Triết lý âm dương trong đời sống văn hóa Việt

☼♥ Ở người Việt Nam , tư duy lưỡng phân lưỡng hợp bộc lộ rất rõ nét qua khuynh hướng cặp đôi ở khắp nơi : từ tư duy đến cách sống, từ các dấu vết cổ xưa đến những thói quen hiện đại. - Trên thế giới, vật tổ thường là các loài động vật cụ thể : chim ưng, đại bàng, chó sói, bò thì vật tổ người Việt là một cặp đôi trừu tượng: “tiên-rồng”. Ở người Mường là “chim Ây-cái Ứa”, người Tày “Bác Luông-Slao Cải”, người Thái là “ nàng Kè-tạo Cặp” đó chính là những chứng cớ , dấu vết của tư duy âm dương thời xa xưa. - Ở Vietj Nam , mọi thé thường đi đôi thành cặp theo nguyên tắc âm dương hài hòa: Ông Đồng-bà Cốt, đồng Cô-đồng Cậu , đồng Đức Ông-đồng Đức Bà .Khi xin âm dương lợp nhà phải viên ngửa, viên sấp; khi ghép gỗ thì phải 1 tấm có gờ lồi ra khớp với tấm kia có rãnh lõm vào Lối tư duy âm dương khiến người Việt nói đến núi , đất thì liền nghĩ ngay tới nước. Nhắc đến cha nghĩ ngay đến mẹ: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” - Tổ quốc đối với người Việt Nam là 1 khối âm dương: “đất nước” : đất-nước, núi-nước , non-nước , lửa-nước , là những cặp khái niệm thường trực. Ở Tây Nguyen, phần lớn các địa danh đều bắt đầu bằng “chư” (núi) như Chư sê và “k rông”, “dak” ( sông, nước) như: Kroong pa, Dak B’la. Một thời ở Tây Nguyên đã từng tồn tại các vương quốc của vua Lửa (pơ ta Pui) và vua nước (Pơ tao Ia).

doc6 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7811 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Triết lý âm dương trong đời sống văn hóa Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Triết lý âm dương trong đời sống văn hóa việt Từ xưa đến nay, hai thái cực âm dương đã trở thành cái hồn, cái thiêng trong văn hóa đời sống Việt. Nó không đơn thuần chỉ là quan niệm mà cao hơn còn là triết lý của người Á Đông. Theo thời gian, những biểu hiện sinh động của tư tưởng âm dương vẫn hằn sâu trong nếp nghĩ truyền thống và hiện đại. Điều dó minh chứng sức ảnh hưởng không cùng của triết lý này cả trên chiều rộng và chiều sâu của một nền văn hóa.     Người ta nói đến yếu tố âm dương với nhiều bình diện ý nghĩa. Có khi nó là quan niệm trong tư duy, có khi là triết lý trong đời sống và cũng có khi là quy luật trong xã hội. Dù được nhìn nhận từ góc độ nào thì âm dương vẫn được coi là lối tư duy đẹp và giá trị. Nó luôn gắn liền với thực tế đời sống để thông qua đó mà khẳng định mình. Nhiều nhà nghiên cứu đã tốn không ít bút lực để giải mã triết lý âm dương. Vậy, âm dương là gì, nó từ đâu mà có…? Âm và dương vốn là hai trạng thái của những phần tử vật chất trong vũ trụ. Những phần tử này dưới sự thúc đẩy của lý cấu hiệp với nhau sinh ra ngũ hành, còn gọi là ngũ đế gồm: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ngũ hành chia ở bốn phương và trung tâm, trong đó: - Kim : ở phía Tây - Mộc : ở phía Đông - Thủy: ở phía Bắc - Hỏa : ở phía Nam - Thổ : ở trung tâm    Giữa vạn vật luôn có sự tranh chấp và tương đối, nghĩa là có sự chống chọi nhau cứ hai, bốn hoặc hơn nữa tương đối với nhau, từ đó tạo nên hai trạng thái âm và dương đối chọi nhau. Âm là Cái, là tĩnh, là chưa hoàn bị. Dương là Đực, là động, là hoàn bị. Chẳng hạn: Mặt trăng và mặt trời, đêm và ngày, ác và thiện, thể xác và linh