suy nghĩ đó đã thôi thúc tôi lao vào hành trình tìm lại chính mình, tìm lại nơi thuộc về mình và tìm lại những giá trị cốt lõi của cuộc sống. Và tôi đã bắt đâu mọi thứ như thế để hôm nay cuốn sách này đến được với tay của bạn. Cuối cùng thì công sức bao lâu nay của tôi cũng đã được đền đáp. Tôi đã trả lời được những câu hỏi từ sâu trong trái tim mình về nguồn gốc của mọi thứ về giá trị đích thực của cuộc sống để từ đó biết phải sống sao cho có ý nghĩa. Hy vọng rằng cuốn sách này cũng sẽ giúp bạn giải đáp được phần nào những thắc mắc từ sâu thẳm trong trái tim mình để từ đó có thể định hướng tương lai một cách tốt nhất.

doc49 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tranh Đông Hồ - Tấm bản đồ tìm về nguồn cội (Tiếng Việt), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Chân lí thường rất giản dị Giản dị đến mức khó có thể nhận ra trong cuộc sống thường nhật. Nhưng nó không bao giờ là những thứ hời hợt dễ dãi hay xuề xòa cả tin. Chào bạn! Chắc chắn một điều rằng những ai đang cầm cuốn sách này trên tay và đọc những dòng chữ này thì đều là những người quan tâm đến văn hóa đân tộc. Bạn và tôi đều là những người có chung sở thích khám phá và muốn tìm lại ngọn nguồn của lịch sử. Nguồn gốc của chúng ta là gì? Tổ tiên của chúng ta là ai? Họ đã sinh sống và làm việc như thế nào? Bản sắc văn hóa của chúng ta là gì? Câu hỏi này tưởng như dễ trả lời mà lại khó trả lời. Các cuốn sách về lịch sử và các hiện vật lịch sử chỉ cho chúng ta biết phần ngọn, phần kết của câu truyện chứ không cho ta biết gốc rễ của mọi vấn đề. Bởi vì lịch sử đã bị biến đổi theo thời gian, bị che lấp bởi những mưu đồ thống trị, bị thất lạc qua những cuộc chiến tranh. Tư liệu về tổ tiên của chúng ta còn rất ít, chủ yếu là dưới dạng truyền thuyết và truyền miệng nên dễ bị tam sao thất bản và mang màu sắc thần thoại. Vậy thì phải bắt đầu từ đâu? Câu hỏi này thật không hề dễ. Là một người trẻ tuổi sinh ra trong thời hội nhập, chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa phương Tây du nhập nên bản thân tôi thấu hiểu rõ hơn ai hết tầm quan trọng của việc tìm lại cho mình bản sắc riêng để không bị hòa tan giữa cái dòng đời xô bồ xa hoa đầy những toan tính vật chất này. Mặc dù học xong ra trường xin được một công việc khá ổn định ở một công ty kinh doanh quà tặng nhưng tôi vẫn cảm thấy mình không thuộc về nơi đó. Cái văn hóa hời hợi, mang nặng tính hình thức và cách sông nặng về vật chất của cái công ty đó khiên tôi thấy mình bị lạc lõng. Từ những suy nghĩ đó đã thôi thúc tôi lao vào hành trình tìm lại chính mình, tìm lại nơi thuộc về mình và tìm lại những giá trị cốt lõi của cuộc sống. Và tôi đã bắt đâu mọi thứ như thế để hôm nay cuốn sách này đến được với tay của bạn. Cuối cùng thì công sức bao lâu nay của tôi cũng đã được đền đáp. Tôi đã trả lời được những câu hỏi từ sâu trong trái tim mình về nguồn gốc của mọi thứ, về giá trị đích thực của cuộc sống để từ đó biết phải sống sao cho có ý nghĩa. Hy vọng rằng cuốn sách này cũng sẽ giúp bạn giải đáp được phần nào những thắc mắc trong trái tim mình để từ đó có thể định hướng tương lai một cách tốt nhất. Thân ái! Mục Đồng Nguyễn Nam Anh. Phần mở đầu – dẫn nhập Trước khi đi vào phần chính của cuốn sách là giải nghĩa nội dung thật sự của tranh Đông Hồ tôi xin nói đôi chút về nhan đề của cuốn sách. Tại sao lại gọi là: Tranh Đông Hồ - Tấm bản đồ tìm về nguồn cội.? Bản đồ tức là phải chứa đựng thông tin chỉ dẫn để giúp ta tìm ra đường đi hướng đi, đến đúng nơi cần đến, để ta không bị lạc lối. Vậy thì những thông tin đó ở đâu? Xin trả lời là những thông tin đó nằm ngay trên từng đường nét, từng chi tiết của mỗi bức tranh. Nó được thể hiện một cách khéo léo đầy ẩn ý, hòa vào tổng thể chung mà không làm mất đi yếu tố tự nhiên của bức tranh. Còn nguồn cội ở đây chính là sự khởi nguồn, sự bắt đầu của tất cả, gốc rễ của mọi vấn đề. Đó chính là những tri thức về sự khởi nguồn của vũ trụ, về khởi nguyên của sự sống được ghi lại dưới dạng hình ảnh. Một sản phẩm chứa đựng tinh hoa tri thức của một nền văn minh đã thấu hiểu quy luật của cả vũ trụ. Chà, nói như vậy có quá không nhỉ? Xin thưa là không hề quá chút nào. Thoạt nhìn vào những bức tranh này bạn sẽ nghĩ nó chỉ là những bức tranh bình thường tả cảnh sinh hoạt bình dị của cư dân nông nghiệp thời xưa. Nhưng hãy sử dụng trí tưởng tượng của mình, tập trung vào những chi tiết bất thường nhất, rồi suy luận, xâu chuỗi các chi tiết đó lại với nhau bạn sẽ khám phá ra một bí mật. Đó là cả một thông điệp từ quá khứ xa xưa vọng về nói cho ta biết những tri thức kì vĩ của ông cha ta mà đã bị bao biến cố thăng trầm của lịch sử che lấp. Có lẽ chính vì chứa đựng những giá trị to lớn đó mà tranh Đông Hồ có một sức sống mãnh liệt trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân và được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Xin lưu ý là lịch sử hình thành và phát triển của tranh Đông Hồ vẫn còn là một điều bí ẩn. Chưa ai biết được tác giả và thời điểm ra đời của dòng tranh này. Chỉ biết là tranh Đông Hồ cùng với hình ảnh banh chưng xanh là những thứ không thể thiếu mỗi độ Tết đến xuân về, tục treo tranh ngày Tết đã trở thành một phong tục mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt. Cuốn sách này được trình bầy theo trình tự từ những khám phá đầu tiên đến những khám phá sau cùng của tác giả. Những cái ban đầu sẽ là cơ sở cho những lập luận và những khám phá sau này. Với cách trình bầy như vậy sẽ giúp độc giả dễ nắm bắt cũng như hiểu được cách thức lập luận và suy diễn để tìm ra lời giải. Vấn đề sẽ dần dần được sáng tỏ một cách tự nhiên. Trong sách có sử dụng nhiều những thuật ngữ khó hiểu và trừu tượng, liên quan đến Dịch học vì thế mà tác giả sẽ cố gắng diễn giải một cách chi tiết đồng thời sử dụng nhiều hình ảnh minh họa. Cách tiếp cận vấn đề chủ yếu dựa trên hình ảnh, cắt nghĩa bằng hình ảnh và sử dụng tối đa kỹ thuật