Tranh sơn mài Việt Nam thực trạng và phát triển

Kỹ thuật và nghệ thuật c ủa sơn mài truyền thống còn ẩn giấu những tiềm năng kỳ diệu và v ôhạn. Chúng ta đâu phải đã đi đến tận cùng của sự khám phá, sáng tạo. Sứ mệnh tiếp thu và phát triển "kho báu" này đang đặt lên vai những thế hệ hôm nay. Những thành tựu rực rỡ, những tác phẩm tiêu biểu của nghệthuật sơn mài đã chứng tỏvà khẳng định khảnăng diễn tả tuyệt v ời đối với mọi đề tài, m ọi phong cách nghệ thuật. Cái óng ả, sâu trầm mà lộng lẫy cùng với sự bền chắc bất chấp mọi điều kiện thời tiết, khí hậu,môi trường và thời gian hỏi ai mà không ngưỡng mộ ! Làng nghề sơn truyền thống nơi giữ gìn những nét văn hóa, những di sản văn hóa v ề con người về nghề nghiệp thật đáng trân trọng. Bảo tồn, tôn vinh làng nghề sơn mài truyền thống cũng góp phần phát triển văn hóa kinh tế, du lịch.

pdf201 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6873 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tranh sơn mài Việt Nam thực trạng và phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dài / tác phẩm không mang dấu ấn rõ nét cá tính như những tác phẩm làm bằng tay của tác giả với các chất liệu và công cụ truyền thống. Một học giả Mỹ nhận định: Chủ nghĩa hậu hiện đại không phải là một phong cách đặc biệt mà là những thử nghiệm để vượt qua chủ nghĩa hiện đại. Trong một số trường hợp, nó làm sống lại những phong cách mà chủ nghĩa hiện đại đã chối bỏ, mặt khác nó lại phản đối mọi yếu tố mang tính khách thể, kể cả bản thân người nghệ sỹ đồng thời ra sức khai thác tâm trạng lạnh lùng, cô độc, hư vô ... Nghệ thuật hiện đại đưa ra câu khẩu hiệu: "Chúa đã chết", nghệ thuật hậu hiện đại (phát sinh từ giữa thế kỷ XX) đưa ra triết lý: "Con người đã chết"?! Xu hướng nghệ thuật hiện đại và hậu hiện đại cũng có thế mạnh là mở ra những cái mới về ngôn ngữ hình thức làm cho nghệ thuật mang tính đại chúng, phổ cập, có khả năng biểu đạt phạm trù tư duy triết lý ... kích thích tự do sáng tác. Tuy vậy sự tìm tòi về hình thức biểu đạt nếu không biết dừng, cân đối giữa nhận thức, tình cảm, lý trí lành mạnh; kết hợp tình yêu sáng tạo, rung động, niềm tin cuộc sống ... lao động nghệ thuật làm nên sự gắn kết giữa cá nhân và cộng đồng ... thì dễ w w w .khc mt-bvhttdl.vn 174 sa vào chủ nghĩa cá nhân cực đoan nghệ thuật khó có thể coi là một giá trị đích thực mang tính nhân văn của cuộc sống. Tranh sơn mài Việt Nam không phải không có những ảnh hưởng. Hiện nay có những tác phẩm sơn mài được thể hiện rất hiện đại ở màu sắc và kỹ thuật, nhiều màu tươi, đa dạng, có thể không mài (cho nên thuật ngữ tranh sơn mài hiện nay có những biến đổi), giá trị nghệ thuật và độ bền của loại tranh này có nhiều vấn đề phải bàn. Nhận xét về sơn mài của một số họa sĩ trẻ (thập kỷ 90 thế kỷ XX) một bài báo viết: "... Sáng tạo thỏa thích đẩy sơn mài từ cực nọ đến cực kia sức sáng tạo của họ rất đáng khâm phục, phong cách thể hiện vô cùng đa dạng từ hiện thực đến siêu thực, trìu tượng... nội dung không bó hẹp, họa sĩ có thể thể hiện những ước vọng sáng tạo với nhiều đề tài tâm linh tôn giáo, tình yêu ... và họ đặt rất nhiều thứ lên mặt vóc từ thạch cao, gỗ, mùn cưa, đá, sỏi ... hóa chất được sử dụng nhiều là xăng, dầu tây ... các họa sĩ trẻ khai thác rất kỹ vẻ đẹp bí ẩn của sơn mài trong các nghi lễ tín ngưỡng ... nhưng đa phần thể hiện tính gợi ý nhiều hơn sự trình bày cụ thể sự vật theo mắt nhìn, điều này gần như trái ngược với các thế hệ trước. Các họa sĩ sơn mài ngày nay thường sáng tác vào những bức tranh sơn mài khổ lớn mà các thế hệ trước ít có điều kiện để làm, nhưng đôi khi chính các họa sĩ bơi lội trong chính tác phẩm của mình. Kỹ thuật sơn mài là một thế mạnh nhưng họ làm theo phong cách giống nhau khó có thể biết tác giả chúng là ai và khó nhận định "ai bắt chước ai". Các họa sĩ biến đổi bút pháp, kỹ thuật để khai thác vẻ đẹp, kỹ thuật tốt, tinh vi nhưng hơi lạm dụng phô diễn chất liệu đôi khi thấy trái ngược với sơn mài truyền thống" (Văn nghệ trẻ 11/12/1999). [55, tr.118] Như vậy trong xu thế mỹ thuật hiện nay vấn đề bảo tồn và phát huy truyền thống, tạo nên bản sắc văn hóa là quan trọng, sống còn, chúng ta "hội nhập" chứ không "hòa tan". 3.5.2. Tranh sơn mài truyền thống Việt Nam trong bối cảnh văn hóa giao lưu hội nhập quốc tế Lâu nay chúng ta làm quen với các khái niệm "Toàn cầu hóa", "Thế giới phẳng" "Giao lưu" "hội nhập" v.v Chúng ta đang sống trong xu thế toàn cầu hóa, về mặt kinh tế, Việt Nam chuyển đổi từ cơ chế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị w w w khcnmt-bvhttdl.vn 175 trường (theo định hướng XHCN). Ra nhập WTO là chấp nhận những luật lệ, những tiêu chuẩn chung để phát triển. Người ta lo ngại một "thế giới phẳng" về mặt văn hóa, sẽ xóa đi văn hóa vùng miền, dân tộc, quốc gia chăng? Nếu như vậy văn hóa sẽ chết! Văn hóa không thể giống nhau, có mặt tương đồng, có mặt khác biệt. Hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu "Nói hội nhập quốc tế về văn hóa là đưa các nền văn hóa lại gần nhau, tiếp xúc, cọ sát với nhau, bổ sung cho nhau" đây là hiện tượng có tính quy luật, thường xuyên diễn ra, sự ảnh hưởng, tiếp thu (tự nguyện hay áp đặt) là quy luật tất nhiên nhưng hội nhập chứ không hòa tan, tiếp thu một cách có chọn lọc đó còn phải phụ thuộc vào bản lĩnh hay bản sắc văn hóa. Nghìn năm Bắc thuộc, gần 1 thế kỷ đô hộ của Thực dân Pháp không thể đồng hóa được văn hóa Việt Nam, ngược lại người Việt lại tiếp thu những giá trị của 2 nền văn hóa lớn của nhân loại để làm giàu, phong phú cho văn hóa bản địa, làm nảy sinh các thành tựu văn hóa, danh nhân văn hóa, đặc biệt xuất hiện trong nền văn hóa nước nhà các danh họa, điêu khắc gia có các tác phẩm tạo nên nền mỹ thuật Việt Nam đương đại thoát thai từ văn hóa truyền thống, văn hóa phương Đông kết hợp với tinh hoa mỹ thuật văn hóa phương Tây, cũng từ nơi đây hội họa sơn mài ra đời đã tạo nên một giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam (từ truyền thống và biến đổi của nghệ thuật, kỹ thuật sơn ta, tranh sơn ta). Trong xu thế mỹ thuật hiện nay, trong bối cảnh giao lưu, hội nhập quốc tế thì vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, tạo nên bản sắc là quan trọng, là sống còn. Chúng ta cần gìn giữ, tôn vinh giá trị của tranh sơn mài truyền thống để cho thế hệ sau thành tựu đặc sắc, thành quả của văn hóa Việt Nam. Tranh sơn mài tạo hình: Có thể nói rằng sự giao lưu văn hóa Trung Hoa, tranh sơn hình thành