Trước tác của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam

Hoạt động văn học của Phan Mạnh Danh kéo dài từ những năm cuối thế kỷ XIX sang hơn bốn thập niên đầu thế kỷ XX –một thời kỳ phức tạp và nhạy cảm trong cả đời sống lẫn văn học. Trong thời gian này, Phan Mạnh Danh đã khéo léo bắc nhịp cầu nối, làm mờ đi vết đứt gẫy giữa hai giai đoạn văn học bằng hàng loạt các trước tác của mình. Ở phương diện văn hóa, Phan Mạnh Danh đã bằng các hoạt động sáng tác, biên tập và phiên dịch đem đến cho thế hệ sau một con đường để tự “tìm về với truyền thống”. Với ông, chữ Quốc ngữ dầu có thay thế được chữ Hán và chữ Nôm trong đời sống sinh hoạt thì chữ Hán và chữ Nôm vẫn có những giá trị tự trong bản thân mà không một thứ ngôn ngữ văn tự khác nào thay thế được. Hệ thống những trước tác của ông, có thể nói là những kết tinh độc đáo của tinh hoa văn hóa văn học của hàng nghìn năm Nho học ươm mầm, bén rễ và phát triển ở Việt Nam. Bên cạnh rất nhiều những mặt tích cực trong trước tác của Phan Mạnh Danh đã được đề cập ở trên vẫn không thể phủ nhận những hạn chế vẫn còn tồn tại trong một vài trước tác của ông. Song những hạn chế đó vẫn không làm mờ đi những cống hiến của ông đối với nền văn học văn hóa nước nhà. Đó chính là cái mục đích mà luận văn hướng tới để đưa Phan Mạnh Danh trở về với tấm chân dung đích thực của một tác giả văn học. Mặc dù đã cố gắng nhưng trong khuôn khổ một luận văn, do giới hạn thời gian chắc hẳn có những vấn đề chúng tôi chưa kịp đề cập đến, hoặc mới điểm qua sơ lược, chúng tôi sẽ cố gắng để hoàn thiện hơn trong một nghiên cứu khác.

pdf23 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trước tác của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kỳ nhất, kỳ nhị). Ở đây ta khoan xét đến bài thơ chữ Trung tiêu đạo biệt. Chỉ ba bài thơ thuận nghịch độc sau đã thấy thi nhân là một bậc kì tài. Hầu hết cả ba bài đều đảm bảo được vận luật của một bài thơ thất ngôn bát cú đường luật (Trừ bài Tích biệt - Kỳ nhất, thơ Nôm đọc ngược từ bài chữ là không hợp vần). Về ý nghĩa, giữa bài đọc xuôi và đọc ngược có bài đúng nghĩa nhau (Tích biệt – kỳ nhị), có bài khác nhau ở một số câu (Tích biệt – kỳ nhất), có bài tạo ra sự độc đáo, khác biệt từ cách lí giải sự tình ở câu đầu hay câu cuối (Liễu âm tống biệt). Năm 1905, Tổng đốc Lê Hoan có tổ chức cuộc thi thơ ĐỀ THANH TÂM TÀI NHÂN LỤC tại tỉnh lỵ Hưng Yên. Ban chấm thi gồm có Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến và Giải nguyên Dương Lâm là các vị danh sĩ đương thời. Phan Mạnh Danh cũng tham gia cuộc thi này. Ông làm một bài tựa chữ Hán, 21 bài thơ chữ Hán, 21 bài thơ Nôm phỏng theo những bài chữ. Kết quả cuộc thi: Chu Mạnh Trinh nhất thơ chữ Nôm, Chu Thấp Hy nhất thơ chữ Hán. Không giành giải nhất nhưng bài thi của Phan Mạnh Danh cũng có nhiều điều thú vị, hấp dẫn. Với yêu cầu thứ nhất, Phan Mạnh Danh làm một bài tựa. Bài tựa kể những duyên do, sự tình khiến cho truyện của Thanh Tâm Tài Nhân được viết ra, ấy là: phong lưu oan nghiệt, chữ mệnh vì chữ tài mà chịu ghen ghét, chữ tình vì chữ sắc mà phải vương mang. Tác giả vừa kể chuyện vừa bình luận sử dụng những điển tích để thâu tóm lời văn ngắn gọn đồng thời tái tạo lại không khí mới cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn lạ lẫm mà vẫn không làm thay đổi cốt truyện. Không dừng lại đó, tác giả bộc lộ quan niệm của mình để thương tiếc cho phận má hồng nói chung: Than ôi! Kẻ có tài sắc tuyệt vời thường mắc phải nửa đời lưu lạc, là bởi nợ yên hoa ác nghiệt, gốc ở nơi hồng tuyết nguyên do. Chớ bảo rằng: nhi nữ chuyện thường, nhi nữ nghìn thu còn để tiếng, nếu nhi nữ lại nhận mình là tri kỉ, cũng đủ thôi hờn. Nếu kiếp tái sinh ở giữa đời này, ta có thấy cũng sinh lòng yêu mến”. Tác giả lại tự nhận mình là người đồng đạo, tri âm với Thanh Tâm Tài Nhân và cụ Tiên Điền, lại chỉ tưởng tượng đến người (tức Thúy Kiều) nên mới “vẽ vợi ra bức sông thu đem treo đây” mà kể lể một trường xuân mộng. Bài tựa gồm toàn những câu đối, các câu đối lại được xếp đặt theo niêm luật, số chữ trong một câu luôn thay đổi, âm thanh khi bổng khi trầm như đã nói ở trên nên đã làm mất đi cái vẻ thô sáp của một tiểu thuyết chương hồi, cùng với đó là tấm lòng của tác giả được bộc bạch tri âm với Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều. Với yêu cầu thứ hai, Phan Mạnh Danh làm một bài đề từ (bài tổng vịnh) Hán họa lại bài của cụ Phạm Lập Trai và một bài đề từ Nôm. Cái hay của hai bài này là “tác giả đã đem tinh thần của tự gia mà hóa đề từ thành điểm nhãn” (Tôn Thất Lương chú giải) nghĩa là ông đã tóm lược cả hai mươi hồi của Thanh Tâm Tài Nhân lục (tên gọi của tác phẩm ghi lại truyện của Thanh Tâm Tài Nhân bằng chữ Hán lưu hành trong xã hội ta thuở ấy) để vẽ nên bức họa một mĩ nhân bằng các nét điểm bút, có cốt cách tinh thần. Với yêu cầu thứ ba, Phan Mạnh Danh đã làm “dôi” ra so với yêu cầu của cuộc thi: ông làm đủ 20 bài Hán và 20 bài Nôm tương ứng với 20 hồi trong Thanh Tâm Tài Nhân lục, và “tác giả dường như bắt đầu làm tập thơ chữ” rồi mới “nương theo thơ chữ mà dịch ra Nôm”. So với 20 bài Nôm của Chu Mạnh Trinh phần thơ Nôm của Phan Mạnh Danh có phần thiếu đi sự bay bổng, vẻ sinh động. Song với cách làm bài thi như thế chỉ có thể cắt nghĩa bởi chữ “ngông”. Vì ngông nên mới “không làm đủ” theo yêu cầu của cuộc thi mà biến cuộc thi trở thành chốn để khoe tài; hoặc Phan Mạnh Danh không coi trọng đến yêu cầu của cuộc thi mà xem cuộc thi là nơi mình thỏa sức bộc lộ niềm yêu thích, say mê Truyện Kiều của mình. Năm 1917, Phan Mạnh Danh dựa vào truyện Nôm Hoa tiên viết Tuồng Hoa tiên vừa Nôm vừa chữ “câu văn điệu hát đều rất công phu và tỏ rõ được cái tài của thi gia sành về âm nhạc”. Những năm đầu thế kỷ XX, nhờ có chữ quốc ngữ mà phong trào dịch ngày càng phát triển. Mới đầu là những trí thức Tây học thông thạo chữ Pháp như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh đem dịch các tác phẩm chữ Pháp ra tiếng Nam với đủ các lối văn. Sau là các nhà nho cuối mùa còn sót lại từ thế kỷ trước, tự cho mình là không hợp với phong trào Thái tây thì “hoặc vì kế sinh nhai, hoặc vì buồn không có việc đem các tiểu thuyết Tàu dịch ra quốc ngữ”. Cũng có những nhà nho gửi gắm trong bản dịch của mình những ưu tư về tiền đồ của dân tộc, mong muốn dịch phẩm của mình ít nhiều có tác động đến nhân tình thế thái lúc bấy giờ. Trường hợp Phan Mạnh Danh với bản dịch Đa tình hận (1919) của Từ Chẩm Á và Tình sử (1920) của Long Tử Do là một ví dụ. Khi dịch hai truyện này, Phan Mạnh Danh