I , PHẦN MỞ ĐẦU
“Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết. Dân là gốc của nước”
Và
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công , đại thành công”
(Hồ Chí Minh)
Với tư tưởng Lấy dân làm gốc, thân dân. Các bậc tiền nhân của chúng ta đã quy tụ được sức mạnh của nhân dân để cùng lao động và cùng nhau chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Từ thời vua Hùng nhân dân ta đã biết đoàn kết sức người sức của để chống thiên tai lũ lụt như : Sự tích Sơn Tinh và Thủy Tinh hay cùng nhau tập trung sức người sức của để bảo vệ đất nước như sự tích Thánh Gióng, hay tới thời kì Đại Việ có nhà Lí chống quân Tống, nhà Trần chống quân Mông Nguyên, nhà Lê chống nhà Minh .đã làm nên những trang lịch sử hào hùng của dân tộc. Sức mạnh của dân tộc ta đó là đã biết vận dụng sức dân, quy tụ sức dân triệu người như một. Sức mạnh ấy như Bức thành đồng không gì có thể xuyên qua được. Đến thế kỉ 20 thì một lần nữa sức mạnh ấy lại được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh khơi dậy để chống lại những kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới như Thực dân Pháp, Phát xít Nhật, Đế quốc Mỹ xâm lược để tạo nên những chiến công lẫy lừng năm châu, chấn động địa cầu. Ngày hôm nay trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi nước ta gia nhập WTO thì sức mạng ấy càng cần phải được khơi dậy để xây dựng đất nước ngày giàu mạnh, dân chủ, văn minh. Để có thể tập hợ sức mạnh đó ngày trước ông cha ta đã vận động nhân dân, tập hợp nhân dân trong một khối thống nhất. Ngày nay Đảng và Bác đã thực hiện rất tốt công tác dân vận để vận động quần chúng, tập hợp quần chúng đi theo cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư tưởng “Lấy dân là gốc” ,đặc biệt để tập hợp, lôi cuốn nhân dân đi theo cách mạng, Người rất coi trọng công tác Dân vận. Người chỉ rõ tầm quan trọng của công tác dân vận: “Lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” (Bài báo Dân vận viết ngày 15/10/1949) Trong nền kinh tế thị trường thì công tác dân vận càng trở nên quan trọng song công tác dân vận trong tình hình mời cũng gắp rất nhiều khó khăn thử thách. Do vậy Đảng ta ngày quan tâm nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận của Đảng. Để có thể thấy được những giá trị to lớn của Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận và vận dụng tư tưởng đó vào trong điều kiện hiện nay do vậy em chọn đề tài: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận của Đảng”
Qua nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận của Đảng em muốn làm rõ nội dung, giá trị và phong cách làm dân vận của Hồ Chí Minh,vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay. Thông qua đề tài này em muốn góp một phần nhỏ bè của mình vào việc nghiên cứu và làm rõ những giá trị của Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận của Đảng.
Thông qua tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận của Đảng giúp em hiểu biết thêm một khía cạnh của Tư tưởng Hồ Chí Minh và đông thời giúp em có thể những hiểu biết về công tác dân vận, giúp ích cho em trong quá trình công tác sau này khi tiếp xúc với Dân hay trực tiếp làm công tác dân vận.
Đối với xã hội thì Tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị vô cùng to lớn trong đó có Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận của Đảng ngày càng khẳng định được giá trị trong thời kì hội nhập mở của, trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Đề tài gồm 3 phần: Phần mở đầu, nội dung, kết luận.
Phần Nội dung gồm:
A. Cơ sở hình thànhTư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận của Đảng.
B. Vai trò của công tác dân vận
C. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận.
D. Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận của Đảng trong thời kì hiện nay.
Trên đây là các vấn đề em muốn trình bày. Do còn hạn chế về mặt kiến thức và hiểu biết xã hội nên Tiểu luận sẽ còn có những hạn chế, thiếu sót. Mong Thầy cô chấp nhận và bổ xung cho những thiếu sót cho tiểu luận này.
Em xin trân thành cảm ơn!
21 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 21617 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận của Đảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng sản Việt Nam "Chẳng những phải lãnh đạo quần chúng …Một giây một phút cũng không thể giảm bớt mối quan hệ giữa Đảng với Dân" (Sửa đổi lối làm việc- Lãnh đạo1947).
Đảng lãnh đạo cách mạng theo Hồ Chí Minh là:
- Phải quyết dịnh mọi vấn đề cho đúng, chăm lo cho dân chúng được ấm no hạnh phúc. Mà muốn thế phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng chính là những người chịu đựng các kết quả của sự lãnh đạo của ta.
- Phải tổ chức thi hành cho đúng. Mà muốn vậy không có dân giúp sức thì không xong.
C. Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận
1. Quan niệm về Dân vận của Hồ Chí Minh.
Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo và quan tâm tới công tác Dân vận, theo Người công tác dân vận là công tác vô cùng quan trọng, quyết định tới vận mệnh sự thành bại của cách mạng, bản chất của chế độ ta . Trong bài Báo Dân vận ra ngày 15/10/1949 Người viêt: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lưc lượng đều ở nơi dân”.đó chính là tiến đề của công tác dân vận, quyết định cách thức, mục đích làm dân vận của Đảng.
Người rất coi trọng công tác dân vận do vậy vào ngày 15/10/1949 Người đã viết bài báo Dân vận nổi tiếng ở đây Người đã đặt ra vấn đề Dân vận là gì? Theo Người: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho”.
Theo quan niện trên thì nhiệm vụ của công tác dân vận đó là vận động mọi người mang toàn bộ : “ Lực lượng của mỗi người dân” Lực lượng của mỗi người ở đây có thể là của cải vật chất, hay sức lực thậm chí là cả tình mạng.Lực lượng của mỗi người cũng có thể hiểu là mọi người toàn tâm, toàn ý một lòng theo cách mạng, chấp nhận gian khổ hi sinh để đi theo cách mạng thực hiện những nhiệm vụ mà cách mạng giao cho.
Dân vận, không phận biệt một ai, mọi người đều bình đẳng không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, người miền xuôi hay miền ngược và thậm chí theo chủ tịch Hồ Chí Minh thì không phâm biệt Đảng phái chính trị miễn là có lòng yêu nước, thương nòi mong muốn cho dân tộc được độc lập tự do, nhân dân được ấm no hạnh phúc thì đều phải tiến hành vận động họ, kêu gọi họ để họ tham gia, đóng góp cho cách mạng.Vận động mọi người dân để góp thành lực lượng của toàn dân hay cũng chính là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, khối sức mạnh của nhân dân để tiến hành cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cúng đã từng nói :
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công , đại thành công”
(Bài phát biểu tại buổi lễ ra mắt Mặt trận tổ quốc Việt Nam)
Do đó chúng ta thấy rằng để có được thành công lớn thì phải có được sự đoàn kết một lòng, muốn có sự đoàn kết một lòng trong nhân dân thì phải có công tác dân vận tốt. Từ đó chúng ta có thể thấy nói rằng sự nghiệp cách mạng muốn thành công thì phải làm công tác dân vận tốt vì vậy chủ tịch Hồ Chí Mình đã khẳng định: “Lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” "( Bài báo Dân vận 15/10/1949) hay Người cũng từng nói: “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó trăn lần dân liệu cũng xong”. Để nói lên rằng công tác dân vận có tốt thì mới tập hợp được nhân dân, kết tụ được sức mạn của nhân dân để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội chủ nghĩa. Ngày nay trong tình hình mới thì vai trò của công tác dân vận lại càng trở nên quan trọng nhằm vận động nhân dân tích cự tham gia phát triển kinh tế, xây dựng đời sống mới. Do đó công tác dân vận ngày càng được Đảng và nhà nước quan tâm hơn.
