Thứ tư: Tiếp tục tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các gia
đình, các thành viên của xã hội về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Tuyên dương
những trẻ em chăm ngoan, vượt khó học giỏi, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. tăng
cường công tác vận động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các đơn vị kinh tế
trong và ngoài nước, các tổ chức phi Chính phủ tạo điều kiện về vật chất, tinh thần
chăm lo cho trẻ em, đặc biệt là đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
46 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3000 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm tổ chức cho trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình, gia đình thay thế hoặc tại cơ sở trợ
giúp trẻ em công lập, ngoài công lập.
Các bộ, các ngành có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn,
nghiệp vụ đối với cơ sở trợ giúp trẻ em trong việc giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh
đặc biệt của trẻ em, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức cho trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt.
Việc quy định mức trơ cấp xã hội cũng như các kế hoạch hỗ trợ đã phần nào
giúp trẻ em mồ côi vượt qua những khó khăn, tuy nhiên mức trợ cấp trên là quá
thấp để đảm bảo cho trẻ phát triển một cách tốt nhất.Hơn nữa, đối tượng trẻ em mồ
côi được hưởng trợ cấp mà Luật hướng tới là các trẻ mồ côi cà cha lẫn mẹ. Thiết
nghĩ các trẻ em chỉ mồ côi mẹ hoặc cha nếu có hoàn cảnh thật sự khó khăn cũng
cần được xem xét để hưởng trợ cấp.
4. Trẻ em bị xâm hại tình dục
Hiện nay, với sự phát triển của kinh tế xã hội, cuộc sống con người ngày càng
được nâng cao cả về mặt vật chất lẫn tinh thần điều đó đã làm cho con người ngày
càng sống có đạo đức, có văn hóa hơn tuy nhiên cũng có một số bộ phận chủ yếu là
những người trong thế hệ trẻ đã bị suy thoái về mặt đạo đức, nhân cách, có lối sống
buông thả, lười lao động thích ăn chơi đua đòi hưởng thụ và dục vọng thấp hèn. Đó
là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
Trẻ em hiện nay thường bị xâm hại tình dục dưới hình thức sau: Hiếp dâm,
cưỡng dâm, giao cấu và dâm ô.
Theo qui định của BLHS Việt Nam 1999 thì:
- Hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi
dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác nhằm giao
cấu trái với ý muốn của họ. Tuy nhiên trường hợp giao cấu không trái với ý muốn
của trẻ em dưới 13 tuổi vẫn được coi là hành vi hiếp dâm. Bởi vì theo các nhà làm
luật với độ tuổi dưới 13 thì các em chưa có đầy đủ kiến thức về giới tính, chưa ý
thức được hậu quả hành vi của mình do vậy dù giao cấu thuận tình thì vẫn được coi
là hiếp dâm trẻ em.
30
- Cưỡng dâm là hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc
mình hoặc người đang trong tình trạng quẫn bách miễn cưỡng giao cấu.
- Giao cấu là hành vi của một người đã thành niên giao cấu với
trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Trong trường hợp này trẻ em là nạn nhân
cũng thuận tình giao cấu.
- Dâm ô là hành vi tình dục(không phải là hành vi giao cấu) có
đặc điểm nhằm thỏa mãn hoặc khiêu gợi, kích thích nhu cầu tình dục.
Cụ thể thực trạng xâm hại tình dục trẻ em diễn ra trong nước ta trong năm 2007
như sau:
Theo thống kê trong “báo cáo kết quả thực hiện đề án 4 – CTQGPCTP năm
2007” của tổng cục cảnh sát – cục cảnh sát ĐTTPHS thì so với năm 2006
- Hiếp dâm trẻ em: có 612 vụ, xâm hại 605 em => giảm 37 vụ
tương đương với 5,7%.
- Cưỡng dâm trẻ em: có 14 vụ, xâm hại 17 em => tăng 6 vụ
- Giao cấu với trẻ em: có 220 vụ, xâm hại 220 em =>giảm 20 vụ
tương đương với 8,3 %
- Dâm ô với trẻ em: có 142 vụ, xâm hại 149 em => giảm 6 vụ tương
đương với 4 %
Thực tế cho thấy đa số các vụ xâm hại tình dục trẻ em chủ yếu diễn ra bằng
phương thức mua bán dâm. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, trình độ văn hóa thấp,
hoặc do bị bán, bị lừa nên đa số các trẻ em từ các vùng nông thôn lên thành thị hoạt
động bán dâm. Theo thống kê trong “báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện quyết định số
52/2006/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ về Chương trình phối hợp liên ngành
phòng, chống mại dâm” thì trong 40.000 đối tượng hoạt động mại dâm thì có 14%
độ tuổi dưới 18 tuổi. Theo “báo cáo kết quả công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm,
cai nghiện phục hồi năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009” của Bộ lao
động thương binh và xã hội thì trong tổng số người bán dâm những người bán dâm
có độ tuổi dưới 18 tuổi chiếm 15,3 %. Với tình hình trên chính phủ đã có những
chương trình nhằm hạn chế, tuy nhiên việc xử lý để bảo vệ trẻ em bị xâm hại là rất
khó khăn. Do phần lớn các em tự nguyện thực hiện hành vi, hơn nữa để xử lý hành
vi xâm phạm tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự rất hạn chế, chủ yếu chỉ xử lý
hành chính, tuy nhiên mức xử phạt hành chính không đủ răn đe, hầu hết các hành vi
xâm hại tình dục trẻ em sau khi bị xử lý vẫn tiếp diễn.
Tóm lại, theo các số liệu thống kê trên chúng ta nhận thấy một điều, mặc dù
pháp luật đã có những qui phạm pháp luật cụ thể với mức hình phạt, mức xử phạt
hành chính khác nhau nhằm răn đe hạn chế tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nhưng
các vụ việc về xâm hại tình dục trẻ em vẫn còn tồn tại. Điều đó chứng tỏ hoặc pháp
luật chưa thực sự nghiêm khắc, hoặc chính những người phạm tội không nhận biết
31
được tội phạm hoặc do điều kiện kinh tế khó khăn trẻ em tự để mình trở thành nạn
nhân (dưới hình thức hoạt động mại dâm) của hành vi xâm hại tình dục.
Trước tình hình trên, để hạn chế nhà nước đã phát động công tác xây dựng
xã, phường lành mạnh, tính đến năm 2008 cả nước hiện có 6.576 xã, phường không
có tệ nạn mại dâm tăng 15,1 % so với năm 2007; ngoài ra còn thực hiện công tác
tuyên truyền trong quần chúng nhân dân về phòng chống mại dâm để khuyến khích
sự hợp tác của nhân dân trong việc đấu tranh triệt phá các ổ nhóm, đường dây bóc
lột tình dục phụ nữ, mại dâm trẻ vị thành niên, tuy nhiên công tác tuyên truyền hiện
nay chưa đạt hiệu quả do kinh phí còn hạn hẹp (kinh phí cấp cho tuyên truyền ở xã,
phường bình quân 300.000 – 500.000 đồng/ xã, phường/ năm).
Để thực hiện các nội dung đã cam kết trong công ước quốc tế về quyền trẻ
em thì đối với các trẻ em bị xâm hại tình dục nhà nước ta đã có chính sách bảo vệ,
giúp đỡ, tuy nhiên các chính sách này chỉ áp dụng đối với trẻ em là nạn nhân của
hoạt động mua bán dâm. Theo đó những trẻ em từ đủ 16 tuổi trở lên nếu là “gái bán
dâm” thì khi đáp ứng đủ các điều kiện sẽ bị bắt buộc vào trung tâm chữa bệnh –
giáo dục – lao động xã hội được thành lập ở các địa phương để chữa bệnh và học
nghề. Trung tâm này đảm bảo chữa bệnh cho các đối tượng là “gái mại dâm” và
dạy nghề cho những đối tượng trên để khi ra khỏi trung tâm họ có nghề nghiệp
không quay lại con đường cũ. Tuy nhiên trên thực tế các trung tâm trên còn thiếu cơ
sở vật chất, thiếu nhân sự do đó mục đích trên của các trung tâm chưa đạt được, các
đối tượng được đưa vào trung tâm chủ yếu là chữa bệnh. Hơn nữa với hoàn cảnh
gia đình khó khăn, cùng với lười lao động nên đa số sau khi ra khỏi trung tâm vẫn
quay lại con đường cũ.
