Trình bày và phân tích thực trạng thuế nhâp khẩu ô tô ở Việt Nam
Thông qua chính sách thuế nhà nước ta đã điều hành được nền kinh tế vĩ mô theo chiều hướng tích cực. Trong vẫn đề về hoạch định cho các chính sách nhập khẩu cần phải đặc biệt quan tâm đến các mặt hàng nằm trong lộ trình cắt giảm thuế. Qua đó có kế hoạch phù hợp để phát triển nền kinh tế xã hội đồng bộ với các chính sách thuế đưa ra nhằm tạo ra cũng như thỏa mãn lợi ích của người tiêu dùng và phía doanh nghệp một cách hợp lý nhất.
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6314 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trình bày và phân tích thực trạng thuế nhâp khẩu ô tô ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu:
Cùng với việc phát triển của nền kinh tế nước nhà trong thập niên gần đây, nhu cầu của người dân về các phương tiện đi lại ngày càng tăng cao. Trong những năm gần đây với sự tiện lợi và nhiều tính năng cũng như độ an toàn cho giao thông đường bộ việc chọn lựa xe ô tô làm phương tiện đi lại ngày càng gia tăng. Xe ô tô giờ đây không chỉ phần lớn phục vụ cho các ngành vận tải nữa mà giờ đây còn đáp ứng nhu cầu đi lại cá nhân cho mỗi người. Chính vì thế mà trong những năm qua lượng xe nhập khẩu của nước ta tăng rất mạnh. Những chính sách về vẫn đề nhập khẩu ô tô cũng rất được quan tam. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược chính sách thuế nhâp khẩu ô tô trong bài viết này.
Phần nội dung
Thực trạng thuế nhập khẩu ô tô ở Việt Nam
I.1 - Mức thuế có xu hướng giảm nhưng giá vẫn cao, tác động chưa hiệu quả đến thị trường.
Trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã cam kết cắt giảm khoảng 30% mức thuế nhập khẩu hiện hành và sẽ thực hiện chủ yếu trong vòng 5 năm kể từ khi chính thức gia nhập tổ chức này trong đó có chính sách thuế nhập khẩu ô tô. Bước sang năm thứ tư từ khi gia nhập tổ chức thương mại WTO mức giảm thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc đã giảm xấp xỉ mức là 20% so với mức thuế trước khi gia nhập. Nhưng mức giảm đó cũng chỉ có thể khiến giá xe nhập khẩu giảm 7-10%. Vì vậy, nó hầu như chỉ đủ sức tác động mạnh mẽ lên các loại xe có giá cao, ít nhất khoảng 40.000 USD/chiếc trở lên. Và so với mặt bằng chung thì giá xe nhập khẩu của nước ta đang ở mức rất cao, gấp khoảng 3 lần so với giá gốc. Cụ thể các mức thuế được điều chỉnh cho đến năm nay là như sau:
Không chỉ cam kết theo lộ trình để thực hiện mà mục đích của việc giảm thuế nước ta còn nhắm đến giá xe trong nước để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Giả thiết được đặt ra là nếu giá của xe nội giảm sẽ thu hút được lượng lớn tiêu dùng của người dân qua đó sẽ làm giảm nhập khẩu các loại xe nhập khẩu từ nước ngoài và giảm bớt gánh nặng nhập siêu. Tuy nhiên trên thực tế việc giảm thuế không kéo theo sự khác biệt là mấy về giá của xe nhập khẩu đã làm giá của các xe nội không có xu hướng giảm thậm chí ngược lại giá các xe hàng nội có xu hướng nhích lên do giá của các linh kiện được nhập về tăng điều này gây ảnh hưởng đến mục đích nhắm đến của chính sách thuế. Tâm lý của người dân về các mặt hàng cao cấp là luôn chuộng hàng ngoại vì thế dù giá của xe hàng nội có rẻ hơn nhưng do không có sự chênh lệch lớn nên xu hướng dùng xe nước ngoài vẫn tăng cao. Cụ thể năm 2010 nước ta nhập khẩu khoảng gần 42000 xe ô tô các loại. Hiện nay, điều dễ nhận thấy là xe nhập có nguồn gốc từ Hàn Quốc đang chiếm một tỷ lệ cao nhất (theo số liệu từ Hải quan năm 2010, nhập gần 22.000 chiếc, chiếm trên 50% lượng xe nhập về). Cũng khá phổ biến là xe nhập từ Mỹ (2.900 chiếc), Nhật (4.250 chiếc), Đài Loan (3.570 chiếc), Trung Quốc (3.330 chiếc), Đức (1.260 chiếc), Trung Đông... Cũng phải kể đến một số được nhập khảu từ các nước lân cận trong ASIAN Tuy nhiên, tổng cộng lại, chính các nguồn nhập kể trên mới chiếm phần chủ yếu.
