I. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN
- Giáo viên luôn tìm cách khắc phục khó khăn và trang bị thiết bị bằng cách tự làm hoặc cải tiến TBDH.
- Huy động trí tuệ giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy.
- Góp phần kịp thời đổi mới phương pháp.
- Tham gia tích cực phong trào thi đua tự làm TBDH tổ chức hàng năm.
- Nâng cao hiệu quả “ học qua làm” cho học sinh.
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4933 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự làm thiết bị dạy học – thật là đơn giản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Là nhà giáo, chúng ta đều biết: Quá trình dạy học phải nhằm mục đích nhất định, trên cơ sở hoàn thành mục đích nhất định. Để chuyển tải nội dung như thế nào từ phía chủ thể giáo viên đến chủ thể là học sinh phải có phương pháp dạy học, phương pháp dạy học nhất định. Quá trình nhận thức của học sinh tiểu học cơ bản cũng diễn ra theo quy luật nhận thức của loài người. Quy luật này đã được phản ánh trong công thức nổi tiếng V.I.Lê – nin: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, nhận thức khách quan.”
Những yếu tố trực quan như: sự vật, hiện tượng có thực hoặc các mô hình tranh vẽ, lời nói của giáo viên … học sinh xây dựng được những biểu tượng về chúng. Đó là những tư liệu cảm tính, từ những tư liệu cảm tính, nhờ những thao tác tư duy, ở học sinh sẽ hình thành khái niệm. Các phương tiện trực quan có thể sử dụng trong suốt giờ học, tùy theo mục đích bài. Nếu sử dụng đầu giờ nhằm mục đích giới thiệu bài, sử dụng cuối giờ nhằm cũng cố bài, các giờ thực hành có thể dùng trực quan để minh họa giải thích rõ bản chất của sự vật, hiện tượng trong nội dung bài học.
Như vậy, đồ dùng trực quan đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học ở tiểu học. Vì vậy, người giáo viên không thể xem nhẹ mà phải tận dụng triệt để nhằm giúp học sinh thu được kết quả tối ưu.
Đất nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện và sâu sắc, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để tiến hành sự nghiệp đổi mới phải hết sức coi trọng nhân tố con người. Nhân tố con người đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước. “ Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.” Để đáp ứng nhu cầu này phải coi trọng đầu tư cho giáo dục.”, “ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục là quốc sách hàng đầu” Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung đầu tư rất nhiều cho giáo dục xong đất nước ta đang trên đà phát triển, kinh tế vẫn còn là nước ở ngưỡng nghèo Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, ngân sách nhà nước không đáp ứng yêu cầu so với quy mô phát triển nền giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng. Chưa thể đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất cho giáo dục. Cơ sở vật chất trường học, thiết bị dạy học vẫn còn thiếu.
Vì vậy, cần phải có sự đóng góp của toàn xã hội, phải huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục (Xã hội hoá giáo dục). Khuyến khích giáo viên và học sinh tự làm thiết bị dạy học là rất thiết thực, tuy nhiên xác định: không phải chỉ vì nghèo mà tự làm thiết bị dạy học ( TBDH),TBDH cũng luôn đặt ra ở các nước phát triển để động viên giáo viên đóng góp trí tuệ vào đổi mới phương pháp dạy học, lôi cuốn học sinh tự làm TBDH vì đó là biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng áp dụng: “ Học qua làm”.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên qua kinh nghiệm thực tiễn, qua tài liệu tham khảo, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số phương pháp làm TBDH qua đề tài:
“TỰ LÀM THIẾT BỊ DẠY HỌC – THẬT LÀ ĐƠN GIẢN”
II. MỤC ĐÍCH – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Là một cán bộ quản lý, chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường, tôi luôn trăn trở và tìm tòi làm cho nhà trường có đầy đủ TBDH đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đồng thời thường xuyên phát động, khuyến khích, động viên giáo viên và học sinh trong nhà trường tự làm TBDH. Bản thân cũng đã tìm ra một số cách làm TBDH dể làm và đang phổ biến rộng rãi trong nhà trường, được giáo viên và học sinh đón nhận, thực hiện có hiệu quả góp phần hoàn thành nhiệm vụ dạy và học của nhà trường.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN
- Giáo viên luôn tìm cách khắc phục khó khăn và trang bị thiết bị bằng cách tự làm hoặc cải tiến TBDH.