đều hướng tới cái đích “cảnh tỉnh mê tình”: “Ở đời người con giai con gái, phần nhiều nhầm về một chữ tình, nào là trộm gương dòm ngọc, nào là bẻ liễu vin hoa, ngày ngày cái án phong lưu thường thường vẫn có. Sách này riêng về kẻ dụng tình ấy làm gương, để khỏi phải sa nơi bể khổ, mà người làm sách cũng hiểu được tình lý ấy, cho nên muốn dẹp sóng cuồng. Trong sách này tả những giai gái tình si, dụng tình lắm mối, và gồm đủ cả tình ái, tình diễm, tình si, tình ảo, tình đố, tình hiệp, tình kỳ, tình ai, tình khổ, mọi loại tình, thành ra một bộ tình sử nhỏ, thực là có thể đánh thức những người si nam oán nữ đang trong giấc mộng say mê”, hoặc “chuyên răn kẻ nhầm mắc lưới tình, phải biết dụng tình cho chính đáng [] việc tuy phần nhiều thuộc về giai gái, nhưng mối thì là tình, mà văn thì là sử, cũng quyền trứ bút, cũng ý thải phong, điều thiện có thể khuyên người ta làm, điều ác có thể khiến người ta tránh”. Năm 1825 khi vừa tròn 60 tuổi, Phan Mạnh Danh làm “một tập Xuân mộng bằng quốc văn” gồm một bài Tình trường kí, một bài Thoại mộng hành và 30 bài luật thi đủ 30 vần bằng như tập Hán văn”. So với 30 bài thơ chữ, làm thơ Nôm tác giả cũng “ít được công phu bằng”. Vì thế, cũng có khi đem ý xuân để thay vào chữ xuân , chữ hảo cũng chỉ lác đác. Khảo sát tổng số 30 bài thơ Nôm chỉ có 4 bài có chữ hảo, 7 bài có chữ xuân. Tuy nhiên, do không đặt yêu cầu quá cao ở chỗ buộc phải xuất hiện từ xuân, hảo nên lời thơ có phần uyển chuyển, mượt mà hơn. Thêm nữa, cái ý mộng lại được biểu đạt dạt dào hơn. Ta thấy ở nhiều bài xuất hiện những từ như: hình, bóng, mây, khói, giấc, hồn, ảo, chân, tơ tưởng, phảng phất, thấp thoáng, mơ màng và các điển cố: non Giáp, Lũng hữu, Nam kha Có nhiều bài từ từ ngữ đến điển cố, từ thần thái đến cảnh bạt đều biểu hiện được cái ý mộng ở trong (Vần nhất đông, Vần nhị đông, Vần bát tề, Vần cửu giai, Vần thập nhất chân, Vần cửu thanh, Vần thập chưng, Vần thập nhất vưu). Tập thơ Xuân mộng còn có cái hay ở chỗ, bên cạnh việc dùng chữ hảo và ý mộng trong khắp các bài, thi sỹ còn có những bài thơ mỗi câu dùng tên một giống điểu, thú, ngư, trùng, cũng có bài mỗi câu dùng tên một từ khúc, một vị thuốc bắc, một thứ chè tàu, một người con gái có tiếng. Những bài như thế này ở thơ chữ xuất hiện đều đặn, phong phú hơn thơ Nôm. Khảo sát trong 30 bài thơ Nôm có 2 bài dùng theo lối này (Vần ngũ vi, Vần lục ngư). Như vậy, đây là giai đoạn Phan Mạnh Danh tham gia nhiều hoạt động văn học và sáng tác văn học nhất. Hệ thống trước tác của Phan Mạnh Danh gian đoạn này bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu thể hiện ý đồ sàng lọc, lựa chọn, lưu truyền cho hậu thế những lối làm văn, chơi thơ tinh tế của thơ văn cổ trung đại. Giai đoạn này, Phan Mạnh Danh cũng đã chú ý đến việc phiên dịch các tác phẩm văn học Trung Quốc sang chữ Nôm. Các tác phẩm được phiên dịch phần nhiều đều nói đến chữ “tình”, song ông dùng chữ “tình” để đề cao những giá trị đạo đức truyền thống. 2.3. Giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1942 2.3.1. Đời sống xã hội và văn học Từ sau năm 1930 thực dân Pháp ngày càng điên cuồng thực hiện các chính sách đàn áp về quân sự, chuyên chế về chính trị, bóc lột về kinh tế và đầu độc về văn hóa. Trong lĩnh vực văn học diễn ra cuộc đấu tranh, cũng là sự tác động qua lại giữa văn học cách mạng, văn học hiện thực phê phán và văn học lãng mạn. Từ 1930 đến 1935 có hàng loạt các cuộc tranh luận lớn nhỏ: cuộc tranh luận về Nho giáo, cuộc tranh luận xung quanh vấn đề “Thơ mới”, cuộc tranh luận về vấn đề mới và cũ, hôn nhân và gia đình trên các báo Phong hóa và Phụ nữ tân văn. Tất cả các cuộc tranh luận đó phản ánh cuộc đấu tranh chống lễ giáo phong kiến, ủng hộ chủ nghĩa cá nhân, bênh vực tình yêu lứa đôi; chống những khuôn khổ gò bó, lối suy nghĩ và ngôn ngữ khuôn sáo trong thơ ca của một lớp người đã lỗi thời, đã tàn tạ. Sang thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936 – 1939) dòng văn học cách mạng và văn học hiện thực phê phán đã chiếm ưu thế. Văn học cách mạng thời kì này đã có những chuyển biến về chất, bên cạnh thể loại thơ ca cách mạng đã xuất hiện thể loại tiểu thuyết, truyện kí, lí luận phê bình (Hải Triều, Hải Thanh, Bùi Công Trừng, Sơn Trà). Hàng loạt các cuốn tiểu thuyết của dòng văn học hiện thực phê phán đã ra đời, và lần đầu tiên văn học hiện thực phê phán xây dựng được những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình (chị Dậu trong Tắt đèn, Nghị Hách trong Giông tố, Xuân tóc đỏ trong Số đỏ). Văn học lãng mạn cũng trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng, tác động của hai dòng văn học trên nên có những phân hóa theo hướng tiến bộ. Một số nhà văn lãng mạn có tác phẩm thiên hẳn về khuynh hướng hiện thực (Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam, Con trâu của Trần Tiêu, Lầm than của Lan Khai). Trong địa hạt thơ ca, người ta bắt đầu đề xuất xóa bỏ hai chữ “Thơ mới” bởi lẽ “hai chữ thơ mới là biểu hiện một cuộc cách mệnh đương bồng bột” mà “cuộc cách mệnh về thi ca ngày nay đã yên lặng như mặt nước hồ thu”, nghĩa là sự toàn thắng của thơ mới tới năm 1936 là quá rõ rệt khiến người ta không cần phải bàn cãi, tranh luận nữa. Thơ mới đã giành được quyền sống. Trên văn đàn văn học, trong hàng ngũ đông đảo thanh niên chịu ảnh hưởng của thơ văn Pháp nhiều người lại quay về với thơ Đường. Vẫn phê phán cái học khoa cử, những bài thơ vô nghĩa cứ học đi học lại nhưng “nhiều thiếu niên Tây học vẫn có người xem sách nho”, “họ chỉ cốt tìm một nguồn sống tinh thần”, “họ đi tới thơ Đường với một tấm lòng trong sạch và mới mẻ, điều kiện cần thiết để hiểu thơ” cho nên nhiều người trong số họ đã “hiểu thơ Đường hơn nhiều tay khoa bảng”. Thơ Đường vắng bóng đã lâu, nay (năm 1934) lại trở về trong thơ của J.Leiba, sau đó là Thái Can, Đỗ Huy Nhiệm, Vân Đài, Lưu Kỳ Linh, Phan Khắc Khoan, Thâm Tâm Đặc biệt phải kể đến Hàn Mặc Tử và Quách Tấn đều có chung một quan niệm “Thơ không có mới cũ, chỉ có thơ dở và thơ hay”, nghĩa là với họ, quan niệm về thơ “bao hàm ý nghĩa mỹ học riêng, nghiêng về chất lượng nghệ thuật của thi ca và tài thơ của thi nhân”. Bước vào khuôn khổ nghiêm ngặt của thơ Đường, Hàn Mặc Tử có Lệ Thanh thi tập (chưa xuất bản), Quách Tấn có Một tấm lòng (1939) và Mùa cổ điển (1941). Tuy nhiên, chỉ có thơ Quách Tấn là “cảm được người đàn bà khó chiều kia” – tức thơ cũ theo cách nói của tác giả Thi nhân Việt Nam. Bích Khê sau khi đọc xong bản thảo Mùa cổ điển có nhận xét: “chỉ bài Đêm thu nghe tiếng quạ kêu