I.2-chính sách thuế điều chỉnh đường đột thiếu lộ trình không đồng bộ với điều kiện phát triển của kinh tế xã hội.
Sự thay đổi chính sách thuế từ năm 1991 đến nay.
- Từ năm 1991-2001, thuế nhập ôtô nguyên chiếc luôn duy trì mức 100% đối với xe chở người và xe chở hàng dưới 5 tấn. Thuế linh kiện bộ CKD, IKD luôn ở mức thấp 3-25%.
- Từ năm 2002 đến nay: Chính phủ thực hiện chủ trương cho phép nhập khẩu xe nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi ngồi (bắt đầu từ năm 2003) và xe dưới 9 chỗ đã qua sử dụng từ tháng 5/2006.
- Thuế ôtô mới nguyên chiếc giảm từ 100% xuống còn 90% vào tháng 11/2005, xuống 80% vào ngày 11/1/2007 - thời điểm gia nhập WTO, xuống 70% vào tháng 8/2007cũng trong năm này ngày 19/10/2007, thuế mặt hàng này còn 60%.
-Tuy nhiên, bước sang năm 2008, khi nền kinh tế vấp phải những khó khăn, Chính phủ buộc phải sử dụng đến “cây gậy” chính sách thuế nhằm điều chỉnh thị trường đang được coi là xa xỉ này. Vậy là hai lần tăng thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc trở lại, từ mức 60% lên 83%, đã lại tạo nên một cơn sóng gió trên thị trường ôtô. Cho mãi đến đầu năm nay mức thuế áp dụng cho xe nhập khẩu lại có sự thay đổi. Các dòng xe nhập khẩu sẽ áp dụng biểu thuế mới nhưng không có điều chỉnh đáng kể. Các dòng xe có dung tích động cơ thực (theo thông số kỹ thuật) dưới 2.500 phân khối áp dụng mức thuế thống nhất là 82% thay cho mức 83% hiện tại. Các loại xe trên 2.500 phân khối hưởng thuế mới 77% thay cho 80%. Riêng dòng xe 2 cầu và dung tích động cơ trên 3.000 phân khối chịu thuế 72% thay cho mức 77%. Những loại xe sử dụng động cơ dầu áp dụng mức thống nhất 82% thay mức 83% và không phụ thuộc loại dẫn động. Đến đầu tháng 4 năm nay bộ Tài chính đang dự kiến điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi, tăng từ 5% - 10% đối với một số mặt hàng.
