Từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử

Từ láy là một lớp từ đặc biệt trong ngôn ngữ dân tộc. Nó được cấu tạo bởi phương thức hòa phối ngữ âm độc đáo và mang tính biểu cảm cao. Ở thơ Hàn Mặc Tử, chúng ta có thể tìm thấy một số lượng từ láy thường dùng hết sức mộc mạc, độc đáo. Đi vào nghiên cứu đề tài này, người viết không chỉ thấy được sự đa dạng, phong phú của ngôn từ tiếng Việt mà còn thấy được sự tài tình khéo léo của Hàn Mặc Tử trong việc sử dụng từ láy vào sáng tác, tạo nên những bài thơ rung động lòng người, có giá trị lâu bền. Chính vì thế mà người viết đã chọn đề tài “Từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử” để làm khóa luận tốt nghiệp.

doc48 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8152 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều hơn. Dạng láy âm có số lượng phong phú là do đặc thù của tiếng Việt, xuất phát từ thực tế đó, trong sáng tác thơ văn các tác giả cũng sử dụng kiểu láy này để diễn đạt cảm xúc, phản ánh cuộc sống, vạn vật và con người…Hàn Mặc Tử cũng là một trong số những nhà thơ đó. 2.2.1.2. Nhóm láy Căn cứ vào đặc điểm, vai trò của các yếu tố trong việc tạo nghĩa cho từ láy. Ta có thể chia từ láy thành ba nhóm láy là: nhóm từ láy phỏng thanh, nhóm từ láy sắc thái hóa và nhóm từ láy âm cách điệu. Mỗi một nhóm đều có những tính chất đặc thù riêng và đảm nhiệm những vai trò khác nhau, nhằm góp phần làm nổi bật nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Hàn Mặc Tử đã sử dụng cả ba nhóm láy này vào trong câu thơ của mình. Từ láy phỏng thanh Từ láy sắc thái hóa Từ láy âm cách điệu Tổng số 10 36 22 68 14.7% 52.94% 32.4% 100% Qua số liệu thống kê cho thấy, trong thơ Hàn Mặc Tử từ láy sắc thái hóa được sử dụng nhiều nhất với 36 từ chiếm 52.94%. Bên cạnh đó thì từ láy âm cách điệu cũng chiếm số lượng nhiều, tỉ lệ 32.4%. Hàn Mặc Tử sử dụng hầu hết hai nhóm láy trên là do chúng có giá trị biểu cảm cao và là nhóm tiêu biểu cho cơ chế láy có tác dụng tạo nghĩa biểu trưng trong từ vựng tiếng Việt. Từ láy sắc thái hóa lại là nhóm láy điển hình về giá trị biểu trưng hóa ngữ nghĩa. Đặc biệt, những nhóm từ láy này mang giá trị gợi tả, gợi cảm cao. Cho nên, Hàn Mặc Tử tập trung khai thác và sử dụng như là một phương tiện nghệ thuật đắc lực trong tác phẩm của mình. 2.2.1.3. Về từ loại Cũng như các lớp từ khác trong hệ thống tiếng Việt, từ láy cũng là một lớp từ biểu thị đối tượng, trạng thái, tính chất hay đặc trưng của đối tượng. Mỗi một từ loại đều mang nét nghĩa, vai trò chức năng riêng. Tùy thuộc vào việc nghiêng về biểu thị mặt nào của đối tượng, mà tác giả có sự lựa chọn về từ loại này hay từ loại khác. Qua thống kê về từ loại trong từ láy Hàn Mặc Tử, người viết thu được kết quả như sau: Từ loại nhóm Danh từ Tính từ Động từ Phụ từ Phỏng thanh 0 6 4 0 Sắc thái hóa 1 20 15 0 Âm cách điệu 0 16 6 0 Tổng số 1 42 25 0 Tỉ lệ 1.5% 61.8% 36.8 % 0% Theo bảng thống kê trên cho thấy, trong ba nhóm láy Hàn Mặc Tử sử dụng từ loại gốc tính từ nhiều nhất chiếm 61.8% với 42 từ láy, tiếp đến là từ láy gốc động từ chiếm 36.8%. Còn các từ loại khác như phụ từ và danh từ chiếm một số lượng nhỏ không đáng kể. Trong đó từ láy gốc danh từ chiếm tỉ lệ 1.5%. Có lẽ, từ láy gốc tính từ chiếm số lượng rất lớn trong hệ thống từ tiếng Việt, nên được rất nhiều các tác giả sử dụng. Hơn thế nữa, những từ láy thuộc loại tính từ có khả năng diễn tả cảm xúc, biểu thị tâm tư tình cảm cao hơn các từ loại khác. Như vậy, trong thơ Hàn Mặc Tử lớp từ láy xuất hiện chủ yếu là biểu thị trạng thái, hoạt động, tính chất và đặc trưng của đối tượng. 2.2.1.4. Về vị trí Vị trí của từ láy trong câu thơ cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Ở những vị trí khác nhau nó sẽ tạo ra hiệu quả, chức năng riêng. Hàn Mặc Tử đã khai thác triệt để mọi tiềm năng của từ láy bằng việc đặt nó vào những vị trí khác nhau của câu thơ. Vị trí đầu câu từ láy sẽ có tác dụng nhấn mạnh, đồng thời khẳng định những đặc điểm, tính chất của đối tượng được đề cập tạo ra sự chú ý cho người đọc. Các từ láy ở vị trí giữa câu, sẽ tạo cho câu thơ có sự hài hòa, uyển chuyển, mềm mại hơn. Vị trí cuối câu của các từ láy được đặt sẽ có tác dụng tạo độ âm vang, làm cho câu thơ thêm giàu tính nhạc. Sự phân bố vị trí từ láy thể hiện trong thơ Hàn Mặc Tử như sau: Vị trí nhóm Đầu câu Giữa câu Cuối câu Từ láy phỏng thanh 1 3 6 Từ láy sắc thái hóa 9 20 7 Từ láy âm cách điệu 4 10 8 Tổng số 14 33 21 Tỉ lệ 20.6% 48.52% 30.9% Dựa vào kết quả thống kê, ta có thể rút ra nhận xét: vị trí giữa câu được Hàn Mặc Tử sử dụng nhiều hơn cả, chiếm 48.52 %.Tiếp đó là vị trí cuối câu, chiếm 30.9% và sau cùng là vị trí đầu câu. Như vậy, nhà thơ đã phát huy mạnh hiệu quả của vị trí từ láy ở giữa câu tạo nên đặc trưng riêng, khác lạ so với các nhà thơ khác. Đó là tạo nên sự hài hòa, uyển chuyển, mềm mại cho câu thơ. Đồng thời, vị trí đầu và cuối câu cũng được tác giả lựa chọn, khai thác với hiệu quả nghệ thuật cao, tạo nên nét độc đáo, hấp dẫn và ấn tượng. Ngoài ra, còn rất nhiều câu thơ mà từ láy xuất hiện ở cả hai vị trí, tần số xuất hiện và sự kết hợp các vị trí của từ láy trong câu thơ càng nâng cao giá trị nghệ thuật. Đặc biệt là làm tăng tính nhạc cho câu thơ. Chẳng hạn: Trời xuân vắng vẻ hương nguyền Sông xuân lặng lẽ con thuyền xa xa (Sầu xuân) Hay: Nghệ hỡi Nghệ muôn năm sầu thảm Nhớ thương còn một nắm xương thôi Thân tàn ma dại đi rồi Rầu rầu nước mắt bời bời ruột gan ( Muôn năm sầu thảm) 2.2.2. Nghệ thuật sử dụng từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử Từ láy là một lớp từ độc đáo của ngôn ngữ dân tộc, bản thân của mỗi từ láy vốn giàu giá trị gợi tả, gợi cảm. Sáng tác thi ca cần phải trải qua quá trình khổ công chọn lựa từ ngữ, thì mới tạo ra được những tác phẩm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ hàm xúc, tả ít gợi nhiều. Do vậy, muốn đi vào khám phá tìm hiểu thơ, trước hết phải tiếp cận với hệ thống ngôn ngữ thơ được tác giả sử dụng. Hàn Mặc Tử đã vận dụng lớp từ láy một cách rộng rãi để thể hiện tư tưởng, tình cảm, cảm xúc. Các lớp từ láy thể hiện sự hòa phối ngữ âm tạo ra nét biểu trưng, độc đáo. Sắc thái hóa tính chất sự vật, hiện tượng là một nét đặc trưng tiêu biểu, thể hiện sự phong phú của vốn từ tiếng Việt. Đặc tả tính chất, kèm theo yếu tố sắc thái hóa sẽ làm tăng thêm tính biểu cảm cho ngôn ngữ. Trong thơ Hàn Mặc Tử hầu hết các kiểu láy, nhóm láy này được khai thác và phát huy thế mạnh của nó