Trẻ đường phố Việt Nam Những nguyên nhân truyền thống và những nguyên nhân mới, mối quan hệ giữa các nguyên nhân này trong nền kinh tế đang phát triển

Trẻ đường phố tại Việt Nam, một đất nước đang phát triển và hội nhập khá nhanh, xuất hiện do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm những nguyên nhân truyền thống như trẻ bị mồ côi, có cha mẹ ly dị và những nguyên nhân mới như nguyên nhân kinh tế. Trong bài viết này, các tác giả đã điểm lại định nghĩa và phân loại trẻ đường phố các nghiên cứu trước đây. Tình hình trẻ đường phố ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng được so sánh trong điều kiện thời gian thay đổi. Bài viết cũng nêu lên một cách phân loại trẻ đường phố mới dựa trên tiêu chí nguyên nhân và hoàn cảnh. Trong đó, nguyên nhân được phân thành gia đình tan vỡ, vấn đề nhận thức, và di cư kinh tế. Hoàn cảnh được phân thành những đảm bảo hiện tại và đầu tư cho tương lai. Bài viết cũng chỉ ra rằng nguyên những trẻ lang thang do nguyên nhân gia đình không hạnh phúc là nhóm trẻ khó hỗ trợ nhất trong khi đó thì nhóm trẻ di cư kinh tế lại luôn mong muốn được đi học và có một cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, xu hướng phát triển của trẻ lang thang lại luôn gặp những trở ngại và bị gián đoạn, thậm chí là lâm vào hoàn cảnh khó khăn hơn. Và vì không phải trẻ đường phố nào cũng giống trẻ đường phố nào, những can thiệp trợ giúp trẻ cũng cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu của từng nhóm trẻ.

pdf34 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2834 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trẻ đường phố Việt Nam Những nguyên nhân truyền thống và những nguyên nhân mới, mối quan hệ giữa các nguyên nhân này trong nền kinh tế đang phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành phố. Hàng ngày khoảng từ 5 giờ 30 đến 7 giờ tối, hàng trăm trẻ tập trung ở các trung tâm quay xổ số ở phố Tăng Bạt Hổ và phố Huế để ghi lại kết quả mới và đem rao bán tới mọi ngõ ngách khắp Hà Nội. Các em ghi lại kết quả rồi in sao ra làm nhiều bản bằng giấy than sau đó đem bán với giá 500 đồng một tờ kết quả. Mỗi buổi tối một đứa trẻ nhanh chân cũng có thể kiếm được trung bình khoảng 10.000 đồng. Ở Tp. HCM, trái lại, lại không có trẻ đường phố nào làm công việc bán kết quả xổ số vì kết quả xổ số thường được các đại lý vé số phát không cho người mua ngay sau khi kết quả được công bố. 4. Cách phân loại mới dựa trên nguyên nhân và tình trạng hiện tại của trẻ đương phố Mặc dù đã có không ít những cách phân loại trẻ đường phố đã được giới thiệu và áp dụng, ví dụ như cách phân loại trẻ của Terre des hommes Foundation (Bảng 1), cách phân loại này một mặt nào đó khá hữu dụng cho các cuộc điều tra, nhưng chúng ta vẫn cần có một cách phân loại trẻ lang thang có cấu trúc chặt chẽ và tổng quát hơn để có thể tiến hành được những nghiên cứu sâu hơn nữa. Trong phần này, chúng tôi đề xuất một cách phân loại trẻ lang thang đường phố dựa trên những nét khác biệt của trẻ về nguyên nhân trở thành trẻ đường phố và những điều kiện hoàn cảnh hiện tại của trẻ và mối quan hệ giữa hai yếu tố này. Để có thể phân tích được điều kiện hoàn cảnh hiện tại của trẻ, chúng ta cần phải thảo luận về những yếu tố thiệt thòi của trẻ (như nghèo đói, các vấn đề sức khỏe, khủng hoảng tinh thần v.v..) và việc thiếu những đầu tư cho tương lai (như giáo dục, đào tạo, triển vọng nghề nghiệp v.v..) 4.1. Những nguyên nhân Những nguyên nhân khiến những trẻ còn đang trong tuổi đi học phải bỏ học kiếm sống trên hè phố có thể được phân chia ra làm 3 nhóm chính sau đây: Gia đình tan vỡ, nhận thức sai lệch và di cư vì mục đích kinh tế. Mặc dù các nhóm nguyên nhân này luôn có những tác động qua lại và liên quan chặt chẽ với nhau đôi khi đối với một trường hợp trẻ 18 lang thang nguyên nhân lại không chỉ là một mà có thể là hai hoặc ban nhóm nguyên nhân trên gộp lại. Trong trường hợp đó, để phân loại trẻ, nguyên nhân chính sẽ được chọn làm tiêu chí phân loại. Việc phân loại trẻ một cách rõ ràng là rất cần thiết cho những phân tích sâu hơn cũng nhưng cho việc xây dựng những biện pháp can thiệp hỗ trợ cho trẻ mà chúng tôi sẽ trình bày trong phần dưới đây. Nhóm 1: Gia đình tan vỡ Nhóm này bao gồm các trẻ có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn như bị mồ côi, bỏ rơi, cha mẹ ly dị hoặc mất, hoặc những trẻ là nạn nhân của bạo hành trong gia đình, lạm dụng tình dục và những nguyên nhân tương tự khác. Đây cũng chính là nhóm nguyên nhân truyền thông của trẻ đường phố ở bất kỳ một đất nước đang phát triển nào có hoặc không có sự phát triển kinh tế. Việc số vụ ly hôn ngày càng tăng đang tạo ra một áp lực lớn cho xã hội, mà đằng sau những vụ ly hôn đó trẻ em luôn là những nạn nhân. Sự tan vỡ mái ấm gia đình là một cú sốc lớn đối với trẻ cho dù sau khi gia đình tan vỡ, trẻ vẫn nhận được sự chăm sóc của bố và mẹ. Những trẻ bị bỏ rơi không được chăm sóc đằng sau các vụ ly hôn sẽ phải trải qua một cú sốc tinh thần lớn hơn. Bị bỏ lại cho ông bà hoặc họ hàng chăm sóc hộ, những đứa trẻ này rất dễ bị chán nản, không muốn đi học và dễ bị bạn bè xấu lôi kéo. Những thương tổn tâm lý đặc biệt nghiêm trọng nếu trẻ bị mất một hoặc cả hai bố mẹ khi trẻ còn nhỏ. Có khoảng 120.000 trẻ mồ côi trên cả nước trong đó có 3,4% số trẻ bị bỏ rơi đã trở thành trẻ đường phố. Điều này có nghĩa là có hơn 4.000 trẻ bị bỏ rơi hiện đang phải lang thang trên hè phố7. Nhìn từ một góc độ khác, kết quả điều tra gần đây của UBDSGDTE ở Hà Nội năm 2004 cho thấy 12,3% số trẻ được phỏng vấn có gia đình tan vỡ. Bạo hành trong gia đình cũng đang là một vấn đề nhức nhối thu hút nhiều sự quan tâm. Có rất nhiều những cách định nghĩa và ý kiến khác nhau về bạo hành trong gia đình. Những quan điểm phong kiến cổ hủ trước đây vẫn còn ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng cũng như quan hệ cha mẹ con cái hiện nay. Những hệ tư tưởng phong kiến còn tồn dư và ảnh hưởng khá nặng nề đặc biệt là ở các vùng miền nông thôn. Trong những trường hợp đó, những cãi vã trong gia đình là khá phổ biến. Phần đông người được hỏi, cả phụ nữ và nam giới đều đồng ý rằng nếu người vợ sai thì người chồng có quyền tát. Họ cho rằng, làm như vậy sẽ chứng tỏ được vai trò trụ cột của người chồng trong gia đình. Bạo hành trong gia đình tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau bao gồm bạo hành về thể xác như đánh đập đến những bạo hành về tinh thần như chửi mắng, doạ nạt, gây gổ. Nhiều trẻ lang thang bỏ nhà ra đi vì chúng không thể chịu được những bạo hành trong gia đình tác động và gây ra những tổn thương cho chúng. Phổ biến là các hình thức bạo hành trong các trường hợp phổ biến như bị bố say rượu đánh đập hoặc bị chửi mắng thậm tệ nếu trẻ làm sai một việc gì. 7 “Số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2001” được trích dẫn trong nghiên cứu của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Hà Nội (2004). 