Tử tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kế dân tộc.

Bài tập lớn học kỳ môn tư tưởng Hồ Chí Minh 1 MỤC LỤC Trang A. LỜI MỞ ĐẦU . 2 B. NỘI DUNG CHÍNH 3 I. Những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc 3 1. Truyền thống của dân tộc Việt Nam . 3 2. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới 3 3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về đại đoàn kết dân tộc . 4 II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc . 4 1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng . 5 2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng hàng đầu 5 3. Đại đoàn kết dân tộc để thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân . 6 4. Đại đoàn kết dân tộc trở thành sức mạnh vật chất, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng . 6 5. Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế . 8 C. KẾT LUẬN 9 Bài tập lớn học kỳ môn tư tưởng Hồ Chí Minh 2 A. LỜI MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc ta và của nhân loại, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá, một hệ thống tư tưởng về nhiều mặt. Trong đó tư tưởng về đại đoàn kết là tư tưởng nổi bật, có giá trị trường tồn đối với quá trình phát triển của dân tộc ta và của toàn nhân loại. Đảng lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới do mình làm chủ. Và sự thật lịch sử đã minh chứng rằng sự nghiệp ấy chỉ có thể được thực hiện bằng sức mạng của cả dân tộc, bằng đại đoàn kết dân tộc. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quan trọng nhất bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đó là tư tưởng xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và trong hoạt động thực tiễn của Người và đã trở thành chiến lược cách mạng của Đảng ta, gắn liền với những thắng lợi vẻ vang của dân tộc.Lời đầu tiên cũng như lời cuối cùng trong bản di trúc thì Hồ Chí Minh đều nhắc tới đại đoàn kết . Lời đầu tiên Người nói: “Trước khi tôi qua đời tôi để lại vài lời dặn dò như sau: Trước hết nói về đoàn kết các đồng chí từ trung ương đến các chi bộ phải gìn giữ sự đoàn kết như gìn giữ con ngươi của mắt mình”. Còn lời cuối cùng của Người: “ Điều mong muốn cuối cùng của tôi là toàn Đảng toàn dân toàn quân ta đoàn kết xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh dân chủ độc lập đóng góp xứng đáng vào cách mạng vô sản thế giới”. Trong thời gian qua, nhìn chung khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ở nước ta được mở rộng hơn, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững ổn định chính trị- xã hội của đất nước. Yêu cầu đặt ra trong giai đoạn cách mạng hiện nay là: phải củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Bài tập lớn học kỳ môn tư tưởng Hồ Chí Minh 3 B. NỘI DUNG CHÍNH I. Những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại doàn kết dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình thành từ cơ sở lý luận và thực tiễn sau: 1. Truyền thống của dân tộc Việt Nam. Truyền thống của dân tộc ta bao gồm tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng cao. Đó còn là tinh thần nhân ái, đoàn kết, ý thức tự lực tự cường và tinh thần bất khuất anh dũng đứng lên đấu tranh bảo vệ đất nước, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, đoàn kết dân tộc của dân tộc Việt Nam đã được hình thành và củng cố, tạo thành một truyền thống vững bền thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn người Việt Nam. Đối với mỗi người, yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết đã trở thành một tình cảm tự nhiên, in đậm dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống, tạo thành quan hệ ba tầng chặt chẽ: gia đình - làng xã - quốc gia. Điều này đã phản ánh trong kho tàng văn học dân tộc: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng *** Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Truyền thống dân tộc đã hun đúc nên tinh thần yêu nước, khát vọng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh. Người đánh giá cao sức mạnh to lớn của tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh viết: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh anh dũng bất khuất. Bài học lịch sử của cha ông ta để lại rằng: Trong bất kỳ giai đoạn nào của sự phát triển đất nước phải quan tâm xây dựng khối đoàn kết toàn dân trên tinh thần “trên dưới một lòng, anh em hòa mục, cả mước góp sức” nhằm huy động tối đa sức mạnh của dân tộc vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 2. