Triển vọng phát triển của cơ chế chống khủng bố của ASEAN

Đối với ASEAN “khủng bố” và “chống khủng bố” luôn được nhắc đến như một trong những lĩnh vực hợp tác “nóng”, được đặt lên hàng đầu, nhất là trong thời điểm hiện tại. Hợp tác chống khủng bố với những cơ chế hiện thời phần nào đã định hình lên một khu vực tương đối ổn định về an ninh, tuy nhiên việc xây dựng hiệu quả và triển vọng phát triển của cơ chế này trong khu vực vẫn còn là một vấn đề chưa có lời giải hoàn chỉnh.

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2786 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Triển vọng phát triển của cơ chế chống khủng bố của ASEAN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, Khủng bố không còn là một ngôn từ quá xa lạ đối với đời sống của người dân dù ở bất cứ quốc gia nào. Hàng ngày, truyền thông toàn cầu phát đi hàng ngàn tin tức ít nhiều liên quan tới các vụ khủng bố lớn nhỏ, các âm mưu khủng bố mang tính quốc tế, hay thông tin về các tổ chức khủng bố đang lẩn trốn ở các vùng biên giới các quốc gia vốn rất nhạy cảm về tình hình chính trị. Đối với ASEAN “khủng bố” và “chống khủng bố” luôn được nhắc đến như một trong những lĩnh vực hợp tác “nóng”, được đặt lên hàng đầu, nhất là trong thời điểm hiện tại. Hợp tác chống khủng bố với những cơ chế hiện thời phần nào đã định hình lên một khu vực tương đối ổn định về an ninh, tuy nhiên việc xây dựng hiệu quả và triển vọng phát triển của cơ chế này trong khu vực vẫn còn là một vấn đề chưa có lời giải hoàn chỉnh. Trong nội dung phần tiểu luận dưới đây, nhóm xin đưa ra những tìm hiểu một cách khái quát nhất về cơ chế chống khủng bố của ASEAN và triển vọng phát triển của cơ chế này trong thời gian tới. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Những khái niệm cần làm rõ 1. Khủng bố. Hiện nay cộng đồng quốc tế vẫn chưa đưa ra được định nghĩa chung hoàn chỉnh về khủng bố mà mới chỉ ghi nhận một số hành vi nhất định là khủng bố và các biện pháp để hợp tác đấu tranh chống lại các hành vi này. Tuy nhiên, có thể hiểu “Khủng bố là việc một cá nhân, nhóm người, tổ chức cung cấp tài chính, huấn luyện khủng bố, sử dụng bạo lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực tấn công vào các địa bàn công cộng, mục tiêu dân sự với động cơ chính trị, tôn giáo gây thiệt hại về người, tài sản, gây hoang mang, lo sợ trong cộng đồng nhằm mục đích đạt được các yêu cầu mà tổ chức, cá nhân đó đặt ra”. 2. Chống khủng bố. Chống khủng bố luôn là một trong những trọng tâm ưu tiên trong hoạt động hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia của ASEAN. Chống khủng bố quốc tế là việc cộng đồng quốc tế và các quốc gia thành viên của Liên Hợp quốc xây dựng các khung pháp lý về chống khủng bố quốc tế, đề ra các biện pháp đấu tranh,tăng cường hợp tác quốc tế nhằm ngăn chặn và trừng trị các hành vi khủng bố”. Những vấn đề pháp lý và thực tiễn của “Cơ chế hợp tác chống khủng bố của ASEAN” Trong những năm qua, các hoạt động khủng bố có xu hướng gia tăng nhanh với thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn, phạm vi ảnh hưởng trên nhiều quốc gia gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế chính vì vậy vấn đề hợp tác đấu tranh chống khủng bố đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại 1. Những vấn đề pháp lý Tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 7 tại Brunei năm 2001 đã thông qua Tuyên bố của ASEAN về hành động chống khủng bố, trong đó khẳng định khủng bố là mối de dọa nghiêm trọng đến đến hòa bình, an ninh quốc tế và là sự đe dọa trực tiếp đến hòa bình, tiến bộ và