19 Phần lớn trẻ bỏ nhà ra đi vì nguyên nhân bạo hành trong gia đình đều phải chịu những tổn thương về tâm lý và tình cảm rất nặng nề. Mặc dù trong hầu hết các cuộc điều tra về trẻ đường phố đều đề cập đến nguyên nhân này nhưng hiện vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu một cách chi tiết những ảnh hưởng của bạo hành gia đình đối với tâm lý của trẻ. Nhóm 2: Nhận thức sai lệch Đó là trường hợp của các trẻ lang thang xuất thân từ những gia đình không quá khó khăn về kinh tế nhưng gia đình vẫn muốn các em lên thành phố để làm thêm gửi tiền về cho gia đình. Hoặc có một số trường hợp các em tự muốn rời bỏ cuộc sống chung cùng gia đình để ra các thành phố kiếm sống. Những trẻ lang thang như vậy được xếp vào nhóm do những sai lệch trong nhận thức. Một số trẻ bỏ nhà đi do bị bạn bè xấu lôi kéo hoặc trẻ muốn được sống tự do thoải mái mà không phải đi học. Cuộc sống ở các thành phố lớn với vẻ bề ngoài rất sôi động cùng những bạn bè đã biết về cuộc sống đường phố chính là sự lôi kéo đối với các em. Đối với những trẻ thuộc nhóm 2, kiếm tiền không phải là động cơ chủ yếu. Dần dà, các em sẽ không thể cưỡng lại được sự sa ngã vào các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, và phạm pháp vị thành niên. Tuy nhiên, những sai lệch về nhận thức thường xuất phát từ phía cha mẹ của các em nhóm 2. Một số vị cha mẹ nghĩ rằng tiền các em gửi về nhà còn quan trọng hơn cả việc học của các em. Những ham muốn một cuộc sống giàu có hơn đã làm hình thành và củng cố hơn nữa những suy nghĩ sai lệch của họ. Bằng cách ngăn chặn không cho con cái đi học và bắt chúng phải làm những việc nặng nhọc trong gia đình, những bậc cha mẹ này chính là những cản trở tiêu cực đối với sự phát triển của trẻ. Hiện nay có nhiều trường hợp cha mẹ đánh đổi cả tương lai của con cái để mua cho được những đồ đạc vật dụng trong nhà, thậm chí là mua nhà mới. Thật đáng tiếc khi nền kinh tế càng phát triển thì mức độ sai lệch trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, khi cuộc sống ngày càng được cải thiện hơn thì những trẻ đường phố thuộc nhóm 2 ngày càng gia tăng. Nhóm 3: Nguồn lao động di cư vì mục đích kinh tế Trẻ thuộc nhóm 3 là những em có hoàn cảnh gia đình nghèo đói di cư ra thành phố để kiếm sống. Ở đây, nguyên nhân chính của việc di cư là vì mục đích kinh tế. Đặc điểm quan trọng của nhóm 3 là cha mẹ của các em không muốn các em phải bỏ học để kiếm sống trên đường phố, mà các em buộc phải trở thành trẻ đường phố vì với hoàn cảnh sống hiện tại các em không còn sự lựa chọn nào khác. Những em thuộc nhóm 3 thường vẫn muốn được đi học tiếp. Yếu tố quan trọng để có thể xác định được những trẻ thuộc nhóm 3 này không phải là trẻ còn bố mẹ, hoặc bố hoặc mẹ hay không mà là liệu gia đình các em có quan tâm và tính đến tương lai của con cái họ hay không. Nếu trẻ được yên thương và chăm sóc đầy đủ, thì cho dù trẻ có bị mồ côi cha hoặc mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ, hoặc được ông bà nuôi nấng thì chúng vẫn giữ được ý thức về tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của mình. 20 Nghèo đói rõ ràng là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ lang thang đường phố. Do gia đình nghèo mà trẻ không được đi học và vui chơi, thiếu đi sự quan tâm chăm sóc của người lớn, và phải lao động hàng giờ đồng hồ trong môi trường không tốt cho sự phát triển của trẻ. Trong tất cả những cuộc điều tra đã được đề cập đến trong phần 3, hơn 70% trẻ đường phố trả lời rằng chúng phải làm việc trên đường phố do gia đình quá nghèo. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói như gia đình bị thiên tai mất mùa, lao động chủ lực trong gia đình phải rời đi nơi khác hoặc bị chết, thất nghiệp, ốm đau bệnh tật, bị thương, cha mẹ ly hôn, ly thân, gia cầm vật nuôi bị chết, bị mất trộm v.v.. Trong những rủi ro trên có những rủi ro xảy ra dẫn đến sự tan vỡ của gia đình, có những rủi ro nằm ngoài sự kiểm soát và đề phòng của con người. Một khi những rủi ro này xảy ra, nghèo đói là một hệ quả tất yếu. 4.2. Những điều kiện và hoàn cảnh hiện tại Một một trẻ đường phố mang một số phận và hoàn cảnh khác nhau. Ngoài những nguyên nhân ban đầu khiến trẻ trở thành trẻ đường phố, cuộc sống cũng như công việc và môi trường làm việc của các em rất khác biệt. Vì vậy, việc phân biệt một cách rõ ràng hoàn cảnh hiện tại của các em là rất cần thiết vì tùy thuộc từng hoàn cảnh và những điều kiện khác nhau mà các em cần có những sự hỗ trợ và giúp đỡ khác nhau. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xin phân loại những hoàn cảnh hiện tại và những khó khăn mà trẻ lang thang đang phải đối mặt theo hai tiêu chí là những điều kiện đảm bảo hiện tại và đầu tư cho tương lai. Đối với những người bị thiệt thòi, thì những điều kiện đảm bảo hiện tại là điều đáng quan tâm nhất cho vấn đề tôn trọng nhân phẩm và đảm bảo điều kiện sống tối thiểu. Nhưng đối với trẻ nhỏ bị thiệt thòi thì việc đầu tư cho tương lai cũng không kém phần quan trọng thậm chí là quan trọng hơn. Những đảm bảo hiện tại Những điều kiện đảm bảo hiện tại là việc trẻ có được bảo vệ về sức khỏe và tinh thần để phòng chống lại những rủi ro hiện tại để tránh được những tai họa gặp phải trong cuộc sống hàng ngày hay không. Những đảm bảo hiện tại được chia ra làm nhiều nhóm nhân tố, như: 1. Sức khỏe thể chất (bị thương, ốm, thiếu ăn, nghiện ma túy, bị nhiễm HIV/AIDS, khuyết tật v.v...) 2. Sức khỏe tinh thần (sợ hãi, thiếu tình thương, tổn thương tình cảm, thiếu tập trung và tính kỷ luật, những bất thường về tinh thần v.v...) 3. Rủi ro bị xâm hại (bị ức hiếp, đánh đập, tra tấn, cưỡng hiếp, giam giữ, bị bán v.v...) 4. Công việc nguy hiểm (tham gia vào các công việc có tính rủi ro cao—Xem bảng 1) 5. Những khủng hoảng tài chính (gia đình cần thuốc, bị lừa, bị ăn cắp tiền, bị công an phạt v.v...) 6. Nơi ở (Ngủ trong nhà hay bên ngoài) 21 7. Sự bảo vệ và chỉ dẫn của người lớn (bố mẹ, người bảo hộ, các tổ chức phi chính phủ v.v...) 8. Sự bảo vệ của nhóm (sống và làm việc theo nhóm hay một mình) Hai nhóm đầu (1, 2) thuộc nhóm những