Tư bản bất biến - ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Bản chất của tư bản. Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. Bản chất của tư bản là thể hiện quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra. Xét theo nguồn gốc tạo ra giá trị và giá trị thặng dư thì tư bản chia ra thành tư bản bất biến ( c ) và tư bản khả biến ( v ) : giá trị hàng hóa = c + v + m. m : giá trị thặng dư c : tư bản bất biến v : tư bản khả biến

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10061 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư bản bất biến - ý nghĩa lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TƯ  BẢN BẤT BIẾN      Vấn đề được đưa ra trong chương VI ,bộ “Tư bản” của Các Mác  ( từ trang 257 đến trang 272 ).      Giáo trình kinh tế chính trị - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Bản chất của tư bản.      Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê.      Bản chất của tư bản là thể hiện quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra.      Xét theo nguồn gốc tạo ra giá trị và giá trị thặng dư thì tư bản chia ra thành tư bản bất biến ( c ) và tư bản khả biến ( v ) : giá trị hàng hóa = c + v + m. m : giá  trị thặng dư  c : tư  bản bất biến  v : tư  bản khả biến  Tư  bản bất biến.     Muốn tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải ứng tư bản ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động, tức là biến tư bản tiền tệ thành các yếu tố của quá trình sản xuất, thành các hình thức tồn tại khác nhau của tư bản sản xuất.     Xét về mặt lao động cụ thể của người công nhân trong quá trình sản xuất ,họ sử dụng tư liệu sản xuất nhà tư bản  mua về để chế tạo ra sản phẩm . Các tư liệu sản xuất có nhiều loại , có loại  sử dụng toàn bộ nhưng chỉ hao mòn dần ,do đó nó chuyển từng phần giá trị của nó vào sản phẩm như máy móc , thiết bị , nhà xưởng , có loại tiêu hao toàn bộ giá trị của nó vào sản phẩm như nguyên vật liệu . Song ở dạng nào thì giá trị những tư liệu sản xuất đó cũng nhờ có lao động cụ thể của công nhân mà được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm , chứ không thể lớn lên trong quá trình sản xuất .     Những nhân tố khác nhau của quá trình lao động tham gia một cách khác nhau vào sự hình thành giá trị của sản phẩm.     Trong quá trình tạo ra giá trị, thì giá trị sử dụng đã được tiêu dùng một cách có mục đích để sản xuất ra một giá trị sử dụng mới, cho nên thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng đã tiêu dùng là một bộ phận của thời gian lao động cần thiết để tạo ra giá trị sử dụng mới, do đó nó chính là thời gian lao động được chuyển từ những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng sang sản phẩm mới. Do đó, người  lao động bảo toàn được giá trị của những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng, hay chuyển những giá trị đó vào sản phẩm với tư cách là những bộ phận cấu thành giá trị của sản phẩm ấy, không phải bằng cách gắn thêmlao động của mình nói chung, mà nó chính là do tính đặc thù, do cái hình thái sản xuất đặc biệt của thứ lao động gắn thêm đó. Với tư cách là một hoạt động sản xuất có mục đích như kéo sợi, dệt vải, rèn, lao động đã cải tử hoàn sinh các tư liệu sản xuất chỉ bằng cách là tiếp xúc với chúng, hà hơi sống cho chúng, để biến chúng thành những nhân tố của quá trình lao động và kết hợp với chúng thành sản phẩm.      