Từ những chỉ dẫn của các tác gia kinh điển và quan điểm của các học giả trong, ngoài nước, hãy trình bày ý kiến của anh (chị) về phương thức sản xuất châu Á

Từ thời Lê sơ (thế kỉ XV trở đi ), xã hội Việt Nam có sự chuyển biến về tất cả các mặt : thể chế chính trị, kinh tế, xã hội. Những thay đổi đó đã hình thành phương thức sản xuất phong kiến với mối quan hệ giữa địa chủ và tá điền, thay thế cho phương thức sản xuất châu Á với mối quan hệ giữa nhà nước và nông dân công xã. Các chính sách về ruộng đất của nhà nước đã khẳng định chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất, từ chế độ sở hữu ruộng đất của làng xã độc quyền chuyển sang hình thức chiếm hữu. Có thể coi đây là mốc thời gian kết thúc của phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam.

doc13 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 1988 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Từ những chỉ dẫn của các tác gia kinh điển và quan điểm của các học giả trong, ngoài nước, hãy trình bày ý kiến của anh (chị) về phương thức sản xuất châu Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI: Từ những chỉ dẫn của các tác gia kinh điển và quan điểm của các học giả trong, ngoài nước, hãy trình bày ý kiến của anh (chị) về phương thức sản xuất châu Á. BÀI LÀM Khái niệm phương thức sản xuất châu Á được Mác đưa ra trong tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” năm 1859: “Về đại thể có thể coi các phương thức sản xuất châu Á cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội”. Quan niệm của Mác về phương thức sản xuất châu Á đã được phát triển dần dần, thông qua các công trình nghiên cứu trước đó của Mác.Năm 1845-1846, Mác đã phát hiện ra các hình thức sở hữu khác nhau trong lịch sử: Sở hữu bộ lạc, sở hữu công xã và sở hữu Nhà nước, sở hữu phong kiến.Tất cả các hình thức sở hữu này theo Mác đều gắn với sự xuất hiện của Nhà nước. Tiếp đến, trong tác phẩm “Sự khốn cùng của Triết học” Mác đưa ra quan điểm về sự kế tiếp lẫn nhau của các hình thái xã hội, từ cộng sản nguyên thuỷ đến chiếm hữu nô lệ, qua phong kiến, tư sản đến cộng sản chủ nghĩa.Tuy nhiên khi nghiên cứu các trường hợp ở phương Đông, nhất là ở Ấn Độ thì Mác thấy không thể lấy các hình thái kinh tế xã hội trên để giải thích. Khi nghiên cứu về Ấn Độ, Mác phát hiện những đặc thù cơ bản của xã hội phương Đông. Đó là Nhà nước chuyên chính phương Đông và chế độ công xã nông thôn. Trong tổ chức bộ máy Nhà nước phương Đông có ba bộ: - Bộ tài chính (bộ cướp bóc nhân dân chính nước mình). - Bộ chiến tranh (bộ cướp bóc nhân dân các nước khác). - Bộ công trình công cộng. Chế độ công xã nông thôn, Mác khẳng định, đó là những trung tâm nhỏ bé tồn tại vào mối liên hệ giữa lao động nông nghiệp và lao động thủ công nghiệp.(Trong công xã nguyên thủy, nông nghiệp và thủ công nghiệp không tách rời nhau). Năm 1853 khi gửi thư cho Ăngghen, Mác viết: Nhà vua là kẻ sở hữu duy nhất tất cả mọi đất đai trong quốc gia.Tình hình không có chế độ tư hữu về ruộng đất là chìa khoá thực sự cho thiên giới phương Đông. Đến năm 1859, Mác chính thức đưa ra khái niệm phương thức sản xuất châu Á, coi nó như một trong số những phương thức sản xuất có trong lịch sử loài người. Đến trước năm 1868, Mác cho rằng phương thức sản xuất châu Á là để chỉ một phương thức sản xuất phù hợp với xã hội phương Đông.Nhưng sau này khi tham khảo công trình nghiên cứu của Morơ (nhà nghiên cứu sinh học người Đức), Mác cho rằng phương thức sản xuất châu Á không