một cách tối đa. 2.2.2.1. Miêu tả trạng thái tâm lý, tình cảm của con người Ngôn ngữ của người Việt Nam khá đa dạng và phong phú về hình thức cũng như nội dung. Trong ngôn ngữ văn chương, các tác giả cũng thường đi sâu vào khai thác các khía cạnh ý nghĩa của từ, trong đó từ láy miêu tả trạng thái tâm lý, tình cảm của con người cũng được các tác giả đề cập đến và Hàn Mặc Tử đã sử dụng lớp từ này vào trong sáng tác thi ca của mình. Nói đến mùa xuân, ai cũng hiểu đó là những phút rạo rực nhất của cuộc đời, của cuộc sống. Mùa xuân được các thi nhân cảm thụ mỗi người mỗi cách khác nhau, muôn hình muôn vẻ, Thanh Hải xem mùa xuân là “mùa xuân nho nhỏ”, Nguyễn Bính cảm nhận đó là “mùa xuân xanh”… với Hàn Mặc Tử là “mùa xuân chín”, cách cảm nhận này nghe vừa mới, vừa sôi nổi, vừa có một sức sống dồn nén đang thầm nảy nở giống như cái mới, cái lãng mạn và khao khát trong tâm hồn của thi nhân: “Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi Hổn hển như lời của nước mây Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc Nghe ra ý nhị và thơ ngây” (Mùa xuân chín) Trong sắc xuân ấy tình cảm của con người cũng đến độ chín. Một nét đẹp truyền thống của dân tộc, đẹp như ca dao, dân ca, như lễ hội mùa xuân muôn thuở của cái xứ sở này được nói đến qua tiếng hát “vắt vẻo” của những nàng xuân, của bao cô thôn nữ. Từ “vắt vẻo” thể hiện được âm giọng cao, trong trẻo, ngọt ngào tươi mát của câu hát giao duyên giữa những đôi trai gái nơi đồng quê hết sức mộc mạc, tình tứ. Mùa xuân mới thực sự “chín” khi có con người và có dư âm tiếng hát, âm thanh đọng lại trong từng tiếng thơ. Độ ngâm rung “vắt vẻo” hòa nhịp với âm trầm “hổn hển” thể hiện một sự chuyển đổi cảm giác rất tinh tế, tài tình. Tiếng ca như vút lên cao, như ngập ngừng, như lưu luyến giữa “lưng chừng núi”. Tâm hồn thi sĩ đã hòa nhập hẳn vào cái thế giới âm thanh mùa xuân ấy. Dư âm tiếng hát dường như giăng mắc, rung lên “vắt vẻo” gợi lên nhiều xao xuyến, bâng khuâng trong lòng nhà thơ. Tiếng hát “hổn hển” được so sánh với “lời của nước mây”, lời của thiên nhiên. Hai tiếng “hổn hển” thể hiện sự gấp gáp, vội vàng đầy hương xuân, tình xuân, cảm xúc vừa thực, vừa mơ đến lạ thường. Còn có tiếng thầm thì, thầm thĩ. “Vắt vẻo”, “hổn hển”, “thầm thĩ” là ba cung bậc của âm thanh mùa xuân đang chín, thấm sâu vào hồn người đến nhẹ nhàng, lắng dịu, chan chứa yêu thương. Sự phong phú về giai điệu và phức điệu của khúc hát đồng quê, làm say mê mọi người, để rồi cùng nhà thơ bâng khuâng cảm nhận “nghe ra ý nhị và ngây thơ”. Hàn Mặc Tử thường hay nói đến tương quan còn - mất, gần - xa. Tương quan ấy gắn với giọng xót thương, tiếc nuối, lưu luyến. Nó tạo thành một nỗi khắc khoải không nguôi. Đến với thế giới đầy hương sắc kia, Hàn Mặc Tử như thấy mình thanh tân, đầy sức sống. Đây là mảnh đất cho những uẩn khuất dục tình hé mở: “Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu Đợi gió đông về để lả lơi Hoa lá ngây tình không muốn động Lòng em hồi hộp chị hằng ơi” (Bẽn lẽn) Nhà thơ ở đây đã phóng chiếu những rạo rực bản năng ngoài vũ trụ. Cái nhìn của ông ve vuốt, mơn trớn cả tạo vật, vừa lộ liễu, vừa kín đáo. Hàn Mặc Tử đã sử dụng những từ chỉ động thái: “sóng soãi”, “hồi hộp”, “lả lơi”, những từ này nếu đứng riêng lẻ thì không làm sao, nhưng khi đứng cạnh nhau thì lập tức làm người ta nhớ đến những cụm từ khác được chuyên dùng để chỉ chuyện ái tình như: gió trăng, trăng hoa, phong tình, trêu hoa ghẹo nguyệt…khiến mỗi yếu tố ngôn ngữ, trong đó đều lấp lánh cái hàm nghĩa ái ân “trăng nằm sóng soãi trên cành liễu, đợi gió đông về để lả lơi”. Đầy khao khát và chờ đợi. Trăng mang ham muốn rất trần thế của con người, không che giấu cái “lả lơi”, cái khêu gợi cảm giác thân xác của mình. Cả một không gian tình yêu tràn ngập, đến mức “hoa lá ngây tình”. Còn em thì “hồi hộp” khi sống trong không gian đầy cảm giác xác thịt ấy. “Em” như cô thiếu nữ lần đầu biết yêu, lần được nếm trải ngọt của tình yêu nên rất hồi hộp. Trong không gian đẫm tình yêu, trong ánh trăng tràn trề cảm giác ấy, “Em” buộc miệng chia sẻ nỗi niềm với chị hằng. Qua bài thơ “Chùa hoang” tuy bài thơ được làm dưới dạng đường luật, nhưng nội dung đã khác hẳn với thơ ngâm vịnh, gió, trăng, hoặc thơ nói lên hào khí của các cụ, đã báo hiệu phong cách thơ Hàn Mặc Tử với hai yếu tố: nhục cảm và thân xác, gần như cấm kị thời ấy. Tuy nhiên ở bài thơ này thì Hàn Mặc Tử dùng thể thơ đường luật để phơi bày sự phóng túng, thiếu sự tôn kính đối với nhà phật: “Chùa không sư tụng cảnh buồn teo Cốt phật còn đây, chuỗi phật đâu Réo rắt cành thông thay kệ đọc Lập lòe bóng đóm thế đèn treo” (Chùa hoang) Sự độc đáo và táo bạo đầu tiên đến ở chữ hoang trong bài “chùa hoang”. Nếu nói là chùa bỏ hoang thì ý nghĩa khác hẳn, “chùa hoang” gợi sự phóng túng gần như trụy lạc. Tiếp đến những câu thơ sau, không có câu thơ nào là không thoát khỏi ý “tội lỗi”, “phạm thương”, “chùa không sư tụng cảnh buồn teo, cốt phật còn đây, chuỗi phật đâu”. Dám vẽ cảnh chùa không sư với những chữ “buồn teo”, “cốt phật” thật là oái ăm, tai quái và phạm thượng. Sự phóng túng, lạnh lẽo, hoang sơ ở chốn cửa phật trong bài thơ này được tác giả tạo nên từ chính những kỉ vật quen thuộc, những con người vốn gắn liền với câu kệ lời kinh.Trước hết đối với các nhà sư, họ là những người quan trọng làm nên sự trong sạch, sự tôn kính.Tuy nhiên trong cảnh chùa Hàn Mặc Tử đã dựng lên thì “chùa không sư tụng cảnh buồn teo”. Đây là yếu tố mà tác giả muốn làm nổi bật lên, nhằm giải thích cho ý đồ nghệ thuật của chùa hoang. Đối với hai câu thơ tiếp theo “réo rắt cành thông thay kệ đọc, lập lòe bóng đóm thế đèn treo”. Ở hai câu thơ này thì tính chất sắc thái hóa của chùa hoang được đẩy lên ở mức độ cao nhất. Nó không còn là sự phóng túng, phạm thượng nữa mà nó đã trở thành những câu thơ thể hiện sự chán chường, hương lạnh và tình tàn. Ở đây, tác giả đã sử dụng hai từ láy “réo rắt”, “lập lòe” gợi lên cái im vắng, khuya khoắt của xóm cô đầu, nhà chứa hơn là không khí thanh tịnh của nhà chùa. Hàn Mặc Tử bắt đầu đời thơ của mình bằng một cuộc cách mệnh chữ nghĩa và tưởng như thế. Nhưng bài thơ “thức khuya” còn đi xa hơn nữa: “Non sông bốn mặt ngủ mơ màng Thức chỉ mình ta dạ chẳng an Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối Gió thu lọt cửa cọ mài chăn” (Thức khuya) Ở bài thơ này toát lên một ý niệm về mất nước nhà tan và chính thân phận của Hàn Mặc Tử. Ở câu thơ đầu, cái không gian to lớn