sự thịnh vượng của ASEAN. Tiếp đó tại Tuyên bố về khủng bố được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 8 năm 2002 cũng đã khẳng định mối quan tâm sâu sắc của ASEAN đối với hoạt động chống khủng bố, đồng thời khẳng định những cam kết và nỗ lực thực hiện những biện pháp đã được đưa ra tại Tuyên bố trước đó của ASEAN về chống khủng bố. Cùng năm đó ASEAN đã thông qua “ Chương trình hành động thực hiện kế hoạch hành động ASEAN về chống tội phạm xuyên quốc gia, trong đó ghi nhận những nội dung hợp tác chống khủng bố của ASEAN bao gồm trao đổi thông tin, những vấn đề pháp lý, thực thi pháp luật, hợp tác về đào tạo, xây dựng năng lực thể chế và hợp tác với bên ngoài khu vực. Trên cơ sở những văn kiện chính trị quan trọng đã được xây dựng trước đó, với mục đích tăng cường hiệu quả trong hoạt động chống khủng bố của ASEAN, vào tháng 1/2007 các nước thành viên ASEAN đã cùng nhau ký Công ước ASEAN về chống khủng bố, thiết lập khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động hợp tác khu vực nhằm ngăn chặn và chống khủng bố dưới tất cả các hình thức và đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật và các cơ quan nhà nước có liên quan của các bên trong hoạt động này. Có thể nói Công ước ASEAN về chống khủng bố năm 2007 làm cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của ASEAN chống loại tội phạm này. Công ước này bao gồm có 23 điều, trong đó có 19 điều liên quan tới nội dung hợp tác, hoạt động hợp tác. - Mục đích, nguyên tắc và phạm vi hợp tác theo Công ước: Về mục đích hợp tác, Điều I của Công ước quy định mục đích của việc ký kết Công ước là tạo nên một khuôn khổ cho việc hợp tác khu vực nhằm ngăn ngừa, đấu tranh và trừng trị khủng bố dưới mọi hình thức và tăng cường sự hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật cũng như các cơ quan khác của các nước thành viên ASEAN trong đấu tranh chống khủng bố. Về các nguyên tắc hợp tác, Công ước nhấn mạnh các nước ký kết sẽ thực hiện các nghĩa vụ theo Công ước phù hợp các nguyên tắc bình đẳng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước ký kết khác ( Điều III của Công ước quy định “Các bên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình theo Công ước này một cách phù hợp với các nguyên tắc của bình đẳng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ của các bên khác. ). Đồng thời Công ước cũng dành một điều riêng khẳng định không nước ký kết nào có thể thực hiện trên lãnh thổ nước ký kết khác quyền tài phán hoặc các chức năng thuộc thẩm quyền của các cơ quan hữu quan của quốc gia đó ( Điều IV của Công ước quy định “Không có quy định nào trong Công ước này cho phép một Bên ký kết thực hiện ở trên lãnh thổ của Bên ký kết khác quyền tài phán hoặc các chức năng mà nội luật của Bên ký kết đó hoàn toàn dành cho các cơ quan có thẩm quyền của mình). ) Về phạm vi hợp tác được đề cập trong Công ước là khá toàn diện, bao gồm việc áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa các hành vi khủng bố (kể cả cảnh báo sớm cho các nước khác qua trao đổi thông tin); ngăn ngừa không để những kẻ tài trợ cho khủng bố, lập kế hoạch, hỗ trợ và và thực hiện các hành vi khủng bố sử dụng lãnh thổ nước mình để chống lại các nước khác hoặc công dân các nước khác; ngăn ngừa và trừng trị việc tài trợ cho khủng bố; ngăn chặn việc di chuyển của bọn khủng bố qua kiểm soát biên giới có hiệu quả và kiểm soát việc cấp giấy tờ căn cước, đi lại;… - Các tội khủng bố thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước Điều II nêu rõ tất cả các tội phạm khủng bố đã được xác định trong 14 