những phù hợp và xuất hiện phổ biến ở phương Đông mà cả phương Tây trong giai đoạn quá độ từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp, Nhà nước.Vì thế Ăngghen tuy đồng ý với Mác những nội dung và đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á nhưng lại không sử dụng khái niệm phương thức sản xuất châu Á. Những đặc trưng của phức thức sản xuất châu Á theo quan điểm của các tác gia kinh điển (Mác-Ăngghen): Ở những tác phẩm khác nhau thì những phương sán xuất châu Á được Mác và Ăngghen chỉ ra (không có tác phẩm riêng biệt nào bàn về phương thức sản xuất châu Á).Tuy nhiên người ta thống nhất ở mấy đặc trưng sau: Một, chế độ công xã nông thôn với tất cả sự trì trệ bảo thủ của nó (tiêu biểu nhất là công xã nông thôn ở Ấn Độ) Hai, Nhà nước chuyên chế phương Đông. Ba, chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất mà người đứng đầu là nhà vua và sự chiếm dụng của các công xã. Bốn, sự bóc lột theo kiểu cống nạp. Năm, sự không tách rời giữa thủ công nghiệp với nông nghiệp, thành thị chậm ra đời và khó phát triển. Sáu, sự tồn tại một cách kiên trì nhất và lâu dài nhất của các hình thái châu Á. Bảy, sản xuất hàng hoá chậm phát triển. Tám, trong phương thức sản xuất châu Á, tô và thuế kết hợp là một. Chín, hiệp tác (hợp tác) giản đơn của những người lao động dưới sự chỉ huy của Nhà nước chuyên chính phương Đông tạo nên những công trình xa hoa hay có ích. Mười, tính độc chuyên của phường hội và sự hình thành những đẳng cấp xã hội. Mười một, sự duy trì các tôn giáo cổ đại, sự thần thánh hoá thiên nhiên. Mười hai, tính trì trệ và sự tồn tại dai dẳng của phương thức sản xuất châu Á. Từ đó ta có thể rút ra mấy đặc trưng: -Về chính trị: Sự tồn tại của Nhà nước chuyên chế đối với quyền lực tối cao nằm trong một cá nhân người. -Về xã hội: Sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn và sự khắc nghiệt của chế độ đẳng cấp. -Về kinh tế: Sự phổ biến của sở hữu tập thể về ruộng đất mà người đứng đầu là nhà vua và không có chế độ tư hữu về ruộng đất.Phát triển công nghiệp và nông nghiệp không tách rời nhau.Thành thị chậm ra đời và hình thức bóc lột theo kiểu cống nạp. -Về văn hoá: Ảnh hưởng nặng nề bởi tôn giáo. Mặc dù phương thức sản xuất châu Á đã Mác- Ăngghen nói tới cách đây hàng thế kỉ, song đến nay vẫn còn rất nhiều ý kiến, quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề này. Quan điểm của các nhà nghiên cứu nước ngoài. Từ những năm 30 của thế kỉ 20 khi các nước Á, Phi, Mĩ là tinh dành được độc lập đi vào xây dựng đất nước thì các học giả, nhất là các nhà khoa học Mác xít, đặc biệt quan tâm đến phương thức sản xuất châu Á. + Quan điểm của các học giả Xô viết: Việc nghiên cứu thảo luận về phương thức sản xuất châu Á đã được giới học giả Xô viết quan tâm từ lâu.Trong những năm 1925-1931 đã diễn ra đợt thảo luận về phương thức sản xuất châu Á.Kết quả là chủ trương không tán thành phương thức sản xuất châu Á chiếm số đông. Vào những năm 60-70 diễn ra một đợt hội thảo lần hai về phương thức sản xuất châu Á ở Liên xô nhưng kết quả không thống nhất và chia thành bốn quan điểm khác nhau: Quan điểm 1: Xem phương thức sản xuất châu Á là một hình thái kinh tế xã hội hoàn toàn khác với các hình thái đã được nhận thức.Hình thái này có những đặc trưng cơ bản là toàn bộ đát đai thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.Nhà nước này tồn tại trên nền tảng bền vững là các công xã nông thôn.Những tổ chức sản xuất ra của cải vất chất bị Nhà nước bóc lột