phát triển và sự giao lưu với văn hóa Pháp, các họa sỹ Việt Nam đã sáng tạo nên tranh sơn mài tạo hình. GS-TS Trần Văn Bính viết "Hội nhập hay giao lưu văn hóa là sự tiếp xúc giữa các hiện tượng văn hóa thuộc các vùng miền, giữa các quốc gia… Trong giao lưu, có thể là vô thức hoặc có ý thức, có thể là tự nguyện hay cưỡng bức. Nhưng dù gì đi nữa thì kết quả chủ yếu vẫn phụ thuộc vào bản lĩnh của các nền văn hóa dân tộc" [6, tr.23-24]. Khi tiếp xúc với họa sỹ Victor Tardieu, họa sỹ Nam Sơn - Nguyễn Vạn Thọ đề xuất ý tưởng mở trường dạy vẽ ở Việt Nam, w w w .k c t-bvhttdl.vn 176 khi họa sỹ Victor Tardieu đề xuất với Chính phủ Pháp, tất nhiên chính quyền thực dân đồng ý cho mở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương nhưng với ý tưởng là đào tạo ở xứ thuộc địa An Nam thợ vẽ. Nhưng với bản lĩnh dân tộc, từ đây một loạt danh họa xuất hiện Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tư Nghiêm, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Phan Chánh... các nghệ sỹ Việt Nam đã kết hợp lối tạo hình phương Đông với hình họa và viễn cận Phương Tây để tạo nên "phong cách Việt Nam, trường phái hội họa Hà Nội". Sơn ta được các họa sĩ Việt Nam sáng tạo trở thành chất liệu của hội họa, xuất hiện tranh sơn mài tạo hình một sản phẩm văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Trải qua lịch sử hơn 80 năm hình thành, đội ngũ họa sỹ Tranh sơn mài ngày càng phát triển, thế hệ sau kế tiếp thế hệ trước. Chúng ta có thể chia 5 thế hệ họa sỹ vẽ tranh sơn mài: Thế hệ thứ nhất: họa sỹ Mỹ thuật Đông Dương; thế hệ thứ hai: họa sỹ thời kỳ Chống Pháp và 10 năm đầu hòa bình lập lại ở miền Bắc; thế hệ thứ ba: họa sỹ thời kỳ chống Mỹ; thế hệ thứ tư: họa sỹ thời kỳ đổi mới; thế hệ thứ năm: họa sỹ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Qua các tác phẩm sơn mài tiêu biểu được lưu giữ tại Bảo tàng mỹ thuật, tại các cuộc TLMTTQ, Triển lãm khu vực, triển lãm chuyên đề, triển lãm quốc tế ta thấy được diễn trình phát triển của tranh sơn mài Việt Nam. Nói về tranh sơn mài mỹ nghệ, ta không nên nghĩ theo thói quen của một số người cho rằng tranh tạo hình ở "đẳng cấp" cao hơn, bởi vì mỗi một loại tranh đều có vẻ đẹp riêng, có ý nghĩa với xã hội, đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ của các tầng lớp khác nhau. Tranh sơn mài mỹ nghệ và tranh sơn mài tạo hình đều có chức năng, kỹ thuật thể hiện, khả năng biểu cảm riêng biệt. Tranh sơn mài mỹ nghệ kỹ thuật thể hiện được đề cao, nghệ nhân thường phô diễn kỹ thuật điêu luyện tinh xảo của nghề sơn mài, đề tài thường theo những mẫu nhất định, bình dị, dễ hiểu, tính trang trí được đề cao. Nhiều nghệ nhân ở các làng nghề, hay công ty, hợp tác xã sơn mài mỹ nghệ đã thể hiện những tranh sơn mài cỡ lớn để tranh trí công sở, hội trường, nơi công cộng tạo cảnh quan vẻ đẹp trang trọng, tạo nên nét riêng của văn hóa vùng miền. w w w .khc mt-bvhttdl.vn 177 Trong quá trình phát triển tìm hiểu thực tế, thị hiếu người dân, nghệ nhân nâng cao sản phẩm bằng cách khai thác những đề tài mới, tìm cách thể hiện mới, thay đổi kỹ thuật, bổ sung chất liệu, giá cả phù hợp. Việc đưa sơn Nhật, sơn công nghiệp, sơn hạt điều là những đổi thay về chất liệu trong quá trình giao lưu hội nhập. Các chất sơn này khi vẽ tranh sơn mài mỹ nghệ người vẽ tiết kiệm thời gian, mau khô, không bị "ăn sơn" bảng màu phong phú, giá thành rẻ đáp ứng thị trường. Tuy vậy mặt hạn chế của các loại sơn này tạo cho bề mặt tranh bóng loáng, màu trơ, trông khô cứng không hồn, không bền dễ bị cong vênh v.v. trong khi tranh vẽ bằng chất liệu sơn ta vẽ bằng cách chồng nhiều lớp rồi mài, quá trình mài chính là vẽ, ngừng ở độ nào do trình độ điêu luyện của nghệ nhân, nghệ sỹ, làm công phu, tranh có độ thẳm sâu tinh tế. Tranh sơn mài mỹ nghệ có mặt trên thị trường trong nước, ngoài nước, mỗi loại chất liệu với sự tài tình của người sử dụng sẽ tạo cho tranh sự thích ứng. Cũng không nên kêu lên rằng đây là mặt trái của cơ chế thị trường! Mà nên nói rằng cơ chế thị trường, sự giao lưu, hội nhập về văn hóa đã giúp cho sự phát triển phong phú của chất liệu, phát huy sự sáng tạo của nghệ sĩ để tìm ra những tinh hoa mới. Tuy vậy, cần phải giúp làng nghề bảo tồn phương pháp, chất liệu truyền thống để làm tranh sơn mài. Tranh sơn mài tạo hình đi từ truyền thống, các họa sỹ tiếp thu đầu tiên là cách chế biến nhựa sơn, quy trình nghiêm ngặt nếu không nắm vững được chất liệu, cách chế tác thì đừng làm họa sỹ sơn mài! Bảng màu truyền thống của sơn mài rất hạn chế, từ sơn then, sơn cánh gián với những sắc nhị, sắc độ khác nhau, điều quan trọng là nghệ sĩ sử dụng như thế nào trong tác phẩm. Tranh sơn mài mỹ nghệ là vẽ theo mẫu, sản xuất hàng loạt; còn tranh sơn mài tạo hình do họa sỹ sáng tạo, với chất liệu đặc trưng được họa sỹ sắp xếp trong một tổ chức thẩm mỹ, thể hiện cái nhìn với hiện thực để mô tả với trái tim rung động, thổi hồn vào tác phẩm kết hợp tính dân tộc và hiện đại, quan trọng hơn là ý tưởng sáng tạo, chủ đề tư tưởng mang phong cách cá nhân không lặp lại. Bảng màu sơn mài được bổ sung gam màu lạnh thêm phong phú, ngoài việc cẩn, ghép vỏ trứng, vỏ trai, ốc, xà cừ hiện nay còn sử dụng cả vỏ dừa, cốt bằng composit. Trong điều kiện nào đấy họa sĩ vẫn dùng sơn Nam Vang, sơn Nhật, sơn w w w .khcnmt-bv ttdl.vn 178 Điều… để vẽ tranh, hay có người do bị lở sơn mà lại đam mê nghệ thuật sơn mài đành chấp nhận không dùng sơn ta, nhiều họa sỹ thấy nhựa sơn Phú Thọ do người dân khai thác đã bán cho tư thương Trung Quốc mà không khỏi xót xa chỉ lo mai kia vẽ tranh phải mua sơn ta chế sẵn từ Trung Quốc, Nhật Bản. Trong quá trình giao lưu hội nhập, trong sự khắt khe của cơ chế thị trường thì sự thay đổi là tất yếu. Như tác giả Nguyễn Văn Minh nhân định: "Sự phân hóa từ đồ sơn cổ truyền đến sơn mài ứng dụng và tranh sơn mài đã tạo nên diện mạo phong phú cho sơn mài Việt Nam. Chúng ta chấp nhận hiện thực sinh động này như một yếu tố ngoại sinh để làm động lực cho nguồn lực nội sinh tiếp tục và khẳng định". [44, tr.12-17] Quả vậy tranh sơn mài được vẽ theo lối truyền thống, chất liệu sơn ta thể hiện sự vượt trội hơn hẳn. Trong đội ngũ họa sỹ vẽ tranh và chuyên tranh sơn mài đa phần là tuân thủ, kế thừa người đi trước, họ làm vậy vì yêu vốn quý dân tộc, thấy được sự ưu việt của chất liệu và trên hết họ muốn bằng sự lao động sáng tạo, tác phẩm tranh sơn mài của mình tôn vinh nghệ thuật góp phần bảo tồn phát huy và làm giàu bản sắc