đồ họa để tăng tính trực quan. Do không đủ phương tiện kỹ thuật và khó khăn trong việc tìm mua tranh Đông Hồ gốc nên hầu hết các bức ảnh trong sách đều được chụp lại từ các nguồn sách báo tranh ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số. Vì thế mà màu sắc và chất lượng hình ảnh không được trung thực. Điều này tác giả sẽ cố gắng khắc phục bằng cách chỉnh sửa lại trên photoshop, tuy nhiên vẫn đảm bảo tính chính xác về bố cục và nội dung của bức tranh. Lần đầu tiên viết sách chưa có nhiều kinh nghiệm, lại đi vào một vấn đề hóc búa là Dịch học nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, lời lẽ và câu cú chưa được chỉnh chu. Rất mong những độc giả khó tinh bỏ quá cho, hãy cùng đặt mục tiêu chia sẻ kiến thức lên trên hết để cùng tìm lại những tinh hoa văn hóa đích thực của dân tộc mà đã bị rất nhiều những lớp bụi thời gian cũng như những biến cố thăng trầm của lịch sử vùi lấp. Xin chân thành cảm ơn! Mục Đồng Nguyễn Nam Anh Phần I : Sự Khởi Nguồn Hãy bắt đầu bằng những điều gây chú ý nhất, những thứ gây ấn tượng nhất, gợi trí tưởng tượng và không ngừng đặt câu hỏi về nó. Hãy vận dụng khả năng suy tưởng (suy luận và tưởng tượng) để kết nối mọi thứ lại và khám phá. Đó là cách để loài người có được những khám phá vĩ đại và phát triển được như ngày nay. Trong tất cả những bức tranh Đông Hồ còn lưu truyền lại thì bức tranh Đàn lợn là bức tranh có nhiều điểm nổi bật nhất, nhiều ẩn ý nhất và các chi tiết có tính biểu trưng nhất. Chi tiết đâu tiên đáng chú ý nhất nằm ngay trung tâm bức tranh, đó là hình tròn “đốm xoáy” trên thân lợn mẹ. Nếu nói 2 hình tròn trên thân lợn con là đốm xoáy thì có thể tạm chấp nhân nhưng đốm xoáy trên thân lợn mẹ thì khó có thể chấp nhận được. Dốm xoáy trước khi convert  ( Đốm xoáy sau convert và phục dựng lại trên máy tính )  Đây rõ ràng là một hình tròn được phân chia làm hai phần (màu đỏ và màu xanh) bằng một đường cong. Sử dụng kỹ thuật đồ họa để tách riêng 2 phần này ra, ta sẽ có hình sau: Nào, giờ hãy sử dụng trí tưởng tượng của mình nhé. Bạn thấy nó có giống 2 sinh vật nào đó đang ở tư thế uốn cong không. Sinh vật nào mà đầu thì to còn thân và đuôi nhỏ dần nhỉ. Chính xác đó là 2 con nòng nọc. Nòng nọc chính là giai đoạn trung gian phát triển từ trứng tới Cóc, Ếch , Nhái… nói chung là các sinh vật lưỡng cư. Nòng nọc là giai đoạn khởi đầu của chu kỳ sự sống. Vậy phải chăng hình ảnh “đốm xoáy” trên thân lợn mẹ chính là hình ảnh tượng trưng cho sự sinh nở, một bọc trứng chứa đựng di thể gen của 2 sinh vật nào đó. Càng có thể hơn khi đối chiếu với đối tượng mà nó gắn lên : lợn mẹ cùng hình ảnh đàn con bụ bẫm. Nếu đây là bọc trứng thì càng không thể là bọc trứng của lợn mẹ được vì lợn là động vật có vú. Phải chăng đây chính là hình tượng bọc trứng của mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết Bọc trăm trứng của dân tộc ta?! Điều đáng chú ý nữa đối với “đốm xoáy” này là sự đối xứng mang tính hình học.  Đó là sự đối xứng của 2 con “Nòng Nọc” qua tâm tròn, hai điểm tượng tự trên 2 con “Nòng Nọc” này luôn đối xứng với nhau qua tâm hình tròn: Xét ở góc độ hình học thì đây rõ ràng là một biểu tượng đối xứng và có nhiều điểm tương đồng với biểu tượng Âm Dương hay đĩa Thái Cực trong Kinh Dịch (xem phần sau: Thái Cực): Phải chăng thông qua hình ảnh “đốm xoáy” trên thân lợn mẹ, ông cha ta_tác giả của tranh Đông Hồ_ muốn truyền tải một thông điệp nào đó có liên quan đến những truyền thuyết về nguồn gốc của dân tộc Việt và học thuyết Âm Dương Ngũ Hành ?? Đây chính là những suy nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu tôi khi ngồi ngắm nhìn bức tranh này tại phòng làm việc ở cty. Suy nghĩ này đã ám ảnh tôi trong một thời gian dài và tôi đã bỏ ra rất nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin cũng như tài liệu liên quan. Tôi đã bị cuốn hút đến mức trong phòng làm việc của tôi chỉ treo mỗi tranh Đông Hồ thôi, thậm chí tôi đã bỏ luôn cả công việc đang làm khá tốt để có nhiều thời gian dành cho việc giải đáp bí ẩn này mặc dù chưa biết chuyện này sẽ đi đến đâu. Chính vì quyết định này mà tôi đã phải chịu rất nhiều sự chỉ chích từ phía gia đình và người thân, thậm chí có người nghĩ tôi bị điên! Nhưng mà tôi để ngoài tai hết. Vốn tính máu phưu lưu lại ngang như cua nên đã thích làm gì thì khó ai có thể cản tôi, đã quyết làm gì thì phải làm đến cùng. Nói thật là tôi thấy mình cũng hơi… hồ đồ, có lẽ chỉ có mỗi một điều có thể lí giải cho hành động thiếu chín chắn ấy, đó là sự bốc đồng liều lĩnh của tuổi trẻ. Nhưng nghĩ cho cùng thì nếu không có phút bốc đồng đó thì giờ đây cuốn sách này đã không đến được tay bạn rồi và bí mật này sẽ được một người khác tìm ra chứ không phải là tôi. Âu cũng là cái số! Thái cực _ điểm bắt đầu cho mọi sự kết thúc. Để giúp bạn đọc tiếp cận tốt hơn với nội dung cuốn sách và cũng là cơ sở để đi vào khám phá bí ẩn đằng sau những bức tranh dân gian Đông Hồ, tôi xin dành một phần nhỏ để trình bày vắn tắt những kiến thức cơ bản về Kinh Dịch, một cuốn sách kinh điển có từ thời Trung Hoa cổ đại. Nó là một hệ thống tư tưởng triết học dựa trên nguyên lí Âm Dương. Những ai đã từng tìm hiểu về Kinh Dịch thì cũng đều biết một câu là: “Dịch hữu Thái Cực, thị sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái”. Dịch ở đây nghĩa là quá trình biến hóa của vũ trụ, quá trình đó có khởi điểm là Thái Cực, từ Thái Cực mới sinh ra Lưỡng Nghi, rồi Lưỡng Nghi sinh ra Tứ Tượng, rồi Bát Quái. Vậy nguồn gốc của vũ trụ là Thái Cực. Trong đó tiềm phục hai đối tượng trái ngược nhau về tính chất là Lưỡng Nghi (thị sinh Lưỡng Nghi). Với câu trích đẫn này có thể thấy điểm mâu thuẫn. Nghĩa của từ Thái Cực (Thái: lớn quá, cao xa quá. Cực: chỗ tận cùng, chỗ chấm dứt) là lớn hơn hết, cao hơn hết hoặc trước hết cả. Là điểm cùng cực tồn tại duy nhất một mình Thái Cực không có gì để phân biệt vậy thì không thể tiềm phục sẵn Lưỡng Nghi có tính chất đối nghịch