BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN
MÔN: GIÁO DỤC HỌC
Trong tập thơ “Nhật ký trong tù”, Hồ Chủ Tịch viết:
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn;Phần nhiều do giáo dục mà ra”.
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ quan điểm về lịch sử phát triển nhân cách trong câu thơ của Bác.
BÀI LÀM
Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội.
Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã viết trong bài thơ “Nửa đêm” (Nhật ký trong tù).
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” đã từng được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết, bài nói chuyện. Theo Người con người sinh ra bản chất là tốt, song trong xã hội luôn có thiện và có ác nên trong bản thân mỗi con người cũng có thiện và ác. Cái ác có là do ảnh hưởng của xã hội và sự biến đổi của mỗi người. Đối với mỗi chúng ta, sống trong xã hội mới nhưng cái ác vẫn còn là do ảnh hưởng của những tàn dư của xã hội cũ. Người viết: “Bản thân chúng ta đều chịu ảnh hưởng của xã hội cũ hoặc nhiều hoặc ít. Cho nên trong người chúng ta hoặc nhiều hoặc ít không tránh khỏi có cái ác, như tự đại, tự kiêu, tự tư, tự lợi”. Nhưng cũng do sự tác động của xã hội, của chế độ mới cùng sự cố gắng vươn lên của mỗi người thì cái ác sẽ mất dần. “Với sự giúp đỡ của Đảng và Chính phủ, sự cố gắng học tập và cải tạo của mọi người, thì cái ác trong con nguời chúng ta càng ngày càng biến đi, cái thiện càng ngày càng tăng.
Theo Hồ Chí Minh chính sự tác động, sự giáo dục của xã hội cùng với khả năng và sự tiếp nhận của mỗi cá nhân, sự tác động đó đã làm nên bản chất thiện hay ác của mỗi con người trong xã hội. Có thể nói đây cũng chính là quan điểm cơ bản của Người về bản chất quá trình xã hội hoá cá nhân. Đó là quá trình tương tác qua lại liên tục giữa một bên là xã hội và một bên là cá nhân. Người không hoàn toàn tuyệt đối hoá vai trò tác động của xã hội hay vai trò tiếp nhận của cá nhân trong quá trình này. Điều quan trọng tuỳ từng điều kiện cụ thể với từng cá nhân cụ thể mà vai trò đó được thể hiện ở các mức độ khác nhau, thậm chí mâu thuẩn nhau.
Khi nói về sự tác động của xã hội, Người đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò giáo dục của xã hội, nhất là với lớp người trẻ. Người cho rằng để mỗi con người trở thành một người thiện, một công dân tốt, có ích cho xã hội thì sự tác động của xã hội, đặc biệt là quá trình giáo dục có một ý nghĩa thật to lớn.
Nội dung hai câu thơ trên đã thể hiện đầy đủ nhất những suy nghĩ của Người về tác động của xã hội và vai trò giáo dục trong quá trình phát triển nhân cách. Kẻ hiền, người dữ trên đời đều không phải khi sinh ra đã là như thế, mà đó là kết quả trực tiếp của sự giáo dục trong xã hội: “Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Quan điểm này cũng hướng đến mục tiêu: nếu xã hội chúng ta muốn có nhiều người hiền tài, hạn chế những điều ác, thì xã hội cần quan tâm đến việc giáo dục, đến việc đào tạo thế hệ mai sau.
Cũng hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà trong bài nói chuyện tại lớp học chính trị các giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc tháng 9 năm 1958, Hồ Chí Minh đã sử dụng thuật ngữ “trồng người”: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Điều này có nghĩa xã hội muốn có công dân tốt thì cần vun trồng, săn sóc, chăm bón đầy đủ cho thế hệ sau như chúng ta chăm bón cho cây non. Tuy nhiên, nếu chúng ta chăm bón, vun trồng cho cây non dễ bao nhiêu thì việc chăm bón vun trồng cho người hướng đến lợi ích của xã hội và dân tộc khó bấy nhiêu!