Như vậy chúng ta có thể thấy chính sách thuế của nước ta đã có nhiều thay đổi và nhất là kể từ sau khi gia nhập WTO. Sự thay đổi này chủ yếu là do lộ trình cắt giảm theo cam kết khi gia nhập WTO nhưng đồng thời nó cũng bị chi phối nhiều mặt bởi những mục đích khác. Tuy nhiên những điều chỉnh đó lại thường… đột ngột, thiếu lộ trình và thường không “dành” đủ thời gian để doanh nghiệp có thể xoay sở, có thể kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với chính sách mới. Đặc thù của ngành công nghiệp ôtô là luôn cần có kế hoạch sản xuất chi tiết và dài hạn. Ví dụ để có một thay đổi cơ bản trên một sản phẩm cụ thể, nhà sản xuất cần phải có kế hoạch được duyệt trước đó ít nhất 6 tháng. Do vậy, mỗi lần chính sách thuế (như thuế nhập khẩu linh kiện chẳng hạn) thay đổi, doanh nghiệp lại rơi vào tình thế khó xử với thị trường và khách hàng. Hay đối với các nhà nhập khẩu, nếu khoảng thời gian từ khi mức thuế mới được ban hành đến khi có hiệu lực ngắn, doanh nghiệp sẽ không biết ứng xử thế nào đối với những lô hàng đã đặt mua mà còn đang lênh đênh trên biển, chưa kịp cập cảng để thông quan. Trong khi các doanh nghiệp còn phải loay hoay với việc điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh thì người tiêu dùng lại bị đẩy vào tâm trạng thấp thỏm. Bởi thông thường, người tiêu dùng sẽ phải chịu thiệt thòi nhiều hơn nếu chính sách thuế có tác động bất lợi đến giá cả. Riêng trong năm 2007 đã có 3 lần điều chỉnh giá thuế mục đích chính của các lần giảm này là để tăng áp lực đẩy giá của xe hàng nội xuống để tăng cường cạnh tranh. Tuy nhiên nằm ngoài mong đợi giá của xe nội giảm không đáng kể trong khi đó lượng xe nhập khẩu về tăng nhanh. Xe nhập khẩu về nhiều với giá ngày một rẻ, khiến cho nhu cầu sử dụng của người dân càng tăng lên.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, chỉ tính riêng hai đợt giảm thuế từ 80% ngày 11/1 và /2007 - thời điểm gia nhập WTO, xuống 70% hôm 6/8/2007, lượng xe dưới 8 chỗ đã vượt qua con số 5.800 xe. Riêng trong tháng 8/2007, dù trùng vào tháng 7 âm lịch người tiêu dùng kiêng mua sắm, tổng lượng xe dưới 8 chỗ nhập khẩu vẫn đạt con số khoảng 650 chiếc. Đây là bước tăng trưởng vượt bậc bởi con số 5.800 chiếc (gồm xe 5 chỗ và xe đa dụng MPV/SUV) của 8 tháng năm 2007 đã cao hơn tới 60% số xe nhập về của cả 2006. Bắt đầu từ tháng 4, lượng xe dưới 8 chỗ cập cảng lúc nào cũng đạt trên 700 chiếc, trong khi suốt 12 tháng của năm 2006, không một lần doanh số nhập vượt quá mức 450. Trước tình trạng giao thông ùn tắc, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân, Chính phủ yêu cầu Liên bộ Tài chính - Công Thương rà soát lại thuế nhập khẩu đối với mặt hàng ôtô, xe máyvà đến đầu năm 2008 thuế xuất khẩu lại phải điều chỉnh để tăng trở lại. Như vậy nếu nhìn nhận về bản chất thì việc quy hoạch giao thông để đáp ứng nhu cầu của người dân cũng là một vẫn đề gây trở ngại cho các mục đích mà chính sách đạt được trong đó có thuế nhập khẩu và nhất là thuế nhập khẩu các loại xe cỡ lớn.
Với đà tăng cao của lạm phát, đầu tháng 4 năm nay bộ Công thương lại mọt lần nữa xem xét điều chỉnh lại mức thuế. Như vậy mức thuế giảm ở đầu năm 2011 được áp dụng chưa đầy 4 tháng lại phải điều chỉnh lại và có thể về mức như trước khi chưa tăng thuế. Nhưng việc tăng cao của mức thuế nhập khẩu ô tô sắp tới liệu có giảm bớt lượng mua đối với xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu không khi mà thị trường ô tô trong nước đang có những trục trặc cần phải xem lại. Điển hình là vụ bê bối vì ô tô kém chất lượng như của toyota Việt Nam bắt đầu từ cuối tháng 3 vừa qua. Người tiêu dùng phản đối mạnh mẽ thái độ và sự quan tâm đến quyền lợi đối với một công ty chiếm thị phần cao trong nước này. Họ chắc chắn sẽ có xu hướng quay lưng lại đối với ô tô nội như vậy chính sách tăng thuế liệu có hiệu quả như mục đích cần đạt được.