nhau trong đó được. Lưỡng Nghi được ký hiệu là: -         Một vạch liền  là Dương (hào Dương) -         Một vạch đứt  là Âm (hào Âm) Lấy 2 hào chồng lên nhau rồi đảo chỗ ta được 4 Tượng: Xin lưu ý là Tượng ở đây có nghĩa là tượng trưng cho một tính chất của một thứ nào đó chứ không phải thứ đó. VD: mây đen là tượng của mưa vì nhìn mây đen người ta sẽ nghĩ đến mưa chứ không phải mây đen là mưa. Lần lượt lấy 2 hào Âm và Dương chồng lên 4 Tượng trên ta sẽ có 8 quái, mỗi quái 3 hào: (chuyển sang mã nhị phân ta co các quái tương đương với các số ở dưới) Tương truyền là lúc đầu Phục Hi sắp xếp 8 quái theo hình tròn dựa vào đồ hình Hà Đồ nhìn thấy trên lưng con Long Mã gọi là Tiên Thiên Bát Quái (Điều này khiến cho Kinh Dịch mang màu sắc huyền bí khó xác định rõ nguồn gốc): Rồi sau đó Văn Vương lại sắp xếp lại theo đồ hình Lạc Thư của mình gọi là Hậu Thiên Bát Quái  (Vấn đề về nguồn gốc thật sự của Kinh Dịch vẫn là điều gây tranh cãi trong giới lý học) : Lưu ý : Người Trung Hoa xưa coi hướng Bắc ở phía dưới còn hướng Nam ở phía trên. Trùng quái (quái kép): Chỉ có 8 quẻ với 24 hào thì không thể diễn tả hết được các hiện tượng sự vật trong vũ trụ nên phải chồng thêm một lần nữa. Lần này không lấy vạch Âm Dương chồng lên nữa mà lấy chọn một quái chồng lên 8 quái, như vậy ta được 8x8 = 64 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào, 64x6 = 384 hào. Đủ để điễn dịch được khá nhiều vấn đề hiện tượng. Trong quan niệm Âm Dương có một quy luật được đa số các học giả công nhận là : Âm Dương chuyển hóa, ở trong Âm có Dương và trong Dương cũng có Âm. Có nghĩa là trong mọi sự vật sự việc từ nhỏ đến lớn đều có sẵn tính đối nghịch. Trong sự sống có mầm chết, trong sự thịnh có mầm suy. Một con người được sinh ra là bắt đầu quá trình tiến dần đến cái chết, mà chết là bắt đâu một cuộc sống khác, là tái sinh dưới một hình thức khác. Không thể có Dương mà không có Âm, có sống mà không có chết, có thịnh mà không có suy, có thiện mà không có ác. Phải có đủ cả hai thì mới thành một hiện tượng được. Có như vậy thì vũ trụ này mới tồn tại được. Mọi sự biến hóa trong vũ trụ chỉ là một quá trình Sinh_Thành_Trụ _Diệt, diệt rồi lại sinh. Quá trình đó cứ lặp đi rồi lại lặp lại và vũ trụ mà chúng ta đang thấy chỉ là một trong hàng triệu lần vũ trụ đã từng như thế. Thỉnh Thầy Quay trở lại nội dung chính, ở phần trên chúng ta đã tiến hành phân tích hình đốm xoáy trên tranh Đàn lợn và nhận ra nó có hình 2 con nòng nọc đang trong tư thế cuộn tròn. Ngoài ra còn một điểm chú ý nữa đó là các vòng cung hình trăng lưỡi liềm được vẽ nổi bật bằng màu đỏ nằm ở má và đùi lợn mẹ.  Hai hình cong này cũng có dạng đối nghịch nhau Những hình cong này cộng với hình đốm xoáy kiểu nòng nọc được vẽ như vậy chắc chắn phải có ý đồ. Ý đồ đó là gì? Biết hỏi ai đây? Hỏi thầy chứ còn hỏi ai nữa. Thầy là người hay chữ, hiểu biết rộng lại tinh thông thiên văn, chắc chắn thầy sẽ biết. Các bạn có biết “thầy” mà tôi ám chỉ ở đây là ai không? Đó là Thầy đồ Cóc _ một bức tranh rất nổi tiếng nữa trong dòng tranh dân gian Đông Hồ. Cón ai biết rõ về Nòng Nọc hơn Thầy đồ Cóc đây nhỉ. Nhìn xem kìa, Thầy ngồi rất là oai (Oai như cóc). Bụng Thầy chứa đầy một bụng “chữ”, đang ngồi quan sát đám học trò của mình. Vậy câu trả lời của Thầy là gì? Hãy nhìn vào chiếc ghế mà Thầy ngồi lên ta sẽ thấy câu trả lời. Đó chính là những biểu tượng hãy những kí tự được thể hiện giống như những hình trang trí bình thường.   => ð       Hoa văn trên ghế sau khi convert và phục dựng trên máy tính. Hình tròn ở chính giữa chính là một loại chữ mà các nhà nghiên cứu gọi là chữ Nòng Nọc . Loại chữ này có rất nhiều trên các Trống đồng thời xưa bao gồm 2 ký hiệu là Nòng O và Nọc ●, tương đương với Âm và Dương. Loại chữ cổ này nhìn rất giống trứng cóc, mà trứng cóc lại nở ra nòng nọc. Điều đó có nghĩa rằng biểu tượng hình tròn có 2 con nòng nọc kia có liên quan đến loại chữ này. Vậy thì đây chính là chìa khóa để giải quyết vấn đề rồi.    Chữ Nòng Nọc trên Trống Đồng Ngọc lũ Còn hình này nghĩa là gì?  Cũng là một hình có dạng đối xứng hai bên tuy nhiên phần bên phải có to hơn phần bên trái. Không lẽ đây cũng là một dạng khác của biểu tượng Âm Dương. Thử tách hình này ra làm đôi xem sao: Giờ hãy so sánh với hình đốm xoáy để tìm ra sự tương đồng: Rõ ràng đây chính là kí hiệu tối giản của hình 2 con Nòng Nọc . hãy xem sơ đồ sau: Chữ Nòng Nọc  trứng cóc nở ra nòng nọc được ký hiệu là:  thì ký hiệu này cũng phải là một loại chữ thuộc loại chữ Nòng Nọc. Vấn đề nghĩa của nó là gì, là Âm hay là Dương, là Nòng O hay là Nọc ●. Còn hình này , nó giống với hình cong được vẽ nhấn mạnh ở phần đùi  và má lợn mẹ trong tranh Đàn lợn : Để hiểu được nghĩa của đường cong  ta hãy đối chiếu với đối tượng mà nó gắn lên là chiếc ghế.Chiếc ghế này có màu sắc chủ đạo là màu đen, chỉ có một dải đỏ ở giữa. Theo quan niệm Âm Dương thì màu đen là màu lạnh nên thuộc về tính Âm còn màu đỏ là màu nóng nên thuộc về tính Dương. Vậy là chiếc ghế này mang Âm là tính chủ, nghĩa là duy Âm, từ đó suy ra biểu tượng  gắn lên nó cũng là duy Âm. Nghĩa là hình trăng lưỡi liềm  là duy âm còn hình đối nghịch với nó  là duy Dương. Giờ hãy so sánh các đường cong cùng phía để tìm ra cái náo là âm cái nào là dương trong các hinh đối xứng. Ngoài ra còn một hình cong nữa trên ghế đó là hình cong nằm ngang  hình cong này nằm độc lập không có hình đối xứng với nó (giống như hình cong ) điều đó chứng tỏ nó cũng chỉ một thuộc tính là duy Âm. Vậy là đã xác định được đâu là Âm, đâu là Dương, giờ phải tiến hành kiểm chứng trong một bức tranh khác có thể hiện tính Âm Dương. Tranh Hứng dừa_ Âm - Dương Thoạt nhìn ta chỉ thấy đây là một bức tranh nói về cảnh sinh hoạt rất bình dị của cư dân vùng nhiệt đơi. Có sự tham gia của đầy đủ các thành viên trong gia đình. Nói chung đây là một hình ảnh rất đẹp về mối quan hệ gia đình khăng khít xum vầy, một nét đặc thù của Văn