Trong mọi trường hợp, thẩm phán không được ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam
Người bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại về thể chất, tinh thần, tài sản sẽ tham gia tố tụng với tư cách người bị hại. VD: A bị B đánh, gây tổn hại sức khoẻ 20% thì B là nạn nhân trực tiếp của tội phạm và sẽ tham gia tố tụng với tư cách người bị hại.
Người bị thiệt hại nhưng không phải là nạn nhân trực tiếp của tội phạm thì sẽ tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn dân sự nếu họ có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. VD: A bị B xâm hại đến sức khoẻ nên một người trong gia đình phải nghỉ việc để chăm sóc, vì vậy bị giảm thu nhập. Do đó, người này có quyền đòi bồi thường phần thu nhập bị giảm do nghỉ việc. Nếu nạn nhân chết thì người mà nạn nhân đã nuôi dưỡng, trợ cấp khi còn sống có quyền đòi bồi thường vì thu nhập bị mất hoặc giảm sút do không còn có sự giúp đỡ của người đã chết.
3 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3199 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trong mọi trường hợp, thẩm phán không được ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. Trong mọi trường hợp, Thẩm phán không được ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam.
Đây là khẳng định sai, vì:
Thẩm quyền ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam đã được quy định tại khoản 1 Điều 80 BLTTHS:
“Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
...
b) Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;
c) Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử; ...”
Theo quy định này thì thẩm phán cũng có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Tuy nhiên, không phải mọi thẩm phán mà chỉ những thẩm phán theo quy định cụ thể trên mới có thẩm quyền này.Mà cụ thể:
Điểm b khoản 1 Điều 80 BLTTHS qui định “Chánh án, Phó chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp” có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Vậy yêu cầu đặt ra là gì? Luật tổ chức Toà án nhân dân không quy định Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp phải là thẩm phán, nhưng lại quy định Chánh án, Phó Chánh án TAND tối cao là thành viên hội đồng thẩm phán (Điều 21); Chánh án, Phó Chánh án TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là thành viên uỷ ban thẩm phán (Điều 29); Chánh án Toà án quân sự trung ương là Phó Chánh án TAND tối cao (Điều 35). Như vậy, trên thực tế, họ đều phải là thẩm phán và theo quy định tại Điều 80 BLTTHS thì họ có quyền bắt bị cáo để tạm giam.
Về điểm c khoản 1 Điều 80: Đây là quy định mới so với BLTTHS trước đây. Hiện nay, chỉ có 3 Toà phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM. Trước đây, điểm c khoản 1 Điều 62 BLTTHS năm 1988 quy định “Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Toà án quân sự cấp quân khu trở lên chủ toạ phiên toà” có quyền ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam. Như vậy, có thể thấy BLTTHS 2003 đã quy định theo hướng thu hẹp những người có quyền bắt bị cáo để tạm giam. Việc quy định như vậy là nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của bị cáo, đồng thời đề cao quyền và trách nhiệm của người có quyền bắt bị cáo để tạm giam.
Đối với 2 trường hợp được quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 80 nêu trên về thẩm quyền quyết định bắt bị cáo để tạm giam thì hình thức văn bản sẽ là “Lệnh bắt và tạm giam” (điểm b Điều 9 Nghị quyết 03/2004/HĐTP).
b. Người bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra có thể tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự.
Đây là khẳng định đúng, vì:
Thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra có thể là thiệt hại trực tiếp hoặc không phải thiệt hại trực tiếp. Điều này sẽ quyết định người bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra sẽ tham gia tố tụng với tư cách gì.
Người bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại về thể chất, tinh thần, tài sản sẽ tham gia tố tụng với tư cách người bị hại. VD: A bị B đánh, gây tổn hại sức khoẻ 20% thì B là nạn nhân trực tiếp của tội phạm và sẽ tham gia tố tụng với tư cách người bị hại.
Người bị thiệt hại nhưng không phải là nạn nhân trực tiếp của tội phạm thì sẽ tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn dân sự nếu họ có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. VD: A bị B xâm hại đến sức khoẻ nên một người trong gia đình phải nghỉ việc để chăm sóc, vì vậy bị giảm thu nhập. Do đó, người này có quyền đòi bồi thường phần thu nhập bị giảm do nghỉ việc. Nếu nạn nhân chết thì người mà nạn nhân đã nuôi dưỡng, trợ cấp khi còn sống có quyền đòi bồi thường vì thu nhập bị mất hoặc giảm sút do không còn có sự giúp đỡ của người đã chết.
Điểm giống nhau:
- Đều là người tham gia tố tụng. Tư cách tham gia tố tụng của họ được xác định khi cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập với tư cách nhất định.
- Đều bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
- Về quyền khi tham gia tố tụng: đều có quyền có người đại diện hợp pháp. Các quyền cụ thể khác của họ được BLTTHS quy định cụ thể tại Điều 51 (Người bị hại) và Điều 52 (Nguyên đơn dân sự), về cơ bản, họ đều có các quyền giống nhau như: Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; được thông báo về kết quả điều tra, đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, đề nghị mức bồi thường; kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường...
- Về nghĩa vụ: phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án.
Điểm khác nhau:
Tư cách tham gia tố tụng
Người bị hại
Nguyên đơn dân sự
Thiệt hại
Thiệt hại họ gánh chịu là đối tượng trực tiếp của tội phạm.
Thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản.
Thiệt hại họ gánh chịu không phải là đối tượng trực tiếp của tội phạm.
Thường là thiệt hại về tài sản.
Chủ thể
Là cá nhân
Là cá nhân, cơ quan, tổ chức
Điều kiện
chủ thể
Chỉ cần có thiệt hại.
Có thiệt hại và phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại đó.
Quyền
Có quyền kháng cáo về hình phạt đối với bị cáo
Không có quyền đó
Nghĩa vụ
Nghĩa vụ khai báo, nếu từ chối mà không có lí do chính đáng thì có thể phải chịu TNHS theo Điều 308 BLHS.
Nghĩa vụ trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại.
Quy định khác
Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà.
Không được trình bày lời buộc tội tại phiên toà.
Đều là người bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra nhưng người bị thiệt hại có thể tham gia vào quá trình tố tụng với tư cách người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự. Vì vậy, cần có sự phân biệt rõ để xác định chính xác tư cách tham gia tố tụng của người bị thiệt hại, trên cơ sở đó họ sẽ được trao những quyền và có những nghĩa vụ pháp lý khác nhau. Điều này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cá nhân 1 Trong mọi trường hợp, Thẩm phán không được ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam9d.doc