2. Theo Hồ Chí Minh ai là người làm Dân vận.
Trong bài báo Dân vận viết ngày 15/10/1949. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng : “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ Đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh, v.v.) đều phải phụ trách dân vận. Thí dụ trong phong trào thi đua cho đủ ăn, đủ mặc.
- Cán bộ chính quyền và cán bộ Đoàn thể địa phương phải cùng nhau bàn tính kỹ càng, cùng nhau chia công rõ rệt, rồi cùng nhau đi giải thích cho dân hiểu, cổ động dân, giúp dân đặt kế hoạch, tổ chức nhân công, sắp xếp việc làm, khuyến khích, đôn đốc, theo dõi, giúp đỡ dân giải quyết những điều khó khăn…
- Cán bộ canh nông thì hợp tác mật thiết với cán bộ địa phương, đi sát với dân, thiết thực bày vẽ cho dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách chọn giống, ủ phân, làm cỏ, v.v..
Những hội viên các đoàn thể thì phải xung phong thi đua làm, để làm kiểu mẫu cho dân, giúp dân làm”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt công tác Dân vận của chính quyền lên hàng đầu và là nhiệm vụ vủa toàn thể hệ thống chính trị, của toàn thể cán bộ, đảng viện. Và Đảng ta nhiều lần chỉ rõ, Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Vì vậy mà cán bộ Nhà nước thức sự là "công bộc" của dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
3. Tư tưởng cơ bản chỉ đạo công tác dân vận của Hồ Chí Minh
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh thì công tác dân vận phải dựa trên những điểm cơ bản sau:
3.1Tất cả vì lợi ích của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói rằng: “Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết. Dân là gốc của nước. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân” (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, T.8, tr 276). Do vậy mọi điều đều phải hướng vào dân vì lợi ích cửa nhân dân. Người dạy Đảng ta rằng: “Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích nào khác. Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân thì ta hết sức tránh”( Bức thư gửi các ủy ban nhân dân các bộ, tỉnh huyện, xã 10/1945). Do đó Người luôn luôn giáo dục cán bộ, đảng viên phải luôn luôn phấn đâu ra sức học tập phục vụ nhân dân vì lợi ích của nhân dân, vì theo Người : “Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết” hay “ Trong bầu trời này không gì quý bằng nhân dân”.và đối với Đảng và Chính phủ thì nhân dân còn là “ Cha”là “Mẹ” hay là “chủ”, cán bộ, đảng viên là những người “ đầy tớ” của nhân dân như trong Di chúc năm 1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh có căn dặn với toàn thể cán bộ, đảng viên rằng: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liên chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung của nhân đân”(Di chúc 1969). Người dạy mỗi cán bộ đảng viên phải luôn luôn nêu cao tinh thần vì nhân dân phục vụ, phụng sự nhân dân và phấn đấu vì lợi ích của nhân dân. Với chủ tịch Hồ Chí Minh thì mục đích của Người là: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân”( Di chúc 1969)Hay Người cũng từng nói: “ Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi hiểu” (Bài nói chuyện với kiều bào ở Pháp 1946). Và chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, tất cả vì lợi ích của nhân dân, phấn đấu hi sinh cả cuộc đời vì nhân dân, phục vụ nhân dân đến hời thở và sức lực cuối cùng, không một chút tư lợi cho riêng mình. 3.2. Dân chủ là tư tưởng cốt lõi trong công tác dân vân.
Dân chủ là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức sinh hoạt của Đảng, nhưng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận thì dân chủ là tư tưởng cốt lõi và xuyên suốt trong quá trình thực hiện công tác dân vận. Vì theo chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân là gốc” và mọi công việc đều là phục vụ nhân dân do đó mọi công việc đều là của dân cho nên dân phải được biết, được bàn thì từ đó dân mới tham gia làm. Nếu dân được biết, rồi dân được bàn bạc sau đó chúng ta vận động dân là thì chắc chắn việc đó sẽ rất dễ dàng : “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”
Ví dụ: Như một thôn , làng muốn làm đường nhưng không có đủ tiền và đưa ra dân bàn bạc và chỉ cho họ những lợi ích khi có con đường mới rồi để dân quyết định thì sẽ làm được con đường.
Hoặc là khi đi vậ động hay làm công tác dân vận mà mà không để cho người dân được biết, được bàn bạc rồi mới làm mà cứ bắt họ làm thì chẳng khác gì là đi bắt ép họ phải làm theo những điều mà mình muốn hay chỉ là các mệnh lệnh ép buộc thì sẽ dẫn tới là một là người dân không làm theo hoặc là hiệu quả không cao.
Do vậy trong công tác dân vận thì dân chủ càng phải thực hiện và thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm tục không mang tính hình thức chiếu lệ.
3.3. Dân là gốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng của các bậc tiến nhân, tư tưởng “ Lấy dân làm gốc”. Bác thường nói: “Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết. Dân là gốc của nước. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân .Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, T.8, tr 276). với Bác dân là gốc của đất nước, không có gì quan trọng bằng dân, dân là trên hết do đó phải luôn phát huy tư tưởng dân là gốc, là chủ của đất nước. Nhưng dân lại có sức mạnh vô địch không có gì có thể sánh được sức mạng của nhân dân nên trong quá trình làm công tác dân vận chúng ta phải làm sao để phát huy quyền là chủ của nhân dân và sức mạnh của nhân dân. Muốn phát huy quyền làm chủ của nhân dân trước hết chúng ta phải coi dân là gốc, luôn yêu dân, kính dân như Bác từng nói: “ Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta” ”( Bức thư gửi các ủy ban nhân dân các bộ, tỉnh huyện, xã 10/1945). Khi mỗi cán bộ đảng viên, đặc biết là những cán bộ làm công tác dân vận thấm nhuần tư tưởng dân là gốc thì sẽ luôn kính dân, yêu dân làm việc với dân sẽ tận tụy và tránh được những hiện tượng xa dân, sách nhiễu phiền hà dân, của quyền quan cách mạng đối với dân.
3.4. Đoàn kết, tập hợp lực lượng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của công tác dân vận.
Đảng và Bác luôn khẳng định trong mọi hành động của mình rằng Dân là gốc, sức mạng của dân là vô địch. Bác Hồ khẳng định: “Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết. Dân là gốc của nước. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, T.8, tr 276)
Song làm thế nào để thể hiện tư tưởng Dân là gốc, và phát huy được sức mạnh của dân đó là phải đoàn kết, tập hợp nhân dân trong một khối thống nhất. Để tập hợp sức mạng của mỗi cá nhân trong một sức mạng tổng thể đó là sức mạng của cả dân tộc để có được thành công lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu nên chân lý của đoàn kết đó là: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”.