hóa Việt. Vậy thì có gì đặc biệt ở bức tranh này? Hãy để ý vào hình ảnh cây dưa, mang tính ước lệ rất cao. Trước hết hãy đặt câu hỏi Tại sao lại chọn cây dừa mà không phải cây cau? Vì thứ nhất cây dừa mọc cong còn cây cau mọc thẳng, thứ hai là gốc dừa thường phình to dễ làm người xem liên tưởng đến hình nòng nọc đầu to còn đuôi và thân nhỏ dần. Giờ hãy tiến hành phân tích mổ sẻ cái cây này. Cây dừa này có thân hình cọc hay cột (Dương tính) được ghép lại từ nhiều khấc có hình vạch ngang    giống như hào Dương trong Kinh Dịch, mỗi khấc lại có nhiều chấm nhỏ ● (Nọc – Dương). Vậy có nghĩa thân cây dừa này là thuần Dương hay theo Dịch lý là Thái Dương. Chính vì thế mà hình ảnh cây dừa được gắn liền với hình ảnh người chồng (Dương) đang trèo “thả” dừa ở trên còn người vợ (Âm) ở phía dưới tung váy ra “hứng” dừa từ chồng. Hãy để ý kỹ hình ảnh hai dải lụa trên váy của người vợ bạn sẽ thấy nó có hình cong võng xuống dưới. Biểu tượng cho sự chứa đựng, giống với hình lưỡi liềm   trên ghế thầy đồ, có nghĩa là thuộc về Âm tính hay là duy Âm. Giờ lại tiến hành đối chiếu thân cây dừa này với các hình cong ở trên : Từ đây có thể xác định các hình cong này đều muốn biểu đạt là ý mang nghia Dương , thuộc về Dương => các dạng đối xứng ngược lại mang nghĩa Âm, thuộc về Âm : Trong đó:   - Chữ mang nghĩa Âm   có tượng là hình  hay    tức cong ‘)’ và phình to ở dưới. Điều này giải thích tại sao mà hình  trên ghế thấy đồ phần bên phải lại lớn hơn phần bên trái, bởi vì chiếc ghế mang Âm tính là chính   - Hình cong lưỡi liềm  có nghĩa là duy Âm => hình đối nghịch với nó mang nghĩa là duy Dương:    Ngoài ra hình cong  cũng mang nghĩa duy Âm như hình dải lụa trên áo người vợ trong tranh Hứng dừa. Cần phân biệt rõ giữa chữ và tượng của chữ. Chữ ở đây chỉ có 2 chữ là Âm  và Dương tức Nòng O và Nọc ●, còn tượng của chữ là những hình ảnh hay chi tiết trong tranh mang tính ước lệ để liên tưởng tới chữ. Đây chính là cơ sở để luận Âm Dương từ các hình tượng trong tranh dân gian Đông Hồ và cũng là chiếc chìa khóa để giải mã những ẩn ý dưới dạng hình ảnh của ông cha ta. Bí mật của những đốm xoay >>? Quay trở lại với bức tranh Đàn lợn. Sau khi đã có cơ sở để xác định hình trăng lưỡi liềm kia là biểu hiện tình duy Âm Dương ta có cơ sở thể lập luận rằng hình ảnh lợn mẹ với 2 hình trăng lưỡi liềm đối nghịch nhau chính là mô tả 2 trạng thái duy Âm và duy Dương của hai bộ phận mông và đầu lợn mẹ, còn phần giữa là đốm xoáy Âm Dương cân bằng. Phần xoáy màu xanh (màu lạnh) mang Âm tính còn phần xoáy màu đỏ (màu nóng) mang Dương tính. Quả đúng như vậy hãy nhìn đốm xoáy ở mông _ phần duy Âm. Phần màu đỏ của đốm xoáy này bị che khuất đi một phần, nghĩa là phần Dương ít hơn phần Âm, chứng tỏ đốm xoáy này mang tính Âm là tính trội hay còn gọi là duy Âm. Giờ hãy xét đến những đốm xoáy trên thân lợn con. Lợn mẹ có 2 đốm xoáy thì tất nhiên lợn con phải có 2 đốm xoáy, đó gọi là tính di truyền. Tuy nhiên hãy để ý kỹ 2 đốm xoáy trên thân lợn con, đó là 2 vòng xoáy theo chiều ngược nhau trong khi lợn mẹ cả 2 xoáy đều giống nhau và cùng chiều xoay. Điều này có nghĩa rằng 1 đốm là di truyền từ mẹ còn đốm kia là di truyền từ cha. Tức là 2 đốm xoáy trên thân lơn con là biểu tượng cho 2 đặc tính di truyền từ cha và mẹ. Giờ hãy thử đi tìm cha của những chú lợn này xem. Đầu tiên là vào Google sau đó gõ từ khóa “Đàn lợn tranh Đông Hồ”, bạn sẽ tìm được 2 bức tranh giống nhau nhưng lại ngược nhau. Một bức lợn mẹ quay mặt sang bên phải còn một bức lợn mẹ quay mặt sang bên trái. Nghĩa là một bức là Dương bản còn bức kia là Âm bản. Bức lợn mẹ quay mặt về bên phải (bên Dương) nghĩa là duy Dương là bức Dương bản.  Đàn lợn Âm bản Nếu bạn sử dụng công cụ Mirror trong photoshop với trục đối xứng theo chiều thẳng đứng để đảo ngược bức Dương bản thì bạn sẽ được bức Âm bản với hình lợn mẹ quay đầu về bên trái (duy Âm). Và lúc này phần đầu lợn mẽ sẽ chuyển sang duy Âm còn phần mông sẽ chuyển sang duy Dương, tức là Âm Dương chuyển hóa.  Đồng thời chiều xoay của đốm xoáy Âm Dương  cung thay đổi. Giờ hãy lấy 2 cá thể nòng nọc ở 2 bức tranh để so sánh với 2 đốm xoáy trên thân lợn con: - Ở bức dương bản nòng nọc có chiều xoáy là  của kí tự Dương  - Ở bức âm bản nòn nọc có chiều xoáy là  tương đương với kí tự Âm Vậy là chiều xoay của đốm xoáy đã thay đôi ở 2 bức tranh. Còn với những đốm xoáy của lợn con thì ở cả 2 bức đều giống nhau bởi vì cùng có giòng máu như nhau, cùng một cha mẹ sinh ra. Hai đốm xoáy mang tính di truyền của đốm xoáy Âm bản và đốm xoáy Dương bản của lợn bố mẹ. Ngoài ra phân tích kĩ hai đốm xoáy trên thân lợn con với ký tự Dương và Âm ta cũng sẽ thấy có điểm tương đồng  (Ảnh trên)  Giờ hãy xét riêng biểu tượng đốm xoáy Âm Dương ở giữa trên thân lợn mẹ. Nếu chỉ xét ở trong phạm vi 1 bức tranh (trên phạm vi 1 đối tượng là mẹ hoặc bố) thì nó là mang nghĩa Âm Dương cân bằng về màu sắc. Nhưng nếu xét ở phạm vi 2 bức tranh (trên phạm vi cả bố và mẹ) thì nó lại mang nghĩa Âm Dương đối lập về chiều xoay, tượng trưng cho 2 cá thể khác nhau, thể hiện qua sơ đồ sau:  Qua đây cũng chứng tỏ một quy luật trong thuyết Âm Dương là : trong Âm có Dương và trong Dương có Âm, vạn vật trong vũ trụ đều hàm chứa Âm Dương nhưng tùy theo duy Âm hay duy Dương mà tính Dương hay tính Âm trong nó làm tính chủ. Đó chính là sự biến hóa vô cùng  của 2 yêu tố Âm Dương.  Hai yếu tố Âm Dương luôn luôn chuyển hóa làm cho vũ trụ luôn động và vạn vật sinh tồn. Sơ đồ gen Vậy là 2 đốm xoáy trên thân lợn con tượng trưng cho 2 dốm xoáy trên thân lợn mẹ Dương bản và lợn bố Âm bản. Từ đây có thể xây dựng một sơ đồ hình thành mã gen Nòng Nọc cho 2 cá thể lợn bố và lợn mẹ. Trong đó ký hiệu vòng tròn rỗng O là Âm, vòng tròn đặc ● là Dương Diễn giải: Đốm xoáy Dương bản có cả Âm O và Dương ●, nhưng vì hình đầu lợn mẹ quay về bên phải (duy Dương) + chiều xoay của 2 cá thể nòng nọc nên gen của nó mang Dương tính nhiều hơn à có mã gen là O● tức Âm của Dương hay Thiếu Dương. Tương tự đốm xoáy Âm bản có mã gen là ●O tức Dương của Âm hay Thiếu Ấm. Bí mật cái mũi lợn Vẫn là bức tranh Đàn lợn Vậy là ở phần trên chúng ta đã tìm ra bí mật đầu tiên của đốm xoáy này đó là biểu tượng mang tính Âm Dương chuyển hóa, trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. Giờ ta sẽ đi tìm lời giải cho câu hỏi đây có phải là hình tượng bọc trứng của mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết Bọc trăm trứng hay không?  