cũng đã dành cho anh một địa vị xứng đáng trong làng thơ đất Việt, huống hồ Mùa cổ điển còn bao “kỳ cú, cao tình”” và từ đây Bích Khê “không làm thơ Đường nữa vì đã có anh rồi”; Yến Lan lại bình thơ Quách Tấn: “Tình tuôn ra lệ, lệ đọng thành châu, từng hàng từng hàng trên mặt nhung tuyết trải”. Như vậy, “mối lương duyên” (chữ dùng của tác giả Thi nhân Việt Nam) từ Một tấm lòng đến Mùa cổ điển của Quách Tấn đã nhen lên một làn gió phục cổ vào đầu những năm 40 khiến cho “thiếu niên nước nhà lại chú ý đến sách vở của nhà nho ngày trước”. Thế nhưng những bài thơ của Quách Tấn dù được hoan nghênh cũng khó lòng làm sống lại hệ thống thi pháp của thơ cổ phương Đông với những niêm, luật, vần, đối vốn được quy định chặt chẽ. Không khí văn chương giai đoạn này nghiêng hẳn về phía những cái mới, những cái cũ có chăng cũng chỉ lóe lên như ánh hào quang của một thời kỳ đương sắp sửa tàn. 2.3.2. Trước tác tiêu biểu của Phan Mạnh Danh từ năm 1930 đến năm 1942 Năm 1930, Phan Mạnh Danh đã vào tuổi 65. Trong số những người con cũng đã có người thành tài, gia tư bắt đầu thư thái, ông có nhiều thời gian dành cho việc đi ngao du ngắm cảnh hưởng thú vui tuổi già. Đi tới đâu ông cũng có thơ đề vịnh đến đó. Hiện nay, trong cuốn Thi văn tập trích lục còn in lại 29 bài thơ Hán (đã trừ 5 bài Nguyệt hồ bát vịnh đã nói ở phần 2.1) trong đó phần lớn là thơ vịnh cảnh: khi đến chùa Hương ông đã làm một chùm 6 bài thơ về quần thể di tích chùa Hương: Hương tích tuyền độ, Xả chu đăng ngạn, Đề giải oan tự, Thiên trù tự, Hương tích thạch động, Tiên sơn tự; đến vịnh Hạ Long ông có làm bốn bài thơ: Hỏa huyền trung Hạ Long loan diểu vọng, Phiếm chu du Hạ Long loan, Đề Hạ Long kì quan động, Đề Đào nương hác; vào kinh thành Huế ông có làm ba bài thơ: Yến lịch đại đế vương lăng cảm tác, Kinh thành duyệt lãm cảm hoài, Phiếm chu du Hương Giang; trên đường từ Huế vào Đà Nẵng ông lại có dịp dừng chân ngắm cảnh đèo Hải Vân và tham quan động Huyền Không: Hải Vân quan diểu vọng, Thủy sơn Huyền Không động ngoài ra còn có các địa danh khác được lưu dấu trong thơ ông: Xuân trọng du Yên Tử sơn ngẫu chiếm, Chapa chấn nạp lương Những bài thơ này đều không đề năm sáng tác, do vậy khi soi chiếu vào hành trạng của tác giả trong cuộc đời chúng tôi phỏng đoán rằng những bài thơ này được làm trong khoảng từ năm 1930 đến 1935 – thời gian tác giả cùng các con đi du ngoạn các danh thắng nhiều nhất. Trong số những bài thơ vịnh danh lam thắng cảnh ấy có nhiều bài không chỉ miêu tả cảnh mà còn ẩn chứa cả những suy ngẫm, triết lí nhân sinh của tác giả về cuộc đời. Từ năm 1935 đến 1940 khi đã ngoài 70 tuổi, Phan Mạnh Danh lại lựa chọn trong nhiều tập thơ cổ và một ít văn cổ để đem dịch ra quốc văn, theo nguyên điệu. Cuốn sách có tên Cổ thi trích dịch (Hán – Sở, Đường, Ngũ Đại, Tống – Nguyên, Minh, Thanh) in lần đầu năm 1953. Trong sách này, tác giả họ Phan cũng trích dịch nhiều truyện và thơ ca trong Tình sử loại lược của Long Tử Do, xem ra chữ “tình” cũng vấn vít và hầu như chưa bao giờ buông tha học giả đạo Khổng. Cũng dịch nhiều truyện trong Tình sử loại lược nhưng khác với cuốn Tình sử dịch hồi năm 1920, lần này dịch giả tập trung hơn vào dịch thơ của những tài tử giai nhân hơn là kể tình tiết các câu chuyện tình. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhan đề của cuốn sách là Cổ thi trích dịch. Còn xét về tài dịch, chúng tôi xin mượn lời của Tử tấn Đào Sỹ Nhã: “Tiên sinh [tức Phan Mạnh Danh] chẳng những đã lột hết được tinh thần của nguyên tác, mà lời văn chải chuốt thanh tao, cú điệu tự nhiên, khiến người đọc quên cả là thơ văn dịch.” Trong làn gió phục cổ vào đầu những năm 1940, mặc dù đã tuổi già sức yếu, Phan Mạnh Danh vẫn muốn góp một phần sức lực của mình để dóm lại lò văn xưa kia, vì vậy, ông lại “cặm cụi với bút nghiên trong thư phòng nhỏ tại Bút hoa trang Nam Định”, ông tìm “chép lại những bài văn Nôm đã làm trong mấy chục năm trước, và biên soạn thêm nhiều bài mới”. Những bài này sau được tập hợp in trong cuốn Thi văn tập trích lục. Đầu năm 1941, Phan Mạnh Danh cùng với các con biên soạn một bộ Điển cố do chính cổ nhân ghi chép để làm tư liệu cho đời sau học tập thơ văn cổ. Khởi thảo cuốn sách chẳng được bao lâu thì Phan Mạnh Danh thấy trong người đã suy nhược nhiều, cần phải nghỉ ngơi. Sau Phan Thế Roanh đã phải cùng với một số nhà biên soạn khác cũng ưa chuộng thơ văn cổ tiếp tục công việc. Đến khi vừa đủ 80 điển, sắp xếp theo trình tự A B C thì vì cuộc chiến tranh mà công việc bị bỏ dở và bản thảo cũng bị thất lạc nhiều. Vì thế, vào năm 1953, khi cuốn Điển cố truyện và thơ thường dùng làm văn liệu được in chỉ có 3 truyện do Phan Mạnh Danh dịch, đó là: Hứa Tuấn – Liễu Chương đài, Vu Liên Súy – Khách qua đường, Vân Anh – Cầu Lam; và ý định sắp xếp bộ Điển cố theo trật tự A B C cũng không thực hiện được. Cuối năm 1941 đầu năm 1942, khi sức khỏe đã suy sụp nhiều, Phan Mạnh Danh vẫn cố gắng làm phần Thơ cổ tập Kiều và Thơ cổ tập truyện Nôm để bổ sung thêm vào cuốn Bút hoa. Vẫn một lối chơi thơ tài hoa, tài tử của 40 năm trước Phan Mạnh Danh làm 10 bài Thơ cổ tập Kiều theo Lối thơ thổng ả đào. Tác giả giải thích lối chơi này như sau: “Theo lối này thì chọn lấy nguyên một bài thơ cổ thất ngôn tứ tuyệt trong sách Tàu, đọc vần xuống bốn câu Kiều lảy, mà những câu Kiều lẩy ấy lại dùng để phiên dịch bài thơ cổ kia. Bài thơ cổ nào, của thi sĩ nào và trích ở sách nào đều có chua rõ.” Theo lối này thì đúng là tác giả đã “dùng Kiều để dịch thơ cổ”. Các bài thơ cổ được “dịch” cũng phải lựa chọn nội dung na ná như những câu Kiều. Bài Tích trung tác (Sầm Tham – Đường thi) được PGS.TS Trần Thị Băng Thanh đánh giá là hay nhất trong số 10 bài Thơ cổ tập Kiều. Phan Mạnh Danh cũng lựa chọn trong số 21 truyện Nôm có tiếng của ta như: Bích câu kì ngộ, Cung oán, Chinh phụ ngâm, Hoa tiên, Hoàng Trừu, Lục Vân Tiên, Tống Trân, Ngọc Hoa, Thạch Sanh để viết thành mười bài Thơ cổ tập truyện Nôm. Cách làm lối thơ này cũng giống như làm Thơ cổ tập Kiều. Có thể là do số lượng truyện Nôm dùng vào để “dịch” thơ cổ phong phú hơn việc chỉ dùng một tác phẩm Truyện Kiều để “dịch” thơ cổ nên hầu hết cả mười bài Thơ cổ tập truyện Nôm “đều đạt độ tín nhã” về ý và lời. Như vậy, đây là khoảng hơn mười năm cuối đời trong cuộc đời Phan Mạnh Danh. Thời gian này in dấu những cố gắng cuối cùng của ông vì mục đích “đem cổ học để mở đường tiến hóa”. Những lí do khách quan của đời sống xã hội lúc này cũng đã cho phép Phan Mạnh Danh phát biểu trực tiếp tâm nguyện giữ gìn, phục hưng