Nhân cách không phải là cái bẩm sinh, mà chủ yếu được hình thành bằng con đường xã hội hóa. Với tiền đề vật chất là cơ thể sinh học phát triển tới mức cao nhất của giới hữu sinh, thì sự tác động biện chứng giữa yếu tố môi trường xã hội và cá nhân đóng vai trò quyết định trong sự hình thành và biến đổi nhân cách. Quá trình hình thành nhân cách nói riêng và hình thành con người nói chung đã được Marx chỉ ra từ lâu: “con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử” và “con người tạo ra hoàn cảnh tới mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người tới mức đó”. Như vậy là con người với tư cách loài người đóng vai trò chủ động trong quá trình hình thành nhân cách của mình.
7 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 79385 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trong tập thơ Nhật ký trong tù, Hồ Chủ Tịch viết: Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà ra. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ quan điểm về lịch sử phát triển nhân cách trong câu thơ của Bác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆNMÔN: GIÁO DỤC HỌCTrong tập thơ “Nhật ký trong tù”, Hồ Chủ Tịch viết: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn;Phần nhiều do giáo dục mà ra”.Anh (chị) hãy làm sáng tỏ quan điểm về lịch sử phát triển nhân cách trong câu thơ của Bác.BÀI LÀMGiáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội.Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã viết trong bài thơ “Nửa đêm” (Nhật ký trong tù). “Hiền dữ phải đâu là tính sẵnPhần nhiều do giáo dục mà nên”Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” đã từng được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết, bài nói chuyện. Theo Người con người sinh ra bản chất là tốt, song trong xã hội luôn có thiện và có ác nên trong bản thân mỗi con người cũng có thiện và ác. Cái ác có là do ảnh hưởng của xã hội và sự biến đổi của mỗi người. Đối với mỗi chúng ta, sống trong xã hội mới nhưng cái ác vẫn còn là do ảnh hưởng của những tàn dư của xã hội cũ. Người viết: “Bản thân chúng ta đều chịu ảnh hưởng của xã hội cũ hoặc nhiều hoặc ít. Cho nên trong người chúng ta hoặc nhiều hoặc ít không tránh khỏi có cái ác, như tự đại, tự kiêu, tự tư, tự lợi”. Nhưng cũng do sự tác động của xã hội, của chế độ mới cùng sự cố gắng vươn lên của mỗi người thì cái ác sẽ mất dần. “Với sự giúp đỡ của Đảng và Chính phủ, sự cố gắng học tập và cải tạo của mọi người, thì cái ác trong con nguời chúng ta càng ngày càng biến đi, cái thiện càng ngày càng tăng. Theo Hồ Chí Minh chính sự tác động, sự giáo dục của xã hội cùng với khả năng và sự tiếp nhận của mỗi cá nhân, sự tác động đó đã làm nên bản chất thiện hay ác của mỗi con người trong xã hội. Có thể nói đây cũng chính là quan điểm cơ bản của Người về bản chất quá trình xã hội hoá cá nhân. Đó là quá trình tương tác qua lại liên tục giữa một bên là xã hội và một bên là cá nhân. Người không hoàn toàn tuyệt đối hoá vai trò tác động của xã hội hay vai trò tiếp nhận của cá nhân trong quá trình này. Điều quan trọng tuỳ từng điều kiện cụ thể với từng cá nhân cụ thể mà vai trò đó được thể hiện ở các mức độ khác nhau, thậm chí mâu thuẩn nhau. Khi nói về sự tác động của xã hội, Người đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò giáo dục của xã hội, nhất là với lớp người trẻ. Người cho rằng để mỗi con người trở thành một người thiện, một