của “non sông” đã được phát hiện và được cảm nhận trong một giấc ngủ “mơ màng”. Từ “mơ màng” được nhà thơ sử dụng nhằm để miêu tả, phác họa trạng thái của một giấc ngủ không say, vẫn còn một sự bất an về thân phận của mình. Từ “mơ màng” ở đây được sử dụng để làm động lực, nảy sinh những tâm lý tình cảm của chính mình. Chính cái ngủ “mơ màng” không yên, bất an của “non sông” đã góp phần thức tỉnh “dạ chẳng an” của tác giả. Thực ra hai câu đầu “non sông bốn mặt ngủ mơ màng, thức chỉ mình ta dạ chẳng an” chỉ đứng đó làm nền cho cảnh chính “bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối, gió thu lọt cửa cọ mài chăn” so với chuyện “chăn chiếu”, “gió thu”. Tính chất “xác thịt” đã ẩn trong trăng và gió. Hình ảnh “bóng nguyệt”, “gió thu” được xây dựng lên như một hình ảnh nhân hóa. Ở đây, ta bắt gặp từ “sờ sẫm” cũng nói lên được một điều là Hàn Mặc Tử sử dụng từ ngữ hết sức độc đáo. Bời vì, chỉ có con người mới có hành động “sờ sẫm” mà thôi. Từ “sờ sẫm” được tác giả sử dụng để biến “bóng nguyệt” như là một bàn tay của “non sông” làm thức tỉnh cái trạng thái tâm lý bồn chồn chẳng an, do hoàn cảnh hoặc do chính bản thân tác giả. Hàn Mặc Tử đã tạo ra hai câu thơ tuyệt vời, gợi cảm và hoàn toàn mới. Trong thi ca Việt Nam chưa ai dám đi “tới” thế. Hết “leo song” lại còn “sờ sẫm”, tất cả đều nhạy cảm cao độ. Trong bài thơ này, hai chữ “rờ rẫm” lại được đổi thành “sờ sẫm”, vẫn lịch sự hơn nhưng đã xóa mất cái rậm rực, ghồ ghề của âm “r” trong “rờ rẫm” để thay bằng cái xoàng xĩnh, nhẵn bóng của âm “s” trong “sờ sẫm”. Ở bài thơ “Thao thức” ta thấy sự nhớ nhung, bứt rứt của người con gái trong hoàn cảnh không gian ảm đạm và u tối: “lạnh quá ánh trăng không sáng mấy Cho nên muôn dặm ở ngoài kia Em đang mong mỏi em đang nhớ Bứt rứt lòng em muốn trở về” (Thao thức) Mở đầu khổ thơ là câu thơ miêu tả không gian. Không gian ở đây có phần ảm đạm, u tối thể hiện bằng từ ngữ chỉ tính chất “lạnh quá” và hình ảnh “ánh trăng không sáng mấy”. Từ khung cảnh có phần ảm đạm, u tối ấy, góp phần ảnh hưởng đến sự “mong mỏi”, “bứt rứt” của nhân vật em. Ở đây, tác giả sử dụng hai từ láy “mong mỏi”, “bứt rứt” đã diễn tả được trạng thái tâm lý của nhân vật em, góp phần làm cho câu thơ giàu nhạc điệu, lột tả hết tâm trạng của một con người đang trong sự nhớ nhung, bứt rứt khi muốn trở về. Nếu như ở bài thơ trên nói về sự thao thức, nhớ nhung trong tình yêu thì ở bài thơ “vội vàng chi lắm” lại nói về sự chân thành, thắm thiết và hồn nhiên trong tình yêu: “Vội vàng chi lắm nhạn lưng mây Chầm chậm cho mình giữ mối dây Về đến thần kinh khoan nghỉ đã Ghé miền Gia hội tỏ tình ngay” (Vội vàng chi lắm) Ở đoạn thơ này nói lên sự khao khát cháy bỏng, sự chân thành hồn nhiên trong tình yêu. Ở đây, tác giả sử dụng hai từ láy “vội vàng”, “chầm chậm”, đây là cặp từ láy thể hiện tính chất, hoạt động đối ngược nhau. Tuy nhiên sự đối lập này, đã tạo nên sự hài hòa, hợp lý trong tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ. Bản thân hai từ láy “vội vàng”, “chầm chậm” khi đứng riêng lẻ một mình thì mang ý nghĩa đối lập nhau, nhưng xét chúng trong toàn bộ câu thơ thì ta thấy được sự tương đồng về ý nghĩa giữa chúng. Cách dùng những từ láy độc đáo này của Hàn Mặc Tử, không chỉ tạo nên nét độc đáo cho đoạn thơ mà còn giúp cho tác giả thể hiện một cách trọn vẹn, cái tình yêu chân thật, thắm thiết, hồn nhiên của mình đối với người yêu. Thơ Hàn Mặc Tử là tiếng nói đau thương về những kỉ niệm đã mất, về những tình trạng không như ý trước cuộc đời. Nhưng chính Hàn Mặc Tử cũng mang theo bao khao khát về sự sống và ý thơ hồn hậu, chúng ta bắt gặp trong thơ Hàn Mặc Tử ánh sáng về màu sắc, âm thanh và nhiều hương thơm. Hàn Mặc Tử nói nhiều đến hương thơm, không tha thiết với cuộc sống làm sao có thể viết: “Mới lên trăng đã thẹn thò Thơm như tình ái của ni cô Gió say lướt mướt trong màu sáng Hoa với tôi đều cảm động sơ” (Huyền ảo) Sao lại lấy định lượng mà cân đo tình cảm, ấn tượng được? Đã bát ngát sao lại còn bằng hai, và “cảm động sơ” thì thô lậu quá!. Tại sao trăng phải thẹn thò? “thẹn thò” là cảm giác của Adam và Eva khi đóng khố che thân lánh mặt Đức Chúa Trời sau khi ăn trái cấm. Adam thẹn thò vì đã phạm tội, còn trăng làm gì phải “thẹn thò” nhất là khi mới lên, sự thẹn thò của thân thế đó. Những câu thơ mà Vũ Ngọc Phan cho là “gợi tình, thiên về xác thịt” là một dục vọng, nhưng đồng thời cũng là một cấm đoán, một sự ghẻ lạnh. Hàn Mặc Tử đã nhắc đến tình ái của ni cô hay là da thịt nàng dẫu để gợi lên cái vô tội của mình. Trong một thế giới đã hư hỏng vì nguyên tội mà mình phải gánh chịu. Ngay trong giáo lý, dục tình tự nó không phải là tội lỗi: “đó là một căn bệnh, chứ không phải là tội lỗi”. Ở đây, tác giả muốn nói là nguyên tội và dục tình là bản năng sinh lý như ta thường thấy, là tiếng gào phản kháng của một hình hài bị tổn thương. Hàn Mặc Tử đã phô bày trong “Gái quê” một sự rung cảm, sự rung cảm ở gái quê là một thứ rung cảm dịu dàng, chất phác của một tâm hồn chưa bị mất mác. Tuy nhiên, dù trong trạng thái bình thường, Hàn Mặc Tử cũng đã biểu lộ đường nét đặc biệt của một thiên tài: “Vô tình để gió hôn lên má Bẽn lẽn làm sao lúc nửa đêm Em sợ lang quân em biết được Nghi ngờ tới cái tiết trinh em” (Bẽn lẽn) Thật êm ả, dịu dàng không một chút gì rên rỉ, đau thương, nhưng ý thơ phi thường khiến người ta phải kinh dị về tài năng của Hàn Mặc Tử. Đây là khổ thơ nói lên tâm sự của “em”, người con gái “vô tình” và “bẽn lẽn” để gió hôn lên má lúc nửa đêm. Từ láy “bẽn lẽn” thể hiện sự dè dặt không tự tin của nhân vật “em”. “Gió” hay chính là ý nghĩ xa gần nào đó về sự khoái lạc trong một không gian trăng gợi cảm, ý nghĩ ấy làm cô gái lo sợ lang quân biết được “em sợ lang quân em biết được, nghi ngờ đến cái tiết trinh em”. Cô gái giữ mình đến trong cả ý nghĩ, muốn giữ trinh tiết của mình trong sáng một cách tuyệt đích. Qua đó, ta cảm phục và ngưỡng mộ người con gái ấy. Qua đoạn thơ này, ta thấy nó vừa là sản phẩm của cõi thế, vừa là sản phẩm của cõi siêu phàm nên rất khó lý giải. Nhưng chắc chắn người đọc gặp ở đây là một tâm hồn trong sáng, thành thật khao khát được sống, được hưởng lạc thú trần gian, nhưng cũng thanh khiết và trinh bạch đến tuyệt vời. Tất cả những điều đó thi nhân gửi gắm qua hình tượng trăng và những lời tâm sự của “em”. Đọc bài thơ “Bẽn lẽn” ta càng hiểu thêm về nỗi đau của Hàn Mặc Tử và càng khâm phục, vì nhà thơ không bao giờ ca thán để được sự thương