Đối với trẻ em bị xâm hại tình dục dưới phương thức khác nhà nước ta bảo
vệ bằng cách xử lý người có hành vi xâm hại, đưa các trẻ em vào trung tâm bảo trợ
xã hội để khắc phục tổn thương về mặt tinh thần, thể chất nếu như các em không có
gia đình, không có người nuôi dưỡng. Còn đối với trẻ em có gia đình thì gia đình sẽ
chăm sóc, giúp các em khắc phục tổn thương về mặt tinh thần. Tuy nhiên, một
trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ em bị xâm hại tình dục là do hoàn cảnh gia
đình khó khăn, nhận thức xã hội kém, hoặc mãi mê kiếm sống nên cha mẹ đã bỏ
mặc con cái, thiếu sự quan tâm đối với con cái. Do vậy để gia đình khắc phục, bù
đắp tổn thương về mặt tinh thần cho các em điều đó có thiết thực hay không?
Nhìn chung, nhà nước đã phần nào nổ lực để bảo vệ trẻ em theo đúng tinh
thần đã cam kết trong công ước quốc tế về quyền trẻ em. Tuy nhiên do hoàn cảnh
kinh tế - chính trị - xã hội của nước ta nên việc bảo vệ trẻ em chỉ ở mức tương đối,
vẫn còn nhiều hạn chế.
5. Trẻ em nghiện ma túy
Năm 2008, tình hình tệ nạn ma túy trên toàn thế giới và khu vực tiếp tục diễn
biến hết sức phức tạp. Theo “báo cáo tóm tắt tình hình ma túy thế giới và khu vực
2008” thì trên toàn thế giới có khoảng 208 triệu người đã sử dụng ma túy ít nhất 1
lần trong 12 tháng gần đây. Tỉ lệ người sử dụng các loại ma túy trong thời gian
2006 – 2007 so với 2005 – 2006 như sau: cần sa từ 3,8% lên 3,9%, côcain từ
32
0,34% lên 0,37 %, chất chứa thuốc phiện từ 0,37% lên 0,39%, heroin từ 0,27% lên
0,28% và amphetamine giảm từ 0,6% xuống 0,58%.
Hơn nữa khu vực châu á là một trong các khu vực sản xuất các loại chất ma túy
với số lượng lớn trên thế giới, thể hiện khu vực châu á chiếm khoảng 62% heroin
thu giữ trên toàn thế giới. Và một trong các đường dây buôn bán chất ma túy lớn
trên thế giới nằm trong khu vực châu á bao gồm: từ khu vực tây nam á – Trung
quốc vào khu vực châu á – thái bình dương; từ khu vực tây nam á - Ấn Độ Dương -
Thái lan, campuchia, lào.
Chính tình hình trên đã làm cho tình trạng buôn bán, sử dụng ma túy tổng hợp
dạng tinh thể, thuốc lắc, cần sa,…có xu hướng gia tăng ở một số tỉnh, thành phố ở
Việt nam điều đó đã kéo theo người sử dụng ma túy ở độ tuổi thanh thiếu niên
chiếm tỷ lệ cao.
Theo “báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng chống ma túy 2008 và phương
hướng công tác trọng tâm năm 2009” của Bộ công an – Cơ quan thường trực phòng
chống ma túy, trước tình hình diễn biến phức tạp về tệ nạn ma túy trên thế giới,
Việt Nam tính đến hết ngày 30/11/2008 có khoảng 173.603 người nghiện ma túy
trong đó có 288 người là học sinh, sinh viên giảm 4.702 người so với năm 2007 chủ
yếu tập trung ở các vùng biên giới (trong 173.603 người nghiện ma túy thì có khoản
6.000 người nghiện ở các xã biên giới, phần lớn là các dân tộc thiểu số) và các
thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng.
Mặc khác theo “báo cáo tham luận tình hình tệ nạn ma túy xâm nhập và trường
học năm 2008 và những giải pháp, phương hướng phối hợp, phòng ngừa” thì tình
hình HSSV nghiện ma túy qua các năm như sau: năm 2002 có 1187 HSSV, năm
2003 có 979 HSSV, năm 2004 có 600 HSSV, năm 2005 có 1269 HSSV, năm 2006
có 998 HSSV, năm 2007 có 777 HSSV, năm 2008 chỉ còn 276 HSSV. Tuy có giảm
so với những năm trước nhưng tình hình sử dụng ma túy vẫn còn phức tạp.
Thủ đoạn sử dụng ma túy hiện nay không còn tụ tập đông người cùng sử dụng
mà chia thành nhiều nhóm nhỏ vào các quán karaoke, nhà nghỉ để sử dụng; trồng
cây cần sa tại nhà để sử dụng; tụ tập sử dụng thuốc lắc, cần sa, tài mà tại gia đình,
trên xe taxi.
Xu hướng thế giới hiện nay việc sử dụng chất ma túy tổng hợp và cần sa ngày
càng tăng cụ thể theo “báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng chống ma túy
2008 và phương hướng công tác trọng tâm năm 2009” của Bộ công an – Cơ quan
thường trực phòng chống ma túy như sau: hiện nay có khoảng gần 180 triệu người
sử dụng cần sa chiếm khoảng 4% dân số thế giới trong độ tuổi từ 15 đến 64. Tỉ lệ
này cao nhất ở Châu đại dương 14,5%, Bắc Mỹ 10,5% và Châu Phi 8%.
Cùng với xu hướng đó trong những năm gần đây các loại chất ma túy sử dụng
chủ yếu ở Việt Nam bao gồm: ma túy tổng hợp, cần sa, thuốc lắc, tài mà, heroin,
chất hướng thần.
Việc trẻ em nghiện ma túy không những bị tổn hại về mặt thể chất và tinh thần,
mà bên cạnh đó chính những trẻ em nghiện ma túy còn tiềm ẩn nguy cơ phạm tội
33
rất cao. Do đó vấn đề ngăn chặn, hạn chế tình trạng trên là vấn đề cấp bách được
các cơ quan có thẩm quyền quan tâm và đã thực hiện nhiều chương trình như:
- Tuyên truyền giáo dục: trong 3 tháng cao điểm năm 2008 Ủy
ban quốc gia đã chỉ đạo tổ chức khoản 3.000 cuộc mít tinh với hơn 1,5 triệu người
tham gia; phát hành trên 250.000 tờ rơi giới thiệu hình ảnh có chứa chất ma túy, ma
túy tổng hợp để dân biết, dân bàn, dân tự phòng ngừa; tổ chức trên 55.000 buổi sinh
hoạt ở cộng đồng dân cư, trường học để tuyên truyền cho hàng triệu lượt người, tạo
sự thu hút quan tâm chú ý và tham gia của đông đảo các tầng lớp cán bộ, nhân dân;
thực hiện tuyên truyền tới vùng núi, vùng dân tộc thiểu số…. Riêng trong trường
học Bộ giáo dục và đào tạo cùng với Bộ công an đã tổ chức cho học sinh và gia
đình ký cam kết “không tham gia mua bán, sử dụng ma túy”; tuyên truyền cho hơn
200.000 lượt học sinh, sinh viên, giáo viên; tổ chức 50.000 buổi học nội ngoại khóa
về phòng chống ma túy. Tuy nhiên công tác tuyên truyền trên chưa hiệu quả, chưa
thực sâu và thường xuyên, do đa số dân cư ở vùng núi, vùng dân tộc thiểu số ít có
điều kiện được tiếp xúc với báo đài nên việc tuyên truyền là rất khó khăn; thêm vào
đó mặc dù tổng ngân sách trung ương hỗ trợ cho công tác phòng, chống ma túy
trong năm 2008 là 250 tỷ đồng và nguồn vốn viện trợ thực tế nhận được là 858.720
USD nhưng kinh phí cho các hoạt động tuyên truyền còn ít nên không thể tổ chức
thường xuyên các cuộc tuyên tuyền đến từng vùng, từng địa phương.