Trong truyền thuyết có nói rằng Tổ mẫu Âu Cơ kết hôn với Tổ phụ Lạc Long Quân rồi sinh ra một cái bọc có 100 trứng nở ra 100 người con chính là các Vua Hùng tổ tiên của dân tộc Việt Nam ngày nay. Vì lí do là Âu Cơ thuộc mệnh Hỏa (lửa) còn Lạc Long Quân mệnh Thủy (nước), Thủy Hỏa tương khắc không thể sống cùng nên họ đã chia ra 50 người con theo mẹ lên núi còn 50 người con theo cha xuống biển, mỗi người chiếm lĩnh một phương.  Vậy thì chi tiết nào trong bức tranh này có liên quan đến truyền thuyết kia. Xin thưa đó là cái mũi lợn. Cái mũi này có hình dạng khá đặc biệt và được vẽ một cách nổi bật giống như những hình cong và đốm xoáy. Phân tích cái mũi này ta sẽ thấy nó được ghép lại bởi 4 hình tròn đặc màu đỏ và 2 chấm tròn đen. Nghĩa là 4 Nòng O và 2 Nọc ● tỉ lệ là 1:2 tương đương với 2 Nòng O và 1 Nọc ●. Với 3 kí tự này ta có 3 cách sắp xếp như sau : OO●  ,   ●OO  hay O●O . Nhưng vì đầu lợn mẹ có ký hiệu  duy Dương và quay về bên phải nên tính Dương ● sẽ là tính trội vì thế sẽ là OO● tức là OO của ● . Đối chiếu với 8 quái trong Kinh Dịch ta thấy OO● tương đương với quái Cấn . Cấn nghĩa là núi, núi chính là nơi Tổ mẫu Âu Cơ cùng 50 người con sinh sống, đúng như trong truyền thuyết. Vậy thì hình tượng lợn mẹ cùng 5 lợn con trong tranh Đàn lợn có một ý nghĩa là : mẹ Âu Cơ cùng 50 người con và hình đốm xoáy kia còn có một nghĩa là bọc trứng có chứa 2 đặc tính di truyền là Âm và Dương – nước và lửa, còn cái mũi màu đỏ (lửa) tượng trưng cho quái Cấn – Núi là nơi sinh sống của họ.  Đúng là một khám phá thú vị và thật khó mà tưởng tượng nổi !!  Bức tranh Đàn lợn miêu tả hình ảnh Tổ mẫu Âu Cơ cùng 50 người con lên núi, vậy còn bức tranh nào sẽ miêu tả hình ảnh 50 người con theo Tổ phụ Lạc Long Quân xuống biển? Xin thưa đó là bức tranh Đàn cá. Đàn cá để đối với Đàn lợn thật là quá chỉnh và chuẩn. Tại sao tôi lại nói như vậy? Bởi vì thứ nhất bức tranh này cũng có môt cá chép to có râu (cha) và 5 cá chép nhỏ tương tự như bức tranh Đàn lợn. Thứ 2 cá chép tượng trưng cho hình tượng cá chép hóa rồng (Long) thường thấy ở phương Đông. Thứ 3 cá chép sống ở nước (Thủy). Đây chính là 3 điểm cơ bản đầu tiên, còn bây giờ hãy đi sâu vào chi tiết. Vâng, lại là một biểu tượng trăng lưỡi liềm  quen thuộc ở mang cá cùng với hình đầu cá quay về bên trái, cả hai điều này có một nghĩa chung là duy Âm.  Chi tiết tiếp theo đó là cái vây cá:    ó      ó    Ngoài ra hãy chú ý vào đôi mắt của cá      =>     ó    = 1 Nọc ● và 2 Nòng O ở cả vây và mắt hình tròn Nọc được vẽ to đậm bằng màu đen (Thủy – nước). Tương tự như mũi lợn, với 3 kí tự trên ta cũng có được 3 cách sắp xêp. Nhưng đây là một bức tranh duy Âm nên phải sắp xếp như sau:   duy Âm thành ●O tức là Nọc của Nòng, và  duy Âm thành ●OO tức là ●O của O . Đối chiếu với 8 quái ta sẽ thu được quái Chấn  (Xem bảng ký hiệu Bát Quái theo kí tự Nòng Nọc). Chấn nghĩa là Biển là nước đối nghịch với Cấn  là núi. Hai quái này đúng là có hình dạng ngược nhau.  Vậy thì bức tranh cá chép với cái đầu có đôi mắt đen (Thủy – nước) quay về bên trái (duy Âm) chính là hình ảnh tượng trưng cho Tổ phụ Lạc Long Quân, còn 50 người con theo cha xuống biển được tượng trưng bằng 5 cá con. Thật là quá chuẩn và chỉnh còn gì!? Bảng ký hiệu Bát Quái theo kí tự Nòng Nọc: Tổng kết lại 2 bức tranh  Đàn cá và Đàn lợn bằng sơ đồ sau: Sơ đồ so sánh 2 bức tranh Đàn cá và Đàn lợn Đến đây chắc chắn sẽ có người nghi ngờ không tin vào những gì tôi vừa nói. Có thể bạn nghi đây chỉ là một sự trùng lặp giữa truyền thuyết và tranh vẽ hoăc nghĩ rằng đây chỉ là suy diễn dựa trên những tưởng tượng mang tính cá nhân, không đủ bằng chứng để chứng minh tính xác thực. Bạn nói tôi tưởng tượng vậy ông cha ta xưa chẳng phải cũng tưởng tượng để vẽ ra những bức tranh này sao? Và cũng phải dựa trên một thực tế nào đó để tưởng tượng chứ? Và rồi bây giờ tôi cũng dựa vào những bức tranh này để tưởng tượng ra cái thứ mà ông cha ta đã dựa vào đó mà tưởng tượng. Vậy thì đó là tưởng tượng có lí hay vô lí ?! Tranh Chọi gà  - tìm về Kinh Dịch thật sự Để tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của xoáy tròn trên hai bức tranh Đàn lợn âm bản và dương bản chúng ta phải tìm về vị thủy tổ của dân tộc ta, vị vua đầu tiên của dân tộc Việt. Đó là Kinh Dương Vương , cha đẻ của Lạc Long Quân. Theo truyền thuyết thì Kinh Dương Vương là con trai của vua Đế Minh, Đế Minh là cháu 3 đời của Thần Nông dòng mặt trời Viêm Đế. Tức Đế Minh, Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân đều thuộc dòng dõi mặt trời. Điều này thể hiện rất rõ trên mặt Trống Đồng của dân tộc Lạc Việt, ở chính giữa mặt trống bao giờ cũng là hình mặt trời với nhiều tia sáng tỏa ra các hướng. Trong tranh Đông Hồ cũng có một bức tranh vẽ hình mặt trời tỏa sáng, đó là bức tranh Chọi gà. Đây là một bức tranh có bố cục hài hòa và rất cân xứng, thể hiện bằng hình ảnh hai con gà trống đang trong tư thế đối chọi nhau. Bạn có thấy hình mặt trời vẽ cách điệu cho phần cánh của gà và những chiếc lông tỏa ra xung quanh không. Nó giống như một hình tròn bị che lấp đi một nửa vậy. Nhìn kỹ sẽ thấy phần mặt trời ló rạng có hình tương tự như hình cong lưỡi liềm nhưng ở dưới thì to còn ở trên thì thon nhọn. Hình ảnh này có nhiều điểm tương đồng với hình nòng nọc uốn cong hơn là hình lưỡi liềm hay hình trăng khuyết.    