dưới dạng cống nạp.Những nông dân thành viên công xã hợp thành giai cấp bị trị. Quan điểm 2: Thừa nhận có phương thức sản xuất châu Á nhưng đó không phải một hình thái kinh tế riêng biệt.Phương thức sản xuất châu Á là để nói tới những cộng đồng thôn xã có thể có mặt ở nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau.Trong số này có người chủ trương coi phương thức sản xuất châu Á là một giai đoạn quá độ không rõ rệt, không ổn định giữa công xã nguyên thuỷ và xã hội có giai cấp, Nhà nước. Quan điểm 3: Coi phương thức sản châu Á chỉ là đặc điểm của châu Á hay của chế độ chiếm hữu nô lệ hay của chế độ phong kiến. Quan điểm 4: Phủ nhận sự tồn tại của phương thức sản xuât châu Á. Vào giữa thập kỉ 80, ở Liên Xô tiến hành đợt thảo luận thứ 3 về phương thức sản xuất châu Á, do Đảng cộng sản Liên Xô chủ trì, khẳng định sự tồn tại của các quan điểm khác nhau cần tiếp tục nghiên cứu. + Ở Trung Quốc, vấn đề phương thức sản xuất châu Á cũng được quan tâm. Năm 1929, Quách Mạt Nhược đưa ra quan điểm phương thức sản xuất châu Á là một giai đoạn phát triển của xã hội có trước chế độ nô lệ. Năm 1936, nhà sử học Lã Trấn Vũ cho rằng phương thức sản xuất châu Á chỉ là biến dạng của chế độ chiếm hữu nô lệ. Năm 1959, nhà nghiên cứu Lý Quý cho rằng phương thức sản xuất châu Á là một hình thái kinh tế xã hội riêng biệt nằm giữa xã hội nguyên thuỷ và xã hội phong kiến, phủ nhận tính phổ biến của chế độ chiếm hữu nô lệ, và khẳng định xã hội Trung Quốc thời Hạ, Ân (Thương) là xã hội thuộc về phương thức sản xuất châu Á. Năm 1964, học giả Điền Xương Ngũ khẳng định phương thức sản xuất châu Á chỉ là “ thành phần của xã hội cộng sản nguyên thuỷ tồn tại trong xã hội có giai cấp”. Như vậy quan điểm của các học giả Trung Quốc về phương thức sản xuất châu Á cũng rất khác nhau. + Tại Nhật Bản, những cuộc thảo luận về phương thức sản xuất châu Á cũng được tổ chức, với những ý kiến cũng rất khác nhau. Có ý kiến cho rằng, phương thức sản xuất châu Á là một giai đoạn của chế độ Cộng sản nguyên thuỷ. Có quan điểm cho rằng phương thức sản xuất châu Á là thời kì quá độ từ chế độ thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ. Cũng có quan điểm lại cho phương thức sản xuất châu Á là hình thái đầu tiên của xã hội có giai cấp, có trước chế độ chiếm hữu nô lệ điển hình kiểu Hy Lạp. Quan điểm tiếp theo lại xem phương thức sản xuất châu Á là một dạng châu Á của chế độ chiếm hữu nô lệ. Hoặc cho phương thức sản xuất châu Á là sự hỗn hợp của chế độ nô lệ và chế độ nông nô. + Ở Đông Âu, những năm 60- 70, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra hàng loạt quan điểm khác nhau về phương thức sản xuất châu Á. Nhà nghiên cứu Tô Cây của Hunggari khẳng định có phương thức sản xuất châu Á và coi đó là một cấu trúc quá độ giữa cộng sản nguyên thuỷ và phương thức sản xuất cổ đại. + Ở Đức tồn tại quan điểm phương thức sản xuất châu Á có trước phương thức sản xuất cổ đại và phong kiến hoặc xem phương thức sản xuất châu Á là thời kì chuyển tiếp từ xã hội có giai cấp sang xã hội có giai cấp. Tóm lại, có thể khái quát các quan điểm về phương thức sản xuất châu Á trên thế giới như sau: Thứ nhất, phủ nhận không có phương thức sản xuất châu Á. Thứ hai, khẳng định có phương thức sản xuất châu Á. Nhưng trong đó lại có hai luồng ý kiến: Cho phương thức sản xuất châu Á là một hình thái kinh tế xã hội, và phương thức sản xuất châu Á không phải là một hình thái kinh tế xã hội. Trong nhận định phương thức sản xuất châu Á