Trình bày khái quát các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về trưng cầu giám định sở hữu trí tuệ và đánh giá thực tiễn giám định sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay
Nền kinh tế nước ta đang có xu hướng phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa và định hướng phát triển nền kinh tế tri thức trong đó công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ ngày cao trong GDP.Tuy nhiên trong quá trình nền kinh tế trí thức ngày càng phát triển thì những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ những giá trị mà tri thức đem lại đặt ra cho các nhà làm luật nhiều vấn đề.Luật sở hữu trí tuệ ra đời đã giải quyết được vấn đề điều chỉnh quan hệ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, trong đó vấn đề giám định sở hữu trí tuệ có vai trò quan trọng trong việc xác định quyền sở hữu đối với đối với đối tượng đang tranh chấp.Trên đây là những quy định chung và giám định sở hữu tí tuệ và thực tiễn giám định ở nước ta.
Bài làm.
Đặt vấn đề.Giải quyết vấn đềKhái quát các quy định pháp luật Viêt Nam hiện hành về giám định sở hữu trí tuệ.Khái khát chung về giám định sở hữu trí tuệQuyền giám định đối với cơ quan tổ chức.Giám định viên sở hữu trí tuệ.1.4. Quyền trưng cầu giám định.
1.5. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.Đánh giá thực tiễn giám định sơ hữu trí tuệ của nước ta hiện nayMột số tồn tại trong công tác giám định sở hữu trí tuệ.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giám định sở hữu trí tuệKết luận
12 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3170 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trình bày khái quát các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về trưng cầu giám định sở hữu trí tuệ và đánh giá thực tiễn giám định sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài :
Trình bày khái quát các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về trưng cầu giám định sở hữu trí tuệ và đánh giá thực tiễn giám định sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay.
Đề bài :
Trình bày khái quát các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về trưng cầu giám định sở hữu trí tuệ và đánh giá thực tiễn giám định sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay.
Đề bài :
Trình bày khái quát các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về trưng cầu giám định sở hữu trí tuệ và đánh giá thực tiễn giám định sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay.
Bài làm.
Đặt vấn đề.
Nền kinh tế nước ta đang có xu hướng phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa và định hướng phát triển nền kinh tế tri thức trong đó công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ ngày cao trong GDP.Tuy nhiên trong quá trình nền kinh tế trí thức ngày càng phát triển thì những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ những giá trị mà tri thức đem lại đặt ra cho các nhà làm luật nhiều vấn đề.Luật sở hữu trí tuệ ra đời đã giải quyết được vấn đề điều chỉnh quan hệ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, trong đó vấn đề giám định sở hữu trí tuệ có vai trò quan trọng trong việc xác định quyền sở hữu đối với đối với đối tượng đang tranh chấp.Trên đây là những quy định chung và giám định sở hữu tí tuệ và thực tiễn giám định ở nước ta.
Giải quyết vấn đề
Khái quát các quy định pháp luật Viêt Nam hiện hành về giám định sở hữu trí tuệ.
Khái khát chung về giám định sở hữu trí tuệ
Khái niệm.
Theo điểu 201 Bộ luật SHTT Việt Nam năm 2005 quy định về giám định sở hữu trí tuệ.
Khái niệm giám định sở hữu trí tuệ là việc tổ chức,cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức,nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá,kết luận về những vấn đề có liên quan đến vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Nội dung giám định sở hữu tríu tuệ.
Theo quy định tại khoản 1 điều 39 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định các nội dung giám định.
+ Xác định tình trạng pháp lý, khả năng bảo hộ đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, phạm vi quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ
+ Xác định các chứng cứ để tính mức độ thiệt hại;
+ Xác định yếu tố xâm phạm quyền, sản phẩm/dịch vụ xâm phạm, yếu tố là căn cứ để xác định giá trị đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ, đối tượng xâm phạm;
+ Xác định khả năng chứng minh tư cách chủ thể quyền, chứng minh xâm phạm, hàng hoá xâm phạm hoặc khả năng chứng minh ngược lại của các tài liệu, chứng cứ được sử dụng trong vụ tranh chấp hoặc xâm phạm;
+ Các tình tiết khác của vụ tranh chấp, xâm phạm cần làm rõ.
Lĩnh vực giám định sở hữu trí tuệ
+ Giám định về quyền tác giả và quyền liên quan.
+ Giám định về quyền sở hữu công nghiệp.
+ Giám định về quyền đối với giống cây trồng.
Quyền giám định đối với cơ quan tổ chức
Điều kiện thực hiện quyền giám định
Theo khoản 2 điều 201 quy định doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam đáp ững các yêu cầu sau đây được hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.:
+ Có nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động giám định theo quy định của pháp luật
+ Có chức năng thực hiện hoạt động giám định về sở hữu trú tuệ được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
+ Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức ủy quyền cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ.
Điều kiện thành lập tổ chức giám định.
+Có ít nhất hai thành viên có Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ;
+ Đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều kiện để tổ chức thực hiện quyền giám định.