- Đối với trẻ em nghiện ma túy thì tự nguyện hoặc nhà nước bắt
buộc phải vào trung tâm chữa bệnh – giáo dục – lao động xã hội để cai nghiện hoặc
tự cai nghiện ở gia đình, cộng đồng. Trong những năm qua ở một số tỉnh đã xuất
hiện các mô hình cai nghiện tốt, điển hình, đạt được kết quả nhất định như mô hình
cai nghiện 3 giai đoạn tại tỉnh Tuyên Quang, mô hình cai nghiện tại gia đình cộng
đồng của tỉnh Nam Định; mô hình quản lý bám sát giúp đỡ người sau cai tái hòa
nhập cộng đồng bằng các câu lạc bộ B93 của Hà Nội; mô hình triển khai nghị quyết
16/2003/QH11 về tổ chức quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau
cai nghiện tại TPHCM; mô hình giám sát , giúp đỡ người sau cai nghiện tại các tỉnh
miền núi đi đôi với xóa bỏ cây thuốc phiện, phát triển kinh tế, lồng ghép các
chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, phủ xanh đất trống đồi
trọc…. các mô hình trên đã giúp nhiều đối tượng từ bỏ ma túy trở về hòa nhập với
cộng đồng. Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn những hạn chế nhất định.
Do điều kiện cơ sở vật chất của trung tâm còn thiếu thốn, kinh phí còn hạn hẹp nên
qui trình cai nghiện, dạy nghề, chữa bệnh cho các học viên chưa được đảm bảo;
theo đó hoàn cảnh gia đình của các học viên khó khăn nên không có khả năng đóng
góp kinh phí buộc trung tâm phải cắt giảm thời gian cai nghiện từ 2 năm xuống còn
1 năm, chính những điều đó làm cho tuy tỷ lệ cai nghiện thành công có tăng so với
những năm trước nhưng hiện tượng tái nghiện hoặc bỏ trốn khỏi trung tâm vẫn còn
tiếp diễn.
- Vận động nhân dân không trồng cây có chứa chất ma túy:
trong niên vụ 2007 - 2008 tại các tỉnh như Sơn la đã triệt phá và hủy 297.091 m2
cây thuốc phiện tái trồng, Điện Biên 44.416 m2, Lai Châu 194.355 m2, Hòa Bình
1.900 m2, Cao Bằng 2.500 m2, 6.995 m2 và 12.533 cây cần sa tại Gia Lai, Đồng
Tháp, Hậu Giang, Kom Tum, Đăk Nông, Đăk Lắc…
34
- Xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị không có tệ
nạn ma túy: tính đến nay cả nước có khoản 60.180/102.504 khu dân cư đạt danh
hiệu “khu dân cư tiên tiến”; 41.503/102.504 khu dân cư được công nhận “khu dân
cư văn hóa”…
Như vậy với tình hình diễn biến phức tạp trên thế giới và khu vực, Việt Nam
cũng bị ảnh hưởng mạnh, tuy nhiên với sự nổ lực của các ban ngành, đoàn thể đã
phần nào hạn chế được sự gia tăng sử dụng ma túy ở độ tuổi vị thành niên.
6. Trẻ em phạm tội sớm
Gia đình và nhà trường là môi trường giáo dục quan trọng, có tác động rất lớn
đến việc hình thành nhân cách, đạo đức của mỗi đứa trẻ.
Hiện nay một số gia đình khó khăn, cha mẹ nghiện ngập, phạm tội, hay mẹ hoạt
động mại dâm điều này đã dẫn đến sự thiếu quan tâm đến con cái của họ, và phần
nào ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ em khi chính bản thân chúng hằng ngày
chứng kiến cảnh cha mẹ thường xuyên đánh đập, cãi vã nhau vì kinh tế gia đình
khó khăn, hoặc cảnh cha mẹ nghiện ngập, phạm tội…. và thường xuyên đánh đập
chúng.
Hơn thế nữa hiện nay hầu hết các nhà trường thường chú ý đến chuyên môn mà
bỏ qua việc giáo dục nhân cách, đạo đức của học sinh, và đã thiếu sự quan tâm, có
sự phân biệt đối xử đối với những học sinh cá biệt.
Cùng với những yếu tố trên chính bản tính hiếu thắng, muốn khẳng định mình,
nông nổi, liều lĩnh, thích phiêu lưu mạo hiểm, luôn phô trương sức mạnh và sự can
đảm của mình đã dẫn đến việc trẻ em làm trái pháp luật tăng cao.
Theo “báo cáo kết quả thực hiện đề án 4 – CTQGPCTP năm 2007” của tổng cục
cảnh sát – cục cảnh sát ĐTTPHS. So với năm 2006 thì trong cả nước đã phát hiện
10.361 vụ gồm 15.589 em giảm 107 vụ, cụ thể như sau:
- Giết người: 146 vụ do 232 em tham gia => tăng 22,6 %
- Cướp tài sản: 466 vụ do 951 em tham gia => giảm 8,8 %
- Cưỡng đoạt tài sản: 149 vụ do 215 em tham gia => giảm 44%
- Hiếp, cưỡng dâm: 203 vụ do 250 em tham gia => giảm 8%
- Cố ý gây thương tích: 1215 vụ do 1768 em tham gia => giảm 7,1
%
- Trộm cắp tài sản: 3964 vụ do 6930 em tham gia => giảm 22,8%
- Cướp giật tài sản: 513 vụ do 788 em tham gia => tăng 41,7 %
- Gây rối trật tự công cộng: 900 vụ do 1467 em tham gia => giảm
11,6 %
35
- Đánh bạc: 143 vụ do 235 em tham gia => giảm 20,9 %
- Môi giới mại dâm: 3 vụ do 6 em tham gia => giảm 1 vụ
- Phạm tội khác: 1381 vụ do 1988 em tham gia => tăng 6,8 %
Trong đó có 15.140 em là nam và 449 em là nữ với độ tuổi dưới 14 là 1237
em; từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là 5072 em, trẻ em không biết chữ 969 em; trình độ
tiểu học 6912 em; trình độ trung học cơ sở 3820 em; trình độ phổ thông trung học
3888 em; trong đó trẻ em đã bỏ học là 6189 em. Các vụ việc trên chủ yếu tập trung
ở các địa phương TPHCM 610 vụ, Đắc lắc 400 vụ, Đồng Tháp 351 vụ, Quảng Nam
329 vụ, Hà Nội 328 vụ, Khánh Hòa 317 vụ, Gia Lại 226 vụ, Tây Ninh 329 vụ, Cần
Thơ 265 vụ, Thái Bình 247 vụ, Nam Định 241 vụ, Hậu Giang 201 vụ...
Như vậy so với năm 2006 thì trẻ em phạm tội có giảm nhưng một số tội giảm
không đáng kể. Từ thực trạng trên ta thấy rằng hầu hết trẻ em phạm tội là trẻ em đã
bỏ học, có trình độ thấp, hoặc không biết chữ. Chính vì vậy mà trẻ em được tiếp cận
pháp luật là rất ít, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em phạm tội tăng
cao.
Đối với trẻ em làm trái pháp luật nếu đã đến mức nguy hiểm hoặc chưa đủ tuổi
để chịu trách nhiệm hình sự thì nhà nước ta không xử lý hình sự đối với các em
nhưng nhằm giáo dục đạo đức, rèn luyện các em nhà nước bắt buộc các trẻ em làm
trái pháp luật vào cơ sở giáo dưỡng, hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Tại cơ sở giáo dưỡng trẻ em được học tập, rèn luyện đạo đức, lao động phù hợp
với lứa tuổi, sức khỏe như những trẻ em khác cùng lứa tuổi. Các em ở trong cơ sở
giáo dưỡng được gọi là học sinh điều đó giúp phần nào giảm sự phân biệt đối xử,
nặng nề về tâm lý cả đối với các em và cả giáo viên của trường. Mọi chi phí do nhà
nước cung cấp.
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp tư pháp này áp dụng cho các trẻ em
phạm tội ít nguy hiểm, đây là biện pháp nhẹ hơn biện pháp buộc vào trường giáo
dưỡng. Trẻ em bị áp dụng biện pháp này được sống trong xã hội, gia đình nhưng
dưới sự kiểm tra, giám sát của xã, phường thị trấn.