văn hóa Việt Nam. 3.6. Tranh sơn mài - Quốc họa Việt Nam Xem xét tranh sơn mài Việt Nam ở khía cạnh thực trạng và phát triển ta thấy diện mạo của nghệ thuật sơn mài, tranh sơn mài Việt Nam có những giá trị quý giá tạo bản sắc văn hóa, có bề dày lịch sử, góp phần nâng cao vị thế mỹ thuật Việt Nam là di sản văn hóa dân tộc. Cố Nhà Phê bình mỹ thuật Thái Hanh sinh thời rất yêu quí, tâm đắc với tranh sơn mài, ông đau đáu một điều: "Đã đến lúc không chỉ có nhận thức mà cần phải thực sự hành động, mà trước hết cần phải có sự thống nhất khẳng định vị thế của tranh sơn mài là "Quốc họa", là loại tranh chính thống, là đặc sản nghệ thuật tiêu biểu nhất của nền hội họa quốc gia". Triển lãm tranh sơn mài Việt Nam tại Bắc Kinh (4/2011) và tại Tân Cương - Trung Quốc (9/2011) đã gây tiếng vang lớn. Trong bài phát biểu của Giám đốc Sở Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Tân Cương tại Lễ khai mạc "Triển lãm tranh sơn mài Việt Nam đương đại 2011" có đoạn: "Tranh sơn mài có thể nói là "Quốc họa" của Việt Nam. Công nghệ mài tranh rất phức tạp yêu cầu tuân thủ những nguyên tắc chặt chẽ đồng thời sử dụng những nguyên liệu màu sắc tự nhiên như Đen, Đỏ, Vàng, w w w .khcnmt-bv ttdl.vn 179 Trắng… tất cả hợp thành những bức tranh đẹp, một dòng tranh vô cùng ấn tượng, đồng thời đã trở thành niềm cảm hứng nghệ thuật độc đáo phương Đông…". [8, tr 6, 7] Họa sỹ sơn mài Nguyễn Quốc Huy đề nghị: "Trong bối cảnh xã hội ngày nay, với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa thì những giá trị tinh thần mang tính đặc sản địa phương, vùng miền luôn được đề cao và coi trọng. Đất nước càng phát triển, xã hội càng đi lên thì những giá trị mang tính truyền thống càng được đề cao và càng cần phải gìn giữ và phát triển. Tranh sơn mài truyền thống cũng có thể coi là một món ăn tinh thần đặc sắc của Việt Nam. Và chúng ta có quyền tự hào với những gì mà các lớp họa sĩ đi trước đã tìm tòi và biến sơn mài - chất liệu chỉ sử dụng trong mỹ nghệ và đồ thờ cúng thành một chất liệu quý, sang trọng, lộng lẫy, rựa rỡ và sâu thẳm, độc nhất vô nhị của nền Mỹ thuật Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới này họa sĩ đã có điều kiện để làm việc tốt hơn trước rất nhiều. Chính vì vậy họ vẽ nhiều hơn và vật liệu quý như vàng bạc để đầu tư cho tranh cũng nhiều hơn nên sự tìm tòi, thực hiện trong chất liệu và trong kỹ thuật đã được đẩy lên và phát huy rất mạnh… Và một lần nữa tôi lại xin đề cử cho sơn mài truyền thống Việt Nam là Di sản Văn hóa Thế giới. Rất mong là đề cử của tôi nhận thêm nhiều sự hưởng ứng của giới cũng như các nhà quản lý để một Nghệ thuật sơn mài Việt Nam được gìn giữ và phát huy rực rỡ". [25, tr. 22-23] Cách đây hơn 60 năm, khi mà nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam bắt đầu có những bước đi ban đầu đầy hứa hẹn, danh họa Tô Ngọc Vân đã tiên đoán: "… nhưng chưa một nước nào nghĩ đến tìm tòi, sử dụng nguyên liệu sơn một cách khác cổ truyền, phiêu lưu trong nghệ thuật sơn để tìm một con đường nào tăng phẩm gia mỹ thuật sơn bằng cách phát minh thêm khả năng của nó… Song từ 1931 trở đi, nhờ sự tìm tòi thiết tha của một số họa sĩ có tài bỏ SƠN DẦU để chuyên hẳn về SƠN TA, SƠN TA vượt được ra ngoài nơi cầm hãm, ngang nhiên trên đường bao la của hội họa, cứ phương trời xa lạ mà tiến. Từ cái tráp, chiếc guốc, nó vượt lên bức hội họa lồng khung quý giá, từ một phương tiện phụ thuộc làm tôn vẻ đồ vật, nó trở nên một phương tiện độc lập diễn đạt nổi tâm hồn người nghệ sĩ, một phương tiện phong phú lấn át cả SƠN DẦU - Quên dĩ vãng, SƠN TA đổi tên nhũn nhặn là SƠN MÀI. Thấy SƠN MÀI vừa xuất hiện, hầu hết giới nghệ sĩ Việt hoan w w w .khcnmt-bvhttdl.vn 180 nghênh. Họ thấy ở SƠN MÀI một kỹ thuật mới, sáng tạo do tay người mình thích hợp với thủy thổ nước mình, thuận tiện để diễn đạt những nhu cầu nghệ thuật của mình. Người ngoại quốc đến nước ta hoàn toàn hoan nghênh SƠN MÀI, coi nó là một phát minh mới nhất trong hội họa, và nhiệt liệt khuyến khích". … SƠN MÀI được điêu luyện trong tay người Việt Nam, sẽ trao như kỷ niệm của những người đã chiến đấu cho tự do, hòa bình, trao sang tay các nhà nghệ sĩ trong thế giới, góp một phần vào sự xây dựng một nền văn nghệ mới cho nhân loại". [66, tr 10 - 12] Xin nhắc lại câu nói của kiến trúc sư người Mỹ - Lisa Surprenant: "Việt Nam có một di sản nghệ thuật vô cùng độc đáo, đó là sơn mài. Tôi đã từng thăm Nhật Bản, Trung Quốc, Indonexia là những đất nước cũng có nghề sơn và cây sơn. Nhưng phải nói rằng cây sơn Phú Thọ đã ban tặng cho các nghệ sĩ Việt Nam một chất liệu có đặc tính hoàn toàn riêng biệt. Phú Thọ - một chấm nhỏ duy nhất trên bản đồ thế giới. Thế mạnh đó lại được tâm hồn các nghệ sỹ Việt Nam nâng lên thành một chất liệu hội họa độc đáo trên thế giới mà Nhật Bản và Trung Quốc chưa làm được, các bạn hoàn toàn có quyền tự hào, nên tôn vinh tranh sơn mài là Quốc họa của Việt Nam và đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới …". Vậy chúng ta còn chờ gì nữa! v.v. và v.v. Tranh sơn mài Việt Nam do Người Việt Nam sáng tạo trên cơ sở nghệ thuật truyền thống dân tộc, kết hợp lý thuyết tạo hình phương Đông - phương Tây trở nên một giá trị nghệ thuật đặc trưng của Việt Nam, tạo cho Mỹ thuật Việt Nam một sắc thái mới, bản sắc và tiên tiến hiện đại. Tranh sơn mài Việt Nam xứng đáng là "Quốc họa Việt Nam". Chúng tôi tha thiết đề nghị Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị UNESCO công nhận Tranh sơn mài Việt Nam là Di sản Văn hóa Thế giới (Hiện nay Tranh dân gian Đông Hồ đã được lập Hồ sơ đề nghị). 