không phải là một hình thái kinh tế xã hội lại có rất nhiều ý kiến khác nhau. Quan điểm của các nhà nghiên cứu trong nước: Vấn đề phương thức sản xuất châu Á cũng được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt từ những năm 60 của thế kỉ XX. Theo tác giả Nguyễn Hồng Phong thì phương thức sản xuất châu Á có tồn tại và đã tồn tại trong xã hội Việt Nam đến thế kỉ XV. Nguyễn Lương Bích: Thừa nhận có phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam. Phan Huy Lê, Vũ Huy Phúc, Chử Văn Tần, Trần Quốc Vượng, Trương Hữu Quýnh, Lê Kim Ngân đều cho rằng có phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam. Đặng Phong cho rằng phương thức sản xuất châu Á là một đặc ttrưng của xã hội phong kiến Việt Nam. Lê Thành Khôi (Việt kiều) phủ nhận sự tồn tại của phương thức sản xuất châu Á. Như vậy các học giả Việt Nam cũng có hai quan điểm: Thừa nhận có phương thức sản xuất châu Á và không thừa nhận có phương thức sản xuất châu Á. Trong nhóm quan điểm thừa nhận phương thức sản xuất châu Á thì tồn tại ba nhóm khác biệt về mốc kết thúc của phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam: Kết thúc khoảng thế kỉ X-XI. Kết thúc vào thế kỉ XV. Kết thúc vào thế kỉ XIX. Như vậy Việt Nam cũng như trên thế giới vẫn chưa thống nhất được với nhau về phương thức sản xuất châu Á. Đây là vấn đề không mới (cách đây hàng thế kỉ) nhưng cũng không cũ (nay vẫn còn tranh cãi, có nhiều quan điểm mới). Theo ý kiến của bản thân, em cho rằng có sự tồn tại của phương thức sản xuất châu Á, và nó xuất hiện ở cả phương Đông và phương Tây. Về cơ bản phương thức sản xuất châu Á có từ cuối thời đại nguyên thuỷ, kéo dài cho đến hết thời phong kiến. Tuy nhiên thời gian tồn tại cụ thể của nó ở mỗi vùng, mỗi nước là khác nhau. Những đặc trưng về phương thức sản xuất châu Á bao gồm 12 đặc trưng mà Mác- Ăngghen đã chỉ ra. Song không phải ở mỗi vùng, mỗi quốc gia đều xuất hiện đầy đủ những đặc trưng đó. Tuỳ vào đặc điểm riêng của từng nơi mà tồn tại những đặc trưng khác nhau. Ví dụ, công xã nông thôn ở phương Tây kết thúc khi xã hội có giai cấp và nước xuất hiện, nhưng ở phương Đông nó lại kéo dài suốt thời cổ đại và phong kiến. Hay như sự khắc nghiệt của chế độ đẳng cấp tiêu biểu, điển hình ở Ấn Độ nhưng ở những nơi khác lại rất mờ nhạt, trong đó có Việt Nam. Về vấn đề có hay không sự tồn tại phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam. Theo em ở Việt Nam đã từng có phương thức sản xuất châu Á, kéo dài từ thời Văn Lang cho đến đầu thế kỉ XV. Tuy nhiên, đối chiếu với các đặc trưng về phương thức sản xuất châu Á của Mác thì ở Việt Nam không hoàn toàn trùng khớp, mà có cái có, có cái không. Phương thức sản xuất châu Á có từ thời Văn Lang (thế kỷ VII TCN), biểu hiện ở những đặc trưng về công xã nông thôn, chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất, sự bóc lột theo kiểu cống nạp, sự không tách rời giữa thủ công nghiệp và nông nghiệp, hình thành các tầng lớp xã hội.Về mặt tổ chức Nhà nước còn khá đơn giản, chưa hoàn chỉnh, và chịu sự tác động rõ rệt của phương thức sản xuất châu Á. Đứng đầu nước Văn Lang là Hùng Vương. Giúp việc Hùng Vương có Lạc hầu. Cả nước chia làm 15 bộ. Đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng. Dưới bộ là các công xã nông thôn (kẻ, chạ, chiềng). Đứng đầu công xã là bồ chính. Trong công xã nông thôn, bên cạnh quan hệ láng giềng, địa lý, quan hệ huyết thống vẫn được bảo tồn. Toàn bộ ruộng đất cày cấy cùng với rừng núi, sông ngòi, ao đầm trong