điều kiện hiện tại của trẻ, trong khi đó ba nhóm tiếp theo (3, 4, 5) chỉ ra mức độ của những rủi ro không kiểm soát được mà trẻ có thể gặp phải. Ba nhóm còn lại (6, 7, 8) là nhóm những yếu tố giúp trẻ có thể tránh được những sự cố có thể xảy ra và giải quyết ổn thỏa nếu chúng thực sự xảy ra. Những nhóm nhân tố này hoặc có thể sẽ làm cho những điều kiện sống của trẻ tốt lên hoặc xấu đi nhưng chúng khác nhau về cơ bản và có những tác động khác nhau đối với mỗi trẻ. Chúng ta có thể nói rằng một trẻ được bảo vệ tốt chống lại những rủi ro sắp xảy ra nếu như những yếu tố này đều thuận lợi và ngược lại nếu những yếu tố này không được thuận lợi thì trẻ khó có thể được bảo vệ chống lại những rủi ro đó theo bất kỳ chiều hướng nào8 . Đầu tư cho tương lai Một yếu tố quan trọng nữa để đánh giá sự an toàn cho trẻ là yếu tố giáo dục và đào tạo cho tương lai của trẻ. Nếu không có những đầu tư chất xám, trẻ sẽ không thể có được một tương lai tốt đẹp, và không thể biến ước mơ của mình thành hiện thực, thậm chí ngay cả khi trẻ được ăn uống đầy đủ và được bảo vệ hàng ngày. Vì vậy, giáo dục và đào tạo tất yếu là một yếu tố quan trọng nữa góp phần quyết định những điều kiện hiện tại của trẻ. Được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng, trẻ sẽ có nhiều cơ hội hơn để thoát khỏi những bất hạnh hiện tại bằng cách tìm được cho mình một công việc ổn định và an toàn hơn. Và triển vọng phát triển trong tương lai đồng thời cũng đem lại cho trẻ niềm hy vọng, sự khuyến khích và một ý nghĩa mới cho cuộc sống khó khăn hiện tại. Cụ thể hơn, đầu tư cho tương lai có thể được chia thành một số hình thức. Nếu trẻ đã bỏ học một vài năm hoặc một thời gian ngắn hơn, thì cân nhắc việc trở lại trường học cho trẻ là rất cần thiết. Một đứa trẻ cần được học ít nhất là hết lớp 12 và cần được tạo cơ hội để học đại học nếu có thể. Nếu chọn lựa này không thích hợp đối với một số trường hợp thì việc dạy thêm cho các em do các giáo viên tình nguyện và những lớp học mở của các tổ chức phi chính phủ có thể là một giải pháp thay thế. Đối với những trẻ đã bỏ học trong một thời gian dài và không có khả năng học tiếp thì những trường lớp dạy nghề ngắn hạn là thích hợp hơn cả. Trong các kỹ năng nói chung thì tiếng Anh và khả năng sử dụng vi tính được các em lang thang quan tâm nhất. Tuy nhiên hai kỹ năng này cần được đào tạo thích hợp với những kỹ năng nghề nghiệp nhất định khác phù hợp với tính cách của từng em. Một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng nhưng lại hay bị bỏ qua là sự liên hệ thực tế giữa những nghề nghiệp kỹ năng mà các em được đào tạo với những công việc thực tế mà sau khi được đào tạo xong các em có thể xin được. Những hướng dẫn và hỗ trợ các em trong khi tìm việc đóng vai trò quyết định việc học nghề và đào tạo các kỹ năng cho các em có hữu ích hay không. 8 Tổ chức Terre des homes Foundation đã sử dụng một số yếu tổ tình huống (công việc nguy hiểm, chỗ ở, sự bao bọc của người lớn) cùng với nhóm các nguyên nhân (gia đình tan vỡ, gia đình lang thang (sai lêch trong suy nghĩ), di cư vì mục đích kinh tế), trong cách phân loại trẻ đường phố được nêu ở trong bảng 1. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi phân tích nguyên nhân và hoàn cảnh riêng biệt, không trùng lắp. 22 Có một số yếu tố làm cản trở việc đầu tư cho tương lai của trẻ. Yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là vấn đề tài chính. Hâù hết các lớp và chương trình đào tạo đều đòi hỏi một khoản phí nhất định. Nếu khoản học phí này nằm ngoài khả năng của trẻ thì trẻ sẽ không thể tham gia được. Thứ hai là vấn đề thời gian. Cho dù lớp học không đòi phải nộp lệ phí thì trẻ vẫn phải cân nhắc giữa việc đi học và việc đi làm vì nếu trẻ dành thời gian vào việc học, chúng trẻ không có thời gian đi làm kiếm tiền. Hoặc nếu trẻ tham gia vào các lớp học, các em sẽ kiếm được ít tiền hơn. Tương tự, nếu khoá học kéo dài trong nhiều tháng hay một vài năm thì khả năng trẻ có thể tham gia được là rất thấp, trừ khi trẻ được hỗ trợ về tài chính tương đương với số tiền mà trẻ kiếm được nếu không đi học. Do vậy mà yếu tố thời gian và tài chính luôn liên quan chặt chẽ với nhau. Thứ ba, nhiều trẻ đường phố thường quen với lối sống thiếu kỷ luật và thiếu kiên nhân để có thể tham gia được các khoá học. Trẻ càng sống lâu trên hè phố thì lại càng thiếu kỷ luật và tính kiên nhẫn. Thứ tư, một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng là sự động việc khuyến khích (thường hay thiếu) từ phía những người sống quanh trẻ. Nếu bạn bè của trẻ tham gia vào các lớp học, trẻ sẽ có nhiều khả năng muốn tham dự lớp học đó hơn. Đối với các trẻ đường phố, ảnh hưởng nhóm là ảnh hưởng lớn nhất đối với từng cá nhân. Tương tự, Trẻ sẽ tham dự các lớp học đều đặn hơn nếu cha mẹ và những người lớn xung quanh trẻ luôn động viên và khuyến khích chúng. Tuy nhiên, ngược lại, nếu gia đình ngăn cấm hoặc khuyên trẻ không nên tham gia các lớp học đó thì trẻ sẽ rất dễ dàng bỏ học. Sự phản đối từ phía cha mẹ và gia đình là trở ngại lớn nhất trong việc cho trẻ đi học và tham gia vào các chương trình đào tạo. 4.3 Những tác động qua lại và sự vận động của các yếu tố nguyên nhân và điều kiện hiện tại Những điều kiện hoàn cảnh và xu hướng phát triển điển hình Trong khi tất cả các trẻ đường phố đều phải đối mặt với những điều kiện nguy hiểm của cuộc sống đường phố, mức độ nguy hiểm và các mối nguy hiểm mà chúng phải đối mặt với lại rất khác biệt phụ thuộc vào nguyên nhân ban đầu của trẻ đường phố. Những em thuộc nhóm I, gia đình tan vỡ, được ít bảo vệ chống lại các rủi ro nhất và các em thường không có đầu tư cho tương lai. Cuộc sống của các em nhóm I luôn luôn khó khăn và vất vả nhất so với các em nhóm khác. Những rủi ro đe doạ các em như mắc nghiện ma tuý, HIV/AIDS, bị đánh đập, lạm dụng và lạm dụng tình dục, và vô số các vấn đề khác mà các em phải đối mặt luôn luôn cao hơn so với rủi ro mà các trẻ lang thang khác có thể gặp phải, cho dù các em đã cố gắng để bảo vệ mình bằng cách lang thang và ngủ theo nhóm (những nguy cơ này còn cao hơn nhiều nếu trẻ lang thang phải sống và ngủ một mình). Tương tự—và rất đáng tiếc là—nguy cơ trở thành nạn nhân và tác nhân cho các tệ nạn xã hội lại càng cao hơn nữa. Hầu hết các em thuộc nhóm I đều không thể tự đi học hoặc tham gia vào các lớp đào tạo nghề. Với một cuộc sống khó khăn kéo dài, 23 các em thuộc nhóm này thường trở nên chai sạn hơn với cuộc sống trên hè phố, và các em mất dần tính kỷ luật và kiên trì để theo đuổi