- Cho phép doanh nghiệp được phát hành trái phiếu ngoại tệ để huy động
ngoại tệ trôi nổi trong nền kinh tế và ngoại tệ được coi là thừa của ngân hàng
thương mại.
- Tạo cơ chế mua đứt bán đoạn thay cho tín dụng ngoại tệ nhằm nâng cao
tính chủ động của doanh nghiệp, ngân hàng và tính thị trường trong quan hệ
ngoại hối.
- Làm thế nào để khơi thông cho được nguồn ngoại tệ ứ đọng tại các
doanh nghiệp xuất khẩu.
- Đa dạng hóa ngoại tệ trong thanh toán, không “neo” chủ yếu vào đồng
USD như hiện nay. Nhưng, theo lãnh đạo của một ngân hàng có thị phần thanh
toán quốc tế lớn nhất hiện nay, điều đó cũng khó thực hiện theo ý muốn chủ
quan, bởi phần lớn các đối tác bán hàng bên ngoài đều yêu cầu thanh toán bằng
USD, nhà nhập khẩu trong nước phải đáp ứng.
- Để bên mua - bên bán thực sự gặp nhau.
19 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 5322 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trình bày khái quát thị trường ngoại hối - Phân tích thực trạng thị trường ngoại hối ở Việt Nam và đề xuất giải pháp nhằm củng cố thị trường ngoại hối ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập nhóm 9:
Môn: TÀI CHÍNH QUÔC TẾ
Trình bày khái quát thị trường ngoại hối.
Phân tích thực trạng thị trường ngoại hối ở
Việt Nam và đề xuất giải pháp nhằm củng cố
thị trường ngoại hối ở Việt Nam.
Nhóm 9:
Lớp: K50.ĐH Tài Chính - Ngân Hàng
Trường: Đại học Tây Bắc
Thành viên trong nhóm:
1. Lê Chí Cường
2. Vì Văn Quý
3. Quàng Văn Thương
4. Vũ M ạnh Tiến
5. Lê N gọc Tú
CHƯƠN G 1
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜN G NGOẠI HỐI
1.1. Các khái niệm về thị trường ngoại hối:
1.1.1. Ngoại hối (The Foreign Exchange):
Ngoại hối là một khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị thanh
toán giữa các quốc gia
Ngoại hối là những phương tiện thanh toán, dự trữ được thể hiện dưới
dạng ngoại tệ bao gồm: tiền mặt, thương phiếu, chi phiếu, chứng từ có giá bằng
ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế, đồng tiền quốc gia do người không cư trú
nắm giữ.
1.1.2. Thị trường ngoại hối (The Foreign Exchange Market-FOREX):
Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra sự mua bán các loại tiền tệ của nhiều
quốc gia trên thế giới.
Là thị trường có tính thanh khoản lớn nhất thế giới với khối lượng giao
dich mỗi ngày đạt hang nghìn tỷ USD
a. Đặc điểm của thị trường ngoại hối:
Vì Forex mua bán các loại hàng hóa đặc biệt nên thị trường ngoại hối có
những đặc điểm riêng biệt mà các thị trường khác không có được.
Forex là thị trường giao dịch mang tính quốc tế, phạm vi hoạt động mang
tính toàn cầu nhằm phục vụ cho các nhu cầu mua bán giao dịch về ngoại tệ
Forex là t hị trường hoạt động liên tục 24 trên 24, do sự chênh lệch về múi
giờ của các khu vực địa lý khác nhau cùng với phương tiện thông t in liên lạc
hiện đại như điện thoại, fax, telex, mạng vi tính khiến cho các giao dịch thực
hiện tức thời.
b. Chức năng của thị trường ngoại hối:
- Cung cấp dịch vụ cho khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại
quốc tế.
- Luân chuyển vốn, giao dịch tài chính quốc tế.
- Làm cho sức mua đối ngoại của tiền tệ được xác định một cách khách
quan theo quy luật cung cầu.
- Thị trường ngoại hối cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá
bằng các hợp đồng như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai.
- Là nơi để NHTW can thiệp lên tỷ giá
c. Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối:
Nhóm khách hàng mua bán lẻ: gồm các công ty nội địa & đa quốc gia,
những nhà đầu tư quốc tế và tất cả những ai có nhu cầu mua bán ngoại hối
nhằm hai mục đích: Chuyển đổi ngoại tệ và phòng ngừa tỷ giá.
Các ngân hàng thương mại & Ngân hàng đầu tư:Tham gia mua bán ngoại
tệ cho chính họ khi thực hiện mục tiêu kinh doanh hoặc là mua bán thay cho
khách hàng khi thực hiện vai trò môi giới.
Những nhà môi giới ngoại hối: Tham gia trên Forex với tư cách là trung
gian trong các giao dịch mua bán hoặc mua bán thay cho người khác nhằm thu
hoa hồng trong từng giao dịch
Các ngân hàng trung ương: Đóng vai trò tổ chức và kiểm soát, điều hành
và tham gia mua bán ngoại tệ nhằm ổn định sự hoạt động của thị t rường ngoại
hối, ổn định giá cả và tỷ giá hối đối.
1.2. Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối:
a. Nghiệp vụ giao ngay (SPOT):
Là giao dịch hai bên thực hiện mua/bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá
giao ngay trên thị trường tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong
vòng 02 ngày làm việc tiếp theo.
- Những lợi ích chính:
+ Đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ để phục vụ cho thanh toán xuất
nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, cước vận tải, bảo hiểm.
+ Góp vốn liên doanh với nước ngoài.
+ Đóng hội phí cho các tổ chức quốc tế.
+ Đi công tác, học tập, chữa bệnh, du lịch... ở nước ngoài.
+ Có thể thanh toán ngay trong ngày (today), thanh toán vào ngày hôm
sau (tom) hoặc thanh toán trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch
(spot).
- Những đặc điểm cơ bản:
+ Tỷ giá mua/bán là tỷ giá giao ngay trên thị trường tại thời điểm giao
dịch.
