LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, thương mại hàng hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ với tốc độ cao và khối lượng hàng hóa lớn. Phần lớn hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm là khối lượng vận chuyển lớn, giá cước thấp, vận tải đường biển luôn phải đối phó với những rủi ro tự nhiên gắn liền với tính chất sóng gió của biển cả. Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển không chỉ giúp người kinh doanh xuất nhập khẩu yên tâm trước những rủi ro, tai họa của biển cả mà còn đen lại những khoản doanh thu lớn cho các công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, xuất hiện một thực trạng các bên lợi dụng khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, và giải quyết khiếu nại bảo hiểm để thực hiện hành vi trục lợi bảo hiểm. Trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuát nhập khẩu bằng đường biển đã trở thành một vấn đề bức xúc đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, đối với sự phát triển lành mạnh của thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển không chỉ trên thế giới mà còn ở Việt Nam. Trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tồn tại dưới nhiều hình thức tinh vi gây những hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với tài chính doanh nghiệp bảo hiểm, tới những người tham gia bảo hiểm trung thực mà còn ảnh hướng đến an ninh xã hội nói chung.
Ở Việt Nam những năm gần đây nổi lên ngày càng nhiều vụ việc liên quan đến trục lợi bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển nói riêng. Lợi dụng kẽ hở về luật pháp và những mặt yếu kém của doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, những tổ chức cá nhân đã thực hiện hành vi trục lợi. Vấn đề phòng chống và hạn chế trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là một vấn đề mới và khó, tuy nhiên lại rất thiết thực đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, chính vì vậy chúng em đã chọn đề tài “Trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và biện pháp phòng chống” là nội dung tiểu luận môn Bảo hiểm trong kinh doanh quốc tế.
Kết cấu của tiểu luận gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biểnChương II: Thực trạng trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biểnChương III: Một số biện pháp nhằm phòng chống và hạn chế trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
Chúng em xin chân thành cảm ơn TS. Trịnh Thị Thu Hương đã tận tình giảng dạy, cung cấp những kiến thức cơ bản để chúng em hoàn thành tiểu luận này.
41 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4025 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và biện pháp phòng chống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tây bằng đường biển với số lượng 15.000 tấn cho đối tác của mình là Công ty chế biến hàng nông sản Farmers tại Chile với các Công ty bảo hiểm Liberty Mutual, US với số tiền bảo hiểm là 30.000 USD. Tuy nhiên, thực tế công ty còn bảo hiểm tương tự cho lô hàng trên tại 2 doanh nghiệp bảo hiểm khác là Zurich Finacial và AIG, US. Lô hàng bị tổn thất toàn bộ thuộc rủi ro được bảo hiểm khi tới Chile. Công ty trên đã yêu cầu được bồi thường ở cả ba công ty bảo hiểm trên. Vì vậy, nếu thực hiện thành công ý đồ này, số tiền bồi thường Công ty nhận được sẽ lên tới 90.000 USD trong khi lẽ ra họ chỉ được nhận 30.000 USD tiền bồi thường
Giải quyết
Khi điều tra được hành vi trục lợi trên, Liberty Mutual đã từ chối bối thường số tiền là 30.000 USD, mà chỉ bồi thường 10.000 USD
Nhận xét
Trên thực tế, kẻ trục lợi lợi dụng nguyên tắc trung thực tuyệt đối trong khi ký kết hợp đồng bảo hiểm để thực hiện hành vi của mình. Trong luật pháp không cấm bảo hiểm trùng bởi lẽ không phải công ty bảo hiểm nào cũng có khả năng tài chính tốt khi nên kinh tế luôn có những biến động, nhưng thay vì muốn có sợ đảm bảo chắc chắn khi có tổn thất xảy ra cho hàng hóa của mình thì họ lại lợi dụng tổn thất để đòi số tiền bồi thường lớn hơn nhiều lần so với tổn thất.
Vấn đề đặt ra:
Các công ty bảo hiểm phải điều tra kỹ khách hàng trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm
Việc chia sẻ thông tin giữa các công ty bảo hiểm là biện pháp để hạn chế trục lợi dạng này.
Nên có những tổ chức chuyên nghiệp trong việc điều tra, phát hiện hành vi trục lợi khi có tổn thất xảy ra.
Khai tăng số tiền bảo hiểm và cố ý gây tổn thất cho hàng hóa bảo hiểm
Vụ việc 1
Người bảo hiểm: Công ty bảo hiểm AZ
Người được bảo hiểm: Công ty XNK UNTB
Cuối năm 1997, Công ty XNK UNTB mua bảo hiểm toàn bộ rủi ro cho lô hàng xuất khẩu gạo với khối lượng 20.000 tấn cho XETS ở Địa Trung Hải theo điều kiện CFR. Thực chất lô hàng chỉ có khối lượng là 10.000 tấn. UNTB thuê tàu ARS của Make, một công ty chuyên chở Singapore mới thành lập. UNTB thuê Make vận chuyển và thỏa thuận với họ rằng trước khi đến nơi Make sẽ tẩu tán hàng. Và số hàng đã được dỡ ra và bán bí mật tại một nước gần Địa Trung Hải, nơi mà luật pháp không mấy chặt chẽ trong việc mua bán những lô hàng bất hợp pháp kiểu này.
Giải quyết
Người bảo hiểm buộc phải bồi thường cho UNTB vì không thể tìm thấy Make và chứng minh được có sự thông đồng giữa hai bên.
Nhận xét
Trộm hàng thông thường từ phía người chuyên chở, hay tại càng đi, cảng đến... nhằm thu được tiền từ việc bán hàng không phải là hành vi trục lợi bảo hiểm, mà chỉ có hành động trộm hàng, hay tẩu tán hàng gây thiếu hàng... mà có sự thông đồng với bên tham gia bảo hiểm mới được coi là hành động trục lợi bảo hiểm. Vì khi có tổn thất họ được nhận bồi thường cho hàng hóa. Hành vi, cách thức hoạt động của trục lợi kiểu này thường theo cách việc xếp hàng sẽ lệch hướng và đỗ vào một cảng thuận tiện. Những cảng như Tripoli, Beitut, Almina, Jouneih, Ras Salaata và những cảng khác dọc bờ biển của Hy Lạp, Libăng và Syria. Hàng hóa được dỡ và bán tại cảng hoặc bằng nhiều cách thức tinh vi khác. Sau đó, tàu sẽ được đổi tên hoặc bị đánh đắm để che đậy dấu vết của kẻ trộm hàng. Quá trình điều tra sẽ gặp khó khăn để chứng minh sự thật và người bảo hiểm không phải bồi thường. Chủ những con tàu như vậy thường là các công ty giả được thành lập trước giao dịch vài ngày.