Các biện pháp trên mục đích nhằm giáo dục, rèn luyện đạo đức cho các em,
giúp các em bỏ đi những tính xấu, tính hung dữ, côn đồ để các em sống lương thiện,
hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên một thực trạng diễn ra trong xã hội là các em đã
từng vào cơ sở giáo dưỡng hoặc bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn thì trong tâm lý mỗi người dân cho rằng chúng là những kẻ phạm tội nên tránh
xa, phân biệt đối xử đối với chúng. Điều đó làm cho các em khó hòa nhập với cộng
đồng, trong các em mang một tâm lý nặng nề, có thể đó là nguyên nhân làm cho các
em quay lại con đường cũ.
Tóm lại, đối với trẻ em làm trái pháp luật nhà nước ta không bỏ qua vẫn xử lý
các hành vi của các em nhưng việc nhà nước xử lý không nghiêm khắc, nặng nề,
các biện pháp xử lý chỉ nhằm tạo điều kiện để các em hoàn lương, giáo dục đạo
đức, văn hóa, rèn luyện các em trở thành công dân tốt. Điều đó chứng tỏ Việt Nam
36
đã thực hiện đúng tinh thần của công ước quốc tế về quyền trẻ em như đã cam kết
cả về qui định pháp luật và việc thực thi các qui định đó.
7. Trẻ em bị bạo hành
Xuất phát từ truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam, hầu hết các gia đình
Việt Nam đều có cách dạy con cái “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”.
Chính vì điều đó mà vô tình mỗi cha mẹ đã xâm hại đến thể xác của con mình. Với
cách giáo dục con cái không khoa học đang tồn tại trong mỗi gia đình Việt Nam
hiện nay đã dẫn đến tình trạng trẻ em bị bạo hành tăng cao.
Theo “báo cáo kết quả thực hiện đề án 4 – CTPCTPQG năm 2007” của tổng cục
cảnh sát – cục cảnh sát ĐTTPHS thì trong năm 2007 đã có 242 vụ cố ý gây thương
tích với trẻ em gồm 321 đối tượng xâm hại 261 trẻ em.
Không chỉ có cha mẹ giáo dục con cái bằng hình thức đánh đập mà cả thầy cô
giáo những người đã được hướng dẫn cách giáo dục trẻ em một cách có khoa học
gần đây cũng sử dụng hình thức đánh đập để răn đe, giáo dục học trò của mình.
Trong thực tế đã xẩy ra rất nhiều hành vi bạo hành trẻ em với nhiều mức độ
khác nhau. Nhưng hiện tại cơ quan có thẩm quyền chưa can thiệp sâu, giải quyết
triệt để vấn đề trên. Do hầu hết các trẻ em bị bạo hành là do cha mẹ, cô thầy, hoặc
những người thân của trẻ em nên việc tố cáo các hành vi trên với cơ quan có thẩm
quyền còn hạn chế. Chỉ những vụ việc gây thương tích đối với trẻ em với mức độ
lớn, lâu dài để lại thương tật trên da thịt thì mới được tố cáo đến cơ quan có thẩm
quyền. Chính vì vậy mà hiện nay việc xử lý hành vi trên là rất hạn chế.
Đối với các trẻ em bị cha mẹ bạo hành thì cha mẹ sẽ bị hạn chế quyền nuôi con.
Thay vào đó chúng sẽ được nhà nước đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội, ở đây các em sẽ
được chăm sóc, sống trong tình thương của bạn bè và những người “mẹ”, điều đó
phần nào giúp các em khắc phục những tổn thất về mặt tinh thần mà các em phải
gánh chịu.
Bên cạnh việc cha mẹ bạo hành con cái thì đối với những trẻ em phải lao động
sớm do hoàn cảnh gia đình khó khăn hay cha mẹ không còn cũng bị những người
chủ, người sử dụng lao động bạo hành một cách dã man.
Tiêu biểu cho thực trạng trên vừa qua đã nổi lên nhiều vụ bạo hành đối với trẻ
em ở một số tỉnh trong cả nước được báo đài đưa tin như: vụ em Nguyễn Thị
Thông sinh năm 1983 đã bị vợ chồng Chu Minh Đức – Trịnh Thị Hạnh Phương ở
Thanh Xuân, Hà nội hành hạ hơn 10 năm và theo bản kết luận điều tra của công an
quận Thanh Xuân – Hà Nội việc hành hạ trên đã gây thương tích cho em Thông
37%, vụ bé Nguyễn Thị Hảo 3 tuổi bị mẹ ruột là bà Nguyễn Thị Mỳ bạo hành dã
man dùng kéo, dao cắt tay chân... và theo bản kết luận điều tra của công an huyện
Phước Long tỉnh Bình Phước bé Hảo bị thương tích là........ Các trường hợp trên đã
bị nhà nước xử lý về mặt hình sự.
Nhìn chung, nhà nước ta đã nghiêm khắc xử lý những vụ bạo hành trẻ em mà
các cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện và giúp các em khắc phục những tổn thất
37
về mặt tinh thần. Tuy nhiên hiện nay các vụ bạo hành trẻ em ngày càng tăng lên.
Vấn đề đặt ra là việc bảo vệ trẻ em tốt không chỉ ở chỗ bảo vệ, giúp các em khắc
phục hậu quả khi các em đã bị xâm hại, mà còn ở chỗ bảo vệ các em để các em
không bị xâm hại. Qua thực trạng ở Việt Nam cho thấy điều đó ở Việt Nam vẫn
đang còn hạn chế, hầu như chưa có cơ chế nào để bảo vệ trẻ em không bị xâm hại.
8. Trẻ em bị nhiễm chất ĐIOXIN
Cuộc chiến tranh chất độc da cam/Dioxin do Mỹ ở Việt Nam là cuộc chiến
tranh khoa học lớn nhât trong lịch sử nhân loại. Theo các tài liệu khác nhau, với các
chiến dịch Ranch Hand anh Pacer Ivy.Trong vòng 10 năm từ năm 1961 đến 1971,
quân đội Hoa Kỳ đã rải xuống miền Nam Việt Nam khoảng 80 lít chất độc hóa học
với hàm lượng Dioxin khoảng 366 kg . Trong đó chất độc da cam được sử dụng với
khối lượng lớn nhất khoảng 45.677.937 lít. Khoảng 3.181 thôn làng Việt Nam bị rãi
trực tiếp chất độc hóa học.(I) Để phân biệt các chất khác nhau, các thùng được
mang những cái bằng màu nhận dạng khác nhau như những mật danh mà không
cần tên tuổi , nơi xuất xứ như: màu xanh da trời, màu đỏ, màu trắng, màu vàng cam,
màu tía, màu xanh, màu hồng, chất độc được đựng trong thùng có vạch màu vàng
cam-chất độc da cam (agent orange) là chất hỗn hợp 50-50 của N-butyl esters cùa
2,4 D và 2,4,5 - T. Một chất độc gây ô nhiễm tổng hợp và là sản phẩm phụ tất yếu
khi sản xuất 2,4,5T là TCDD tức là chất Dioxin.