+ Thời gian thực hiện thanh toán tối đa không quá 02 ngày làm việc tiếp
theo sau ngày giao dịch.
+ Đáp ứng được đa dạng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng.
b. Nghiệp vụ kỳ hạn (FORWARD): Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc
giao nhận sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định theo tỷ giá thỏa thuận
lúc ký kết hợp đồng.
- Những lợi ích chính:
+ Đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ để phục vụ cho thanh toán xuất
nhập khẩu, chuyển tiền ra nước ngoài hoặc đầu tư...
+ Phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá ảnh hưởng xấu tới thu nhập và chi
phí trong tương lai khách hàng.
- Những đặc điểm cơ bản:
+ Tỷ giá kỳ hạn:
- Được xác định bởi tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất giữa hai đồng
tiền.
- Tỷ giá này không phụ thuộc vào dự báo của thị trường về chiều hướng
biến động của tỷ giá giao ngay trong tương lai.
hoặc Tỷ giá kỳ hạn = Spot + Điểm kỳ hạn
IR1: Lãi suất đồng yết giá Spot: Tỷ giá giao ngay
IR2: Lãi suất đồng định giá Ngày: số ngày thỏa thuận
- Thời gian thanh toán:
Đối với giao dịch giữa VNĐ với các ngoại tệ kỳ hạn thanh toán tối thiểu
là 03 ngày, tối đa là 365 ngày kề từ ngày giao dịch.
Đối với giao dịch giữa hai loại ngoại tệ với nhau kỳ hạn thanh toán dựa
trên cơ sở thỏa thuận giữa NHTM và khách hàng.
c. Nghiệp vụ hoán đổi (SWAP): Là nghiệp vụ ngoại hối phối hợp giữa hai
nghiệp vụ giao dịch ngoại hối giao ngay và giao dịch ngoại hối có kỳ hạn để
kiếm lợi nhuận.
- Những lợi ích chính:
+ Giúp doanh nghiệp XNK quản l ý dòng tiền hiệu quả.
+ Sử dụng ngay được nguồn ngoại tệ sẽ có trong tương lai.
+ Có thể hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền.
360
Điểm kỳ hạn =
Spot x (IR2 – IR1) x Ngày
Tỷ giá kỳ hạn = Spot x
1 + (IR1 x Ngày/360)
1 + (IR2 x Ngày/360)
+ Phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá ảnh hưởng xấu tới thu nhập và chi
phí trong tương lai.
- Những đặc điểm cơ bản:
+ Giao dịch hoán đổi có hai dạng gồm hoặc giao dịch giao ngay và giao
dịch kỳ hạn hoặc giao dịch kỳ hạn và giao dịch kỳ hạn.
+ Tỷ giá giao dịch: một giao dịch hoán đổi bao gồm 2 tỷ giá khác nhau,
hoặc tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn hoặc tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá kỳ hạn
tương ứng với hai dạng giao dịch trên.
+ Thời hạn thanh toán cũng có đặc điểm tương tự gồm hoặc thanh toán
giao ngay và thanh toán kỳ hạn hoặc thanh toán kỳ hạn và thanh toán kỳ hạn.
d. Nghiệp vụ tương lai (FUTURE):
Là hợp đồng mua bán ngoại tệ giao sau. Hợp đồng giao sau là một thỏa
thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đẫ biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm
hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một
ngày trong tương lai được xác định bởi sở giao dịch
e. Nghiệp vụ quyền chọn (OPTION):
Là giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua
quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ
xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận
trước. Nếu bên mua quyền chọn thực hiện quyền của mình thì bên bán quyền
có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá đã thỏa
thuận trước.
- Những lợi ích chính:
+ Bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho khách hàng, đồng thời có thể giúp khách
hàng thu thêm được lợi nhuận khi tỷ giá biến động theo chiều có lợi.
+ Xác định trước được mức chi phí tối đa (quyền chọn mua) hay mức lãi
tối thiểu (quyền chọn bán) trong các giao dịch ngoại tệ tương lai.
+ Giúp khách hàng lựa chọn được mức tỷ giá mong muốn.
- Những đặc điểm chính:
+ Có 2 kiểu quyền chọn:
* Quyền chọn kiểu Châu âu, là loại quyền chọn mà bên mua chỉ được
thực hiện quyền vào ngày đáo hạn của hợp đồng.
* Quyền chọn kiểu M ỹ, là loại quyền chọn mà bên mua có thể thực hiện
quyền vào bất kỳ ngày nào trong thời gian hiệu lực của hợp đồng.
+ Kỳ hạn của hợp đồng: từ 3 – 365 ngày.
+ Tỷ giá thực hiện: Tỷ giá mà người mua quyền được mua hoặc bán
ngoại tệ. Tỷ giá này do khách hàng tự lựa chọn.
+ Phí quyền chọn: là số tiền mà người mua phải trả cho người bán để có
được quyền mua hoặc quyền bán ngoại tệ.
1.3 Tỷ giá hối đoái:
1.3.1. Khái niệm:
- Hối đoái: là sự chuyển đổi từ một đồng tiền này sang đồng tiền khác.
Sự chuyển đổi này xuất phát từ yêu cầu thanh toán giữa các cá nhân, các công
ty, các tổ chức thuộc hai quốc gia khác nhau và dựa trên một tỷ lệ nhất định của
hai đồng tiền.
- Tỷ giá hối đoái là: tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền nước này với đồng tiền
nước khác hay cụ thể hơn là tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền trong nước với đồng
tiền nước ngoài.