tinh hoa văn học cổ truyền. Những hoạt động phiên dịch, biên tập điển cố, tập cổ, đề thơ Hán ở các nơi danh thắng đi qua không chỉ là để thỏa thú vui văn chương của bản thân tác giả mà còn là để làm một việc cho muôn đời mà khi đó ít ai biết được. Tiểu kết chương 2: Trong chương 2, chúng tôi đã hệ thống hóa lại toàn bộ những trước tác tiêu biểu, đặc sắc của Phan Mạnh Danh tương ứng với ba giai đoạn lịch sử văn học Việt Nam mà các nhà nghiên cứu đã phân chia. Trên cơ sở đó chúng tôi nhận thấy rằng: Phan Mạnh Danh có một quá trình hoạt động văn học liên tục không mệt mỏi ngay từ những trước tác đầu tiên cho đến trước tác cuối cùng; những trước tác của ông mang đậm đặc đặc điểm của lối văn chương truyền thống, đặc biệt đối với ông việc làm thơ cũng là một cách để chơi thơ nên mỗi khi đặt bút ông thường tìm đến một lối làm thơ kì thú, độc đáo (làm một tập 60 bài thơ vừa Hán vừa Nôm trong tập Xuân mộng, vịnh 20 hồi trong Truyện Kiều bằng 20 bài Hán và 20 bài Nôm, làm thơ thuận nghịch độc, làm thơ theo lối liên hoàn của Tô Đông Pha); càng về cuối đời Phan Mạnh Danh càng tỏ rõ mong muốn lưu truyền lại cho đời sau nét đẹp của văn chương cổ truyền thống. Chương 3: PHAN MẠNH DANH – NHÀ NHO TÀI TỬ TRONG BỐI CẢNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM 3.1. Nhìn chung về đặc điểm của lớp nhà nho tài tử trong văn học Việt Nam 3.1.1. Nhà nho tài tử và sự phát triển của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – XIX Bước sang thế kỷ XVIII, bên cạnh nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật đã hoàn thiện đến trình độ cổ điển xuất hiện một loại hình nhà nho mới – nhà nho tài tử. Xét về đặc điểm, nhà nho tài tử vẫn có những đặc điểm chung giống với nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật, song cũng có những đặc điểm riêng, đặc trưng khu biệt với hai loại nhà nho hành đạo và ẩn dật. Nhà nho tài tử trước hết vẫn là nhà nho kể từ nguồn gốc xuất thân, học vấn, nhân sinh quan, thế giới quan. Sự khác biệt của người tài tử so với người ẩn dật và người hành đạo thường là khi đã trưởng thành, trực tiếp nếm trải một môi trường sống mới buộc họ phải dần dần tự phát và biến đổi những cảm quan nhận thức đời sống. Những phẩm chất thiên phú thuộc tính trội được người tài tử nhận thức, nắm bắt và sử dụng như là một vũ khí để chơi ngông với đời. Người tài tử rất coi trọng “tài” và “tình”. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa người tài tử với người hành đạo và người ẩn dật. Người tài tử quan niệm “tài” theo nhiều cách. Có thể là tài kinh luân, tài cầm quân đánh giặc, tài học vấn nhưng vẫn phải có thêm tài văn chương “nhả ngọc phun châu”, tài cầm kì thi họa, những thứ nghệ thuật tài hoa, và phải gắn bó với với “tình” nữa mới là người tài tử. Người tài tử có tài và biết mình có tài, có ý thức về tài nên rất hay khoe tài, họ đòi hỏi phải có sự đãi ngộ xứng đáng với cái tài của họ. Người tài tử có tài, muốn có sự nghiệp xứng đáng với cái tài của họ; người tài tử cũng “đa tình” và muốn có mĩ nhân để xứng đáng với cái tình của họ. Người tài tử không quan niệm “đa tình” là say mê sắc đẹp, mà là dễ xúc động và có nhiều tình cảm, họ lại dễ bị lôi cuốn vì sắc đẹp và có nhiều xúc động với thân phận những người tài sắc. Những đặc điểm trên là tiêu chí quan trọng để nhận diện nhà nho tài tử trong tiến trình vận động của văn học Việt Nam. Dù điều kiện xã hội và văn học có nhiều thay đổi, “tài” và “tình” có mỗi cách thể hiện khác nhau nhưng về cơ bản nhà nho tài tử vẫn mang những đặc điểm chủ yếu trên. 3.1.2. Tản Đà – Nhà nho tài tử “kiểu mới”, mô hình nhà nho thích ứng với môi trường hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX Trước khi đi vào vấn đề chúng tôi muốn chỉ rõ khái niệm nhà nho tài tử “kiểu mới” được dùng ở trên. Về cơ bản, nội hàm khái niệm nhà nho tài tử không thay đổi, nghĩa là vẫn theo quan niệm của các nhà nghiên cứu đi trước đã được khái quát thành đặc điểm được trình bày ở mục trên. Từ “kiểu mới” chỉ có tác dụng nhấn mạnh sự thay đổi trong cách thể hiện các đặc điểm của người tài tử để thích ứng với điều kiện xã hội mới. Tương tự, ở mục sau chúng tôi sẽ dùng khái niệm nhà nho tài tử “kiểu cũ” để chỉ sự duy trì các đặc điểm của nhà nho tài tử truyền thống trong điều kiện xã hội mới. Như vậy, khái niệm “kiểu cũ” hay “kiểu mới” chỉ có tác dụng khu biệt hai cách thể hiện các đặc điểm của nhà nho tài tử trong môi trường xã hội Âu hóa. Tản Đà (1889 – 1939) sinh ra trong gia đình thế nho, cha mất sớm, mẹ làm nghề đào nương. Trong khoảng 18 năm (từ lúc 5 tuổi về học với anh ở Nam Định cho đến khi thi hỏng năm 1912) Khắc Hiếu theo đòi Nho học. Chính nguồn gốc xuất thân đã nghiễm nhiên đào tạo Khắc Hiếu trước hết trở thành một nhà nho. Năm 1914, Tản Đà lập gia thất. Từ đây Tản Đà viết nhiều bài đăng báo để lấy nhuận bút lo cho gia đình nhỏ của mình. Có thể nói, điểm khác biệt của nhà nho Tản Đà so với các nhà nho trước là ở chỗ: Tản Đà là người sớm nhất đưa văn chương nhập thế, coi việc viết văn là một nghề để kiếm sống. Không trở thành nhà nho duy tân, cũng không lui về ẩn dật, lánh đời, Trong đời sống và trong tác phẩm của ông có nhiều chứng cứ biểu hiện cho phẩm chất “thị tài” và “đa tình” của một nhà nho tài tử. Không có được khoa danh để “giương oai” với đời, Tản Đà “Tự trào” tuyên bố “ngông” một cách công khai “Bán áo mà mua giấy viết ngông”. Khác với các nhà nho thuở trước sáng tác văn chương chỉ để lưu vào thi tập văn tập, Tản Đà đã mạnh dạn dùng tài văn chương ấy để mưu sinh chống lại cái sự nghèo. Đây là nét “thị tài” theo xu hướng nhập cuộc với thời thế mà vẫn dương dương tự đắc “Rủ nhau quang gánh với đời, mà cho thiên hạ chê cười cũng hay”. Chỉ sau chưa đầy nửa năm nhập cuộc “đổi lông ra sắt”, “đem văn chương bán phố phường” Tản Đà đã “bước thẳng một bước từ bóng tối tuyệt đối ra đứng giữa vầng hào quang văn chương sáng rực”. Trong khung cảnh “Thi tàn, học cũng tàn theo” thì đó là cái tài cũng đáng nể trọng. Ngay từ thuở còn là một nho sinh, Tản Đà đã tự đem thân mình vướng vào vòng tình ái để đến nỗi cái đích vinh danh cũng bị buộc ràng với “lễ vật cầu hôn”. Thoát được bể tình nơi trần thế, Tản Đà lại đem chữ “tình” “hành lạc” vào trong thơ. Những ý trung nhân, những bóng hồng nhan tri kỉ trong thơ ông không ai là người trần mắt thịt, họ là những tình nhân không quen biết, hay có quen, nhưng “từ kiếp trước”, thuở ông vẫn còn là một trong số “chư tiên”. Như vậy, dù là một nhà nho, Tản Đà đã chọn một bước đi phá cách lấy văn chương làm