công dân tốt, có ích cho xã hội thì sự tác động của xã hội, đặc biệt là quá trình giáo dục có một ý nghĩa thật to lớn. Nội dung hai câu thơ trên đã thể hiện đầy đủ nhất những suy nghĩ của Người về tác động của xã hội và vai trò giáo dục trong quá trình phát triển nhân cách. Kẻ hiền, người dữ trên đời đều không phải khi sinh ra đã là như thế, mà đó là kết quả trực tiếp của sự giáo dục trong xã hội: “Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Quan điểm này cũng hướng đến mục tiêu: nếu xã hội chúng ta muốn có nhiều người hiền tài, hạn chế những điều ác, thì xã hội cần quan tâm đến việc giáo dục, đến việc đào tạo thế hệ mai sau.Cũng hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà trong bài nói chuyện tại lớp học chính trị các giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc tháng 9 năm 1958, Hồ Chí Minh đã sử dụng thuật ngữ “trồng người”: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Điều này có nghĩa xã hội muốn có công dân tốt thì cần vun trồng, săn sóc, chăm bón đầy đủ cho thế hệ sau như chúng ta chăm bón cho cây non. Tuy nhiên, nếu chúng ta chăm bón, vun trồng cho cây non dễ bao nhiêu thì việc chăm bón vun trồng cho người hướng đến lợi ích của xã hội và dân tộc khó bấy nhiêu!Nhân cách không phải là cái bẩm sinh, mà chủ yếu được hình thành bằng con đường xã hội hóa. Với tiền đề vật chất là cơ thể sinh học phát triển tới mức cao nhất của giới hữu sinh, thì sự tác động biện chứng giữa yếu tố môi trường xã hội và cá nhân đóng vai trò quyết định trong sự hình thành và biến đổi nhân cách. Quá trình hình thành nhân cách nói riêng và hình thành con người nói chung đã được Marx chỉ ra từ lâu: “con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử” và “con người tạo ra hoàn cảnh tới mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người tới mức đó”. Như vậy là con người với tư cách loài người đóng vai trò chủ động trong quá trình hình thành nhân cách của mình.Tuy nhiên, đối với thế hệ trẻ - thế hệ chưa trưởng thành thì vai trò chủ động đó không xuất hiện ngay từ khi chúng chào đời. Khi trẻ mới chào đời, vai trò chủ động đó hoàn toàn lu mờ. Nói cách khác, chúng hoàn toàn thụ động. Vai trò đó chỉ xuất hiện khi đứa trẻ khoảng 3 tuổi bắt đầu có ý thức về “cái tôi” (nghĩa là biết phân biệt bản thân với người khác), lúc ấy nhân cách ở trình độ cảm tính mới bắt đầu hình thành. Nhân cách đó một lần nữa được xác định về lý tính ở lứa tuổi 16, nó sẽ được hoàn thiện dần hay bị thui chột theo năm tháng, tùy theo môi trường sống (gia đình, nhà trường, xã hội). Như vậy, ở giai đoạn thế hệ trẻ chưa trưởng thành, vai trò của xã hội, với tư cách là “hoàn cảnh mang tính người”, có tính chất quyết định trong việc hình thành nhân cách cho họ. Người cho rằng trong việc xã hội hóa thế hệ trẻ, ba loại môi trường trên đều rất quan trọng, không thể thiếu một loại nào. Ngược lại, cũng không nên chỉ chú ý đến một hoặc hai loại môi trường này mà bỏ qua các môi trường kia. Người viết: “Giáo dục nhà trường dù tốt cho mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Tới tuổi thành niên, nhân cách đó sẽ phụ thuộc hai chiều vào sự tương tác giữa cá nhân và xã hội. Ở trình độ sinh viên thì cả về cảm tính lẫn lý tính, nhân cách đã và đang hình thành. Song nhân cách đó đạt tới mức nào, trung bình hay tốt; còn khiếm khuyết hay biến dạng, thì còn tùy thuộc vào từng em và môi trường xã hội.Bước