việc học. Các trẻ thuộc nhóm I trong hình 10 dưới đây được minh hoạ bởi phần hình ở góc dưới bên trái và các em sẽ rất khó có thể thoát ra khỏi hoàn cảnh hiện tại nếu không nhận được đầy đủ sự hỗ trợ và can thiêph hỗ trợ từ bên ngoài. Hình 10. Bảo vệ hiện tại và đầu tư cho tương lai Ghi chú: Trục ngang và trục dọc thể hiện hai yếu tố của hoàn cảnh điều kiện hiện tại của trẻ lang thang đường phố. Mặt khác, trẻ đường phố cũng được phân chia theo từng nhóm dựa theo tiêu chí phân loại là nguyên nhân. Mũi tên liền thể hiện chiều hướng phát triển của trẻ, mũi tên đứt đoạn thể hiện sự tụt lùi không mong muốn của trẻ. Những trẻ em không được đi học do những suy nghĩ sai lệch của cha mẹ (Nhóm II) noi chung có những điều kiện sinh hoạt hiện tại ít thiếu thốn hơn những em thuộc nhóm I vì những em nhóm II ít nhất cũng nhận được sự quan tâm từ phía cha mẹ. Các em nói chung được ăn uống đầy đủ và được bảo vệ. Hầu như không có em nào thuộc nhóm II là nạn nhân của những băng nhóm trẻ trên đường phố hoặc là thành viên của các băng nhóm đó. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất đối với các em này là sự phản đối kịch liệt của cha mẹ các em khi có bất kỳ ai như giáo viên, các cán bộ chương trình, hoặc các trẻ lang thang đề nghị gia đình cho con em của họ được tham gia vào các lớp học hoặc chương trình đào tạo. Những gia đình di cư thường làm việc rất chăm chỉ và vất vả để có thể dịch chuyển từ vị trí góc dưới lên góc trên bên trái của sơ đồ, họ sẽ không bao giờ dịch chuyển sang phải vì họ không đầu tư vào tương lai cho con cái của mình9. 9 Một tổ chức phi chính phủ giúp đỡ trẻ em đường phố ở Hà Nội đã chia sẻ thông tin về trường hợp một bé trai bị gia đình cấm em đi học, nhưng vì quá ham học nên em đã bỏ nhà đi lên Hà Nội vừa học vừa lao động kiếm sống. GROUP I GROUP III GROUP II Normal Child Lo w C ur re nt p ro te ct io n H ig h Low Future Investment High Mindset Problem Economic Migration Broken Family 24 Những em lang thang vì lý do kinh tế (Nhóm III) thường phải đối mặt với ít khó khăn nhất so với hai nhóm còn lại nếu các em vẫn còn giữ được mối liên lạc với gia đình và bản thân các em vẫn còn giữ được lòng ham muốn được học tập và có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Lý do chính và đôi khi là lý do duy nhất để các em lang thang trên đường phố là lý do kinh tế. Các em thuộc nhóm III thường có liên hệ mật thiết với những người đồng hương cùng lên thành phố kiếm sống và các em thường thuê chung nhà với những người hàng xóm trước đây. Sống gần những người quen sẽ giúp các em có thể chia sẽ bớt những rủi ro bất ngờ có thể gặp phải như bị ốm, hết tiền hoặc gặp những khó khăn tương tự. Hơn nữa, các em thuộc nhóm III thường rất ham thích được đi học hoặc học thêm những điều hữu ích cho tương lai nếu các em có được những cơ hội đó. Một số em trên thực tế đã vừa kiếm tiền sinh sống vừa cố gắng dành thời gian đi học. Cha mẹ của các em luôn ủng hộ những cố gắng này. Nhóm III thường có thái độ tốt và động lực khuyến khích để có thể di chuyển lên trên và sang phải hướng dần tới điểm góc trên bên phải là điểm tuyệt đối trong Hình 10. Nếu tiến hành tính điểm cho từng trường hợp, cho điểm các em từ 1 đến 10 tùy theo mức độ của điều kiện sinh hoạt hiện tại và đầu tư cho tương lai thì mỗi em sẽ có được một vi trí nhất định trên biểu đồ Hình 10. Những yếu tố tạo nên hoàn cảnh sống hiện tại của các em bao gồm điều kiện sức khỏe và tinh thần, những rủi ro bị đánh đập, an toàn trong công việc, tình hình tài chính, nơi ở, sự bảo vệ của người lớn, và sự bao bọc của nhóm tất cả đã được giải thích cụ thể ở trên. Những yếu tố đóng góp vào đầu tư cho tương lai bao gồm trình độ học vấn, đào tạo, khả năng tiếp cận với nguồn thông tin công việc, những chỉ dẫn đúng đắn và tư vấn hữu ích từ phía những người có khả năng chuyên môn. Thông qua việc cho điểm, chúng ta có thể định lượng được hoàn cảnh của từng em, xác định được nhóm cho các em, và từ đó đặt ra được những cách để hướng cho các em phát triển theo chiều hướng tốt. Tuy nhiên, cách đánh giá như trên cũng còn có một số hạn chế nhất định đặc biệt là khi tiến hành so sánh và tập hợp. Hai điểm tổng tương đương chưa chắc đã phản ánh rằng hai em đó có hoàn cảnh và những khó khăn tương tự như nhau. Ví dụ, hai em có cùng số điểm về điều kiện sinh hoạt hiện tại, em thứ nhất thì có tình trạng sức khỏe tốt nhưng lại không có được sự che chở từ phía gia đình, còn em thứ hai thì ngược lại, có được sự che chở của cha mẹ nhưng lại không có sức khỏe tốt. Đạt cùng một số điểm chưa chắc có nghĩa là các em đều gặp phải những vấn đề như nhau và cần có những can thiệp hỗ trợ giống nhau. Tương tự với số điểm của từng em trong vấn đề đầu tư cho tương lai. Hơn nữa, rất khó để có thể quyết định được yếu tố nào được đánh giá cao hơn yếu tố nào. Liệu an toàn trong công việc và nơi ở có đóng vai trò quan trọng như nhau hay không? Việc theo học các chương trình học chính quy có nên được tính nhiều điểm hơn việc tham gia vào các lớp học nghề hay không? Hay tất cả các yếu tố đều được đánh giá và cho điểm như nhau? Đây là một vấn đề hóc búa không tuân theo bất kỳ một phương án đơn giản nào. Và bất kỳ một cách cho điểm nào vì thế cũng cần đến những cân nhắc cụ thể cho từng trường hợp. Mặc dù có những hạn chế như vậy nhưng việc cho điểm cho từng trường hợp trẻ lang thang vẫn là một bước cần thiết để có thể định lượng được điều kiện sinh hoạt hiện tại 25 cũng như những khó khăn trẻ gặp phải để bổ sung cho việc mô tả hoàn cảnh của một trẻ lang thang. Những bước thụt lùi Trong khi những trẻ lang thang nhóm I thường luôn nằm ở góc dưới bên trái biểu đồ Hình 10, thì nhóm II (cùng với cha mẹ) luôn cố gắng để có thể tiến lên được góc trên bên trái còn nhóm III thì cố gắng để đạt tới điểm tuyệt đối là điểm cao nhất bên phải biểu đồ, vị trí có điều kiện sinh hoạt bình thường và có đầu tư cho tương lai. Tuy nhiên những nỗ lực để vươn lên đến những vị trí cao hơn thường bị gián đoạn khi các em gặp phải những rủi ro xảy ra đột ngột khiến các em lại lâm vào những hoàn cảnh, điều kiện khó khăn hơn. Những bước thụt lùi như vậy được thể hiện bằng những mũi tên đứt đoạn trong biểu đồ Hình 10. Những sự thụt lùi có thể xảy ra ở hai mức độ: những biến cố xảy ra đối với cá nhân từng em hoặc những biến cố chung của xã hội (mang tầm vĩ mô). Những biến cố xảy ra đối với cá nhân từng em hoặc từng gia đình các em chính là các yếu tố, nguyên nhân khiến các em trở thành trẻ đường phố. Những