giấy thông hành để bước vào đời, trước Tản Đà chưa có tiền lệ. Chính nét “thị tài” và biết mình có tài mới khiến ông mạnh dạn đem tài để đương đầu với sự sống “nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng” hay dùng văn chương như một thứ sản phẩm “bán phố phường”. Tuy nhiên, xét trong cả sự nghiệp sáng tác của mình chưa lúc nào ông không mong muốn dùng văn chương để “truyền bá thiên lương”, “tỏa bóng mây hơi nước đến dân, xã”. Thích nghi với thời cuộc, ông đã lựa chọn cho mình con đường đi vừa là văn sĩ, vừa là kí giả. Với tất cả những nét “thị tài” và “đa tình” nêu trên, Tản Đà xứng đáng là “đại diện lỗi lạc cuối cùng của loại nhà nho tài tử trong xã hội tư sản hóa”. Môi trường xã hội có những thay đổi to lớn khiến nhà nho tài tử Tản Đà không thể bộc lộ những cách ứng xử giống với những bậc tài tử tiền bối, điều này thể hiện một sự thích ứng cao độ giữa tính cách và hoàn cảnh. Trong văn chương, trên cơ sở cái cũ, Tản Đà cũng vạch cho mình những lối đi táo bạo, mới mẻ xứng đáng trở thành “nhịp cầu nối hai hệ hình văn học”, thành “con người của hai thế kỉ”. 3.2. Phan Mạnh Danh – Nhà nho tài tử “kiểu cũ”, mô hình nhà nho đề kháng với môi trường hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, những cống hiến của ông trong việc phục hưng nền văn học văn hóa truyền thống 3.2.1. Phan Mạnh Danh – Nhà nho tài tử “kiểu cũ”, mô hình nhà nho đề kháng với môi trường hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX Theo gia phả dòng họ Phan còn lưu lại ở xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên thì đây cũng là một dòng họ lớn có nề nếp khoa bảng. Chính vì thế, ngay từ thuở bé, Phan Mạnh Danh đã được học tập bài bản lối văn cử nghiệp từ chính những người cậu, người anh họ và những bậc danh tiếng trong làng. Dù không thi đỗ, không làm quan nhưng xét quá trình đào tạo và tự đào tạo của Phan Mạnh Danh cũng đủ khẳng định ông là nhà nho, hay Phạm Quỳnh đã trân trọng gọi ông là “nhà nho thuần nho”. Thông thường, những nho sinh của Khổng môn đi thi, thi không đỗ thường trở về quê hương làm các loại thầy (nho, y, lý, số) và cuối cùng trở thành người ẩn dật ở chốn quê nhà. Trong suốt cuộc đời mình, Phan Mạnh Danh cũng có quãng thời gian khoảng gần 10 năm làm nghề dạy học, và một thời gian làm lương y bốc thuốc cứu người nhưng rốt cục hoàn cảnh vẫn không đưa ông trở thành nhà nho ẩn dật “mũ ni che tai” mà lánh đời. Ở vị trí con người cùng đồng hành với phong trào Âu hóa, với công cuộc hiện đại hóa văn học những năm đầu thế kỉ XX, Phạm Quỳnh coi Phan Mạnh Danh là thế hệ “bậc đàn anh”, “vì không đương nổi cái trào lưu của thời đại nó xô đẩy quá sức mình, mà đặt mình trong giấc mộng thi văn, để mượn cái thú ngâm nga mà giữ trọn lấy tấm lòng cao thượng, cho khỏi những nông nỗi đau thương xung đột với đời”. Trong cuộc đời dành trọn cho thú văn chương, dù không nhập thế coi văn chương là kế sinh nhai như Tản Đà và nhiều văn nhân, kí giả đương thời, Phan Mạnh Danh cũng để lại nhiều tác phẩm có giá trị xứng đáng ghi danh tên tuổi vào nền văn học Việt Nam. Vẫn duy trì quan niệm của các nhà nho xưa, cho đến năm 75 tuổi, ông chưa hề xuất bản văn thơ, thơ của ông chỉ rất ít những người bạn thân được biết. Mãi đến năm cuối đời, con trai của ông là Phan Thế Roanh cố nài xin mãi ông mới cho xuất bản cuốn thì tuyển có tựa đề là Bút hoa thi thảo; các cuốn sách khác đều được xuất bản sau khi ông đã qua đời. Sống trong cơn triều cường của phong trào thơ Mới, trong bầu không khí bài cũ phù mới của đời sống xã hội và văn học, lò văn cũ đã hầu như “than vạc gio tàn”, các bậc lão thành của lối thi văn cổ chỉ còn lại như “sao Mai lác đác”, Phan Mạnh Danh vẫn âm thầm làm công việc “dóm lại lò văn xưa”. Ông tuân thủ một cách gần như tuyệt đối khuôn mẫu, công thức của các thể loại văn học trung đại; đặc biệt có sở trường ở thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; ông cũng lựa chọn những phép làm thơ hay trong thơ văn cổ (Lối thơ thuận nghịch độc, Lối thơ liên hoàn của Tô Đông Pha), tuy không nhiều, mỗi lối chỉ một vài bài và có thể cũng chưa đến độ xuất sắc được như thơ của các bậc tiền bối tên tuổi trước đó nhưng nó thể hiện một thái độ tích cực trong việc lưu giữ, bảo tồn tinh hoa của nền văn học cũ. Trước mỗi lối làm thơ cổ, Phan Mạnh Danh đều có giải thích cách làm. Hành động ấy chứng tỏ đối tượng độc giả mà Phan Mạnh Danh hướng tới không phải là những người sinh trưởng trong nền Hán học. Đối tượng độc giả ông hướng tới là những trí thức Tây học, những thế hệ “sinh sau” yêu thích thơ cổ nhưng không có cơ hội để được đào tạo bài bản mà phải tự tìm hiểu. Như vậy, tác giả đã đứng trên cương vị là một học giả của nền văn hóa cũ bắc nhịp cầu nối với thế hệ mai sau. Có lẽ hơn ai hết, Phan Mạnh Danh hiểu được rằng: dẫu có tránh những “nông nỗi đau thương xung đột với đời” thì những tác động của cuộc thiên diễn “gió Á mưa Âu” đang ngày càng dữ dội ắt hẳn, sớm muộn gì cũng làm phôi pha đi tinh hoa văn hóa văn học của hàng nghìn năm kết tụ. Sinh trưởng trong cổ học, Phan Mạnh Danh tích lũy cho mình một vốn thơ Đường phong phú, hiểu thơ Đường ở mức độ uyên thâm ông đã chắt lọc lựa chọn trong hàng nghìn bài thơ Đường những câu thơ hay đưa vào tập Bút hoa. Không kể đến mục đích chơi thơ của một khách chơi thơ sành sỏi, ở đây tác giả còn gửi gắm tâm huyết lưu giữ, khôi phục lại truyền thống mỹ học trong văn học cổ. Một trong những thú vui hưởng thụ của người tài tử là nghệ thuật hát ả đào. Trong số tư liệu của Phan Mạnh Danh chúng tôi thu thập được, có thể sơ bộ đưa ra mấy nhận định sau: Thứ nhất, Phan Mạnh Danh ắt hẳn cũng là một trong những tao nhân mặc khách ưa thích và có hiểu biết uyên thâm về nghệ thuật hát ả đào. Bởi lẽ trong số những trước tác mà ông để lại có một số đề cập đến lối chơi này: các cách tập Kiều trong cuốn Bút hoa có kể đến lối thơ thổng ả đào và lối thơ thổng mới, trong cuốn Thi văn tập trích lục có trích in ba bài làm theo điệu xẩm ả đào (Đàm thiên, Vấn nguyệt, Vọng dương); ngoài ra trong cuốn Lịch sử và nghệ thuật ca trù: Khảo sát nguồn tư liệu tại Viện nghiên cứu Hán Nôm, Nguyễn Xuân Diện có nói: đến thế kỉ XX ( theo chúng tôi là khoảng những năm 20 theo nhiều tài liệu khác), nghề kinh doanh ca quán phát đạt, ca quán có mặt ở khắp mọi nơi. Tiếp đến tác giả lại liệt kê những tỉnh thành ở miền Trung và miền Bắc có hoạt động ca quán phát triển mạnh. Ở miền Bắc chỉ có Hà Nội và Nam Định là được nhắc tới: “ở Nam Định trước cô đầu mở nhà hát ở phố Hàng Thao, sau thiên