Dioxin là một trong những hóa chất độc hại nhất mà khoa học biết đến, là
chất độc nhất do con người tìm ra và tạo ra, gây tai biến sinh sản, dị tật bẩm sinh,
ung thư và một số bệnh khác. Như đã nói ở trên tổng lượng Dioxin có trong số chất
diệt cỏ nói trên ít nhất là 366 kg . Theo các nhà khoa học do công nghệ sản xuất
2,4,5 - T trong những năm 60 còn lạc hậu, mặt khác để tăng sản lượng chất diệt cỏ,
một số công ty hóa chất Mỹ đã nâng nhiệt độ của công nghệ sản xuất, nên lượng
Dioxin có thể là 600-680 kg . Trong khi đó chỉ cần một vài phần tỷ gam Dioxin đã
có thể gây ung thư, tai biến sinh sản và dị tật bẩm sinh ở động vật thực nghiệm. Cụ
thể chỉ cần 80gam dioxin đem hòa vào hệ thống cấp nước đủ giết chết toàn bộ một
thành phố lớn 7-8 triệu dân. Từ năm 1961 đến năm 1971, quốc đế Mỹ đã tiến hành
19.905 phi vụ rãi chất độc màu da cam dioxin trên diện tích 2.631.297 ha , trong đó
có 86% diện tch1 bị phun rãi hơn hai lần, 11%\diện tích bị phun rải hơn 10 lần ,do
gió, mưa lũ nên diện tích đất, rừng bị ảnh hưởng bởi dioxin rộng hơn diện tích bị
rãi. Có 3181 thôn làng Việt Nam bị rãi và có khoảng 2,1 - 4,8 triệu người Việt Nam
đã bị nhiễm chất diệt cỏ , nhất là dioxin. Các nạn nhân phần lớn là dân thường và
quân dân Việt Nam, ngoài ra còn có một số công dân và lính Hoa Kỳ, cùng các
đồng minh của họ đến từ Úc, Canada, Newzealand, Hàn Quốc(II)…
Ngay những năm 60 của thế kỷ XX, vấn đề dioxin đã được các nhà khoa học
Việt Nam và trên thế giới khẳng định về tính độc hại cho môi trường và sức khỏe
con người. Nhiều nhà khoa học Hoa Kỳ cảnh báo và yêu cầu tổng thống Hoa Kỳ
Johnson không được sử dụng chất độc này trong chiến tranh Việt Nam. Ngay từ
những năm 1960 Liên đoàn các nhà khoa học Hòa Kỳ đã lên tiếng phản đối việc sử
dụng các chất diệt cỏ ở Việt Nam, lo ngại rằng Hoa Kỳ đang tập trung vào chiến
tranh như một cơ hội để thí nghiệm chiến tranh sinh học và hóa học.
38
Tháng 1 năm 1966 một nhóm khoảng 30 nhà khoa học Boston đã phản đối
việc phá hoại mùa màng và coi đó như một cuộc tấn công man rợ, chống lại chiến
binh lẫn dân thường. Năm 1967, một kiến nghị có hơn 5.000 chữ ký của các nhà
khoa học quốc tế kêu gọi Tổng thống Johnson chấm dứt việc sử dụng hóa chất
chống con người và mùa màng tại Việt Nam đã được cố vấn khoa học của Tổng
thống cũng như dư luận công chúng tiếp nhận rộng rãi. Tháng 4 năm 1970, các bộ
trưởng Y tế, Giáo Dục và Phúc Lợi, Nông nghiệp của Hòa Kỳ đã ra tuyên bố chung
yêu cầu ngưng sử dụng tại nước Hoa Kỳ chất diệt cỏ có chứa 2,4,5 - T. Cũng thời
gian này Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ ra lệnh đình chỉ sử dụng về mặt quân sự chất
2,4,5 - T, kể cả chất da cam. Tác hại ghê gớm của chất da cam đối với con người đã
được các nhà khoa học chỉ rõ trong những năm 1960. Ngay từ những năm
1940,1950 các thí nghiệm của công ty Monsanto, Diamond, Dow và những tác hại
xảy ra tại các nhà máy sản xuất của các công ty này đã cho thấy 2,4,5 - T là chất
độc hại ghê gớm đối với con người .
Trên thực nghiện, các nhà khoa học đã chứng minh rằng, dioxin có tác hại
gây ra quái thai, gây đột biến gen, gây độc hại với các tế bào, đặc biệt là các tế bào
não, thận, gan, tim, gây ngộ độc phổi, ung thư, gây rối loạn nhiều quá trình trao đổi
chất khác nhau trong tế bào và tác động trực tiếp trên bộ máy di truyền tế bào.
Chất độc da cam/Dioxin đã để lại hậu quả nặng nề đối với mội trường và
con người Việt nam. Ba mươi năm sau, những triệu chứng liên quan đến dioxin vẫn
xuất hiện thường xuyên ở Việt Nam. Trẻ em sinh ra từ các gia đình có người bị
nhiễm độc (thuộc thế hệ thứ 3) vẫn bị các dị tật có thể kết luận là do tác đông của
chất độc dioxin. Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và phát hiện những
biến đổi sinh học ở những người phơi nhiễm chất dioxin, đặc biệt là những biểu
hiện suy giảm miễn dịch, biến đổi nhiễm sắc thể, gen, trong đó có gen gây ung thư.(
Số liệu từ bộ lao động thương binh và xã hội)
TT
Nội dung nghiên cứu
Có phơi nhiễm
(người)
Không phơi nhiễm
(người)
1
Tổng số gia đình cựu
chiến binh nghiên cứu
28.817
19.076
2
Số (tỷ lệ) gia đình có
con bị dị tật bẩm sinh
1.604 (5,69%)
356 (1,87%)
3
Tổng số con đẻ
77.816
61.043
4
Số (tỷ lệ) con bị dị tật
bẩm sinh
2.296 (2,95%)
452 (0,74%)
39
Hàng vạn gia đình Việt Nam đang phải gánh chịu hậu quả của chất dộc da
cam, nhất là gia đình các quân nhân từng chiến đấu tại chiến trường Miền Nam, nơi
không quân Hoa Kỳ rải chất độc da cam. Họ có thể ở các vùng quê khác nhau: Nam
Định, Thái Bình, Hải Phòng, Tuyên Quang, Đà Nẵng, An Giang, Bến Tre… nhưng
đều có điểm chung là đều đã từng tham gia chiến đấu tại những nơ mà trước đây
quân đội hoa kỳ đã phun rải chất diệt cỏ. Những người dân địa phương tại các vùng
chiến sự ở Miền Nam và cả những người ở các địa phương khác, kể cả các vùng xa
xi6 nhưng sau ngày miền nam giải phóng lại di cư đến những vùng bị phun rải chất
diệt cỏ cũng bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin.
Ở nhiều vùng tỷ lệ dioxin trong đất vẫn còn rất cao. Một số nghiên cứu còn
cho thấy : dioxin vẫn còn trong đất và các nguồn nước, các hoạt động nông nghiệp
trong các vùng bị nhiễm độc cũng có khả năng gây ảnh hưởng lên người. Tỉnh
Quảng Trị là trọng điểm chia cắt hai miền nên mảnh đất này phải hứng chịu chất
độc dioxin nhiều hôn bất cứ nơi đâu trong vùng chiến sự, chỉ riêng năm 1968
Quảng Trị đã có khoảng 1500 ha rừng và hoa màu bị tàn phá, hơn 2000 người dân
bị chết do chất dộc Mỹ rải xuống mảnh đất này. Không có nơi nào trẻ em bị thiệt
thòi như huyện Cam Lộ - Quảng Trị, mạng sống, tuổi thơ các em trên vùng đất
nhiễm chất độc da cam như ngàn cân treo sợi tóc. Chỉ tính một con số rất nhỏ đủ
thấy mức độ ảnh hưởng chất độc ở đây lên đến chừng nào. Đến năm 2000, huyện
Cam Lộ đã có 654 trường hợp bĩ quái thai. Sở lao động thương bing và xã hội tỉnh
Quảng Trị công bố một con số rất đau long toàn tỉnh có hơn 15.000 bị nhiễm chất
độc da cam, trong đó có hơn 8.000 trường hợp dân thường chưa được hưởng chế
độ, chính sách. Đây là số nan nhân mà Hội chữ thập đỏ Quảng trị phải đi quyên góp
khắp nơi để về giúp đỡ họ. Bà Trần Thị Thỉ, Chủ tịch hội chữ thập đỏ Quảng Trị
chia sẻ trong xót xa: “ Bao nhiêu cũng không đủ để giúp cho các gia đình bị chất
độc da cam. Bởi vì họ cùng lúc nuôi 2 đến 3 đứa con tàn tật đến mấy chục năm ..”.
Hoàn cảnh các nạn nhân ở trên vùng đất “ Da cam” đều ăn bũa hôm thiếu
bữa mai. Bà Nguyễn Thị Huyến ở xã Cam Nghĩa, ngoài 70 tuổi vẫn sống trong
nghèo khổ để nuôi những đứa con tàn tật. Cả 3 đứa con của bà nhiễm nặng chất độc
da cam, bệnh tình đày đọa chịu không nổi, một em đã chết, hai em còn lại do ảnh
hưởng não nên mỗi lần đông kinh lại kêu van, cấu xé than mình thảm thương,
không ai cầm dược nước mắt.