vào thế kỷ 21, với xu thế “toàn cầu hóa” trên tinh thần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta với sự nỗ lực vươn lên, phải chăng mẫu nhân cách của sinh viên phải là: Sống có lý tưởng XHCN, có trách nhiệm với công việc, với xã hội, với mọi người và với chính mình; sống trong “lẽ phải và tình thương”, dám đấu tranh cho lẽ phải, cho chân lý, cho sự tiến bộ và công bằng xã hội; dám tự khẳng định mình và nuôi chí lớn để rửa “nỗi nhục đói nghèo và lạc hậu” cho đất nước. Ngoài những yếu tố vừa nêu, điều cần thiết cần có là sức khỏe, học thức, ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực làm việc sáng tạo tức là phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức và tâm hồn. Để đạt được yêu cầu của những tiêu chí trên, bên cạnh sự nỗ lực tự thân của sinh viên là chính, không thể không có vai trò của tập thể sư phạm, trong đó có tầm quan trọng chuẩn mực của đội ngũ những người thầy. Để bồi dưỡng tâm hồn trong sáng cho lớp trẻ, người thầy cần phải sống mẫu mực, “chắp cánh” ước mơ cho các em bay cao, bay xa... Có một điều bắt buộc đối với người lớn khi đối diện với đứa trẻ đang trưởng thành, ấy là không bóp nghẹt nhân cách các em, song vẫn không khước từ sứ mệnh dạy dỗ các em nhằm tạo điều kiện cho các em phát triển nhân cách một cách đầy đủ.Hai câu thơ tuy ngắn gọn nhưng súc tích của Hồ Chủ Tịch trong “Nhật ký trong tù” cho đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Qua đó, đã làm sáng tỏ quan điểm về lịch sử phát triển nhân cách nhân con người. Với tác động tích cực của môi trường bên ngoài trong đó giáo dục đóng vai trò quan trọng không nhỏ trong việc hình thành nhân cách con người. Nội dung hai câu thơ cũng phát họa lên bức tranh xã hội trong đó có cái đẹp ngày càng lấn át cái xấu; riêng con người luôn vươn lên, hoàn thiện, chiến thắng những thói hư, tật xấu trong chính bản thân mình để hướng đến giá trị “chân - thiện - mỹ - ích”, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, nhân văn hơn./.
Cau2. Một Số Khái Niệm Về Nhân Cách Và Sự Phát Triển Nhân Cách?
Câu 2: GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Con người
Có nhiều quan niệm khác nhau:
- Quan niệm duy tâm: Con người như “một tồn tại thần bí”. Đây là quan niệm có nguồn gốc từ rất xưa, khi khoa học kỹ thuật và trình độ con người còn hạn chế nhiều.
Theo quan niệm này, trong mỗi con người tồn tại thì còn có một con người “thần linh” nào đó. Tuy ta không nhìn thấy nó nhưng nó lại có một sức mạnh tuyệt đối. Nó có thể giải quyết mọi vấn đề. Con người là có số phận, số phận của con người là do đấng tối cao (con người thân linh) quyết định. Đây là nguồn gốc của niềm tin tôn giáo.
Quan niệm con người như vậy đúng hay sai?
Quan niệm này, ngày nay còn tồn tại hay không? Mức độ, tính chất thế nào?
Thực tế hiện nay, việc đi lễ chùa, cúng phật tại sao vẫn tồn tại, thậm chí ngày càng nhiều hơn?
- Quan niệm “con người bản năng”- coi con người chỉ là một tồn tại sinh vật không hơn không kém (cũng sinh ra, ăn, uống, sinh sản, chết,…).
Quan niệm này đã đánh đồng bản năng sinh tồn của con người với bản năng của động vật.
Đây cũng là một quan niệm sai lầm mà hậu quả của nó là dẫn đến lối sống tự do, tùy tiện, tha hóa và thực dụng.
Tiêu biểu cho quan niệm này là nhà Phân tâm học Phrơt (1856 – 1939), người Áo.
Thực tế con người có bản năng hay không? Bản năng của con người có khác gì bản năng của động vật?