Đây là hình thức trục lợi phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Việc bảo quản hàng hóa thuộc trách nhiệm của người chuyên chở. Khi liên kết với người chuyên chở và nhân viên cảng thường thì cơ hội trục lợi thành công cao hơn.
Vấn đề đặt ra:
Người bảo hiểm cần cảnh giác với những con tàu đi qua những cảng nghi vấn
Người bảo hiểm cần điều tra kỹ người chuyên chở và chủ tàu trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm
Vụ việc 2:
Người bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm của Singapore
Người được bảo hiểm: Công ty Stradeline của Singapore
Một hợp đồng bảo hiểm toàn bộ lô hàng than đá nhập khẩu từ Nga sang Singapore. Trên đường đi tàu bị đắm. Thuyền viên được cứu sống nói rằng tàu va phải vật rắn và bị thủng ở buồng máy, nước tràn vào nhanh và bị đắm mặc dù thời tiết ở vùng này vào thời gian đó là bình thường. Thực chất đây là lô hàng chở sỏi được phủ một lớp than đá lên trên. Với lô hàng than đá sẽ được bồi thường nhiều hơn lô hàng sỏi khi có tổn thất. Tại cảng Nga theo tập quán giao nhận tại cảng, giấy tờ theo kê khai của khách hàng, vì vậy hàng được niêm phòng kẹp chì và chuyên chở đi. Trong thời hạn bảo hiểm, con tàu chở hàng than đá bị đắm.
Giải quyết
Khi điều tra tại nơi bị đắm phát hiện ra tàu chở hàng đã quá già và lô hàng trên là sỏi. Người bảo hiểm đòi người chuyên chở bồi thương nhưng người chuyên chở lại có vận đơn chứng nhận hàng hóa được chất và niêm phong kẹp chì đúng. Do vậy người chuyên chở không chịu trách nhiệm. Người mua bảo hiểm có các giấy tờ cần thiết về hàng hóa. Đồng thời do tính chất của biển, khiến lô hàng khó còn nhiều dấu vết, nên trong trường hợp này người bảo hiểm khi tính toán các chi phí đã chấp nhận bồi thường.
Nhận xét
Đắm tàu là hành vi liên quan đến cố ý làm đắm tàu làm thiệt hại về hàng hóa và tàu. Một số trường hợp người trục lợi thường liên kết với chủ con tàu già sắp bị loại bỏ sau khi suy tính đến tuổi tàu, điều kiện của tàu và hình hình cước phí.
Trường hợp trên bên trục lợi đã lợi dụng tập quán địa phương lỏng lẻo để thực hiện ý đồ của mình.
Vấn đề đặt ra:
Người bảo hiểm cần nắm vững tập quán giao nhận tại cảng: ở một số cảng như Nga, Trung Quốc... thường lấy lời kê khai của khách hàng
Hiểu rõ cách đóng gói hàng, đồng thời phải có quy định ràng buộc người chuyên chở
Kiểm tra tàu
Cảnh giác đối với những con tàu nhiều tuổi và xuất qua những cảng có tập quán đặc biệt
Thực hiện giám định ngay khi có nghi ngờ
Kẻ trục lợi thời thuê những con tàu có những đặc điểm sau:
Tàu treo cờ phương tiện
Tàu trên 15 hoặc 20 tuổi
Tàu thường chỉ chở được 7000 đến 10.000T
Tàu thường được chuyển tên và người sở hữu được vài tháng trước hành trình.
Vụ việc 3:
Người bảo hiểm: Công ty bảo hiểm Việt Nam
Người được bảo hiểm: Nhà nhập khẩu Việt Nam
Bảo hiểm một lô hàng phân bón chở xá (carriage in bulk) từ cảng Maconacon (Isabela) đến cảng Cái Lân, Việt Nam. Tại cảng đi lô hàng được đo bằng phương pháp đo mớn nước với khối lượng đủ là 10.000 MT. Về đến cảng Cái Lân, khi đo mớn nước thì khối lượng lô hàng vẫn đủ. Lô hàng được đóng vào từng bao bằng phễu. Trong quá trình đóng bao do hao hụt tự nhiên và có hành vi gian lận, nên bị thiếu hụt hàng.
Giải quyết
Người bảo hiểm phải bồi thường vì không đủ chứng cứ chứng minh có gian lận.
Nhận xét
Quá trình đóng gói cũng là quá trình thường xảy ra tổn thất. Doanh nghiệp nhập hàng rời chấp nhận hao hụt trong quá trình bốc dỡ và đóng gói. Nhưng nhân viên cảng là người có trách nhiệm nhận hàng phải đảm bảo hao hụt ở một mức độ nhất định chấp nhận được,, nếu vượt quá tình phải bồi thường. Nhưng hiện nay, trong hợp đồng cảng không hề chịu trách nhiệm về vấn đề này. Thậm chí có thể có tình trạng làm sai lệch cân khi cân lại hàng tại cảng đích hay cảng chuyển tải.
Vấn đề đặt ra:
Người bảo hiểm cần nắm vững lịch tàu về cảng để nhanh chóng giám sát quá trình đóng bao.
Quy định thống nhất: trong trường hợp trên nên quy định chỉ bảo hiểm theo mớn nước
Nên áp dụng một mức khấu trừ nhất định đối với mỗi mặt hàng
Đối với bên dịch vụ đóng bao cần quy định từng mức phí ứng với từng mức hao hụt: hao hụt ít sẽ được trả công cao hơn, điều này ràng buộc trách nhiệm của họ. Những quy định này nên đưa vào điều khoảng hợp đồng trước.
Trục lợi khi có sự cấu kết của người tham gia bảo hiểm và nhân viên bảo hiểm
Thực trạng trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển dạng này thường xảy ra ở Việt Nam cũng như ở những nước mà ngành bảo hiểm mới phát triển. Dạng trục lợi này thường diễn ra khi người mua bảo hiểm biết được thông tin sự kiện đã xảy ra rồi mới đi mua bảo hiểm ở các công cty bảo hiểm, ở đây thường có sự cấu kết với nhân viên bảo hiểm là chủ yếu. Họ sẽ đóng phí bảo hiểm cao hơn nhưng lại mang về được khoản bồi thường rất lớn.
Đã xảy ra tổn thất cho hàng hóa mới đi mua bảo hiểm
Vụ việc
Người bảo hiểm: Công ty Cổ phần bảo hiểm PJICO, Việt Nam
Người được bảo hiểm: Công ty TNHH Việt Thái Phong
Vụ việc được phát hiện ở Công ty Cổ phần bảo hiểm PJICO thuộc hình thức trục lợi bảo hiểm này. Chủ của lô hàng tìm cách thông đồng với người bán bảo hiểm hoặc tìm cách lừa người bán ghi lùi ngày bán bảo hiểm trở về trước so với ngày thực tế đến mua. Trong vụ trục lợi tại PJICO, lẽ ra trước ngày 1/11/2002 (thời điểm tàu Hanjin rời cảng Sài Gòn đi Hamburg) thì chủ hàng đã phải mua bảo hiểm cho lô hàng tôm của mình. Nhưng mãi đến ngày 11/11/2002 khi tàu bị hỏa hoạn tại Srilanka làm cho toàn bộ lô hàng tôm chở trên tàu bị thiệt hại, đại diện cho chủ hàng mới đến PJICO để mua bảo hiểm cho lô hàng. Đây là nguyên nhân tạo nên việc một số người có chức vụ của Công ty đã chiếm đoạt từ doanh nghiêm bảo hiểm PJICO 3,8 tỷ đồng và chia nhau.