3.7. Các giải pháp, đề xuất, kiến nghị để khôi phục, chấn hưng, phát triển nghề sơn ta cổ truyền, mỹ nghệ sơn mài đích thực, tranh sơn mài truyền thống Việt Nam w w w .khcnmt-bvhttdl.vn 181 Nghiên cứu thực trạng và phát triển của tranh sơn mài - Quốc họa Việt Nam chúng ta thấy tự hào về sáng tạo của các bậc tiền bối và thấy trách nhiệm của thế hệ sau cần phải bảo tồn, phát huy di sản văn hóa không để mai một. Chúng ta cần chú trọng các vấn đề sau: 3.7.1. Bảo tồn và phát huy chất liệu truyền thống Qua thử thách của thời gian, những công trình được thể hiện, được thi công bằng chất liệu, kỹ thuật sơn ta truyền thống, sơn mài đích thực thì quả tình chất liệu này đã chứng tỏ giá trị lâu bền mà khó có chất liệu nào sánh nổi. Chất sơn ta, chất sơn Phú Thọ vừa tạo ra bản sắc nghệ thuật tuyệt vời lại vừa bảo vệ lớp cốt, vóc bên trong được lâu bền. Rất nhiều tác phẩm sơn ta như tranh thờ, ngai, kiệu, cửa võng, hoành phi, câu đối, tượng thờ. Và các đồ mỹ nghệ khác đã tồn tại nhiều thế kỷ nay, bất chấp điều kiện khí hậu và thời tiết khá khắc nghiệt tại xứ sở nhiệt đới này. Do điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu nên giống cây sơn ở vùng trung du Phú Thọ đã cho chúng ta một loại nhựa sơn tốt vào bậc nhất thế giới. Những năm gần đây, các cơ sở đổ xô đi dùng sơn Polisai, sơn điều, sơn Nam Vang, dầu bóng toa … nên diện tích trồng cây sơn lại bị thu hẹp lại, chuyển đổi cây trồng. Khi nghề sơn truyền thống, sơn mài mỹ nghệ được chấn hưng, phát triển thì lượng sơn Phú Thọ phải sử dụng sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Kế sách này cũng phải lo toan cho sớm bởi trồng cây sơn không thể "Một sớm một chiều" mà có thể thu hoạch được nhựa sơn. Bên cạnh việc lo đến thứ nguyên liệu chính và quan trọng nhất là nhựa sơn, cũng cần có những nghiên cứu khoa học để phát hiện ra những nguyên vật liệu mới dùng cho sơn mài truyền thống. Nhà nước cần có vùng quy hoạch cho việc trồng cây sơn. Đặc biệt là cây sơn Phú Thọ, cây sơn Phú Thọ từ lâu đã là loại sơn rất tốt và đã cung cấp nguyên liệu sơn cho các làng nghề có nghề sơn mài truyền thống. Có chính sách thỏa đáng với nghề trồng cây sơn, người trồng sơn có thể sống được bằng nghề của mình. Có như vậy thì nghề trồng cây sơn mới phát triển trở lại như trước đây. Hiện nay các nghệ nhân, họa sĩ muốn mua một lạng sơn tốt để vẽ rất là khó, có mua được cũng rất đắt. Thực chất mà nói một khi làng nghề đã bị thu hẹp, sơn sản xuất ra cũng không có nơi tiêu thụ. Do vậy mà diện tích trồng sơn ở Phú w w w .khc mt-bvhttdl.v 182 Thọ đã bị thu hẹp dần giống sơn tốt, thay vào đó là giống sơn trắng có năng suất cao cho mủ nhiều, loại sơn này thường xuất sang thị trường Trung quốc. Một điều trớ trêu thay là sau khi doanh nghiệp Trung quốc mua về họ chế biến thành sơn chín xong quay trở lại Việt Nam bán cho chính quốc gia trồng ra cây sơn đó. Họa sĩ và những người làm nghề sơn phải mua về dùng, chẳng còn cách nào khác họa sĩ, nghệ nhân chúng ta vẫn phải dùng một thứ sơn kém hơn nhiều loại sơn tía đã có và trồng nhiều trước đây. Cũng vì lợi ích kinh tế trước mắt mà người trồng sơn đã bỏ đi giống sơn quý giá đó. Để lấy lại thương hiệu sơn mài truyền thống Việt nam, gìn giữ và bảo tồn nghề vẽ sơn mài không những chỉ dựa vào Nhà nước, mà phải xã hội hóa, phải những doanh nghiệp biết khai thác nghề trồng sơn quý giá này. Có như vậy thì may ra mới phục hồi nghề trồng cây sơn, để phát triển nó phải có chính sách phù hợp. Kết hợp giữa trồng rừng với khai thác nguyên liệu, thúc đẩy xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. cùng đưa các làng nghề phát triển, trong đó có nghề vẽ sơn mài. Không phải gần đây người Trung Quốc mới "dòm ngó" tới kỹ thuật, chất liệu của sơn mài Việt Nam mà từ những thập kỷ 50, 60 của thế kỷ XX họ đã cử chuyên gia sang tìm hiểu, học tập về sơn mài của Việt Nam. Những năm gần đây kỹ thuật sơn mài, hội họa sơn mài ở khắp các địa phương của Trung Quốc phát triển rất rầm rộ và hiệu quả cao. Người Nhật Bản cũng rất chú ý đến sơn mài Việt Nam, điển hình là việc nữ họa sĩ Nhật Bản Saeko - Ando rất say mê và "quên mình" với chất liệu sơn mài Việt Nam. Gallery "Cây sơn" trên đường Nghi Tàm (Hà Nội) đã thu hút rất nhiều học viên nước ngoài đến học tập, nghiên cứu về sơn mài đích thực. Saeko tâm sự: "… Tôi đã đi nhiều nước nhưng không có duyên, như gia đình tôi nói: Chắc kiếp trước Saeko là người Việt Nam … Đa số họa sĩ Việt Nam vẽ sơn mài vì dễ bán hay vì đây là đặc sản của Việt Nam nhưng không nhiều người hiễu kỹ về sơn mài. Người giỏi, có kinh nghiệm về sơn mài thì lại thường không biết ngoại ngữ. Một vấn đề nữa, Việt Nam đến bây giờ vẫn chưa có điều kiện nghiên cứu khoa học sâu về sơn mài, chẳng hạn như về chất sơn …". Một số người Nhật sang Việt Nam là đến thẳng Gallery "Cây sơn" để học, để vẽ. Một tổ chức phi chính phủ của Nhật đang hợp tác với Saeko trong việc nâng cấp kỹ thuật sơn mài Việt Nam để xuất hàng sang Nhật. Riêng Saeko sẽ tổ chức triển w w w .khcnmt-bvhttdl.vn 183 lãm cá nhân tại Nhật. Có ai đó đã thốt lên rằng: Một lúc nào đó chính người Việt sẽ phải học người Nhật về kỹ thuật sơn mài Việt Nam! ? Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu chúng ta "đang tâm" để cho một ngành nghề, một chất liệu vô cùng quý giá này mai một đi sẽ là một tội lớn đối với Tổ tiên dân tộc. Liệu chừng mai sau các con cháu của chúng ta sẽ nghĩ thế nào khi lại phải cày cục đi học nghề này ở các nước khác! Khi có trong tay một vật gì đó, dù là bảo vật thì người ta hay xem thường nhưng đến khi bỗng nhiên bảo vật ấy mất đi thì mới thấy "đứt ruột, đứt gan" ra mà nuối tiếc. 3.7.2. Công tác đào tạo dạy nghề Có hai hình thức đào tạo, dậy nghề: a. Đào tạo truyền nghề: Những làng nghề truyền thống thì có người thợ cả đứng đầu, người này vừa có trình độ tổ chức sản xuất, thi công lại vừa có kỹ năng nghề nghiệp giỏi nhất. Những thành viên trong các phường nghề đều theo phương thức vừa làm, vừa học. Phương pháp truyền nghề "miệng nói tay làm" này cũng mang lại nhiều thành tựu đáng quý. b. Đào tạo ở nhà trường: Từ ngày có Trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương thì việc học nghề sơn ta, sơn mài mới đi vào bài bản chính quy. Từ ngày hòa bình lập lại 1954 việc đào tạo chuyên khoa sơn mài được Trường Mỹ thuật Việt Nam (Nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam) và Trường Mỹ nghệ (nay là Trường Đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội) đào tạo chuyên khoa sơn mài một cách bài bản, kỹ lưỡng. Nhiều họa sĩ thông thạo về kỹ thuật sơn mài và các nghệ nhân giỏi về nghề sơn được mời về để trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn chuyên khoa. Về sau công tác đào tạo chuyên khoa sơn mài có phần xem nhẹ. Các học viên, sinh viên vừa học, vừa mày mò, tìm tòi, khám phá. Xem ra mấy trường còn giữ được truyền thống đào tạo bài bản, kỹ lưỡng. Hiện nay có trường mỹ thuật đào tạo ngành này không được bài bản, sinh viên học chay là nhiều, thực hành ít, do vậy rất hạn chế về tay nghề. Do thiếu về người hướng dẫn có chuyên môn sâu, kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Đào tạo nghề sơn mài, hay nghề vẽ tranh sơn mài cũng như để bảo tồn lâu dài, sơn mài Việt Nam không chỉ riêng các cơ sở đào tạo làm được mà phải có sự hỗ trợ của các cơ quan w w w .k cnmt-bvhttdl.vn 184 chuyên