Tự động hóa quá trình sản xuất

Trục được kẹp vào một mặt tỳ còn bạc được kẹp vào mặt tỳkhác. Khoảng cách giữa các mặt tỳ là h. Trong quá trình lắp ráp có thểxuất hiện hiện tượng, khi điểm ngoài cùng a của trục chờm qua mép của lỗ bạc (vượtra ngoài điểm b, hình 5ư3c). Khi di chuyển xuống, trục sẽ tỳ vào mặt đầu của lỗ làm cho quá trình lắp ráp không thực hiện được. Cần nhấn mạnh rằng, hiện tượng này sẽ xảy ra cả khi trục và bạc được chế tạo trong phạm vi dung sai, nghĩa là kích thước d b của trục nhỏ hơn kích thước d o của lỗ, và trục dễ dàng chui vào lỗ khi lắp ráp bằng phương pháp thủ công. Khi lắp ráp tự động do các nguyên nhân như độ không đồng tâm của mặt trong với mặt ngoài của bạc, sai số của kích thước đường kính ngoài và nhiều yếu tố khác, mà quá trình lắp ráp không thực hiện được. Do đó, các chi tiết dùng trong lắp ráp tự động phải có yêu cầu về độ chính xác rất chặt chẽ.

pdf180 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4072 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tự động hóa quá trình sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTự động hóa quá trình sản xuất.pdf
Luận văn liên quan