1.3.2. Cơ sở xác định tỷ giá:
Giá trị của mỗi đồng tiền nằm ở sức mua hàng hóa dịch vụ của nó. Tỷ giá giữa
các đồng tiền được xác định trên cơ sở so sánh sức mua tương đương
- Tỷ giá đựơc xác định bởi cung cầu trên thị trường ngoại hối
- Sự thừa kế nhất định từ chế độ bản vị vàng và BrettonWoods
Các quốc gia áp dụng các chính sách tỷ giá khác nhau:
- Tỷ giá cố định: : tỷ giá được quyết định bởi NHTW. NHTW công bố
mức tỷ giá chính thức và cam kết duy trì khả năng chuyển đổi đồng tiền trong
nước với đồng tiền nước ngoài theo giá công bố dù cung cầu ngoại tệ trên thị
trường có thay đổi. Khi có sự biến động thị trường, muốn duy trì tỷ giá đã ấn
định thì NHTW phải điều hòa lượng ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để đảm
bảo cân bằng cung cầu
- Tỷ giá theo quan hệ cung cầu (thả nổi hoàn toàn): tỷ giá được quyết
định bởi cung và cầu ngoại tệ trên thị trường. Khi cung cầu thay đổi đến đâu, tỷ
giá thay đổi tương ứng đến đó theo mức cân bằng trên thị trường.
- Tỷ giá thả nổi có sự quản lý ( kết hợp của thả nổi và cố định): tỷ giá này
có thể do thị trường quyết định, cũng có thể do NHTW quyết định. Khi thị
trường ít biến động, tỷ giá được thả nổi theo cung cầu trên thị trường ngoại hối.
Khi có dao động mạnh và nhanh thì NHTW can thiệp để giữ ổn định tỷ giá.
1.3.3. Quy ước tên đơn vị tiền tệ:
Để thống nhất và tiện lợi trong các giao dịch ngoại hối Tổ chức Tiêu
Chuẩn Quốc Tế (International Standard Oranization) gọi tắt là ISO quy ước tên
đơn vị tiền tệ của một quốc gia được viết bằng ba ký tự. Hai ký tự đầu là tên
quốc gia, ký tự sau cùng là tên đồng tiền
Ví dụ: Tên đơn vị tiền tệ của Mỹ là USD
- Hai ký tự đầu US viết tắt của The United States
- Ký tự sau cùng (D) viết tắt tên dollar
Ký đơn vị tiền tệ của một số quốc gia hiệu
Tên đồng tiền Ký hiệu
Bảng Anh GBP
Dollar Mỹ USD
Đồng Euro EUR
Dollar Canada CAD
Dollar Hồng Kông HKD
Dollar Singapore SGD
Dollar Úc AUD
Franc Thụy sĩ CHF
Yen Nhật JPY
Đồng Việt Nam VND
1.3.4. Phân loại tỷ giá:
Có rất nhiều loại tỷ giá tùy theo căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại
hối hay căn cứ cơ chế điều hành chính sách tỷ giá.
a. Căn cứ nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối:
- Tỷ giá mua vào: Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẳn sàng mua
vào đồng tiền yết giá.
- Tỷ giá bán ra: Là tỷ giá mà tại đó Ngân hàng yết giá sẳn sàng bán ra
đồng tiền yết giá.
- Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá ngân hàng Thương mại áp dụng để mua ngoại
tệ tiền mặt của khách hàng,
- Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá mà ngân hàng Thương mại áp dụng để
mua và bán ngoại tệ chuyển khoản với khách hàng.
- Tỷ giá mở cửa: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên trong
ngày.
- Tỷ giá đóng cửa: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng cuối cùng đựoc giao
dịch trong ngày, thông thường các ngân hàng chỉ công bố các tỷ giá đóng cửa.
- Tỷ giá liên ngân hàng: là tỷ giá áp dụng trong giao dịch mua bán ngoại
tệ giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
b. Căn cứ cơ chế điều hành chính sách tỷ giá ta có:
- Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá do NHTW công bố,nó phản ánh chính thức
về giá trị đối ngoại của đồng ngoại tệ và được dùng để tính thuế XNK.
- Tỷ giá chợ đen: Là tỷ giá hình thành bên ngoài hệ thống NH và do quan
hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định.
- Tỷ giá cố định: Là tỷ giá do NHTW công bố trong một biên độ dao
động hẹp và do tính chất cố định nên chịu sự can thiệp thường xuyên của
NHTW và là nguyên nhân làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia thay đổi.
- Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Là tỷ giá được hình thành hoàn toàn theo quan
hệ cung cầu trên thị trường.
- Tỷ giá thả nổi có điều tiết: Là tỷ giá được thả nổi nhưng chịu sự can
thiệp của NHTW để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
1.3.5. Các phương thức yết giá:
Trên thị trường ngoại hối nói chung có hai cách yết giá
- Yết giá trực tiếp: Là phương pháp biểu thị giá trị một đơn vị ngoại tệ thông
qua một số lượng nội tệ nhất định.
Các đồng tiền được yết giá trực tiếp gồm: Yen Nhật, Franc Thụy Sĩ,
dollar Singapore, và nhiều đồng tiền khác trong đó có Việt Nam.
Ví dụ: USD/VND = 16700
1USD = 16700 VND
- Yết giá gián tiếp: Là phương pháp biểu thị giá rị một đơn vị nội tệ
thông qua một số lượng ngoại tệ nhất định.
Các đồng tiền được yết giá gián tiếp gồm bảng Anh, dollar Úc và dollar New
Zealand
Ví dụ : EUR/USD = 1.5550
1EUR = 1.5550USD
Riêng dollar M ỹ và Euro vừa yết giá trực tiếp vừa yết giá gián tiếp
1.3.6. Tỷ giá chéo:
a. Khái niệm:
Tỷ giá chéo là tỷ giá giửa hai đồng tiền bất kỳ được xác định thông qua
đồng tiền thứ 3 (đồng tiền trung gian).
