Tư Tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ lên XHCN ở Việt Nam
Quán triệt hai nguyên tắc phương pháp luận vừa nêu, Hồ Chí Minh xác định phương châm thực hiện bước đi trong xây dựng xã hội chủ nghĩa: dần dần, thận trọng từng bước một, từ thấp đến cao, không chủ quan nôn nóng. Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý đến vai trò của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, đó là nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Theo Người, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa chỉ có thể thực hiện thắng lợi trên cơ sở xây dựng và phát triển nền nông nghiệp toàn diện, vững chắc, một hệ thống tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp đa dạng nhằm giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân. Trên thực tế, Người đã chỉ đạo một số cách làm cụ thể sau đây: - Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, lấy xây dựng làm chính. - Kết hợp xây dựng với bảo vệ, đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền Nam-Bắc khác nhau. - Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch, biện pháp, quan tâm để thực hiện thắng lợi kế hoạch. - Trong điều kiện nước ta, biện pháp cơ bản, quyết định lâu dài trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là đem của dân, tài dân, sức dân làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hồ Chí Minh cho rằng, phải huy động hết tiềm năng, nguồn lực có trong dân để đem lại lợi ích cho dân. Vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền là tập hợp lực lượng, đề ra đường lối, chính sách để huy động và khai thác triệt để các nguồn lực của dân, vì lợi ích của quần chúng lao động.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tư Tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ lên XHCN ở Việt Nam.doc