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Bài tập lớn học kỳ môn tư tưởng Hồ Chí Minh 4 Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đều thất bại do chưa có đường lối đúng dắn, chưa có tổ chức và chưa tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân vào sự nghiệp cứu nước. Nhận thức được điều đó, Hồ Chí Minh đã xây dựng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, nhằm tập hợp mọi lực lượng để chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, giành lại độc lập tự do cho dân tộc, nhằm đáp ứng những yêu cầu của thời đại mới. Kinh nghiệm của cách mạng thế giới là một yếu tố quan trọng, là cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Điều này trước hết được thể hiện qua việc nghiên cứu của Hồ Chí Minh về cách mạng tư sản, đặc biệt là cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp để thấy được nguyên nhân thắng lợi của hai cuộc cách mạng ấy. Không chỉ dừng lại ở đó, từ việc nghiên cứu thực tiễn đấu tranh của các dân tộc thuộc địa Người đã chỉ rõ sức mạnh tiềm ẩn và những hạn chế của họ. Theo Người sự cô lập, không có liên kết giữa các cuộc đấu tranh ở các nước thuộc địa với nhau là một nguyên nhân làm suy yếu cách mạng thuộc địa. Đồng thời Người cũng rút ra nhiều bài học từ cuộc cách mạng tháng Mười Nga, đặc biệt là bài học về huy động, tập hợp lực lượng công nông giành chính quyền cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra, Hồ Chí Minh cũng chú ý nghiên cứu cách mạng Trung Quốc, Ấn Độ tìm hiểu phương thức tập hợp lực lượng, đoàn kết dân tộc. Tất cả những bài học trên tạo tiền đề cho Người lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện sự nghiệp cách mạng của mình. 3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về đại đoàn kết dân tộc. Cơ sở lý luận quan trọng nhất đối với quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kêt dân tộc là quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử; giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng thắng lợi trước hết phải trở thành dân tộc; liên minh công nông là cơ sở chủ yếu để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế, “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”, “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại” Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, chủ yếu qua hoạt động thực tiễn. Vì vậy, Người đã nắm được bản chất cách mạng của khoa học chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng sáng ttạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, từ đó hình thành và hoàn chỉnh tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc. II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Bài tập lớn học kỳ môn tư tưởng Hồ Chí Minh 5 1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng. Đại đoàn kết dân tộc là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng nhằm hoàn thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh để chiến thắng kẻ thù của dân tộc và giai cấp. Với ý nghĩa đó Hồ Chí Minh đã nêu những luận điểm có tính chân lý, khẳng định sức mạnh to lớn của đại đoàn kết: Đoàn kết làm ra sức mạnh, “đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”. “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”. “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng. Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm coi sức mạnh của cách mạng là sức mạnh của nhân dân. Đồng thời Người lưu ý rằng, nhân dân bao gồm nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, nhiều tầng lớp, giai cấp, nhiều dân tộc, tôn giáo, do đó phải đoàn kết nhân dân vào trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Để làm được việc đó, Người yêu cầu Đảng, Nhà nước phải có chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với các giai cấp, tầng lớp, trên cơ sở lấy lợi ích chung của Tổ quốc và những quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động làm cơ sở cho sự đoàn kết. 2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng hàng đầu. Một trong những mục tiêu hàng đầu của cách mạng nước ta là xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, nhằm phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều này đã được Hồ Chí Minh khẳng định trong lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam ngày 3/3/1951 Người viết: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”. Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu trong mọi giai đoạn cách mạng đặc biệt là trong giai đoạn trước cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến. Nhiệm vụ ấy cụ thể như sau: “Một là đoàn kết. Hai là làm cách mạng, hay kháng chiến để đòi độc lập” Sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, nhiệm vụ là: “Một là đoàn kết” “Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội” Bài tập lớn học kỳ môn tư tưởng Hồ Chí Minh 6 “Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà”. Đoàn kết không chỉ là mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Như vậy đoàn kết là đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức, thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu ttranh vì độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân. 3. Đại đoàn kết dân tộc để thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân. Khái niệm dân và nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh là khái niệm có nội hàm rất rộng, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng, lại vừa được hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể và cả hai đều là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc. Đó là mọi người dân nước Việt, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, độ tuổi, giới tính, giàu nghèo Muốn đại đoàn kết toàn dân, thì phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết dân tộc, phải có lòng khoan dung, vị tha giữa con người với con người. Hồ Chí Minh tha thiết kêu gọi những người yêu nước, không phân biệt tầng lớp nào, tầng lớp nào, chính kiến nào hãy cộng tác vì dân, vì nước. Người căn dặn: Cần xóa bỏ hết thành kiến, cần phải thật thà đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ để phục vụ nhân dân. Đại đoàn kết dân tộc là tập hợp mọi người dân vào cuộc đấu tranh chung. Hồ Chí Minh nhiều lần nêu rõ: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Đại đoàn kết dân tộc dựa trên nền tảng khối liên minh công – nông là quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng khối đại đoàn kết vững mạnh. Bởi liên minh công nông là cơ sở, là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân ở nước ta. 4. Đại đoàn kết dân tộc trở thành sức mạnh vật chất, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là để tạo nên lực lượng cách mạng, để làm cách mạng xóa bỏ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới. Do đó, đại đoàn kết dân tộc không thể chỉ dừng lại ở quan niệm, ở tư tưởng, ở những lời kêu gọi, mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân ta. Nó phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức và tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất. Bài tập lớn học kỳ môn tư tưởng Hồ Chí Minh 7 Cả dân tộc hay toàn dân chỉ trở thành lực lượng to lớn, trở thành sức mạnh vô địch khi được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung, được tổ chức lại thành một khối vững chắc và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn; nếu không, quần chúng nhân dân dù có hàng triệu, hàng triệu con người cũng chỉ là một số đông không có sức mạnh. Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước, xét trên một khía cạnh nào đó, chính là đi tìm sức mạnh để giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao động. Và sức mạnh mà Người đã tìm được là đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Ở mỗi thời kỳ khác nhau Mặt trận dân tộc thống nhất được gọi dưới nhiều tên gọi khác nhau như: Hội phản đế đồng minh (năm 1930), Mặt trận Dân chủ (năm 1936), Mặt trận nhân dân phản đế (năm 1939), Mặt trận Việt Minh (1941), Mặt trận Liên Việt (năm 1946), Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam (năm 1960), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (năm 1955 và 1976). Song tựu trung lại, đó là một tổ chức chính trị rộng rãi tập hợp đông đảo các lực lượng cách mạng trong và ngoài nước, phấn đầu vì mục tiêu độc lập, thống nhất của Tổ quốc và tự do hạnh phúc của nhân dân. Để Mặt trận dân tộc thống nhất trở thành một tổ chức cách mạng to lớn, theo Hồ Chí Minh, nó cần được xây dựng theo những nguyên tắc cơ bản sau: Thứ nhất, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thứ hai, đại đoàn kết dân tộc phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công - nông - trí thức. Từ đó mở rộng Mặt trận, làm cho Mặt trận thực