phạm vi công xã đều thuộc quyền sở hữu của công xã. Ruộng đất cày cấy của công xã được phân chia cho các gia đình thành viên sử dụng. Công việc khai hoang, làm thuỷ lợi và những lao động công ích khác đều được tiến hành bằng lao động hiệp tác của toàn thể công xã. Như vậy, công xã nông thôn ra đời và tồn tại phổ biến trong thời Hùng Vương, tuy có những sắc thái riêng, nhưng cũng nằm trong loại hình công xã Á châu mà Mác đã phân tích. Về sản xuất, thủ công nghiệp và nông nghiệp không tách rời nhau. Đặc điểm của nghề nông trồng lúa nước là phải tôn trọng thời tiết, theo đúng lịch nông nghiệp, nên công việc lao động chỉ tập trung vào một số tháng trong năm, vào mùa làm đất, gieo trồng và mùa gặt hái.Do đó, cư dân nông nghiệp có điều kiện thời gian để kết hợp làm nhiều nghề thủ công như những nghề phụ của nông nghiệp. Những nghề thủ công như làm gốm bằng bàn xoay, dệt, chế tác đồ trang sức bằng đácó thể đã chuyên môn hoá trong chừng mực nào đó, nhưng vẫn chưa tách rời khỏi nông nghiệp. Xã hội thời Hùng Vương cùng đã có sự phân chia giai cấp tầng lớp. Vào giai đoạn cuối, tồn tại 3 tầng lớp xã hội: Tầng lớp quý tộc, tầng lớp nô tỳ, và tầng lớp dân tự do của công xã nông thôn. Tuy nhiên sự phân chia này chưa dẫn tới sự khắc nghiệt của chế độ đẳng cấp. Thời kỳ nhà nước Văn Lang mới chỉ hình quan hệ bóc lột phong kiến, chưa có sự chuyên chế với quyền lực tối cao nằm trong tay vua. Tầng lớp quý tộc là những người thống trị, vốn là những quý tộc bộ lạc, gồm các tộc trưởng, tù trưởng bộ lạc, thủ lĩnh liên minh bộ lạcTầng lớp nô tỳ ở vào địa vị thấp nhất trong xã hội, là những thành viên công xã nghèo khổ hay vi phạm tục lệ công xã, hoặc có thể là người ngoại tộc bị bắt làm nô tỳ. Họ có thể tham gia sản xuất ít nhiều, nhưng chủ yếu là phục dịch trong các gia đình quý tộc. Tầng lớp dân tự do của công xã nông thôn giữ vai trò lực lượng sản xuất chủ yếu. Họ được công xã chia ruộng đất cho cày cấy, “ khẩn ruộng đó mà ăn ”, nhưng lại bị Lạc hầu “ ăn ruộng ”. Một hình thức bóc lột đã trùm lên công xã và trên thực tế đã biến công xã thành cơ sở và đơn vị bóc lột. Tuy nhiên, những đặc điểm của loại hình công xã châu Á vẫn đảm bảo cho công xã quyền tự trị rộng lớn và bảo đảm cho các thành viên công xã một cuộc sống tương đối ổn định, tự do, hạn chế xu hướng nô lệ hoá và nông nô hoá. Hình thức bóc lột ở đây là cống nạp hay lao dịch. Sang thời Âu Lạc, những đặc trưng về công xã nông thôn, quyền lực nhà vua của phương thức sản xuất châu Á được thể hiện rõ nét hơn. Quyền uy của vua được tăng cường. Lạc hầu có thể thay mặt vua giải quyết các công việc trong nước, làm công việc tôn giáo, thu cống phẩm, giữ kho tàng.Đứng đầu các bộ vẫn là các Lạc tướng, là người thu nộp cống phẩm cho nhà vua, đồng thời là thủ lĩnh quân sự địa phương, chịu sự điều động của nhà vua. Trong công xã nông thôn, bồ chính là người đứng đầu, bên cạnh có một hội đồng công xã, là những người do các thành viên công xã cử ra để giải quyết và định đoạt hoạt động của công xã. Công xã vừa là cơ sở của nhà nước, vừa mang tính tự quản cao. Quan hệ giữa công xã và chính quyền nhà nước cấp trên là quan hệ mang tính chất lưỡng hợp. Nhà nước vừa đại diện và đứng trên tất cả các công xã, như là “ người cha của số đông công xã ” (C.Mác), tổ chức công cuộc trị thuỷ - thuỷ lợi và tự vệ, vừa bóc lột các công xã dưới dạng cống phẩm, do thành viên trong công xã đóng góp để công xã nộp cho nhà nước. Đến thời Bắc thuộc, mặc dù bị chính quyền phong