hồn..v.v. Theo nhiều tài liệu, vua Phục Hy (2852 – 2737 TCN) là người tìm ra nguyên tắc tương đối âm và dương. Một đêm, nhà vua mơ thấy con ngựa Rồng lội trên sông Hoàng Hà mang trên lưng một Hà Đồ gồm những chấm đen và chấm trắng sắp cân nhau thành hai hình lưỡng nghi: Đen là âm và trắng là dương. Những hình đó trà trộn với nhau thành bốn hình mới, gọi là Tứ Tượng. Tứ Tượng sinh ra Bát Quái, Bát Quái lại sinh ra 64 Trùng Quái, sau đó lại sinh ra 4096 hình kép khác, mỗi hình gồm 12 điểm và như thế các hình và các điểm được nhân lên vô tận. Phục Hy thay những điểm đen bằng một vạch cắt đôi tương ứng với hai vạch ngắn - - ký hiệu cho âm và một vạch dài, liền vào điểm trắng – ký hiệu cho dương. Tất cả những hình thức này đều được trình bày và cắt nghĩa trong bộ Kinh Dịch.    Ngày xưa cũng như ngày nay, thuyết tương đối âm dương vẫn gắn bó mật thiết và sâu sắc với văn hóa phương Đông, trong đó có Việt Nam. Nó được biểu hiện cụ thể, chân phương từ nhiều góc độ trong đời sống. Thứ nhất, âm dương là bản chất của giới tự nhiên. Trong đời sống, dân tộc nào cũng va chạm với các cặp đối lập “đực – cái”, “nóng – lạnh”, “cao – thấp”…Với người nông dân, họ chú trọng sự sinh sôi, nảy nở của hoa màu và con người với hai cặp đối lập Mẹ - Cha và Đất – Trời. Như vậy, Đất được đồng nhất với Mẹ, còn trời được đồng nhất với Cha. Việc hợp nhất của hai cặp “Mẹ - Cha” và “Đất – Trời”chính là sự khái quát đầu tiên trên con đường dẫn tới triết lý âm dương. Đây là yếu tố nền tảng góp phần thiết lập nên các cặp đối lập mới trong giới tự nhiên. Từ cặp “Lạnh – Nóng” có thể suy ra: Về thời tiết thì mùa đông lạnh thuộc âm, mùa hè nóng thuộc dương. Về phương hướng, phương Bắc lạnh thuộc âm, phương Nam nóng thuộc dương. Về thời gian, ban đêm lạnh thuộc âm, ban ngày nóng thuộc dương. Hay là, đêm thì tối nên màu đêm thuộc âm, ngày thì đỏ nên màu đỏ thuộc dương. Cái hay, cái đẹp của triết lý âm dương nằm ở quy luật thành tố: Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương, trong dương có âm. Nó còn được phản ánh qua quy luật quan hệ: Âm dương luôn gắn bó mật thiết và chuyển hóa cho nhau. Hai quy luật này góp phần không nhỏ vào việc đánh giá, nhìn nhận và khám phá giới tự nhiên từ góc độ bản chất. Thứ hai, những biểu hiện âm dương trong xã hội xưa và nay: Về mặt tư duy, dân gian vẫn nhận thức theo kiểu: “Chim sa, cá nhảy chớ mừng; nhện sa, xà đón xin đừng có lo”. Đây là cách diễn đạt quy luật “trong âm có dương” và “trong âm có dương”. Ngày xưa, ông cha ta còn hình thành lối tư duy teo quan hệ nhân quả, chẳng hạn: “Sướng lắm khổ nhiều” hay “Trèo cao ngã đau”. Đây là cách diễn đạt kín đáo của quy luật “Âm dương chuyển hóa”. Ngày nay, lối tư duy âm dương này được người Việt vận dụng và kết hợp khéo léo trong đời sống văn hóa. Điều này được phản ánh qua triết lý sống quân bình: Coi trọng, đề cao sự hài hòa âm dương trong cơ thể và sự hài hòa trong giới tự nhiên. Đặc trưng quân bình các yếu tố đời sống tạo ra khả năng thích nghi cao trước mọi biến cố, hoàn cảnh của dân tộc Việt từ ngàn đời. Về mặt đời sống, triết lý âm dương được biểu hiện khá rõ từ ba nhu cầu cơ bản nhất: Ăn, mặc và ở. Với nhu cầu ăn, người Việt nhấn mạnh tính cộng đồng, tính mực thước truyền thống. Trong đó, tính cộng đồng