Giải quyết
Chủ hàng bị phạt tù 12 năm, 2 lãnh đạo của Công ty bảo hiểm PJICO bị phạt tù 5 năm với tội danh là lợi dụng chức vụ quyền hạn, phạt tiền 5 triệu đồng với các đối tượng liên quan.
Nhận xét
Đối với trường hợp này, Công ty PJICO lẽ ra không được phép ký kết hợp đồng bảo hiểm, bởi vì theo Điều 22 của Luật Kinh doanh bảo hiểm Việt Nam thì hợp đồng này là vô hiệu. (Hợp đồng bảo hiểm được quy là vô hiệu khi: Tại thời điểm giao kết hợp đồng, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra hoặc tại thời điểm giao kết hợp đồng đối tượng bảo hiểm không tồn tại...)
Mức xử phạt (5 triệu đồng) trên không đủ sức răn đe những người đã và sẽ vi phạm
Những lãnh đạo của Công ty tham gia vào hành vi trục lợi trên bị xử về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn theo Bộ luật Hình sự Việt Nam
Vấn đề đặt ra
Cần tổ chức, kiểm tra và theo dõi cán bộ nhân viên, đại lý.
Cần bổ sung hành vi phạm tội trục lợi bảo hiểm vào quy định của Pháp luật (Bộ luật Hình sự Việt Nam nói riêng)
Mức xử phạt cần nghiêm khắc và có tính răn đe cao hơn
Lập hồ sơ giám định giả
Vụ việc
Người bảo hiểm: Công ty bảo hiểm IM Việt Nam
Người được bảo hiểm: Công ty XNK CN của Việt Nam
Công ty XNK CN của Việt Nam nhập một lô hàng thức ăn gia súc (bột thịt xương lợn) của Công ty Maintain của Tây Ban Nha trị giá 50.000USD, lô hàng được bảo hiểm toàn bộ. “Giấy chứng nhận bảo hiểm hàng thức ăn gia súc” được cấp bởi Công ty bảo hiểm IM Việt Nam có ghi thời hạn bảo hiểm: 2 tháng, từ 10 giờ ngày 18/12/2003 đến 10h ngày 18/2/2004 tàu chưa thể về đến cảng đích. Ngày 20/2/2004 tàu bị đắm. Theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm lô hàng trên sẽ không được bồi thuwongf vì xảy ra khi hợp đồng bảo hiểm đã hết hiệu lực. Tuy nhiên, người mua bảo hiểm đã cấu kết với nhân viên giám đinh của doanh nghiệp bảo hiểm khai ngày xảy ra tai nận trước 10h ngày 18/02/2004, cụ thể là vào ngày 17/02/2004
Giải quyết
Người bảo hiểm bồi thường vì hồ sơ giám định phù hợp
Nhận xét
Hợp đồng bảo hiểm có thời hạn bảo hiểm, tức là nếu trong khoảng thời gian đó có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm. Khai ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm trước thời hạn của hợp đồng là dạng trục lợi bảo hiểm tinh vi. Trong khi trục lợi từ phía người tham gia bảo hiểm thường khả năng thành công thấp hơn, thì dạn trục lợi bảo hiểm này thường có khả năng thanh công cao hơn rất nhiều. Vì sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, hơn nữa họ lại được sự giúp đỡ của nhân viên bảo hiểm trong việc hình thành các hồ sơ cần thiết để được nhận số tiền bồi thường.
Vấn đề đặt ra
Có cơ chế quản lý nhân viên bảo hiểm một cách hiệu quả: như công tác giám sát, kiểm soát chặt chẽ...
Nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân viên bảo hiểm đối với công việc
Công tác giảm định: chuyên viên giám định bảo hiểm phải công minh, cẩn thận và hiểu biết một cách thấu đáo về từng nghiệp vụ bảo hiểm mà mình phụ trách.
III. NGUYÊN NHÂN CỦA TRỤC LỢI BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Từ thực trang trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển trên thế giới và Việt Nam ta có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trục lợi hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, phải kể đến những nguyên nhân chính sau:
Cơ chế quản lý nhân viên bảo hiểm, đại lý, môi giới bảo hiểm của các công ty bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển chưa tốt
Do lỗi vô tình hay cố ý của nhân viên bảo hiểm. Họ có thể vô tình ghi sai ngày tham gia bảo hiểm trên giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc do thiếu trách nhiệm đã không đánh giá chính xác mức độ trầm trọng của rủi ro. Cũng có thể nhân viên bảo hiểm thông đồng với khách hàng trục lợi bảo hiểm. Họ có thể đánh giá cao mức độ tổn thất hoặc vạch đường đi nước bước cho khách hàng lợi dụng các kẽ hở về giấy tờ, thủ tục giám định, bồi thường để trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Bản thân những lý do trên lại do chính cơ chế quản lý của các doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm có cơ chế quản lý, kiểm tra chặt chẽ và có biện pháp phạt và răn đe các hành vi trục lợi đó thì bản thân nhân viên bảo hiểm sẽ cẩn trọng hơn trong giao dịch với khách hàng giảm được lỗi vô ý và không có ý muốn trục lợi.
Trao đổi thông tin về khách hàng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm chưa được chú trọng
Thị trường bảo hiểm luôn sôi động, phức tạp, tình hình cạnh trang ngày càng khốc liệt nên các doanh nghiệp bảo hiểm luôn giữ bí mật thông tin. Việc trao đổi những thông tin cần thiết về khách hàng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm hầu như không có. Vì vậy hàng hóa có thể tham gia bao rhieemr ở nhiều doanh nghiệp bảo hiểm. Khi rủi ro tổn thất xảy ra họ nhận được tiền bồi thường ở tất cả các công ty bảo hiểm.
Cán bộ nhân viên bảo hiểm yếu về nghiệp vụ chuyên môn, chưa hiểu rõ về người tham gia bảo hiểm, hàng hóa được bảo hiểm, tàu chở hàng cũng như chưa nắm vững được những tập quán giao nhận tại các cảng trên thế giới
Như thực tế trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển ta thấy có trường hợp hàng hóa được mua bảo hiểm bởi một công ty không có thật, được vận chuyển trên một con tàu ma, hay hàng hóa thuwongf có những đặc điểm khác nhau về tính chất cũng như phương pháp bảo quản, đóng gói hoặc tập quán giao nhận tại một số cảng trên thế giới có quy định lỏng lẻo. Vì thế chính vì nhân viên doanh nghiệp bảo hiểm chưa có sự tìm hiểu thích đáng về các vấn đề trên trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm nên thường bị trục lợi.