- Với sự phát triển của khoa học – công nghệ, khái niệm “con người kỹ thuật”, người máy ngày càng tinh vi “biết suy nghĩ” “biết biểu cảm”,…
- Quan niệm của K. Marx về con người
“…Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng, vốn có của mỗi cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”
Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của xã hội. Con người là chủ thể của lịch sử, của mọi giá trị, của mọi nền văn minh. Con người sáng tạo ra bản thân mình thông qua việc sáng tạo ra các sản phẩm XH.
2.1.2. Nhân cách
- “Tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một con người, hợp thành hai mặt thống nhất là phẩm chất (đức) và năng lực (tài)” (Từ điển GDH)
- “Nhân cách là tổ hợp những thái độ, những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý riêng trong quan hệ hành động của từng người đối với tự nhiên, XH và bản thân” (Phạm Minh Hạc)
- “Nhân cách là một con người cụ thể đã phát triển và định hình về mặt XH, đã trở thành một chủ thể xã hội” (Thái Duy Tuyên)
Như vậy, nói đến nhân cách là nói đến giá trị về mặt XH của một con người cụ thể đang sống, và hoạt động như là một chủ thể tích cực.
2.1.3. Sự phát triển nhân cách
- Phát triển là một quá trình biến đổi tổng thể các đặc điểm về lượng và chất của một sự vật hiện tượng.
- Phát triển nhân cách là quá trình biến đổi tổng thể các đặc điểm về thể chất, tâm lý và xã hội: Về thể chất là sự tăng trưởng về chiều cao, cân nặng, các chức năng của hệ thần kinh và các giác quan; về tâm lý đó là những biến đổi trong các quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, nhu cầu, xu hướng, lý tưởng,…; về mặt XH đó là sự tích cực tham gia vào các hoạt động và cách cư xử với những người xung quanh.
Vậy, con người khi sinh ra đã là một nhân cách chưa? Nhân cách người này có giống người kia không? Tại sao?
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
2.2.1. Di truyền
- Di truyền là sự tái tạo lại ở thế hệ sau những đặc điểm sinh học giống với thế hệ trước, nhờ vậy mà duy trì được giống nòi từ đời này qua đời khác. (Những đặc điểm này được mã hóa trong gen).
Đó là các đặc điểm như màu da, màu tóc, đặc điểm về giải phẫu sinh lý, về đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, thể tạng.
- Vai trò của di truyền
+ Trước hết di truyền tạo ra sức sống trong bản chất tự nhiên của con người (“Cái trời phú”). Nó tạo khả năng cho người đó hoạt động có kết quả trong một số lĩnh vực nhất định. Nó giúp con người có thể thích nghi với những biến đổi của môi trường.
+ Các đặc điểm di truyền là tiền đề vật chất cần thiết (không thể thiếu) cho sự phát triển nhân cách. Tuy nhiên nó chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ cho sự phát triển nhân cách. Vì nó còn phụ thuộc vào các nhân tố khác. Bản thân nó không chứa sẵn bất kỳ một đặc điểm tâm lý – nhân cách nào.
Ex: 2 trẻ sinh đôi cùng trứng.
- Quan niệm sai lầm về vai trò của di truyền:
+ Tuyệt đối hóa vai trò của di truyền (thuyết phân biệt chủng tộc);
+ Xem nhẹ yếu tố di truyền : thuyết môi trường vạn năng.
- Lưu ý : Đánh giá đúng đắn vai trò của nhân tố di truyền. Sớm phát hiện những trẻ có tố chất bẩm sinh để có những tác động thích hợp, tạo điều kiện cho các tố chất bẩm sinh có cơ hội, môi trường thuận lợi để phát triển.
2.2.2. Môi trường đối với phát triển nhân cách
- Môi trường là hệ thống phức tạp các hoàn cảnh, các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh trẻ. Có môi trường tự nhiên (đất đai, khí hậu,…), môi trường XH (Kinh tế, chính trị, sinhh hoạt XH, văn hóa,…); có môi trường lớn, môi trường nhỏ.