yếu tố này bao gồm cả những vấn đề gia đình, khó khăn kinh tế, ốm đau, bệnh tật, bị thương, bị đánh đập hành hạ, bị khủng hoảng tâm lý, mắc nghiện ma túy, HIV/AIDS, bị bắt và giam giữ v.v.. Ngược lại những biến cố chung của xã hội sẽ ảnh hưởng đến một bộ phận lớn các em có cùng chung hoàn cảnh và ảnh hưởng nhiều nhất tới những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương đặc biệt là nhóm trẻ lang thang có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những biến cố chung này có thể là thiên tai, khủng hoảng kinh tế, sự biến động và giảm về số lượng khách du lịch, cúm gà và các nạn dịch khác, do việc chuẩn bị cho các sự kiện quốc tế đòi hỏi phải có những chiến dịch “làm sạch” đường phố, thu góp trẻ em và người lớn lang thang, cho những biến động thời vụ của từng công việc v.v.. Mặc dù tất cả các em trẻ lang thang đều phải đối mặt với cả những biến cố các nhân và những biến cố chung của xã hội, nhưng mỗi nhóm trẻ khác nhau lại chịu những ảnh hưởng khác nhau của các biến cố đó. Những biến cố xảy ra thường ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất đối với các em thuộc nhóm I, nhóm trẻ dễ bị tổn thương nhất. Nguyên nhân là do các em nhóm I thường thiếu những hiểu biết, kiến thức để phòng tránh những biến cố có thể xảy ra, các em cũng không biết sống thành từng nhóm nhỏ để cùng chia sẻ những mất mát, khó khăn khi có những rủi ro xảy đến. Do vậy, những em thuộc nhóm I luôn là những đối tượng dễ bị tổn thương và thường gặp phải những khó khăn như bệnh tật, bị thương, khó khăn về tài chính v.v.. và cũng dễ bị mắc phải những tệ nạn xã hội. Những em nhóm I là những đối tượng khó khăn nhất và khó có thể tiếp cận và hỗ trợ can thiệp giúp đỡ nhất. Những em thuộc nhóm II và nhóm III về một khía cạnh nào đó có những điều kiện tốt hơn các em nhóm I vì các em có được sự che chở và chỉ dẫn của cha mẹ hoặc từ nhóm các em sinh sống cùng. Tuy nhiên những che chở và chỉ dẫn cho các em không phải lúc nào cũng đúng và không phải bất cứ khi nào cần thiết các em cũng nhận được. Nếu những biến cố xảy ra trở nên khó kiểm soát đối với trẻ (hoặc nhóm bạn của trẻ và cha mẹ trẻ) thì các em sẽ bị thụt lùi về phía dưới và bên trái hoặc cả hai trong biểu đồ Hình 10. Gặp phải những sự cố ngoài khả năng kiểm soảt, trẻ có thể bị bỏ đói và bị ốm, và do vậy 26 các em có thể bỏ học. Trong một số trường hợp sự cố xảy ra qua lớn thì các em nhóm II, nhóm III có thể mất đi gia đình và sự che chở và trở thành những em thuộc nhóm I. 5. Những trẻ lang thang đường phố trước đây: Bây giờ ở đâu? Chưa có một cuộc điều tra nào tiến hành theo dõi cùng một nhóm trẻ đường phố trong nhiều năm. Những con số về trẻ lang thang đường phố được báo cáo hàng năm và có vô số các cuộc điều tra đã được tiến hành để miêu tả về hoàn cảnh điều kiện sinh hoạt tại một thời điểm cụ thể của trẻ lang thang, tuy nhiên không có một nghiên cứu nào đặt ra một câu hỏi rằng: điều gì đã xảy ra đối với những em trước đây đã từng là trẻ lang thang đường phố, và liệu những em trong cuộc điều tra này có phải là những em trong những cuộc điều tra khác hay không, và có bao nhiêu trẻ em lang thang đường phố hiện nay là con cái của những người trước đây cũng từng một thời là trẻ lang thang đường phố? Nghiên cứu này cũng có những hạn chế như vậy10. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp được một vài câu chuyện thu thập được về một số trẻ đường phố chúng tôi đã có dịp tiếp xúc trong nhiều năm, và đến nay đã không còn được coi là trẻ lang thang nữa để người đọc có thể cảm nhận được phần nào cuộc sống và những vấn đề khó khăn của trẻ lang thang đường phố. Những thông tin này được chúng tôi thu thập từ những cuộc tiếp xúc ở Hà Nội và Tp. HCM từ những năm 1990. Mỗi một trẻ đường phố lại trải qua một quá trình trở thành người lớn khác nhau. Một số em may mắn thoát được khỏi cảnh công việc tạm bợ, lo tiền ăn hàng ngày và có được một nghề nghiệp ổn định trong xã hội. Sự thành công đó là kết quả của nỗ lực cá nhân, may mắn, cộng thêm với sự hỗ trợ từ những người nhận ra tài năng của các em. Mặt khác, không thể phủ nhận rằng có không ít những thiếu niên kém may mắn đã ngày càng chìm sâu hơn trong những rắc rối cho tới khi các em tự hủy hoại chính mình và trở thành hiểm họa cho xã hội. Nhưng phần lớn trẻ lang thang đường phố khi lớn lên vẫn là những người lớn lang thang mà không gặp phải những kết cục bi thảm cũng không có được bất kỳ thành công rực rỡ nào. Học vấn thấp và thiếu một công việc ổn định nên các em vẫn làm việc trên đường phố, xoay xở để kiếm sống, lập gia đình và vừa lo cho cuộc sống gia đình, vừa phải đối mặt với những rủi ro và bấp bênh của cuộc sống trên đường phố mà các em đã quen với nó trong một thời gian dài. Liệu con cái của người lớn lang thang có trở thành trẻ lang thang như cha mẹ chúng hay không là một yếu tố quan trọng quyết định vấn đề trẻ lang thang đường phố trong tương lai. Nhiều người lang thang thực sự mong muốn con cái của họ được đến trường, không bị mắc kẹt trong cái vòng luẩn quẩn của cha mẹ chúng. Thế nhưng liệu họ có làm được điều này hay không còn tùy thuộc vào khả năng tài chính của họ. 10 Có một cách để có thể theo dõi được sự trưởng thành của từng trẻ là phân tích các ghi chép của các mái ẩm mà trẻ đã có thời gian cư trú cho đến khi trẻ 17 tuổi. Có rất nhiều các tổ chức trong và ngoài nước mở các mái ấm giúp đớ trẻ lang thang như vậy ở Việt Nam. Tuy nhiên, các số liệu này có thể không khách quan vì các trẻ được sống trong các mái ấm và nhận được sự giúp đỡ thường có nhiều khả năng thành công hơn. Còn có nhiều trẻ lang thang khác không được chấp nhận vào sống trong các mái ấm vì hoàn cảnh của các em quá khó khăn, không thể giúp được hoặc nếu nhận các em vào thì các em khác sẽ bị ảnh hưởng xấu. 27 Như đã đề cập đến trong phần 4, trẻ lang thang nhóm I thường có rất ít cơ hội để vươn lên và có một điều kiện sống ổn định và tốt hơn. Trái lại thì các trẻ lang thang thuộc nhóm III lại thường đạt được những thành quả tốt trong học hành và công việc. Những triển vọng của những trẻ nhóm II thì nằm giữa trường hợp của cả hai nhóm I và III. Dưới đây, chúng tôi xin trích ra 6 trường hợp thực tế để minh họa cho nhận định này. Mỗi trường hợp đều nói rõ trẻ đường phố đó thuộc nhóm nào dựa trên nguyên nhân chính khiến các em trở thành trẻ đường phố. Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần trên, các nguyên nhân luôn luôn tác động qua lại và ảnh hưởng tới nhau nên một mặt nào đó có thể coi là bị trùng lặp. Cách phân loại ở đây chỉ là cách phân tích của nhóm tác giả. Tuổi của các em được đề cập dưới đây là tuổi được tính đến năm 2004. Em A—Nhóm I (gia đình tan vỡ), 19 tuổi Cha của em A là một nông dân nhưng không có ruộng ở tỉnh Hưng Yên. Ông có 3 đời vợ. Em A và anh trai của em là con của người vợ thứ 3. Em còn có một đứa em trai nhỏ nữa nhưng đã bị người ta bắt mất khi còn nhỏ. Em kể lại từ khi em trai của em bị bắt mất mẹ em trở thành người tâm thần. Em A có một người chị cùng cha khác mẹ mà em mới chỉ gặp có một lần. Khi còn nhỏ, em A đã lang thang cùng cả gia đình đến rất nhiều nơi để xin ăn, em đã đến Tp. HCM, Huế, Hải Phòng. Trước đây, những người nghèo đi tàu hỏa không mất tiền vì có thể xin và trốn vé được. Nhưng em không còn nhớ rõ lắm những gì đã xảy ra hồi đó. Năm 1995, khi em 10 tuổi, gia đình em chuyển về hẳn Hà Nội. Họ ngủ ở bên ngoài nhà thờ lớn và tiếp tục làm nghề xin ăn. Những người làm nghề quét dọn ở trên phố đôi khi cho họ tạm ở nhờ vào những công trường đang xây dựng dở. Một linh mục nước ngoài đã giúp em A đi học đến lớp 6. Bố mẹ của em đều đã bị công an bắt và bị giam. Có lần, em A bị người ta đưa đến ở với một cặp vợ chồng trẻ nhưng chưa cưới, người phụ nữ bắt em phải đi bán bưu các ở hồ Hoàn Kiếm và ép em hút ma túy. Kể từ đó, em A bị nghiện heroin. Gia đình em sau đó chuyển tới một căn lều rách nát nơi những người di cư ngoại tỉnh hay tập trung sinh sống. Em A vẫn bán hàng trên phố, mẹ em hàng ngày vẫn đi nhặt rác và anh trai thì đi đánh giày. Nhiều cá nhân và các tổ chức từ thiện đã cố gắng để giúp em nhưng đều không thành công. Gần đây, bố của em ngày một yếu, sức khỏe suy sụp, do có một thời gian bị giam giữ ở Ba Vì trong 4 năm. Em A đã phải vất vả để có đủ các giấy tờ cần thiết để giúp bố ra ngoài. Đầu năm 2004, bố em A được thả khỏi trại Ba Vì do quá yếu. Sau khi bố em mất, mẹ em và anh trai lại bị công an bắt và gửi lên trại Ba Vì, em A trở thành trẻ lang thang không gia đình. Em bắt đầu ngủ ngoài chợ, quần áo rách rưới và ăn thức ăn thừa của những khách ăn cơm bụi ở chợ. Em bị ngã và bị gãy tay nên không thể đi bán hàng ở Hồ Hoàn Kiếm như trước nữa. Em cũng thừa nhận rằng mình vẫn có thể kiếm được một ít tiền để mua ma túy bằng cách bán lại ma túy cho những người khác. Mặc dù em đã một vài lần cố gắng cai nghiện nhưng không thành, hoàn cảnh khó khăn cùng với những vết thương về tâm lý đã khiến em mất lòng tin với tất cả mọi người. Việc can thiệp giúp đỡ cho 28 trường hợp của em đặc biệt khó khăn vì em rất bướng bỉnh và không có đầu tư một chút gì cho tương lai. Em B—Nhóm II (Di cư kinh tế), 25 tuổi Khi B 8 tuổi, bố mẹ B ly dị, B và em gái của B chuyển sang sống cùng bà ngoại. B đi học vào buổi sáng và đi trông em và giúp việc nhà vào buổi chiều. Mặc dù B là một học sinh học rất giỏi, và là một lớp trưởng gương mẫu ở trường nhưng B buộc phải bỏ học khi đang học lớp 5 vì gia đình em quá nghèo không đủ tiền cho em đi học. Hai tháng sau, B bỏ làng lên Hà Nội với vẻn vẹn 50.000 đồng trong túi. Kể từ đó, em bắt đầu sống ở Hà Nội trong suốt 12 năm. Thời gian đầu, B mua một vài đồ hàng xén lặt vặt ở chợ Đồng Xuân và bán lại trên phố. Hai năm sau, B bắt đầu học tiếng Anh và sau đó học bổ túc ở trường Nguyễn Văn Tố với sự giúp đỡ của một người nước ngoài. Trong thời gian này, B vừa đi bán hàng trên phố vừa tham gia vào các lớp học buổi tối. Để tiết kiệm tiền, B chỉ dám mua mỗi ngày một cái bánh mỳ 1000 đồng. Chuyển hết nghề này sang nghề khác, cuối cùng B được nhận vào làm nhân viên lễ tân của một khách sạn mini nằm ở khu phố cổ Hà Nội. B nhanh chóng học được các nghiệp vụ và cách quản lý khách sạn và tích lũy kinh nghiệm. Tiếng anh của B tiến bộ nhanh chóng hơn hẳn những trẻ lang thang khác. Nhận ra được khả năng của B, một người ngoại quốc khác đã ngỏ ý muốn làm ăn kinh doanh với em mở một khách sạn mini. Công việc kinh doanh khách sạn từ đó thành công nhanh chóng. Hiện nay, B đã là chủ hai khách sạn mini đang hoạt động rất hiệu quả. B là một trẻ di cư vì lý do kinh tế mặc dù ngay từ ban đầu em đã không muốn bỏ học để đi làm. Mặc dù bố mẹ B ly dị nhưng B lại nhận được sự ủng hộ tinh thần rất lớn từ mẹ và bà ngoại. Trước khi thành đạt, B luôn có tham vọng và quyết tâm sẽ trở thành một doanh nhân thành đạt. Những hỗ trợ về tài chính chỉ là một yếu tố còn thiếu để B có thể thành công. Em C—Nhóm III (Nhận thức sai lệch), 18 tuổi Em C và mẹ của em quê ở Tiền Giang nhưng lại thuê phòng trọ ở Tp. HCM và hàng ngày đi bán dừa ở trung tâm thành phố. Em C không có bố. Em có một người anh trai cũng làm nghề bán dừa dạo. C không nhớ được là em đã bỏ học từ khi nào. Mẹ em và em cùng đi bán dừa dạo từ sáng sớm đến tối mịt hoặc cho tới khi hết hàng. Ngày nóng hàng bán chạy còn những hôm trời mưa hai mẹ con không đi bán hàng vì ít có người mua. Gánh dừa hàng chục trái nặng hơn 30 kilogram dường như là một công việc quá vất vả với cô bé. Cũng như các người bán hàng khác, C rất nhanh trong việc tránh công an để khỏi bị bắt. Ban đầu em C chỉ nói được tiếng Việt giọng miền Nam, em viết rất kém. Nhưng dần dà em học được nhiều câu nói khác nhau thông qua cách học truyền miệng từ những người khách nước ngoài, em nói được tiếng Anh, tiếng Đức, và cả tiếng Nhật. Em thậm chí còn 29 rất thích khi học được những từ chửi tục. Có một số người ngoại quốc đã có lần đưa em và các bạn của em đi xuống miệt vườn chơi. Vào những ngày lễ tết như Tết Nguyên Đán hoặc khi thành phố có các sự kiện lớn, cả gia đình em lại quay về Tiền Giang tạm nghỉ một thời gian. Nhà em C ở Tiền Giang tuy đồ đạc đơn giản nhưng lại khá khang trang, nhà em có cả vô tuyến và đầu máy Video. Em C còn có hy vọng sẽ lấy được một người chồng ngoại quốc là người Đức. Một tổ chức phi chính phủ ở Tp. HCM đã cố gắng cho em C tham gia vào học một lớp dạy tiếng Anh với một khoản hỗ trợ nhỏ để bù vào số tiền mà em không kiếm được do không đi bán hàng mà lên lớp. Tuy nhiên mẹ em cho rằng việc C đi học cũng không mang lại điều gì hữu ích hơn là đi bán dừa. Có rất nhiều bạn của C đã tham gia các lớp học và học rất chăm rồi có được một việc làm tốt hơn, không phải lang thang đi bán rong nữa, nhưng em C thì luôn luôn trốn học và cuối cùng em thôi không đến lớp nữa. Sau Seagames 22, việc kiếm sống ở trung tâm thành phố ngày càng trở nên khó khăn hơn nên em và gia đình phải đi dạo sang nhiều nơi khác xa hơn để bán hàng và tránh bị công an bắt. Do vậy mà đôi khi tổ chức đang giúp đỡ em cũng không nhận được liên lạc gì về