kiến phương Bắc cai trị, nhưng xã hội Việt Nam vẫn mang những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á. Nhà nước phương Bắc cai trị từ chỗ lỏng lẻo đến chặt chẽ, hoàn thiện, vừa cai trị trực tiếp vừa cai trị gián tiếp. Sự chuyên chế cao hơn thời Văn Lang - Âu Lạc. Sản xuất thời kì này chủ yếu vẫn là nông nghiệp trong các công xã nông thôn (kẻ, chạ, chiềng). Bên cạnh đó nền thủ công nghiệp cổ truyền vẫn tiếp tục phát triển, kèm theo là một số truyền thống kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất mới của người Hán. Về mặt xã hội, giai cấp thống trị, bên cạnh quý tộc quan lại người Việt, còn có thêm tầng lớp quý tộc quan lại người Hán. Trong giai đoạn đầu, chính quyền trung ương, chính quyền đô hộ bản địa, quý tộc, quan lại người Hán, Việt, bóc lột trực tiếp theo nhu cầu, sau chuyển dần sang bóc lột bằng tô thuế theo hạn định. Sang thế kỉ X, với ba triều đại: Ngô, Đinh, Tiền Lê, bộ máy nhà nước là chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền theo mô hình nhà Tống, nhưng chưa hoàn chỉnh và cũng có một số khác biệt: Tính tập quyền còn thấp; chưa hoàn thành các cơ quan chuyên trách như sau này; thành phần quan lại chủ yếu là võ tướng, vai trò quan văn còn mờ nhạt; vai trò của các tăng quan, đạo quan rất lớn. Xã hội Việt Nam thế kỉ X là một xã hội mang tính đẳng cấp, gồm: Đẳng cấp quý tộc (vua quan, quý tộc, hào trưởng); tầng lớp bình dân (nông dân công xã); tầng lớp nô tỳ (không phổ biến). Tuy nhiên chưa có sự phân chia sâu sắc, khắc nghiệt. Nhà nước là chủ sở hữu tối cao về ruộng đất và thu tô thuế, cống phẩm, lao dịch của các làng xã. Trong kinh tế, bên cạnh nông nghiệp, thủ công nghiệp nhân dân, còn xuất hiện chế độ quan xưởng (xưởng thủ công nhà nước) chuyên sản xuất đồ dùng cho hoàng cung, lễ phục của quan lại, các loại vũ khí. Như vậy có thể thấy các đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á đã thể hiện ở chính trị, xã hội, kinh tế. Tuy nhiên không hoàn toàn trùng khớp mà có những khác, ví như quyền lực của vua chưa hẳn là tuyệt đối, chế độ đẳng cấp không khắc nghiệt Thời Lý - Trần - Hồ (1010 - 1407), là giai đoạn củng cố và phát triển nhà nước trung ương tập quyền. Vua là người nắm trọn mọi quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) và cả thần quyền; là chủ sở hữu tối cao ruộng đất cả nước. Vị trí độc tôn của nhà vua trong xã hội còn được thể hiện ở phẩm phục: Là người duy nhất trong nước được mặc áo sắc vàng, áo thêu rồng, trâm cài búi tóc bằng vàng (từ thời Lý Cao Tông). Tuy nhiên, các vị hoàng đế Đại Việt thời kỳ này vẫn chưa thực sự được gọi là chuyên quyền; họ vừa là Hoàng đế của nhà nước quân chủ, vừa là thủ lĩnh của cả cộng đồng dân tộc; vừa là người đại diện cao nhất của giai cấp thống trị và bóc lột nhưng vẫn còn dáng dấp “ người cha của số đông các công xã ”. Đến thời Trần, nhà nước đã bước đầu vươn bàn tay quyền lực đến các làng xã (đặt chức đại, tiểu tư xã, hoặc có người kiêm 2, 3, 4 xã cùng xã chính, xã xử, xã giám gọi là xã quan), tuy nhiên những mối quan hệ trong các làng xã về cơ bản vẫn không khác so với thời kỳ trước. Ruộng đất trong làng xã vẫn là ruộng công, nhà nước có vai trò sở hữu tối cao và gián tiếp. Làng xã sở hữu trực tiếp nhưng có tính chất tương đối (trong điều kiện nhất định nhà nước có quyền lấy ruộng đất của làng xã để ban cấp cho quan lại). Làng xã phân cho dân đinh cày cấy, và thu tô thuế, làng xã là trung gian. Người nông dân chỉ có quyền chiếm hữu. Bên cạnh đó còn có ruộng