Một việc rất có ý nghĩa của Hội chữ thập đỏ Quảng Trị là quyên góp tiền bạc
của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước giúp đỡ rồi về cho các gia đìnhnạn
nhân vay mượn để chăn nuôi heo, gà. Theo bà Thỉ, đã có gần 300 gia đình nạn nhân
được vay từ nguồn vốn này. Dù cố gắng thật nhiều nhưng với Hội chữ thập đỏ
Quảng Trị, sự giúp đỡ cho các nạn nhân cũng như muối bỏ vào biển. Nên bà Thỉ
lúc nào cũng ước:”Mong nạn nhân chấtđộc da cam ở Quảng Trị nhận được nhiều
tấm long thơm thảo của xã hôi”. Ngoài ra còn có một số vùng nhiễm chất da
cam/dioxin do chiến dịch Pacer Ivy trong sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa và một số sân
bay khác vẫn chưa xác định được quy mô và mức độ nhiễm.
40
Nhận thấy từ thực tế phần lớn trẻ em bị nhiễm chất độc dioxin đều sống
trong điều kiện khó khăn về kinh tế, một số nhu cầu vật chất tối thiểu như: ăn, mặc,
ở, đi lại còn nhiếu thiếu thốn. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách giúp đỡ
những nạn nhân chất độc da cam, giúp họ chữa bệnh, tạo điều kiện để cuộc sống
của họ đỡ khó khăn hơn. Tuy nhiên theo chúng tôi, những nạn nhân chất độc da
cam/dioxin không chỉ cần sự nhân đạo mà cần phải có công lý. Chính vì vậy, các
nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã chính thức kiện các công ty hóa chất
Hoa kỳ tại các tòa án quận phía Đông New York từ đầu năm 2004, cùng với sự ủng
hộ của người dân các nước trên thế giới, tạo ra sức ép đối với các công ty hóa chất
ở hoa kỳ, nhằm buộc họ phải có cái nhìn công lý đối với con người Việt Nam. Cách
đây 20 năm các cựu chiến binh Hoa Kỳ đã có phần được hưởng công lý trong vụ
kiện các công ty hóa chất.Như vậy thì không có một lý do gì khi xác định người
ngồi trên máy bay phun rải chất độc da cam/dioxin bị phơi nhiễm và được bồi
thường mà lại không thừa nhận những người dưới mặt đất bị phơi niễm chất độc
này.
Và chúng ta luôn tin tưởng rằng vì công lý và lương tri, các nạn nhân chất
dộc da cam/dioxin ở Việt Nam sẽ được bồi thường thỏa đáng. Thảm kịch đã xảy ra
ở Việt Nam không được để xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên thề giới
9. Trẻ em lao động sớm
Ngày nay trên thế giới, sử dụng lao động trẻ em (LĐTE) vẫn là một hiện tượng
phổ biến và càng ngày càng phát triển. Rất nhiều trẻ em trên thế giới phải lao động
trong những điều kiện cực kỳ nguy hiểm và bị khai thác triệt để. Theo những số liệu
mới nhất của ILO, có ít nhất 250 triệu trẻ em trong độ tuổi 5 đến 14 tham gia vào
các hoạt động kinh tế, phần lớn là ở các nước đang phát triển. Khoảng một nửa
trong số này (120 triệu) làm việc chính thức.
Mức độ sử dụng, hình thức sử dụng LĐTE thay đổi từ vùng này sang vùng
khác, từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị. Theo một điều tra của ILO tại
26 nước, LĐTE có rất nhiều loại khác nhau và tập trung chủ yếu ở nông thôn và
khu vực phi kết cấu. Phần lớn LĐTE là thuộc dạng làm công.
Từ thực tế đó cho thấy tỷ lệ trẻ em lao động sớm đang ngày càng gia tăng, đặc
biệt ờ những nước đang phát triển.
Theo điều tra gấn nhất của Bộ lao động thương binh và xã hội ở hầu hết các tỉnh
thành trên nước ta hiện nay, LĐTE tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực sau:
a) Nông nghiệp, gồm cả lao động ở đồng ruộng để sinh sống
b) Trong những xí nghiệp hoặc xưởng nhỏ, các cơ sở tư nhân, ...
c) Khu vực dịch vụ như nhà hàng, quán rượu, và giúp làm việc nhà.
d) Các hoạt động kinh tế khác trên đường phố hoặc ở các khu vực Lao động phi
kết cấu.
Tỷ lệ trẻ em tham gia vào các hoạt động kinh tế ở nông thôn cao hơn ở đô thị.
Chín phần mười LĐTE ở nông thôn là làm nông nghiệp hoặc các hoạt động tương
tự. Trẻ em nông thôn phải đối phó với những rủi ro tác động đến sức khoẻ do nghèo
41
đói cũng như những điều kiện xấu trong lao động nông nghiệp.
Ở các đô thị, trẻ em phần lớn làm việc trong lĩnh vực buôn bán và dịch vụ (8,3%),
sản xuất trong khu vực phi kết cấu (14,3%). Nghề nghiệp có thể rất đa dạng như:
chế biến thực phẩm, làm hàng thủ công, may mặc, phục vụ nhà hang quán cơm,
hoặc một số ngành nghề tự do khác như bán báo, vé số, đánh giày …v.v… Rất ít
gặp trẻ em lao động trong các xí nghiệp có tổ chức. Tuy nhiên các xí nghiệp này
vẫn có thể tham gia gián tiếp vào việc sử dụng LĐTE thông qua việc thuê lại các
xưởng sản xuất nhỏ thực hiện một số công việc có sử dụng LĐTE. Với các công
việc ngoài đường phố, trẻ em có thể bị tiếp xúc với ma tuý, bạo lực, làm tiền và các
loại tội ác khác khiến sức khoẻ, tinh thần và sự phát triển tình cảm của chúng bị huỷ
hoại.
Những mối nguy hại đe doạ trẻ em thay đổi tuỳ thuộc vào loại hình lao động
và điều kiện lao động. Tuy nhiên cũng có thể kể ra một số nguy hại chung đe doạ
phần lớn trẻ em như điều kiện vệ sinh kém, không có phương tiện bảo vệ cá nhân
hoặc có nhưng không đạt yêu cầu, không gian và thiết bị lao động không phù hợp,
máy móc và công cụ lao động cũ kỹ và hỏng hóc, những căng thẳng về thể lực, làm
việc nhiều giờ và lương thấp. Phần lớn các em này làm việc 7 ngày/ tuần và bị trả
lương thấp hơn người lớn tại đó. Trẻ em làm việc trong những nghề nguy hiểm phải
tiếp xúc với các loại hoá chất độc hại, bụi, khói và khí, các tác nhân lý học và sinh
học độc hại. Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố của Bộ lao động thương binh và
xã hội, vào tháng 12/2008 cả nước ta có 26.027 trẻ em phải tham gia vào các loại
hình lao động nặng nhọc, tiếp xúc với các hóa chật độc hại mà không có một sự bảo
hộ nào từ phía người sử dụng lao động. Hầu như các ngưỡng giới hạn cho tiếp xúc
không được tuân thủ. Một tỷ lệ rất lớn trẻ em bị tổn thương do lao động. Những
chấn thương nghề nghiệp thường gặp là bị thương do công cụ lao động, bị nhiễm
trùng mắt, viêm da, rối loạn hệ hô hấp, cảm nhiệt, ngộ độc do sử dụng hoá chất
Những đứa trẻ này còn phải chịu đựng sự mệt mỏi, khó chịu của các bệnh không
phải bệnh nghề nghiệp mà là do môi trường sống qua chật chội, do áp lực công
việc. Mặc dù những đứa trẻ này là những nạn nhân của những bệnh tật và mất năng
lực liên quan đến lao động nhưng trong phần lớn các trường hợp, những đứa trẻ này
không được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ xứng đáng.
