Tư cách chủ thể khi cá nhân tham gia giao dịch Dân sự

Để đáp ứng các nhu cầu trong đời sống, mỗi cá nhân phải thông qua các giao dịch Dân sự. Giao dịch Dân sự nói chung và hợp đồng Dân sự nói riêng là “ phương tiện’ không thể thiếu được của mọi chủ thể. Tuy nhiên để đảm bảo sự ổn định và trật tự trong quá trình thiết lập và thực hiện các giao dịch Dân sự, hướng tới việc thực hiện lợi ích cho các chủ thể tham gia cũng như lợi ích chung toàn xã hội, BLDS của nước ta quy định về năng lực tham gia giao dịch Dân sự của các chủ thê. Người tham gia giao dịch Dân sự phải đủ năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể được tạo thành bởi hai thành tố, đó là năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Trong đó năng lực pháp luật là quyền xử sự của chủ thể được ghi nhận và được phép thực hiện. Năng lực hành vi là khả năng tự có của chủ thể trong việc thực hiện, kiểm soát và làm chủ hành vi của mình. Chủ thể giao dịch Dân sự bao gồm nhiều loại cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình Mặt khác, thuật ngữ “cá nhân “ bao gồm cả công dân Việt Nam và người nước ngoài. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ bàn về năng lực chủ thể của cá nhân là công dân Việt nam nhằm xác định rõ khi cá nhân tham gia một giao dịch Dân sự thì trường hợp nào được coi là đủ năng lựcchủ thể, trường hợp nào được coi là chưa đủ năng lực chủ thể. Như trên đã đề cập, cá nhân khi tham gia và giao dịch chỉ được coi là có đủ năng lực chủ thể khi họ có năng lực pháp luật Dân sự và có năng lực hành vi Dân sự, Điều 16 BLDS đã ghi nhận năng lực pháp luật Dân sự cá nhân như sau: 1. Năng lực pháp luật Dân sự cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền Dân sự và có nghĩa vụ Dân sự. 2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật Dân sự giống nhau. 3. Năng lực pháp luật Dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5955 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư cách chủ thể khi cá nhân tham gia giao dịch Dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư cách chủ thể khi cá nhân tham gia giao dịch Dân sự Ts. Phạm Văn Tuyết Để đáp ứng các nhu cầu trong đời sống, mỗi cá nhân phải thông qua các giao dịch Dân sự. Giao dịch Dân sự nói chung và hợp đồng Dân sự nói riêng là “ phương tiện’ không thể thiếu được của mọi chủ thể. Tuy nhiên để đảm bảo sự ổn định và trật tự trong quá trình thiết lập và thực hiện các giao dịch Dân sự, hướng tới việc thực hiện lợi ích cho các chủ thể tham gia cũng như lợi ích chung toàn xã hội, BLDS của nước ta quy định về năng lực tham gia giao dịch Dân sự của các chủ thê. Người tham gia giao dịch Dân sự phải đủ năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể được tạo thành bởi hai thành tố, đó là năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Trong đó năng lực pháp luật là quyền xử sự của chủ thể được ghi nhận và được phép thực hiện. Năng lực hành vi là khả năng tự có của chủ thể trong việc thực hiện, kiểm soát và làm chủ hành vi của mình. Chủ thể giao dịch Dân sự bao gồm nhiều loại cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình … Mặt khác, thuật ngữ “cá nhân “ bao gồm cả công dân Việt Nam và người nước ngoài. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ bàn về năng lực chủ thể của cá nhân là công dân Việt nam nhằm xác định rõ khi cá nhân tham gia một giao dịch Dân sự thì trường hợp nào được coi là đủ năng lựcchủ thể, trường hợp nào được coi là chưa đủ năng lực chủ thể. Như trên đã đề cập, cá nhân khi tham gia và giao dịch chỉ được coi là có đủ năng lực chủ thể khi họ có năng lực pháp luật Dân sự và có năng lực hành vi Dân sự, Điều 16 BLDS đã ghi nhận năng lực pháp luật Dân sự cá nhân như sau: 1. Năng lực pháp luật Dân sự cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền Dân sự và có nghĩa vụ Dân sự. 2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật Dân sự giống nhau. 3. Năng lực pháp luật Dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Như vậy, có thể hiểu năng lực pháp luật Dân sự của cá nhân là phạm vi các quyền mà bằng pháp luật Nhà nước đã ghi nhận cho công dân mình. Theo quy định tại Điều 18 BLDS thì năng lực pháp luật Dân sự của cvnkhông bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định. Vì thế, mọi cá nhân đều đwcj coi là đủ năng lực pháp luật Dân sự khi tham gia giao dịch, ngoại trừ những trường hợp cá nhân đó đã bị pháp luật hạn chế một quyền nào đó vốn là mục đích của giao dịch mà cá nhân đó tham gia. Từ trên, có thể thấy rằng chỉ cần xem xét đến yếu tố năng lực hành vi Dân sự của cá nhân là có thể xác định được tư cách chủ thể ủa họ khi tham gia giao dịch Dân sự. Theo nguyên tắc, cá nhân muốn tham gia giao dịch Dân sự phải có đủ năng lực để tự mình thiết lập và thực hiện giao dịch đó. Tuy nhiên như thế nào thì được coi là “ có khả năng”? Mạt khác, thực tế cho thấy có nhiều trường hợp cá nhân rất cần thông qua một giao dịch để thực hiện việc trao đổi lợi ích vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của mình nhưng họ chưa đủ khả năng thiết lập và thực hiện giao dịch đó. Trong những trường hợp này, bằng cách nào để có thể vẫn đáp ứng được nhu cầu của họ nhưng đồng thời vẫn có thể đảm bảo được tính ổn định của giao dịch để bảo vệ lợi ích chính đáng của mọichủ thể cũng như lợi ích chung của toàn xã hội? Để giải quyết những vấn đề đã nêu trên, chúng tôi xin đi vào hai vấn đề cụ thể sau: Tổng quan về năng lực hành vi Dân sự của cá nhân. Năng lực hành vi Dân sự của mỗi cá nhân đã được BLDS định nghĩa tại Điều 19 như sau: “ Năng lực hành vi bằng những hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ Dân sự” Về phương diện ngôn ngữ thì “ năng lực” là điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẳn có để thực hiện hoạt động nào đó, “ hành vi” là cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một ngưồi trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định. Vì thế, ở phương diện này, năng lực hành vi là khả năng thực hiện xử sự và kiểm soát làm chủ các xử sự đó của cá nhân. Về phương diện tâm, sinh lí của con người, bình thường có hai yếu tố: Lí trí và mong muốn chủ quan. Trong đó, lí trí là khả năng nhận thức sự vật bằng suy luận, biểu hiện mức độ khả năng làm chủ cách xử sự của mình, mong muốn chủ quan là sự theo đuổi một mục đích nhất định nhưng thiên về cảm giác, tình cảm chủ quan của bản thân. Nếu một người thực hiện một hành vi chỉ đơn thuần bằng cảm giác, tình cảm mà không có khả năng nhận thức về hành vi đó bằng suy luận, nghĩa là người đó không đủ khả năng làm chủ, kiểm soát hành vi của mình. Trong trường hợp này họ là người không có (hoặc không đủ) năng lực hành vi. Vì thế, ở phương diện này thì năng lực hành vi Dân sự của cá nhân là sự phù hợp giữa lí trí với mong muốn chủ quan của của cá nhân đó. Năng lực hành vi Dân sự cá nhân được xem xét ở phương diện này là cơ sở lí luận cũng như khoa học để xác minh mức độ năng lực hành vi Dân sự cá nhân. Dựa vào mức độ phù hợp giữa hai yếu tố trên, chúng ta thấy rằng khi nào một cá nhân đã đạt được sự phù hợp hoàn hảo giữa lí trí với mong muốn chủ quan sẽ được coi là người có đr năng lực hành vi Dân sự. Họ là người có đủ nhận thức bằng suy luận để kiểm soát và làm chủ được tất cả các xử sẹ của mình. Nếu một cá nhân dù có đầy đủ lí trí nhưng chưa đạt được độ phù hợp hoàn hảo giữa hai yếu tố trên thì họ được coi là người có năng lực hành vi Dân sự nhưng chưa đầy