Do đồng USD thường là đồng tiền được yết giá với các đồng tiền quốc
gia khác, nên tỷ giá đồng tiền bất kỳ thường được suy ra từ tỷ giá giữa chúng
với đồng USD. Từ đó tỷ giá chéo được hiểu là tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ
được xác định thông qua USD.
b. Phương pháp tính tỷ giá chéo:
- Trường hợp 1: tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền được yết giá trực tiếp
Ví dụ: USD/VND =15.458 và USD/JPY= 119,01
Tỷ giá chéo JPY/VND= USD/VND/USD/JPY=15,458/119,01=129.88
- Trường hợp 2: Tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền được yết giá gián tiếp
Ví dụ: GBP/USD = 1,5475 và AUD/USD = 0.5957
Tỷ giá chéo GBP/AUD = GBP/USD/AUD/USD=1,5475/0,5957 = 2,5978
- Trường hợp 3: Tỷ giá chéo giữa một đồng tiền yết giá trực tiếp và một
đồng tiền yết giá gián tiếp
Ví dụ: GBP/USD = 1,5475 và USD/VND =15.458
Tỷ giá chéo : GBP/VND = GBP/USD x USD/VN
= 1,5475 x 15.458 = 23,921
1.3.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá:
Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến
sự biến động của tỷ giá hối đoái
- Tình hình lạm phát trong và ngoài nước: Nếu tỷ kệ lạm phát trong nước
cao hơn ở nước ngoài, hàng hóa trong nước sẽ trở nên đắt đỏ hơn so với hàng
hóa nước ngoài. Điều này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu hàng hóa ngoại nhập và
giảm nhu cầu hàng hóa nội địa. sự thay đổi nhu cầu hàng hóa này làm tăng cầu
và giảm cung ngoại tệ. Làm cho ngoại tệ lên giá so với nội tệ (tỷ giá tăng).
Nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nước đó bị mất giá so
với đồng tiền nước còn lại.
- Tình hình thay đổi lãi suất nội tệ và ngoại tệ: Nước nào có lãi suất tiền
gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất tiền gửi của các nước khác thì vốn ngắn hạn sẽ
chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cho cung
ngoại tệ tăng lên, TGHĐ sẽ giảm xuống
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối: nếu tốc dộ tăng trưởng kinh tế
trong nước cao hơn tốc độc tăng trưởng kinh tế nước ngoài thì nhập khẩu tăng
trưởng nhanh hơn xuất khẩu. Kết quả là cầu ngoại tệ nhanh hơn cung ngoại tệ
làm cho ngoại tệ lên giá so với nội tệ
- Vai trò của chính phủ hay sự can thiệp của Ngân hàng Trung Ương:
Chính phủ thông qua ngân hàng trung ương có thể can thiệp vào thị trường
ngoại hối, bằng việc bán ra hoaặc mua vào ngoại tệ nhằn thay đổi cung cầu
ngoại tệ.
- Chịu tác động nhiều của các yếu tố khác như: tình hình ổn định chính
trị, đầu cơ, kỳ vọng, giá vàng, giá dầu trên thị trường quốc tế, tình hình thu hút
kiều hối
CHƯƠN G 2
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI HIỆN NAY
2.1. Thực trạng và Điều kiện để phát triển các công cụ phái sinh ngoại hối
tại Việt Nam:
2.1.1 Thực trạng sử dụng các nghiệp vụ phái sinh:
Hiện nay Việt Nam đang là một nước đang phát triển nên chúng ta đang
đẩy mạnh xuất khẩu và cùng với đó nhâp khẩu cũng đang tăng lên Việt Nam
cũng từng bước hôi jnhaapj kinh tế chính sách ngoại hối đóng vai trò rất quan
trọng, làm sao thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, kiều hối, nhưng
lại phải đảm bảo được chủ quyền của đồng Việt Nam, thực hiện được mục tiêu
của chính sách tiền tệ. Trong thời gian qua các chính sách ngoại hối được
NHNN vận dụng rất linh hoạt giúp ổn định thị trường , mở ra nhiều nghiệp vụ
mới, đặc biệt là các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối.
Tuy nhiên cho đến nay, ở Việt Nam các nghiệp vụ phái sinh vẫn còn sơ
khai, kém phát triển thể hiện ở doanh số giao dịch thấpdo tại Việt Nam vẫn
chưa có một thị trường ngoại hối có tỷ già theo thị trường mà vẫn theo sự quản
lý của nhà nước. Sự biến động của tỷ già cũng không lớn trong 1 thời gian chỉ
trong năm 2011 có sự điều chỉnh mạnh của NHNN với tỷ giá chính do vậy nên
ở Việt Nam rất nhiều nghiệp vụ phái sinh vẫn chưa được phát triển. Giao dịch
kỳ hạn và hoán đổi mới chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 5%) trên tổng
doanh số giao dịch ngoại tệ của các NHTM
Tỷ trọng mua, bán kỳ hạn quá chênh lệch; ngân hàng mua kỳ hạn chỉ
chiếm khoảng 30%, trong khi đó bán kỳ hạn chiếm tới gần 70%.
Thời hạn hợp đồng tối đa chỉ là 6 tháng và tối thiểu là 7 ngày.
Tỷ lệ % gia tăng của tỷ giá kỳ hạn theo từng kỳ hạn là cố định trong khi
các biến số xác định nó lại biến động hàng ngày theo diễn biến thị trườnVới
những lý do:
a. Thiếu khách hàng:
Với tỷ giá do NHNN quyết định nên khách hàng không quan tâm tới vấn
đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Vớ sự biến động mạnh mẽ của tỷ giá vào những năm
2008 và đặc biệt vào năm 2011 thì vấn đề rủi đang được quan tâm
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề rủi ro tỷ
giá, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành thuỷ sản, dệt may, cà
phê... và các ngành sản xuất, xuất khẩu khác. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp
Việt Nam vẫn chưa có thói quen hay nói chính xác hơn là chưa quan tâm tới
phòng chống rủi ro đối với các hoạt động ngoại tệ của mình.
b. Thiếu cơ sở pháp lý:
Điều chỉnh giao dịch ngoại hối kì hạn và hoán đổi:
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, trước ngày
28/5/2004, tỷ giá kì hạn được xác định bằng cách lấy tỷ giá giao ngay cộng với
một biên độ dao động tùy theo kì hạn của hợp đồng kì hạn. Như vậy, cách xác
định tỷ giá kỳ hạn theo thông lệ quốc tế và của NHNN Việt Nam là hoàn toàn
khác biệt. Điều này có thể dẫn tới sự khác nhau rất lớn giữa hai cách tính và
một khi cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo quy định của NHNN không còn phù
hợp với những diễn biến trên thị trường thì điều này sẽ làm nản lòng các chủ
thể tham gia loại nghiệp vụ này trên thị trường ngoại hối.