Thực tế cho thấy LĐTE trong những năm tới vẫn là một vấn đề lớn, nhức
nhối của xã hội, nhất là khi sự khác biệt mức sống giữa khu vực nông thôn và thành
thị còn chênh lệch đáng kể. Trong điều kiện kinh tế xã hội của nước ta như hiện nay
thì nguy cơ có thêm hàng ngàn trẻ em phải lao động để kiếm sống trong thời gian
tới rất khó tránh khỏi. Vấn đề trước mắt là chúng ta phải tạo điều kiện để các em có
điều kiện tham gia lao động vào các xí nghiệp có tổ chức
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lao động trẻ em phải lao động sớm là
do kinh tế khó khăn, nghèo đói. Nguyên nhân sâu xa là cơ hội và khả năng tiếp cận
của trẻ em đối với hệ thống giáo dục và dạy nghề còn hạn chế, vì nghèo nên nhiều
gia đình không đủ tiền cho con đến trường . Ngoài ra một lý do nữa cũng rất phổ
biến trong xã hội ngày nay đó là hệ thống lao động trói buộc. Lao động trói buộc là
việc bị bắt buộc phải lao động do việc vay nợ, hoặc nhận tiền trả trước và hậu quả
của nó là trẻ em làm việc hoàn toàn không có lương hoặc có nhưng mức lương rất
42
thấp, không có điều kiện sinh hoạt , không có điều kiện vui chơi, giải trí. Đây là
một sự vi phạm quyền cơ bản của trẻ em – quyền được vui chơi giải trí, vui chơi
giải trí đối vớ trẻ em là điều kiện không thể thiếu để trẻ em được phát triển hài hòa,
toàn diện về sức khỏe trì tuệ và nhân cách. Chính xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế
khó khăn của gia đình phần lớn trẻ em phải lao độngđể trả nợ hoặc để tự kiếm sống
nuôi bản thân, giúp đỡ gia đình dã dẫn đến một kết quả là một vòng luẩn quẩn, tình
trạng này không chỉ giới hạn cho một thế hệ.
Lao động trẻ em từ lâu đã là một vấn đề xã hội nổi bật ở khắp nơi trên thế
giới, sẽ là vô nhân đạo khi không cho phép các trẻ em này được học tập và có
những quyền con người cơ bản nhất. Đã tới lúc phải có những việc làm cần thiết để
xóa bỏ tình trạng này, sao cho trẻ em kém may mắn có thể được vui chơi, được tới
trường và được giống như mọi trẻ em khác. Kinh nghiệm của ILO cho thấy mọi
hành động chỉ có ý nghĩa khi nằm trong khuôn khổ của chính sách 1 quốc gia và để
cho nó hiệu quả, chính sách đó cần phải đưa việc loại bỏ LĐTE như là một ưu tiên
trong chương trình chính trị. Một chính sách như vậy cần nhằm vào mục tiêu loại
bỏ dần LĐTE, ngăn ngừa trẻ em gia nhập lực lượng lao động và bảo vệ những thiếu
niên vẫn đang còn phải lao động thông qua việc cho chúng tiếp cận với các dịch vụ
sức khoẻ và các điều kiện lao động được bảo vệ. Điều này bao gồm việc xác lập các
biện pháp cụ thể đối phó với LĐTE, các nguồn cần thiết và xác định rõ vai trò trách
nhiệm của các cấp có thẩm quyền. Bên cạnh các biện pháp trước mắt, một chính
sách quốc gia cần phải bao gồm các biện pháp dài hạn đối phó với các nguyên nhân
chính tạo ra LĐTE và cố gắng kiểm soát cả những yếu tố tạo ra việc trẻ em tham
gia vào lao động và cả những yếu tố tạo ra nhu cầu đến LĐTE. Thực tế cho thấy
cũng khó có thể giúp trẻ em tránh được những môi trường lao động rất độc hại một
khi chúng đã làm thuê ở đó. Vì vấn đề LĐTE không thể giải quyết trong một sớm
một chiều được nên cần có những nỗ lực ở tầm quốc gia, tập trung ưu tiên vào việc
ngăn ngừa và loại bỏ việc trẻ em tham gia vào những hoạt động kinh tế có tác động
xấu đến chúng. Bất kể trình độ phát triển của đất nước, mục tiêu chính sách ưu tiên
của các nước thành viên ILO là ngăn cấm LĐTE trong các công việc độc hại và các
điều kiện lao động tồi tệ để bảo vệ lớp trẻ dễ bị tổn thương nhất.
Do nhận thức được việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một phương
hướng quan trọng trong chiến lược phát triển xã hội. Đảng và nhà nước ta luôn coi
trọng vấn đề này ví nó liên quan đến nguồn lực con người - nhân tố quyết định đối
với sự thành bại để thực hiện các mục tiêu xã hội. Trong những năm qua chính phủ
nước ta đã có nhiều nổ lực trong việc hỗ trợ chính sách cho những trẻ em lao động
sớm đặc biệt là trong việc hỗ trợ tìm kiếm việc làm phù hợp với lứa tuổi, có chính
sách bảo vệ cho các em tránh những rủi ro trong công việc, tạo điều kiện cho các
em được hưởng những quyền cơ bản mà các em đáng được hưởng. Bên cạnh những
gì đã làm và đạt được, chúng nên tiếp cận một cách tổng thể nhằm vào việc cung
cấp cho trẻ em:
+ Một môi trường an toàn và vệ sinh.
+ Tôn trọng nhân phẩm
43
+ Khả năng phát triển trong xã hội.
Tiếp cận này cũng còn nhằm đảm bảo cho các cộng sự xã hội nhận sự trợ
giúp cần thiết có thể tiếp cận được với những trẻ em lao động gặp rủi ro nhất. Nó
bao gồm: luật pháp, cung cấp các dịch vụ cơ bản, phát triển nguồn nhân lực, quản
lý việc thực thi luật pháp và kiểm soát hành động của các doanh nghiệp và công
nghiệp. Những can thiệp như vậy cần có tầm nhìn dài hạn và trở thành những công
cụ hữu hiệu cho việc cải tổ xã hội hơn là chỉ đơn giản
10. Trẻ em bị nhiễm HIV
Dịch HIV/AIDS đã tác dộng và đe dọa đến mọi mặt trong đời sống kinh tế -
xã hội đã và đang từng bước lan ra các nhóm dân cư trong cộng đồng, trong đó trẻ
em là đối tượng chịu hậu quả nặng nề nhất, bị cướp đi những quyền mà lẽ ra các em
phải được hưởng, các em không có điều kiện học tập, vui chơi giải trí và tham gia
các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể với các bạn bè cùng lứa tuổi, bị mất đi cơ
hội được tham gia bàn bạc, tiếp thu và quyết định các vấn đề liên quan đến cuộc
sống, nâng cao sự hiểu biết hoặc đề xuất những mong muốn và những vấn đề liên
quan đến tương lai của chính mình.
Vào tháng 12 năm 2004 ở Việt Nam có 8.500 trẻ em dưới 15 tuổi bị nhiễm
HIV, 22.000 trẻ mồ côi cha mẹ vị bệnh AIDS. Đó là báo cáo của (UNICEF) Quỹ
Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc, công bố ngày 9/12/2004 trong bản phúc trình có tên là
“Trẻ Em Trước Hiểm Họa”. Tuy nhiên, hiện nay chưa có số liệu thống kê đầy đủ
tình trẻ em bị nhiễm HIV tại Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ y tế tính đến cuối năm
2007 số trẻ dưới 19 tuổi nhiễm HIV chiếm tỷ lệ 9,2%.