xuống Ngã Sáu”. Đây cũng là thời gian Phan Mạnh Danh sống với con trai cả là Phan Thế Roanh đang là giáo sư trường Thành Chung - Nam Định (từ năm 1927). Lúc này gia tư cũng bắt đầu thư thái có lẽ gia đình cũng mời các nghệ nhân về hát tại gia đình (khả năng Phan Mạnh Danh đến các ca quán là ít bởi ở các ca quán bên cạnh cô đầu hát mới xuất hiện cô đầu rượu – đây là nguyên nhân nảy sinh nhiều lời dị nghị về thú chơi hát ả đào, mà lúc này Phan Thế Roanh đang là giáo sư của một trường học có tiếng). Thứ hai, lối hát ả đào mà Phan Mạnh Danh chơi đã có sự pha tạp giữa cũ và mới nên mới có lối xẩm ả đào, hay lối thơ thổng mới (để phân biệt với lối thổng ả đào). Thứ ba, Phan Mạnh Danh là người có hiểu biết về lối làm văn trong nghệ thuật hát ả đào chứ không có thú chơi hát ả đào, vì không tài liệu nào nhắc tới việc Phan Mạnh Danh tham gia hát ả đào ở ca quán cũng như ở gia tư. Song, xuất phát từ đặc điểm của nghệ thuật hát ả đào là: cái thú vị nhất của nghệ thuật ca trù (lối hát phổ biến nhất trong hát ả đào) là quá trình văn nhân sáng tạo, thể nghiệm và thưởng thức các tác phẩm của mình nên nhận định thứ ba là không thể có. Phan Mạnh Danh cũng là một khách “đa tình” không kém bất cứ người tài tử nào. Khi 20 tuổi, bắt đầu “xiêu lòng” trước một thiếu nữ tài sắc tuyệt vời, cũng là khi Phan Mạnh Danh bắt đầu có những sáng tác đầu tiên. Đọc những câu thơ trong tập Xuân mộng mới thấy học giả đạo Khổng những tưởng là người vô tình, người mà ái tình khó lòng lay chuyển nay cũng yêu thương, cũng đau đớn vì tương tư như bao kẻ khác trong nhân loại: Nỗi tình dan díu, nỗi phân ly, Vóc kém, xương gầy sá kể chi. Ngoảnh mặt trông hoa càng bóng thẹn, Cầm lòng nương gối lại hồn si. Bi hoan từ trước âu là thế, Hảo hợp về sau họa có khi. Vầng nguyệt hoa đèn soi có thấu, Tình riêng đêm ấy hỏi đêm gì? Chỉ với tập thơ Xuân mộng, nhà nghiên cứu Đặng Thị Hảo đã đánh giá Phan Mạnh Danh là “nhà thơ tình cuối cùng của thơ ca trung đại”, “người khép cánh cửa mười thế kỉ văn chương phong kiến, gửi tiếng vọng vào thơ tình thế hệ mới với một sự kì tài, độc đáo hiếm có”. Ngoài mối tình có thực nhưng đến nay đã trở thành giấc mộng, Phan Mạnh Danh cũng dễ cảm thông với những khách hồng nhan, những người bạc mệnh. Ta bắt gặp trong hàng loạt trước tác của ông những bóng hồng nhan nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc như: Ngu Cơ, Tiểu Thái, Dương Quý Phi, Lương Ý Lương, Ngọc Lan, Giả Vân Hoa, Hồng Kiều, Tiểu Thanh Đặc biệt là trong câu chuyện về cuộc đời các mỹ nhân ấy đều có liên quan đến chữ “tình”, sống khổ vì tình và chết thảm thương vì tình. Truyện Kiều cũng trở thành niềm say mê, đeo đẳng ông trong suốt hơn bốn mươi năm mà chứng tích còn lại chính là sự ra đời của cuốn Bút hoa, tập thơ Đề Thanh Tâm Tài Nhân lục vịnh hai mươi hồi trong Truyện Kiều. Trong số các bản dịch được công bố toàn bộ hoặc một phần thì bản dịch nào cũng liên quan đến chữ “tình” (Đa tình hận, Tình sử, Cổ thi trích dịch). Ở trên chúng tôi đã xét theo những tiêu chí về đặc điểm của loại hình nhà nho tài tử để đi đến nhận định về nhà nho tác giả Phan Mạnh Danh. Ở ông, ngoài con người “nhà nho thuần nho” như nhận định của Phạm Quỳnh còn có nhiều đặc điểm, tiêu biểu là “thị tài” và “đa tình” giống như nhiều nhà nho tài tử tiền bối. Sống trong xã hội Âu hóa, lẽ ra bản thân con người sẽ bị nhào nặn, thay đổi ít nhiều theo quy luật tất yếu “con người là sản phẩm của hoàn cảnh”, song ở Phan Mạnh Danh những thay đổi đó là hiếm có nếu không muốn nói một cách tuyệt đối. Ông vẫn khéo léo, âm thầm đi tiếp con đường mình đã chọn, hơn thế còn dày công chắt lọc những tinh hoa văn hóa truyền thống để lưu giữ và bảo tồn. Chính vì thế, chúng tôi cho rằng ông là một đại biểu hiếm hoi, một nhà nho tài tử “kiểu cũ” sống trong môi trường hiện đại hóa văn học những năm đầu thế kỉ XX diễn ra như vũ bão nhưng lại đề kháng một cách khéo léo tránh mọi tác động và ảnh hưởng của nó. 3.2.2. Những cống hiến của Phan Mạnh Danh trong việc phục hưng nền văn học văn hóa truyền thống Từ sau năm 1919, cái thân cử nghiệp đã chia tay với người Việt Nam, nhà nho gặp thời ách vận, chữ Hán đến buổi lụi tàn. Nhưng theo nhà nghiên cứu Phạm Văn Khoái thì “Chính trong giai đoạn này, trong khoảng hơn 20 năm, người ta lại bàn nhiều đến chữ Hán nhất so với bất kỳ giai đoạn nào trước đó, số sách dạy chữ Hán soạn và xuất bản nhiều nhất. Chữ Hán với hình bóng nhà nho văn chương cử nghiệp thì suy tàn nhưng chữ Hán với văn hóa Việt Nam thì còn mãi”. Có lẽ, chính vào giữa lúc giao tranh giữa cái cũ và cái mới mà cơ hồ cái cũ có xu hướng bị mất đi mãi mãi người ta mới bắt đầu suy ngẫm cái được, cái mất,và nhận thấy cần phải giữ gìn những tinh hoa văn hóa được tạo thành từ chữ Hán. Không ngoài mục đích chính trị, cũng không hoàn toàn là mục đích chính trị,Thái Tử Thiếu Bảo lãnh Lại Bộ Thượng Thư Phạm Quỳnh đã dành một bài diễn văn 16 trang bằng tiếng Pháp để nói về Phan Mạnh Danh – một nhà thơ cổ điển Việt Nam đọc trước mặt Hoàng thượng và các quan khách tại phòng Hội nghị Huế ngày 3/5/1943. Trong bài viết này, trước sự ra đi của tác giả họ Phan âm thầm và lặng lẽ như bao bậc nho gia khác, Phạm Quỳnh đã tỏ cái mong muốn níu giữ, kế tục và phát huy những giá trị cổ truyền, bảo vệ nó trước những tác động mạnh mẽ của thời cuộc. Bằng lí lẽ, Phạm Quỳnh đã cố gắng tạo một sợi dây liên kết giữa hai thế hệ rất gần mà lại như không có liên hệ gì với nhau: “Nếu cuộc đời của một xã hội, là ở trong sự kế tiếp liền nhau, thì bọn ta bây giờ không có quyền bỏ mất sự liên lạc với các thế hệ người đi trước chúng ta. Dù những thế hệ ấy chia cách nhau bằng những tính tình tư tưởng khác nhau đến thế nào, nhưng linh hồn của người xưa cũng vẫn còn là linh hồn của chúng ta, bởi vì những giấc mộng đã làm cho người xưa say mê cũng chính là những giấc mộng đã ru hồn cho chúng ta từ khi chúng ta chưa oe oe tiếng khóc ra đời” để cuối cùng ông kêu gọi mọi người hãy mau mau “thu thập những dấu vết thừa của một thế hệ đã tàn và một thời kì đã hết, còn lại tới nay, trước khi mai một đi hẳn, ở trong bóng mờ của lịch sử”. Kể từ năm 938, sau khi đất nước giành được quyền độc lập tự chủ, các triều đại trong lịch sử nước ta đã chủ động tiếp thu có chọn lọc một cách khá triệt để thứ văn hóa đến từ phương Bắc – thứ văn hóa đã từng đề kháng trước đây. Chính vì thế trong suốt mười thế kỷ đã hình thành ở nước ta một bề dày văn hóa văn học với những đặc điểm cơ bản như văn hóa văn học Trung Quốc. Sau khi thực dân Pháp xâm lược, đặc biệt