BàI làm.
I.Quá trình diễn biến bối cảnh lịch sử :
Vào giữa thế kỷ XIX, nước Việt Nam đã bị thực dân Pháp xâm lược, mởđầu bằng cuộc tấn công vào cảng Đà Nẵng. Sau khi hoàn thành việc xâm lược và bình định vũ trang, thiết lập bộ máy thống trị trên toàn bộđất nước ta, thực d0n Pháp tiến hành những cuộc khai thác thuộc địa nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lộp nhân công rẻ mạt, cho vay nặng lãi, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của chính quốc. Chính sách thuộc địa của Pháp ở Việt Nam và cảĐông Dương là chuyên chế về chính trị, kìm hãm và nô dịch về văn hoá, bóc lộp nặng nề về kinh tế, nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho bọn tư bản long đoạn Pháp, chứ không phải đem đến cho nhân dân các nước Đông Dương sự” khai hoá văn minh”,” khai hoá và cải tạo theo kiểu phương Tây”! Cái mà chúng thường rêu rao gọi là” sứ mạng khai hoá” chính là sự khai thác thuộc địa cảu bọn thực dân bằng lưỡi lê, họng súng, giá theo cổ và hãm hiếp phụ nữ. Nói về các” nhà khai hoá” thực dân, Hồ Chí Minh tong vạch rõ:” Khi người ta đã là một nhà khai hóa thì người văn minh nhất” và nếu dân bản xứ không nhịn nhục được phải vùng lên, thì các nhà khai hoa” đưa quân đội, song liên thanh, súng cối và tàu chiến đến. Người ta bắn bớ và bỏ tù hàng loạt. Đầy, công cuộc khai hoá là nhân từ như thếđấy”
Điều cơ bản để tiến hành khai thác thuộc địa là phải đầu tư, xuất khẩu tư bản đến các nước này. Năm 1890, đế quốc Pháp đầu tư ra nước ngoài 20 tỷ phrăng, đến năm 1914 tăng lên 60 tỷ phrăng. Chỉ tính riêng ởĐông Dương, từ năm 1860 đến năm 1912, qua hình thức cho vay, chính phủ Pháp và các tập đoàn tư bản ngân hàng Pháp đãđầu tư 499 tỷ phrăng.
Hậu quả của 4 sự xuất khẩu tư bản và du nhập chủ nghĩa tư bản theo kiểu thực dân vào nước ta đãđem lại những biến đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội và giai cấp. Mặc dùđế quốc Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột kinh tế cũ theo kiểu phong kiến ở nông thôn với mưu đồ sử dụng giai cấp địa chủ làm tay sau 0ho chúng, song, một khi phương thức thống trị tư bản thực dân đã trùm lên toàn bộđất nước ta, thì tất cả trong quỹđạo phát triển của chủ nghĩa tư bản theo kiểu thực dân và phải biến chuyển theo qúa trình ấy. Xã hội Việt Nam vì vậy từ chếđộ phong kiến độc lập đã chuyển thành chếđộ thuộc địa.
Dưới chếđộđó, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm nặng nề, do đó tiến triển rất chiểm chạp và què quặt. Do phương thức bóc lột phong kiến vẫn còn được duy trì một phần để phục vụ cho chủ nghĩa thực dân, cho nên nền kinh tế Việt Nam nói chung mang tính chất tư bản thực dân, nhưng đồng thời còn mang một phần tính chất phong kiến.
13 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12895 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trình bày các yếu tố để hình thành nên Đảng cộng sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1: Trình bày các yếu tố để hình thành nên ĐCSVN.
Lập giàn ý:
3 yếu tố để hình thành nên ĐCSVN là:
Đường
lối CM
của
Lênin
Hình thành nên
ĐCSVN
Giai cấp
Công nhân
Phong trào
Chủ nghĩa
Yêu nước
Bởi vậy mà Giai cấp công nhân và các phong trào yêu nước trên đất nước Việt Nam được ví như là một mảnh đất mầu mỡ. Và con đường cách mạng của Mác-Lênin lại được xem như một hạt mầm. Nguyễn ái Quốc là người đã mang hạt mầm đó reo nên mảnh đất mầu mỡ. Và thành quả của nhủ nghĩa cộng sản.