- Huy động trí tuệ giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy.
- Góp phần kịp thời đổi mới phương pháp.
- Tham gia tích cực phong trào thi đua tự làm TBDH tổ chức hàng năm.
- Nâng cao hiệu quả “ học qua làm” cho học sinh.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Đảng và Nhà nước ta, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước đã dành nhiều ưu ái, đầu tư rất nhiều cho giáo dục song đất nước ta đang trên đà phát triển, đang tiến hành đổi mới toàn diện và sâu sắc, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy vậy, kinh tế nước ta vẫn còn là nước ở ngưỡng nghèo Trong điều kiện kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, ngân sách nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu so với quy mô phát triển giáo dục.
Phần lớn các đồng chí giáo viên không ngại khó, ngại khổ để làm ra TBDH hỗ trợ tích cực cho bài dạy.
Phụ huynh học sinh, học sinh luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ giáo viên làm TBDH.
Việc tổ chức thi làm TBDH đã trở thành phong trào thi đua và thường xuyên của mỗi đơn vị đã góp phần tích lũy nhiều kinh nghiệm làm TBDH cho cho mỗi giáo viên.
Tuy vậy, sự chia tách trường thường dẫn đến sự thiếu thốn cơ sở vật chất trang thiết bị trường học cho đơn vị mới.
Trình độ học vấn, kinh tế của nhân dân trên địa bàn còn nhiều hạn chế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học trong nhà trường.
Việc tổ chức thi làm TBDH ở cấp huyện không tổ chức thường xuyên hàng năm nên chưa khuyến khích, động viên kịp thời nên sự thúc đẩy phong trào làm TBDH còn hạn chế.
II. BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
Những TBDH dạy học bao gồm:
- Tranh ảnh phục vụ kiến thức bài học.
- Tranh ảnh, tư liệu
- Bản đồ, lược đồ, sơ đồ.
- Mô hình.
- Mẫu vật có thật trong tự nhiên.
- Thiết kế băng hình, đĩa.
- …
1, CHUẨN BỊ
a, Chuẩn bị dụng cụ TBDH:
- Dụng cụ giải phẫu: Bộ đồ mổ, khay tiêm, bơm tiêm.
- Dụng cụ cơ khí: Dao. Kéo, giấy ráp.
- Dụng cụ mộc: cưa, bào, đục, khoan.
- Dụng cụ gò hàn: búa sắt, kìm sắt, kéo sắt, dùi sắt, đe sắt, đe gỗ, mỏ hàn …
- Dụng cụ trang trí: màu vẽ, sơn vẽ, bút vẽ, chổi vẽ …
- Dụng cụ đo: Thước, cốc đo thể tích, đồng hồ đo điện.
b, Chuẩn bị nguyên vật liệu.
- Các mảnh sắt, mảnh tôn, mảnh gỗ, tấm nhựa củ, tấm cao su xốp mỏng nhiều màu.
- Các vỏ chai, lọ nhựa và thủy tinh: không màu sắc.
- Dây điện, dây buộc, dây treo.
- Bìa giấy trắng, giấy màu.
- Các loại hộp cactong.
- Một số loại bóng điện.
- Một số loại máy hư hỏng như: Đinamo xe đạp, máy phát điện cỡ nhỏ, quạt máy …
c, Hóa chất:
- Dung dịch phooc mon nồng độ từ 10% đến 30% nếu không có thì dùng phèn chua đậm đặc.
- Một số loại axit, một số loại muối, nước cất.
2, TIẾN HÀNH
Giới thiệu một số cách làm TBDH tiêu biểu, cụ thể:
2.1, Mẫu vật.
a) Mẫu vật ngâm:
- Những mẫu vật ngâm có thể làm cá, ốc, sên, chuột, giun đũa, sán, … một số bộ phận cơ thể động vật, vòng đời một số con vật ( muỗi, ếch, …)
* Bước 1: Làm chết con vật.