hại của người đời. Bài thơ “Tình quê” không dài nhưng tạo được sự ấn tượng lê thê và một mối sầu não nề trong cõi lòng lúc chiều hôm. Bài thơ cho thấy khả năng nhập vào nội tâm rất giỏi của Hàn Mặc Tử. Những câu thơ tả ngoại cảnh lại là những câu thơ dắt ta vào nỗi lòng, tạo không gian cho cảm xúc tràn ngập, thể hiện qua khổ thơ: “Mây chiều còn phiêu bạc Lang thang trên đồi quê Gió chiều quên dừng lại Dòng nước quên trôi đi Ngàn lau không tiếng nói Lòng anh dưới đê mê” (Tình quê) Qua khổ thơ này, ta thấy hiện lên một nỗi buồn sầu não lê thê trong cõi lòng. Hình ảnh “mây chiều”, “gió chiều”, “dòng nước”, “ngàn lau” đã tạo nên một không gian cho nỗi lòng đê mê tràn ngập. Chính không gian buồn não nề ấy, là sự xuất hiện của nhân vật trữ tình “lang thang trên đồi quê”. Từ láy “lang thang” nói đến những bước chân mệt mỏi, chán chường, những bước chân không có điểm dừng. Từ láy “lang thang” được tác giả sử dụng càng làm cho không gian đó trở nên não nề hơn. Bài thơ sử dụng hình ảnh, vần điệu kết hợp những ý cặp đôi tạo nên cảm giác đứt nối, đứt nối. Ấn tượng lê thê của thời gian gây bằng nhịp điệu, nhịp điệu câu thơ dội vào lòng người đọc thành nhịp điệu mờ đục của nội tâm. Bài thơ này có thể là mẫu mực về nhạc tính trong ngôn ngữ Việt Nam mình. Đối với Hàn Mặc Tử ánh trăng trở thành nỗi ám ảnh bao quanh mọi cảm giác, mọi suy nghĩ của nhà thơ. Trăng biến hóa vô lường trong thơ ông, khi hữu thể, khi vô hình, khi mê hoặc khi kinh hoàng. Và tất cả những biến hóa ấy, dù đột ngột bất ngờ thế nào, nhưng vẫn có lý trong văn cảnh. Đúng hơn là trong khoảnh khắc tâm trạng của nhà thơ: “Trăng bay lả tả ngã lên cành vàng Tới đây là nơi tôi gặp nàng Rủ rê, rủ rê hai đứa tôi vào rừng hoang Tôi lượm lá trăng làm chiếu dải Chúng tôi kề đầu lên khối sao băng Chúng tôi nói chuyện bằng hơi thở Dần dần hoa cỏ biến ra thơ” (Rượt trăng) Mở dầu và kết thúc cơn mê êm ái này là hai tiếng rú: tiếng rú reo mừng và tiếng rú kinh động. Cả reo mừng lẫn kinh động đều sinh ra từ ảo giác: mừng vì đuổi theo và sắp bắt được trăng, kinh sợ vì trăng ghen, vì thấy trăng “bay lả tả ngã lên cành vàng” mà kinh sợ cho mình hay cho trăng không biết, chỉ biết là kinh sợ lắm đến nỗi cơn mơ vụt tắt. Tác giả đuổi trăng, trăng vừa chạy, vừa bay “lả tả” và trăng ngã lên những cành cây. Bây giờ trăng tách khỏi trăng để làm người, đi với thi sĩ trong đêm trăng ấy “rủ rê, rủ rê hai đứa tôi vào rừng hoang”, phải là rừng hoang, bặt dấu người mới là cõi tồn tại của Hàn Mặc Tử lúc này. Ông lấy vũ trụ làm chăn gối “lá trăng làm chiếu”, “sao băng làm gối”, “chúng tôi nói chuyện bằng hơi thở, dần dần hoa cỏ biến ra thơ”. Nếu viết hoa cỏ nên thơ, hoa cỏ đã thành thơ thì câu thơ chỉ nói lên nhận xét đã cứng lại. Nhưng với “dần dần hoa cỏ biến ra thơ” có cả sự cựa quậy của tạo vật, có cả một quá trình. Qua bài thơ “rượt trăng” cho ta thấy nỗi đau trần tục của Hàn Mặc Tử dữ dằn, chói lên giữa cõi mộng, đau đến điên dại, làm ngất ngư cả ảo mộng. Không biết mùa xuân có từ bao giờ và thơ xuân có từ bao giờ, chỉ biết người ta sinh ra đều có mùa xuân đẹp, đầy sức sống và thổi vào các hồn thơ. Sức sống trong cuộc đời, nếu thiếu đi mùa xuân, thiếu đi những câu thơ xuân thì thật buồn. Hôm qua, hôm nay và ngày mai kia lại có những vần thơ xuân cho con người, cho cuộc sống và hôm qua có Hàn Mặc Tử với “mùa xuân chín”. Khi cảm xúc trong con người lữ khách đó, đã đến độ tràn đầy. Hàn Mặc Tử chính là người lữ khách đi qua mùa xuân gặp lại cái ý vị của mùa xuân: “khách xa gặp lúc mùa xuân chín Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng Chị ấy năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?” (Mùa xuân chín) Một nét bút truyền thống cổ điển xen lẫn với cái hiện đại mới mẻ, làm cho ý thơ thêm đậm đà hơn. Gặp lúc mùa xuân chín ấy lại “lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng, chị ấy năm nay còn gánh thóc, dọc bờ sông trắng nắng chang chang”. Hình ảnh ký ức hiện lên một thoáng buồn đẹp và trải dài, trải rộng mênh mông xa vắng. Nhà thơ nhớ đến con người như muốn khát khao một tình người, một tình quê. Mỗi một nỗi nhớ đều rất “bâng khuâng”, nhớ một công việc cụ thể “gánh thóc”, trong một không gian cụ thể “dọc bờ sông trắng nắng chang chang”. Hai từ láy “bâng khuâng”, “chang chang” được tác giả sử dụng để chỉ: nỗi nhớ triền miên, day dẳng và trong một không gian có ánh nắng “chang chang” của mùa xuân. Từ láy “chang chang” biểu thị ánh nắng ở mức độ gay gắt để diễn tả một cách cụ thể hình ảnh của mùa xuân. Chỉ có “chị ấy” là người đọc không thể biết mà chỉ có tác giả mới biết để mà “sực nhớ”, mà thầm hỏi, mà man mác sợ “mùa xuân chín” ấy sẽ trôi qua. Hình như đó là nét thơ Hàn Mặc Tử, là tâm hồn Hàn Mặc Tử, là tâm hồn Hàn Mặc Tử khao khát, giao cảm với cuộc đời mà luôn có một nỗi buồn cô đơn, trống vắng, hụt hẫng như thế. “Mùa xuân chín” lúc thì dạt dào, lúc thì lắng dịu trong tâm hồn thi sĩ. Có lúc mênh mang như đang lắng hồn mình vào bước đi của mùa xuân rồi bồi hồi “sực nhớ” và “bâng khuâng”. Cái “bâng khuâng” của lữ khách mãi mãi là tình thương mến, nỗi khát khao giao cảm với hương sắc và khúc nhạc mùa xuân, với làng quê thân thuộc Miền Trung “dọc bờ sông trắng nắng chang chang”. Trong bài thơ “Mẹ suốt” Tố Hữu viết: “Lặng nghe mẹ kể ngày xưa Chang chang cồn cát nắng chưa Quảng Bình” (Mẹ suốt) Từ láy “chang chang” được nhà thơ sử dụng để nói về điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt hoang sơ, gây trở ngại cho cuộc sống con người. Thiên nhiên ấy đã ban cho con người những đức tính cần phải có, để có thể đấu tranh tồn tại. Đặc biệt là ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Hình tượng người mẹ lái đò đưa khách sang sông không kể nắng mưa và bom rơi, đạn nổ là một điển hình tiêu biểu. 2.2.2.2. Miêu tả ngoại hình con người (Từ láy chỉ trạng thái, hành động để miêu tả ngoại hình con người) Con người là một đối tượng không thể thiếu trong các tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ. Từ láy là lớp từ độc đáo của ngôn ngữ dân tộc được hình thành do sự hòa phối ngữ âm, đã góp phần làm cho từ láy mang nhiều giá trị gợi hình, gợi cảm rất cao. Đặc biệt nó còn là phương tiện không thể thiếu trong các tác phẩm văn chương để họ có thể bày tỏ tâm tư tình cảm, cảm xúc của mình trước thiên nhiên, cảnh vật và từ láy còn được sử dụng để miêu tả con người. Hàn Mặc Tử cũng khai thác lớp từ này vào trong tác phẩm của mình để miêu tả con người. Đọc