- Vai trò:
+ Sự phát triển nhân cách chỉ có thể diễn ra trong môi trường nhất định (nếu không có XH loài người thì những tư chất có tính người cũng không thể phát triển thành con người thực sự được)
+ Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động của mỗi cá nhân. Nhờ đó mà con người chiếm lĩnh được những kinh nghiệm của XH loài người, chuyển thành kinh nghiệm của cá nhân.
+ Tính chất, mức độ ảnh hưởng của môi trường đến từng cá nhân tùy thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ của mỗi cá nhân. Môi trường tác động đến dưới 2 góc độ (tích cực và tiêu cực).
“Hoàn cảnh đã sáng tạo ra con người, trong chừng mực mà con người đã sáng tạo ra hoàn cảnh” (K. Marx)
“Dân tộc ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch và chính Người lại làm rạng rỡ dân tộc ta, rạng rỡ non sông đất nước ta” (Lê Duẩn)
- Thực tế còn có sự nhận thức sai lầm về vai trò của môi trường đối với sự phát triển nhân cách:
+ Tuyệt đối hóa nhân tố môi trường (thuyết môi trường định mệnh). Quan niệm này đã làm thui chột ý chí, sức mạnh của con người, bị động trước hoàn cảnh, ỷ lại hoàn cảnh. “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
+ Quá xem nhẹ tác động của môi trường “di truyền định mệnh” dẫn đến không quan tâm đến cải tạo môi trường sống hoặc thuyết “giáo dục vạn năng”
- KLSP: Có cách nhìn đúng đắn về vai trò của nhân tố môi trường đối với sự phát triển nhân cách.
+ Trong công tác giáo dục cần chủ động tạo ra môi trường lành mạnh.
+ Giáo dục cho HS ý thức khắc phục khó khăn để vươn lên.
2.2.3.Giáo dục và sự phát triển nhân cách
- GD là một quá trình tác động có mục đích, có nội dung, PP của nhà GD & đối tượng GD nhằm hình thành ở đối tượng GD những phẩm chất, năng lực cần thiết.
- Khi nhận định về GD, ngay từ thời cổ xưa, Khổng Tử đã quan niệm rằng “Hữu giáo vô loại”; “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo”.
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” (Hồ Chủ tịch)
- GD có vai trò chủ đạo cho sự phát triển nhân cách, thể hiện:
+ GD không chỉ vạch ra chiều hướng cho sự phát triển nhân cách mà còn tổ chức dẫn dắt hình thành và và phát triển nhân cách, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
+ GD có thể mang lại những tiến bộ cho cá nhân mà các nhân tố khác khó có được, có thể làm tăng nhanh sự phát triển.
Ex; một đứa trẻ bình thường 3 tuổi có thể nói được nhưng nếu không học thì không thể đọc và viết được.
+ GD cũng có thể bù đắp những khiếm khuyết của trẻ do bệnh tật gây ra.
Ex: Với những PP đặc biệt, trẻ mù có đọc chữ nổi, trẻ điếc có thể hòa nhập được,…
+ GD có thể uốn nắn những sai lầm, những phẩm chất nhân cách xấu được hình thành bởi những nhân tố khác (GD lại)
+ GD có thể đón trước sự phát triển, định hướng cho sự phát triển của trẻ, tạo đ/k cho trẻ phát triển nhanh hơn (Lớp năng khiếu)
- Những quan niệm sai lầm:
+ Tuyệt đối hóa vai trò của GD (GD vạn năng), phủ nhận hoặc xem nhẹ các yếu tố khác.
+ Coi nhẹ vai trò của GD mà cho rằng : “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, để trẻ phát triển một cách tự do mà không đưa vào khuôn phép.
- KLSP(Làm thế nào để phát huy được vai trò của nhân tố GD?)
+ GD phải định hướng, đi trước sự phát triển;
+ Nội dung, PP GD phải hiện đại, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ;
+ GD cho các em có ý thức tự rèn luyện’;
“Muốn có trò giỏi phải có thầy giỏi, nhưng có thầy giỏi chưa chắc đã có trò giỏi”
Liên hệ thực tế : vấn đề nâng cao chất lượng GD hiện nay, vấn đề trường chuyên, lớp chọn; vấn đề đổi mới nội dung PP trong GD ở các cấp học.