(Bài phát biểu tại buổi lễ ra mắt Mặt trận tổ quốc Việt Nam)
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đặc biệt tới vấn đề đoàn kết,làm thế nào để đoàn kết, làm thế nào để phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết khi đã đoàn kết. Trong tư tưởng của Bác về đoàn kết toàn dân Người chỉ ra những vấn đề cơ bản sau:
3.4.1. Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.
Trong khối đại đoàn kết dân tộc cần phải luôn giữ vũng vai trò lãnh đạo của Đảng, đảng là hạt nhân lãnh đạo khối đại đoàn kết dân tộc. Bác Hồ luôn đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong khối đại đại đoàn kết dân tộc như một nhân tố đảm bảo cho sự thắng lợi của cách mạng. Trong cuốn Đường kách mệnh (1927) Người có nói: “Cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người”. Do vậy cần phải tập hợp, đoàn kết mọi người cùng tham gia cách mạng. Song Người cũng khẳng định: “Cách mạng muốn thành công, trước hết phải có Đảng cách mệnh” Đường kách mệnh (1927). “Nhân dân cần có Đảng dẫn đường”. Do vậy nhất thiết phải đảm bảo sụ lãnh đạo của Đảng với khối đại đoàn kết dân tộc. Khi có đảng lãnh đạo thì đảng là nhân tố thu hút mọi tàng lớp nhân dân tập trung xung quanh đảng, cùng đảng chiến đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Có đảng lãnh đạo thì sức mạnh vô địch của nhân dân sẽ được phát huy và củng cố. Nếu đảng không giữ được vai trò lãnh đạo của mình thì khối đại đoàn kết toàn dân ấy sẽ nhanh tróng tan rã, sức mạng vô địch của nhân dân sẽ không được phát huy.
Ví dụ: Như tình hình Thái Lan hiện nay nhân dân chia ra làm các phe phái đấu tranh lẫn nhau ảnh hưởng rất lớn tới đời sống nhân dân, kinh tế an ninh...là do đảng lãnh đạo của Thái Lan không phải là nhân tố tập trung, đoàn kết nhân dân, không lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn đân, để dẫn đến tình trạng bất ổn về chính trị, dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, uy tín trên trường quốc tế..
Bởi vậy khối đại đoàn kết phải có Đảng lãnh đạo. Đảng phải được xây dựng xứng đáng với vai trò vừa là người lãnh đạo, vừa là thành viên của của khối đại đoàn kết dân tộc. Đảng của giai cấp nhưng Đảng cũng là của dân tộc. Nhân dân công nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của mình. Đây thật là một vinh dự, cũng là một trách nhiệm lớn lao mà nhân dân giao phó cho Đảng.
3.4.2 Cách Đảng lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân.
Đảng lãnh đạo thông qua vận động, thuyết phục và nêu gương của cán bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân. Đảng nằm trong khối đại đoàn kết toàn dân và là một thành viên bình đẳng so với các thành viên khác trong khối. Song đảng là thành viên hạt nhân, trung tâm và có vai trò nhiệm vụ là phải lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân ấy. Đảng phải tiêu biểu cho mọi sự đoàn kết nhất trí, bảo đảm dân chủ nội bộ, thống nhất tư tưởng, tự phê bình và phê bình. Nhận thức được vai trò của đảng trong khối đại đoàn kết toàn dân thì Đảng và Bác Hồ kình yêu đã luôn có những hình thức tổ chức khối đoàn kết toàn dân phù hợp với từng giai đoạn của lịch sử như: Mặt trận thống nhất phản đề Đông Dương , Mặt trận Việt Minh hay Mặt trận Liên Việt và sau này là Mặt trận tổ quốc Việt Nam nhằm quy tụ, tập hợp sức mạnh của toàn dân đi theo cách mạng.
4. Phương thức cơ bản của công tác dân vận.
Trong bài báo Dân vận viết ngày 15/10/1949 đăng trên báo Sự Thật. Bác có nêu ra phương thức cơ bản khi làm công tác dân vận đó là:
“Dân vận không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ.Trước nhất phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ rằng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được. Điểm thứ hai là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành. Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân. Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng”.
Cho đến ngày nay thì Đảng ta đã cụ thể hóa phương thức dân vận mà Người nêu ra vào 15/10/1949 trong bài báo Dân vận thành 9 chữ đó là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Nghĩa là làm sao cho dân hiểu, rồi để đề ra kế hoạch, vạch ra cách thực hiện và rồi cũng chính dân là người thực hiện thì sẽ tự giác và hiệu quả cao hơn đồng thời cũng chính dân là người kiểm tra, giám sát rút kinh nghiệm rồi cũng chính dân là người đánh giá khen, chê thì sẽ công tâm, thuyết phục hơn.
4.1. Tìm mọi cách làm cho dân hiểu, dân biết :
Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho được.
Muốn cho quần chúng ý thức được việc đó là lợi ích của mình và nhiệm vụ của chính mình thì phải làm tốt công tác tuyên truyền bằng mọi phương tiện thông tin đại chúng như tuyên truyền miệng, tuyên truyền bằng báo chí, thông qua sinh hoạt đoàn thể quần chúng…Để chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến được với từng người dân, góp phần giác ngộ họ kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Công đoạn này ngày nay gọi là "dân biết".
4.2. Bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân.
Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Dễ trăm lấn không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng song” do đó để có thể làm được mọi việc thành công thì mọi công việc cần phải đưa ra trước cho dân bàn bạc, “ dân liệu”. Thì bất kì công việc gì dù khó khăn đến đâu cũng có thể giải quyết được. Sau khi bàn với dân rồi thì phải có kế hoạch thực thi hết sức cụ thể để dân hành động, phải có biện pháp đôn đốc, khuyến khích dân, chứ không phải làm qua loa, đại khái, được chăng hay chớ. Có thể nói với Hồ Chí Minh lý luận gắn bó chặt chẽ với thực tiễn, lý thuyết gắn liền với thực hành, miệng nói tay làm. Công việc giải thích cho quần chúng luôn đi liền với công việc tổ chức thiết kế phong trào hành động cách mạng. Dân biết, dân bàn rồi dân làm, các công đoạn này phải đi liền với nhau.
4.3. Dân kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng.
Sau khi để dân biết, dân bàn đây là công đoạn cuối cùng của công tác Dân vận. Đây là công đoạn mà Dân sẽ đánh giá tổng kết công tác rồi từ đó rút kinh nghiệm phê bình và khen thưởng. Đây là công đoạn hết sức quan khi Người dân kiểm tra, đánh giá, tụ phê bình, rút kinh nghiệm...chính là thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, quyền được tham gia mọi công việc của nhân dân, đồng thời cũng chính nhân dân sẽ là người phát hiện, bồi dưỡng cán bộ tốt giới thiệu cho Đảng.Để cho các phong trào ấy "được người, được việc, được tổ chức".