ó     Còn các “tia sáng” thì cũng uốn cong theo chiều ngược lại:    ó    Vậy là ở đây lại có một ẩn ý thông qua các hình cong. Giờ hãy vận dụng những gì đã khám phá được và Nguyên lý Âm Dương để diễn giải bức tranh này. Từ hình ảnh cánh gà và các đường cong ta có thể suy ra được tính Âm Dương của nó: Với gà trống quay mặt về bên phải:    hình cánh gà này tương đương với O chồng lên ●, duy Dương thành O● Với gà trống quay mặt về bên trái:   Hình cánh gà tương ứng với ● chồng lên O , duy Âm thành ●O Giờ hãy chú ý đến cái chân gà:    Hai con gà này chỉ đứng trên có một chân, mỗi chân đều có 4 ngón và một cái cựa cong nhọn. Các cụ nhà ta vẽ gà có cánh hình mặt trời tỏa sáng đứng trên một chân có 4 ngón, bên cạnh lại minh họa hình một cây hoa nhỏ phải chăng có ẩn ý gì. Cái cây tượng trưng cho sự sống thực vật sinh sôi nảy nở, mặt trời tượng trưng cho năng lượng, nhờ có mặt trời chiếu sáng thì cây cối mới tổng hợp được năng lượng và phát triển. Vậy đây ắt hẳn phải là một bức tranh nói về việc hình thành sự sống từ thủa sơ khai của vũ trụ, khi mà mặt trời tỏa những tia sáng đầu tiên khai sáng vũ trụ. (Gà trống vẫn được coi là linh vật tượng trưng cho thần mặt trời thường thấy ở những nền văn minh nông nghiệp thờ mặt trời. Hình ảnh mặt trời được gắn với gà trống là rất phù hợp vì gà trống và mặt trời cùng là Dương, hơn nữa gà trống có cái mào đỏ là màu nóng, khiến ta liên tưởng đến hình ảnh mặt trời đỏ rực. Mặt trời tương đương với Càn  3 hào Dương ở đây cũng có 3 Dương là 2 gà trống và 1 mặt trời hoàn chỉnh ghép lại từ 2 mặt trời khuyết. Đuôi gà cũng được chia làm 3 đường cong tương đương với 3 hào dương.)  Trong Kinh Dịch có một câu là : “Thái Cực sinh Lưỡng Nghi , Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng , Tứ Tượng sinh Bát Quái”. Thái Cực ở đây nghĩa là điểm cùng cực, là thời điểm vũ trụ chưa hình thành, chưa có gì để phân biệt. Lưỡng Nghi ở đây là 2 nguyên tố khởi đầu có sự phân biệt đó là Âm và Dương. Nhưng có một điều nữa Kinh Dịch cũng có nói là trong Âm có Dương và trong Dương có Âm nghĩa là 2 Lưỡng Nghi này phải có cả Âm Dương trong nó. Hãy so sánh với hình 2 cánh gà mặt trời ta sẽ thấy có sự tương đồng: Cánh gà bên phải có cả Âm lẫn Dương nhưng vì gà quay mặt về bên trái_duy Âm_nên Âm sẽ là tính chủ tức ●O. Cánh gà bên trái có cả Âm Dương nhưng vì gà quay mặt về bên phải_duy Dương_nên Dương sẽ là tính chủ tức O● . Đây chính là kí hiệu mã gen của 2 lưỡng nghi Âm và Dương mà ta đã xác định được từ phần trước (xem sơ đồ hình thành mã gen). Hai Lưỡng Nghi này kết hợp với nhau tạo ra Tứ Tượng. (quá trình này tương tự như quá trình lai ghep 2 tính trạng trội của 2 cá thể sẽ thu được 4 mã gen khác nhau). Tứ Tượng ở đây được điễn tả bằng 4 ngón chân của gà, vì thế mà gà chỉ đứng trên có 1 chân. Bốn ngón chân này nhân 2 lần (2 gà) theo duy Âm và duy Dương sẽ có được 8  quái đúng như trong Kinh Dịch. Sơ đồ lai ghép như sau: Tứ Tượng Dương (chân bên trái có cựa cong theo chiều duy Dương) sinh ra 4 quái duy Dương là: Tứ Tượng Âm (chân bên phải có cựa cong theo chiều duy Âm) sinh ra 4 quái duy Âm là: Từ đây có thể đi đến kết luận là bức tranh Chọi gà chính là một sơ đồ từ Thái Cực à Lưỡng Nghi à Tứ Tượng à Bát Quái Thái Cực ở đây quy ước là một hình tròn rỗng không có gì được ghép lại từ 2 hình mặt trời khuyết. (ảnh) Từ sơ đồ mã hóa quá trình khởi nguyên vũ trụ dưới dạng hình ảnh này ta có thể diễn giải quá trình hình thành vũ trụ như sau: Đầu tiên vũ trụ chỉ có duy nhất một thứ là Thái Cực không có gì phân biệt với nó nên cũng không có chuyển động. Không có vận tốc nên cũng không có thời gian và không không gian. Đó là thời điểm tuyệt đối |O|. rồi sau đó mầm Dương xuất hiện ●, mầm Dương  này động đối nghịch với cái tĩnh O của Thái Cực , tương tác với Thái Cực để tạo ra 2 lưỡng nghi chứa đựng tính chất của cả O và ● tức Nòng và Nọc (trong khi Kinh Dịch coi Lưỡng Nghi chỉ có một thuộc tính) Lưỡng Nghi Âm lấy tính Âm O làm chủ. Lưỡng Nghi Dương lấy tính Dương ● làm chủ. 2 Lưỡng Nghi này lại tương tác với nhau để tạo ra Tứ Tượng Tứ Tượng ơ đây chính là 4 tượng của 4 nguyên tố khởi đầu để hình thành nên sự sống. Lưu ý là tượng đại diện của 4 nguyên tố chứ không phải là 4 nguyên tố, bao gồm Nước – Thủy, Ánh Sáng – Lửa (Hỏa), Đất – Thổ, Không khí_gió -  Kim. Phân Tứ Tượng làm 2 nhánh duy Âm và duy Dương ta được 8 quái. ……… Cứ như vậy vạn vật trong vũ trụ được hình thành sinh sôi này nở và phát triển để tạo nên thế giới đa dạng như ngày này. Tất cả mọi thứ đều chứa đựng trong nó 2 nhân tố cơ bản là Âm và Dương hay O và ●. Giống như mã nhị phân trong máy tính là 0 và 1 dùng để mã hóa những đối tượng từ ký tự đến hình ảnh, âm thanh, video đến đồ họa 3D… và mô phỏng các đối tượng tương tác với nhau gọi là thực tế ảo. Và nếu như có một chiếc máy tính có khả năng lưu trữ và tốc độ sử lí khổng lồ thì nó có thể mô phỏng cả vũ trụ này chỉ với 2 mã 0 và 1 ~ Âm và Dương. Bức tranh này mô tả quá trình mới hình thành 4 nguyên tố chính nên chưa có màu xanh, toàn bộ bức tranh chỉ là màu đỏ và vàng , đen trên nền trắng.  Như vậy hình tròn đốm xoáy trên thân lợn mẹ trong tranh Đàn lợn không thể coi là Thái Cực được mà chỉ có thể coi đó là một biểu tượng Âm Dương thuần túy hoặc hình ảnh bọc trứng trong truyền thuyết Bọc trăm trứng của Tổ mẫu Âu Cơ.  