Trên đây chúng ta vừa thấy được vai trò của các nhân tố di truyền, môi trường sống và Gd đối với sự phát triển nhân cách. Vấn đề đặt ra là một đứa trẻ sinh ra bình thường về mặt di truyền, sống trong điều kiện tốt, được mọi người quan tâm, giáo dục liệu có chắc chắn sau này đứa trẻ đó trở thành người tốt và có ích cho XH hay không?
2.2.4. Hoạt động của cá nhân đối với sự phát triển nhân cách
- Hoạt động của cá nhân chính là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự phát triển nhân cách của mỗi con người.
- KLSP: Tổ chức cho trẻ tham gia vào nhiều loại hình hoạt động đa dạng phù hợp với đặc điểm từng lứa tuổi; trong quá trình hoạt động cần xác định rõ mục đích, phương thức hoạt động.
Tóm lại, có nhiều nhân tố tác động đến sự phát triển nhân cách. Mỗi nhân tố đều có vị trí, vai trò nhất định. Trong công tác GD cần đánh giá đúng đắn vai trò của mỗi nhân tố, biết phát huy tối đa ảnh hưởng tích cực của mỗi nhân tố, đặc biệt là việc GD ý thức tự giác rèn luyện của mỗi HS.
Đối với con người Việt Nam, trong nhân cách của họ có đặc trưng gì? Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần phát huy những đặc trưng đó thế nào?
2.3. Nhân cách con người Việt Nam truyền thống và hiện đại
2.3.1. Con người Việt Nam truyền thống
- Lòng yêu nước;
- Tinh thần đoàn kết;
- Lòng nhân ái;
- Hiếu học.
Phân tích: Cơ sở hình thành; biểu hiện của những đặc điểm trên ở nhân cách con người VN. Làm thế nào để phát huy những giấ trị nhân cách truyền thống của con người VN trong thời đại ngày nay? (Tham khảo tài liệu “những vấn đề chung của GDH” tác giả Thái Duy Tuyên)
Ngoài những đặc điểm trên, nói đến con người VN truyền thống chúng ta còn nhắc đến những đặc điểm gì nữa?
(Cần cù, chịu khó; tiết kiệm, giản dị; sáng tạo, linh hoạt; tự lập, tự cường; dũng cảm, bất khuất; mềm dẻo, lạc quan, yêu đời,..)
Bên cạnh những đặc điểm tốt ở trên, nhân cách con người VN truyền thống còn bộc lộ những gì không còn phù hợp với thời kỳ CNH – HĐH đất nước hiện nay?
Đó là: thói quen làm ăn nhỏ, manh mún, thiếu tầm nhìn xa “ăn xổi” (Phá lúa trồng cam, rồi lại phá cam trồng lúa,…); tâm lý bình quân chủ nghĩa theo kiểu cào bằng; tác phong nông nghiệp, mạnh ai người đó làm, ý thức phục tùng kỷ luật (luật pháp) kém; khả năng hạch toán kinh tế kém.
2.3.2. Con người VN hiện đại
Trước hết cần xác định con người VN hiện đại (thời đại ngày nay) được đánh dấu khi cả nước thống nhất bước vào thời kỳ quá độ đi lên CNXH, đặc biệt là từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới (1986).
Trong thời đại ngày nay, nhân cách con người VN có những đặc điểm gì? Những giá trị truyền thống của con người VN được phát huy và phát triển thế nào? Trước những yêu cầu của thời kỳ mới, nhân cách con người VN còn bộc lộ những hạn chế gì? Tại sao? Cách khắc phục thế nào?
- Lòng yêu nước,
Nếu trước đây, lòng yêu nước được tập trung thể hiện qua tinh thần anh dũng trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, thì ngày nay tinh thần yêu nước được thể hiện trước hết ở việc nỗ lực thực hiện lý tưởng “dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh”.