II- Hướng hoàn thiện chính sách:
Chúng ta sẽ vẫn đi theo cam kết đúng lộ trình khi gia nhập WTO để cắt giảm mức thuế nhưng vẫn đề đặt ra là giảm làm sao cho hợp lý, đồng bộ với tình hình phát triển của đất nước và cần phải có lộ trình cụ thể là vấn đề đáng quan tâm nhất. Việc cắt giảm thuế phải được xem xét kỹ cho từng hoàn cảnh, giai đoạn cụ thể của nền kinh tế.
Tiếp tục tăng cường đẩy mạnh sự phát triển của các ngành sản xuất và giảm giá các mặt hàng ô tô sản xuất trong nước để tăng sức canh tranh khi lộ trình giảm giá được hoàn thành. Để đạt được mong muốn nước ta có một ngành công nghiệp sản xuất ô tô phát triển, nhiều năm qua chúng ta đã áp dụng mức thuế rất cao, nhằm hạn chế xe nhập khẩu, ưu tiên phát triển sản xuất và lắp ráp xe trong nước với yêu cầu tỷ lệ nội địa hoá ngày càng cao. Tuy nhiên, đến thời điểm này, có thể nói rằng, dù thuế suất nhập khẩu cao, dù đã có nhiều bảo hộ nhưng chờ mãi thì những mục tiêu đặt ra với ngành công nghiệp ô tô trong nước vẫn chưa đạt được. Đã đến lúc phải nhìn nhận thực tế yếu kém của chương trình nội địa hoá xe ô tô sản xuất trong nước cũng như so sánh những quyền lợi của các doanh nghiệp khác liên quan, ví dụ như doanh nghiệp vận tải.
Câu chuyện giảm giá xe đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Song điều khiến nhiều người băn khoăn chính là cách thức các hãng ôtô trong nước giảm giá để làm sao việc giảm giá này là có lợi nhất. Có 2 lý do dẫn đến băn khoăn này.
Một là mặc dù hiện nay vấn đề giảm giá xe đang làm cho dư luận thiếu cảm tình với các hãng xe nội địa nhưng thị trường ôtô trong nước vẫn đang nóng, nhiều mẫu xe vẫn đang sốt và số lượng xe các nhà sản xuất “nợ” khách hàng vẫn chưa giảm là bao. Khi cán cân cung – cầu đang ở hiện trạng này thì theo quy luật thị trường, chuyện giảm giá là không nên (đúng hơn là không thể) nhắc đến.
Hai là thị trường đã bắt đầu bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ hằng năm cùng với việc nhiều mẫu xe mới được tung ra. Trong khoảng thời gian này, việc được các hãng “hứng thú” nhất chính là các chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng chứ không phải là giảm giá.
Nhưng nhu cầu giảm giá xe là có thật, đặc biệt là khi Chính phủ đã và sẽ điều chỉnh gần như toàn diện nhằm mục tiêu trên, thì giảm giá là việc đương nhiên phải làm và các hãng ôtô cũng hiểu rõ điều này. Trong “thế cờ khó” này, có khả năng các hãng xe trong nước cần “đi nước đôi” bằng hình thức giảm giá nhẹ hoặc nhỏ giọt và thay thế phần nào vào đó bằng các chương trình quà tặng, thậm chí cắt bớt một số phụ kiện không cần thiết trên một số sản phẩm.
Những năm qua nền công nghiệp ôtô VN đã có sự phát triển nhanh chóng.- Năm 2005, sản lượng xe khách đạt 15.000 chiếc, đáp ứng 50% nhu cầu thị trường. Đến năm 2010 đạt 36.000 xe, đáp ứng 80% nhu cầu thị trường. Tỷ lệ trong nước đạt 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010.