đủ. Họ là những người có thể bằng nhận thức suy luận để làm chủ, kiểm soát được hành vinày nhưng chưa đủ nhận thức để suy luận để có thể làm chủ, kiểm soát các hành vi khác. Nếu một cá nhân không có ( hoặc mất ) khả năng nhận thức bằng suy luận thì họ sẽ bị coi là người không có năng lực hành vi. Họ là những người không thể nhận thức được bằng suy luận để có thể làm chủ, hoặc bất kì một hành vi nào của mình. Từ những phương diện trên, có thể đi đến định nghĩa mang tính tổng quan thống nhất về năng lực hành vi Dân sự của cá nhân như sau: Năng lực hành vi Dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân thực hiện các hành vi Dân sự có khả năng nhận thức bằng suy luận của cá nhân trong việc làm chủ, kiểm soát các hành vi Dân sự đó. Các mức độ năng lực hành vi và năng lực tham gia fiao dịch Dân sự của cá nhân. Có thể nói rằng khi ban hành BLDS, các nhà làm luật đã căn cứ vào các phương diện trên để xác định và ghi nhận các mức độ năng lực hành vi Dân sự cá nhân. BLDS căn cứ vào độ trưởng thành về thể chất và nhận thức của cá nhân để xác định cá nhân ở độ tuổi nào, nhận thức ra sao thì được thừa nhận là có năng lực hành vi ở mức độ tương ứng. Theo quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23, 24, 25 của BLDS chúng ta thấy rằng pháp luật đã thừa nhận năng lực hành vi Dân sự của cá nhân theo các mức độ khác nhau. Trong mỗi mức độ đó, các cá nhân có quyền tham gia giao dịch Dân sự trong một phạm vi tương ứng. Cá nhân có năng lực hành vi đầy đủ Về mức độ này, ĐIều 21 BLDS quy định: Người thành niên có năng lực hành vi Dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Bộ luật này. Chúng tôi cho rằng điều luật trên cần được sữa đổi lại cho phù hợp bởi trong thực tế có nhiều cá nhân đã tròn mười tám tuổi ( đã thành niên) nhưng vì bệnh tật nên họ không có khả năng nhận thức từ nhỏ, thậm chí khi vừa sinh ra. Nếu theo quy định trên thì vô hình trung vẫn phải thừa nhận là họ có khả năng tham gia giao dịch khi họ chưa bị tòa ná ra quyết định tuyên bố mất nănglực hành vi Dân sự? Vì thế cần phải xác định cá nhân chỉ được coi là có năng lực hành vi đầy đủ nếu họ là người đủ từ 18 tuổi trở lên và có sự phát triển bình thường về nhận thức. Các cá nhân nhận được thừa nhận là có năng lực hành vi Dân sự đầy đủ sẽ được coi là có đủ năng lực để tự tham gia giao dịch Dân sự. Cá nhân có năng lực hành vi Dân sự chưa đầy đủ. Bao gồm các cá nhân từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, có sự phát triển bình thường về nhận thức. Ở lứa tuổi này, họ là những người có nhận thức lí trí nhưng chưa đủ để có thể làm chủ, kiểm soát mọi hành vi của mình. Họ có thể nhận thức hành vi này nếu hành vi đó có tính chất và mức độ giản đơn nhưng lại không hề nhận thức được các hành vi khác nếu hành vi đó có tính chất mức độ phức tạp. Vì thế luật chỉ thừa nhận họ có tư cách chủ thể để xác lập, thực hiện các giao dịch Dân sự nào nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của họ và có sự phù hợp giữa giao dịch đó với lứa tuổi của họ. Mặt khác, để đảm bảo nhu cầu chính đáng của các cá nhân ở mức độ năng lực hành vi này, luật còn cho phép họ xác lập các giao dịch khác nếu có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật hoặc tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch Dân sự nếu họ có đủ tài sản riêng để đảm bảo việc thực hiện các giao dịch Dân sự nếu họ có đủ tài sản riêng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ ( Điều 22 BLDS). Chúng tôi cho rằng để tránh tình trạng lợi dụng hạn chế về nhận thức đối với người trong độ tuổi này của những người phía bên kia cũng như để đảm bảo tính ổn định của hợp đồng Dân sự nói riêng và giao dịch Dân sự nói chung, điều luật trên