BàI làm.
I.Quá trình diễn biến bối cảnh lịch sử :
Vào giữa thế kỷ XIX, nước Việt Nam đã bị thực dân Pháp xâm lược, mở đầu bằng cuộc tấn công vào cảng Đà Nẵng. Sau khi hoàn thành việc xâm lược và bình định vũ trang, thiết lập bộ máy thống trị trên toàn bộ đất nước ta, thực d0n Pháp tiến hành những cuộc khai thác thuộc địa nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lộp nhân công rẻ mạt, cho vay nặng lãi, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của chính quốc. Chính sách thuộc địa của Pháp ở Việt Nam và cả Đông Dương là chuyên chế về chính trị, kìm hãm và nô dịch về văn hoá, bóc lộp nặng nề về kinh tế, nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho bọn tư bản long đoạn Pháp, chứ không phải đem đến cho nhân dân các nước Đông Dương sự” khai hoá văn minh”,” khai hoá và cải tạo theo kiểu phương Tây”! Cái mà chúng thường rêu rao gọi là” sứ mạng khai hoá” chính là sự khai thác thuộc địa cảu bọn thực dân bằng lưỡi lê, họng súng, giá theo cổ và hãm hiếp phụ nữ. Nói về các” nhà khai hoá” thực dân, Hồ Chí Minh tong vạch rõ:” Khi người ta đã là một nhà khai hóa thì người văn minh nhất” và nếu dân bản xứ không nhịn nhục được phải vùng lên, thì các nhà khai hoa” đưa quân đội, song liên thanh, súng cối và tàu chiến đến. Người ta bắn bớ và bỏ tù hàng loạt. Đầy, công cuộc khai hoá là nhân từ như thế đấy”
Điều cơ bản để tiến hành khai thác thuộc địa là phải đầu tư, xuất khẩu tư bản đến các nước này. Năm 1890, đế quốc Pháp đầu tư ra nước ngoài 20 tỷ phrăng, đến năm 1914 tăng lên 60 tỷ phrăng. Chỉ tính riêng ở Đông Dương, từ năm 1860 đến năm 1912, qua hình thức cho vay, chính phủ Pháp và các tập đoàn tư bản ngân hàng Pháp đã đầu tư 499 tỷ phrăng.
Hậu quả của 4 sự xuất khẩu tư bản và du nhập chủ nghĩa tư bản theo kiểu thực dân vào nước ta đã đem lại những biến đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội và giai cấp. Mặc dù đế quốc Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột kinh tế cũ theo kiểu phong kiến ở nông thôn với mưu đồ sử dụng giai cấp địa chủ làm tay sau 0ho chúng, song, một khi phương thức thống trị tư bản thực dân đã trùm lên toàn bộ đất nước ta, thì tất cả trong quỹ đạo phát triển của chủ nghĩa tư bản theo kiểu thực dân và phải biến chuyển theo qúa trình ấy. Xã hội Việt Nam vì vậy từ chế độ phong kiến độc lập đã chuyển thành chế độ thuộc địa.
Dưới chế độ đó, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm nặng nề, do đó tiến triển rất chiểm chạp và què quặt. Do phương thức bóc lột phong kiến vẫn còn được duy trì một phần để phục vụ cho chủ nghĩa thực dân, cho nên nền kinh tế Việt Nam nói chung mang tính chất tư bản thực dân, nhưng đồng thời còn mang một phần tính chất phong kiến.
Các mâu thuẫn của xã hội Việt Nam đều do tính chất trên đây chi phối. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, mâu thuẫn cơ bản vốn có trong lòng xã hội Việt Nam phong kiến cũ là mâu thuẫn giữa nhân dân ta, trước hết là nông dân, với giai cấp địa chủ phong kiến không mất đi, mà vẫn tiếp tục tồn tại, tuy không còn hoàn toàn giống như trước. Bên cạnh mâu thuẫn này, xuất hiện một mâu thuẫn mới bao trum lên tất cả, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tọc ta với đế quốc thực dân Pháp. Mâu thuẫn này ngày càng mở rộng, gay gắt thêm. Mâu thuẫn này vừa là mâu thuẫn cơ bản đồng thời vừa là mâu thuẫn chủ yếu cảu xã hội Việt Nam- một xã hội thuộc đIạ của Pháp. Sự áp bức bóc lột và sự chà đạp quyền độc lập dân tộc càng tăng thì sự phản kháng và đấu tranh dân tộc càng mạnh, càng quyết liệt. Thái độ, vị trí của các giai cấp ở Việt Nam bao gồm nông dân, công nhân, tiểu tư sản, tư sản, và cả một bộ phận trong giai cấp địa chủ đối với bọn cướp nước đều bị mâu thuẫn này chi phối. Phong trào dân tộc ở Việt Nam về cơ bản diễn biến trên cơ sở những đIều kiện chính trị, kinh tế- xã hội đó và trong sự tác động chung của cảnh quốc tế trong từng thời kỳ lịch sử.