+ Có đủ điều kiện thành lập tổ chức giám định
+ Có Giấy đăng ký hoạt động khoa học công nghệ và Giấy phép đăng ký kinh doanh, hành nghề giám định theo pháp luật hiện hành;
+ Tổ chức giám định chỉ được hành nghề giám định trong lĩnh vực đã đăng ký hoạt động và đăng ký kinh doanh giám định.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức giám định sở hữu trí tuệ
Trong hoạt động giám định, tổ chức giám định sở hữu trí tuệ có các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 4 Điều 44 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP này; có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết cho người giám định sở hữu trí tuệ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; chịu trách nhiệm pháp lý về kết luận giám định nếu việc giám định được thực hiện nhân danh tổ chức đó.
+ Tổ chức giám định sở hữu trí tuệ có trách nhiệm tham gia các hoạt động sau đây:
+ Nghiên cứu khoa học về giám định sở hữu trí tuệ;
+ Tham gia đào tạo giám định viên, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về giám định sở hữu trí tuệ.
.Giám định viên sở hữu trí tuệ.
Giám định viên sở hữu trí tuệ là người có đủ trình độ kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến nội dung cần giám định, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật.
Giám định viên sở hữu trí tuệ có thể hoạt động độc lập hoặc hoạt động trong một tổ chức giám định sở hữu trí tuệ.
Điều kiện được công nhận và được cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ:
+ Có trình độ đại học về lĩnh vực hoạt động giám định;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt;
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Đạt yêu cầu của kỳ kiểm tra nghiệp vụ nhằm đánh giá kiến thức pháp luật về sở hữu trí tuệ, trình độ khoa học kỹ thuật, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn để thực hiện giám định các nội dung liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền liên quan, quyền đối với giống cây trồng.
Quyền và nghĩa vụ của giám định viên
+ Giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định; thực hiện giám định theo đúng nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, thời hạn giám định; trong trường hợp cần phải có thêm thời gian để thực hiện giám định thì phải thông báo kịp thời cho người trưng cầu, yêu cầu giám định biết;
+ Từ chối giám định trong trường hợp đối tượng giám định, tài liệu liên quan không đủ hoặc không có giá trị để đưa ra kết luận giám định; người giám định có quyền, lợi ích liên quan đến đối tượng giám định hoặc vụ việc cần giám định hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của kết luận giám định nhưng đồng thời là người đại diện bảo vệ quyền lợi cho một trong các bên liên quan trong vụ việc cần giám định;
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp các tài liệu, hiện vật, thông tin liên quan đến đối tượng giám định;
+ Lựa chọn phương pháp cần thiết và phù hợp để tiến hành giám định; sử dụng kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn, ý kiến chuyên gia phục vụ việc giám định;
+ Lập hồ sơ giám định, có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan trưng cầu giám định; giải thích kết luận giám định khi có yêu cầu;
+ Bảo quản các hiện vật, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định; giữ bí mật về kết quả giám định, các thông tin, tài liệu giám định;
+ Độc lập đưa ra kết luận giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình;
+ Bồi thường thiệt hại trong trường hợp cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức có liên quan;
+ Tuân theo các quy định về trình tự, thủ tục giám định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
1.4. Quyền trưng cầu giám định.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có quyền trưng cầu giám định về sở hữu khi giải quyết vụ việc mà mình đang thụ lý.
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức , cá nhân khác liên quan có quyền yêu cầu giám định về sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1.5. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.
Việc tổ chức và hoạt động về giám định được quy định tại nhiều văn bản trong đó có Nghị định 119/2010/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều về luật sở hữu trí tuệ thay thế cho Nghị định 105/2006NĐ-CP. Ngoài ra còn có các văn bản của các cơ quan có thẩm quyền trong giám định sở hữu trí tuệ
Đánh giá thực tiễn giám định sơ hữu trí tuệ của nước ta hiện nay
Một số tồn tại trong công tác giám định sở hữu trí tuệ.
Từ thực tế công tác đấu tranh phòng chống các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các lực lượng chức năng, trong đó chủ công là lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế cho thấy, hiện nay các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ rất phong phú đa dạng, nhưng tập trung chủ yếu ở các hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, sao chép và cài đặt bất hợp pháp các loại phần mềm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong quá trình điều tra, xử lý đối với các hành vi xâm phạm này thì một vấn đề đặt ra cho các cơ quan điều tra là việc xác định chứng cứ thông qua hoạt động giám định sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, mặc dù các quy định của pháp luật hiện nay về hoạt động giám định sở hữu trí tuệ tương đối đầy đủ, nhưng có thể thấy vẫn còn một số vấn đề tồn tại, vướng mắc từ thực tiễn hoạt động của các cơ quan chức năng.