tình hình gia đình em nữa. Em D—Nhóm II (Di cư kinh tế), 26 tuổi nếu còn sống Bố của D mất năm 1990. D không có anh chị em. Để lại mẹ sống một mình ở Hà Tây, D lên Hà Nội kiếm sống từ những năm đầu của thập niên 1990 bán bưu các dạo cho người nước ngoài. Mặc dù D cũng có một vài người bạn trong nhóm các trẻ lang thang nam, nhưng D chủ yếu sống và làm việc một mình vì ở Hà Nội lúc đó chẳng có ai là đồng hương với em cả. D học mót tiếng Anh trên đường phố và nhận được một chút trợ giúp của một số người nước ngoài giúp cho em tiền học phí đi học tiếng Anh. Em D cũng đã đi học lái ô tô nhưng cũng không hoàn thành được hết khóa học do không có đủ tiền để đóng tiếp. D không nhận được một khóa đào tạo nghề đầy đủ nào để có thể xin được một công việc ổn định, do vậy D tiếp tục đi bán bưu các. Cuối cùng D cũng bị công an bắt và gửi lên trung tâm Ba Vì một vài lần. Năm 1999, D lấy một em gái khác cũng làm nghề bán dạo mà em đã quen biết từ lâu nhưng cuộc sống của gia đình em vẫn không khá lên một chút nào. D bắt đầu nghiện ma túy và nghiện nặng dần, D gầy đi trông thấy và ngày một yếu. Hai năm trước đây, bạn của D nói rằng D đã chết do viêm phổi nặng không chữa được do D đã nghiện ma túy quá nặng. Em E— Nhóm II (Di cư kinh tế), 23 tuổi Vào giữa những năm 1990, D lên Hà Nội và bán bưu các cho khách nước ngoài ở quanh Hồ Hoàn Kiếm, tiền kiếm được em dành dụm gửi về cho bố mẹ ở quê. E còn có 3 người em nữa. Gia đình em rất nghèo nhưng vẫn chưa phải là gia đình nghèo nhất trong làng. Em bỏ học khi học hết lớp 5. Vì ở làng em có rất nhiều em gái khác cũng lên Hà Nội bán hàng như em, nên em đi bán hàng và ngủ cùng với họ trong phòng trọ. Nhờ một người nước ngoài giúp đỡ em tham gia học tiếng Anh buổi tối và đi học may. Tiếng Anh của em tiến bộ rõ rệt nhưng em vẫn chưa tìm được một công việc ổn định. 30 Những năm gần đây, những người bán hàng rong không được phép xuất hiện trên phố, và công an truy quét rất chặt chẽ nên E đã chuyển sang bán áo phông ở những khu vực xa trung tâm Hồ Hoàn Kiếm. Năm 1999, em lập gia đình với một người làng bên và một năm sau đó thì có con. Hiện nay E và chồng vẫn bán áo phông cho người nước ngoài, nhưng thay vì đi dạo thì hai vợ chồng đèo nhau trên xe máy, khi nào gặp khách nước ngoài thì một người xuống và bán một người đứng đợi để tránh khỏi bị công an bắt. Tuy nhiên, E nhận thấy rằng nghề nghiệp của hai vợ chồng không ổn định và rất có thể bị công an bắt, E muốn tìm một công việc khác ổn định hơn cho mình và cho chồng. Hiện nay, E đang cần hỗ trợ về học phí để cho chồng đi học lái xe còn E thì đang nghĩ tới việc mở một cửa hàng nhỏ chuyên bán áo phông nhưng mọi người xung quanh luôn nhắc nhở E rằng việc mở cửa hàng không dễ dàng, mà rất có thể bị thất bại. E luôn cảm thấy bất công khi một người bán hàng bình thường như E lại bị bắt và giam chung với bọ trộm cắp, gái mại dâm, nghiện hút, buốn bán ma túy và những loại tội phạm khác. E nói E cũng như những người bán rong khác luôn cố gắng hết mình làm tất cả để có thể sống qua ngày mà không phạm pháp. E nói em không thể chịu nổi khi chứng kiến cảnh những kẻ bị bắt có tiền thì được thả ra sớm, còn những người nghèo như E thì phải giam giữ đúng hạn ở trong trại giam. Nhưng E biết rằng sẽ chẳng ai thèm nghe em nói. Em F— Nhóm II (Di cư kinh tế), 22 tuổi F theo nhóm bạn bỏ quê lên Hà Nội bán bưu các từ năm 1998. Khi bố F mất và mẹ đi lấy chồng khác, F và em gái em bị gửi cho ông bà chăm sóc. Mặc dù, trường hợp của F có thể coi là thuộc nhóm I (gia đình tan vỡ), nhưng F vẫn có được sự bảo vệ an toàn của nhóm và vẫn nhân được sự quan tâm giúp đỡ của ông bà, do vậy em phần nào cũng tránh được những mối nguy hiểm ở thành phố. Những năm đầu mới đi bán hàng, F không nghĩ gì cho tương lai của mình, em không biết mình muốn học gì. Tuy nhiên, cuộc sống trên đường phố ngày một khó khăn do công an đi truy bắt những người bán rong trên phố ngày một gắt gao hơn. F bắt đầu suy nghĩ để tìm ra một con đường kiếm sống khác. Sau khi tự đọc một vài quyển sách hướng dẫn du lich, F trở thành một hướng dẫn viên du lịch không chuyên cho khách “tây ba lô”. F đồng thời cũng tìm kiếm nguồn kinh phí hốc trợ cho một khóa học lái xe (một người nước ngoài giúp đỡ, nhưng thay vì đóng tiền học và đi học F lại gửi về quê cho ông bà). Hè năm 1994, F bị công an bắt. Vì kết quả kiểm tra sử dụng ma túy của F là dương tinh nên F hiện đang bị giam giữ trong trại Ba Vì. Những người như F có thể bị giam giữ ở đó khoảng 2 năm. Một số người nói rằng, bị bắt như vậy có khi F còn sung sướng hơn vì ít nhất trong trại cũng còn có đồ ăn. Nhưng tất cả mọi người đều nói rằng những người bị bắt đêu tái nghiện ngay sau khi được thả. Em gái của em đã lập gia đình với một người khác cũng làm nghề bán rong khác, thỉnh thoảng lại lên trại Ba Vì thăm anh trai. 5.2. Hướng trẻ đường phố phát triển thế nào cho đúng? Giải pháp cho vấn đề trẻ đường phố phải là một giải pháp chi tiết, thực tế, và vì vậy cần được nghiên cứu đầy đủ hơn. Trong phần này, tác giả chỉ trình bày những gợi ý chung 31 nhất rút ra từ những phân tích trên đây. Ba gợi ý có liên quan mật thiết với nhau được trình bày lần lượt như sau. Thứ nhất, mỗi trẻ đường phố cần được quan tâm can thiệp hỗ trợ cho cả việc đầu tư cho tương lai, chứ không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo cho các em những điều kiện sinh hoạt hiện tại. Để giúp đỡ một trẻ đường phố, cần có một chương trình can thiệp hỗ trợ cụ thể phù hợp với những điều kiện hoàn cảnh hiện tại của trẻ. Để xây dựng được một chương trình giúp đỡ như vậy, cần có một sự hiểu biết thấu đáo và kinh nghiệm dày dạn về các vấn đề trẻ đường phố. Không nên thiếu thận trọng khi hỗ trợ hoặc hỗ trợ không đúng cách. Thứ hai, mỗi nhóm trẻ khác nhau cần có những can thiệp hỗ trợ toàn diện vì nếu không trẻ sẽ rất khó có thể một mình vượt qua được những khó khăn, rào cản xung quanh. Thậm chí, đối với nhóm III (nhóm di cư vì mục đích kinh tế) là nhóm “dễ” giúp nhất, khi trẻ đã có được một nhận thức đúng đắn, ví dụ như trường hợp của em B được nêu lên ở trên, thì sự hỗ trợ của một số người ngoại quốc và Việt Nam vẫn là một yếu tố không thể thiếu được. Đối với trẻ lang thang đường phố nhóm I và nhóm II, ngoài những hỗ trợ về điều kiện sinh hoạt và giúp các em đầu tư cho tương lai, công tác tư vấn và nói chuyện chia sẻ làm việc cùng trẻ là rất cần thiết để có thể hướng trẻ phát triển theo con đường đúng đắn. Thứ ba, để có được những can thiệp hữu ích, việc phân tích