II- các phong trào dân tộc theo khuyng hướng chính trị tư sản và tiểu tư sản thành thị trước ngày đảng cộng sản việt nam ra đời và kết cục của nó
Từ lâu đời dân tọc Việt Nam vốn có một truyền thống yêu nước nồng nan, một tinh thần đấu tranh anh hùng và bất khuất. Từ khi thực dân Pháp nổ song xâm lược, nhân dân ta đã đứng lên kháng chiến không ngừng để bảo vệ nền đọc lập dân tộc: phong trào chống Pháp ở Nam Kì( 1861- 1868), phong trào Cần vương ở Trung kỳ và Bắc kỳ( 1885-1895), khởi nghĩa Yên Thế ỏ Bắc kỳ (1885-1913). Song các phong trào đó đều lần lượt bị thực dân Pháp đàn áp.
Vào đầu thế kỷ XX, trên phạm vi quốc tế, sự thực tính của châu ácùng với phong trào dân chủ tư sản ở Đông Âu bắt đầu từ cách mạng 1905 ở Nga đã tạo thành một cao trào thực tỉnh Phương Đông. Hàng trăm triệu người đã hướng về một cuộc sống mới với ánh sáng tự do. Phong trào dân tọc ở Việt Nam cũng bắt đầu hoá nhập vào cao trào Phương Đông thức tỉnh trên cơ sở một xã hội với kết cấu giai cấp đã biết chuyển theo một trào lưu tư tưởng mới mang nội dung và hình thức tổ chức chính trị mới.
ở Việt Nam, đầu thế kỷ XX, trào lưu dân chủ tư sản qua các sách báo mới của Trung Quốc đã dội vào nước ta tiêu biểu là tư tưởng cải lương của Lương KhảI Siêu, Khang Hữu Vi… Tư tưởng cách mạng của giai cấp tư sản Pháp trong thời kỳ đang phát triển tiến bộ với các đại biểu Rút- Xô( Rousseau), Mông- te- ski- ơ( montesquieu), Vôn- te( Voltaire)…, nhưng khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác áI của cách mạng Pháp 1789 cũng được xâm nhập vào. Nước Nhật Bản duy tân và tự cường cũng đã có sức hút mạnh đối với các sĩ phu yêu nước và tiến bộ của Việt Nam.
Phong trào đấu tranh dân tộc nhờ đó lại tiếp tục sôI động dưới sự đề xướng và tập hợp của nhiều tổ chức chính trị theo khuynh hướng dân chủ tư sản mang các màu sắc và mức độ khác nhau. Cho đến những năm trước chiến tranh thế giới ở nước ta đã có:
- Phong trào Đông du( 1906- 1908) do nhà yêu nước Phan Bội Châu lãnh đạo. Đây là phong trào mở đầu cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản . Phong trào Đông du đã đưa được một số thanh niên tiên tiến đI du học và đã dùng văn thơ yêu nước để thức tỉnh quốc dân. Cuộc vận động Đông du chỉ diễn ra được mấy năm và đã bị thực dân Pháp bóp chết. Những du học sinh Việt Nam bị trục xuất ra khỏi Nhật và cả cụ Phan cũng phaỉ rời khỏi đất nước này.