5. Một số điều Hồ Chí Minh nhấn mạnh trong công tác dân vận. Theo Hồ Chí Minh thì công việc dân vận không phải của riêng một ai hay một tổ chức chính trị nào mà đó là công việc của cả hệ thống chính trị và của toàn thể cán bộ, đảng viên Người nói : “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ Đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh, v.v.) đều phải phụ trách dân vận..” (Bài báo Dân vận viết ngày 15/10/1949). Đối với Đảng và Nhà nước ,những người cán bộ, đảng viên trong công tác dân vận theo Hồ Chí Minh thì cần phải:
5.1. Làm gương cho quần chúng.
Đối với cán bộ, đảng viên thì phải làm gương cho quấn chúng nhân dân, để quần chúng nhân dân noi theo, đặc biệt là những người cán bộ , đảng viên có uy tín, chức vụ thì càng cần phải nêu gương vì họ là nhũng người được nhiều người biết đến, khi họ làm tấm gương thì sẽ có tác dụng khích lệ rất lớn. Bác Hồ trong tác phẩm “Đời sống mới” Người viết: “ Nếu miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng làm, mà tự mình ăn trưa ngủ trễ, bảo người ta tiết kiệm, mà tự mình thì xa xỉ, lung tung, thì tuyên truyền 100 năm cũng vô ích” (Đời sống mới 3/1947) hay Bác cũng từng nói: “ Một người làm gương còn hơn cả 100 bài diễn thuyết” Đặc biệt là đối với người Phương Đông, trong đó có người Việt Năm thì việc nêu gương có tác dụng vô cùng to lớn. Đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên thì : “ Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Khi cán bộ, đảng viên nêu những tấm gương cho nhân dân noi theo thì không cần nói khi nhân dân thấy những tấm gương của cán bộ đảng viên thì cũng làm theo.
5.2. Phải gần dân, thân dân, trọng dân.
Khi cán bộ, đảng viên lấy dân làm gốc và luôn coi phụng sự nhân dân là nghĩa vụ thiêng liêng của mình thì cần phải gần gũi với nhân dân, kiên trì bán lấy dân , giải thích cho nhân dân hiểu đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, vận động họ thực hiện đường lối chính sách đó. Người dạy: “Muốn thực sự gần gũi quần chúng thì phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm mới biết sinh hoạt của quần chúng thế nào... mới biết nguyện vọng của quần chúng thế nào” ( Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 9 tr.251). Khi cán bộ, đảng viên gần gũi nhân dân thì sẽ nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân dân từ đó kiến nghị cấp trên đề ra những biện pháp, chính sách nhằm đáp ứng những nguyện vọng chính đáng cưa nhân dân, từ đó dân sẽ ngày càng tin yêu cán bộ, đảng viên, chính sách của đảng và nhà nước ngày càng đi vào cuộc sống . Khi nhân dân tin yêu cán bộ, đảng viên thì nhân dân cũng sẽ tin và yêu quý đảng, và cũng chính dân sẽ xây dựng và bảo vệ Đảng, để đảng ta ngày càng xứng tầm là một đảng cầm quyền.
5.3. Luôn chăm lo, nghĩ cho nhân dân.
Cán bộ đảng viên phải luôn nghĩ cho dân. Như chủ tịch Hồ Chí Minh khi người lầm một việc gì cũng phải nghĩ cho dân trước như viết một bài báo, phát biểu Người cũng lo nếu viết dài thì quần chúng nhân dân không có thời gian để đọc, mất thời gian của nhân dân, hay là thay đôi dép cho Bác...Hồ Chí Minh đã có lần nói rằng : “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào tôi ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” hay “ Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc cho quốc dân...Bất lỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân”(Bài nói chuyện trươc khi Bác sang thăm nước Pháp ngày 30/5/1946) Bác là một tấm gương luôn nghĩ cho dân, lo cho dân, cho quần chúng lao động.
5.4. Tổ chức việc làm sao thuận lợi phù hợp với nhân dân.
Tổ chức cách thức làm việc làm sao phải thuận lợi cho dân, phù hợp với nhân dân đó là trách nhiệm của Đảng và Nhà Nước Đặc biệt là trong công tác dân vận. Lực lượng làm công tác dân vận là lực lượng của cả hệ thống chính trị - trước hết là của chính quyền.Trong bài báo Dân vận, Bác viết: “Tất cả cán bộ, chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh...) đều phải phụ trách dân vận”. Điều ấy có nghĩa là, tất cả cán bộ chính quyền đều phải làm dân vận và phải có trách nhiệm tổ chức công tác dân vận sao cho phù hợp và tổ chức các hoạt động của cơ quan mình sao cho chánh phiền hà cho nhân dân. Đây là đặc điểm nổi bật của công tác dân vận khi Đảng ta có chính quyền. Chính quyền của ta là công cụ chủ yếu của nhân dân. Chính quyền không những chỉ phải làm dân vận mà còn có nhiều điều kiện làm công tác dân vận thuận lợi hơn” hay ngày nay là công tác cải cách hành chính của các cơ quan nhà nước.
6. Phẩm chất của người cán bộ làm công tác dân vận cần có.
Theo Hồ Chí Minh vấn đề phẩm chất, tác phong hay phong cách (tác phong và tư cách) của người cán bộ cách mạng, đặc biệt là cán bộ dân vận có ý nghĩa rất quan trọng. Về phong cách làm việc của cán bộ dân vận, Bác Hồ đã nói nhiều lần, ở những ngữ cảnh khác nhau nhưng tập trung nhất là trong bài báo Dân vận ngày 15-10-1949, Người đúc kết thành 12 từ: Óc nghĩ, Mắt trông, Tai nghe, Chân đi, Miệng nói, Tay làm. Đó là những vấn đề được Hồ Chí Minh đề ra rất nghiêm ngặt và cẩn trọng.
6.1. Óc nghĩ.
Được Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu, Bác khẳng định công tác dân vận không chỉ là những công việc thao tác cụ thể hay theo những công thức có sẵn, hoặc là không thể dập khuôn máy móc mà bản thân công tác dân vận là một khoa học – một nghệ thuật. Công tác dân vận là khoa học – nghệ thuật vì nó vận động và thuyết phục người khác tin và đi theo mình hay tin và đi theo cách mạng. Đồng thời trong quá trình tiến hành công tác dân vận phải dày công tìm tói suy nghĩ để phân tích tình hình của nhân dân, vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; khả năng tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục quần chúng; nắm bắt được tâm tư, tình cảm của quần chúng để kịp thời tham mưu cho Đảng những chủ trương, giải pháp đúng đắn, kịp thời để phát huy tích cực và ngăn chặn mặt tiêu cực phát sinh trong quần chúng. Cán bộ dân vận phải tham mưu, đề xuất cho Đảng, Nhà nước xây dựng, ban hành được các chủ trương, đường lối, chính sách hợp lòng dân, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phải có trình độ tổ chức phong trào cách mạng của quần chúng.
6.2. Mắt trông.
Hồ Chí Minh luôn yêu cầu cán bộ đảng viên, đặc biệt là những người làm công tác dân vận phải đi sâu và sát vào thực tế. Người phê phán bệnh quan liêu, ngồi một chỗ rồi nghe điện thoại, nhận báo cáo rồi nhận định, phán xét. Theo Hồ Chí Minh người làm công tác dân vận phải luôn đi sâu vào thực tế, phải đến tận cơ sở mới nhìn thấy từ đó mới có những tham mưu cho Đảng và Nhà nước về công tác vận đọng quần chúng. Từ đó những chính sách của Đảng và Nhà nước mới thiết thực và mới giải quyết, đáp ứng được những nguyện vọng, yêu cầu của quần chúng nhân dân, thì công tác dân vận mới đạt hiệu quả cao.