được phản ánh từ việc ăn tổng hợp, ăn chung; còn tính mực thước là biểu hiện của khuynh hướng quân bình âm dương. Nó đòi hỏi người ăn không ăn quá nhanh hay quá chậm, không ăn quá nhiều hay quá ít, không ăn hết hay ăn còn. Đây được xem là lối giao tiếp tế nhị, ý tứ khác hẳn tính cách cực đoan, lối giao tiếp trực khởi của người phương Tây: Khách phải ăn kỳ sạch để tỏ lòng biết ơn chủ nhà. Tính cộng đồng và tính mực thước trong bữa ăn thể hiện tập trung qua nồi cơm và chén nước mắm. Nồi cơm ở đầu mâm và chén nước mắm ở giữa mâm là biểu tượng cho cái đơn giản mà thiết yếu: Cơm gạo là tinh hoa của đất, mắm chiết từ cá là tinh hoa của nước – chúng giống như hành Thủy và hành Thổ là cái khởi đầu và cái trung tâm trong Ngũ Hành.    Trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt còn thể hiện khá rõ tính linh hoạt và tính biện chứng. Theo đó, tính linh hoạt phản ánh trong dụng cụ ăn, đôi đũa; tính biện chứng ở quan hệ biện chứng âm dương gồm ba mặt: 1/ Sự hài hòa âm dương của thức ăn. 2/ Sự quân bình âm dương trong cơ thể. 3/ Sự cân bằng âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên. Để tạo ra những món ăn có sự cân bằng âm dương, người Việt phân biệt thức ăn theo năm thức âm và dương ứng với Ngũ Hành: Hàn (lạnh, âm nhiều = Thủy), Nhiệt (nóng, dương nhiều = Hỏa), Ôn (ấm, dương ít = Mộc), Lương (mát, âm ít =Kim), Bình (trung tính = Thổ). Theo đó, người Việt tuân thủ nghiêm ngặt luật âm dương bù trừ và chuyển hóa khi chế biến. Điều đó lý giải tại sao chén nước chấm của người Việt dung hòa cả đủ cả Ngũ Hành: Vị mặn (thủy) của nước mắm, đắng (hỏa) của vỏ chanh, chua (mộc) của chanh giấm, cay (kim) của tiêu ớt. Để tạo ra sự quân bình âm dương trong cơ thể, người Việt sử dụng thức ăn như vị thuốc với mục đích điều chỉnh sự mất quân bình âm dương trong cơ thể. Chẳng hạn: Đau bụng nhiệt (dương) cần ăn những thứ hàn (âm) như chè đậu đen, trứng gà lá mơ. Đau bụng hàn (âm) cần dùng các thứ nhiệt dương như gừng, riềng. Để đảm bảo quân bình âm dương giữa con người với môi trường, người Việt có tập quán ăn uốn theo mùa và vùng khí hậu. Việt Nam là xứ nóng (dương) nên phần lớn nguồn thức ăn sử dụng hằng ngày đều thuộc loại bình, hàn âm như thực vật (rau, củ, quả…). Đồng thời, tính chất dương của xứ nóng là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các loài sản vật mang tính âm phát triển mạnh. Điều này chứng tỏ bản thân thiên nhiên cũng đã có sự cân bằng. Vào mùa hè, người Việt thích ăn rau quả, tôm ca (âm) hơn là mỡ thịt. Thức ăn thường nhiều nước (âm) và có vị chua (âm) với tác dụng vừa dễ tiêu hóa vừa giải nhiệt. Vào mùa đông, người Việt ở phía Bắc lại thích ăn thịt, mỡ vốn mang tính dương nhằm giúp cơ thể chống rét. Người dân miền Trung ăn nhiều ớt (dương) do thực phẩm của họ dồi dào hải sản biển có tính hàn, bình (âm). Từ văn hóa ẩm thực của người Việt xưa và nay, ta càng khẳng định vai trò của triết lý âm dương thủy hỏa trong việc tổ chức vũ trụ và duy trì đời sống.    