ngành, cũng như các trường đào tạo mỹ thuật hoặc các họa sĩ tâm huyết với nghề vẽ tranh sơn mài truyền thống. Các trường Mỹ thuật có đào tạo về sơn mài truyền thống phải xây dựng đội ngũ giảng viên giỏi, liên kết với các nghệ nhân tại các làng nghề truyền thống để chung sức đào tạo ra những người thầy vững về chuyên môn, hiểu sâu về kỹ thuật sơn mài để chấn hứng về nghề sơn mài đang có nguy cơ bị thất truyền. Một khi nghề sơn ta cổ truyền, sơn mài mỹ nghệ nghề vẽ tranh sơn mài được quan tâm, được đầu tư, được chấn hưng thì cần rất nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân, thợ giỏi. Kế sách này phải sớm lo toan bởi không thể ngày một ngày hai mà có được một lực lượng hành nghề to lớn như thế. Song song với việc đào tạo và dạy nghề là phải có kế sách, khuyến khích sáng tạo ra những mẫu mã mới. 3.7.3. Chế độ chính sách đối với nghệ nhân, thợ giỏi Trong nghề sơn mài, nghệ nhân, thợ làm sơn, cốt, vóc rất quan trọng. Hiện nay nghề này đã có dấu hiệu bị mai một, một phần vì các nghệ nhân làng nghề đã già và qua đời gần hết, số người được gia đình truyền lại không nhiều, đa phần chuyển đổi sang nghề khác có thu nhập tốt sơn. Số ít còn lại muốn giữ lại nghề truyền thống gia đình thì cũng trong tình trạng lay lắt, do tình trạng giá cả vật liệu ngày một tăng cao cao không đủ chi phí sản xuất. Tóm lại với những lý do trên dẫn đến nguy cơ có thể xóa sổ nghề làm vóc sơn mài truyền thống mà bao đời các thế hệ nghệ nhân đã tạo dựng nên. Nghề sản xuất bạc quỳ, vàng quỳ, son và các phụ liệu khác, vật liệu dụng cụ chủ yếu của nghề vẽ sơn mài (như dụng cụ mo, thép …) cũng ở tình trạng khó khăn do nguyên liệu đắt đỏ, lương thợ thấp, nhu cầu cuộc sống tăng cao v.v. Do vậy để duy trì sản xuất quy mô lớn như trước kia bị giảm dần. Vật liệu son cũng vậy, chỉ còn 1 nghệ nhân nay Cụ đã truyền nghề cho con nhưng son làm ra chất lượng chưa đạt (Cụ lại không muốn bán công thức chế tác), một số người thử làm son nhưng chưa như ý … (Một thông tin đáng mừng là ở Kiêu Kỵ - Gia Lâm - Hà Nội nơi có nghề truyền thống làm vàng quỳ, bạc quỳ đã có người đầu tư để vực dậy nghề - Thông tin này đã được Đài phát thanh truyền thông). Ở nhiều nước, nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, nghệ nhân và thợ giỏi rất được ưu ái, đề cao và bảo trợ. Đối với những nghệ nhân tiêu biểu cho các ngành nghề w w w .khc mt-b httdl.v 185 truyền thống độc đáo và đặc sắc thì được Nhà nước trả lương rất cao. Số tiền tài trợ này có thể mở những xưởng nghiên cứu, sáng tác và thử nghiệm để phát triển, nâng cao chất lượng của ngành nghề, có thể mở các lớn dạy nghề cho những học viên có tâm huyết với nghề tổ với tấm lòng "tôn sư trọng đạo". Những nghệ nhân tiêu biểu luôn được tổn vinh là "Tài sản văn hóa sống của quốc gia, của dân tộc" và họ cũng xứng đáng như vậy. Ở Việt Nam xưa kia, những nghệ nhân tài giỏi cũng được trọng vọng, được phong tước "cửu phẩm" miễn trừ phu phen tạp dịch. Ngay thời Pháp thuộc, nghệ nhân nổi tiếng Đinh Văn Thành rất điêu luyện, tinh thông trong nghề sơn ta truyền thống, đã được mời về dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Nghệ nhân Đinh Văn Thành đã được cử sang Paris (Pháp) dự triển lãm, mang theo dụng cụ, đồ nghề để "biểu diễn", thao tác những kỹ xảo của nghề sơn ta và sơn mài của Việt Nam. Từ ngày hòa bình lập lại (sau 1954) nghệ nhân Đinh Văn Thành lại được mời về dạy nghề tại trường Mỹ Nghệ (nay là Trường Đại học mỹ thuật Công nghiệp). Nói về nghệ nhân Đinh Văn Thành, họa sĩ Lê Quốc Lộc đã nhận xét và đánh giá: "… Bác Đinh Văn Thành vốn là người ưa tìm tòi, cải tiến. Suốt cả cuộc đời, bác luôn chú ý nâng cao tay nghề, cách chế biến sơn làm sao cho thật tốt. Bác hay nói tới lương tâm nhà nghề, bác cho rằng có lương tâm lại yêu nghề thì công nghệ sẽ tiến. Còn kẻ bất lương, thích làm giả dối để kiếm tiền là mạt nghệ … Bác Đinh Văn Thành thật xứng đáng với danh hiệu Người Nghệ nhân chân chính. Qua các thứ mỹ nghệ mà bác cho xem, mỗi thứ đều xứng đáng được gọi là tác phẩm. Nó vượt lên trên thứ hàng gọi là thủ công bình thường. Nhìn từng sản phẩm do bác tạo ra, thấy được công phu lao động rất kỳ công, kỹ từ trong cốt cách, từ nước sơn đến tạo hình, tạo dáng và trang trí., đó là tiêu chuẩn để mỹ nghệ sơn mài của nội địa hay xuất khẩu phải noi theo. Làm sao cho đồ thủ công mỹ nghệ sơn mài cũng được tín nghiệm như trong lĩnh vực sơn mài của nghệ thuật tạo hình … Nghệ nhân Đinh Văn Thành luôn suy nghĩ về nghề, luôn sáng tạo và đã được kết nạp vào Hội Mỹ thuật Việt Nam từ đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước …". Thời bao cấp, những cơ quan chức năng cũng rất quan tâm, giúp đỡ, tôn vinh các nghệ nhân. Liên hiệp Xã trung ương, Cục Mỹ thuật Bộ Văn hóa, Hội Mỹ thuật Việt Nam cũng thường xuyên động viên, tạo điều kiện cho các nghệ nhân dồn tâm w w w .khc mt-bvhttdl.v 186 huyết cho nghề nghiệp. Nhiều nghệ nhân đã được cử đi nước ngoài để tham gia những hội chợ triển lãm để có điều kiện giao lưu, học hỏi kỹ năng và nghệ thuật của các nước khác. Nhiều nghệ nhân đã được tuyển chọn và tôn vinh "Nghệ nhân Bàn tay Vàng". Hiện nay, trong có chế thị trường, đội ngũ nghệ nhân nghề sơn truyền thống, sơn mài đích thực ngày một thưa vắng, họ không được trọng dụng như trước. Điều kiện để làm nghề chân chính bị ảnh hưởng vì thu nhập không đủ nuôi nổi bản thân nên hầu hết đã chuyển sang nghề khác, có thu nhập ổn định hơn. Chất liệu sơn ta truyền thống, sơn mài truyền thống không được đề cao. Chẳng có cơ quan chức năng nào chăm lo cho những "Tài sản văn hóa sống" này cả. Tìm đâu ra những nghệ nhân tâm huyết với nghề Tổ, có sự chuyên sâu, từng trải, có tài năng, kỹ năng điêu luyện như bác Thành, bác Số, bác Đoan ngày xưa. Cứ cái đà này, với sự xâm nhập của nguyên vật liệu ngoại lai thì dần dần nguy cơ thất truyền "Nghề Tổ" là điều có thể xảy ra. Con người là vốn quý nhất, các nghệ nhân, thợ giỏi là quan trọng bậc nhất của nghề truyền thống. Nếu không có chế độ, chính sách, sự bảo trợ xứng đáng và chiến lược cụ thể đối với các nghệ nhân, thợ giỏi thì vài thập kỷ nữa nếu có kịp nhận ra thì cũng đã quá muộn, nếu cố vớt vát thì cũng chẳng còn được bao nhiêu. Những nghệ nhân giỏi, tài ba thường thường đã ở tuổi "Xưa nay hiếm". Họ không thể "đợi" đến vài ba chục năm nữa đâu! 3.7.4. Nghiên cứu khoa học và công nghệ Vấn đề này đã có nhiều người đề xuất từ hơn nửa thế kỷ nay rồi nhưng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính nên việc nghiên cứu cứ bị "thả nổi", "việc ai người ấy làm" có người còn nói quá lên là "cha chung không ai khóc". Mục tiêu của công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ là phải giải quyết, khai thông được những trở ngại của chất liệu mà chủ yếu là chất sơn ta. Nhưng mặt khác lại phải giữ nguyên được những tính chất ưu việt, đặc sắc của chất liệu cổ truyền. Tại sao nhiều người, nhiều nơi đang chuyển dần sang dùng nguyên vật liệu ngoại nhập?. Đơn giải vì nó rẻ hơn, dễ điều khiển, sử dụng hơn. Nhưng so với chất liệu cổ truyền thì làm sao chất lượng có thể so được. Tại sao lại lơ là với một chất liệu rất quý này! w w w .k c mt-bvhttdl.vn 187 Các cơ quan chức năng nếu để tâm chắc chắn là sẽ rất tốt bởi trình độ của các nhà khoa học Việt Nam thừa sức có thể làm được việc này. Mặt khác để quan tâm, việc này kinh phí đầu tư không phải quá lơn, thấm tháp gì so với nhiều "lễ hội" mang tính bề nổi đã được tổ chức. Những năm qua, nhiều cơ sở sản xuất cũng áp dụng một số công nghệ mới vào nghề cổ truyền nhưng chưa thành công. Nhiều nơi dùng máy để đánh sơn, ngả sơn nhưng tiếc thay chất lượng sơn then, sơn cánh gián làm bằng máy (tuy thời gian được rút ngắn hơn một nửa) không thể tốt được bằng lối làm thủ công. Có nhiều nơi dùng máy phun sơn, rất nhanh mà lại đều, mịn. Nhưng máy phun son chỉ có thể dùng cho sơn Nhật, dầu bóng thôi chứ sơn ta thì không phun được. Việt Nam cần nghiên cứu để khắc phục được tình trạng người sử dụng chất sơn ta hay bị sơn ăn (lở sơn), khắc phục được tình trạng sơn khó khô (phải cho vào buồng ủ mới khô), khắc phục được tình trạng khi pha sơn với màu thì hầu hết các loại màu đều bị "chết", bị biến sắc, xỉn đi… Bên cạnh đó còn có những khâu chế biến, gia công những vật liệu khác dùng cho nghề sơn như chế biến các loại son, các loại vàng quỳ, bạc quỳ … Cũng cần áp dụng công nghệ tiên tiến thì mới hạ giá thành được. Mục tiêu cuối cùng của công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người sử dụng chất liệu nhưng lại phải giữ được những đặc tính ưu việt, độc đáo và huyền bí của chất liệu sơn mài Việt Nam, đồng thời phải nhằm được mục tiêu hạ giá thành cho các nguyên vật liệu. 3.7.5. Vai trò của Quản lý Nhà nước Yếu tố này mang tính chất quyết định. Chỉ có Nhà nước với các bộ, ban, ngành chức năng mới đủ tiềm lực và quyền hạn khai thông những bế tắc, lệch lạch hiện nay. Nếu không có sự chỉ đạo, tổ chức, đầu tư chiều sâu, bảo trợ, nghiên cứu, sáng tác và tiêu thụ tác phẩm, sản phẩm thì tình trạng "thả nổi" vẫn sẽ tồn tại và phát triển. Giai đoạn "hoàng kim" của nghề sơn ta truyền thống, thủ công mỹ nghệ sơn mài đích thực lại được nở rộ trong thời bao cấp. Tất nhiên chúng ta không thể quay lại các mô hình, phương thức của thời bao cấp; trong cơ chế thị trường, trong xu thế giao lưu, hội nhập quốc tế chúng ta muốn bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền w w w .kh nmt-bvhttdl.vn 188 thống độc đáo và đặc sắc này thì cần có chiến lược lâu dài. Nhà nước phải trở thành một "bà đỡ" hào phóng và thiết thực. Chỉ có Nhà nước với các bộ, ban, ngành chức năng mới làm nổi những việc về chỉ đạo tổ chức một hệ thống đồng bộ về đào tạo, sản xuất và đầu ra cho nghề làm tranh sơn mài, thủ công mỹ nghệ sơn mài truyền thống. Chỉ có Nhà nước mới tổ chức nổi những cuộc thi, triển lãm để động viên lực lượng, mới có được những chế độ chính sách đối với nghệ sĩ, nghệ nhân, thợ giỏi. Chỉ có Nhà nước mới có thể thành lập được một số tổ chức (như Tổng công ty chẳng hạn) để có một bộ máy hoàn chỉnh chăm lo các lĩnh vực: đào tạo, nghiên cứu khoa học, sáng tác và thể nghiệm mẫu mã mới, kỹ thuật mới, giới thiệu sản phẩm, ký kết các hợp đồng tiêu thụ tác phẩm, sản phẩm với các nước trên thế giới. Trước mắt có thể chịu thiệt, chịu lỗ nhưng về lâu về dài chúng ta sẽ được những cái lớn là khôi phục, chấn hưng một ngành nghề mang bản sắc dân tộc Việt Nam, vô cùng độc đáo, đồng thời khuyến khích, khôi phục những làng nghề và giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động vốn có những "bàn tay vàng" từ xa xưa. Chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước, sự tự do phát triển ngành nghề tạo điều kiện thuận lợi nhưng cần phải có chính sách phù hợp, có tính định hướng tránh tình trạng "thả nổi", cạnh tranh không lành mạnh của thị trường (có vấn đề cần bao cấp vẫn phải được Nhà nước đầu tư). 3.7.6. Một số đề nghị khác - Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, tổ chức các cuộc hội thảo các cấp. - Đưa các thông tin nghề nghiệp, giới thiệu tranh sơn mài, làng nghề sơn mài, triển lãm sơn mài … truyền thông tin các phương tiện thông tin đại chúng để cho người dân tiếp cận, hiểu biết, yêu thích nghệ thuật sơn mài - một giá trị đặc sắc của mỹ thuật, văn hóa Việt Nam. - Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của làng nghề, xưởng sáng tác, Bảo tàng … để phát triển văn hóa, du lịch gọi là những "Địa chỉ Văn hóa" (lấy làng sơn mài Hạ Thái - Duyên Thái - Thường Tín - Hà Nội để bảo tồn). - Nghiên cứu, tổng hợp, lưu giữ, phổ biến công nghệ và nguyên vật liệu truyền thống bên cạnh đó cần nghiên cứu đánh giá những cải tiến, nguyên vật liệu mới. w w w .k c mt-bvhttdl.vn 189 - Khi tổ chức trưng bày tác phẩm có thể phân rõ các tác phẩm thể hiện theo truyền thống và các tác phẩm tìm tòi mới (cần có phân tích, đánh giá), các giải thưởng cũng phân chia như vậy để người xem có khái niệm. - Tập hợp đội ngũ tác giả chuyên sâu về sơn mài (nghệ nhân, họa sĩ) để thành lập "Hiệp hội Tranh sơn mài Việt Nam". - Nhà nước đầu tư mua tác phẩm tranh sơn mài cho Bảo tàng Mỹ thuật, cho các công sở của trung ương và địa phương. - Thành lập Bảo tàng Văn hóa sơn và tranh sơn mài Việt Nam tại tỉnh Phú Thọ hoặc ở Bảo tàng Hà Nội (mới xây). - Giúp Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam lập lại Xưởng sơn ta (đã có từ Trường CĐMTĐD) và chế tác son (một chất liệu cơ bản để vẽ tranh sơn mài). - Đưa kiến thức về sơn mài, tác giả tác phẩm sơn mài nổi tiếng vào chương trình phổ thông (dưới dạng bài đọc, bài văn hoặc câu chuyện mỹ thuật trong chương trình mỹ thuật). Một lần nữa chúng tôi tha thiết đề nghị Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch đề nghị UNESCO công nhận Tranh sơn mài Việt Nam là "Di sản văn hóa Thế giới". w w w .khcnmt-bvhttdl.vn 190 KẾT LUẬN Tranh sơn mài Việt Nam có lịch sử gần một thế kỷ. Với vẻ đẹp riệng biệt ẩn chứa tài năng, tâm hồn, sáng tạo của người