- Phong trào Đông kinh nghĩa thục( 1907) diễn ra khá sôI nổi, dưới các hình thức tuyên truyền cải cách văn hoá, xã hội hô hào thực nghiệp, đă phá tư tưởng và lề thói phong kiến học chữ Quốc ngữ, cổ vũ lòng yêu nước… Thực dân Pháp lo sợ, coi Đông kinh nghĩa thục là một” cái là phiến loạn” ở Bắc Kỳ nên đã lập tức đàn áp. Chúng đóng cửa trường, bắt các sĩ phu Đông kinh nghĩa thục trong đó có Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Dương Bá Trạc,…, tịch thu và cấm lưu hành các tài liệu của Đông kinh nghĩa thục.
- Phong trào Duy Tân( 1906-1908) do các sũ phu yêu nước như cụ Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳng Thúc Kháng,…, khởi xướng. Phong trào nhằm vận động cải cách văn hoá, xã hội, động viên lòng yêu nước, đả kích bọn vua quan phong kiến thối nát, đề xướng tư tưởng dân chu tư sản với các yêu cầu” khai dân trí, chấn dân chí, hậu dân sinh” …Cụ Phan Bội Châu Trinh bài xích cầu việc bên ngoài, bài xích biện pháp vũ trang bạo động… Nhiều sĩ phu yêu nước trong phong trào đã đứng ra mở nhà buôn, lập thương hội,nông hội, cổ vũ dùng hàng nội hoá, phát triển thủ công nghiệp, vận động mở trường học để mở mang dân trí…
- Việt Nam quang phục hội ( 1912 ) do cụ Phan Bội Châu vận động thành lập dưới tác động của cuộc cách mạng Tân hợi Trung Quốc năm 1911 với tôn chỉ “ đánh đuổi quân Pháp” khôi phục Việt Nam, thành lập cộng hoà dân quốc ViệtNam” … Hội chủ chương đẩy mạnh hoạt động vũ trang. Song Hội thiếu cơ sở quần chúng trong nước và từ đầu đã bộc lộ tính phiêu lưu, chỉ nghĩ đến bạo động muốn làm 1 việc gì đó “ kinh thiên động địa” để đánh thức đồng bào, kêu gọi “hồn nước”. Hội đã tổ chức được 2 vụ ám sát ( giết tuần phủ Nguyễn Duy Hàn và 2 trung tá Pháp). Thực dân Pháp đã khủng bố dã man, bắt giam hàng trăm người, sử tử 7 chiến sĩ yêu nước. Cụ Phan Bội Châu cũng bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt ở Quảng Đông và giam giữ đến năm 1916. Hoạt động vũ trang của hội lắng xuống và đến thời kì chiến tranh thế giới lần thứ nhất, hoạt động của Hội mới được hoạt động chở lại nhưng chỉ gây ra một số cuộc bạo động lẻ tẻ tại một vàI địa phương.
- Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tình hình giai cấp xã hội ở Việt Nam tiếp tục biến đổi mạnh hơn. Phong trào dân tộc và dân chủ theo xu hướng tư sản đã phat triển mạnh lên. Đó là :
- Phong trào tư sản đấu tranh chống các thế lực cơ bản nước ngoài, chống độc quyền, đòi cải cách dân chủ :
- Giai cấp tư sản Việt Nam, chủ yếu là tư sản thương nghiệp muốn mở rộng kinh doanh, song bị thực dân Pháp kìm hãm và bị tư sản mại bản Hoa kiều cạnh tranh. Vì vậy năm 1919 đã lấy tên phong trào “ tẩy chay các chú” ở Sài Gòn.Hà Nội, Nam Định, Phủ Lý, TháI Bình … Năm 1923, một cuộc đấu tranh của tư sản đã nổ ra nhằm chống độc quyền xuất nhập khẩu ở Sài Gòn. Cuộc đấu tranh này được đông đảo thanh niên trí thức tư sản và tiểu tư sản ở Sài Gòn và ở một số tỉnh Nam kì ủng hộ có tiếng vang tới các chính giới Pháp.