Với nhu cầu mặc, người Việt rất đề cao hai yếu tố “dương tính” và “âm tính”. Đặt ra vấn đề màu sắc chẳng hạn: Trong trang phục xưa, màu ưa thích vốn là các “màu âm tính” phù hợp với phong cách tế nhị, kín đáo của truyền thống dân tộc. Ở miền Bắc là màu nâu, màu gụ (màu của đất); ở miền Nam là màu đen (màu của bùn). Trong lễ hội, phụ nữ Việt mặc áo dài màu thâm hoặc nâu. Ngày nay, màu sắc của trang phục có phần đa dạng hơn theo hướng “dương tính” do ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây. Thường thấy, trong xã hội hiện đại đàn ông mặc Âu phục, phụ nữ mặc áo nhiều màu kể cả đỏ hoặc hồng. Do giao thoa với văn hóa mới từ bên ngoài nên chiếc áo dài cổ truyền Việt Nam dần được cải tiến thành áo dài tân thời từ những năm 30 của thế kỷ này. Bên cạnh những cải tiến theo hướng phô trương cái đẹp hình thể một cách trực tiếp theo kiểu phương Tây (dương tính hóa) như: Bó eo, ôm sát thân, nổi ngực… thì áo dài tân thời vẫn tiếp tục kế thừa và phát triển cao độ phong cách kín đáo (âm tính hóa). Chính sự khêu gợi một cách nhuần nhị, kín đáo đã tô điểm tính cách “dương ở trong âm”. Vì lẽ đó, áo dài Việt Nam ngày càng phổ biến rộng rãi và trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống dân tộc.    Với nhu cầu ở, người Việt đặc biệt chú trọng vấn đề “phong thủy”. “Phong” và “thủy” là hai yếu tố quan trọng nhất tạo thành tạo thành vi khí hậu của một ngôi nhà. Phong là gió (thuộc dương); thủy là nước, tĩnh hơn, thuộc âm. Trong nhà, nếu có gió quá nhiều hoặc nước tù quá đọng đều không tốt. Người ta vẫn xây dựng các bình phong để lái gió hoặc dựng hòn non bộ để điều thủy (âm dương điều hòa) là vậy. Ngoài ra, tất cả các chi tiết của ngôi nhà được liên kết với nhau bằng “mộng”. “Mộng” là cách ghép theo nguyên lý âm dương, nghĩa là: Phần lồi ra của bộ phận này phải khớp với chỗ lõm tương ứng của bộ phận khác. Kỹ thuật này tạo nên sự liên kết rất chắc chắn mà vẫn linh động giúp tháo dỡ dễ dàng. Khi cần cố định các chi tiết của ngôi nhà thì dùng đing tre vuông tra vào các lỗ tròn (âm – dương). Khi lợp nhà, người Việt dùng ngói âm dương: Viên sấp, viên ngửa khác với ngói ống Trung Hoa. Trong hình thức kiến trúc thường coi trọng bên trái và số lẻ. Tất cả đều từ triết lý âm dương mà ra.   Thứ ba, những biểu hiện âm dương trong tín ngưỡng xưa và nay.    Với tín ngưỡng phồn thực (phồn = nhiều, thực = nảy nở), người Việt tái khẳng định sự tồn tại của triết lý âm dương. Thực tế, đây chỉ là hai mặt của một vấn đề. Ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực biểu hiện ở hai dạng: Thờ cơ quan sinh dục và thờ hành vi giao phối. Dễ dàng nhận thấy điều này ở các nhà mồ Tây Nguyên hoặc tục “giã cối đón dâu” của người Việt. Chiếc trống đồng – biểu tượng sức mạnh và quyền uy của người xưa thực ra là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực. Ngay cả hình ảnh về chùa Một Cột (âm) được đặt trên một cột tròn (dương), cột tròn lại đặt trong cái hồ vuông (âm)… đều liên quan đến tín ngưỡng phồn thực. Không phải ngẫu nhiên mà cái mõ bằng gỗ (mộc) đặt ở bên trái (phương Đông) là dương, cái chuông bằng đồng (kim) ở bên phải (phương Tây) là âm. Tiếng mõ và chuông tạo âm dương hòa hợp.    Với tín ngưỡng sung bái tự nhiên, ông cha ta coi trọng tín ngưỡng đa thần, lấy chất âm tính làm căn bản. Chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến lối sống tình cảm, trọng nữ; theo đó mà các nữ thần chiếm ưu thế (tục thờ Mẫu). Người Việt xưa còn thờ cả động và thực vật. Theo truyền thuyết, tổ tiên người Việt là giống “Rồng Tiên”. Tiên – Rồng là một cặp đôi chỉ có trong lối tư duy theo triết lý âm dương. Đó cũng là hai loài biểu trưng cho phương Nam và phương Đông trong ngũ hành.    