Việt Nam đã tạo nên giá trị đặc sắc của Văn hóa góp phần đưa mỹ thuật Việt Nam có vị trí trong mỹ thuật khu vực và thế giới. Nghiên cứu Tranh sơn mài Việt Nam thực trạng và phát triển cho chúng ta thấy được lịch sử văn hóa sơn Việt Nam trong sự tương đồng và khác biệt với các nước láng giềng, cùng Châu lục để thấy được sự ảnh hưởng lẫn nhau, thấy được tinh hoa văn hóa trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác để tạo nên bản sắc văn hóa. Trong quá trình vận động và phát triển đã có những phát kiến, những sáng tạo làm nên những điểm son chói sáng, một trong những điểm sáng đó là Tranh sơn mài Việt Nam. Trên bình diện của vấn đề nghiên cứu đó là: Những vấn đề khái quát, thực trạng, xu hướng thẩm mỹ và sự phát triển của tranh sơn mài Việt Nam trong bối cảnh văn hóa giao lưu, hội nhập. Đề tài đã triển khai đề cập đến một số khía cạnh để tạo nên cái nhìn tổng thể về tranh sơn mài Việt Nam: - Tìm hiểu sự ra đời của nghệ thuật độc đáo này với vai trò lịch sử của Trường CĐMTĐD. - Qua diễn trình lịch sử chúng ta thấy tranh sơn mài mỹ nghệ, tranh sơn mài tạo hình - 2 dòng chảy từ một nguồn của mỹ thuật dân tộc đã có những chuyển biến, thăng trầm để tạo nên lịch sử bởi những chuỗi tác giả, tác phẩm (và những sản phẩm liên quan đến sơn mài). - Việc người dân tiếp cận, hiểu biết, yêu thích tranh sơn mài của chính người mình sáng tác đến đâu. Thông tin trong và ngoài nước đánh giá tranh sơn mài Việt Nam cho ta thấy giá trị độc đáo của loại tranh sử dụng chất liệu dân tộc này. - Qua việc khảo sát về cách thể hiện, phương pháp sáng tác, xu hướng thẩm mỹ chúng ta thấy được sự phát triển, thấy được những chuyển biến trong lịch sử tranh sơn mài nói riêng, trong mỹ thuật nói chung, thấy rằng tranh sơn mài đã góp phần tạo vị trí cho mỹ thuật Việt Nam, góp phần bảo tồn bản sắc trong bối cảnh văn hóa giao lưu hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa. - Để trao truyền nghệ thuật được tôn danh là "Quốc họa Việt Nam" cho các thế hệ kế tiếp, để "ngọn lửa" sáng tạo được tiếp sức mãi mãi thì vấn đề đào tạo vô cùng w w w .khc mt-bv ttdl.vn 191 quan trọng đó là đội ngũ thày và trò của họa sĩ, nghệ nhân, sinh viên, thợ, nguyên liệu để làm nghề … là những mối quan hệ cho nghề phát triển. Kỹ thuật và nghệ thuật của sơn mài truyền thống còn ẩn giấu những tiềm năng kỳ diệu và vô hạn. Chúng ta đâu phải đã đi đến tận cùng của sự khám phá, sáng tạo. Sứ mệnh tiếp thu và phát triển "kho báu" này đang đặt lên vai những thế hệ hôm nay. Những thành tựu rực rỡ, những tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật sơn mài đã chứng tỏ và khẳng định khả năng diễn tả tuyệt vời đối với mọi đề tài, mọi phong cách nghệ thuật. Cái óng ả, sâu trầm mà lộng lẫy cùng với sự bền chắc bất chấp mọi điều kiện thời tiết, khí hậu, môi trường và thời gian … hỏi ai mà không ngưỡng mộ! Làng nghề sơn truyền thống nơi giữ gìn những nét văn hóa, những di sản văn hóa về con người về nghề nghiệp thật đáng trân trọng. Bảo tồn, tôn vinh làng nghề sơn mài truyền thống cũng góp phần phát triển văn hóa kinh tế, du lịch. Để khôi phục, chấn hưng, phát triển nghề sơn ta cổ truyền, mỹ nghệ sơn mài, tranh sơn mài thì các vấn đề như nguồn nguyên liệu, chất liệu / Công tác đào tạo dạy nghề / Chế độ chính sách đối với nghệ nhân, thợ giỏi / Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ / Công tác Quản lý Nhà nước … rất liên quan để giúp việc bảo tồn và phát triển Tranh sơn mài Việt Nam. Những thành quả, kỹ năng, sáng tạo tuyệt vời về chất liệu và nghệ thuật sơn mài là do biết bao tâm huyết, tài năng của những người đi trước đã dày công khai phá, tìm tòi, đúc kết … mà có. Ví thử một ngày nào đó, do sự thờ ơ, vô trách nhiệm của chúng ta mà thành quả này, vốn quý này lại được "trao sáng tay" những quốc gia khác mà họ thực sự biết đầu tư thích đáng, khai thác triệt để, biến thành thế mạnh và lợi ích lớn lao của họ? Lúc đó, chắc chắn rằng, những chủ nhân của di sản cực kỳ quý báu này sẽ phải vô cùng, nuối tiếc!. Tin tưởng bản lĩnh của "Văn hóa Việt" những người Việt Nam chúng ta có những quyết sách bảo vệ Di sản văn hóa của mình. Chúng tôi hy vọng những công sức của cá nhân và tập thể thực hiện Đề tài "Tranh sơn mài Việt Nam - Thực trạng và Phát triển" sẽ là một hành động để bảo tồn, tôn vinh Tranh sơn mài - nghệ thuật sáng tạo của Người Việt Nam. Tranh sơn mài Việt Nam, Di sản văn hóa Việt Nam; hy vọng gần đây sẽ được tôn vinh là Di sản Văn hóa Thế giới. w w w .khcnmt-bvhttdl.vn 192 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Mai Anh (2011), Nghệ thuật sơn mài với cuộc sống hiện đại, T/CMT, số 219, tr.19-21. 2. Đặng Mai Anh (2011), Vật liệu Compozit với nghệ thuật sơn mài, T/C NCMT số 1 (37). 3. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 30 năm, 1966 - 1996 (1996), Kỷ yếu Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. 4. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 45 năm, 1966 - 2011 (2011), Kỷ yếu Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. 5. Văn Bảy (2009), Chưa có khoa tu sửa, phục chế nghệ thuật, báo Văn hóa Thể thao số 70, tr.18. 6. Trần Văn Bính (2001), Văn hóa Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế … T/CDSVH 3 (28), tr.23-24. 7. Trần Thị Biển (2002), Sơn mài truyền thống và sự phát triển, Kỷ yếu hội thảo “Sơn ta và nghề sơn truyền thống Việt Nam”, Trường ĐHMTHN, Hà Nội, tr.115-120. 8. Hạnh Chi (2011), "Quốc họa" Việt Nam tại Tân Cương, Trung Quốc - Đ/S.MTNA số 4, tr.6-7. 9. Nguyễn Văn Chiến (2003), Xác định đặc trưng sáng tạo mỹ thuật ứng dụng để phát triển, T/C NCMT số 1 (5), tr.3 - 11. 10. Nguyễn Văn Chiến (2003), Dạy và học với đào tạo mỹ thuật - T/CNCMT số 3 (7), tr.11-15. 11. Nguyễn Thị Chỉnh (2008), Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, Nxb ĐHSP, tr.170-172. 12. Trần Khánh Chương (2008), Đôi nét về triển lãm tranh sơn quốc tế tại Phúc Kiến - Trung Quốc - T/CMT số 184, tr.26-29. 13. Trần Khánh Chương (2012), Sách Mỹ thuật Hà Nội thế kỷ XX, Nxb MT 14. Nguyễn Văn Chuyên (2009), Tranh sơn mài một không gian độc đáo, T/CNCMT số 189, tr.18- 19. 15. Phạm Đức Cường (2005), Kỹ thuật sơn mài, Nxb VHTT. w w w .khcnmt-bvhttdl.vn 193 16. Hoa Cương, Quang Việt (2002), Văn Bình một cá tính trong NT Sơn mài truyền thống,T/CMT số 56 (41), tr.25 - 26. 17. Nguyễn Thanh Giang (2010), Thuật ngữ "Sơn mài Việt Nam" - những vấn đề nghệ thuật, T/CMT số 211, tr.15 - 16. 