- Năm 1924, đảng lập hiến do Bùi Quang Chiêu đứng đầu được thành lập. Số đông đảng viên nhiều người cầm đầu chủ chốt của đảng này đều có quốc tịch Pháp. Phạm vi hoạt động của họ chỉ giới hạn trong việc tranh cử vào Hội đồng thuộc địa, Hội đồng thành phố, Phòng thương mại, Phòng canh nông. Mục tiêu lớn của họ là xin nhà cầm quyền Pháp ban cho một bản hiến pháp, một chế độ tự trị trong khuôn khổ của chế độ thực dân. Trước mắt, họ xin cải cách dân chủ như cải cách giáo dục, cải cách tuyển cử, cải cách pháp luận…Chính sách của đảng Lập hiến là hợp tác Pháp- Việt. Lập trường chính trị của họ không vượt quá giới hạn chủ nghĩa quốc gia cải lương. Năm 1925, đảng Lập hiến đưa ra tập” dân nguyện cho toàn quyền Đông Dương Va-ren đòi một số ghế trong Hội đồng thuộc địa, Hội đồng quản hạt, Phòng canh nông vv…Bùi Quang Chiếu còn sang Pháp vận động chính phủ Pháp ban hành một số cải cách dân chủ cho Đông Dương, song đã thất bại. Cuối cùng đảng Lập hiến đã chuyển sang lập trường chính trị phản động, gắn bó với thực dân Pháp.
- Phong trào yêu nước của các tầng lớp tiểu tư sản thành thị:
Cuối năm 1925, một đợt đấu tranh sôi sục trong cả nước đòi trả lại tự do cho cụ Phan Bội Châu đã giành được thằng lợi. Tháng 3- 1926, phong trào yêu nước của quần chíng tổ chức đàm tang cụ Phan Châu Trinh. Đây là một dịp biểu dương lòng yêu nước, thức tỉnh dân tộc và dân chủ của đông đảo thanh niên, học sinh trí thức và nhiều tần lớp khác. Từ trong phong trào dân tộc sội nổi này, lần lượt đã xuất hiện một số tổ chức yêu nước cấp tiến:
- Việt Nam nghĩa hoà đoàn thành lập năm 1925 do một nhóm sinh viên trường Cao đẳng Hà Nội đứng ra tổ chức trong đó có Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Pham Thiếu… Nhóm này về sau kết hợp với một số nhà yêu nước ở tù ra như Lê Văn Huân, Trần Mộng Bạch, Nguỹễn Đình Kiên… đổi thành hội Phục Việt. Sau đợt hoạt động đòi trả lại tự do cho cụ Phan Bội Châu, hội đội thành Hưng Nam.
- Đảng Thanh niên được tổ chức ở Sài Gòn tháng 3-1926 do Nguyễn Trọng Hy, Trần Huy Liệu… sáng lập. Đảng không có cương lĩnh, điều lệ, và hệ thống tổ chức.
- Đảng An Nam độc lập do một số lưu học sinh Việt Nam tại Pháp xuất thân từ các gia đình đại chủ, tư sản lập nên. Họ không có cơ sở tring nước… Hoạt động chủ yếu của họ là diễn thuyết, tuyên truyền cổ vũ cho chủ nghĩa quốc gia dân tộc tư sản.
Những tổ chức trên đây với tên gọi và tổ chức khác nhau, song đều không có đường lối chính trị rõ ràng và hệ thống tổ chức chặt chẽ, hoạt động rời rạc, cho nên không có khả năng tập hợp quần chúng. Tuy vậy các phong trào đó là sự phản ánh sức thu hút của các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản đối với lớp thanh niên- học sinh viên lúc bấy giờ trước bối cảnh đất nước bị thực dân phong kiến áp bức.