Công tác quản lý rủi ro và giám định tổn thất chưa hiệu quả
Công tác quản lý rủi ro là một công tác quan trọng trong việc phòng chống trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. Doanh nghiệp bảo hiểm không chú trọng đến công tác quản lý rủi ro sẽ không đánh giá đúng mức độ rủi ro đối với mỗi loại hàng hóa, khu vực địa lý... vì thế sẽ dễ bị trục lợi.
Giám định tổn thất chưa hiệu quả là nguyên nhân xảy ra trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển ở các nước mà công tác giám định chưa chuyên nghiệp, hơn nữa chưa có tinh thần trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại đòi bồi thường, nếu bản thân nghiệp vụ của nhân viên giám định không cao, hay họ lại liên kết với bên tham gia bảo hiểm sẽ gây tổn thất về tài chính hay uy tín của các doanh nghiệp bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Hệ thống pháp luật về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển chưa hoàn chỉnh
Do những kẽ hở của luật pháp bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và do thực hiện pháp luật không nghiêm, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát và xử lý, nên nhiều người nảy sinh hành vi gian lận.
Các biện pháp chế tài và tiền phạt của các cơ quan chức năng chưa đủ mạnh để răn đe các doanh nghiệp và các cá nhân tham gia bảo hiểm. Nếu các biện pháp chế tài của các cơ quan chức năng đối với các trường hợp trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển đủ mạnh thì sẽ răn đe được người có ý định trục lợi.
Việc không quy định rõ quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ bảo hiểm, không quy định trách nghiệp và nghĩa vụ của người chuyên chở, chủ tàu, của nhân viên cảng, dễ phát sinh các hành vi trục lợi.
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TRỤC LỢI
BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK ĐƯỜNG BIỂN
I. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU ĐƯỜNG BIỂN TRÊN THẾ GIỚI
Có một thực tế là thị trường bảo hiểm càng phát triển, mức độ trục lợi càng nghiêm trọng, thủ đoạn càng tinh vi khiến cho việc phát hiện, điều tra,truy tố, xét xử càng trở nên khó khăn. Theo đánh giá của các tổ chức nghiên cứu về trục lợi bảo hiểm ở Mỹ, nếu trục lợi bảo hiểm là một doanh nghiệp thì doanh nghiệp này sẽ đứng đầu danh sách 500 công ty lớn nhất trên thế giới về doanh thu theo kết quả xếp hạng của tạp chí Fortune.
Mức độ thiệt hại do trục lợi bảo hiểm gây ra tại một nước trên thế giới ví như : Nam Phi có 8 – 35% số khiếu nại bảo hiểm được các doanh nghiệp bảo hiểm chi trả có dấu hiệu trục lợi, gây thiệt hại 2-3 tỷ Rand (Khoảng 300 – 400 triệu USD), Đức có 10 – 30% số phí bảo hiểm thu lợi bị thất thoát do trục lợi trong khâu bồi thường. Thụy Sỹ có 10% quyền lợi bảo hiểm đã được chi trả cho các khiếu nại giả mạo . New Zealand có trên 15% khiếu nại bồi thường có yếu tố trục lợi . Tại Mỹ chỉ tính riêng các vụ đã phát hiện, mỗi năm số tiền trục lợi bảo hiểm nói chung cũng đủ thấy được nhu cầu cấp thiết cho việc đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế trục lợi bải hiểm nói chung và bảo hiểm hang hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển nói riêng.
Hiện nay , việc phòng chống trục lợi bảo hiển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển được các doanh nghiệp bảo hiểm hết sức coi trọng đặt biệt ở các nước có ngành bảo hiểm và an ninh hang hải phát triển.
Các biện pháp hiện nay các nước như : Mỹ , Anh , Nhật áp dụng vầ đạt hiệu quả cao như.
● Quy định trong đơn bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm hang hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển rất chặc chẻ và chuẩn mực
Những quy định về quyền lợi và nghĩa vụ các bên được quy định rỏ ràng, hơn nữa đối với một số hang hóa nhất định trong hợp đồng bảo hiểm được quy định them mức miễn trừ hợp lý . Khi những quy định trong hợp đồng bảo hiểm được quy định một cách đầy đủ rỏ ràng và chặc chẽ sẽ là biện pháp đầu tiên đáng tin cậy để chống trục lợi bảo hiểm.
● Cơ chế quản lý chặt chẽ
Việc quản lý nhân viên của các công ty bảo hiểm trên thế giới là rất nghiêm ngặt, điều đó xuất phát từ việc phần lớn các công ty bảo hiểm trên thế giới là của tư nhân nên vì lợi ích của mình nên các công ty luôn hạn chế tối đa khả năng bị trục lợi. Việc áp dụng các biện pháp như công khai tên tuổi của nhân viên có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp trên toàn hệ thống bảo hiểm và các công ty bảo hiểm sẽ không bao giờ nhận những nhân viên đó làm việc. Giảm được các khả năng trục lợi dạng này sẽ giảm đáng kể số vụ trục lợi . Hơn nữa công tác giáo dục ý thức trách nhiệm đối với nhân viên bảo hiểm luôn được chú trọng do đó ở những nước này có rủi ro về đạo đức nghề nghiệp là rất ít.
● Các cơ quan chuyên trách chống trục lợi bảo hiểm phát huy được vai trò của mình trong việc phát hiện và hạn chế trục lợi bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển nói riêng
Tại Australia giữa những năm 1980 nhiều công ty bảo hiểm nhận ra rằng cần một tổ chức tập trung để điều tra các đơn khiếu nại bảo hiểm . Những đơn vị này có một đôi ngũ các nhân viên có kinh nghiệm về đơn bảo hiểm những người mà đã được đào tạo thêm về điều tra và phát hiện trục lợi bảo hiểm, họ được tập hợp các doanh ngiệp bảo hiểm khác nhau. Những đơn vị này cũng thuê cả cảnh sát và các nhân viên điều tra cá kinh nghiệm khác . Những chương trình chống trục lợi được phát triển để giúp đỡ các cán bộ trong việc phát triển ra trục lợi bảo hiểm. Nhân viên bảo hiểm nghi ngờ về đơn khiếu nại bảo hiểm ngay lập tức sẽ được gửi tới đơn vị điều tra trước khi đưa ra quyết định từ chối hay bồi thường. Thành viên của các tổ chức chống trục lợi này chình là các doanh nghiệp bảo hiểm, thường có một số lượng lớn các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thậm chí có các giám định danh tiếng . Mục tiêu của các tổ chức này là giúp đỡ các thành viên trong việc phát hiện và kiểm soat trục lợi. Đóng góp lớn nhất của các tổ chức này là tạo ra một trang cơ sở dữ liệu về đơn bảo hiểm, thong tin về việc phá sản và nợ xấu của những đối tượng tham gia hoạt động bảo hiểm. Việc thành lập một cơ sở giữ liệu chung sẽ đảm bảo rằng kẻ trục lợi bảo hiểm không thực hiện hành vi của mình ở nhiều công ty bảo hiểm khác nhau mà không bị phát hiện và phạt.