Công ước và Nghị định thư đa phương liên quan về chống khủng bố sẽ là tội bị trừng trị theo Công ước ASEAN về Chống khủng bố. Các Công ước, Nghị định thư đa phương đó gồm Công ước La Hay 1970 về trừng trị việc chiếm giữ tàu bay bất hợp pháp, Công ước Môn -tơ-rê-an 1971 về trừng trị các hành vi phi pháp chống lại an toàn của hàng không dân dụng, Công ước Nữu ước 1971 về ngăn ngừa và trừng trị các tội ác chống lại những người được hưởng sự bảo hộ quốc tế, Công ước Nữu -ước 1979 về bắt cóc con tin, Công ước Rô-ma 1988 về việc trừng trị các hành vi phi pháp chống lại an toàn hàng hải, Công ước Nữu -ước 1997 về trừng trị khủng bố bằng bom, Công ước Nữu -ước 2005 về trừng trị các hành vi khủng bố bằng hạt nhân …vv Từ những vấn đề pháp lý của Cơ chế hợp tác chống khủng bố của ASEAN ta thấy rằng hoạt động chống khủng bố của các quốc gia ở Châu Âu có mức độ tốt hơn, toàn diện hơn so với ASEAN. Cụ thể là các nước EU đưa ra một số biện pháp như: EU xem việc một nước thành viên bị khủng bố là như cả EU bị khủng bố, chuẩn hóa các hình phạt đối với tội khủng bố, tăng cường trợ giúp chia sẻ thông tin tình báo liên quan đến khủng bố giữa các nước thuộc EU,... Với những biện pháp này, không ít mưu đồ khủng bố ở các nước EU đã bị phát hiện và kịp thời được ngăn chặn. Đây là một hướng đi tốt mà ASEAN có thể học tập trong tương lai. Thực tiễn của “Cơ chế hợp tác chống khủng bố của ASEAN” Trước hết, hợp tác chống khủng bố diễn ra giữa các nước trong khu vực ASEAN. Các hoạt động chống khủng bố trong khu vực ASEAN đã bắt đầu lớn mạnh từ giai đoạn 2001 – 2004. Trong thực tiễn của cơ chế hợp tác chống khủng bố của ASEAN nổi bật nên một số sự kiện như: - Ngày 05/5/2009, một cuộc họp giữa kỳ lần thứ 7 Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) về Chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia (ISM – CTTC) do Việt Nam, Hàn Quốc và Bangladesh đồng chủ trì đã khai mạc tại Hà Nội. Hội nghị đã nhấn mạnh, khủng bố và các loại tội phạm xuyên quốc gia đang là mối nguy cơ đe dọa đến nền hòa bình, ổn định và phát triển của mỗi quốc gia cũng như toàn cầu. Cuộc họp này là cơ hội tốt để các nước tham gia Diễn đàn ARF cùng nhau trao đổi về tăng cường hợp tác và phối hợp hành động trong các hoạt động phòng, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm về hình thức tội phạm mới trong lĩnh vực kinh tế tài chính sử dụng công nghệ cao qua mạng internet.. - Ngày 31/3/2011, tại hội nghị không chính thức Tư lệnh lực lượng quốc phòng ASEAN lần thứ 8 (ACDFIM-8) tổ chức tại Indonesia, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đỗ Bá TỴ đã đề xuất một số vấn đề cụ thể cần được tập trung hợp tác giữa quân đội các nước ASEAN. Trung tướng đề xuất hợp tác xây dựng các trung tâm cảnh báo sớm; tăng cường chia sẻ thông tin tình báo, phối hợp chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia; tăng cường diễn tập cả trên sa bàn và thực tế; tăng cường trao đổi đoàn, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống Gần đây nhất, Hội nghị trao đổi thông tin tình báo quân sự lần đầu tiên có sự tham dự của các chuyên gia chống khủng bố thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) do  Philippines chủ trì sẽ diễn ra trong hai ngày 27-28/9/2011 tại Manila. Hội nghị được tổ chức dựa trên quyết định của cuộc họp tư lệnh quân đội và quốc phòng các nước trong khu vực tại Jakarta, Indonesia hồi tháng Ba vừa qua theo đề xuất của Philippines tổ chức một hội nghị dạng này giữa các chuyên gia chống khủng bố của ASEAN. Phó tổng tham mưu trưởng phụ trách tình báo của Quân đội Philippines (AFP), thiếu tướng Francisco Cruz Jr, người đã đưa ra ý tưởng trên cho biết “hội nghị sẽ không chỉ xây dựng quan hệ và tăng cường kết nối mạng lưới giữa các nhà phân tích tình báo quân sự ASEAN mà còn đẩy mạnh hợp tác quân sự trong khu vực ASEAN thông qua chia sẻ những hoạt động tốt nhất và các bài học từ thực tiễn chống khủng bố” ( ) Bên cạnh việc hợp tác chống khủng bố được diễn ra giữa các nước trong khu vực thì ASEAN còn tiến hành hợp tác chống khủng bố với các đối tác của mình như Mỹ, với Trung – Hàn – Nhật, với Australia, với EU và với Ấn Độ. Cụ thể là: - Vào đầu tháng 11/2010 tại hội nghị ASEAN và các nước đối tác trong khuôn khổ hội nghị ASEAN thường kì diễn ra tại Hà Nội các quốc gia có đưa ra tuyên bố chung hợp tác chống khủng bố đặc biệt là giữa Mỹ và ASEAN. Ta biết rằng trong các nước đối tác của ASEAN thì Mỹ là đối tác chính. Sự hợp tác với Mỹ diễn ra trên nhiều mặt: ko chỉ dừng ở mức trao đổi thông tin, chia sẻ tin tức tình báo mà Mỹ còn tăng các khoản viện trợ cho một số quốc gia thân cận của Mỹ ở KV để tăng khả năng quân sự. Thêm vào đó, Mỹ là đối tác tổ chức tập trận quân sự chống khủng bố với các nước Đông Nam Á nhiều nhất. Chính quyền Mỹ cũng đã đưa một lực lượng quân của mình vào với mục tiêu là giúp tiêu diệt tổ chức Abbu Sayyaf. - Sự kiện chính trị gần đây đó là trong hai ngày 10 và 11/2/2011, trong khuôn khổ hợp tác an ninh, đã diễn ra cuộc đối thoại lần thứ sau giữa ASEAN và Nhật Bản về chống khủng bố tại Phnôm Pênh (Campuchia) nhằm tăng cường các nỗ lực ngăn chặn và chống khủng bố. Phó thủ tướng Campuchia Sar Kheng đã khẳng định rằng các nước tham gia cuộc đối thoại phải tận dụng cơ hội để đề xuất việc phê chuẩn các biện pháp chống khủng bố mới với Nhật Bản và trưng dụng Quỹ chung giữa ASEAN và Nhật Bản để sử dụng vào các hoạt động chống khủng bố. Các đại biểu tham dự cuộc đối thoại này rất hữu ích cho các nước tham gia vì các nước có thể đề xuất các phương án chống khủng bố với Nhật Bản thông qua quỹ hội nhập Nhật Bản – ASEAN chống khủng bố. Như vậy, sự hợp tác này cũng được thể hiện thông qua những tuyên bố chung của các bên, cam kết hợp tác với nhau để đối phó với chủ nghĩa khủng bố. * Một số nhận xét của nhóm về thực tiễn của “Cơ chế hợp tác chống khủng bố của ASEAN”. Ta thấy rằng các quốc gia ở Đông Nam Á có được nhận thức chung về việc cần hợp tác, liên kết với nhau trong việc ngăn chặn và loại trừ vấn đề này. Xuất phát từ thực tiễn của sự hợp tác chung trong việc ngăn chặn và tiêu diệt khủng bố giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á và với các đối tác bên ngoài đã mang lại những tác động tích cực đối với việc đảm bảo an ninh và sự ổn định khu vực Đông Nam Á như: Thứ nhất, trong quá trình các bên hợp tác thì các bên đã có những cơ hội hiểu biết về nhau hơn và đạt được sự hợp tác toàn diện hơn về an ninh Thứ hai, các nước ASEAN đã có được những khoản viện trợ quân sự, kĩ thuật; nâng cao năng lực của các lực lượng an ninh quốc phòng; và học hỏi được nhiều kinh nghiệm về mặt quản lý và giải quyết khủng hoảng do khủng bố gây ra khi hợp tác với các nước lớn như Mỹ, Australia… Ngoài những tác động tích cực nêu trên thì cũng thông qua cơ chế hợp tác chống khủng bố , các nước ASEAN cũng gặp không ít những khó khăn như: Thứ nhất, một trong những đặc trưng cơ bản của ASEAN là tính thống nhất. Trong bối cảnh các quốc gia khu vực đang nỗ lực thực hiện lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 thì sự thiếu nhất trí trong việc hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố có thể dẫn tới việc làm suy giảm việc