Với tín ngưỡng sung bái con người, người Việt đặc biệt coi trọng mối liên hệ giữa âm và dương. Theo người xưa, chết là từ động thành tĩnh nên với triết lý âm dương thì hồn đi từ cõi dương (trần gian) sang cõi âm (âm phủ). Với niềm tin chết là về với tổ tiên (“Sống gửi thác về”), người Việt rất coi trọng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Tục xưa tin rằng dương sao âm vậy và cũng có một cuộc sống ở cõi âm như cuộc sống người trần trên dương thế. Tức là, người chết cũng ăn uống và tiêu pha như người sống. Do vậy, ông cha ta vốn coi trọng lễ đốt mã trong ngày cúng giỗ. Người sống sắm sửa quần áo, giường màn, bát đĩa, xe cộ, thuyền bè cho người chết; thậm chí còn đốt hình nhân để hóa người hầu hạ kẻ đã khuất.    Tóm lại, triết lý âm dương trong đời sống văn hóa Việt xưa và nay biểu hiện chủ yếu ở các góc độ: Tự nhiên, xã hội lẫn tín ngưỡng. Nó góp phần tôn vinh giá trị truyền thống mà vẫn dung hòa với vẻ đẹp hiện đại trong mỗi nếp nhà người Việt. Triết lí âm dương trong tính cách người Việt Trong cuộc sống, ta thường bắt gặp các cặp đối lập: đực – cái, nóng – lạnh, cao- thấp,…người làm nông, không những thế , còn luôn mong sao cho mùa màng bội thu và gia đình đông đúc , tức là quan tâm đến sự sinh sôi nảy nở của hoa màu và con người với 2 cặp đối lập: Mẹ - cha, Trời - đất. Đối với nông nghiệp lúa nước điều này lại càng bội phần hệ trọng: Nghề lúa nước mang tính thời vụ rất cao, do vậy cần đông người làm, “đông tay hơn hay làm” vì thời xưa đất rộng, người còn thưa. Triết lí âm dương là sản phẩm trừu tượng hóa từ ý niệm và ước mơ của cư dân nông nghiệp về sự sinh sản của hoa mà và con người. Từ 2 cặp đối lập gốc mẹ-cha, trời- đất, người xưa đần dần suy ra hàng loạt cặp đối lập như những thuộc tính của âm dương. Lối tư duy đó tạo nên ở người Đông Nam Á cổ đại quan niệm “lưỡng phân lưỡng hợp” (nhị nguyên) có phần chất phác và thô sơ về thế giới. Tư duy lưỡng phân lưỡng hợp, trên cơ sở các cặp đối lập rõ nét , người Đông Nam Á xưa hẳn đã mở rộng dần ra để tìm cách xác lập bản chất âm dương cho những khái niệm, những sự vật biệt lập. Quá trình này đã dẫn đến sự cảm nhận tính 2 mặt của âm dương và quan hệ chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng . Có lẽ ý niệm còn có phần hồn nhiên và chất phác đó đã là tiền đề giúp cho tổ tiên người Hán phạm trù hóa và hệ thống chúng thành triết lí âm dương. ☼♥ Ở người Việt Nam , tư duy lưỡng phân lưỡng hợp bộc lộ rất rõ nét qua khuynh hướng cặp đôi ở khắp nơi : từ tư duy đến cách sống, từ các dấu vết cổ xưa đến những thói quen hiện đại. - Trên thế giới, vật tổ thường là các loài động vật cụ thể : chim ưng, đại bàng, chó sói, bò… thì vật tổ người Việt là một cặp đôi trừu tượng: “tiên-rồng”. Ở người Mường là “chim Ây-cái Ứa”, người Tày “Bác Luông-Slao Cải”, người Thái là “ nàng Kè-tạo Cặp”… đó chính là những chứng cớ , dấu vết của tư duy âm dương thời xa xưa. - Ở Vietj Nam , mọi thé thường đi đôi thành cặp theo nguyên tắc âm dương hài hòa: Ông Đồng-bà Cốt, đồng Cô-đồng Cậu , đồng Đức Ông-đồng Đức Bà…..Khi xin âm dương lợp nhà phải viên