Tại Mỹ , khi nhận thấy trục lợi bảo hiểm tăng mạnh , vào năm 1992 Ủy ban phòng chống trục lợi bảo hiểm quốc gia được thành lập ( NICB National Insurance Crime Bureau) . Ủy ban bao gồm 1000 các công ty bảo hiểm thành viên. NICB là tổ chức phi lợi nhuận thành lập nhằm chống trục lợi . Để giúp đỡ các thành viên chống trục lợi. NICB hoạt động như các cầu nối giữa các công ty bảo hiểm và Liên Bang, nhà nước và các đại lý thi hành luật ở địa phương. NICB vận động các nhà làm luật đưa ra những quy định về trục lợi bảo hiểm và thành lập ủy ban trục lợi bảo hiểm . 200 chuyên gia điều tra được đào tạo đặc biệt phòng chống trục lợi bảo hiểm được đào tạo để giúp đỡ và đưa lời khuyên cho các công ty bảo hiểm thanh viên.
Thành công lớn nhất cua NICB là thành lập được cở sở dữ liệu trục lợi bảo hiểm “NICB EyeQTM” . Cơ sở dữ liệu này gồm 350 nghìn đơn yêu cầu bồi thường được cung cấp bởi các công ty thành viên. Thông tin trên trang cơ sở dữ liệu luôn sẵn sàng cho các công ty bảo hiểm thành viên và đại lý thi hành luật. Để truy cập được những thông tin này đòi hỏi làm việc trực tuyến và có tài khoảng trong hệ thống. Các thông tin về tên, địa chỉ , điện thoại, số chứng minh nhân dân, giấy phép hoạt động và các thông tin cụ thể khác. Kể từ khi thành lập vào tháng 4 năm 1995, NICB EyeQTM đã giúp phát hiện ra hàng loạt các đơn bảo hiểm của kẻ trục lợi
● Hệ thống pháp luật của các nước này có quy định rất rõ ràng về các chế tài đối với hành vi trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
Các nước này có hệ thống luật riêng về hợp đồng bảo hiểm hàng hải có định nghĩa rất chi tiết vể các vấn đề lien quan đến hợp đồng bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. Ví dụ: Luật bảo hiểm hàng hải Anh (MIA 1906) là bộ luật quy định chi tiết nhất về các vấn đề trong bảo hiểm hàng hải được rất nhiều nước áp dụng.
II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI VIỆT NAM
1. Các biện pháp phòng chống trục lợi bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam.
Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam thường hạn chế trục lợi bảo hiểm bằng cách thực hiện công tác quản lý rủi ro, quản lý hợp đồng bảo hiểm và phát hiện khả năng trục lợi bằng kinh nghiệm của các nhân viên bảo hiểm có trình độ chuyên môn cao.
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Người bảo hiểm cần phải chú trọng đến công tác quản lý rủi ro để lường trước được các khả năng sảy ra trục lợi. Nhận thức được điều này , các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cũng đã áp dụng nhiều biện pháp để quản lý rủi ro như: Thực hiện các khâu điều tra, thu thập những thông tin lien quan đến đối tượng được bảo hiểm, đặc điểm của rủi ro và chính bản than khách hàng bảo hiểm Sau khi hợp đồng được ký kết, doanh nghiệp bảo hiểm phải tổ chức quản lý hợp đồng, theo dõi toàn bộ quá trình thực hiện hợp đồng của cả hai bên. Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển thường phức tạp và kéo dài vì vậy quản lý hợp đồng là công việc trọng tâm trong quản lý khách hàng bảo hiểm.
Quản lý hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển được thực hiện theo những nội dung chủ yếu sau:
Quản lý số lượng hợp đồng bảo hiểm
Quản lý chất lượng thực hiện hợp đồng
Việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là trách nhiệm nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm đối với khách hàng. Chất lượng thực hiện hợp đồng tốt hay xuất ảnh hưởng trực tiếp đến sự tín nhiệm của khách hàng và xã hội đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Quản lý chất lượng thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là một nội dung quan trọng nhất và phạm vi rất rộng bao gồm cả việc đề phòng và hạn chế tổn thất, giám định và bồi thường bảo hiểm, trong đó khâu giám định luôn là khâu dễ bị trục lợi bảo hiểm. Nhận thức được vấn đề trên , doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã tổ chức quản lý hợp đồng, theo dõi thực hiện hợp đồng để hạn chế tình trạng trục lợp bảo hiểm.
Việc phát hiện những nghi ngờ và khả năng trục lợi ở một số mặt hàng, tàu, một số cảng, người tham gia bảo hiểm... thường nhờ vào kinh nghiệm của những cán bộ có chuyên môn cao. Từ đó phối hợp với các cơ quan điều tra, công an để phát hiện và phòng chống trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển.
2.Các quy định của pháp luật nhằm phòng chống trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển ở Việt Nam
2.1.Luật kinh doanh bảo hiểm 2000
Đối với các hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài, trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia thường chịu sự điều chỉnh của cả luật trong nước cũng như luật quốc tế. Tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế nên trong phần giải pháp này, nhóm nghiên cứu chỉ xin phân tích và đề xuất một số biện pháp liên quan đến luật của Việt Nam.
Hiện nay, ở nước ta, Luật Kinh doanh Bảo Hiểm năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2010 là nguồn luật chính điều chỉnh trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, trong nguồn luật này vẫn còn phát sinh một số điểm chưa phù hợp và chặt chẽ mà nhóm nghiên cứu xin được mạnh dạn đề xuất sửa đổi.
Quy định của pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm trong quan hệ pháp luật bảo hiểm.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động mang tính nghiệp vụ cao, kỹ thuật bảo hiểm hàng hóa xuất nhập mang tính trừu tượng khó hiểu. Các nguyên tắc, điều khoản bảo hiểm chứa đựng những thuật ngữ chuyên ngành thường khó hiểu, nên dẫn đến việc một số khách hàng dù cố gắng đến mấy vẫn không thể hiểu rõ nội dung của nó. Như vậy, nếu thiếu sự cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm khó có thể đi đến quyết định giao kết hợp đồng.