những bài thơ như: “Trường tương tư”, “Hồn là ai” thì chúng ta có thể cảm thông được nỗi đau đớn của Hàn Mặc Tử. Nguồn cảm hứng của Tử đã xuất phát từ tận đáy hồn đau khổ vô biên và tuôn ra như lời Tử nói: “Một vườn hoa rộng rinh, không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh”. Bên cạnh nỗi đau khổ vì bệnh tật, còn thêm nỗi buồn thương vì phải sống xa gia đình, xa bạn bè trong những nơi quạnh vắng buồn hiu. Cái bơ vơ trơ trọi càng giày vò tâm trí Tử đến cùng cực và gây cho thơ chàng một bầu không khí buồn chán, vừa thấm thía, vừa mênh mông: “Ai đi lẳng lặng trên làn nước (Từ chỉ hành động) Với lại ai ngồi khít cạnh tôi Mà sao ngậm cứng thơ đầy miệng Không nói, không rằng nín cả hơi Chao ôi! Ghê quá! Trong tư tưởng Một vũng cô liêu cũ vạn đời” (Cô liêu) Đọc bài thơ ta cảm thấy một nỗi cô quạnh hoàn toàn, một nỗi cô quạnh rùng rợn, khủng khiếp! Cô quạnh đến nỗi nghe rõ cả tiếng nói tận đáy hồn, đáy tim, đáy phổi, đáy lòng. Cô quạnh đến nỗi nghe tiếng lớn bằng tiếng rú, tiếng hồn xô vỡ cả sông rung cả không khí, bạt cả tiếng vi lô, và cô quạnh đến nỗi bóng của lòng hiện thành người ngồi bên cạnh, đi trên nước “Ai đi lẳng lặng trên làn nước”. Từ láy “lẳng lặng” có hình vị cơ sở là “lặng”, hình vị láy là “lẳng”. “Lẳng” mang thanh trắc, âm vị cao đứng trước hình vị cơ sở càng làm tăng thêm phần âm thầm và lặng lẽ. Nếu so sánh giữa từ láy “lẳng lặng” và “lặng lẽ”, rõ ràng mức độ của “lẳng lặng” cao hơn, mạnh hơn và nhanh hơn. Từ láy “lẳng lặng” cũng mang theo nhiều cảm xúc và tâm trạng hơn từ “lặng lẽ”. Từ láy “lẳng lặng” diễn tả sự nhẹ nhàng, thanh thoát của hình ảnh con người khi đi trong sự cô quạnh trong tâm trạng. Chính từ láy “lẳng lặng” làm cho sự cô quạnh của nhà thơ càng trở nên cô quạnh hơn. Những cảnh tượng đó không chỉ có trong thơ mà thôi. Đó là sự thật đã biến thành thơ, những câu thơ của Hàn Mặc Tử đều là những lời ghi chép trung thành từ những cảm giác, những tư tưởng của Tử. Cảnh tượng đó thể hiện rõ ràng trước mắt hay kết tụ ở trong trí mộng mơ. Thi nhân làm thơ trước hết là vì mình, nên phải nói những gì mình cần phải nói, chỉ nói những gì thật thấy, thật cảm thấy và thật cảm. Nghĩa là chỉ nói những cái thật, thật đối với Thi nhân. Bài thơ “Gái quê” của Hàn Mặc Tử thể hiện một sự quan sát và miêu tả hết sức tinh tế vẻ đẹp của người con gái quê. Vẻ đẹp ấy được ví như: “xuân trẻ”, “xuân non”. Đặc biệt nét đẹp đó được thể hiện trên làn môi mong mỏng: “Xuân trẻ, xuân non, xuân lịch sự Tôi đều nhận thấy trên môi em Làn môi mong mỏng tươi như máu Đã khiến môi tôi mấp máy thèm” (Gái quê) Qua việc miêu tả nét đẹp của người con gái quê, vẻ đẹp ấy được miêu tả bằng một nét đẹp dịu dàng, đằm thắm thể hiện qua hình ảnh “làn môi mong mỏng”. Cái làn môi “mong mỏng” ấy còn được tô vẽ bằng một màu “tươi như máu”, đầy sức sống, đầy quyến rũ. Từ láy “mong mỏng” giúp cho Hàn Mặc Tử diễn tả một cách thành công nét đẹp dịu dàng của người con gái chốn thôn quê. Từ nét đẹp đó đã gợi nên trong nhân vật này một ý nghĩ táo bạo, nhưng cũng đầy sự e rè, lễ độ “đã khiến môi tôi mấp máy thèm”. Nhân vật này dù có ý nghĩ táo bạo là “thèm” làn môi của người con gái, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ “mấp máy” mà thôi.(Chỉ nên để từ mấp máy để làm giàu thêm ý phân tích, không được xem chúng là từ láy tả ngoại hình) Hai từ láy trên góp phần quan trọng, giúp cho tác giả thể hiện hay cái ý đồ nghệ thuật của mình. Hai từ láy này được dùng đúng chỗ, hợp lý, góp phần tô vẽ thêm vẻ đẹp bình dị gây thơ của người con gái quê. Nếu như ở bài thơ “Gái quê” hình ảnh người con gái quê, được tác giả tô vẽ bằng hình ảnh “làn môi mong mỏng” thì hình ảnh người con gái quê lại hiện ra với khuôn mặt “má đỏ hây hây” : “Từ khi má đỏ hây hây Em tập thêu thùa, tập vá may Chim sáo trước sân bay tới đậu Em mừng sắp được lấy chồng đây” (Duyên muộn) Bài thơ này nói lên sự yêu mến của nhân vật trữ tình đối với nhân vật “em”. Ở đây, tác giả muốn nói lên cái thông lệ của của người nhà quê đối với người thôn nữ, nhân vật “em” vừa có “má đỏ hây hây”, “tập thêu thùa”,“tập vá may” thì gần như “chim sáo trước sân bay tới đậu” như để báo tin “em sắp được lấy chồng”.Ở đây, ta bắt gặp từ láy “hây hây” thể hiện đặc sắc trong cách dùng từ độc đáo của Hàn Mặc Tử. Từ láy “hây hây” chỉ trạng thái, mức độ của màu sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả nét đẹp của người con gái quê, má đỏ “hây hây”. Nhân vật “em” này má “đỏ” nhưng không phải là màu đỏ au, lòe loẹt, mà ở đây là một màu đỏ “hây hây”. Qua đó thể hiện một nét đẹp tự nhiên đầy sức sống của người con gái. Giả sử “má đỏ hây hây”, “má đỏ hồng hồng” cùng nói đến vẻ đẹp tươi tắn của khuôn mặt, nhưng khi sử dụng từ láy “hây hây” thì vẻ đẹp ấy có sức sống mạnh hơn, sức sống ấy như đưa ra trước mắt người đọc. Từ láy “hây hây” có tác dụng tô thêm vẻ đẹp của người con gái quê, đông thời còn thể hiện tình cảm, sự yêu mến của tác giả đối với nhân vật trong tác phẩm của mình. Trong bài thơ “Tình cờ” ở khổ thơ đầu Xuân Diệu viết: “Mắt ấm đêm kia, sáng bữa nầy Lạnh lùng trông xuống má hây hây Ái tình đến đó soi gương nước Đã biến. Sao phai dưới nét mày” Bốn câu thơ khó hiểu, nhưng ẩn chứa trong đó biết bao nỗi niềm cảm xúc yêu đương. Từ láy “hây hây” được Xuân Diệu sử dụng để nói đến vẻ đẹp tươi tắn, mỡ màng đầy sức sống của con người trước ái tình. “Má hây hây” làm cho người đọc liên tưởng tới vẻ mặt của người tình cờ rung động trước những cảm xúc yêu đương. Từ láy “hây hây” ở câu thơ trên rất khó có thể thay thế bởi một từ khác. Nếu thay thế từ láy “má hây hây” thành từ “má hồng hồng” cả hai đều nói đến vẻ đẹp tươi tắn của khuôn mặt, nhưng khi tác giả sử dụng từ “hây hây” có sức sống hơn, mạnh mẽ hơn. Từ láy “hây hây” cũng tạo nên vẻ đẹp không chỉ nõn nà, tươi tắn mà còn trẻ trung rất nhiều. Điều đó càng làm cho con người đẹp hơn, trẻ trung, tươi tắn hơn trong những lần rung động nỗi yêu thương. (Cần phân tích thêm, chỉ có vài ví dụ chứng minh thì bài viết không cân đối) Nên có một đoạn tổng kết lại ý của đoạn, nhấn mạnh tác dụng của việc sử dụng từ láy để biểu hiện trạng thái, ngoại hình của con người. (Lẳng lặng và mấp máy nên xem là từ láy chỉ hành động, chỉ có giá trị gợi hình chứ không phải là từ chỉ ngoại hình) 2.2.2.3. Miêu tả thiên nhiên, âm thanh và cảnh vật (Thiên nhiên = Cảnh vật?) (Miêu tả thiên nhiên bằng từ láy mô phỏng âm thanh) Từ láy mô phỏng âm thanh tuy chỉ có một nét nghĩa