đoàn kết trong nội bộ ASEAN Thứ hai, sự hợp tác trong lĩnh vực an ninh giữa ASEAN với một nước lớn như Mỹ luôn luôn tạo ra sức ép lớn đối với các quốc gia trong khu vực, đặt ra thách thức về khả năng cân bằng mối quan hệ giữa các nước lớn của các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Thứ ba, hiện nay các lực lượng khủng bố cực đoan trong khu vực có xu hướng chống Mỹ và những quốc gia thân cận với Mỹ. Vì vậy, hợp tác chống khủng bố với bên ngoài lại khiến cho tình hình khủng bố bên trong thêm phức tạp. Chúng lấy sự hợp tác này làm cớ để chống chính phủ và làm công cụ để tuyển binh. III. Vai trò và triển vọng của “Cơ chế hợp tác chống khủng bố của ASEAN 1. Vai trò. Với tầm quan trọng của một khu vực có tài nguyên thiên nhiên giàu có, đa dạng, có vị thế chiến lược án ngữ trên tuyến đường hàng hải quan trọng từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, lại được không ít các cường quốc đặt vào những lợi ích kinh tế, chinh trị ASEAN rất dễ trở thành mục tiêu của các lực lượng khủng bố quốc tế trong khi khả năng ngăn chặn khủng bố của các nước ASEAN nói chung là còn nhiều vấn đề cần bàn tới. Bởi vậy, việc thiết lập được “Cơ chế hợp tác chống khủng bố của ASEAN” là một hoạt động rất cần thiết. Hoạt động chống khủng bố ở khu vực ASEAN sẽ góp phần ổn định tình hình an ninh chung của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và rộng hơn là trên thế giới. Cơ chế hợp tác chống khủng bố của ASEAN ra đời góp phần thiết lập nên một khuôn khổ pháp lý vững chắc cho các hoạt động hợp tác khu vực, là tiền đề quan trọng cho các nước ASEAN ngăn chặn và chống lại khủng bố - một loại tội phạm hết sức nghiêm trọng, góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định của từng quốc gia, từ đó bảo đảm an ninh, ổn định của cả khu vực và trên thế giới, thúc đẩy hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN, tạo nên một trụ cột chính trị - an ninh khu vực ngày càng vững mạnh. Đây cũng là cơ sở cho sự phát triển vững mạnh của hai trụ cột kinh tế - thương mại, văn hóa – xã hội…góp phần tạo nên một cộng đồng ASEAN hợp tác chắc chắn và ngày càng sâu rộng. Thiết chế pháp lý được xây dựng để giải quyết vấn đề này như Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC), Hội nghị quan chức cao cấp về tội phạm xuyên quốc gia (SOMTC)… giữ một vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh các hoạt động phòng chống khủng bố như trao đổi thông tin, thực thi pháp luật, hợp tác về đào tạo, hợp tác với bên ngoài khu vực… Đặc biệt, AMMTC là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN trong hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia nói chung và chống khủng bố nói riêng, đồng thời chịu trách nhiệm điều phối hoạt động của những cơ quan khác có liên quan như Hiệp hội cảnh sát các nước ASEAN (ASEANAPOL)… Tầm quan trọng của hoạt động chống khủng bố còn được thể hiện ở những Tuyên bố chống lại loại tội phạm này, như Tuyên bố ASEAN về hành động chung chống khủng bố năm 2001, Tuyên bố về khủng bố năm 2002 và đặc biệt lả Công ước ASEAN về chống khủng bố năm 2007 – cơ sở pháp lý vững chắc khẳng định lập trường của ASEAN trong cuộc chiến chống tội phạm này. Với những hoạt động tích cực trên nhiều phương diện thể hiện sự quyết tâm của các quốc gia thành viên, cơ chế hợp tác chống khủng bố của ASEAN đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt trước sự gia tăng cả về phạm vi, tính chất phức tạp và nguy hiểm của tội phạm khủng bố. Hơn nữa, cơ chế hợp tác chống khủng bố của ASEAN ra đời không chỉ đóng vai trò thiết lập nên một khuôn