Hơn nữa, thời hạn tối đa theo quy định lúc đó của NHNN đối với loại
hợp đồng này chỉ là 6 tháng, liệu rằng có đáp ứng được nhu cầu về thời hạn
trong hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các chủ thể tham gia thị trường
ngoại hối hay không. Bởi trong tương lai, số lượng chủ thể tham gia trên
VinaForex là rất đông và mỗi chủ thể có một nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá
với thời hạn riêng của mình, có thể là vài tháng mà thậm chí là hơn 1 năm. Vì
thế, trong thời gian tới, việc mở rộng thời hạn dài hơn 6 tháng như hiện nay là
tất yếu và NHNN không thể lại tiếp tục quy định tỷ lệ % gia tăng cho mỗi một
thời hạn được. Đồng thời, nghiệp vụ kỳ hạn có thể được mở rộng cho nhiều
loại ngoại tệ mạnh khác mà không riêng gì USD. Do đó, NHNN không thể quy
định tỷ lệ % gia tăng cho mỗi thời hạn và cho mỗi một loại ngoại tệ được.
Chính vì vậy, ngày 28/5/2004, Thống đốc NHNN đã ra quyết định số
648/2004 trong đó quy định kì hạn của hợp đồng Forward và Swap từ 3 ngày
đến 365 ngày và thay đổi lại nguyên tắc xác định tỷ giá kì hạn. Tỷ giá kì hạn
được xác định trên cơ sở: (i) tỷ giá giao ngay của ngày kí hợp đồng kì hạn,
hoán đổi; (ii) chênh lệch giữa 2 mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản của
VND (tính theo năm) do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu của Mĩ (Fed
Funds Target rate) của USD do Cục dự trữ Liên bang M ỹ công bố; và (iii) kì
hạn của hợp đồng. Có thể khẳng định rằng, quyết định này đã đưa cách thức
tính tỷ giá kì hạn của các NHTM Việt Nam tiến gần với thông lệ quốc tế và là
tiền đề pháp lý quan trọng cho sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam
nói chung và giao dịch ngoại hối kì hạn nói riêng.
Điều chỉnh giao dịch quyền chọn tiền tệ:
Hiện nay, các NHTM Việt Nam thực hiện giao dịch quyền chọn tiền tệ
theo Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN. Theo đó,
giao dịch quyền chọn tiền tệ (sau đây gọi là “giao dịch quyền chọn”) là một
giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó, bên mua quyền có
quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở
một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thoả thuận trước. Nếu bên
mua quyền chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán
hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá đã thoả thuận trước. Tại
Quyết định này, giao dịch quyền lựa chọn chỉ bao gồm giao dịch giữa các
ngoại tệ (không liên quan đến Đồng Việt Nam). Đối tượng được tham gia giao
dịch hối đoái bao gồm tổ chức tín dụng (TCTD) được phép, tổ chức kinh tế, tổ
chức khác và cá nhân và NHNN Việt Nam. TCTD được phép được duy trì tổng
giá trị hợp đồng quyền lựa chọn không có giao dịch đối ứng tối đa là 10% so
với vốn tự có. Cũng trong quyết định này, các TCTD được phép không được
mua quyền lựa chọn của tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân mà họ chỉ
được phép bán quyền chọn cho các đối tượng này mà thôi.
Trong vài năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho phép
các NHTM được thực hiện nhiều nghiệp vụ mới như quyền chọn ngoại hối,
quyền chọn vàng, hoán đổi lãi suất. Tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ
phái sinh còn chưa đầy đủ, ngoại trừ chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất đã có
quy chế của NHNN là Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN, ngày 30/09/2003.
Mặc dù hiện nay tất cả các NHTM đều được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn
ngoại tệ, tuy nhiên chỉ được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và ngoại tệ,
còn quyền chọn giữa ngoại tệ và VND thì phải được sự cho phép từ phía
NHNN. Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chuyển đổi
ngoại tệ ra VND để phục vụ hoạt động đầu tư sản xuất trong nước mà hầu như
không chuyển đổi từ ngoại tệ ra ngoại tệ. Đây cũng là trở ngại lớn đối với các
NHTM làm cho doanh số giao dịch quyền chọn rất thấp.
c. Thiếu kiến thức, hiểu biết:
Sản phẩm phái sinh trong phòng chống rủi ro là một sản phẩm khá mới
và phức tạp đối với thị trường Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như
các NHTM phải có hệ thống thông tin dự báo tỷ giá quốc tế nhanh, chính xác,
cập nhật liên tục; phải có công cụ đo lường và cảnh báo rủi ro tỷ giá, lãi suất;
đội ngũ các nhà quản lý, các giao dịch viên chuyên nghiệp, Thực tế có nhiều
NHTM được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối từ lâu nhưng đến nay
vẫn chưa triển khai được. Đối với các doanh nghiệp thì việc hiểu biết các công
cụ phái sinh để phòng chống rủi ro còn nhiều hạn chế.
d. Cơ sở vật chất còn thiếu:
Trang thiết bị kỹ thuật nước ta còn yếu cơ sở vật chất còn thiếu không
thể đáp ứng được các nghiệp vụ phức tạp.
2.2. Những sự kiện xảy ra:
Năm 2009:
Sang năm 2009, tỷ giá USD/VND tiếp tục đà tăng trong 4 tháng đầu năm,
đặc biệt sau khi NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-5% và hoạt
động đầu cơ, găm giữ ngoại tệ được xem là yếu tố chính khiến tỷ giá
USD/VND tăng mạnh.