Điều đó cũng cho thấy hình tượng bánh trưng bánh dầy không phải là biểu tượng cho triết lí trời tròn đất vuông được. Mà bánh dầy hình tròn có màu trắng tinh khiết chính là biểu tượng cho Thái Cực còn bánh trưng là tượng trưng cho Tứ Tượng , cho 4 nguyên tố chính khởi đầu hình thành sự sống là: -         Gió (khí) : gạo nếp trắng (Kim) -         Nước : Nước có trong bánh sau khi luộc (Thủy) -         Lửa (ánh sáng) : Thịt nạc đỏ (Hỏa) -         Đất : Đỗ xanh màu vàng (Thổ) Bốn nguyên tố này vận động và tương tác với nhau để tạo nên sự sống chính là màu xanh của lá rong bao bọc bên ngoài. Đúng là một hình ảnh tuyệt vời tượng trưng cho triết lí Âm Dương và để giải thích sự vận động của vũ trụ tạo nên sự sống. Đó chính là cốt lõi của Văn hóa Việt, mang đậm nét của nền văn minh nông nghiệp coi trọng tự nhiên và sự xung túc phồn thực. Là sản phẩm của một nền văn minh đã đạt tới một trình độ phát triển cao có thể hiểu thấu được quy luật vũ trụ và đúc kết lại thành một triết lí sống tối ưu là hòa mình với vũ trụ. Con người nơi đây sống giản dị và hồn hậu, sống gần gũi gắn bó với thiên nhiên và muông thú, trọng tình cảm và những giá trị tinh thần. Ý nghĩa của sự đối xứng Có một bức tranh có ý nghĩa và bố cục tương tự như bức tranh Chọi Gà đó là bức tranh Chọi Trâu. Bức tranh này cũng có một nội dung tương tự là miêu tả quá trình ban đầu hình thành vũ trụ (khởi nguyên) Ở bức tranh Chọi gà ta đã thấy hình tượng Lưỡng Nghi được thể hiện qua hình ảnh 2 cánh gà của 2 con gà trống đối xứng nhau, vậy ở bức tranh này Lưỡng Nghi ẩn chứa ở chỗ nào? Dễ dàng nhận ra ngay ở hai cái sừng cong trên đầu trâu. So sánh với hình cong ở các bức tranh mà ta đã xét Âm Dương sẽ thấy ngay sự tương đồng. Một cặp sừng trâu chính là biểu tượng cho Âm Dương, sừng bên trái là Dương còn sừng bên phải là Âm. Hai con trâu cũng ở tư thế đối chọi nhau nên ta cũng có 2 cặp sừng tương ứng với 2 Lưỡng Nghi :  Trâu bên trái có đầu quay về bên phải nên là duy Dương , vì thế mà sừng bên phải tượng trưng cho Âm bị che khất đi một phần.  Ta có lưỡng nghi O● => Âm của Dương. Trâu bên phải có đầu quay về bên trái nên là duy Âm, vì thế mà sừng bên trái bị ẩn đi chỉ vẽ mỗi sừng bên phải. Ta có Lưỡng Nghi ●O => Dương của Âm. Ở mỗi trâu đều có 4 chân tượng trưng cho Tứ Tượng Âm và Tứ Tượng Dương. Cộng lại ở cả 2 trâu ta có 8 quái. Thật là quá hợp lí!! Có một điểm đáng chú ý là cái đuôi trâu.              Trâu bên trái có đuôi cong là tượng của Âm, trâu bên phải có đuôi thẳng đứng là tượng của Dương. Điều này có liên quan đến sự chuyển hóa Âm Dương thường thấy trong các cặp đối xứng giống như bức tranh Đàn lợn Âm bản và Dương bản. Đầu trâu là Dương rồi thì đuôi sẽ Âm và ngược lại đầu là Âm thì đuôi sẽ là Dương _ Âm Dương chuyển hóa, Âm trong Dương và Dương trong Âm. Có một điểm thú vị nữa ở cái đuôi trâu này là phần lông ở cuống đuôi trâu bao giờ cũng được vẽ cách điệu theo hình lá đa, khiến ta liên tưởng đến trò chơi Trâu lá đa mà ngày xưa bọn trẻ con vân thường chơi. Con trâu làm từ chiếc lá đa là một sản phẩm đầy tính sáng tạo thể hiện sự khéo léo, thông minh và trí tưởng tượng tuyệt vời của người Việt mà cụ thể ở đây là đám trẻ mục đồng, mang đậm nét văn hóa dân gian: dản dị, mộc mạc và gần gũi với thiên nhiên.  Ngoài ra số đốm xoáy  trên lưng hai trâu cũng khác nhau. Trâu bên trái có 4 đốm xoáy, số 4 là số chẵn _ âm, chuyển sang hệ nhị phân sẽ là 100 tức ●OO , vì trâu này duy Dương nên sẽ phải là O O ● nghĩa là quái Cấn . Trâu bên phải có 5 đốm xoáy, 5 là số lẻ _ Dương, chuyển sang hệ nhị phân là 101 tức ●O● , vì trâu này duy Âm nên sẽ phải là ●●O nghĩa là quái Đoài . Hai quái này ở vị trí đối xứng nhau trong Tiên Thiên Bát Quái và tổng các hào có tỉ lệ Âm Dương là cân bằng. Đoài ở đây mang nghĩa là nước, hoàn toàn phù hợp với màu sắc đen (Thủy) của trâu. Còn Cấn nghĩa là núi tượng của đất. Đất và nước là nền tảng cho sự sống phát triển, tiếp đó là ánh sáng và không khí.  Như vậy hình ảnh 2 trấu chọi nhau và đốm xoáy trên 2 con trâu cho thấy tính  vừa đối xứng vừa cân bằng về Âm Dương. Điều này phù hợp hoàn toàn với nguyên lí Âm Dương. Nói chung đây là một bức tranh thể hiện rất rõ nguyên lí Âm Dương và lý thuyết về sự khởi nguyên vũ trụ. Ở bức tranh này cũng dễ thấy là màu xanh rất ít và nằm rải rác trên nền màu đen (Thủy) à diễn tả thời kỳ khởi nguyên mới có những sự sống ở dạng sơ khai trong nước như tảo… Cả hai bức tranh Chọi trâu và Chọi gà đã cho thấy một bằng chứng là: ông cha ta ngày xưa nếu như không phải là tác giả của Dịch thì cũng là những bậc thầy trong việc sử dụng Dịch. Nó thể hiện một nền tri thức đã đạt tới trình độ có thể hiểu thấu qui luật của vũ trụ, qui luật tiến hóa của muôn loài. Và những kiến thức đó đã được nâng lên tầm triết học, được thể hiện ở mọi mặt trong cuộc sống, ngay cả trong nghệ thuật - tranh vẽ.  Cách phân bố quẻ Dịch của Trung Hoa hoàn toàn là bắt trước mà không hiểu dõ nguyên lí. Chỉ đơn thuần sắp xếp các hào Âm Dương theo kiểu hệ nhị phân nên không thể hiện được rõ yêu tố “Thái Cực sinh Lưỡng Nghi , Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng , Tứ Tượng sinh Bát Quái” và “trong Âm có Dương, trong Dương có Âm”. Dịch của Trung Hoa là Dịch học theo triết lí Âm Dương của ông cha ta, tự suy diễn ra Bát Quái rồi gán ghép cho nó với đồ hình Hà Đồ của vua Phục Hi là hoàn toàn ngộ nhận. Tinh hoa của tất cả Bây giờ chúng ta hãy cùng tập trung đôi mắt và trí tưởng tượng của mình vào một bức tranh có thể nói là đẹp về bố cục, hay về nội dung và có tính hình tượng cao. Có thể nói đây là một tuyệt tác của ông cha ta. Một bức tranh chứa đựng đầy đủ các yếu tố tinh hoa của Văn hóa Việt.  Thú thực là càng nghiền ngẫm bức tranh này tôi càng cảm phục tổ tiên mình về trí tưởng tượng và óc thẩm mĩ tuyệt vời! Chỉ có những người đã thấu hiểu hết mọi điều trong vũ trũ thì mới có được những sáng tạo đỉnh cao đến như vậy. Nó thể hiện một triết lí và tư tưởng con người về hạnh phúc về tình yêu thiên nhiên và con người, về một lối sông giản dị nhưng đầy nhân bản. Đó chính là bức tranh Chăn trâu thổi sáo. Rễ dàng nhận thấy ngay yếu tố Âm Dương, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng: Hai sừng trâu cong vút tượng trưng cho Âm Dương, đầu trâu quay về bên phải (duy Dương) nên đuôi trâu cong Âm. Bồn chân trâu tượng trưng cho Tứ Tượng: -         Chân cong : tượng của Nước (Âm) -         Chân gắn với lông đuôi : tượng của Gió -         Chân bên cạnh có đám cỏ vẽ cách điệu ngọn lửa bốc cao tượng của Lửa. -         Chân còn lại chống thẳng đứng như ngọn núi thẳng nhô lên tượng của Đất. Còn một yếu