Trong những điều kiện sản xuất không thay đổi, giá trị do người công nhân kết hợp thêm vào mà càng nhiều, thì giá trị do người công nhân bảo toàn được lại càng lớn; nhưng anh ta bảo toàn được nhiều giá trị hơn không phải là vì anh ta kết hợp thêm nhiều giá trị hơn, mà vì anh ta kết hợp thêm giá trị ấy trong những điều kiện không thay đổi và phụ thuộc vào lao động của bản thân anh ta.      Trong quá trình lao động , giá trị chỉ được chuyển từ các tư liệu sản xuâtsang sản phẩm theo mức độ mà các tư liệu sản xuất đó mất dần giá trị trao đổi của chúng. Chúng chỉ chuyển cho sản phẩm cái giá trị mà chúng mất đi với tư cách là tư liệu sản xuất. Nhưng về mặt này, tình hình lại khác nhau đối với những nhân tố vật thể khác nhau của quá trình lao động.      Một tư liệu sản xuất không bao giờ chuyển vào sản phẩm một giá trị nhiều hơn giá trị mà nó đã mất đi trong quá trình lao động, do giá trị sử dụng của bản thân nó bị hủy hoại đi. Nếu tư liệu sản xuất đó không có một giá trị nào để mất đi cả, nghĩa là nếu bản thân nó không phải là sản phẩm lao động của con người, thì nó sẽ không thể chuyển một giá trị nào vào sản phẩm cả. Tư liệu sản xuất đó sẽ chỉ dùng để hình thành giá trị sử dụng mà không tham dự vào việc hình thànhgias trị trao đổi. Đó là trường hợp của tất cả những tư liệu sản xuất do thiên nhiên cung cấp sẵn, không có sự tác động của con người: đất đai, gió, nước, sắt ở trong vỉa quặng, gỗ trong rừng nguyên thủy v.v…mặt khác, một tư liệu sản xuất, ngược lại, lại có thể tham gia toàn bộ vào quá trình hình thành giá trị, mặc dù nó chỉ gia nhập từng phần vào quá trình lao động mà thôi.      Những tư liệu sản xuất chỉ chuyển giá trị vào hình thái sản phẩm mới theo mức độ mà những tư liệu sản xuất ấy mất giá trị đi trong quá trình lao động, giá trị này tồn tại dưới hình thức những giá trị sử dụng cũ của những tư liệu sản xuất ấy. Mức độ tối đa của việc mất giá trị mà các tư liệu sản xuất có thể phải chịu đựng trong quá trình lao động, rõ ràng là bị giới hạn trong đại lượng giá trị lúc ban đầu của chúng, khi chúng bước vào quá trình lao động, hay trong số thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra bản thân chúng. Vì vậy, những tư liệu sản xuất không bao giờ có thể thêm vào sản phẩm một giá trị lớn hơn giá trị bản thân chúng một cách độc lập với quá trình lao động mà chúng phục vụ. Quyết định giá trị của một vật lao động nào đó, một cái máy nào đó, một tư liệu sản xuất nào đó…không phải là quá trình lao động mà nó đã gia nhập với tư cách là tư liệu sản xuất, mà là quá trình lao động từ đó nó bước ra với tư cách là một sản phẩm. Trong quá trình lao động, nó chỉ phục vụ với tư cách là một giá trị sử dụng, với tư cách một vật có những thuộc tính có ích, và vì vậy, nó sẽ không chuyển một giá trị nào vào sản phẩm nếu như trước khi bước vào quá trình đó, nó không có giá trị.      Trong khi lao động sản xuất biến những tư liệu sản xuất thành những yếu tố cấu thành của một sản phẩm mới, thì giá trị của những tư liệu sản xuất đó cũng thực hiện một bước trong kiếp luân hồi. Từ một cơ thẻ đã bị tiêu dùng rồi, giá trị ấy chuyển sang một cơ thể mới hình thành. Nói chung, cái tiêu dùng đi trong các tư liệu sản xuất là giá trị sử dụng của chúng, nhờ tiêu dùng giá trị sử dụng nàymaf lao động tạo ra sản phẩm. Trên thực tế, giá trị của những tư liệu sản xuất đó không bị tiêu dùng đi, và vì thế nó cũng không thể được tái sản xuất ra. Giá trị đó được bảo tồn, nhưng không phải là vì một thao tác nào đó xảy ra với nó trong quá trình lao động, mà chính là vì cái giá trị sử dụng trong đó nó tồn tại lúc ban đầu, mặc dầu biến đi, nhưng chỉ biến đi trong một giá trị sử dụng khác. Chính vì thế mà giá trị của các tư liệu sản xuất lại xuất hiện trở lại trong giá trị của sản phẩm, nhưng nếu nói một cách chính xác thì không phải là tái sản xuất ra. Cái được sản xuất ra là giá trị sử dụng mới, trong đó giá trị trao đổi cũ tái hiện ra.     