và lên kế hoạch dựa trên cách phân loại trẻ đường phố được nêu lên ở trên đây là rất quan trọng. Như đã được đề cập đến ở phần trước, mỗi trẻ đường phố cần được hỗ trợ một cách khác nhau vì các em là các cá thể độc lập không giống nhau. Mỗi trẻ lại phải đối mặt với những hoàn cảnh khác nhau và cần có những giúp đỡ khác nhau. Những hỗ trợ cần phải phù hợp với từng nhóm trẻ và nhu cầu của trẻ. Giúp một phần hoặc những hỗ trợ không phù hợp sẽ chỉ tốn thời gian và tiền bạc mà không đạt được một kết quả nào. Như vậy, nhóm I (gia đình tan vỡ) là nhóm khó giúp đỡ nhất. Nói chung các em thuộc nhóm I không những thiếu kỷ luật mà còn không có được những nhận thức đúng đắn. Vì vậy, các em cần một sự hỗ trợ giúp đỡ một cách tổng thể, dài hạn kèm theo những cam kết cụ thể, cần được khen thưởng động viên đúng lúc. Những cán bộ cộng đồng tham gia giúp đỡ các em cần kiên trì và giúp đỡ các em trong cả việc nâng cao điều kiện sinh hoạt hiện tại lẫn đầu tư trong tương lai, những hỗ trợ về thể chất lẫn tinh thần. Trở ngại lớn nhất đối với các em thuộc nhóm II (sai lệch do nhận thức) là tâm lý của cha mẹ các em. Vì việc thuyết phục người khác thay đổi suy nghĩ và cách quan niệm của mình không đơn giản, nên cần có những tư vấn đặc biệt dành cho trẻ cũng như cha mẹ của trẻ trước và trong khi trẻ được giúp đỡ cho đi học. Trong một vài trường hợp, một khoản hỗ trợ tài chính nhỏ cho cha mẹ của trẻ nếu để trẻ có thời gian đi học là rất cần thiết hoặc có thể tạm thời để trẻ không sống chung cùng cha, mẹ để tránh bị ảnh hưởng tới việc học của trẻ. Nếu bản thân trẻ là người có những suy nghĩ sai lệch, thì cần có những tư vấn đặc biệt và lâu dài từ phía những cán bộ chương trình, và cần tận dụng cả sự hỗ trợ của những người xung quanh trẻ như cha mẹ, anh chị em, bạn bè, hàng xóm để động viên và nói cho trẻ biết những điều trẻ nên làm. 32 Những trẻ đường phố thuộc nhóm III (di cư vì mục đích kinh tế) thì lại cần hỗ trợ về tài chính nhất. Không như trẻ thuộc hai nhóm còn lại, các em thuộc nhóm III thường được gia đình động viên giúp đỡ để vượt qua những khó khăn và bản thân các em cũng có được những nhận thức đúng đắn và mong muốn được học tập và làm việc chính đáng. Đối với các em nhóm III, sự hỗ trợ chủ yếu là hỗ trợ tài chính kèm theo công tác tư vấn và giám sát. Mặc dù so với các trẻ nhóm I và II, các em nhóm III là nhóm dễ dàng tiếp cận và hỗ trợ can thiệp nhất, tuy nhiên việc chọn lựa cẩn thận cũng rất quan trọng. Vì không phải tất cả những trẻ thuộc nhóm III đều ý thức được đầy đủ về hành vi của mình và không phải tất cả các em nhóm III đều cần sự hỗ trợ về tài chính, vì vậy, khi tiến hành lựa chọn giúp đỡ, các cán bộ chương trình cần cẩn trọng trong việc lựa chọn, phân bổ thời gian và nguồn tài chính để công việc hỗ trợ đạt hiệu quả cao nhất. 6. Nhận xét kết luận Nhìn chung vấn đề trẻ lang thang đường phố ở Việt Nam vẫn còn là một vấn đề mới nếu so sánh với các nước láng giềng khác. Trẻ đường phố ở Việt Nam hiện là những nạn nhân của nghèo đói và những vấn đề xã hội khác trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập quốc tế và khu vực. Xã hội muốn bao bọc và giúp đỡ các em hơn là xa lánh và e ngại như đối với các tội phạm xã hội. Nếu có trẻ đường phố nào liên quan tới mốt số tệ nạn xã hội, thì chúng ta thường cho chúng là những nạn nhân của các tệ nạn xã hội hơn là những nhóm đối tượng chính gây ra các tệ nạn này. Vấn đề trẻ lang thang đường phố ở Việt Nam cần được xem xét, nghiên cứu và sớm giải quyết trước khi trở nên nghiêm trọng và khó can thiệp như ở một số nước đang phát triển khác. Nghiên cứu những tác động qua lại của những nguyên nhân cũ và mới trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển mới chỉ là bước đầu trong việc nghiên cứu về trẻ lang thang đường phố. Trong nghiên cứu này, chúng tôi không muốn nêu lên quá nhiều vấn đề mặc dù trên thực tế vấn đề còn phức tạp hơn rất nhiều. Trước khi kết luận, chúng tôi muốn nêu lên một số gợi ý cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo. Trẻ đường phố cũng như các cán bộ chương trình, dự án làm việc với trẻ đường phố đều đồng ý rằng có hai vấn đề cần được giải quyết một cách triệt để. Thứ nhất là nâng cao năng lực tư vấn cho những cán bộ làm việc với trẻ đường phố. Thứ hai, cần có sự liên hệ thực tế với những chương trình giáo dục và đào tạo cho trẻ đường phố sao cho các em sau khi hoàn thành xong các chương trình có thể áp dụng những kiến thức học được vào thực tế. Và các em rất cần những hỗ trợ giúp đỡ, động viên để có thể tìm và làm được một công việc ổn định, cũng như xây dựng gia đình trong tương lai để có thể trở về với một cuộc sống bình thường như bao người khác. 33 Tài liệu tham khảo Tiếng Anh: Gallina, Andrea, Pietro Masina, Street children in Vietnam an inquiry into the roots of poverty and survival livelihood strategies, Federico Caffè Centre Research Report n. 3/2002 (A Report for ASIA URBS Project No. VNM 007 co-financed by the European Union), (2002). Nguyen Van Buom and Jonathan Caseley, Survey on the Situation of Street Children in Hanoi, Youth Research Institute, (1996). Save the Children UK, Young lives Preliminary Country Report: Vietnam (2003). Terre des hommes Foundation, Children of the Dust in Ho Chi Minh City (1992). Terre des hommes Foundation, A Study on Street Children in Ho Chi Minh City (2004). West, Andrew, At the Margins: Street Children in Asia and the Pacific, Asian Development Bank (2003). Tiếng Việt: Ủy Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Trung tâm thông tin, Kết quả khảo sát tình hình trẻ em lang thang tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (2003). Ủy Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Trung tâm thông tin, Báo cáo khảo sát tình hình trẻ em lang thang tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (2003). Ủy Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Báo cáo tình hình trẻ em lang thang trên địa bàn Hà Nội (2004). Tổng cục thống kê, Báo cáo thống kê năm 1999. Tổng cục thống kê, Báo cáo thống kê năm 2004. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, 25/2004/QH11 (2004). Diễn đàn phát triển Việt Nam, Điều tra về trẻ đường phố tại Hà Nội (2004), (unpublished) Những website tham khảo tra cứu (tiếng Anh): 34

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTrẻ đường phố Việt Nam Những nguyên nhân truyền thống và những nguyên nhân mới, mối quan hệ giữa các nguyên nhân này trong nền kinh tế đang phát triển.pdf