6.3 Tai nghe.
Đây là một phương pháp khoa học của công tác dân vận, Cán bộ làm công tác dân vận theo Hồ Chí Minh là phải biết nghe. Người làm công tác dân vận phải nắm bắt thông tin nhanh tróng và kịp thời song thông tin ấy phải chính xác. Phải biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, nắm bắt tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Song trong quá trình lắng nghe dân nói thì phải biết đâu là thông tin nhiễu, đâu là thông tin thiếu chân thực, không khách quan không đúng sự thật. Đồng thời người cán bộ làm công tác dân vận không được theo đuôi quấn chúng nhân dân mà phải luôn thể hiện thái độ lắng nghe, luôn luôn mong muốn được học hỏi, lắng nghe nhân dân đồng thời phải định hướng, dẫn dắt quấn chúng nhân dân.
6.4. Chân đi.
Đó là yêu cầu, đòi hỏi bức thiết đối với những cán bộ, đảng viên làm công tác quản lý lãnh đạo. Đây cũng là một cách để chống căn bệnh quan liêu, hành chính nặng về làm việc theo kiểu giấy tờ của các cơ quan. Song đây cũng là yêu càu đặc biệt đối với những người làm công tác dân vận. Những người làm công tác dân vận thì càng phải đi xuống cơ sở, đến tận nơi, vào tận chốn thì mới nghe, mới nhìn từ đó mới biết được tâm tu nguyện vọng của nhân dân. Hay mới nhìn thấy những mô hình hay, cách làm tốt để phổ biến nhân rộng trong nhân dân. Hoặc là kịp thời uốn nắn những sai lầm khuyết điểm trong quần chúng nhân dân, tham mưu cho Đảng và Nhà nước những chính sách mới thiết thực hay khắc phục những sai lầm, yếu kém trong công tác lãnh đạo quản lý. Như chúng ta đã biết, sinh thời, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành thời gian đi cơ sở để khảo sát tình hình thực tế, lắng nghe ý kiến của dân và trực tiếp tháo gỡ những khó khăn nảy sinh trong dân. Xuống với dân như về gia đình mình, Người tuyệt đối không “trống rong, cờ mở” không xe đưa, xe đón, không báo trước. Người hết sức nghiêm khắc với bệnh tô vẽ, thổi phồng thành tích dẫn tới lừa dân, hại nước, dối trên, lừa dưới của một số cán bộ mắc bệnh thành tích. Xuống với dân, về với cơ sở Người rất cảm thông với những khó khăn mà cơ sở phải bươn trải do nước ta còn nghèo, dân trí còn thấp… nên khi góp ý, phê bình Người chỉ dùng những lời nhẹ nhàng nhưng lại hết sức cụ thể, sâu sắc. Bởi vậy, nên tác động của những chuyến đi thực tế của Người để lại ấn tượng sâu sắc với những tác dụng thiết thực, sinh động.
6.5. Miệng nói.
Đây là điều không thể thiếu đối với người làm công tác dân vận. Người làm công tác dân vận phải thường xuyên có trách nhiệm nói, giải thích truyên truyền đồng thời phải khích lệ động viên nhân dân thự hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước. Theo Hồ Chí Minh, để dân hiểu, dân tin, dân ủng hộ và làm theo thì công tác tuyên truyền bằng miệng nói phải đúng và phải khéo. Nói với dân phải đơn giản, rõ ràng, thiết thực và cụ thể, tránh mệnh lệnh “Ta phải thế này, ta phải thế kia…”. Hơn thế, còn phải có thái độ mềm mỏng: Đối với người già, các bậc lão thành phải cung kính lễ độ, với đồng chí, đồng bào phải khiêm tốn, với phụ nữ phải đúng mực nghiêm trang, với nhi đồng phải thương yêu quý mến.
Theo Hồ Chí Minh, quần chúng của ta vốn không thuần nhất, nên đến với từng đối tượng, người cán bộ dân vận phải chọn cách thức phù hợp, nhưng điều đặc biệt quan tâm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn cán bộ dân vận là đến với dân, nói với dân phải chân thành, bình đẳng, không độc thoại.
6.6.Tay làm.
Đây là một trong những phương pháp hiệu quả của cán bộ đảng viện nói chung và cán bộ làm công tác dân vận nói riêng khi vận động quần chúng nhân dân. Khi những người cán bộ, đảng viên, những người làm công tác đân vận nói thì đó chỉ là giao giảng lý thuyết bằng miệng xuông không có hiệu quả. Song khi họ làm thì nhân dân thấy kết quả thì hiệu quả của công tác dân vận sẽ rất cao. Bác cũng từng nói: “ Một người làm gương còn hơn cả 100 bài diễn thuyết”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Người có hàng loạt bài viết, bài nói phê phán những cán bộ, đảng viên “nói không đi đôi với làm”, “đánh trống bỏ dùi”. Như chúng ta đều biết, ở Hồ Chí Minh đạo đức thể hiện ở hành động, nói để làm, nói đi đôi với làm, nói về đạo đức đi đôi với thực hành bằng đạo đức, coi trọng hiệu quả công việc, lấy hiệu quả của công việc làm thước đo đạo đức. Người từng nói: “Phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí cách mạng của mình. Hãy kiên quyết chống bệnh nói suông, thói phô trương hình thức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản xuất”. (Sửa đối làm việc- Cán bộ 1947).Trong cuộc sống của mình Hồ Chí Minh luôn thực hành phương thức “nhân nhi giáo, ngôn nhi giáo”, tức là trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống và làm việc của mình, sau đó mới giáo dục bằng lời nói.
Sinh thời, Bác Hồ luôn nhắc nhở: Muốn thực sự làm người lãnh đạo, người chỉ huy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải hết sức giữ gìn và nêu gương bề mặt đạo đức. Bởi vì theo Người sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội và lòng tin của dân đối với Đảng không phải lý tưởng cao xa mà trước hết, cụ thể và trực tiếp nhất là ở tấm gương của những người cộng sản đang cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với dân, đặc biệt là những người có chức có quyền.
7. Bác chỉ rõ phương pháp vận động đối với từng đối tượng.
Bác còn chỉ rõ cách làm, phương pháp để vận động quần chúng nhân dân sao cho hiệu quả. Theo Bác tùy vào từng đối tượng người có những cách làm cụ thể mang lại hiệu quả dân vận to lớn. Như vận động Nông dân, công nhân, trí thức....
7.1. Vận động nông dân.
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác dân vận nông dân, sớm xây dựng khối liên minh công nông.Nông dân là một lực lượng to lớn của Cách mạng do vậy.
Theo Hồ Chí Minh: Nông dân là một lượng to lớn của dân tộc, một đồng minh trung thành của giai cấp công nhân. Muốn kháng chiến kiến quốc thành công, muốn độc lập thông nhất ắt phải dựa vào lực lượng nông dân.
Đồng bào nông dân sẵn có lực lượng to lớn, sẵn có lòng nồng nàn yêu nước, sẵn có chí khí kiên quyết đấu tranh và hy sinh. Nông vận phải:
- Tổ chức nông dân thất chặt chẽ
- Đoàn kết nông dân thật khăng khít
- Huấn luyện nông dân thật giác ngộ
- Lãnh đạo nông dân hăng hái đấu tranh cho lợi ích của nông dân, Tổ quốc.