là khi chúng hoàn toàn đặt được ách đô hộ trên đất nước ta, chúng đã mang đến một thứ văn hóa mới mẻ du nhập từ phương Tây. Chính trong cuộc tiếp xúc văn hóa này đã làm nảy sinh sự so sánh, đòi hỏi nhận thức lại những giá trị văn hóa cổ truyền. Khi công việc đó còn chưa ngã ngũ thì sự thắng lợi hầu như đã ngả về phía những cái mới. Phan Mạnh Danh có lẽ cũng tự lượng sức mình không thể đương đầu nổi với xu thế tân trào nên đã lánh mình vào thú văn chương, lặng lẽ, âm thầm viết lại “chúc thư” của cả một thế hệ, một lớp người đã tàn. “Chúc thư” ấy chính là những kết tinh tinh hoa của một nền văn hóa cũ đang bị mai một và dần mất đi mãi mãi. Từ đầu thế kỉ XX, khi chữ Quốc ngữ chính thức có được “giấy thông hành”, phổ cập trên toàn cõi Việt Nam thì đồng thời với nó chữ Hán, chữ Nôm chính thức mất đi vị trí trong đời sống người Việt Nam. Chữ Hán bị hạn chế, cấm đoán trong các nhà trường Pháp – Việt mà chỉ lưu hành chủ yếu ở nông thôn, trong các tư gia nhất là trong các gia đình vốn có truyền thống Nho học. Sự thay thế hoàn toàn bằng một thứ ngôn ngữ văn tự mới đã vô tình “chôn vùi” đi hàng chục thế kỉ văn chương văn hóa ở Việt Nam mà không có lấy một sự thừa tiếp. Công chúng văn học lúc này không cùng chung tiếng nói, hay nói cách khác là “lệch pha về nặt tiếp nhận” với đội ngũ tác giả của hàng hàng nghìn năm trước. Bản thân những người vốn là học trò chốn nho môn là những người lên tiếng có hiệu quả nhất trong việc bài xích nền cổ học, và cũng chính bản thân những nhà nho chính gốc ấy lại là người cất lên tiếng nói xót xa nhất về sự ra đi nhanh chóng của những tinh hoa văn hóa cổ truyền “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ” (Ông đồ - Vũ Đình Liên). Cả cuộc đời Phan Mạnh Danh đã kiên trì làm công việc “cứu vãn” văn hóa của hàng nghìn năm trước. Ông lánh mình vào trong thú văn chương, tìm đến những cách làm thơ, chơi thơ độc đáo, hiếm có là tinh hoa kết tụ của mười thế kỉ văn học những mong lưu giữ lại một chút cho đời. Những hoạt động phiên dịch, biên tập điển cố, từ điển Thực dụng thành ngữ, soạn sách Hán ngữ dạy cho học sinh đều để thỏa một ước nguyện bắc nhịp cầu nối với thế hệ mai sau. Tuy nhiên, đương thời ý định ấy của ông mấy ai hiểu được. Như vậy, ở trên chúng tôi đã trình bay khá ngắn gọn những đóng góp của nhà nho, tác giả Phan Mạnh Danh không chỉ trong lĩnh vực văn học mà rộng hơn là những cống hiến âm thầm, lặng lẽ của tác giả trong việc lưu giữ, bảo tồn, phục hưng nền văn hóa nước nhà. Đương nhiên, để làm được điều đó bản thân tác giả phải là người có vốn tri thức uyên bác, có nhãn quan thẩm mỹ nhạy bén. Phan Mạnh Danh xứng đáng trở thành “người thủ thành cho một truyền thống mỹ học”. Tiểu kết chương 3: Tóm lại, trong chương 3 dựa trên cơ sở về đặc điểm của ba loại hình nhà nho trong văn học Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành nhận định loại hình tác giả nhà nho đối với Phan Mạnh Danh. Trong cả đời sống và trong văn học, Phan Mạnh Danh đều có những đặc điểm “thị tài” và “đa tình” của một nhà nho tài tử. Cùng với Tản Đà, Phan Mạnh Danh cũng gánh trên mình sứ mệnh của người nối hai thời đại văn học lớn trong lịch sử văn học dân tộc. Tuy nhiên, khác với Tản Đà – người có sự thích ứng cao độ với những biến chuyển của công cuộc hiện đại hóa văn học nói riêng và của đời sống xã hội những năm đầu thế kỷ nói chung thì Phan Mạnh Danh lại là người có sự đề kháng khéo léo với công cuộc hiện đại hóa văn học đó. Ông đã âm thầm viết lại “chúc thư” của một thế hệ đã tàn, gạn lọc lấy những tinh hoa văn hóa của một thời đang dần mất đi mãi mãi. C. Phần kết luận Trong khuôn khổ của một luận văn chúng tôi đã tạo dựng lại chân dung tác giả văn học Phan Mạnh Danh – một tác giả đã bị lãng quên trong khoảng hơn nửa thế kỷ nay. Những nét tiêu biểu trong tiểu sử cuộc đời, những trước tác quan trọng còn lại đến nay là bằng chứng chân thực cho chặng đường hoạt động văn học của ông. Với hàng loạt các trước tác có giá trị trên nhiều lĩnh vực: sáng tác văn học, phiên dịch, biên tập Phan Mạnh Danh xứng đáng trở thành một tác giả, dịch giả văn học có công lao đáng được ghi nhận trong nền văn học Việt Nam. Xét trong cả quá trình đào tạo và tự đào tạo, trong cả cuộc đời “không có tham dự một chút nào vào cuộc đời chính trị ở trong nước” có thể khẳng định Phan Mạnh Danh là “nhà nho thuần nho”. Tuy nhiên, những đặc điểm “thị tài” và “đa tình” trong đời sống và trong văn học lại khu biệt ông trở thành nhà nho tài tử. Nối dài thêm danh sách những nhà nho tài tử trong văn học Việt Nam nhưng sống trong bối cảnh “gió Á mưa Âu” của đời sống xã hội Phan Mạnh Danh đã có lối ứng xử đề kháng với công cuộc hiện đại hóa văn học đang diễn ra như vũ bão vào đầu thế kỷ XX. Những hoạt động văn học và những trước tác của ông giai đoạn này đều đi đến mục đích lưu giữ, làm sống lại tinh hoa của một nền văn học đã hình thành trong suốt mười thế kỷ. Sáng tác của Phan Mạnh Danh mang đậm đặc đặc điểm của hệ thống thi pháp văn học trung đại đặc biệt là thể loại và ngôn ngữ. Về thể loại, Phan Mạnh Danh am tường và sáng tác trên hầu hết các thể loại thơ văn trung đại như: thơ Đường, ký, hành, phú, kinh nghĩa, văn sách, văn tế, tựa trong đó thể loại thơ Đường được ông sử dụng thuần thục nhất. Về ngôn ngữ, Phan Mạnh Danh vẫn kiên trì sử dụng song song hai lại ngôn ngữ văn tự chữ Hán và chữ Nôm; ông vận dụng hoạt bát, tinh tế những điển tích điển cố trong văn học cổ phương Đông. Điều này khiến ngôn ngữ của ông trở nên quan phương không thể đại chúng hóa. Hoạt động văn học của Phan Mạnh Danh kéo dài từ những năm cuối thế kỷ XIX sang hơn bốn thập niên đầu thế kỷ XX –một thời kỳ phức tạp và nhạy cảm trong cả đời sống lẫn văn học. Trong thời gian này, Phan Mạnh Danh đã khéo léo bắc nhịp cầu nối, làm mờ đi vết đứt gẫy giữa hai giai đoạn văn học bằng hàng loạt các trước tác của mình. Ở phương diện văn hóa, Phan Mạnh Danh đã bằng các hoạt động sáng tác, biên tập và phiên dịch đem đến cho thế hệ sau một con đường để tự “tìm về với truyền thống”. Với ông, chữ Quốc ngữ dầu có thay thế được chữ Hán và chữ Nôm trong đời sống sinh hoạt thì chữ Hán và chữ Nôm vẫn có những giá trị tự trong bản thân mà không một thứ ngôn ngữ văn tự khác nào thay thế được. Hệ thống những trước tác của ông, có thể nói là những kết tinh độc đáo của tinh hoa văn hóa văn học của hàng nghìn năm Nho học ươm mầm, bén rễ và phát triển ở Việt Nam. Bên cạnh rất nhiều những mặt tích cực trong trước tác của Phan Mạnh Danh đã được đề cập ở trên vẫn không