đơn thuần nhất là mô phỏng âm thanh trong tự nhiên, hoặc do sự tác động của con người. Nhưng đã đi vào trong thơ ca, ở một chừng mực nhất định nào đó các từ láy này cũng mang giá trị gợi tả, gợi cảm mà các loại từ láy khác không thể thay thế được. Từ láy mô phỏng âm thanh được Hàn Mặc Tử sử dụng khá phong phú. Ở từng từ láy tác giả mang đến cho chúng ta một sự cảm nhận khác nhau về âm thanh của con người, thiên nhiên, nhưng không kém phần cảm xúc, thi vị. Trong hệ thống ngôn ngữ tiếng việt, từ láy không chỉ phong phú về số lượng, nội dung và ý nghĩa mà còn có khả năng biểu đạt cao, gợi hình, gợi cảm. Do từ láy có giá trị về mặt gợi cảm, gợi tả nên đóng góp rất đặc biệt vào việc thể hiện những tâm tư tình cảm của nhiều tác giả. Hàn Mặc Tử cũng sử dụng lớp từ này vào trong sáng tác của mình nhằm làm cho câu văn thêm phần ấm áp, đong đầy cảm xúc, để diễn đạt cảm xúc của mình về cuộc sống thiên nhiên, con người, vạn vật… Trong thơ Hàn Mặc Tử, ông đã tạo ra một vũ trụ luận mới, những thực thể như: trăng, nước, tre, cỏ hoa, tiếng ca, thiếu nữ chiếu nhau theo đường chéo, như ánh sáng xuyên, xoay đủ chiều hòa nhịp với nhau trong một bức tranh nổi mà các thực thể bay lên, đáp xuống không ngừng, trong không gian thơm hương nhạc. Thơ Hàn Mặc Tử là một vũ trụ hư ảo, khác hẳn những bức tranh bằng phẳng chưa có nhạc như trong những cảnh thơ mà ta thường thấy: “Cỏ non xanh rợn chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” (Truyện Kiều) Nguyễn Du đã tạo ra một cảnh đẹp tuyệt vời, nhưng là một cảnh phẳng theo mặt bằng của trái đất và trong thơ chưa có âm thanh, chưa có nhạc. Tình quê là bài thơ thứ ba trong tập “Gái quê” đã đạt đến sự hoàn mĩ trong vũ trụ. Bài thơ như là một bản nhạc mà âm thanh bay lên trong không gian mênh mông, trời nước giao hòa, kết nối những hình ảnh trùng trùng trong liên tưởng: “Trước sân anh thơ thẩn Đăm đăm trông nhạn về Mây chiều còn phiêu bạt Lang thang trên đồi quê” (Tình quê) Hàn Mặc Tử kết nối những hình ảnh hư ảo trong một liên tưởng bất tận. Bắt đầu đi từ hai hình ảnh tương đối rõ: “trước sân anh thơ thẩn, đăm đăm trông nhạn về” đã gợi nên sự mông lung, bất định, thiên di, thể hiện qua từ láy “thơ thẩn”. Tiếp đó là những hình ảnh trùng trùng, điềm điệp: “mây chiều còn phiêu bạt, lang thang trên đồi quê”. Tất cả đều lôi kéo ta đi, không cho ta nghỉ ngơi ngừng lại ở một chốn nào. (- Thuộc về 2.2.2.2.) Người ta có thể nhận thấy cái hiu quạnh của một đêm trăng, hơi thở mà trong đó không có pha trộn một nỗi buồn xót xa, một niềm đau đớn nhức nhối, quằn quại. Điệu buồn do đó không được cất lên mà chỉ tỏa ra loãng và mơ hồ. Ngay đến những chuyển động của trăng cũng không được ghi nhận rõ rệt. Vẻ tiêu lịch có thể nhận thấy, nhưng không có sự khai thác cô đọng. Điều đó được thể hiện qua bài thơ huyền ảo: “Đang khi mầu nhiệm phủ ban đêm Có thứ gì rơi giữa khoảng im Rơi tự thượng tầng không khí xuống Tiếng vang nhè nhẹ dội vào tim” (Huyền ảo) Rõ ràng cho ta thấy, tác giả cố ý bọc quanh những khung cảnh được nhắc tới như một tấm lưới vô hình, một thứ kích dục, để gần như ngăn cái thế giới riêng tư đó vào ngoại giới. Điều đáng chú ý là trong cái thế giới riêng tư đó, Hàn Mặc Tử đã vận dụng thiên tài của ông một cách rất đúng mức, để trình bày trạng thái tĩnh của thiên nhiên mà ông quan niệm. Đồng thời chi phối tâm hồn ông “đang khi mầu nhiệm phủ ban đêm, có thứ gì rơi giữa khoảng im”. Qua đây, ta thấy ông đã khéo léo đưa vào trạng thái ấy những sự chuyển động hờ hững. Để từ đó ông dễ dàng thành công với việc đặt cái yếu tố động này vào trong một môi trường ngoại ý thức, nhằm nổi bật trạng thái tĩnh mà thôi. “Rơi từ thượng tầng không khí xuống, tiếng vang nhè nhẹ dội vào tim” lời thơ trong sáng, êm như ru, mang mác tỏa ra như mây khói mà cảm động, huyền diệu biết bao. Từ láy “nhè nhẹ” là từ láy điệp âm, điệp vần, khác thanh. Từ láy “nhè nhẹ” có hình vị gốc là “nhẹ”, hình vị láy là “nhè” mang thanh bằng, đứng trước hình vị cơ sở làm giảm tính chất “nhẹ” của hình vị gốc. Tính chất của tiếng vang hơi nhẹ tạo cảm giác nhẹ nhàng, êm ái. Từ láy “nhè nhẹ” diễn tả sự nhẹ nhàng của tiếng vang khi nó đập vào trong tâm hồn nhà thơ. Tình tứ đến thế là cùng, cảm động đến thế là cùng. Một người mang bệnh rất đau đớn mà có “tâm hồn thư thái, bình tĩnh như thế thật cũng là lạ”. Cùng một từ láy “nhè nhẹ” nhưng các nhà thơ sử dụng nó vào mục đích khác nhau. Nếu như Hàn Mặc Tử sử dụng từ láy này đề diễn tả âm thanh của một tiếng vang thì Xuân Diệu lại sử dụng từ láy này để nói lên tình yêu. Tình yêu trong thơ Xuân Diệu luôn được tác giả cảm nhận bằng tất cả những cung bậc của nó như: gặp gỡ, làm quen, hẹn hò, giận, yêu, chia ly... Khi yêu là yêu hết mình, yêu bằng tất cả chứ không nghĩ đến tại sao yêu? Xuân Diệu đã tự trả lời lòng mình rằng: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu Có nghĩa gì đâu một buồi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu” (Vì sao) Từ láy “nhè nhẹ” được Xuân Diệu sử dụng trong câu thơ để nói về hình ảnh đám mây đang “nhè nhẹ” lên cao, hay đang “nhè nhẹ” trôi bởi cơn gió “hiu hiu”. Tính chất của mây là hơi nhẹ tạo nên cảm giác dịu dàng, êm ái. Nó giống như cảm xúc của tình yêu. Câu thơ như là lời giải thích của Xuân Diệu về tình yêu. Tình yêu đến thật êm đềm, nhẹ nhàng và rồi chiếm cả tâm hồn con người. Từ láy “nhè nhẹ” được ông sử dụng trong câu thơ rất phù hợp với trạng thái, tính chất của đám mây đang nhè nhẹ trôi. Khi con người đang sống thì thường không nói đến cái sống và cũng chẳng để ý đến cái sống. Lúc này chính là lúc Hàn Mặc Tử đang sống với nghĩa sống hoàn toàn cả tâm hồn lẫn thể xác. Sự sống nhịp nhàng với vũ trụ thì tâm hồn chẳng có gì phản ứng, nên trong thơ Hàn Mặc Tử chỉ gợi lên những nét nhung tơ, những hình ảnh yêu đời, không khắc khoải, không bâng khuâng. Dù tình cảm có rung động, có chín mùi, thi nhân chỉ phụ họa theo nhịp sống: “Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lý bóng xuân sang (Mùa xuân chín) Những rung động trên đây là những rung động hưởng thụ. Nguồn sống đang tràn ngập trong tâm hồn thi nhân, mọi vật như đang nô đùa vươn lên trong ý sống. Mỗi dòng thơ đều phảng phất hương xuân, chẳng phải tia nắng hạt nắng, chẳng phải giọt nắng mà là “làn nắng”. Chữ “làn” như gợi một hơi thở nhẹ nhàng, nắng như mỏng tan, mềm mại trải đều trong câu thơ và trong không gian. Làn nắng lại “ửng” lên trong “khói mơ tan”, cái “ửng”của nắng được tôn lên trong