Khi trình bày những vai trò khác nhau mà những nhân tố khác nhau của quá trình lao động đã đóng trong sự hình thành giá trị của sản phẩm, trên thực tế chúng ta đã vạch rõ những chức năng của những bộ phận cấu thành khác nhau của tư  bản trong quá trình làm tăng thêm giá trị của bản thân nó. Số dư ra trong tổng giá trị  của sản phẩm so với tổng số giá trị của những yếu tố cấu thánh sản phẩm, đó chính là  số dư trong số tư bản đã tăng thêm giá trị so với giá trị của tư bản  ứng trước ban đầu. Một bên là những tư liệu sản xuất, và bên kia là sức lao động, đó cũng chỉ là những hình thái tồn tại khác nhau mà  giá trị tư bản ban đầu đã khoác lấy khi nó chút bỏ hình thái tiền và chuyển hóa thành những nhân tố của quá trình lao động.      Vậy,Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức giá trị tư liệu sản xuất ( nhà máy, máy móc , thiết bị , nhiên liệu , nguyên liệu , vật liệu phụ ) mà giá trị của nó được bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào sản phẩm , tức là giá trị không thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất . Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ý nghĩa lý luận     Tư bản bất biến tuy không là nguồn gốc của giá trị thặng dư nhưng là điều kiện để sản xuất ra giá trị thặng dư ( m ), là điều kiện khách quan cần thiết để sản xuất và tăng năng suất lao động của công nhân . ý nghĩa thực tiễn     Ngày nay các quốc gia đều thúc đẩy phát triển công nghệ kĩ thuật , bởi nó là một trong những nhân tố năng cao năng suất người công nhân . Điều này đặc biệt có nghĩa đối với Việt Nam khi trình độ kĩ thuật yếu kém , máy móc lạc hậu cũ kĩ gây cản trở nâng cao năng  xuất lao dộng , tăng khối lượng sản phẩm .    lam ve TBBB thi doc Lenin thanh ngo dang: y co ban thi TBBB la 1 phan cua TB dau tu ban dau ma no chang co vai tro gi ca trong viec tao ra GTTD thanh ngo dang: nguon goc cua TBBB thi phai xem xet ca qua trinh SX GTTD, se thay 1 bo phan TB dung de mua SLD thi tao ra GTTD, 1 bo fan de mua TLSX thi ko tao GTTD thanh ngo dang: nhung noi dung can trinh bay la: Nguon goc (qua trinh SX GTTD) -> Khai niem -> Ban chat (ko tao GTTD) -> Mot so luu y thanh ngo dang: Luu y bao gom: So sanh TBBB va TB co dinh (c vs. k); Gia tri qua khu trong TLSX (de giai thich may moc cung tao ra GT) Như vậy, bóc lột lao động thặng dư biểu hiện thành bóc lột giá trị thặng dư là quy luật bóc lột đặc thù của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất đó. Tỷ số giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến hay tỷ số giữa lao động thặng dư và lao động cần thiết là tỷ suất giá trị thặng dư; tỷ suất đó nói lên mức độ bóc lột giai cấp công nhân. Giá trị thặng dư có biểu hiện bề ngoài là một số tiền dôi ra ngoài tư bản ứng trước; số tiền đó có tên gọi là lợi nhuận. Phạm trù lợi nhuận che dấu quan hệ bóc lột vì nó làm cho người ta dễ lầm tưởng là con đẻ của tư bản ứng trước (c + v) chứ không phải là con đẻ của tư bản khả biến (v).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTư bản bất biến- ý nghĩa lý luận và thực tiễn.doc
Luận văn liên quan