cần phải sữa đổi theo hướng: Trừ những giao dịch có tính chất phù hợp với nhận thức của lứa tuổi, cá nhân trong độ tuổi này muốn thông qua giao dịch để đáp ứng nhu cầu nào đó thì phải do người đại diện theo pháp luật của họ xác lập và thực hiện thay. Cá nhận chưa có năng lực hành vi Dân sự. BLDS không quy định về mức độ này mà chỉ quy định về người không có năng lực hành vi Dân sự ( Điều 23). CHúng tôi cho rằng Điều 23 xác định cá nhân dưới 6 tuổi là người không có năng lực hành vi Dân sự là chưa chính xác, không bhiện chứng. Vì thế, chúng tôi mạnh dạn xác định cá nhân dưới 6 tuổi là người chưa có năng lực hành vi Dân sự. Chỉ bị coi là người không có năng lực hành vi Dân sự nếu người dưới 6 tuổi đồng thời là người bị mắc bện tâm thần hoặc các bệnh khác không có khả năng nhận thức. Ngược lại, nếu họ là người có sự phát triển bình thường về nhận thức thì cần xác định họ là người chưa có năng lực hành vi. Tuy nhiên, dù xác định ở tình trạng nào đi chăng nữa thì cá nhân ở độ tuổi này cũng là người không thể bằng nhận thức suy luận để có thể điều khiển được hành vi nào của mình. Vì vậy, họ là người không có năng lực chủ thể để tham gia bất kì một giao dịch Dân sự nào. Các giao dịch nhằm phục vụ cho nhu cầu của những người này đều phải do người đại diện theo pháp luật của họ xác lập và thực hiện Cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi Dân sự. Trước hết, cần phải phân biệt hai cụm từ “ người có năng lực hành vi hạn chế” và “người bị hạn chế năng lực hành vi Dân sự” là hoàn toàn khác nhau. Nếu như cụm từ “ người có năng lực hành vi hận chế” nhằm để chỉ người đã có năng lực hành vi nhưng chưa đầy đủ ( là người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, có sự phát triển bình thường về nhận thức) thì cụm từ “ người bị hạn chế năng lực hành vi Dân sự” nhằm chỉ để những người đã bị tòa án ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi Dân sự. Vì vậy, cần xác định người bị hạn chế năng lực hành vi Dân sự trước hết là người đã thành niên, có năng lực hành vi Dân sự đầy đủ nhưng lại rơi vào tình trạng như điều 2 của BLHS đã dự liệu. Nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho những người liên quan, pháp luật quy định tòa án được quyền tuyên bố hạn chế năng lực hành vi của những người rơi vào tình trạng “ Nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tài sản của gia đình” theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan. Kể từ thời điểm quyết định tuyên bố người bị hạn chế năng lực hành vi Dân sự của tòa án có hiệu lực pháp luật cho đến khi quyết định đó bị hủy bỏ thì cá nhân không được tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch Dân sự. Họ cbhỉ được coi là có đủ năng lực để tự xác lập, thực hiện những giao dịch nhỏ nhằm khắc phục cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của bản thân họ. Họ muốn tham gia các giao dịch khác phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của họ. - Cá nhân không có năng lực hành vi Dân sự Là người tham gia không thể nhận thức suy luận để có thể làm chủ, kiểm soát bất kì hành vi nào của mình. Rơi vào tình trạng này bao gồm những người không có người không có khả năng nhận thức từ khi chưa thành niên và những người đã thành niên nhưng bị tòa án ra quyyết định mất năng lực hành vi Dân sự theo điều 25 của BLDS. Những người này bị coi là hoàn toàn không có năng lực chủ thể nên họ không tự mình xác lập, thực hiện bất kì giao dịch Dân sự nào. Mọi giao dịch Dân sự nhằm đáp ứng cho nhu cầu của họ đều phải do người đại diện theo pháp luật của họ xác lập và thực hiện./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTư cách chủ thể khi cá nhân tham gia giao dịch Dân sự.doc
Luận văn liên quan