Tại Điểm a, Khoản 2 Điều 17 Luật kinh doanh bảo hiểm (Luật KDBH) quy định: Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ bên mua bảo hiểm. Khoản 1 Điều 19 Luật KDBH cũng quy định: Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó. Ngược lại, bên mua bảo hiểm khi tham gia quan hệ bảo hiểm cũng phải công bố các thông tin liên quan đến hàng hóa mà mình mua bảo hiểm. Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 18, Luật KDBH thì: “bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”. Và để đảm bảo nguyên tắc trung thực tuyệt đối của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm cũng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin mà họ đưa ra. Tuy nhiên, như đã trình bày, chỉ có doanh nghiệp bảo hiểm là người biết rõ nhất sản phẩm bảo hiểm mà mình thiết kế, bao gồm những thông tin nào là cần thiết cho việc hình thành nên quan hệ hợp đồng bảo hiểm, do vậy, pháp luật cho phép bên mua bảo hiểm chỉ phải cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm mà thôi. Như vậy, nếu việc không cung cấp thông tin từ phía bên mua bảo hiểm là do doanh nghiệp bảo hiểm không yêu cầu, thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng không áp dụng trường hợp này để đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 19, Luật KDBH về trách nhiệm cung cấp thông tin.
Nhận xét
Luật KDBH có những quy định mâu thuẫn liên quan đến hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Theo quy định tại Điều 19 Luật KDBH, nếu một bên cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên kia có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng. Nếu bên mua bảo hiểm cung cấp thông tin sai sự thật thì DNBH có quyền thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ hợp đồng. Ngược lại, nếu doanh nghiệp cung cấp thông tin sai sự thật mà gây thiệt hại cho bên mua bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đòi bồi thường. Việc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm về bản chất là hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, Điều 22 của Luật KDBH lại quy định, nếu một bên có hành vi lừa dối thì hợp đồng vô hiệu và được xử lý theo quy định của BLDS và các quy định pháp luật liên quan. Mà theo quy định của BLDS, nếu hợp đồng vô hiệu thì các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên nào có lỗi thì phải bồi thường thiệt hại. Rõ ràng, cùng một vấn đề đã có hai cách xử lý khác nhau cùng được quy định trong Luật KDBH
Về mặt lý luận, nếu có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng thì hợp đồng đó phải vô hiệu vì đã không tuân thủ nguyên tắc trung thực khi giao kết. BLDS năm 2005 quy định, nếu một bên bị lừa dối thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong thời hạn một năm, kể từ ngày ký kết hợp đồng (Điều 142 và Điều 145). Vì vậy, việc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm không thể dẫn đến hành vi đình chỉ thực hiện hợp đồng. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất sửa đổi Điều 19 khoản 2 và khoản 3 theo hướng: bỏ khoản 3 Điều 19 và sửa đổi khoản 2 Điều 19 điểm a, bằng cách bỏ cụm từ "nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm". Khi đó, Điều 19 khoản 2 chỉ áp dụng cho trường hợp bên mua bảo hiểm không thực hiện các nghĩa vụ cung cấp thông tin khi thực hiện hợp đồng, còn nếu các bên cung cấp thông tin sai sự thật để giao kết hợp đồng, sẽ áp dụng quy định tại Điều 22.
Ngoài ra, để phòng chống việc trục lợi bảo hiểm, bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người tham gia bảo hiểm, cần có thêm các chế tài nghiêm khắc, đủ mạnh, có giá trị răn đe, ngăn chặn, thậm chí xử lý hình sự đối với hành vi trục lợi bảo hiểm gây hậu quả lớn về tài sản, đạo đức, nhân cách, làm giảm sút lòng tin đối với cán bộ, công chức, tổ chức, cơ quan nhà nước.
Quy định về giới hạn bồi thường.
Trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, một trong những nội dung mà các bên không thể bỏ qua, đó là, phải xác định mối liên hệ giữa mức bồi thường và quyền lợi được bảo hiểm. Mối liên hệ này thể hiện ở quyền lợi tài chính của người được bảo hiểm đối với tài sản bảo hiểm. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không được vượt quá mức độ quyền lợi tài chính của người đó đối với tài sản bảo hiểm. Điều này cũng có nghĩa rằng, người tham gia bảo hiểm tài sản không được kiếm lời qua con đường bảo hiểm, nhiều nhất người bảo hiểm cũng chỉ được bồi thường những gì mình đã mất chứ không thể nhiều hơn những gì đã mất.
Quán triệt nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản, Luật KDBH đã quy định về căn cứ bồi thường tại Điều 46 như sau:
“1. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.và số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm
2. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.”
Nhận xét
Thứ nhất, Điểm 1 Điều 46 quy định, căn cứ để xem xét bồi thường trong quan hệ bảo hiểm tài sản là “giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế”. Tuy nhiên, vấn đề xác định giá thị trường là một việc khá khó khăn vì thực tế, giá thị trường thường tính được đối với những tài sản còn mới, trong khi đó, tài sản rơi vào trường hợp bảo hiểm có cả các tài sản đã qua sử dụng. Vì vậy, việc xác định thiệt hại thực tế xảy ra đối với tài sản bảo hiểm chỉ mang tính ước đoán. Để thực hiện được điều khoản về căn cứ bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm cần phải thống nhất thêm về cách thức và biện pháp xác định giá trị của tài sản bảo hiểm tại thời điểm và nơi xảy ra tổn thất.
Thứ hai, mục đích của Điều 46 là nhằm để chống trục lợi bảo hiểm trong khi đó lại cho phép các bên thỏa thuận về số tiền bồi thường mà không dựa vào căn cứ bồi thường (“có thêm các thỏa thuận khác”). Quy định này vô hình chung đã làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật. Vì vậy, theo nhóm nghiên cứu, tại Khoản 1 và 2 Điều 46 nên bỏ cụm từ “trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm” để đảm bảo mục đích chống trục lợi cũng như đảm bảo tính thống nhất và nghiêm minh của pháp luật.
Quy định về hợp đồng bảo hiểm trên giá trị.
Điều 42 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định:
“1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.
2. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.”
Trên thực tế, hợp đồng bảo hiểm tài sản được giao kết trên giá trị thường thường là do bên mua bảo hiểm cố ý để được hưởng quyền lợi tài chính nhiều hơn mình có. Nói cách khác, có thể coi đây là hành vi trục lợi thông qua việc người mua cố tình yêu cầu một số tiền bảo hiểm lớn hơn giá thị trường của tài sản.
Nhận xét
Thứ nhất, phần cuối Khoản 1, Điều 42 Luật KDBH quy định “Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị” nhưng ở Khoản 2 lại quy định “Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan…”. Theo nhóm nghiên cứu, quy định như trên là không thống nhất giữa khoản 1 và khoản 2, cụ thể ở khoản 1 đã quy định không cho phép thì không nên có quy định tại Khoản 2, bởi vì quy định tại khoản 2 là thừa nhận sự tồn tại của hợp đồng bảo hiểm trên giá trị.