ngửa, viên sấp; khi ghép gỗ thì phải 1 tấm có gờ lồi ra khớp với tấm kia có rãnh lõm vào… Lối tư duy âm dương khiến người Việt nói đến núi , đất thì liền nghĩ ngay tới nước. Nhắc đến cha nghĩ ngay đến mẹ: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” - Tổ quốc đối với người Việt Nam là 1 khối âm dương: “đất nước” : đất-nước, núi-nước , non-nước , lửa-nước , là những cặp khái niệm thường trực. Ở Tây Nguyen, phần lớn các địa danh đều bắt đầu bằng “chư” (núi) như Chư sê và “k rông”, “dak” ( sông, nước) như: Kroong pa, Dak B’la. Một thời ở Tây Nguyên đã từng tồn tại các vương quốc của vua Lửa (pơ ta Pui) và vua nước (Pơ tao Ia). - Ngay cả những khái niệm vay mượn đơn độc, khi nào Việt Nam cũng nhân đôi thành cặp : Ở Trung Hoa có ông Tơ Hồng chuyên mai mối thì sang Việt Nam trở thành cặp đôi ông Tơ - bà Nguyệt. Ở Ấn Độ chỉ có Phật ông thì vào Việt Nam xuất hiện thêm Phật Bà (mà người Mường gọi là Bụt Đực, Bụ Cái)…. - Người Việt Nam “có vuông có tròn” : “Mẹ tròn,con vuông”, “ Ba vuông bảy tròn” ( Thành ngữ) ; “Ba vuông sánh với bảy tròn / Đời cha vinh hiển đời con sang giàu” , “Lạy trời cho đặng vuông tròn / Trăm năm cho đặng lòng son với chàng” ( Ca dao) , “trăm năm tính cuộc vuông tròn / Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông / Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn / Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay” ( Truyện Kiều – Nguyễn Du). Biểu tượng vuông-tròn , tròn vuông lồng lên nhau còn xuất hiện ở rìa ngoài mặt trống đồng Yên Bồng : Trời tròn vì trời là dương, đất vuông vì đất là âm, nên biểu tượng trời là hình tròn, đất là hình vuông (như trong hình ảnh chiếc bánh chưng, bánh giày vây). ☼♥ Người Việt Nam còn nhận thức rõ về 2 quy luật của triết lí âm dương. Những quan niệm dân gian kiểu “trong rủi có may”, “trong dở có hay” , “Trong họa có phúc” , “Chim sa, cá nhay chớ mừng / Nhện sa, xà đón xin đừng có lo”….là sự diễn đạt cụ thể của “trong âm có dương trong dương có âm”. Quy luật âm dương chuyển hóa được cụ thể thành những nhận thức dân gian : “ Sướng lắm , khổ nhiều” , “Yêu nhau lắm, cắn nhau đau” , “Trèo cao, ngã đau” ,… Chính nhờ lối tư duy âm dương từ trong máu thịt mà người Việt Nam có được triết lí sống quân bình: Trong cuộc sống hàng ngày, gắng không làm mất lòng ai; Trong ăn ở, gắng giữ gìn sự hài hòa âm dương trong cơ thể và hài hòa với môi trường tự nhiên…Triết lí quân bình âm dương được vận dụng không chỉ cho người sống mà ngay cả người chết: Trong chùa, hộ pháp có ông Thiện – ông Ác( Thiện trước, ác sau) , trong các ngôi mộ cổ ở Lạch Trường TK III TCN được gióng theo Nam Bắc, các đồ vật làm bằng gỗ (dương) được đặt ở phía Bắc (âm), các vật bằng gốm (âm ) lại được đặt ở phía Nam (dương ) – cách sắp xếp âm dương bù trừ nhau để tạo ra sự quân bình. Triết lí quân bình âm dương này tạo ra ở người Việt khả năng thích nghi cao với mọi hoàn cảnh , lối sống ( lối sống linh hoạt), dù khó khăn tới đâu vẫn không chán nản. Người Việt Nam còn là dân tộc sống bằng tương lai (tinh thần lạc quan ) : thời trai trẻ khổ thì về già sẽ sướng ( không ai giàu ba họ, không ai khó 3 đời….)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctriet_ly_am_duong_trong_doi_song_van_hoa_viet_23.doc
Luận văn liên quan