Thực tế cho thấy, rất nhiều trẻ trong số này và những người chăn sóc không
được hưởng lợi từ những chính sách của Nhà Nước và gặp khó khăn trong việc tiếp
cận với Giáo Dục và Dạy nghề, chăm sóc y tế và chăm sóc, điều trị HIV miễn phí
và các khoản trợ cấp xã hội. Nguyên nhân là do sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối
với trẻ em bị nhiễm HIV ở Việt Nam phổ biến ở cả cộng đồng và từ những người
cung cấp dịch vụ. Chính điều này hạn chế trẻ em đòi hỏi quyền lợi được chăm sóc
và bảo vệ, cản trở sự tiếp cận với các dịch vụ xã hội, tạo ra môi trường không ổn
định, có nhiều đe dọa và hạn chế sự tham gia của trẻ vào các hoạt động xã hội. Trẻ
nhiễm HIV có xu hướng bị cô lập bởi những người xung quanh trong trung tâm, sự
44
tiếp xúc với người thân rất hạn chế. Dịch HIV không những gây cản trở sự tiếp cận
với các dịch vụ chăm sóc, điều trị cho trẻ em nhiễm HIV mà còn trực tiếp tác động
đến mọi mặt của đời sống vật chất tinh thần của trẻ. Nguyên nhân dẫn đến tình
trạng trên chủ yếu là do nhận thức của xã hội về HIV còn hạn chế. Trong khi đó,
những trẻ em nhiễm HIV/AIDS đều có nguyện vọng được tiếp tục sống cùng gia
đình và người thân, được người lớn bảo vệ , chăm sóc, nuôi dưỡng và được điều trị
mỗi khi ốm đau như mọi trẻ em khác. Các em muốn mình được bình đẳng, không bị
kỳ thị, phân biệt đối xử, không bị bạo lực và đặc biệt là muốn được tiếp tục cắp
sách tới trường, được vui chơi cùng bạn bè...Nhằm bảo vệ trẻ em trên thế giới có
AIDS , Việt Nam đã thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách được ban
hành. Luật “Bảo Vệ, Chăm sóc và Giáo Dục Trẻ Em” sửa đổi được Quốc Hội Việt
Nam thông qua vào năm 2004, trong đó đã dành riêng một chương IV, với 17 điều
quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình, các tổ chức xã hội và Nhà nước trong
việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhiễm HIV và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Điều
53 của Luật quy định rõ:” Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS không bị phân biệt đối xử,
được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để chữa bệnh, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc
tại cơ sở trợ giúp trẻ em”. Trong chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em Việt
Nam, giai đoạn 2001-2010 đã đưa mục tiêu bảo vệ trả em nhiễm HIV và bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS là một trong các mục tiêu quan trọng.
Theo Uỷ Ban Dân Số, Gia Đình và Trẻ Em Việt Nam, để công tác phòng
chống AIDS cho trẻ em đạt hiệu quả thiết thực thì phải biến những cam kết bằng
hành độngcụ thể: “Thường xuyên truyền thông thay đổi hành vi và chú trọng các
chương trình can thiệp giam tác hại cho thanh thiếu niên. Tích cực hỗ trợ, bảo vệ,
chăm sóc và điều trị cho trẻ nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS”. Như vậy,
không chỉ bằng lời hứa suông, bằng những văn bản khô cứng, để bảo vệ trẻ em, đặc
biệt là trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AISD, chúng ta phải sát cánh hành động
vì trẻ em và cùng trẻ em bằng tất cả tình thương và trách nhiệm với thế hệ trẻ.
45
Chương III: KIẾN NGHỊ VỀ BẢO VỆ CHĂM SÓC TRẺ EM CÓ HOÀN
CẢNH ĐẶC BIỆT
Pháp luật Việt Nam trong những năm gần đây đã có những đổi mới tích cực trong
đường lối, chính sách nhằm chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền
trẻ em tại Việt Nam vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Dựa trên việc xem xét các quy
phạm pháp luật và phân tích tình hình thực tiễn về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại
Việt Nam, nhóm tác giả chúng tôi xin đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục
những hạn chế trên.
Thứ nhất: Hệ thống pháp luật phải ngày càng được hoàn thiện, tạo hành lang
pháp lý cho việc thực hiện các mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Cụ
thể khái niệm “Trẻ em” và “Người chưa thành niên” phải được quy định thống nhất
trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam. Nghĩa là phải mở rộng độ tuổi của
trẻ em từ 0 đến 18 tuổi trong Luật Bảo Vệ, chăm sóc và Bảo vệ trẻ em.
Vấn đề nuôi con: Nhà nước cần xem xét để có những quy định bổ sung
nhằm khắc phục những mặt bất cập của những văn bản hiện hành về vấn đề nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài như: giấy tờ xin con nuôi ( xem xét lại thời hạn 6
tháng đối với một số giấy tờ trong hồ sơ xin nhận con nuôi), thơi hạn tạm trú trong
thời gian làm thủ tục xin con nuôi của người nước ngoài, tình hình báo cáo của cha
mẹ nuôi trong thời gian con nuôi chưa đến 18 tuổi.
Ký kết hiệp định song phương về nuôi con nuôi đối với những nước có số lượng
người nước ngoài nhận nhiều trẻ em Việt Nam làm con nuôi; ký gia nhập, phê
chuẩn Công ước La Hay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác giữa các nước về nuôi
con nuôi nước ngoài nhằm tạo cơ chế pháp lý Quốc tế để đảm bảo quyền lợi của trẻ
em ngay ở nước ngoài, đồng thời góp phần hoàn chỉnh các quy định của pháp luật
quốc gia trong lĩnh vực này.
Thứ hai: Bộ giáo dục và đào tạo phải có trách nhiệm nghiên cứu, bổ sung và
hoàn thiện hơn nữa các chương trình giáo dục, đặc biệt là chương trình giáo dục
tiểu học cho phù hợp với sự phát triển cùa trẻ em; cần ban hành văn bản quy định
cụ thể về dạy thêm và học thêm đối với học sinh tiểu học. Bởi vì hiện nay tình trạng
46
về chứng rối loạn tâm thần ở lứa tuổi học sinh đang có chiều hướng gia tăng và kéo
theo các vấn đề tiêu cực khác.
Thứ ba: Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến bảo vệ, chăm sóc trẻ em
nhằm phổ cập đồng đều trong các tầng lớp nhân dân nhận thức đúng đắn về quyền
trẻ em thông qua việc huy động sự tham gia cùa các phương tiện truyền thông đại
chúng, tài liệu, tập huấn, hội nghị, đảm bảo các quyền lợi, các nhu cầu chính đáng
của trẻ em, làm cho mọi người biết đến hiểu biết thì tìm hiểu phải được; xóa bỏ dần
các tư tưởng lạc hậu, phong kiến còn tồn tại trong xã hội có tác động xấu đến thực
hiện quyền trẻ em.
Thứ tư: Tiếp tục tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các gia
đình, các thành viên của xã hội về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Tuyên dương
những trẻ em chăm ngoan, vượt khó học giỏi, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. tăng
cường công tác vận động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các đơn vị kinh tế
trong và ngoài nước, các tổ chức phi Chính phủ tạo điều kiện về vật chất, tinh thần
chăm lo cho trẻ em, đặc biệt là đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Thứ năm, để bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất trước hết phải cho các em biết
mình có những quyền gì? cách thức bảo vệ như thế nào?. Không có gì tốt nhất bằng
cách các em tự bảo vệ chính bản thân các em. Do đó để trẻ em biết mình có những
quyền gì? Cách bảo vệ như thế nào? Thì ngay từ khi các em bắt đầu biết tư duy
phải cho các em biết các em có những quyền cơ bản nào. Từ đó nhóm tác giả chúng
tôi thiết nghĩ, phải đưa vào chương trình giáo dục môn học về quyền trẻ em, nhằm
mục đích tác động vào ý thức của các em một cách từ từ, để đến một khi các em
thực sự hiểu rõ mình có những quyền cơ bản nào? Những người xung quanh có
những hành động có xâm phạm đến quyền của mình hay không? Có thể bảo vệ bản
thân bằng cách nào?
Thứ sáu, để tạo ra cơ chế bảo vệ trẻ em một cách kịp thời, nhanh chóng nhất thì
nên thành lập một cơ quan chuyên về bảo vệ trẻ em, khi tiếp nhận các hành vi tố
cáo của trẻ em nếu có căn cứ thì cơ quan phải trực tiếp can thiệp ngay. Các cơ quan
này phải đặt mục tiêu bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất là hàng đầu, tôn trọng những
ý kiến của trẻ em.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giaikhnckhsv13_treemcohoancanhdacbiet_8989.pdf