Lượng ngoại tệ vào Việt Nam không được cung ứng ra thị trường đáp
ứng các nhu cầu thanh toán, mà tập trung trên tài khoản tiền gửi chờ tỷ giá lên,
còn DN chuyển sang vay VND để mua ngoại tệ trả nợ vay trước hạn; đặc biệt,
khi chương trình hỗ trợ lãi suất góp phần thu hẹp chênh lệch lãi suất VND và
lãi suất USD, người dân chuyển từ tiền gửi VND sang tiền gửi ngoại tệ. Số dư
tiền gửi ngoại tệ trong ngân hàng vào cuối tháng 4/2009 tăng 4,52% so với cuối
năm 2008, trong khi đó số dư tiền vay ngoại tệ giảm 1,6% tương ứng. Hơn
nữa, trong năm 2009, vấn đề về tỷ giá USD/VND và tính thanh khoản của thị
trường ngoại hối không còn bất ngờ với cơ quan quản lý và các thành viên thị
trường nữa, thậm chí được coi là vấn đề trọng tâm hàng đầu trong công tác điều
hành của NHNN và Chính phủ; có thể ước đoán được các biến động bất thường
về dòng ngoại tệ ra - vào nền kinh tế.
Trong lịch sử, tỷ giá bình quân liên ngân hàng cao nhất ghi nhận ở mức
16.989 VND của ngày 25/12/2008 – ngày mà lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước
trực tiếp tăng một bước 3%, từ mức 16.494 VND. Từ thời điểm đó đến trung
tuần tháng 2/2009, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được áp dụng quanh mốc
16.980 VND. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, biên độ tỷ giá quy định ở mức +/-3%
nên giá USD của các ngân hàng thương mại phổ biến chỉ ở dưới 17.500 VND.
Từ cuối tháng 3/2009, tỷ giá bình quân liên ngân hàng bắt đầu giảm
mạnh, có ngày giảm gần 10 VND. Đây được xem là một sự điều chỉnh “cân
đối” với chính sách biên độ mới, khi từ ngày 24/3/2009 Ngân hàng Nhà nước
bắt đầu nới biên độ từ +/-3% lên +/-5%. Từ cuối tháng 7 trở lại đây, tỷ giá bình
quân liên ngân hàng bắt đầu tăng trở lại; hiện vẫn thấp hơn so với những ngày
cuối năm 2008, nhưng do có biên độ lớn hơn nên giá USD của các ngân hàng
đã lên mức cao nhất từ trước tới nay.
Trong suốt những biến động từ đầu năm, hầu hết ở các thời điểm tỷ giá
USD/VND của các ngân hàng thương mại đều ở sát trần biên độ cho phép; việc
đẩy giá mua vào bằng đúng giá bán ra cũng đã kéo dài kể từ ngày 11/6/2009 trở
lại đây.
Trong báo cáo tổng kết thị trường tuần qua, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục
duy trì thông điệp “đang tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, điều hành tỷ
giá ổn định, áp dụng các biện pháp can thiệp thích hợp để thị trường ngoại hối
hoạt động tích cực hơn”.
Nhu cầu vay ngoại tệ của doanh nghiệp cũng đã tăng lên. Trong tháng 7
và 8 vừa qua, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ (chủ yếu bằng USD) đã tăng
khá nhanh; lần lượt tăng 1,2% và 1,52%. Lãi suất huy động USD từ cuối tháng
8 đến nay cũng đã tăng khá mạnh; một số ngân hàng đã đẩy mức cao nhất lên
đến 4% - 4,15%/năm.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá USD tháng 8/2009 đã
tăng 6,36% so với tháng 12/2008, tăng 8,95% so với cùng kỳ năm 2008.
Giá vàng:
Năm 2009 là năm có nhiều kỷ lục nhất về sự biến động của giá vàng và
là năm có nhiều nhà đầu tư trả giá đắt vì đoán sai xu hướng thị trường Và đến
ngày 1-12-2009, giá vàng quốc tế trên sàn New York lần đầu tiên trong lịch sử
vượt qua ngưỡng 1.200 USD/OZ. Ngày 11/11/2009, giá vàng lên kỷ lục 29
triệu đồng/lượng. Trưa ngày 11/11/2009, Ngân hàng Nhà nước công bố cho
phép nhập vàng, giá vàng hạ sâu xuống dưới 25 triệu đồng/lượng.
Giá vàng gần đây tăng mạnh và chinh phục mốc 1.200 USD/OZ có thể
do nhiều nguyên nhân, cụ thể là: Xu hướng USD mất giá; lo sợ lạm phát quay
trở lại; sự bất ổn của thị trường chứng khoán Mỹ; nhu cầu dự trữ vàng của các
ngân hàng trung ương tăng lên; yếu tố đầu cơ và mua vào của các quỹ đầu tư
vàng
Năm 2010:
a. Tỷ giá:
Năm 2010, giá USD đã tăng khá mạnh trong năm 2009, sang đến tháng
1/2010 lại giảm nhẹ và tiếp tục dao động quanh mức 18.479đồng/USD cho đến
giữa tháng 2/2010. Nguyên nhân là do: Nguồn cung USD có thể tăng từ nguồn
vốn đầu tư trực tiếp; từ vốn hỗ trợ phát triển chính thức; từ vốn đầu tư gián
tiếp; từ nguồn kiều hối từ Việt kiều và từ lao động làm việc ở nước ngoài gia
tăng; nguồn thu từ khách quốc tế đến Việt Nam gia tăng trở lại; kim ngạch xuất
khẩu chuyển từ tăng trưởng âm (-) sang tăng trưởng dương (+)… Bên cạnh đó,
các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng, sức
ép tâm lý găm giữ USD do lo sợ rủi ro tỉ giá giảm, chênh lệch giữa giá thị
trường tự do với giá niêm yết trên thị trường chính thức đã giảm đáng kể.