- Chọn những con vật còn sống cho ngửi eetilic, phá hoại hệ thần kinh hoặc ngâm nước cho chết ngạt. Sau đó rửa sạch bằng nước lạnh.
* Bước 2: Ngâm vào dung dịch.
- Việc ngâm vào dung dịch được tiến hành qua hai công đoạn: Con vật đã chết để nguyên tình trạng được gắn cố định trên mảnh gỗ bảo đảm mĩ thuật, khoa học ( bằng đinh gim).
- Tính trực quan: Lộ rõ đối tượng cần quan sát và đủ to để quan sát rõ.
- Tính mĩ thuật: Chọn tư thế đẹp họăc gắn trên bản gỗ đảm bảo sự cân đối giữa con vật và mảnh gỗ.
- Tính khoa học: Nếu ngâm mẫu vật thể hiện vòng đời con vật thì phải sắp xếp theo đúng trình tự vòng đời của nó sau đó ngâm vào dung dịch đã định hình.
+ Nếu dùng 1000cm3 hóa chất cần dùng là phoocmon 30% cần 200cm3, nitrat kali 15, axeetat kali 30g.
+ Nếu dùng 200cm3 nước cất, hóa chất cần dùng phoocmon có nồng độ 30% cần 100cm3 muối ăn 45g.
- Đối với con vật lớn từ 0.5kg trở lên thì phải mổ bụng moi hết ruột, sau đó khâu lại và ngâm lại vào dung dịch.
- Sau khi xử lí con vật trong dung dịch định hình 2 -> 7 ngày ( tùy theo độ lớn hay nhỏ) cần rửa sạch. Sau đó gắn mẫu vật lên một mảnh gỗ mỏng. Sau đó ngâm mẫu vật vào dung dịch bảo quản, đậy thật kín.
- Dung dịch bảo quản có thể là 1 trong các dung dịch sau:
+ Có nồng độ từ 3% đến 5%.
Dung dịch khác gồm: Phèn chua, muối ăn, nước cất ( nếu không có phoocmon) với 1000cm3 nước cất cần dùng 50g phèn chua, 50g muối ăn.
- Dung dịch rược hòa tan với muối rang ( nếu không có phoocmon).
- Ngoài mấu vật là động vật có thể làm mấu vật là thực vật.
* Chú ý: Phải thay dung dịch nhiều lần cho tới khi nước trong mới đạt yêu cầu.
+ Axit axetic ( dấm ăn) 3%.
+ Muối ăn đậm đặc.
+ Cồn 900 được pha thêm với nước cất hoặc rượu trắng.
b, Mẫu vật ép:
Mẫu vật là cây, các bộ phận của cây, các loài bướm, …Để tiến hành mấu vật ép cần tiến hành như sau:
- Dụng cụ và vật liệu:
+ Thu thập mẫu vật: Dùng 2 tấm gỗ mỏng có bề dày 3mm đến 4mm hoặc 2 tấm bìa cactong có kích thích 40cmx45cm/tấm. Các lỗ trên mỗi trên một tấm 1,2,3,4 luồn sợi dây to qua các lỗ 1,2,3,4 ( mỗi tấm 4 lỗ) để làm dây leo.
- Dụng cụ ép mấu vật:
+ Dùng 2 tấm gỗ dày có kích thước 40cmx45cm/tấm có thể thiết kế dầu của mỗi tấm có ốc vít để xiết chặt 2 tấm khi ép.
+ Dùng giấy thấm nước hoặc giấy báo để lót khi ép.
+ Dụng cụ sữa mẫu ép xếp lại vị trí và gắn những chi tiết bị rời ra, cất lát những chi tiết có bề dày quá lớn … dụng cụ như: kéo, dao, kim, chỉ, hồ dán đã tẩm hóa chất chống sâu bọ.
+ Một số giấy cắt nhỏ để viết ghi chú.
+ Một số giấy trang trí và một số thoát nước để lót mẫu vật.
+ Dụng cụ làm khô mẫu vật: Sau khi thu thập mẫu vật cần tiến hành làm khô trước khi trang trí mấu vật trên các bảng giấy.