Việt Nam quốc dân đảng thành lập thàng 12-1927 từ nhóm hạt nhân đầu tiên là Nam đồng thư xã, một nhà xuất bản tíên bộ do Phạm Tuấn Tài lập ra hồi đầu năm 1927. VNQDĐ do Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài sáng lập là một đảng chính trị theo xu hướng cách mạng tư sản dân chủ. Mục tiêu của VNQDĐ nhằm: đánh đuổi giắc Pháp, đánh đổ ngôi vua, sau cùng chưa bao giờ trở thành hệ thống trong cả nước, thành phần đảng viên lại phức tạp, tổ chức lỏng lẻo, ít có cơ sở quần chúng. Vì vậy nó chỉ hoạt động thành một phong troà rộng lớn. Việt Nam quốc dân đảng sớm bị thực dân Pháp khủng bố. Nhiều cơ sở của đảng bị vỡ. Nhiều cán bộ quan trọng của cơ sở đảng bị bắt. Bị động trước tình thế, mặc dù hệ thống tổ chức của đảng chưa được xây dung xong, nhưng các yếu nhân của đảng đã quyết định dốc hết lực lượng để thực hiện trận đấu tranh sống chết nếu” không thành công thì thành nhân”. Cuộc khởi nghĩa của VNQDĐ nổ ra đêm 9-2-1930 ở Yên Bái và một vài địa phương ở Phú Thọ, Hải Dương, Thái Binh đã bị thực dân Pháp nhanh chóng dập tắt. Cuộc khởi nghĩa đó biểu thị tính chất hăng hái bang bột nhất thời của tầng lớp tiểu tư sản và trí thức. Nó còn biểu lộ tính chất non yếu và không vững chắc của phong trào dân tộc dân chủ theo khuyng hướng tư sản dưới ngọn cờ của Việt Nam quốc dân đảng đã không đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giảI phóng dân tọc của nhân dân ta, không đủ sức đương đầu trước sự đàn áp khủng bố của kẻ thù. Vai trò của VNQD Đ trong phong trào dân tộc vừa mới nhóm đã vĩnh viễn chấm dứt cùng với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
Mặc dù bị thất bại, cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta. Nó có tiếng vang trên thế giới . Đảng cộng sản Việt Nam vừa mới ra đời đã kiên quyết đấu tranh để bảo vệ các chiến sĩ Yên Bái, đòi chặn bàn tay khát máu của bọn thực dân cầm quyền Đông Dương
III phong trào công nhân 1919- 1925:
Cùng với cụôc vận động yêu nước đòi tự do dân chủ, phòng trào đấu tranh của công nhân cũng có bước phát triển mới. Những năm đầu, các cuộc đấu tranh của công nhân tuy còn lẻ tẻ và tư phát, nhưng đã nói lên rằng ý thức giai cấp đang phát triển nhanh chóng làm cơ sở cho các tổ chức và phong trào chính trị cao hơn vễ sau. Ngay từ năm 1920, công nhân Sài Gòn- Chợ Lớn đã thành lập công hội( bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
Các cuộc đấu tranh của công nhân và thuỷ thủ Pháp cũng như của công nhân và thuỷ thủ Trung Quốc tại các cảng lớn Hương Cảng, áo Môn, Thượng Hải ( 1921) dội về cũng góp phần cổ vũ, động viên công nhân Việt Nam hăng hái đấu tranh.
Mở đầu là cuộc đấu tranh của công nhân viên chức các sở công thương của tư nhân ở bắc kỳ đòi chủ phải cho nghỉ ngày chủ nhật có trả lương ( 1922 ).
Cùng năm đó còn có cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt,rượu, xay gạo ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương v…v…Quan trọng hơn là cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ( sửa chữa và đóng tầu thuỷ của hải quân Pháp) ở cảng Sài Gòn để ngă cản tầu chiến Pháp chở lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân thuỷ thủ Trung Quốc (8-1925).
Cuộc bãi công Ba Son chấm dứt thắng lợi đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đấu tranh tự giác.
Qua cuộc đấu tranh này thành lập tư tưởng cách mạng tháng 10 Nga đã thấm sâu hơn một bước vào giai cấp công nhân Việt Nam và đã bắt đầu biến thành hành động của công nhân Việt Nam.
IV.Nguyễn ái Quốc và đường lối cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin:
Sau khi trở thành người chiến sĩ cộng sản, cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ đối với phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, Hồ Chí Minh đã tích cực vận động phong trào cách mạng ở thuộc địa, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và bắt đầu xây dung tư tưởng chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc để truyền về Việt Nam, chẩn bị về tư tưởng chiến lược cách mạng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập một chính đảng cách mạng tiên phong của giai cấp công nhân Hồ Chí Minh đã đánh gía đúng tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa Tham luận tại đại hội Tua, Người nhấn mạnh” Đảng xã hội cần phải hoạt động một cách thiết thựcđể ủng hộ những người bản sứ bị áp bức.Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước thuộc địa.Người yêu cầu đảng cộng sản Mác-Lênin phải phái cán bộ sang Đông Dương để nghiên cứu tại chỗ những vấn đề ở nơI đó và Người nói rằng,” sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, tư tưởng cách mạng của người Đông Dương…Sự tàn bạo của chủ nghĩ tư bản đã chuẩn bị đất rồi chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc gieo hạt giống của công việc giải phóng nữa thôi”
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước đế quốc thắng trận họp ở Vecxai ngày 18-6-1919 để chia lại thị trường thế giới. Lúc này, Nguyễn ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp đã đưa tới hội nghị bản yêu sách đòi chính phủ Pháp phảI thừa nhận các quyền tự do dân chủ, quyền bìng đẳng và quyền tự quyết định của dân tộc Việt Nam. Những yêu sách trên không chấp nhận nhưng đòn tấn công trực diện đầu tiên đó vào bọn chùm đé quốc đã có tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địâPhps. Một bàI học lớn đã được rút ra:”Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới.