Đến cuối năm 2010, thị trường ngoại hối VN rơi vào tình trạng căng thẳng khi
cầu ngoại tệ quá lớn, trong khi nguồn cung lại khan hiếm. Điều này khiến cho
giá USD/VND tăng mạnh, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ
b. Giá vàng:
Cuối quý 1/2010, giá vàng SJC giao dịch tại mức 26,13 – 26,19 triệu
đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng SBJ tại Sacombank ở mức 26,08 –
26,12 triệu đồng/lượng. Giá vàng rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu ở
mức 26,05 – 26,15 triệu đồng/lượng.
Cuối quý 2/2010, giá vàng SJC giao dịch tại mức 28,54 – 28,62 triệu
đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng SBJ tại Sacombank ở mức 28,54 –
28,62 triệu đồng/lượng.
Ngày giao dịch ấn tượng của quý 2/2010: Ngày 02/05/2010, người dân
đổ xô đi mua vàng sau khi giá vàng hạ 1,5 triệu đồng/lượng chỉ sau 1 đêm. Yếu
tố khác khiến giá vàng giảm sâu trong thời điểm này còn là bởi Ngân hàng Nhà
nước yêu cầu các doanh nghiệp lớn tăng cung vàng.
Tuy nhiên giá vàng chỉ giảm được 3 ngày, lực mua quá lớn khiến giá
vàng lên lại mức 26,48 triệu đồng/lượng vào ngày 11/02.
Tỷ giá đôla M ỹ vào ngày 11/02/2010 cũng lên cao và đến 11h trưa cùng ngày ở
mức 19.800 đồng Việt Nam/USD.
Cuối quý 3/2010, giá vàng SJC giao dịch tại mức 31,21 – 31,25 triệu
đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng SBJ tại Sacombank ở mức 26,08 –
26,12 triệu đồng/lượng. Giá vàng rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu ở
mức 31,17 – 31,23 triệu đồng/lượng
Quý 4/2010, sự hỗn loạn trên thị trường vàng bắt đầu từ ngày 08/11/2010
khi người dân đổ xô nhau đi mua vàng, phiên giao dịch ngày 09/11/2010 lịch
sử, giá vàng lập đỉnh cao chưa từng có. Giá vàng SBJ giao dịch ở mức 37,00 –
37,40 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng SJC ở mức 36,50 – 37,02
triệu đồng/lượng. Giá vàng rồng Thăng Long ở mức 36,90 – 37,30 triệu
đồng/lượng.Chốt phiên giao dịch ngày 30/12/2010, giá vàng SJC ở mức 36,04
– 36,12 triệu đồng/lượng. Giá vàng SBJ cuối ngày 30/12/2010 ở mức 36,07 –
36,10 triệu đồng/lượng.
Năm 2010 được xem là một năm tương đối thành công của chính sách
quản lý ngoại hối với tỷ giá diễn biến tương đối ổn định, giá vàng trong nước
tuy vẫn tiếp tục tăng nóng nhưng đã bám sát hơn với giá vàng thế giới
Năm 2011:
a. Tỷ giá ổn định:
Tỷ giá USD/VND phản ánh sát hơn cung – cầu thị trường và tương đối
ổn định; hoạt động mua – bán ngoại tệ trên thị trường tự do được hạn chế.
Ngay từ đầu năm 2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều chỉnh mạnh tỷ
giá bình quân liên ngân hàng với quyết định số 230/2011/QĐ-NHNN ngày
11/2/2011: tỷ giá USD/VND tăng (giảm giá VND) 9,3% từ 18.932 lên 20.693
VND/USD; biên độ giao dịch giảm từ +/- 3% xuống +/- 1%. Mức tỷ giá mới
phản ánh sát hơn cung – cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Nhờ đó, tỷ giá
thực hiệu quả REER tiến sát với trục gốc 100% và tỷ giá trên thị trường tự do
giảm nhiệt, chênh lệch thu hẹp dần từ 1.500VND/ 1USD thời điểm đầu năm
xuống còn 500VND/1USD vào tuần đầu tháng 3/2011.
Những quyết sách điều hành tỷ giá của NHNN đã hỗ trợ tích cực cho sự ổn
định của tỷ giá trong năm 2011, tình trạng tỷ giá diễn biến “nóng” vào cuối
năm đã không còn lặp lại và quan trọng là niềm tin của người dân vào chính
sách tỷ giá được cải thiện. Kết thúc năm 2011, tỷ giá bình quân Thị trường liên
ngân hàng (BQLNH) dừng ở mức 20.828 VND/ 1 USD; tỷ giá thị trường tự do
ở quanh mức 21.200 – 21.300 VND/ 1 USD, cao hơn tỷ giá NHTM khoảng
150-250 VND/ 1 USD.
b. Giá vàng:
Trái ngược với diễn biến ổn định của tỷ giá, giá vàng trong nước tiếp tục
tăng nóng mặc dù đã bám sát hơn với diễn biến giá vàng thế giới.
Cũng giống như năm 2010, giá vàng trong nước năm 2011 vẫn bị chi
phối bởi sự biến động của giá vàng thế giới. Điểm khác biệt là nếu như trong
năm trước, giá vàng trong nước đôi khi diễn biến ngược với giá vàng thế giới
thì trong năm 2011, giá vàng trong nước đã tăng/giảm, bám sát hơn với diễn
biến giá vàng thế giới.
Năm qua, giá vàng trong nước liên tiếp ghi nhận những kỷ lục mới khi
lần lượt vượt qua mốc 35 triệu VND/lượng; 40 triệu VND/lượng rồi 45 triệu
VND/lượng; thậm chí, giá vàng trong nước có thời điểm đã lên tới gần 49 triệu
đồng/lượng. Tuy nhiên, khác với năm 2010, đà tăng của giá vàng trong nước
không kéo dài đến hết năm mà đã trượt dốc trong 3 tháng cuối năm. Kết thúc
năm 2011, giá vàng dừng lại ở mức hơn 42 triệu VND/lượng – tăng 16,8% so
với giá vàng cuối năm 2010. Nếu so sánh với mức 49 triệu VND/lượng vào
cuối tháng 8 thì giá vàng đã mất đi tới gần 7 triệu VND/lượng – một hồi
chuông cảnh báo cho các nhà đầu tư trong năm 2012.