Vận động nông dân là phải vận thế nào cho toàn thể nông dân động, nghĩa là: Làm cho nông dân hiểu rõ quyền lợi, của dân tộc và của giới mình làm cho nông dân vào Hội nông dân cứu quốc cho đông để phấn đấu cho mục đích của mình và tích cực tham gia công cuộc kháng chiến kiến quốc. Muốn như vậy thì cán bộ Dân vận phải tránh bệnh chủ quan, bệnh hình thức, bệnh giấy tờ. (Bài báo Dân vận viết ngày 15/10/1949)
Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở chúng ta: Đã phụng sự cho nhân dân thì phải phụng sự cho ra trò. Nghĩa là việc gì có lợi cho dân phải làm cho kỳ được. Việc gì có hại cho đân phải hết sức tránh.
Lại phải hiểu và làm cho dân hiểu: Lợi ích tạm thời và lợi ích riêng phải phục tòng lợi ích lâu dài và lợi ích chung. Lợi ích địa phương phải phục tòng lợi ích Toàn quốc và lợi ích dân tộc. (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000,t5, tr420 Thư gửi đồng bào lao động toàn quốc.)
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nông dân là một lực lượng to lớn của dân tộc, một đồng minh chắc chắn của giai cấp công nhân. Muốn kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công phải dựa vào quần chúng nông dân, muốn dựa vào nông dân ắt phải bồi dưỡng lực lượng của họ. Muốn nông dân có lực lượng dôi dào thì phải làm cho họ có ruộng cày, có cơm ăn, áo mặc, nhà ở”. (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập t6 tr353)
7.2. Đối với địa chủ, phú nông.
Nước ta có một lực lượng khá lớn địa chủ và phú nông song chúng ta phải phân định rõ đâu là bạn, đâu là thù. Hồ Chí Minh có nói rằng : Phải trung lập hoặc lôi kéo tầng lớp địa chủ và phú nông có lòng yêu nước, không để họ đứng về phía kẻ thù. Và trong cách mạng ruộng đất năm 1956 đã mắc một số sai lầm, khuyết điểm khi phân đinh, vận động đối tượng này.
Bác đã chỉ rõ: “Vì không nắm vững chính sách của Đảng, cho nên đã hấp tấp phát động quần chúng, không xin phép Trung ương, không thỉnh thị báo cáo, đã đấu bậy. Đấu cả địa chủ thường cả phú nông cả trung nông, có khi cả bần nông. Thế là phá hoại kế hoạch đoàn kết để đánh giặc. Giai cấp địa chủ là thù, nhưng đối với cá nhân địa chủ thì chính sách của Đảng có phân biệt đối đãi. Đối với phú nông thì khẩu hiệu của Đảng là liên hiệp với phú nông đúng mức. Trung nông là bạn đồng minh lâu dài của chúng ta. Thế mà các chú đấu tất cả.
Có nơi tăng tiền công quá đáng, định giá một ngày 60, 70 cân thóc, vì vậy mà phú nông, địa chủ không mướn người làm, anh em bần cố nông thất nghiệp”. (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000,tập t6 tr475)
7.3.Vận động tầng lớp trí trức.
Trong cách mạng nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng thì tầng lớp trí thúc có một vai trò vô cùng to lớn ví dụ như C.Mác, Ăngghen, Lênin hay các nhà lãnh tụ cách mạng Việt Nam như Hồ Chí Minh, Trần Phú, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp... đều là những trí thức. Do vậy vao trò của trí thức vô cùng to lớn.
Bác Hồ đã chỉ rõ: “Lao động trí óc là ai ? Là thầy giáo, thầy thuốc, là kỹ sư, những nhà khoa học, những người làm bàn giấy…
Nhiệm vụ của giai cấp công nhân là kháng chiến kiến quốc. Để thực hiện được nhiệm vụ ấy thì phải phát triển kinh tế. Cho nên cần những chuyên môn thông thạo về công nghiệp và nông nghiệp.
- Cần phát triển giao thông vận tải, cho nên cần những kỹ sư thông thạo về việc đắp đường bắc cầu.
- Cần giữ gìn sức khoẻ của nhân dân, cho nên cần có thầy thuốc.
- Cần đào tạo cán bộ cho mọi ngành hoạt động, cho nên cần có thầy giáo…
Do đó, lao động trí óc có nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, trong công cuộc hoàn thành dân chủ mới để tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Bác chỉ rõ chúng ta phải thực hiện hai việc:
- Đào tạo trí thức mới trong công nông
- Cải tạo những tri thức hiện có
Muốn đạt được mục đích ấy, trí thức chúng ta cần phải cải tạo tư tưởng, sửa đổi lề lối làm việc.
- Đào tạo trí thức mới
- Cải tạo trí thức cũ
- Công nông trí thức hoá
- Trí thức công nông hoá
Nghĩa là công nông cần học tập văn hoá để nâng cao trình độ tri thức của mình, tri thức cần gần gụi công nông và học tập tinh thần, nghị lực, sáng kiến và kinh nghiệp của công nông. Đó là nhiệm vụ chung cần kíp mà chúng ta phải cùng nhau cố gắng làm cho kỳ được.” (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập6 tr121-122)
7.4. Đối với đồng bào tôn giáo.
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo.Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới công tác tôn giáo, vận động đồng bào tôn giáo tham gia cách mạng, ủng hộ cách mạng.
Hồ Chí Minh nói :“ Thì chưa biết tranh thủ có nơi vận động đã có kết quả, nhưng rồi lại không cố gắng liên tục. Đồng bào công giáo cũng yêu nước. Nếu ta biết kiên nhẫn thuyết phục giác ngộ, thì nhất định tranh thủ được. làm như vậy thì phá được một phần âm mưu của địch và rất có lợi cho việc đoàn kết nhân dân để kháng chiến. (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập6 tr477-478). Do vậy Người luôn luôn chủ trương đoàn kết các tôn giáo để cùng xây dựng đất nước, ngày nay Đảng và Nhà nước đang vận động đồng bào tôn giáo : “Sống tốt đời đẹp đạo”, “ Sống phức âm trong lòng dân tộc” để cùng xây dựng đất nước ta giàu đẹp, văn minh.
7.5. Đối với dân tộc thiểu số.
Nước ta là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em, tuy người Kinh chiếm số đông, song đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi lại là một bộ phận rất quan trọng vì họ là người Việt Nam, họ sống ở những vùng có ý nghĩa chiến lược về kinh tế, quốc phòng an ninh, Bác nói: “ Đồng bào dân tộc thiểu số rất trung thành và chị khó” (Thư gửi cán bộ liên khu I nhân dịp kỉ niệm 1 năm ngày kêu gọi toàn quốc kháng chiến). Họ đã cũng hi sinh rất nhiều cho cách mạng, do vậy chúng ta cần phải quan tâm đến họ, nâng cao đời sống dân trí của họ, cũng là góp phần phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biên giới.
7.6. Đối với lực lượng vũ trang
Bác nói: “…Mình đánh giặc là vì dân. Nhưng mình không phải là "cứu tinh" của dân, mà mình có trách nhiệm phụng sự nhân dân. Tất cả quân nhân phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. Phải làm thế nào để mình chưa đến, thì dân trông mong, khi mình đến thì dân giúp đỡ, khi mình đi nơi khác thì dân luyến tiếc. muốn vậy bộ đội phải giúp đỡ dân, thương yêu dân. Mỗi quân nhân phải là một cán bộ tuyên truyền bằng việc làm của quân đội. Trong mấy chiến dịch vừa qua nói chung bộ đội ta, nói chung bộ đội ta biết giúp đỡ dân, thương yêu dân. Nhưng còn doạ nạt dân, mượn của dân không trả, mua rẻ của dân. Phải sửa chữa khuyết điểm ấy. Dân như nước quân như cá. Phải sửa chữa khuyết điểm ấy. Dân như nước quân như cá. Phải làm cho dân hết sức giúp đỡ mình thì mình mới đánh thắng giặc.