* Bốn cách làm khô mấu vật:
+ Dùng cặp gỗ dày để ép.
+ Phơi khô.
+ Ép nóng bằng bàn ủi.
+ Dùng tủ sấy có nhiệt độ từ 500c - 600c .
+ Hoa chất: phun lên mẫu vật một số dung dịch để chống sâu bọ.
Sau đó ép và tiếp tục làm khô
* Cách ép:
- Cách lấy mẫu:
Lấy mẫu vật vào những ngày nắng để mau khô.
- Trình bày trên một khổ giấy đã được lựa chọn trước, khi đặt lên giấy thường cách mép giấy 2cm-3cm.
- Ghi nội dung, lý lịch mấu vật có thể như sau:
+ Tên cây
+ Chiều cao của cây.
+ Địa điểm thu, lượm.
+ Ngày, tháng, năm thu lượm.
+ Công dụng ở địa phương.
+ Tên người thực hiện.
- Cách ép:
+ Đưa mẫu vật vào dụng cụ ép được đặt giữa 2 tờ giấy thấm nước và cũng được xếp trong dụng cụ thu thập mẫu vật, mỗi lần ép có thể xếp được nhiều mẫu vật từ 1 giờ đến 2 giờ thay giấy một lần tùy theo mấu vật có nhiều hay ít nước.Khi lá se lại gần khô có thể dùng đinh gim cài vào một tờ giấy thấm nước giày đặt úp lá xuống sân đem phơi nắng, không để nắng chiếu trực tiếp tránh bạc màu. Nếu có tủ sấy thì duy trì ở nhiệt độ từ từ 500c - 600c
Có thể dùng bàn ủi để ép nóng làm khô mẫu vật. Đặt mẫu vật ở giữa 2 tờ giấy thấm nước lấy bàn ủi ủi nhẹ.
Việc ép khô có thể ngâm mẫu vật để lưu trữ lâu hơn.
* Cách trình bày mẫu vât:
Sau khi làm khô tờ giấy thấm nước có dính mẫu vật xuống sàn nhà sao cho mẫu vật lên trên giấy áp sát mặt sàn nhà.
Sau một đêm gõ nhẹ mẫu vật cho rời khỏi tờ giấy thấm nước rồi gắn lên trên một tờ giấy bìa dày, sữa lại, tạo dáng và cố định vị trí, dùng kim chỉ hoặc dùng vật liệu khác đính mẫu vật vào tờ giấy bìa dày có thể treo trang trí cho đẹp.
* Bảo quản mẫu vật ép:
Trình bày trong hộp kim loại không rỉ, trong hộp gỗ, hộp bìa cactong để tránh ẩm ướt và bụi bặm.
Tránh xâm nhập của sâu bọ đặt thêm vào đó một băng phiến. Những ngày có độ ẩm cao phải đem phơi khô mẫu vật.
c, Mẫu vật khô:
Mẫu vật là các loại sâu bọ gồm: các sâu bọ trưởng thành và vòng đời của một số sâu bọ.
* Chuẩn bị dụng cụ:
- Những hộp gỗ có kích thước từ 20cm – 30cm, từ 30cm - 40cm.
- Kim tiêm dung dịch sát trùng.
- Hóa chất sát trùng.
- Bút lông và cồn để sửa mẫu vật.
* Cách làm mẫu vật khô:
Mẫu vật theo tư thế mong muốn lên một tấm gỗ mỏng và mềm.
Nếu mấu vật khô cứng, khó tạo dáng có thể ngâm vào nước ấm 8 giờ để mẫu vật thấm nước sẽ mềm ra, lúc đó uốn theo tư thế cần uốn, sau đó đêm phơi khô nhưng phải che nắng để tránh bạc màu.
Nếu mẫu vật bẩn thì dùng bút lông chấm vào cồn để tẩy vết bẩn.
Tiêm vào bụng mẫu vật hoặc ngâm mẫu vật vào dung dịch bảo quản.
Với những sâu bọ to có thể mổ bụng lấy ruột ra và nhồi vào đó một miếng bông có tẩm dung dịch bảo quản.