tố quan trọng nữa đó là Thái Cực. Hãy nhìn hình ảnh chiếc lá sen trên đâu chú bé Mục Đồng, lá sen được vẽ ở vị trí trên cùng, to hơn mức bình thường nhằm mục đích nhấn mạnh ý bao trùm lên mọi thứ. Trong Kinh Dịch có câu “ “ . Chú ý trên lá sen có các gân lá bắt nguồn từ một điểm và từ đây tỏa đi các nhánh, thể hiện đây là nơi khơi nguồn của tất cả, là nguồn gốc cho mọi sự sinh sôi nảy nở của muôn loài. Chính vì thế mà lá sen tượng trưng cho Thái Cực, cho sự bao chùm, Thái Cực bao chùm lên tất cả. Chính vì coi là sen là Thái Cực bao chùm nên hình ảnh lá sen trên thân trâu bao bọc lên hai nụ sen màu trắng. Điều này có khiến chúng ta liên tưởng đến điều gì không nhỉ? Phải chăng đây lại là hình ảnh tượng trưng cho bọc trứng của Tổ mẫu Âu Cơ chứa hai di thể gen của Âu Cơ và Lạc Long Quân trong truyền thuyết Bọc trăm trứng. Nếu vậy thì cậu bé ngồi trên lưng trâu được che phủ bằng lá sen kia phải chăng là người sinh ra từ bọc trứng đó và phải chăng bông sen đỏ trên lưng trâu chính là tượng trưng cho Tổ phụ Lạc Long Quân. Liệu có thể không??? Hãy cùng tôi đi tìm lời giải nhé:  Đầu tiên hãy để ý cái đầu của con trâu được vẽ khá nổi bật với 2 sừng cong vút + 2 tai vểnh cao nghe tiếng sáo + cái mồn dài:  Nếu ta bỏ 2 tai đi chỉ để lại cái sừng Âm Dương và cái mõm dài ta sẽ co hình sau: Đây chính là biểu tưởng của phái nữ, phái Âm, biểu tượng của sự sinh nở. Ngoài ra đôi mắt trâu được vẽ mi cũng cho thấy đây là trâu cái chứ không phải trâu đực. Vậy là rõ ràng cái đầu trâu này có ngụ ý nói đến vấn đề sinh nở rồi.  Bây giờ xét đến bông sen màu đỏ (Hỏa – lửa) trên lưng trâu màu đen (Thủy – nước). Để chứng minh đây có phải là biểu tượng của Lạc Long Quân không hãy quay trở lại bức tranh Đàn cá và truyền thuyết về Lạc Long Quân. Ở bức tranh Đàn cá có vẽ rất rõ hình ảnh bông hoa sen nở rộ. Trong truyền thuyết có nói Lạc Long Quân là con trai của Kinh Dương Vương vị vua đầu tiên của người Việt), Kinh Dương Vương lại là con trai của Đế Minh, mà Đế Minh lại là cháu 3 đời của thần họ mặt trời Viêm Đế. Suy rộng ra là Tổ phụ Lạc Long Quân thuộc dòng dõi mặt trời (Dương). Giờ hãy xem hoa sen và mặt trời có gì tương đồng. Hoa sen nở rộ có nhụy màu vàng hình tròn ở giữa xung quanh là các cánh sen thon nhon màu đỏ rất giống với hình mặt trời tỏa sáng trên Trống Đồng: Vậy hoa sen tượng trưng cho mặt trời là rất hợp lí. Ở bức tranh Đàn cá cũng thấy rõ là có 3 cái cuống sen được vẽ bằng nhau và cách đều nhau. Điêu này có chủ ý rõ ràng muốn ám chỉ đến quái Càn  tức ●●●, mà Càn chính là Mặt trời, là ánh sáng, là Đế Minh, là hình tượng gà trống trong bức tranh Chọi gà. Vậy là quá rõ rồi. Từ truyền thuyết và bức tranh Đàn cá có thể kết luận rằng hình tượng bông sen là tượng trưng cho mặt trời và cũng là tượng trưng cho dòng dõi mặt trời Lạc Long Quân.  Vậy thì cậu bé ngồi trên lưng trâu kia có phải là Vua Hùng được sinh ra từ bọc trứng lá sen không, giờ sẽ chứng minh điều này. Điều đầu tiên hay để ý chỏm tóc trên đầu cậu bé được vẽ cách điệu hình mặt trời tỏa sáng. Thứ hai “là tấm vải” (tạm gọi là vậy) mà cậu bé ngồi lên có vẽ hình hoa màu đỏ trên nền màu đen cùng các hoa văn uốn lượn. Màu đen ở đây giống với màu đen trên lưng trâu là màu của Thủy tức là nước. Hoa màu đỏ chính là hoa sen. Hoa văn uốn lượn chính là biểu tượng của lá sen, hãy so sánh nó với đường nét của lá sen trên đỉnh đầu cậu bé ta sẽ thấy ngay sự tương đồng: Vậy là tấm vải này chính là một thứ phụ họa diễn giải tóm tắt, đơn giản hóa cho cụm hình ảnh hoa sen, lá sen và lưng trâu. Và chính là tượng trưng cho cái đầm sen _ một hình ảnh rất quen thuộc với người Việt Nam chúng ta.  Thứ ba là chiếc sáo mà cậu bé đang thổi có gắn một dải lông trông như cái phất trần, tượng trưng cho gió hay khí. Thứ tư là hình ảnh lá sen bọc trứng và bông sen trên lưng trâu có cuốn nối với người cậu bé thể hiện một mối quan hệ nào đó.  Bốn chi tiết này muốn truyên tải một thông điệp gì? Đó là cậu bé này được sinh ra từ một cái bọc, là con cháu thuộc dòng dõi mặt trời, sống ở nơi có nhiều ao hồ nước và hoa sen (đó chính là nước Văn Lang có kinh đô là Phong Châu (gió) ở Phú Thọ) và cậu bé này thuộc tộc Gió. Lưu ý là người cậu bé không phải là màu hông mà là màu trắng, màu hồng không có trong 5 màu thường thấy trong tranh Đông Hồ là Đen, Đỏ, Vàng, Trắng, Xanh (điều này chứng tỏ những bức tranh về sau này đã bị tam sao thất bản do không nắm dõ ý nghĩa đích thực của tranh).  Quá đúng rồi còn gì. Cha thuộc tộc Nước sống đưới biển kết hôn với mẹ thuộc tộc Lửa sống trên núi sinh ra con thuộc tộc Gió sống ở vùng đồng bằng ao đầm Phong Châu. Vậy là bức tranh này vửa thể hiện được triết lí Âm Dương vừa truyền tải được nội dung của truyền thuyết lịch sử. Thật là một sáng tạo tuyệt vời của ông cha ta! Một bức tranh có rất nhiều ý nghĩa!  Ngoài ra tổng thể bức tranh cũng toát lên một nội dung về một tư tưởng hết sức cao đẹp. Đó là triết lí sống hòa mình vào với thiên nhiên, con người chính là một phần của tự nhiên, hãy sống hài hòa với cỏ cây hoa lá để được thiên nhiên che trở bao bọc. Hình ảnh cậu bé ngồi trên lưng trâu thong thả thổi sáo với chiếc lá sen trên đầu là một hình ảnh đẹp và đầy chất lãng mạn. Người và trâu không hề có sự ràng buộc nào cả, cả hai cùng nhau say sưa hòa cùng tiếng sáo trong treo, cùng hướng đến những giá trị cao đẹp của nghệ thuật, của sự tự do hạnh phúc. Các bạn thân mến. Cuốn sách Tranh Đông Hồ - Tấm bản đồ tìm về nguồn cội có tất cả 4 phần, 2 phần đầu đã được đăng tải tại địa chỉ để thăm dò số lượng độc giả. Những bí mật còn lại sẽ được hé lộ ở 2 phần còn lại và sẽ được in thành sách phát hành trên thị trường. Các bạn quan tâm xin vui lòng chờ thêm một thời gian nữa. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ email : namanh2x@gmail.com Xin chân thành cảm ơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTranh Dong Ho - Tam ban do tim ve nguon coi.doc
Luận văn liên quan