Ngày mai các chú họp, phải tự phê bình một cách nghiêm khắc về khuyết điểm, rồi ra sức sửa chữa cho bằng được. Về đơn vị các chú phải hướng dẫn cho bộ đội tự phê bình, chỉ trích về khuyết điểm và đặt kế hoạch cho đơn vị mình sửa chữa bằng được. Tự phê bình và phê bình là thứ vũ khí giúp cho quân đội ta trở nên quân đội tất thắng”. (Phê bình và tự phê bình) Do vậy sinh thời Bác luôn chăm lo lực lượng Công an và Bộ đội: Công an được Bác dạy 6 điều, Với Quân đội: “ Trung với Đảng, hiếu với Dân” “… Phải dựa vào dân, không được xa dời dân. Nếu không thế thì sẽ thất bại. Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”. (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập6. trg121-122).
8. Hồ Chí Minh chỉ ra khuyết điểm của công tác Dân vận.
Bác không chỉ dạy cho cán bộ làm công tác dân vận biết cách vận động nhân dân mà Bác còn chỉ ra những khuyết điểm của công tác dân vận:
Bác khẳng định: “Nhiều cán bộ thực sự 3 cùng, thăm hỏi nghèo khổ. Có đội giúp nông dân đào giếng tát nước, tăng gia sản xuất. Nhưng vẫn còn một số cán bộ phạm những khuyết điểm nghiêm trọng. Khuyết điểm chính là không biết tuyên truyền chính sách, không biết chấp hành chính sách. Do đó mà sinh ra những khuyết điểm như:
- Có đội thì nghi ngờ cán bộ địa phương, không phân biệt người tốt kẻ sấu.
- Có đội thì không chịu được khổ, không thật ba cùng, bắt rễ lung tung, nhờ tổ chức cũ.
- Đối với trung nông, có đội thì giải thích: "Trung nông lừng chừng, cho nên chỉ đoàn kết thôi" (Công Liêm - Thanh Hoá). Có đội thì bắt bớ lung tung, niêm phong cả nhà trung nông, không cho trung nông tố khổ và giam giữ bần nông. (Tuyên Quang)”
(Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000,tập t7 tr14-15)
Bác nói: “Đây chỉ là vài thí dụ, nó đã ảnh hưởng xấu đến công tác. Để giành lấy kết quả tốt, tất cả các đội cần phải thật thà kiểm thảo từng bước công tác để sửa chữa khuyết điểm”.(Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000,t7 tr14-15).
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác Dân vận trong quá trình
CNH – HĐH đất nước hiện nay
1. Các chính sách đưa ra phải đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết và phải phù hợp với lòng dân.
Để có thể tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và Nhân dân thì các chính sách của Đảng và Nhà nước khi đặt ra phải luôn xuất phát từ lợi ích của nhân dân, lấy phục vụ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân là trên hết. Nếu các chính sách của Đảng và nhà nước không xuất phát từ lợi ích của nhân dân, không hợp với lòng dân, không được dân ủng hộ. Do vậy mọi chính sách của Đảng và Nhà nước đều phảivì lợi ích của nhân dân, hợp lòng dân để củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân.
Có dân là có tất cả. Mất dân là mất tất cả. Đó là bài học được rút ra từ chính lịch sử và thực tiễn cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là bài học đau xót về sự mất đi chỗ dựa và hậu thuẫn của nhân dân với các Đảng Cộng sản ở nơi đây trước các đòn tấn công quyết liệt của kẻ thù.
Vì vậy điều quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay mà đặc biệt là thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế các chính sách phải hợp lòng dân, phải được thể hiện trong từng chủ trương, phải được hiện thực hoá trong những vấn đề liên quan đến đời sống hàng ngày của nhân dân.
Phải thấm nhuần lời dạy của Hồ Chí Minh: Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh.
2. Cán bộ Đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng và chính quyền cơ sở là hạt nhân nòng cốt thực hiện công tác Dân vận
Chúng ta vẫn thường nghe thấy: Đảng viên đi tước, làng nước theo sau. Như vậy Đảng viên chính là những người ưu tú nhất là cầu nối giữa các tổ chức Đảng với nhân dân. Họ là những người sống cùng với nhân dân do đó mà nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của quần chúng. Mặt khác lòng tin của dân chúng đối với Đảng và Nhà nước trước hết và trực tiếp biểu hiện ở lòng tin đối với tổ chức Đảng và chính quyền các cấp. Mối quan hệ Đảng - dân phải được biểu hiện cụ thể và sinh động trong mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa đảng viên và tổ chức cơ sở đảng với các tầng lớp nhân dân.
Vì vậy mà chúng ta phải kiên quyết khắc phục sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên. Đây là một việc quan trọng góp phần củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, nâng cao uy tín của Đảng.
Cán bộ đảng viên của Đảng phải là các tấm gương về đạo đức, về lao động để nhân dân noi theo. Và chính điều đó góp phần củng cố mối tình đoàn kết gắn bó giữu Đảng với Dân như: “Cá với Nước”
3. Phát huy dân chủ ở cơ sở, coi trọng giũ gìn kỉ cương, kỉ luật.
Phải thực hiện dân chủ trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở tất cả xác cấp các ngành. Để "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" . Nhân dân làm chủ xã hội không những qua các tổ chức do mình cử ra như Hội đồng nhân dân,Uỷ ban nhân dân, Mặt trận và các đoàn thể, mà còn trực tiếp tham gia xây dựng các chủ trương, chính sách; giám sát việc kiểm tra thực hiện chủ trương, chính sách ấy. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn chúng ta: "Việc gì cũng phải hỏi ý kiến dân chúng, cùng dân chúng bàn bạc. Có lực lượng dân chúng thì việc to mấy, khó khăn mấy cũng làm được, không có thì việc gì cũng không xong" (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000,, t4, tr518)
Không chỉ vậy còn phải giữ gìn kỉ luật , kỉ cương của các tổ chức cơ sở Đảng phải thật nghiêm minh, tăng cường công tác kiểm tra thông qua các hình thức kiểm tra nhân dân, khắc phục tình trạng nhơn luật, lợi dụng dân chủ ,coi thường phép nước. Để gây dựng và gìn giữ lòng dân.
4. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
Bằng các chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc trong nước tạo ra những động lực mới thúc đẩy phong trào cách mạng của nhân dân, thực hiện đại đoàn kết toàn dân. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh về mọi mặt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đối với giai cấp nông dân thực hiện giao đất khoán rừng, giúp đỡ về vốn cung ứng vật tư, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm…Tạo điều kiện cho tầng lớp trí thức thu thập thông tin, tiếp cận với những thành tựu mới của khoa học công nghệ và văn hoá thế giới…Thực hiện chiến lựoc đoàn kết của Hồ Chí Minh "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công" để phát huy nội lực, tranh thủ sự hợp tác quốc tế, cần kiệm để xây dựng đất nước.