18. Thái Hanh (2006), Hãy nâng tầm vị thế tranh sơn mài, T/CNCMT số 4 (18), tr.3 - 5. 19. Bảo Hân (2008), Sơn ta từ nghệ thuật trang trí đến nghệ thuật tạo hình, T/CMT số 183. 20. Trang Thanh Hiền (2008), Sơn mài VN đi giữa truyền thống và hiện đại, T/CNCMT số 4 (18), tr.6 - 10. 21. Viết Hiền (2009), "Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ" một kiệt tác của hội họa Việt Nam - T/CTCDL - SK, số 226, tr.21. 22. Nguyễn Đức Hòa (2011), Lịch sử các TL MTTQ (17 kỳ từ 1945 đến 2010) Sách MT 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Nxb MT. Hội MTVN - Nxb MT, tr.311- 328. 23. Hội họa sơn mài Việt Nam (2006), Nxb MT, Hà Nội. 24. Lê Huyên (2003), Nghề sơn cổ truyền Việt Nam, Nxb MT, Hà Nội. 25. Nguyễn Quốc Huy (2006), Sơn mài - Di sản văn hóa thế giới tại sao không?, T/CMT số 156 (96), tr.22-23. 26. Nguyễn Lan Hương (2001), Thực trạng và những vấn đề … phát triển nghề sơn quang dầu ở Cát Đằng, T/CVHDG, số 1, tr. 47-54. 27. Nguyễn Lan Hương (2009), Nghề sơn quang Cát Đằng - Luận án tiến sĩ văn hóa học, MS: 62317005, TV Viện NCVH. 28. Nguyễn Lan Hương (2007), Mấy suy nghĩ về phát triển các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống Việt Nam, T/C Đông Nam Á số 11, tr.66 - 72. 29. Nguyễn Thị Lan Hương (2008), Thực trạng và giải pháp của nghề sơn mài truyền thống, T/CNCMT số 3 (27). 30. Nguyễn Thị Lan Hương (2010), Sơn mài nghề thủ công truyền thống ở Nhật Bản, T/CNCMT số (33), tr.41-46. 31. Nguyễn Thị Lan Hương (2009), Vài nét khái lược về sơn mài Trung Hoa, T/CNCMT số 3 (31), tr.55-58. w w w khcnmt-bvhttdl.vn 194 32. Lê Thanh Hương (2007), Đôi nét về nghệ thuật sơn mài Việt Nam, T/CMT, số 172, tr.12 - 14. 33. Lê Thanh Hương (2011), Một số biến đổi chất liệu các sản phẩm sơn mài mỹ nghệ hiện nay, T/CMT, số 228, tr.11-13. 34. Laurent Colin (2006), Sơn mài hay lối mòn, T/CMT, số 154 (90), tr.15- 16. 35. Mai Đắc Linh (2006), Tranh sơn mài phù thủy ban đêm, T/CMT số 156 (91), tr.27. 36. Mai Đắc Linh (2011), Tranh sơn mài tồn tại hay không?, T/CMT 156 (91), tr.23-24. 37. Mai Đắc Linh (2011), Huyền thoại sơn mài Nhật Bản, T/CMT 156 (91), tr.25- 27. 38. Phạm Long (2010), Chủ nghĩa Hậu hiện đại: Cuộc khủng hoảng văn hóa không thể giải quyết, T/CMT số 211, tr.40-43. 39. Lời giới thiệu (1999), Nghệ thuật ASEAN bên thềm thế kỷ XXI, (Vựng tập triển lãm mỹ thuật ASEAN 1999 Philip Morris). 40. Nguyễn Thanh Mai (2008), Triển lãm tranh sơn mài Việt Nam, T/CNCMT số 4 (18), tr.11-17. 41. Vũ Tuyết Mai (2009), Nghệ thuật sơn Ryukyu, T/CNCMT số 2 (30), tr.65-70. 42. Đặng Thế Minh (1996), Bảo tàng mỹ thuật 30 năm hoạt động, T/CMT số 11, tr.16-19. 43. Nguyễn Văn Minh (2009), Nghề sơn mài ở Bình Dương, T/CDSVH số 4 (29), tr.57-60. 44. Nguyễn Văn Minh (2008), Nhận diện sơn mài truyền thống Việt Nam ra trong bối cảnh văn hoá giao lưu hội nhập, T/CMT số 189, tr.12 - 17. 45. Võ Nam (2008), Thăm chuyên khoa sơn mài Trường Đại học Mỹ thuật Phúc Châu, T/CTTMT số 21-22. 46. Nguyễn Đức Năng (2000), Về thủ công mỹ nghệ truyền thống ở Việt Nam hiện nay, T/CVHNT, số 08 (194), tr.65 - 68. 47. Trần Thị Quỳnh Như (2011), Ấn tượng tranh sơn mài Việt Nam trong triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2010, T/C DĐVNVN số 193. w w w .khcnmt-bvhttdl.vn 195 48. Trần Thị Quỳnh Như (2011), Đào tạo Nghệ sỹ mỹ thuật truyền thống cần thiết và khó khăn, T/CMT, số ….. 49. Nguyễn Xuân Nghị (2008), Nghề sơn truyền thống tỉnh Hà Tây - Luận án Tiến sĩ Văn hóa học - Thư viện Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, MS: 62317005. 50. Phoebe Scott (2011), Hiểu thêm về họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, T/CMT số 221, tr.37-41. 51. Chu Anh Phương (2011), Vài nét về màu sơn trong nghệ thuật sơn mài truyền thống, /TCMT 222, tr.39-41. 52. Trần Huy Quang (2002), Sơn mài Việt Nam đứng trước ngưỡng cửa của thiên niên kỷ thứ 3, Kỷ yếu: "Sơn ta và nghề sơn truyền thống Việt Nam, Trường ĐHMTHN, Hà Nội. tr.125-131 53. Phạm Côn Sơn (2004), Làng nghề truyền thống Việt Nam, Nxb VHDT. 54. Phúc Sơn (2010), Sơn mài và bước đầu thay đổi cảm xúc, T/CMT số 206, tr. 34- 35. 55. Sơn ta và Nghề sơn truyền thống Việt Nam (2002), Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Viện Mỹ thuật, NXBMT. 56. Trần Hậu Yên Thế (2011), Hoa sen trên bức cổ họa truyền thống và lịch sử, T/CMT số 222, tr.15-16. 57. Cao Trọng Thiềm (2011), Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX nhìn từ góc độ Bộ sưu tập của BTMTVN, Kỷ yếu 45 năm BTMTVN, Hà Nội, tr.28-31. 58. Trần Thức (2010), Tô Ngọc Vân người mở hướng tương lai sơn mài, nhà sư phạm, nhà lý luận nghệ thuật, T/CNCMT, số 4 (36), tr.74-77. 59. Thu Thủy (1999), Giao lưu mỹ thuật giữa các nước ASEAN qua Philip Morris, T/CMT số 21, tr.34. 60. Pham Cẩm Thượng (1996), Lời giới thiệu mỹ thuật Việt Nam tại cuộc thi Mỹ thuật ASEAN 1996, Vựng tập Triển lãm Mỹ thuật ASEAN 1996 (Philip Morris). 61. Vũ Từ Trang (2001), Nghề cổ nước Việt, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr.246.261. 62. Trần Trí (2007), Cuộc đối thoại của bảng màu sơn mài, T/CMT số 173, tr. 40- 44. 63. Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông (2007), Nxb Giáo dục. w w w khcnmt-bvhttdl.vn 196 64. Từ điển họa sĩ Việt Nam (2008), Nxb MT. 65. Thái Bá Vân (1997), Đôi nét về mỹ thuật đương đại Việt Nam, Vựng tập cuộc thi Mỹ thuật ASEAN 1997 (Tập đoàn Philip Morris tài trợ). 66. Tô Ngọc Vân (2006), Sơn mài, T/CMT số 156 (91), tr.10-12. 67. Đặng Thanh Vân (2002) Vài nét về lịch sử phát triển tranh sơn mài Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo "Sơn ta và nghề sơn truyền thống Việt Nam" Trường ĐHMTHN, Hà Nội, tr.105-108. 68. Đăng Thanh Vân (1999), Đôi nét về tiến trình phát triển của tranh sơn mài Viêt Nam, T/CVHNT, số 08 (182), tr. 65 - 67. 69. Đỗ Quốc Vị (2001), Báo động của nghệ thuật sau "Chủ nghĩa Hậu hiện đại" Đ/SMTNA số 4, tr.46-48. 70. Quang Việt (2009), Sự ra đời của tranh sơn mài, TCMT số 204, tr. 42-45. 71. Quang Việt (2009), Nghề sơn và đồ sơn ta cổ truyền trong cách nhìn của người Pháp, T/CMT số 203, tr.41-43. 72. Nguyễn Yêm (2002), Dạy nghệ thuật và kỹ thuật sơn mài truyền thống …, Kỷ yếu hội thảo "Sơn ta và nghề sơn truyền thống Việt Nam", Trường ĐHMTHN, Hà Nội, tr.185-188. 73. Nguyễn Hải Yến (2006), Tranh sơn mài Việt Nam, T/CMT số 156 (96), tr.20-21. w w w .khcnmt-bvhttdl.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftranh_son_mai_viet_nam_thuc_trang_va_phat_trien1_2141.pdf
Luận văn liên quan