Tháng 7 năm 1920, Nguyễn ái Quốc đọc được bản luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, khẳng định lập trường kiên quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông của Quốc tế cộng sản. Từ đó Nguyễn ái Quốc hoàn toàn tin theo Lênin, dứt khoát đứng về thế giới thứ ba.
Tại đại hội của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua ( 12-1920), Nguyễn ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc ra nhập Quốc tế thứ ba và lập ra đảng cộng sản Pháp. Sự kiện Nguyễn ái Quốc tham gia Đảng cộng sản pháp và là người Việt Nam đàu tiên đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động của Nguyễn ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mac-Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản. Sự kiện đó cũng đánh dấu bước mở đường giải quyết cuộc khung hoảng về đường lối giải phóng dân tộc Việt Nam.
Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn áI Quốc cùng một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa. Tờ báo ngưòi cùng khổ do nguyễn ái Quốclàm chủ nhiện kiêm chủ bút đã vạch trần chính sách đàm áp, bóc lột giã man của chủ nghĩa đế quốc nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu trnh tự giải phóng. Nguyễn ái Quốc còn viết nhiều bài cho báo nhân đạo, đời sống nhân dân(của tổng liên đoàn lao động Pháp) v. v… và cuốn sách nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp. Mặc dù bị nhà cầm quyền Pháp tim mọi cách ngăn chặn, cấm đoán, các sách báo nói trên vẫn được bí mật chuyển về Việt Nam.
Nhân dân ta, trước hết là những người tiểu tư sản trí thức yêu nước, tiến bộ nhờ đọc các sách báo tiến bộ đó mà hiểu rõ hơn bản chất của chủ nghĩa đế quốc nói chung và của chủ nghĩa thực dân Pháp nói riêng,hiểu được Cách mạng tháng mười Nga và đã hướng về chủ nghĩa Mác-Lênin.
Tháng 6-1923 Nguyễn ái Quốc rời nước Pháp sang Liên xô dự hội nghị quốc tế Nông Dân và được bầu vào ban chấp hành sau đó Nguyễn ái Quốc ở lại Liên Xô 1 thời gian, vừa làm việc vừa nghiên cứu học tập và làm việc ở Quốc tế cộng sản, viết bài cho báo sự thật, tạp chí thư tín Quốc Tế. Tại đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ v ( 1924), Nguyễn áI Quốc trình bảy lập trường, quan đIểm của mình vào vị trí chiến lược cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò và sứu mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.
Những quan điểm cơ bản về chiển lược và sách lược cách mạng giải phóng thuộc địa trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản mà Nguyễn ái Quốc đã tiếp nhận được dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và đã có công truyền bá vào nước ta từ sau chiến tranh là một bước ngoặt chủân bị quan trọng về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập chính đảng vô sản ở nước ta trong giai đoạn tiếp sau.
Đảng cộng sản Viêt Nam ( từ tháng 10-1930 lấy tên là Đảng cộng sản Đông Dương), ra đời năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp Việt Nam trong thời đại mới. Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỉ này.
Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam.”Nó chứng tỏ được rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đã đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo trong phong trào cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đổi của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng cộng sản. Cung từ đây, cách mạng Việt Nam đã thực sự chở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên, có tính quyết định cho từng bước phát triển nhảy vọt về sau của dân tộc Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Trình bày các yếu tố để hình thành nên Đảng cộng sản Việt Nam.docx