Trong định nghĩa vật chất của Lênin, những cụm từ nào thể hiện việc Lênin đã giải quyết trên lập trường của chủ nghĩa Duy vật biện chứng hai mặt vấn đề cơ bản của triết học
Bài tập cá nhân Mác
Câu hỏi 8: Trong định nghĩa vật chất của Lênin, những cụm từ nào thể hiện việc Lênin đã giải quyết trên lập trường của chủ nghĩa Duy vật biện chứng hai mặt vấn đề cơ bản của triết học?
BÀI LÀM
Thế giới về bản chất là vật chất, và vật chất với tư cách là một phạm trù triết học đã có lịch sử khoảng 2500 năm. Xung quanh phạm trù này đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, có thể nói vật chất có mối liên hệ mật thiết và vai trò quan tọng với việc giải quyết hai vấn đề cơ bản của triết học.
3 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8483 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trong định nghĩa vật chất của Lênin, những cụm từ nào thể hiện việc Lênin đã giải quyết trên lập trường của chủ nghĩa Duy vật biện chứng hai mặt vấn đề cơ bản của triết học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ tên: Nguyễn Ngọc Trâm
Lớp: K3423 Đại học Luật Hà Nội
BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN
Câu hỏi 8: Trong định nghĩa vật chất của Lênin, những cụm từ nào thể hiện việc Lênin đã giải quyết trên lập trường của chủ nghĩa Duy vật biện chứng hai mặt vấn đề cơ bản của triết học?
BÀI LÀM
Thế giới về bản chất là vật chất, và vật chất với tư cách là một phạm trù triết học đã có lịch sử khoảng 2500 năm. Xung quanh phạm trù này đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, có thể nói vật chất có mối liên hệ mật thiết và vai trò quan tọng với việc giải quyết hai vấn đề cơ bản của triết học.
Nói về vật chất, Lênin đã đưa ra quan điểm "vật chất là một phạm trù rộng đến cùng cực, rộng nhất, mà cho đến nay, thực ra nhận thức luận vẫn chưa vượt quá được". Với định nghĩa này, ta cần khẳng định rằng phạm trù vật chất là phạm trù rộng lớn nhất, chưa có phạm trù nào rộng hơn, vì thế không thể quy nó về vật thể hoặc một thuộc tính cụ thể nào như chủ nghĩa duy vật chất phác. Do vậy vật chất chỉ có thể được định nghĩa trong quan hệ với ý thức, phạm trù đối lập với nó: trong quan hệ đó vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai. Bằng phương pháp đó Lênin đã định nghĩa vật chất như sau:
"Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".
Định nghĩa về vật chất này của Lênin mang lại nhiều ý nghĩa to lớn đặc biệt là trong việc giải quyết hai vấn đề cơ bản của triết học đó là: giữa ý thức và vật chất cái nào có trước, cái nào có sau? cái nào quyết định cái nào? Thứ hai là con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Tại sao lại khẳng định như vậy? Bởi ở định nghĩa này Lênin đã phân biệt được những vấn đề quan trọng.
Thứ nhất: "Vật chất là một phạm trù triết học" - cụm từ này đã phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với các quan niệm của khoa học tự nhiên về cấu tạo và những thuộc tính cụ thể của các đối tượng các dạng vật chất khác nhau. Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã khái quát được vật chất theo nghĩa rộng lớn, vật chất trong khái niệm của Lênin là vật chất nói chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra và cũng không mất đi. Trong khi đó, các đối tượng, các dạng vật chất khoa học cụ thể nghiên cứu đều có giới hạn, nó sinh ra, mất đi để chuyển hoá thành cái khác. Chính vì vậy, không thể đồng nhất vật chất nói chung và vật thể như các nhà duy vật trong lịch sử cổ đại, cận đại đã làm.
Thứ hai, trong nhận thức luận, khi vật chất đối lập với ý thức, cái quan trọng để nhận biết vật chất chính là thuộc tính khách quan, tức là thuộc tính tồn tại ngoài ý thức, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức con người cho dù con người có nhận thức được hay không nhận thức được vật chất để chỉ thực tại khách quan tồn tại sẽ lệ thuộc vào cảm giác. Ví dụ như hiện nay hạt quắc được coi là hạt nhân nhỏ nhất, trên thế giới mà các nhà khoa học mới phát hiện ra được xuất hiện trong 10-8 giây điều đó có nghĩa là tới nay con người mới nhận thức được nó và không vì thế mà tới nay nó mới xuất hiện, nó đã có mặt trong thế giới vật chất từ rất lâu.
Thứ ba, vật chất (dưới hình thức tồn tại cụ thể của nó) là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay giáp tiếp tác động đến giác quan của con người, ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh. Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh... ta có thể thấy rất nhiều dạng tồn tại cụ thể của vật chất mà ý thức con người có thể phản ánh được như ngọn lửa, khối băng khi trực tiếp trạm vào những dạng vật chất đó, ý thức phản ánh cho ta thấy màu sắc hình khối và cả cảm giác nóng, lạnh.
Với những nội dung cơ bản này, phạm trù vật chất của Lênin có nhiều ý nghĩa to lớn.
Khẳng định vật chất là "thực tại khách quan được đem lại cho con người cảm giác", tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác ", Lênin đã thừa nhận rằng, trong nhận thức luận vật chất là tính thứ nhất, là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức có nghĩa là vật chất có trước và là cái quyết định ý thức. Vật chất là cái "được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh" Lênin đã nhấn mạnh rằng bằng những phương thức nhận thức khác nhau (chép lại, chụp lại phản ánh...) con người có thể nhận thức được thế giới vật chất.
Với định nghĩa vật chất này, Lênin đã bác bỏ thuyết không thể biết, đã khắc phục được khiếm khuyết trong quan điểm siêu hình về vật chất. Ngoài ra nó còn có ý nghĩa to lớn là định hướng đối với khoa học cụ thể trong việc tìm kiếm các dạng hoặc các hình thức mới của vật thể trong thế giới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Trong định nghĩa vật chất của Lênin, những cụm từ nào thể hiện việc Lênin đã giải quyết trên lập trường của chủ nghĩa Duy vật biện chứng hai mặt vấn đ.doc