thể phủ nhận những hạn chế vẫn còn tồn tại trong một vài trước tác của ông. Song những hạn chế đó vẫn không làm mờ đi những cống hiến của ông đối với nền văn học văn hóa nước nhà. Đó chính là cái mục đích mà luận văn hướng tới để đưa Phan Mạnh Danh trở về với tấm chân dung đích thực của một tác giả văn học. Mặc dù đã cố gắng nhưng trong khuôn khổ một luận văn, do giới hạn thời gian chắc hẳn có những vấn đề chúng tôi chưa kịp đề cập đến, hoặc mới điểm qua sơ lược, chúng tôi sẽ cố gắng để hoàn thiện hơn trong một nghiên cứu khác. References 1. Đào Duy Anh (2007), Từ điển Truyện Kiều, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 2. Phan Văn Các (2003), Từ điển Từ Hán Việt, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 3. Thiều Chửu (2005), Hán Việt tự điển, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 4. Phan Mạnh Danh, Hồng Kiều, Nxb Phan Phong Linh,7 Rue Marché Nang tinh, Nam Định. 5. Phan Mạnh Danh (1942), Bút hoa thi thảo, Nxb Nam Định. 6. Phan Mạnh Danh (1953), Bút hoa thơ tập cổ, Nxb Trí đức thư xã, Hà Nội. 7. Phan Mạnh Danh (2007), Xuân mộng (Tôn Thất Lương chú giải), Nxb Thanh Hoa thư xã,Hà Nội. 8. Phan Mạnh Danh (phiên dịch), Tình sử (của Long Tử Do), Nxb Nhà in Phạm Văn Sơn, Sài Gòn. 9. Phan Mạnh Danh (phiên dịch) (1953), Tình sử (của Long Tử Do), Nxb Thanh Hoa thư xã, Hà Nội. 10. Phan Mạnh Danh (1953), Cổ thi trích dịch, Nxb Thanh Hoa thư xã, Hà Nội. 11. Phan Mạnh Danh (1942), Thi văn tập trích lục, Nxb Nguyễn Trung Khác, Nam Định. 12. Nguyễn Xuân Diện (2007), Lịch sử và nghệ thuật ca trù: Khảo sát nguồn tư liệu tại Viện nghiên cứu Hán Nôm, Nxb Thế giới, Hà Nội. 13. Nguyễn Du (2004), Truyện Kiều, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 14. Phạm Văn Duyệt (1928), Hát ả đào, Nxb Kim Đức Giang, Hà Nội. 15. Thúc Ngọc Trần Văn Giáp (1942), Lược khảo tiểu thuyết Tàu, Thanh Nghị, số 11, tr.14. 16. Phan Cự Đệ (1993), Hàn Mặc Tử: Tác phẩm phê bình và tưởng niệm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 17. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Trí Dũng, Hà Văn Đức (2005), Văn học Việt Nam (1900 – 1945), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18. Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Đức Mậu (Tuyển chọn và giới thiệu) (2007), Tản Đà về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 19. Dương Quảng Hàm (2005), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Trẻ, Hà Nội. 20. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21. Đặng Thị Hảo (2003), Thơ tình cổ trung đại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Thư viện Quốc gia Việt Nam. 22. Nguyễn Quang Hồng (2008), Khái luận văn tự học chữ Nôm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 23. Hội đồng tác giả (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội. 24. Phạm Văn Khoái (2001), Một số vấn đề chữ Hán thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 25. Phan Phong Linh, Thắng cảnh Việt Nam qua thi ca, Nxb Tủ sách văn nghệ. 26. Nguyễn Lộc (2004), Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 27. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 28. Nguyễn Đăng Na (2007), Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 29. Nguyễn Nam, “Tình sử loại lược” lưu truyền và ảnh hưởng ở Việt Nam, 30. Nguyễn Nam, Phụ nữ tự sát – Lỗi tại tiểu thuyết, 31. Đỗ Văn Ninh (2002), Từ điển chức quan Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 32. Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb KHXH, Hà Nội. 33. Thanh Tâm Tài Nhân (2006), Kim Vân Kiều truyện, Nxb Văn học, Hà Nội. 34. Đào Đức Nhuận, Tản mạn về thơ thuận nghịch độc, ngày 18 / 11 / 2011. 35. Phạm Đan Quế (2002), Bình Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều, Nxb Thanh Niên, Thành phố Hồ Chí Minh. 36. Phạn Đan Quế (2002), Thú chơi tập Kiều, Nxb Văn học, Thành phố Hồ Chí Minh. 37. Phạm Quỳnh, (1923), Văn chương trong lối hát ả đào, Tạp chí Nam Phong, tập 12 (số 69), tr.171-188. 38. Phan Thế Roanh (1953), Điển cố truyện và thơ thường dùng làm văn liệu, Nxb Nam Sơn, Hà Nội. 39. Phan Thế Roanh sao lục, Phan Mạnh Danh thi văn tập (Lời chú giải của thi sĩ Tôn Thất Lương), Nxb Thanh Hoa thư xã, Hà Nội. 40. Phan Thế Roanh (1964), Hán văn lược khảo, Nxb Chin Hoa thư cục, Sài Gòn. 41. Lê Văn Siêu(2006), Văn học sử Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 42. Lưu Hồng Sơn, Mối quan hệ giữa thơ ca và hội họa từ Trung Quốc đến Việt Nam, 43. Trần Đình Sử (2008), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 44. Trần Đình Sử (2007), Thi pháp Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 45. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 46. Quách Tấn (1960), Mùa cổ điển, Nxb Tân Việt. 47. Quách Tấn (Quách Giao sưu tầm và biên soạn) (2000), Bóng ngày qua (Bàn Thành tứ hữu), Nxb Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh. 48. Hoài Thanh, Hoài Chân (2003), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 49. Trần Thị Băng Thanh (2011), Sức hấp dẫn của Truyện Kiều với danh sĩ Bắc Hà – Trường hợp Phan Mạnh Danh, Tạp chí Hán Nôm, tập 1 (số 104), tr. 33-42. 50. Nguyễn Toàn Thắng (2011), Hàn Mặc Tử, Quách Tấn và Bích Khê trong không gian văn hóa Đường thi, ngày 25/7/2011. 51. Chương Thâu, Trần Ngọc Vương (Giới thiệu và tuyển chọn), Phan Bội Châu về tác gia và tác phẩm (2003), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 52. Trần Nho Thìn (2008), Văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 53. Tạp chí Tri Tân 1941 – 1945, Phê bình văn học (sưu tầm tư liệu), Nxb Hội nhà văn. 54. Nguyễn Huy Tự (1950), Truyện Hoa tiên (Vân Bình Tôn Thất Lương dẫn giải và chú thích), Nxb Tân Việt, Sài Gòn. 55. Nguyễn Quảng Tuân (2002), Tập Kiều vịnh Kiều, Nxb Văn học, Hà Nội. 56. Trần Ngọc Vương (2007), Văn học Việt Nam thế kỉ X – XIX những vấn đề lý luận và lịch sử, NXB Giáo dục. 57. Trần Ngọc Vương (1999), Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 58. Trần Ngọc Vương (1995), Loại hình học tác giả văn học: Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 59. Trần Ngọc Vương (2010), Thực thể Việt nhìn từ các tọa độ chữ, Nxb Tri thức, Hà Nội. 60. Trần Ngọc Vương (2010), Giáo trình Văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỉ XX, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 61. Nguyễn Văn Y (sưu tập) (1973), Thơ vịnh Kiều, NXB Lạc Việt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftruoc_tac_cua_phan_manh_danh_trong_boi_canh_6869_2066910.pdf
Luận văn liên quan