-Dòng xe tải: đến năm 2005 có sản lượng 68.000 chiếc, đáp ứng trên 50% nhu cầu thị trường, đến năm 2010 đạt 127.000 xe, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu thị trường. Tỷ lệ sản xuất trong nước đạt trên 40% vào năm 2005 và khoảng 60% vào năm 2010.
-Dòng xe con 4-9 chỗ ngồi do các doanh nghiệp trong nước sản xuất, đến năm 2005 có sản lượng 3.000 xe, đáp ứng khoảng 10% nhu cầu thị trường. Đến năm 2010 đạt 10.000 xe đáp ứng khoảng 15% nhu cầu. Tỷ lệ xe con thông dụng đạt 30% vào năm 2005 và trên 50% vào năm 2010.
Hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế sẽ làm cho lượng tiêu dùng của người dân ngày càng tăng chính vì thế mà đi đôi với đó việc quy hoạch các hệ thống đường bộ tạo sự hiệu quả hợp lý giữa chính sách và sự phát triển của xã hội là vấn đề cần đẩy mạnh khi chúng ta muốn hoàn thiện hệ thống chính sách thuế đối với nhập khẩu ô tô.
Sự giảm thuế nhập khẩu là một điều cần thiết. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020, ban hành kèm theo Quyết định số 177/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu cụ thể:
Các loại xe thông dụng (xe tải, xe khách, xe con) đáp ứng khoảng 40-50% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ sản xuất trong nước (hàm lượng chế tạo trong nước) đến 40% vào năm 2005; đáp ứng trên 80% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 60% vào năm 2010 (riêng động cơ phấn đấu đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 50%, hộp số đạt 90%).
Những năm qua, chúng ta đã dùng thuế để bảo hộ xe lắp ráp nội địa trong một thời gian quá dài. Mức mức thuế suất nhập khẩu quá cao đã khiến giá xe ô tô ở VN thường đắt gấp 2 đến 3 lần các nước trên thế giới và trong khu vực. Thuế nhập khẩu xe ô tô trong thời gian qua đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải trong đầu tư, mua sắm và đổi mới phương tiện đồng thời làm tăng chi phí vận tải, dẫn đến hạn chế cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập.
Vừa qua, nước ta đã ký hiệp định song phương và đa phương với các nước trong khu vực về vận tải đường bộ. Nếu không thay đổi chính sách thuế, các doanh nghiệp của ta sẽ “thua ngay trên sân nhà ” vì giá xe quá cao, tác động trực tiếp vào giá thành. Duy trì chính sách thuế bảo hộ trong thời gian dài vừa qua đã triệt tiêu sự cạnh tranh trong sản xuất của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đã nhiều lần kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ cần có lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành vận tải ô tô hoạt động và phục vụ nền kinh tế đất nước cũng như nhu cầu đi lại của nhân dân và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Xét ở góc độ quyền lợi người tiêu dùng và các ngành nghề liên quan, thậm chí cả với chính sự phát triển của ngành ô tô trong nước (ở một góc độ nào đó) là thực sự cần thiết.
Kết luận:
Thông qua chính sách thuế nhà nước ta đã điều hành được nền kinh tế vĩ mô theo chiều hướng tích cực. Trong vẫn đề về hoạch định cho các chính sách nhập khẩu cần phải đặc biệt quan tâm đến các mặt hàng nằm trong lộ trình cắt giảm thuế. Qua đó có kế hoạch phù hợp để phát triển nền kinh tế xã hội đồng bộ với các chính sách thuế đưa ra nhằm tạo ra cũng như thỏa mãn lợi ích của người tiêu dùng và phía doanh nghệp một cách hợp lý nhất.
Nguồn số liệu:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Trình bày và phân tích thực trạng thuế nhâp khẩu ô tô ở Việt Nam.docx