sự quy tụ được cả dân tộc, tập hợp được toàn dân, kết thành một khối vững chắc. Thứ ba: Hoạt động của Mặt trận theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ. Khi có những lợi ích riêng biệt không phù hợp, Mặt trận sẽ giải quyết bằng việc nêu cao lợi ích chung của dân tộc, bằng sự vận động hiệp thương dân chủ, tạo ra nhận thức ngày càng đúng đắn hơn cho mỗi người, mỗi bộ phận về mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, cùng nhau bàn bạc để đi đến nhất trí, loại trừ mọi sự áp đặt hoặc dân chủ hình thức. Thứ tư: Khối đoàn kết trong Mặt trận là lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Giữa các thành viên của khối đại đoàn kết dân tộc, bên cạnh những điểm tương đồng vẫn có những điểm khác nhau cần phải bàn bạc để đi đến nhất trí; bên cạnh những nhân tố tích cực vẫn có những nhân tố tiêu cực cần phải khắc phục. Để giải quyết vấn đề này, một mặt, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phương châm “cầu đồng tồn dị”, lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt; mặt khác, Người nêu rõ: “Đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết”. Người thường xuyên căn dặn phải khắc phục tình trạng đoàn kết xuôi chiều, phải nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình để biểu dương mặt tốt, khắc phục mặt chưa tốt, củng cố đoàn kết nội bộ. Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích Bài tập lớn học kỳ môn tư tưởng Hồ Chí Minh 8 phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thật sự nghĩa đó còn là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân. Trong quá trình xây dựng, củng cố và phát triển Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng ta luôn đấu tranh chống khuynh hướng cô độc, hẹp hòi, chống khuynh hướng đoàn kết một chiều, đoàn kết mà không có đấu tranh đúng mức trong nội bộ Mặt trận. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng Đảng là lực lượng tiên phong về trí tuệ, mẫu mực về đạo đức. Đảng được nhân dân ủng hộ và trở thành hạt nhân của khối đại đoàn kết dân tộc. Đảng lãnh đạo nhân dân xây dựng Mặt trận thống nhất, đồng thời cũng là thành viên của Mặt trận. Quyền lãnh đạo Mặt trận không phải do Đảng tự phong cho mình, mà là được nhân dân thừa nhận một cách tự nguyện, tự giác. Hồ Chí Minh viết: “Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt đọng và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo”. Đảng lãnh đạo Mặt trận trước hết bằng việc xác định chính sách Mặt trận đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng. Nguyên tắc lãnh đạo mà Đảng đưa ra đó là vận động, giáo dục, thuyết phục, nêu gương, cảm hóa, kêu gọi, tránh gò ép, quan liêu, mệnh lệnh. Đảng phải thực sự tôn trọng các tổ chức nếu muốn giành được sự tôn trọng thực sự của họ. Với tư cách là thành viên của Mặt trận, Đảng phải trung thành với tôn chỉ, mục đích của Mặt trận. Đồng thời phải tôn trọng và bảo vệ lợi ích của các thành viên trong Mặt trận, điều này tạo ra uy tín to lớn của Đảng đối với Mặt trận cũng như sự đoàn kết vững chắc của khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta. Muốn làm được như vậy Đảng phải thực sự đoàn kết nhất trí, đó là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân đã tao nên sức mạnh bên trong cuủa cách mạng Việt Nam để vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, đi tới thắng lợi cuối cùng của cách mạng. 5. Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế. Hồ Chí Minh khẳng định: Chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân. Khi tìm đường cứu nước, Người đã sớm xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cách mạng Việt nam chỉ có thể giành thắng lợi khi đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới. Người coi giữa cách mạng giải. phóng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau “là hai cách của một con chim”. Bài tập lớn học kỳ môn tư tưởng Hồ Chí Minh 9 Đại đoàn kết dân tộc phải đi đến đại đoàn kết quốc tế và là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế. Ngược lại, đại đoàn kết quốc tế là một nhân tố hết sức quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó chính là quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh. Người cho rằng nếu đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam thì đoàn kết quốc tế cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam đi đến thành công Nêu cao tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, Hồ Chí Minh không chỉ được cả nước tôn vinh là lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc mà còn được thừa nhận là danh nhân văn hóa thế giới. C. KẾT LUẬN Qua những phân tích trên ta có thể thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết có một vai trò cực kỳ quan trọng. Nó không chỉ là lời giải đáp đúng đắn cho những bài toán của cách mạng vào thời điểm đó mà trong suốt chiều dài lịch sử nó vẫn giữ nguyên giá trị. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh hùng hồn sức sống kỳ diệu và sức mạnh vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc, từ chỗ là tư tưởng của lãnh tụ đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối chiến lược của Đảng cộng sản Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng đó đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm của tất cả những người Việt Nam yêu nước và biến nó thành hành động cách mạng của hàng triệu, hàng triệu con người, tạo thành sức mạnh vô địch trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Lịch sử cách mạng Việt Nam hon nửa thế kỷ qua cho thấy, lúc nào, nơi nào tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh được quán triệt và thực hiện đúng, thì khi đó, nơi đó cách mạng phát triển mạnh mẽ và giành được thăng lợi, nơi nào, lúc nào rời xa tư tưởng đó thì khi đó, nơi đó cách mạng bị trở ngại và tổn thất. Ở thời điểm dân tộc ta đang bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế những thời cơ và thách thức đan xen nhau đang thường xuyên tác động đến khối đại đoàn kết dân tộc. Hơn lúc nào hết, thực tiễn đất nước đòi hỏi chúng ta phải quán triệt những quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, phải vận dụng sáng tạo và tiếp tục phát triển những quan điểm ấy, phù hợp với những biến đổi của tình hình mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc sẽ ngày càng phát triển, hoàn thiện cùng với thực tiễn biến đổi của đất nước. Tư tưởng ấy vẫn là ngọn nguồn tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam để đi tới thắng lợi hoàn toàn và triệt để của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bài tập lớn học kỳ môn tư tưởng Hồ Chí Minh 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2009. 2. Hội đông trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2003. 3. Nguyễn Mạnh Tường (chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh – Một số nhận thức cơ bản, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2009. 4. Nguyễn Bá Linh, Tư tương Hồ Chí Minh – Một số nôi dung cơ bản, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995. 5. Các website: - http://www.dangcongsan.vn. - http://www.chinhphu.vn. - http://www.hochiminhcity.gov.vn. - http://www.mattran.org.vn.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3399 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tử tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kế dân tộc., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng một tình huống có đầy đủ các yếu tố của một quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới, có đối tượng là một khoản tiền, để qua đó phân tích nội dung thực hiện nghĩa vụ liên đới của các chủ thể trong tình huống được xác định. TÌNH HUỐNG: Ngày 10/4/2008, anh A có giao kết hợp đồng vay tiền với chị B, số tiền anh vay là 500 triệu đồng, thời hạn vay 2 năm, lãi suất do các bên thỏa thuận. Trong hợp đồng cũng ghi rõ C, D, E là những người liên đới đứng ra bảo lãnh cho A, cam kết với chị B về việc thực hiện thay nghĩa vụ của anh A, nếu khi đến thời hạn mà A không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Việc bảo lãnh giữa C, D, E với A cũng được lập thành một văn bản riêng, có công chứng, chứng thực của UBND quận M ( Nơi 4 người đang định cư sinh sống ), trong đó các bên có thỏa thuận về thù lao sẽ trả cho bên bảo lãnh. Ngày 10/4/2010, thời hạn vay tiền của anh A với chị B đã hết, nhưng anh A chưa có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho chị B, căn cứ vào tình hình của bên bảo lãnh liên đới, chị B nhận thấy anh C là người có khả năng về tài sản để thực hiện được toàn bộ nghĩa vụ bảo lãnh liên đới. Do đó, theo cam kết trong hợp đồng chị B đã yêu cầu anh C – 1 trong 3 người liên đới đứng ra để bảo lãnh cho anh A – trong thời hạn 2 tháng, anh phải đứng ra dùng tiền của mình để thay A thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả tiền cho chị, bao gồm cả tiền gốc + lãi. Ngày 10/6/2010, anh C đã dùng tiền của mình ( 550 triệu đồng ), nhưng chỉ thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình đối với A mà không thực hiện toàn bộ nghĩa vụ liên đới thay cho D và E trong quan hệ bảo lãnh. Chị C đã gửi đơn kiện lên TAND quận M, yêu cầu Tòa án đứng ra giải quyết vấn đề trên. Căn cứ vào các văn bản cam kết mà hai bên đương sự đưa ra và căn cứ vào những quy định trong các văn bản pháp luật, nhất là các văn bản pháp luật điều chỉnh về nghĩa vụ dân sự liên đới, TAND quận M đã đi đến phán quyết yêu cầu anh C thực hiện toàn bộ nghĩa vụ dân sự liên đới thay cho anh D và E đối với chị B. Do đó, anh C phải dùng toàn bộ số tiền của mình ở trên để thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả tiền cho chị B thay cho anh D và E khi họ chưa có khả năng thực hiện nghĩa vụ. PHÂN TÍCH: Với tình huống dân sự trên ta thấy, đây là một quan hệ nghĩa vụ dân sự có nhiều người liên đới bảo lãnh cho một người thực hiện nghĩa vụ trả tiền, trong đó bao gồm: +) Chủ thể: Bên nhận bảo lãnh ( chị B ). Bên được bảo lãnh ( anh A ). Bên bảo lãnh ( anh C, D, E ). +) Khách thể: là những xử sự của các bên chủ thể, thông qua đó quyền yêu cầu cũng như nghĩa vụ của các bên chủ thể mới được thực hiện. Trong tình huống dân sự trên hành vi của các chủ thể: chủ thể bảo lãnh đã có hành vi tác động vào số tiền của mình để thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh. +) Đối tượng của nghĩa vụ trên là một khoản tiền. +) Nội dung: trong tình huống dân sự trên, việc chị B yêu cầu anh C phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả tiền thay cho anh A khi thời hạn vay tiền giữa chị và anh A kết thúc nhưng anh A vẫn chưa có khả năng trả nợ cho chị là hoàn toàn có căn cứ pháp luật. Bởi vì: trong quan hệ nghĩa vụ dân sự trên, ta thấy C, D, E là những người liên đới đứng ra để bảo lãnh cho A vay tiền chị B , mà theo quy định tại khoản 1 Điều 298 BLDS năm 2005: “Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”. Căn cứ quy định trên, áp dụng vào để giải quyết tình huống, nhận thấy việc TAND quận M giải quyết yêu cầu của chị B là hoàn toàn phù hợp và có căn cứ pháp luật. Vì trong nghĩa vụ dân sự liên đới, nếu một trong số những người có nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa vụ của họ ( trong tình huống là anh C ) mà những người khác chưa thực hiện thì quan hệ nghĩa vụ giữa người đã thực hiện với người có quyền vẫn chưa được coi là chấm dứt, nghĩa là trong tình huống trên anh C không những phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình mà còn phải thực hiện thay cho người có nghĩa vụ khác: anh D và E khi họ chưa có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Do đó, trong trường hợp này, khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh ( anh A ) đã đến mà bên bảo lãnh ( anh C, D, E ) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa số tiền của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh ( chị B ). Sau khi anh C đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả tiền cho chị B thì quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới giữa C, D và E đối với chị B chấm dứt. Anh C lúc này có quyền yêu cầu anh D và anh E ( những người có nghĩa vụ liên đới khác ) phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình. Đồng thời anh C cũng có quyền yêu cầu anh A ( bên được bảo lãnh ) phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với mình trong phạm vi đã bảo lãnh cùng với số tiền thù lao mà hai bên đã thỏa thuận. Trong trường hợp nếu anh A thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thanh toán của mình cho anh C thì anh C phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho anh D và E phần mà mình đã nhận thay họ. Trường hợp nếu chị B miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh cho anh D thì những người khác vẫn phải thực hiện phần bảo lãnh của họ ( khoản 2 Điều 368 BLDS 2005 ). Tóm lại: Từ tình huống dân sự trên cho ta thấy, sau khi nghĩa vụ liên đới kết thúc, thì đã phát sinh ra rất nhiều nghĩa vụ khác, nhưng tất cả những nghĩa vụ phát sinh sau nghĩa vụ dân sự liên đới đều được các nhà làm luật dự liệu sẵn và có các quy định của pháp luật dân sự điều chỉnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC NHN DN S7920 2.doc
  • docxH7884C K7922 T431 T4317902NG.docx