quốc khố, ruộng nhà chùa. Nhưng bao trùm lên tất cả các bộ phận ruộng đất đó là quyền sở hữu tối cao của nhà vua. Với tư cách là chủ sở hữu tối cao ruộng đất của cả nước, nhà vua có toàn quyền thu thuế hoặc phong cấp đất đai cho vương hầu, quý tộc, nhà chùanhưng những người được phong không có quyền đem bán mua, trao đổi, truyền tử lưu tôn. Nghĩa là họ chỉ có quyền chiếm dụng chứ không có quyền định đoạt. Mặc dù thời kỳ này đã có sở hữu tư nhân về đất đai được nhà nước thừa nhận, nhưng quyền sở hữu tư nhân bị quyền sở hữu nhà vua hạn chế ở tất cả các quyền năng. Chỉ có quyền sở hữu của nhà vua mới là quyền sở hữu tyệt đối. Ví như chế độ thái ấp thời Trần, nhà nước phong cho quan lại cao cấp hoặc các vương hầu một vài làng xã, nhưng vẫn có quyền thu lại, con cháu không được hưởng thái ấp của ông cha. Chủ thái ấp chỉ có quyền thu tô của làng xã đó. Xét cho cùng, thái ấp không thuộc phạm trù tư hữu một cách hoàn toàn; nhà nước vẫn có quyền sở hữu tối cao, khác rất nhiều so với các lãnh địa phương Tây. Về xã hội, thời kỳ này mang kết cấu đẳng cấp là chủ yếu, bao gồm : Quý tộc (khối vua quan, sư sãi, trí thức nho học cao cấp); bình dân (nông dân làng xã, địa chủ, trí thức nho học, sư sãi); nô tỳ: quan nô (nhà nước), gia nô (tư nhân), tam bảo nô (ở chùa). Mối quan hệ bóc lột chủ yếu là giữa nhà nước và nông dân làng xã thông qua tô thuế hàng năm. Đặc biệt thời kỳ này, dưới sự chỉ huy của nhà nước, một loạt các công trình tôn giáo ra đời (chùa), xây dựng trường học (Quốc tử giám). Bên cạnh đó nhà nước vẫn quan tâm đến những công trình thuỷ lợi, đắp đê điềuVề văn hoá, nho giáo và phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống trong nhân dân và chính trị, xã hội. Biểu hiện ở việc lập các đền thờ, chùa chiền khắp nơi; đặc biệt một bộ phận sư tăng đã tham gia và có vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước. Từ thời Lê sơ (thế kỉ XV trở đi ), xã hội Việt Nam có sự chuyển biến về tất cả các mặt : thể chế chính trị, kinh tế, xã hội. Những thay đổi đó đã hình thành phương thức sản xuất phong kiến với mối quan hệ giữa địa chủ và tá điền, thay thế cho phương thức sản xuất châu Á với mối quan hệ giữa nhà nước và nông dân công xã. Các chính sách về ruộng đất của nhà nước đã khẳng định chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất, từ chế độ sở hữu ruộng đất của làng xã độc quyền chuyển sang hình thức chiếm hữu. Có thể coi đây là mốc thời gian kết thúc của phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam. Như vậy, có thể thấy suốt từ thời Văn Lang cho đến đầu thế kỉ XV, ở Việt Nam đã tồn tại phương thức sản xuất châu Á, với những biểu hiện cụ thể của nó. Trong đó có nhiều điểm trùng với những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á theo quan điểm của Mác - Ăngghen, như : chế độ công xã nông thôn kéo dài; chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất mà đứng đầu là nhà vua và sự chiếm dụng của các công xã; sự bóc lột theo kiểu cống nạp; sự không tách rời giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp; thành thị chậm ra đời và khó phát triển; sản xuất hàng hoá chậm phát triển; Tuy nhiên ở Việt Nam cũng có những đặc điểm riêng. Đó là nhà nước chưa thực sự chuyên chế một cách tuyệt đối với quyền lực tối cao nằm trong tay một cá nhân; có sự phân chia các đẳng cấp nhưng không có sự khắc nghiệt của chế độ đẳng cấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphuong_thuc_san_xuat_chau_a_6582.doc
Luận văn liên quan