Ngoài ra có thể phun lên mẫu vật sunfat đồng hoặc DDT rồi đem phơi khô.
2.2 Làm bảng tổng kết kiến thức
a) Giáo viên luôn luôn phải vẽ tranh hoặc sưu tầm tranh ảnh để minh họa cho bài học.
Ví dụ: Bìa ôn tập về thời tiết – lớp 1: Giáo viên vẻ hoặc sưu tầm tranh về cấp gió. Khái niệm về các cấp gió thường được các bản tin về thời tiết thông báo trong ngày.
Các hình vẻ minh họa cho bài học như sau:
(H.a): Không có gió, cấp 0, vận tốc gió: 150km/h
b) Lập bảng:
Ví dụ: Bảng ôn tập thực vật ở lớp 2.
Loại cây
Tên cây
Công dụng với con người
Công dụng với vật nuôi
Lương thực
Lúa
Lương thực chính
Là thức ăn cho gà, vịt, ngan, ngỗng, ngựa, …
Ngô
Lương thực chính
Là thức ăn cho gà, vịt, ngan, ngỗng, ngựa, …
Thực phẩm
Đậu tương
Là thức ăn ( đậu phụ)
Là nước chấm
Ăn quả
Quýt
Làm đồ ăn
Làm thuốc
Mít
Làm đồ ăn
Lấy gỗ
Lá mít làm thức ăn cho trâu, bò, dê
Gia vị
Hồ tiêu
Là đồ ăn ( thêm vào thức ăn cho ngon miệng)
Chè
Đồ uống
Đay
Lấy sợi để dệt thành túi
Bạc hà
Làm thuốc
Ngải cứu
Làm thuốc
3, Tự làm dụng cụ thí nghiệm.
a, Thí nghiệm về sự co dãn của nhiệt:
Lấy một chai nhỏ đựng nước, đậy miệng lọ bằng nút cao su, có một ống nhỏ xuyên qua (nước nên nhuộm màu), gắn phía sau ống nhựa một bảng theo dõi (có thể dùng băng dính để gắn ).
Thí nghiệm được tiến hành hai lần. Lần 1: Với lọ to đựng nước nóng và lần 2 với lọ đựng nước lạnh.
Thí nghiệm về không khí và trọng lượng:
Lấy một cái thước, gắn vào thước một đầu một quả bóng bay đã thổi căng , đầu kia là một cái đĩa có đựng cát thêm, bớt cát.
Sao cho thăng bằng, dùng kim đâm cho quả bóng rổ, cân sẽ lệch về đĩa cát ( có thể dùng hai quả bóng làm thí nghiệm cũng được).
b, Dụng cụ thí nghiệm chứng minh không khí nóng bốc lên cao.
- Làm tua bin: Cắt một mảnh giấy theo hình tròn có đường kính khoảng 5cm – 6cm. Cắt hình tròn thành 8 cách tâm khoảng 0.5cm. Tra vào tâm một lỗ khuy bấm, đánh số thứ tự ở các cánh, uốn cánh một góc 45 độ. Uốn 1 dây thép thành 1 góc vuông một chiều khoảng 15cm, một chiều khoảng 10cm, mài nhọn và đặt vào lòng khuy bấm. Đặt tua bin lên một ngọn đèn dầu hoặc trên bóng điện, tua bin sẽ quay.
c, Thí nghiệm tác dụng của nam châm.
Lấy một cái kim khâu vải quệt thật nhiều vào nam châm tự nhiên, kim nhiễm từ và trở thành nam châm.
Đặt kim lên một cái dĩa nhựa sau đó thả nhẹ vào thau nước. Kim nam châm sẽ giao động tự do trên mật nước, sau đó sẽ dựng lại ở hướng Bắc – Nam.
d, Thí nghiệm về nhu cầu về nước và thoát hơi nước của cây.
Lấy 1 ly nước, đặt vào ly một cây nhỏ, nhỏ vài giọt dầu nhờn lên mặt thoáng của nước ( để ngăn hiện tượng bay hơi từ nước trong ly). Đặt ly ngoài nắng. Đánh dấu mực nước trong ly . Lấy một lọ thủy tinh trong suốt úp ngược lên ly có cây. Sau một thời gian không lâu sẽ thấy nhiều giọt nước bám quanh lọ thủy tinh và nước trong ly giảm đi.