5. Phải giáo dục lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức vươn lên.
Qua đây phải làm cho mọi tâng lớp nhân dân ý thức ngày càng sâu sắc về vị trí,vai trò, trách nhiệm trong quá trình đưa đất nước thoát khỏi nỗi nhục nghèo nàn kém phát triển. Ý thức sâu sắc rằng, để đạt được mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh là trách nhiệm của mọi người Việt Nam yêu nước. Vì vậy cần phải động viên toàn dân, mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo tiến quân mạnh mẽ vào "mặt trận" công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Nhân dân ta - công nhân , nông dân , trí thức và các tầng lớp trong cả nước mang tai năng, sức lực, vốn liếng, biến đất nước nghèo nàn, lạc hậu, lao động thủ công là chủ yếu thành một quốc gia phồn vinh có nền công nghiệp hiện đại sánh vai với các cường quốc năm Châu.
6.Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, chính quyền cơ sỏ trong sạch.
Thực hiện tốt công cuộc vận động xây dựng và chính đốn Đảng, đảm bảo tổ chức đảng ở cơ sỏ thực sự là hạt nhân lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân.
Xây dựng chính quyền cở sở trong sạch và có hiệu lực. Tăng cường công tác dân vận của chính quyền cơ sở theo Chỉ thị 18/2000/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ.
Đặc biệt là trong cuộc vận động học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh là Đạo đức là văn minh.
Các tổ chức cơ sở Đảng và chính quyền địa phương trực tiếp làm việc với dân, là nơi lắng nghe ý kiến của nhân dân, giải quyết các vấn đề nhân dân khúc mắc. Do vậy xây dựng Đảng và Chính quyền ở cơ sỏ là vần đề vô cùng quan trọng trong công tác xây dựng đảng. Vì các tổ chức cở sở đảng và chính quyền ở cơ sở có
Đó là những vấn đề cơ bản khi vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay.
III. PHẦN KẾT LUẬN
Đến ngày hôm nay trải qua 80 năm chúng ta có Đảng. Đảng lãnh đạo cách mạng, dân tộc ta lập nên nhiều chiến công chói lọi. Chúng ta có quyền tự hào chính đáng rằng: Nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm sáng tạo và Đảng ta thật xứng đáng “ là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”(Di chúc 1969) Đảng ta đã hết mực tận tụy phục vụ nhân dân, trung thành với lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược hùng mạnh nhất thế giới. Cội nguồi của sức mạnh ấy đó là sức mạng của thế trận lòng dân, chúng ta đã quy tập được nhân dân trong một khối thống nhất. Sức mạnh để cho chúng ta có thể chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược đó là đã có Đảng và Bác đã tập hợp quần chúng nhân dân một lòng đi theo Đảng. Đảng đã xây dựng được mói quan hệ máu thịt với nhân dân.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận đã trải qua thực tiễn cách mạng đã chứng minh sự đúng đắn, và trở thành chiến lược, sức mạnh của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây chính là cơ sở và là khâu quan trọng nhất để thực hiện đại đoàn kết toàn dân.
Hiện nay đứng trước những cơ hội lớn song cũng có những thách thức không nhỏ đang là “Liều thuốc thử” cho mối quan hệ gắn bó máu thịt giũa Đảng với Dân. Mối quan hệ mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã dày công gây dựng. Do đó chúng ta càng phải tiếp tục học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và cuộc sống trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận. Nhằm củng cố và tằng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với Dân để nâng cao vai trò của Đảng, đồng thời phát huy sức mạnh của nhân dân vào công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa.
Nhiệm vụ đó không phải chỉ một cấp hay một vài ban ngành của Đảng của chính quyền có thể là được mà đó là nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng, toàn dân, toàn hệ thống chính trị chung sức đồng lòng mới có thể làm được.
Nước ta đang thực hiện quá trình CNH – HĐH, mở của hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Đặc biệt là sau khi nước ta gia nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới). Thì đất nước ta đứng trước rất nhiều những thay cơ hội thuận lợi song cũng không ít thách thức, khó khăn đang chờ đòn chúng ta ở phía trước như Ở một số ngành,một số nơi vẫn xẩy ra tình trạng mất đoàn kết, nhân dân khiếu kiện kéo dài, tập thể....một số đảng viên, cán bộ công chức còn gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Và các thế lực thù địch vẫn đang tìm cách chống phá cách mạng nước ta, chống phá sự nghiệp CNH – HĐH đất nước như gây mất đoàn kết trong nhân dân và nhằm chia rẽ mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với Dân. Bằng các chiêu bài như Dân chủ, tôn giáo, diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ như các vụ Tôn giáo ở Thái Hà, 42 Nhà Chung, Tòa thánh Tam tòa ở Đồng Hới, hay Tây Nguyên năm 2004...vì vậy vận dụng, học tập và quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong đó có Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác Dân vận là nhiệm vụ cấp bách hơn lúc nào hết.
IV , TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình học Phần Học thuyết Mác Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản, Xây dựng Đảng ,Khoa Xây dựng Đảng
Đấu tranh giai cấp ở Pháp từ 1848 đến 1850 C.Mác và Fh. Ăngghen Toàn tập Nxb CTQG H 1995.
C.Mác và Fh. Ăngghen Toàn tập Nxb CTQG H 1995 t22 tr775.
Lênin Toàn tập Nxb TB, M, 1974, t1,tr510-511.
Lênin Toàn tập Nxb TB, M, 1978, t6, tr162.
Tác phẩm Vấn đề quân sự ở Phổ và Đảng công nhân Đức của Ăngghen.
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" C.Mác và Fh. Ăngghen
Đại Việt sử kí toàn thư. Câu nói của Trân Hưng Đạo nói với Vua Trần Anh Tông trước khi mất 20/8 Âm lịch 1300.
Quan Hải, dẫn theo Nguyễn Trãi,lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb KHXH 1993, t1, tr237.
Bài Cảm hứng của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Đường kách mệnh 1927.
Thư để lại cho các đồng chí ở Hội Liên hiệp thuộc địa.
Bài báo Dân vận 15/10/1949.
Sửa đổi lối làm việc- Lãnh đạo1947.
Bài phát biểu tại buổi lễ ra mắt Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, T.8, tr 276.
Bức thư gửi các ủy ban nhân dân các bộ, tỉnh huyện, xã 10/1945.
Di chúc năm 1969.
Bài nói chuyện với kiều bào ở Pháp 1946.
Đời sống mới 3/1947.
Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 9 tr.251
Bài nói chuyện trươc khi Bác sang thăm nước Pháp ngày 30/5/1946
Sửa đối làm việc- Cán bộ 1947.
Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000,t5, tr420 Thư gửi đồng bào lao động toàn quốc.
Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập t6 tr353.
Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000,tập t6 tr475
Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập6 tr121-122.
Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập6 tr477-478.
Thư gửi cán bộ liên khu I nhân dịp kỉ niệm 1 năm ngày kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Đảng, Bác với Phê bình và tự phê bình.
Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập6. trg121-122.
Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia,Hà Nội, 2000,tập7 tr14-15.
Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000,, t4, tr518.
Chỉ thị 18/2000/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ.
Một số phương tiện thông tin đại chúng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận của Đảng.doc