làn khói mơ màng đang “tan” ấy thật huyền diệu và độc đáo xiết bao. Ngòi bút thi sĩ vẫn hướng đến một nét thơ truyền thống, cổ điển, cảnh như có hồn, như có tình chan chứa. Trân trọng đón lấy cái nắng mới tinh khiết ấy: “đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng”, sự hô ứng trong vần thơ tạo ra một cảm xúc ấm áp, hài hòa đầy mơ mộng. Vài nét chấm phá đơn sơ mà tinh tế gợi cảm, chỉ có “đôi mái nhà tranh” hiện lên trong “làn nắng ửng” nhưng vẫn gợi lên một sức sống lay động, dân dã, bình yên rất thân thuộc với mọi người. Nắng như đang rắc lên “đôi mái nhà tranh” chứa sắc xuân và hương xuân kết hợp với cái âm thanh của gió “trêu” tà áo và cái gam màu “biếc” của lá cây khiến cái tình xuân càng thêm đậm đà, tha thiết. Từ láy “sột soạt” diễn tả một âm thanh đang lay động trong sự rung động của mùa xuân, kết hợp với từ “trêu” nói lên sự thân thương, đáng yêu, có một chút gì mang hương sắc đồng quê từ những câu ca dao, hát ghẹo tình tứ từ thuở nào cứ ngâm nga mãi trong lòng nhà thơ. Rất cụ thể, từ làn nắng, từ mái nhà tranh, từ gió rồi mới khái quát “bên giàn thiên lý, bóng xuân sang”. Câu thơ như có một sự ngưng đọng ngập ngừng, cả cảm xúc nhẹ nhàng, bâng khuâng, vương vấn đón “bóng xuân sang”. Cảm xúc ngưng tụ như nín thở, ẩn mình vào dấu chấm giữa dòng thơ. Mùa xuân đã sang mùa xuân nhẹ bước…như có thể cầm được, có thể ngắm được ngay trước mắt mỗi chúng ta: “Lá xuân sột soạt trong làn nắng Ta ngỡ, em ơi vạt áo hường Thứ áo ngày xuân em mới mặc Lòng ta rộn rã nỗi yêu thương (Nắng tươi) Khổ thơ cuối trong bài thơ “Nắng tươi”, tác giả miêu tả trong một không gian mùa xuân với đầy những chiếc lá vàng rơi trong làn nắng, gợi lên một cái không gian đầy sự tươi vui, lãng mạn. Chính từ hoàn cảnh đó, gợi lên trong nhân vật trữ tình một sự tưởng tượng phong phú và đầy bất ngờ với cái hình dáng, và màu sắc của chiếc lá mùa xuân “vạt áo hường”. Hai câu đầu “lá xuân sột soạt trong làn nắng, ta ngỡ em ơi vạt áo hường”. Đây là âm thanh của chiếc lá mùa xuân, nhưng lại rất vang vọng, từ đó gợi lên một nhận thức cho người đọc về mật độ rơi của những chiếc lá xuân. Đó là sự rơi với cường độ dày đặc, từ đó mới tạo nên cái âm thanh “sột soạt”. Từ láy “sột soạt” là từ chỉ âm thanh, nhưng lại có khả năng gợi hình, điều đó góp phần tăng thêm cái sức sống, cái vẻ đẹp của mùa xuân. “Vạt áo hường” đã đẹp nhưng sẽ đẹp hơn, có ý nghĩa hơn nếu nó là chiếc áo mà người yêu của nhân vật trữ tình mặc vào ngày xuân “Thứ áo ngày xuân em mới mặc, lòng ta rộn rã nỗi yêu thương”. Hai câu cuối, tác giả sử dụng từ láy “rộn rã” để diễn tả niềm vui, niềm hân hoan, sự nồng cháy trong tình yêu. Từ láy “rộn rã” diễn tả một niền yêu thương mãnh liệt, trào dâng, luôn luôn cháy bỏng nồng nhiệt. Hai từ láy được tác giả sử dụng ở câu đầu và câu cuối trong khổ thơ trên, góp phần làm nên cái hồn của câu thơ, làm cho câu thơ mang âm hưởng vui tươi, tràn ngập sự yêu thương. Với cái “rộn rã”, “sột soạt” của âm thanh-giàu hình ành và sự “rộn rã” yêu thương của lòng người. Cũng như Thế Lữ, Hàn Mặc Tử là một thi sĩ luôn ca ngợi ái tình, nhưng cái quan niệm về tình yêu của Hàn Mặc Tử không được thanh cao như của Thế Lữ. Cái tình yêu của Hàn Mặc Tử tuy diễn ra trong tập “Gái quê” còn ngập ngừng, nhưng đã bắt đầu thiên về xác thịt khi miêu tả một cô gái quê: “Tiếng ca ngắt cành lá rung rinh Một nường con gái trông xinh xinh (Nên dùng câu này ở phần 2.2.2.2) Ống quần vo xắn lên đầu gối Da thịt, trời ơi trắng rợn mình” (Nụ cười) Tạo không khí trước rồi mới tả thật “tiếng ca ngắt cành lá rung rinh, một nường con gái trông xinh xinh”. Từ láy “rung rinh” tạo nên âm thanh của một cành lá, âm thanh đó rất nhẹ nhàng khi tiếng ca ngắt thì cành lá mới “rung rinh”. Trong không khí đó có sự xuất hiện “một nường con gái trông xinh xinh” . Từ láy “xinh xinh” được tác giả sử dụng để nói lên vẻ đẹp của người con gái quê, hiền lành, dễ thương và chất phác. Sự gợi tình ở đây không chỉ có người con gái xinh đẹp mà còn là sự tưởng tượng, và nhờ sự cảm thông của Hàn Mặc Tử với muôn vật trong trời đất, ngọn gió cũng rất có tình. Cho nên, ông mới nói “da thịt, trời ơi trắng rợn mình!”. Bút pháp bình thường nhưng câu thơ cảm thán “da thịt trời ơi!” bỗng trở nên ấn tượng – đó là dấu hiệu riêng của Hàn Mặc Tử, ông rất mạnh về cảm giác. Trong thơ Hàn Mặc Tử, ta thấy ông thường sử dụng hình ảnh “trăng” vào trong thơ của mình để diễn tả niềm vui, niềm đau khổ khi ông đang mắc bệnh. Và hình ảnh “trăng” được ông sử dụng qua hành động như: “rượt trăng”, “say trăng”, “ngủ với trăng” và bây giờ là “uống trăng”: “Bóng hằng trong chén ngả nghiêng Lả lơi tắm mát làm duyên gợi tình Gió lùa mặt nước rung rinh Lòng ta khát miếng chung tình từ lâu” (Uống trăng) Bài thơ này được Hàn Mặc Tử sáng tác trong cơn say, với những nhận thức đảo điên, buồn chán thiếu sức sống. Khổ thơ đầu diễn tả tâm trạng của một người với những nhận thức mông lung, hão huyền trước cảnh vật xung quanh. Nhân vật trữ tình say nhưng lại khao khát tình yêu, người mà nhân vật trữ tình muốn nói tới đó là “chị hằng”. Nhưng chị hằng được miêu tả với cặp mắt mờ ảo trong cơn say “bóng hằng trong chén ngả nghiêng” với những hành động gợi tình, trong sự mong muốn về khát vọng tình yêu của một người say làm thơ “lả lơi tắm mát làm duyên gợi tình”. Những nhận thức của người say về cảnh vật xung quanh luôn có sự chuyển động chao đảo không ngừng. Trong hoàn cảnh không được tỉnh táo, nhưng trong tiềm thức vẫn tiềm tàng một khát vọng tình yêu. Đó là một niềm mong ước luôn canh cánh trong lòng của nhân vật trữ tình ngay cả trong cơn say. Từ láy “rung rinh” được sử dụng rất hay đã diễn tả một cách tài tình của cái nhìn về hiện thực xung quanh, từ đó làm cơ sở để bộc lộ một khát vọng tình yêu cháy bỏng. Có ai trong chúng ta kể bệnh tình của mình bằng thơ? Khi Hàn Mặc Tử viết: “tôi muốn vớt ai ra ngoài sóng điện, để nhìn xem sắc mặt với làn da”. Ta hãy mường tượng đến “sắc mặt” và “làn da” của người mang bệnh như bệnh của Hàn Mặc Tử thì mới hiểu hết tâm hồn anh, nỗi đau khổ của anh khi “nhìn”, “thấy” sắc mặt và làn da của mình…ngày một khác đi, thì cái đau khổ nhất của anh là: “Máu đã khô rồi, thơ cũng khô Tình ta chết yểu tự bao giờ” Cho nên anh không chịu để cho “Thơ khô” và còn nhắn lời cho bạn thơ tâm đắc nhất của anh: thi sĩ Chế Lan Viên “ta không muốn người thôi ca hát, vì luôn đem sóng hận réo cung hằng” và Hàn Mặc Tử cười: “Lá đổ rào rào Trăng vàng