4, Sơ đồ
Để góp phần nâng cao tư duy trừu tượng cho giáo viên cũng cần đưa ra nhiều sơ đồ tự làm của giáo viên.
Ví dụ: Sơ đồ công dụng của lợn đối với con người
Mỡ lợn
Vỏ ruột làm
lạp xưởng
Tiết lợn
Da lợn
làm giầy, cặp
Thịt lợn
Lông lợn làm
chổi quét sơn
Lòng lợn
Phân lợn bón ruộng
Xương lợn chế biến
làm keo dán
5, Vẽ các động vật.
Đây là phần quan trọng nhất để giáo viên và học sinh có thể sáng tạo ra nhiều TBDH phong phú, đa dạng và hấp dẫn. Chúng có thể áp dụng cho nhiều môn học, nhiều lớp học. người giáo viên chỉ cần nắm vững một số phương pháp đơn giản động vật như sau.
Vẽ các động vật lên giấy vẽ riêng để giới thiệu con vật hoặc vẻ chung với phong cảnh để giới thiệu phong cảnh. Có thể vẻ lên tấm cao su xốp mỏng cắt theo đường viền, dùng màu để vẽ chi tiết bộ phận con vật ( sản phẩm này thường dùng làm thẻ cài cho nhiều môn học, rất hấp dẫn đối với học sinh lớp 1,2,3) .
Vẽ nhuần nhuyễn các nét thẳng, nét cong cơ bản như sau:
Sau đó dùng các nét cơ bản trên để vẽ khái quát động vật.
Một số cách vẽ tiêu biểu động vật theo một trình tự cơ bản.
Một số sản phẩm được làm ra bắt đầu từ vẽ
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1, Kết luận:
Phần lớn các tiết dạy ở Tiểu học đều cần phải có TBDH là nhu cầu trong đổi mới dạy học hiện nay. Việc tự làm TBDH mang tính thiết thực. Một giáo viên không biết tích lũy và tự làm TBDH thì chắc chắn không phải là người yêu nghề, giỏi nghề được.
Việc khuyến khích làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng dạy học đã được ngành giáo dục và các trường học rất quan tâm vì đây chính là cơ sở để tạo được sự thành công trong các tiết dạy. Hiệu quả của việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh được tăng cường. Và khẩu hiệu “ Học qua làm” “Học đi đôi với hành” đã từ lâu nay trong mỗi nhà trường vẫn còn nguyên giá trị.
Để đáp ứng nhu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, người quản lý cũng như giáo viên luôn phải suy nghĩ, lựa chọn những tài liệu trực quan cho từng bài dạy sao cho phù hợp.
Sử dụng TBDH trong quá trình dạy học có tác dụng làm giảm phụ thuộc của học sinh vào lời giảng của giáo viên, do đó góp phần đổi mới phương pháp hiệu quả.
Có nhà giáo dục còn cho rằng: Trẻ em không sợ học mà chỉ sợ tiết học đơn điệu, nhàm chán. Học sinh Tiểu học còn cảm thấy mệt mỏi và chán học khi chỉ nhìn thấy mãi một hình ảnh của giáo viên. Lúc đó, học sinh mong muốn được nhìn thấy một cái gì, khác ngoài giáo viên để tạo ra cảm giác thoải mái có cái mới để thu nhận kiến thức. Thường cái mới đó là thiết bị dạy học.
2, Khuyến nghị:
Tổ chức thi đua, khen thưởng khuyến khích làm TBDH cần mang tính thường xuyên, liên tục hàng năm, từng học kỳ và gắn liền với tiêu chí thi đua , đánh giá thực hiện nhiệm vụ năm học của cá nhân, của đơn vị.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân đúc kết, học hỏi sưu tầm, vì trình độ còn còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót rất mong sự xây dựng góp ý của lãnh đạo và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hiệu Trưởng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tự làm thiết bị dạy học – thật là đơn giản.doc