Chính điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của hoạt động điều tra, xử lý các hành vi xâm phạm và người vi phạm. Xem xét các đối tượng cụ thể thì giám định sở hữu trí tuệ là một nội dung của hoạt động giám định tư pháp, do người giám định tư pháp thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phục vụ cho việc giải quyết các vụ án. Theo quy định tại Điều 7 - Pháp lệnh Giám định tư pháp thì: Người giám định tư pháp bao gồm: Giám định viên tư pháp và Người giám định tư pháp theo vụ việc. Do đó, đối chiếu với các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì không đề cập đến “Người giám định theo vụ việc”.
Những người không phải là giám định viên tư pháp nhưng có đủ các điều kiện về phẩm chất đạo đức, năng lực hành vi dân sự, đặc biệt có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực cần giám định và có uy tín trong lĩnh vực đó thì có thể được trưng cầu thực hiện giám định theo vụ việc. Như vậy, rõ ràng trong các quy định của pháp luật hiện nay đã có những điểm không thống nhất và chính điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của hoạt động điều tra, xử lý các hành vi xâm phạm của các cơ quan chức năng.
Đối với quyền sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực có nhiều đối tượng khác nhau như: Quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng. Tuy nhiên, khi xảy ra các hành vi xâm phạm đến các đối tượng này, khi có yêu cầu trưng cầu giám định để thu thập chứng cứ phục vụ điều tra thì cơ quan điều tra gặp phải những khó khăn nhất định.
Theo báo cáo của Cục Sở hữu trí tuệ thì hiện nay mới chỉ có Viện Khoa học sở hữu trí tuệ là tổ chức được cấp phép đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp và một số cá nhân được cấp Thẻ giám định viên SHCN. Như vậy, đối với các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ thì chưa có các văn bản pháp luật hướng dẫn về việc thành lập và hoạt động của các tổ chức và cá nhân giám định về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực đó.
Do vậy, sẽ là một trở ngại và khó khăn đối với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc trưng cầu giám định đối với các đối tượng khác ngoài quyền sở hữu công nghiệp.
Theo số liệu báo cáo của Bộ Khoa học Công nghệ thì cả nước mới có 4 người được cấp thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp, còn các đối tượng khác như quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng thì vẫn chưa có cán bộ nào được cấp thẻ giám định viên. Như vậy với số lượng đội ngũ giám định viên còn hạn chế như vậy thì không thể đáp ứng được yêu cầu của thực tế, đặc biệt trong bối cảnh tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp đang diễn biến phức tạp như hiện nay.
Chính điều này đã ảnh hưởng tới hiệu quả của quá trình điều tra, xử lý các vụ việc có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của các lực lượng chức năng. Giám định sở hữu trí tuệ là một hoạt động phức tạp đòi hỏi đội ngũ giám định viên bên cạnh trình độ chuyên môn và kiến thức chuyên sâu về đối tượng giám định thì cần thiết phải có trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho quá trình giám định.
Ngoài ra, do nhiều đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ có tính đặc thù cao như các đối tượng của quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các chương trình phần mềm, các giống cây trồng mới, các nhãn hiệu hàng hóa tương tự gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng… nên hiện nay trong hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ nếu thiếu các trang thiết bị, máy móc, phương tiện phục vụ cho công tác này sẽ hạn chế lớn đến kết quả giám định của các giám định viên.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giám định sở hữu trí tuệ
Về chủ thể giám định hiện nay vẫn còn chưa hoàn thiện khi mới chỉ có 1 tổ chức và 4 cá nhân có quyền giám định, tuy nhiên về lĩnh vực được cấp lại chỉ là giám định về sở hữu công nghiệp.Chính vì vậy cần nâng cao hoạt động giám định sở hữu trí tuệ bằng việc phát triển hơn về số lượng và chất lượng các tổ chức cá nhân giám định trong tất cả các đối tượng mà luật sở hữu trí tuệ.
Về việc giám định luật chỉ quy định lĩnh vực giám định mà chưa quy định về giám định theo vụ việc, điều nay gây cản trở khó khăn cho cơ quan điều tra khi tiến hành yêu cầu giám định.
Ngoài ra cần liên kết hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm học hỏi kinh nhgiệp nâng cao trình độ nghiệp vụ nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình giám định.
Đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình giám định từ đó nâng cao hiệu quả công việc.
Kết luận
Vấn đề giám định sở hữu trí tuệ có vai trò quan trọng trong việc xác định quyền sở hữu đối với đối với đối tượng đang tranh chấp.Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng đổi ngũ cán bộ giám định, hoàn thiện hơn nữa pháp luật và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác giám đinh.
Danh mục tham khảo.
Luật SHTT Việt Nam 2005 ( sửa đổi bổ xung năm 2009 )
Viện khoa học sở hữu trí tuệ
NĐ 119/2010/NĐ-CP và NĐ 105/2006 NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của luật SHTT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập học kỳ SHTT - Trình bày khái quát các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về trưng cầu giám định sở hữu trí tuệ và đánh giá thực tiễn giám đ.doc