xôn xao Chuỗi cười ha hả Trên cánh đồng cao” (Chuỗi cười) Khổ thơ đầu của bài thơ “chuỗi cười” diễn tả sự tươi vui của cảnh vật và con người, những hình ảnh được tác giả sử dụng là “chiếc lá”, “trăng vàng”, “chuỗi cười” gắn với những từ chỉ tính chất ở cường độ lớn “rào rào”, “xôn xao”,“ha hả”. Những từ láy này được tác giả sử dụng góp phần làm tăng thêm cái không khí vui tươi, “lá đổ rào rào” diễn tả những chiếc lá rơi với cường độ mạnh và rơi rất đều, kéo theo trăng vàng “xôn xao” và chuỗi cười “ha hả” càng làm cho không khí vui tươi, nhộn nhịp khi có tiếng cười. Đặc biệt là tâm lí vui tươi của con người thể hiện qua “chuỗi cười ha hả”. Ba từ láy “rào rào”, “xôn xao”, “ha hả” có tác dụng đẩy câu thơ lên một niềm vui hân hoan, nhộn nhịp của cảnh vật và con người. Sự xuất hiện liên tiếp của ba từ láy, đã diễn tả một niềm vui dồn dập, bồi hồi không có điểm kết trên một không gian rộng rãi cánh đồng cao. Nếu như ở bài thơ “Chuỗi cười” nói lên niềm vui hân hoan, nhộn nhịp không có kết thúc, thì đến bài thơ “Buồn ở đây” đã diễn tả nỗi buồn triền miên, miên man, da diết, day dẳng: “ Rao rao gió thổi phương xa lại Buồn đâu say ngấm áo xuân lai Lay lay lời hát ô buồn lạ Em buồn trong mộng có đêm nay” (Buồn ở đây) Đây là khổ thơ thể hiện nỗi buồn với sự lặp lại ba lần từ buồn. Nỗi buồn đó một phần chịu ảnh hưởng từ yếu tố “rao rao gió thổi phương xa lại” và đây là nỗi buồn da diết, triền miên “buồn đâu say ngấm áo xuân lai, lay lay lời hát ô buồn lạ”. Vì câu thơ buồn cho nên những hình ảnh âm thanh hoạt động của sự vật, đối tượng được miêu tả với một sắc thái buồn. Từ láy “rao rao”, “lay lay” được tác giả sử dụng trong hai câu thơ đã làm cho nỗi buồn ở đây trở nên da diết, triền miên, day dẳng. Nhìn chung toàn khổ thơ mang một tâm trạng buồn, buồn từ cơn gió, lời hát, giấc mộng. Nỗi buồn đó lại còn da diết, miên man ngấm vào trong cả “áo xuân lai”. Và nỗi buồn đó lại kéo dài đến: “Bông hoa nào hàm dưỡng ý thương vay Một trời sao vang vang lên đau khổ” (Tình hoa) Mở đầu bài thơ là hai câu thơ thể hiện lên sự dau khổ, sự đau khổ đó được tác giả sử dụng bằng những hình ảnh mà thông thường tiêu biểu cho sự tươi sáng, hùng vĩ “một trời sao” sự tươi đẹp đầy nhựa sống “bông hoa”. Nhưng lại được tác giả sử dụng với mục đích khác hẳn, với những biểu tượng quen thuộc của nó. “Bông hoa” thì “hàm dưỡng ý thương vay”, còn “một trời sao” thì lại “vang vang lên đau khổ”. Từ láy “vang vang” được tác giả sử dụng như để chỉ âm thanh của những tiếng rên khóc, từ những vì sao trong sự đau khổ nghẹn ngào, nó góp phần làm tăng tính chất cường độ của nỗi đau, mở đầu cho một chuỗi buồn da diết ở phía sau. PHẦN KẾT LUẬN Hàn Mặc Tử là một trong những nhân vật bí ẩn và kì lạ nhất của thế kỉ đã qua này. Có lẽ không có một nhà thơ nào trong phong trào “Thơ mới” và thi ca Việt Nam nói chung lại mang trong mình một nỗi đau thương quằn quại về thân xác cũng như tinh thần bị dồn ép, tàn phá khốc liệt về mọi phương diện của cuộc sống, vì một trong “tứ chứng nan”- bệnh hủi như Hàn Mặc Tử. Dù đồng cảm hoặc chia sẻ đến bao nhiêu với số phận cay nghiệt của Hàn Mặc Tử, như có một sự bù trừ của tạo hóa, sự bất hạnh về tinh thần, nỗi đau thân xác, cộng với bản năng sáng tạo đã chắp cánh cho thiên tài và thi ca Hàn Mặc Tử, đưa thi sĩ vào địa vị cao của văn chương, nghệ thuật hiện đại. Trong tư duy nghệ thuật của mình, Hàn Mặc Tử đã có ý thức đi tìm cái lạ và nung nấu thi hứng sáng tạo ở một cường độ cao “Tôi đã sống mãnh liệt và đầy đủ- sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn. Tôi đã phát triển cả cảm giác của tình yêu. Tôi đã vui buồn hờn giận đến gần đứt cuộc sống”. Trong bản chất sáng tạo thơ ca của mình, Hàn Mặc Tử dường như bao giờ cũng muốn khai thác đến tận cùng chất liệu cái “Tôi”, cái hành trang của mình. Trong cơ cấu nghệ thuật của thơ mình, Hàn Mặc Tử đã từ trạng thái đau thương bên trong chuyển hóa thành trạng thái sáng tạo thi ca. Về nghệ thuật sử dụng từ láy, Hàn Mặc Tử đã kế thừa và phát huy những thành tựu nổi bật của các nhà thơ trước như: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu,… Bên cạnh đó nhà thơ cũng không ngừng sáng tạo những nét mới trong nghệ thuật sử dụng từ láy để làm nên phong cách riêng cho mình, tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Hình thức sử dụng từ láy của Hàn Mặc Tử hết sức phong phú. Về cấu tạo ngữ âm có đầy đủ các kiểu láy đôi như: kiểu láy hoàn toàn, láy âm, láy vần. Về mặt ngữ nghĩa, có sự xuất hiện của các dạng từ láy mô phỏng âm thanh, nhóm từ láy sắc thái hóa và nhóm từ láy âm cách điệu. Tuy nhiên, tương quan giữa các kiểu láy, nhóm láy không đồng đều. Kiểu láy âm là kiểu chiếm tỉ lệ lớn nhất do đặc trưng ngữ âm và nó có ưu thế trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nhóm từ láy mô phỏng âm thanh được nhà thơ sử dụng tương đối ít. Mặc dù vậy, nó vẫn có giá trị rất đáng trân trọng. Bên cạnh đó, sự phong phú trong cách sử dụng từ láy của Hàn Mặc Tử còn được thể hiện ở mặt từ loại của từ láy và vị trí của từ láy trong câu thơ. Về từ loại, chúng có cả danh từ, tính từ, động từ, phụ từ mà trong đó tính từ luôn đứng đầu về mặt số lượng, rất phù hợp với đặc trưng vốn có của từ láy. Về vị trí của từ láy trong câu thơ, chúng xuất hiện đầy đủ ở cả ba vị trí khác nhau: đầu câu, giữa câu và cuối câu. Có khi một câu thơ có đến hai từ láy nằm hai vị trí khác nhau. Hơn thế nữa, sự phong phú và đa dạng của từ láy trong thơ của Hàn Mặc Tử còn được thể hiện trong từng dạng láy, mỗi từ láy cụ thể. Trong nghệ thuật sử dụng từ láy, ông không chỉ đi vào miêu tả trạng thái tâm lí, tình cảm, ngoại hình của con người mà còn miêu tả âm thanh, cảnh vật của thiên nhiên. Trong một nhóm láy tác giả huy động rất nhiều từ khác nhau để nói lên mức độ phù hợp với từng chủ đề mà tác giả miêu tả. Trong việc sử dụng từ láy, Hàn Mặc Tử rất chú trọng đến hiệu quả của sự hòa phối ngữ âm của từ. Vì vậy, trong nhiều câu thơ, từ láy đã góp phần tạo nên tính nhạc, đặc biệt là âm điệu êm ái. Sử dụng từ láy một cách phổ biến, thơ Hàn Mặc Tử không chỉ có giá trị gợi tả về mặt nội dung và nghệ thuật mà còn tạo ra một phong vị rất đậm đà màu sắc dân tộc. Nhưng điều quan trọng hơn hết, trong thơ Hàn Mặc Tử, từ láy tiếng Việt đã được bộc lộ hết khả năng gợi cảm, gợi tả và góp phần làm cho từ láy tiếng Việt ngày càng phong phú và phát triển.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTừ láy trong thơ Hàn Mặc Tử.doc