M ặc dù năm 2011 đã ghi nhận những nỗ lực của NHNN trong công tác
điều tiết thị trường vàng thể hiện thông qua các văn bản pháp luật quản lý thị
trường vàng như Thông Tư 11 Quy định về việc chấm dứt huy động và cho vay
vốn bằng vàng của TCTD; yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay cầm
cố, thế chấp bằng vàng; dự thảo nghị định mới về quản lý kinh doanh vàng,
trong đó chủ trương tiến tới xóa các thương hiệu vàng miếng không phải SJC;
biện pháp không cấp hạn ngạch nhập vàng cho các doanh nghiệp nhưng cho
phép SJC và 5 NHTM đủ điều kiện được phép giao dịch vàng tài khoản ở nước
ngoài..; nhưng các biện pháp này vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Thị trường vàng trong nước vẫn tiếp tục chứng kiến những mức chênh lệch
không hợp lý giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. M ức chênh lệch có
lúc đã lên tới hơn 4 triệu VND/ lượng nhưng nhìn chung phổ biến ở khoảng 2-3
triệu VND/lượng. Hoạt động đầu cơ của một số cá nhân và tổ chức kinh doanh
vàng có quy mô và yếu tố tâm lý chạy theo đám đông của người dân tại một số
thời điểm nhạy cảm của giá vàng vẫn chưa được khắc phục. Tại những thời
điểm giá vàng lên cao, tình trạng người người chen lấn xếp hàng để mua vàng
đã trở thành quen thuộc.
Năm 2012:
Dự báo nếu loại trừ những yếu tố bất trắc thì có thể khẳng định thị trường
ngoại hối năm 2012 sẽ rất ổn định. Biến động của tỷ giá USD/VND có thể ở
mức 2 - 3%"..Dự báo cán cân tổng thể năm nay sẽ thặng dư khoảng 3 tỷ USD,
tiếp tục là một yếu tố hỗ trợ thuận lợi cho bình ổn tỷ giá và thị trường ngoại
hối.
CHƯƠN G 3
GIẢI PHÁP CỦNG CỐ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM
- Cho phép doanh nghiệp được phát hành trái phiếu ngoại tệ để huy động
ngoại tệ trôi nổi trong nền kinh tế và ngoại tệ được coi là thừa của ngân hàng
thương mại.
- Tạo cơ chế mua đứt bán đoạn thay cho tín dụng ngoại tệ nhằm nâng cao
tính chủ động của doanh nghiệp, ngân hàng và tính thị trường trong quan hệ
ngoại hối.
- Làm thế nào để khơi thông cho được nguồn ngoại tệ ứ đọng tại các
doanh nghiệp xuất khẩu.
- Đa dạng hóa ngoại tệ trong thanh toán, không “neo” chủ yếu vào đồng
USD như hiện nay. Nhưng, theo lãnh đạo của một ngân hàng có thị phần thanh
toán quốc tế lớn nhất hiện nay, điều đó cũng khó thực hiện theo ý muốn chủ
quan, bởi phần lớn các đối tác bán hàng bên ngoài đều yêu cầu thanh toán bằng
USD, nhà nhập khẩu trong nước phải đáp ứng.
- Để bên mua - bên bán thực sự gặp nhau.
Đáp ứng được yêu cầu hợp lý của thị trường là linh hồn của chính sách.
Điều này còn thiếu ở chính sách tỷ giá trong thời gian qua, khi doanh nghiệp có
ngoại tệ không chịu bán, doanh nghiệp mua ngoại tệ tìm kiếm khó khăn. Cơ
chế trần tỷ giá hiện nay chưa tạo được điều kiện để họ hài lòng đến với nhau.
Lãnh đạo một vụ chức năng của Ngân hàng Nhà nước từng thừa nhận, có
những doanh nghiệp yêu cầu ngân hàng phải mua ngoại tệ của họ cao hơn giá
quy định; trước khi siết chặt quản lý, doanh nghiệp mua ngoại tệ cũng phải
mua giá cao hơn qua nguồn thu phí gián tiếp của ngân hàng. Cả hai chiều này
đều cho thấy mức tỷ giá hiện hành cùng biên độ không đáp ứng được nguyện
vọng của họ - những đại diện của thị trường.
Và ngay cả trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhiều thông tin phản
ánh gần đây đề cập đến những trường hợp “lách” trần tỷ giá thông qua ngân
hàng thứ ba, ngoại tệ thứ ba. Họ buộc phải đi đường vòng bởi “đường thẳng”
hiện tại không đáp ứng được yêu cầu của họ.
Thị trường đang cần một môi trường để bên mua - bên bán thực sự gặp
nhau, ở một mức giá có được sự đồng thuận, đáp ứng nhu cầu của cả hai bên.
Và ở đây, quan hệ cung - cầu sẽ hình thành mức giá hợp lý. Tất nhiên, điều này
không đồng nghĩa với sự thả nổi, mà nhà điều hành chính sách là người mua và
bán cuối cùng, điều tiết, định hướng cung - cầu thông qua những lực lượng sẵn
có.
Yếu tố thị trường trong cơ chế này cũng không cô lập, mà có sự tương
tác với thị trường tiền gửi, thị trường cho vay. Hai thị trường đó cũng nằm
trong khả năng điều chỉnh, quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Một ví dụ cụ thể
là việc giảm mạnh đồng loạt lãi suất cho vay USD vừa qua cũng là một sự
tương tác điển hình trong mối quan hệ này, góp phần giải vây cho thị trường
ngoại hối. Tất nhiên, theo ý kiến chuyên gia, để điều hòa được mối quan hệ này
theo các mục đích định sẵn, năng lực của nhà điều hành luôn là một yếu tố có
tính quyết định.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_tap_n9_tt_ngoai_hoi_doc_5863.pdf