Thứ hai, nội dung quy định tại Khoản 2 là không khả thi, bởi vì tiêu chí để xác định thế nào là vô ý và thế nào là cố ý trên thực tế là không có cơ sở, trong nhiều trường hợp chỉ là sự suy đoán chủ quan. Vì vậy, ý nghĩa chống trục lợi của quy định này trên thực tế sẽ rất khó áp dụng, theo nhóm nghiên cứu, nên bỏ Khoản 2 của Điều 42, tức là không thừa nhận sự tồn tại của hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị dù là vô ý hay cố ý, tức là nếu trường hợp các bên có giao kết thì hợp đồng sẽ không phát sinh hiệu lực pháp lý. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của bên mua bảo hiểm trong trường hợp họ giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hoàn toàn do lỗi vô ý, pháp luật nên cho phép một biên độ giao động giữa giá thị trường của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng và số tiền bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm đối với tài sản, biên độ này có thể là (+)(-) 5% để chống trục lợi.
Quy định của pháp luật về bảo hiểm trùng
Bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm. Pháp luật không cấm bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm trùng cho tài sản bởi vì đây là quyền định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản. Tức là, chủ tài sản được quyền mua bảo hiểm cho tài sản tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình đối với tài sản.Tuy nhiên, trong quan hệ này, bên được bảo hiểm không được phép lợi dụng yếu tố: phí bảo hiểm phải trả cho một tài sản là rất nhỏ so với giá trị tài sản để yêu cầu bảo hiểm nhiều lần cho tài sản tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau nhằm mục đích nhận được khoản tiền bảo hiểm lớn hơn nhiều lần so với giá trị của tài sản bảo hiểm. Để ngăn chặn mục đích trục lợi trong trường hợp này, khoản 2 Điều 44 Luật KDBH quy định: “Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản”. Quy định trên có thể được hiểu là, pháp luật không cấm bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm nhiều lần cho một tài sản tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm với cùng điều khoản và sự kiện bảo hiểm, nhưng khi mua thì phải có nghĩa vụ thông báo cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác biết về điều này. Trên cơ sở các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cùng chịu trách nhiệm trong phạm vi cam kết của mình trên tổng giá trị thiệt hại.
Pháp luật không cấm giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng trong bảo hiểm tài sản và mục đích của bên mua bảo hiểm khi tham gia vào quan hệ bảo hiểm tài sản là nhằm chuyển giao rủi ro và để giảm bớt rủi ro, bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho tài sản của mình tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau với cùng một điều kiện và sự kiện bảo hiểm. Sở dĩ họ chọn cách thức này vì bản thân hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng hàm chứa các rủi ro, nếu một trong các doanh nghiệp bảo hiểm này phá sản thì bên mua bảo hiểm có thể đòi bồi thường ở các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại. Yếu tố mà pháp luật cấm ở đây là khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, bên mua bảo hiểm không được đòi các doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường theo thỏa thuận trong hợp đồng, tức sau khi nhận tiền bồi thường thì số tiền này lớn hơn nhiều lần thiệt hại của tài sản bảo hiểm. Nếu bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng rồi lập hồ sơ đòi từng doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường theo từng cam kết để nhận được số tiền lớn hơn giá trị tài sản, thì hành vi này được xem là lừa đảo và sẽ bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Quy định về nghĩa vụ áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất đối với bên mua bảo hiểm
Như đã nói, bảo hiểm là sự hoán chuyển rủi ro từ người được bảo hiểm sang doanh nghiệp bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Rủi ro dẫn đến sự kiện bảo hiểm phải là những rủi ro mà bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm không lường trước được. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa rằng, một khi có rủi ro xảy ra, con người sẽ hoàn toàn bất lực trước những tổn thất mà nó mang lại. Rủi ro là yếu tố xảy ra ngoài ý muốn của các bên tham gia vào quan hệ bảo hiểm, nhưng ngược lại, khi có rủi ro xảy ra, con người có thể thực hiện những biện pháp nhất định nhằm hạn chế tối đa những tổn thất có thể xảy ra. Con người không thể quyết định được rủi ro có xảy ra hay không, nhưng có thể quyết định được việc giảm bớt những tổn thất do rủi ro mang lại bằng những biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất.
Từ những phân tích trên cho thấy, khi chủ sở hữu tài sản đã mua bảo hiểm cho tài sản thì họ đã chuyển giao những rủi ro của mình sang cho doanh nghiệp bảo hiểm nếu tài sản bảo hiểm gặp rủi ro trong phạm vi bảo hiểm dẫn đến tổn thất. Tuy nhiên, khi mua bảo hiểm, rõ ràng bên mua bảo hiểm cũng không mong muốn tổn thất sẽ xảy ra đối với tài sản, bởi vì, đó là những tài sản thuộc quyền sở hữu của họ. Như vậy, để thể hiện sự không mong muốn này, trong thời gian mua bảo hiểm, họ phải thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất có thể xảy ra đối với tài sản bảo hiểm.
Trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, pháp luật cho phép các bên tham gia giao kết hợp đồng được ấn định một số tiền bảo hiểm cho tài sản, số tiền này về nguyên tắc phải tương đương với giá trị của tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế, sự tương xứng này không thể mang tính tuyệt đối, bởi vì, số tiền bảo hiểm được xác định căn cứ vào giá trị của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng, mà đặc trưng của tài sản thì thường hao mòn (giảm giá trị) thông qua quá trình sử dụng. Do vậy, khi tổn thất xảy ra, nếu không còn tài sản để xác định giá trị tại thời điểm xảy ra tổn thất, thông thường doanh nghiệp bảo hiểm sẽ căn cứ vào số tiền bảo hiểm để ấn định số tiền bồi thường và ở một chừng mực nào đó, số tiền bồi thường dựa vào căn cứ này sẽ có lợi cho bên được bảo hiểm. Trước thực tế này, rất nhiều trường hợp, người được bảo hiểm đã nảy sinh ý đồ trục lợi thông qua việc để mặc cho tổn thất xảy ra nhằm hưởng tiền bồi thường từ doanh nghiệp bảo hiểm.
Để ngăn chặn ý đồ trục lợi của bên mua bảo hiểm (người được bảo hiểm), Điều 50 Luật KDBH quy định:
Người được bảo hiểm phải thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động, vệ sinh lao động và những quy định khác của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế rủi ro.
Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
Như vậy
Việc pháp luật cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm là biện pháp ngăn chặn người được bảo hiểm thực hiện ý đồ trục lợi của mình. Ngoài ra, liên quan đến nghĩa vụ đề phòng, hạn chế tổn thất đối với tài sản bảo hiểm của người được bảo hiểm, pháp luật còn ngăn chặn mục đích trục lợi trong quan hệ bảo hiểm tài sản thông qua quy định người được bảo hiểm không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm, trừ trường hợp, người được bảo hiểm từ bỏ tài sản là nhằm để tránh tổn thất chung, vì cứu người hoặc trong trường hợp khẩn cấp… Quy định không được phép từ bỏ tài sản xuất phát từ yêu cầu bảo vệ tài sản để tránh tổn thất xảy ra, dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm bồi thường từ hành vi vô trách nhiệm đối với tài sản bảo hiểm của người được bảo hiểm. Đồng thời, quy định này cũng nhằm tránh tình trạng lợi dụng rủi ro để hủy hoại tài sản nhằm mục đích trục lợi của bên được bảo hiểm.
Quy định về nghĩa vụ bồi thường kịp thời cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm
Mục đích của bên được bảo hiểm khi tham gia quan hệ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là khôi phục một cách nhanh chóng tình trạng tài chính của mình khi hàng hóa bảo hiểm bị tổn thất, đây là ý định chính đáng được pháp luật thừa nhận. Hơn nữa, khác với các hoạt động kinh doanh khác, hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động dịch vụ tạo ra sản phẩm vô hình. Mục đích của bảo hiểm là đem lại sự an tâm, an toàn về mặt tài chính cho người tham gia bảo hiểm trước những rủi ro có thể xảy ra. Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm trừu tượng nên không dễ nhìn thấy được và không dễ nhận biết được lợi ích cơ bản, công dụng của sản phẩm. Sản phẩm bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng là lời hứa, là sự cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm: sẽ bồi thường cho khách hàng khi tổn thất xảy ra đối với tài sản bảo hiểm.
Hành vi trây ỳ trong việc bồi thường cho người được bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đương biển nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp bảo hiểm cần được pháp luật nghiêm cấm. Bởi vì, hành vi này không những gây thiệt hại cho người được bảo hiểm mà còn ảnh hưởng rất lớn đến uy tín kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm, tác động xấu đến quá trình xây dựng và phát triển thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm tài sản nói riêng. Tuy nhiên, trên thực tế, trong một số trường hợp, vì lợi ích thiển cận trước mắt của chính doanh nghiệp bảo hiểm hoặc lợi ích cá nhân của mình mà một số nhân viên bảo hiểm đã cố tình dây dưa trong việc thực hiện bồi thường cho người được bảo hiểm. Để ngăn chặn hành vi trục lợi này, pháp luật đã quy định một trong những nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp bảo hiểm là “Bồi thường kịp thời cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Ngoài ra, để bảo vệ quyền lợi cho người được bảo hiểm, Điều 29 Luật KDBH quy định: “Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trong trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường”. Đây là thời gian ấn định để doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ bồi thường của mình. Đồng thời quy định này cũng có ý nghĩa ngăn ngừa việc doanh nghiệp bảo hiểm cố tình không đưa điều khoản về thời hạn trả tiền bồi thường trong hợp đồng nhằm kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ bồi thường để chiếm dụng vốn của người được bảo hiểm.
Tóm lại, trục lợi bảo hiểm tài sản là những hành vi lừa dối nhằm hưởng lợi bất hợp pháp trong quan hệ bảo hiểm tài sản. Hiện nay, hiện tượng trục lợi trong bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng đang là vấn đề đáng quan ngại, làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm tài sản nói riêng. Việc nhận diện các hành vi trục lợi để có cơ chế xử lý phù hợp đóng vai trò hết sức quan trọng cho công cuộc xây dựng và phát triển lành mạnh thị trường bảo hiểm tài sản ở Việt Nam.
2.2. Các chế tài ngăn chặn hành vi trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
Để chi trả bảo hiểm đúng và tránh gian lận, Nhà nước cũng có những chế tài ngăn chặn.
Về dân sự, theo quy định tại Điều 17 Luật kinh doanh bảo hiểm, khi phát hiện hành vi trục lợi, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng dân sự được giao kết do bị lừa dối có thể dẫn đến hợp đồng bị tuyên là vô hiệu và “không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên; các bên khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Tuỳ từng trường hợp, xét theo tính chất của giao dịch vô hiệu, tài sản giao dịch và hoa lợi, lợi tức thu được có thể bị tịch thu theo quy định của pháp luật”.
Đối với những hành vi trục lợi bảo hiểm không có đủ các điều kiện để cấu thành tội phạm (chẳng hạn mức độ không nghiêm trọng, vi phạm lần đầu, đã khắc phục được hậu quả v.v...), người thực hiện hành vi trục lợi có thể phải chịu các chế tài hành chính theo quy định tại Điều 15, Nghị định 118/2003/NĐ-CP ngày 13/10/2003 của Chính phủ như:
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi trục lợi để nhận tiền bồi thường, tiền bảo hiểm
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm hay doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có một trong những hành vi như yêu cầu người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm trả thù lao, hay các quyền lợi vật chất khác trái pháp luật trong quá trình giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm hoặc đồng loã với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và các biện pháp phòng chống”, tiểu luận đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đó là:
Chương 1: Nghiên cứu một cách hệ thống những cơ sở lý luận về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trang bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển trên thế giới cũng như ở Việt Nam và những nguyên nhân dẫn đến trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Chương 3: Nghiên cứu các biện pháp hạn chế trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển trên thế giới và Việt Nam hiện nay
Chúng em tin rằng có sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng và doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, áp dụng những biện pháp phù hợp một cách nghiêm túc thì sẽ hạn chế được hành vi trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. Do thời gian nghiên cứu và hiểu biết có hạn, tiểu luận không tránh khỏi nhiều sai sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU VĂN BẢN
1. GS.TS, Hoàng Văn Châu (2006), Giáo trình bảo hiểm trong kinh doanh, NXB Lao Động Xã Hội
2. Nguyễn Văn Định (2005), Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm, NXB Thống Kê
3. Triệu Hồng Cẩm (2006), Vận tải quốc tế và bảo hiểm vận tải quốc tế, NXB Văn hóa Sài Gòn
4. Nguyễn Vũ Hoàng (2001), Những khía cạnh kinh tế và luật pháp về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển trong thương mại quốc tế, NXB Chính Trị Quốc Gia
5. Trường Mộc Lâm (2002), Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm hàng hóa, NXK Thống Kê
6. Quốc hội ban hành (2005), Bộ Luật Dân Sự 2005, NXB Chính Trị Quốc Gia
7. Quốc hội ban hành (2005), Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2000, NXB Chính Trị Quốc Gia
8. Hồ Thủy Tiên (2007), Bảo hiểm hàng hải, NXB Tài Chính.
9. Đỗ Hữu Vinh (2003), Bảo hiểm và giám định hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, NXK Tài Chính
II. TRANG WEBSITES
1.
2.
3.
4.
5.
6.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và biện pháp phòng chống.doc