khổ pháp lý cho hoạt động hợp tác ngăn chặn và chống khủng bố khu vực, mà chính thông qua cơ chế hợp tác này, ASEAN có cơ hội để hợp tác với nhau nhiều hơn, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa các quốc gia. Như thế, cơ chế hợp tác chống khủng bố của ASEAN không chỉ có vai trò quan trọng với riêng các quốc gia trong khu vực mà còn có vai trò to lớn với các nền kinh tế lớn khác trong khu vực cũng như trên thế giới. 2. Triển vọng. Hàng ngày, hàng giờ, các quốc gia trên thế giới luôn phải đối mặt với nạn khủng bố. Bởi thế, đây là vấn đề mà cả thế giới cần chung tay tìm giải pháp ngăn chặn và phòng chống loại tội phạm nguy hiểm này. Hiện nay, trong khuôn khổ Liên hợp quốc và các tổ chức thành viên (ICAO, IMO, IAEA…) có 13 điều ước quốc tế đa phương về chống khủng bố đã được thông qua. Công ước chung về chống khủng bố quốc tế mặc dù được tiến hành xây dựng từ năm 1996 đến nay vẫn đang nằm dưới dạng dự thảo vì còn nhiều ý kiến bất đồng. Ở cấp độ khu vực cũng có 8 điều ước quốc tế được kí kết. Có thể khẳng định, triển vọng của cơ chế hợp tác chống khủng bố của ASEAN phụ thuộc khá lớn vào quá trình phê chuẩn hoặc phê duyệt Công ước ASEAN về chống khủng bố của các nước thành viên. Tháng 10/2007, Singapore đã phê chuẩn công ước. Tháng 3/2008, Thái Lan cũng đã hoàn thành thủ tục pháp lý cho việc phê chuẩn công ước này. Còn các nước ASEAN khác đang trong quá trình chuẩn bị. Ở Việt Nam, tình hình chuẩn bị các thủ tục nội bộ để Công ước có hiệu lực vẫn đang dừng lại ở cấp bộ, ngành Khu vực ASEAN chỉ có 10 quốc gia với diện tích khoảng 4,5 triệu km2 và dân số khoảng 575 triệu người nhưng ở đây có sự góp mặt của tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới. Vị trí chiến lược về kinh tế, quân sự cùng sự phức tạp trong thành phần dân cư sẽ là điều kiện cho các hoạt động khủng bố diễn ra. Những vụ khủng bố kinh hoàng tại Mỹ ngày 11/9/2001, tại Tây Ban Nha ngày 11/3/2004, tại Anh ngày 7/7/2005, và đặc biệt là tại Bali( Indonexia) ngày 12/10/2002 làm 202 người thiệt mạng là những cơ sở để cho thấy cơ chế hợp tác chống khủng bố của ASEAN sẽ càng ngày phải được tăng cường. Trong những năm gần đây, tại Đông Nam Á xuất hiện nhiều tổ chức khủng bố mang sắc thái khác nhau với mạng lưới dày đặc. Vụ đánh bom tại Bali Indonesia vào tháng 10 năm 2002 do nhóm vũ trang Hồi giáo có liên hệ với Al Qaeda - tổ chức Jemaah Islamiyah - tiến hành là một hồi chuông thức tỉnh các quốc gia Đông Nam Á về sự hiện hữu của vấn nạn khủng bố đang ngày càng phát triển và trở thành mối đe dọa hàng đầu đối với hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển của mỗi quốc gia cũng như của toàn khu vực. Các nước Đông Nam Á hiểu rằng những hành động liên kết ngăn chặn và tiêu diệt sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố tại khu vực và cả trên thế giới là cấp thiết và cần được khẩn trương tiến hành. C. KẾT LUẬN Dù còn nhiều điểm cần hoàn thiện để thực sự có thể triển khai trên thực tế, nhưng cho tới thời điểm hiện tại, cơ chế hợp tác chống khủng bố của ASEAN đã phần nào tạo lên một bộ khung khá vững chắc, định hình một phòng tuyến chống khủng bố với cả bên trong lẫn bên ngoài. Việc xây dựng và phát triển cơ chế này, cũng góp phần trấn an dư luận, làm yên lòng người dân trong khu vực trong bối cảnh quốc tế đang nóng từng ngày với tin tức về những cuộc khủng bố đẫm máu, bào mòn lòng tin của cộng đồng quốc tế về một thế giới hòa bình, không chiến tranh, không đổ máu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTriển vọng phát triển của cơ chế chống khủng bố của ASEAN.doc