- Tinh thần đoàn kết
Nếu trước đây, tinh thần đoàn kết thường được thể hiện trong việc chống thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm thì tinh thần đó ngày nay phải được phát huy trong việc chung tay xây dựng đất nước, thực hiện lý tưởng “dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh”.
- Về lòng nhân ái trong con người VN vẫn được phát huy trong thời kỳ đổi mới. Biểu hiện qua việc thực hiện các phong trào “tương thân, tương ái” “Là lành đùm lá rách” (giúp nhau trong hoạn nạn, rủi ro vì các nguyên nhân khác nhau)
- Về tinh thần hiếu học, nhìn chung vẫn được kế thừa và phát huy ở mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tuổi trẻ trước những đòi hỏi của nền kinh tế tri thức, với tinh thần “học để lập thân, lập nghiệp”. Nhiều HS – Sv đạt được các giải cao tại các sân chơi trí tuệ trong nước và quốc tế.
Tóm lại, nhìn chung những giá trị truyền thống của nhân cách con người VN vẫn được gìn giữ và phát huy trong thời kỳ mới, tuy nhiên trước những ảnh hưởng từ mặt trái của thời kỳ mở cửa, của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh những biểu hiện đáng quan ngại như: tư tưởng hưởng thụ, thực dụng; tệ tham nhũng diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi; các tệ nạn XH như ma túy, mại dâm,… đang lan rộng nhanh chóng;
Giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích,có kế hoạch,có nội dung,phương pháp được thực hiện trong hệ thống nhà trường nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người phù hợp với những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Giáo dục là hoạt động có mục đích, có chương trình, kế hoạch, có nội dung, phương pháp. Phương tiện nhằm định hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
Vì vậy, các nhà góa dục phải xem đó là cái đích cho hoạt động giáo dục của mình.
Giáo dục tổ chức, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách theo mô hình đã được xác định.
Giáo dục có khả năng tác động đén tất cả các mặt và làm phát triển toàn diện nhân cách: thể chất, tâm lý, xã hội…Giáo dục diễn ra trong suốt cả cuộc đời.
Giáo dục được thực hiện trong các cơ quan chức năng chuyên biệt do đội ngũ giáo viên - những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, hiểu biết đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và có khả năng tổ chức hoạt động phụ trách.
Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các môi trường sư phạm, nhà giáo dục luôn là những tấm gương sáng cho người được giáo dục học tập và noi theo bởi họ là những người hiểu biết, luôn có cách cư xử phù hợp trong mọi hoàn cảnh , mọi tình huống.
Giáo dục còn tác động đến các yếu tố khác như: di truyền, môi trường, hoạt động cá nhân….
* Kết luận sư phạm cần thiết
Qua đây ta thấy, giáo dục ó vai trò rất quan trọng không thể thiếu được đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục đóng vai trò chủ đạo nhưng giáo dục không phải là “vạn năng” bởi vì:
- Giáo dục điều khiển, tổ chức toàn bộ quá trình phát triển nhân cách
- giáo dục không chỉ vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân mà còn tổ chức, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của con người theo những chiều hướng đó.
- giáo dục có thể mang lại những tiến bộ cho con người mà các nhân tố khác như bẩm sinh - di truyền, môi truờng, hoàn chảnh không thể có được.
- giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt cho con người do bệnh tật gây ra.
- giáo dục có thể uốn nắn, làm thay đổi những phẩm chất, những nét tính cách, những hành vi, thói quen hành vi không phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực của xã hội ở con người.
Nhờ có quá trình giáo dục lại mà trẻ em phạm pháp có thể sớm hoàn lương.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Trong tập thơ Nhật ký trong tù, Hồ Chủ Tịch viết- Hiền dữ phải đâu là tính sẵn;Phần nhiều do giáo dục mà ra Anh (chị) hãy làm sáng tỏ quan điểm về lịc.doc