Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, công chức

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng, người đã bàn nhiều về vấn đề đạo đức. Người không để lại những tác phẩm lớn về đạo đức, nhưng những tư tưởng lớn của Người về đạo đức nằm trong những bài viết, bài nói ngắn gọn, qua những hoạt động cách mạng của Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà đạo đức học lớn, là tấm gương đạo đức trong sáng nhất đã được thế giới thừa nhận. Do đó nghiên cứu tư tưởng đạo đức của Người không chỉ thông qua các tác phẩm của Người về đạo đức, mà đồng thời phải thông qua chính những hành vi hoạt động thực tiễn của Người, thông qua mẫu hình đạo đức mà Người đã để lại cho Đảng, quốc gia, dân tộc và nhân loại. Sự thống nhất giữa tư tưởng đạo đức và hành vi cách mạng, giữa lý luận nhận thức và thực tiễn đã trở thành nét đặc trưng nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7445 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, công chức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng, người đã bàn nhiều về vấn đề đạo đức. Người không để lại những tác phẩm lớn về đạo đức, nhưng những tư tưởng lớn của Người về đạo đức nằm trong những bài viết, bài nói ngắn gọn, qua những hoạt động cách mạng của Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà đạo đức học lớn, là tấm gương đạo đức trong sáng nhất đã được thế giới thừa nhận. Do đó nghiên cứu tư tưởng đạo đức của Người không chỉ thông qua các tác phẩm của Người về đạo đức, mà đồng thời phải thông qua chính những hành vi hoạt động thực tiễn của Người, thông qua mẫu hình đạo đức mà Người đã để lại cho Đảng, quốc gia, dân tộc và nhân loại. Sự thống nhất giữa tư tưởng đạo đức và hành vi cách mạng, giữa lý luận nhận thức và thực tiễn đã trở thành nét đặc trưng nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam đã hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đồng thời là sự kế thừa truyền thống đạo đức phương Đông, những tinh hoa đạo đức nhân loại, đặc biệt những tư tưởng đạo đức của Các-Mác, Ph.Ăng ghen, VI.Lênin. Trong lĩnh vực đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều phạm trù. khái niệm đạo đức vốn đã hình thành rất lâu trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, đặc biệt là những tư tưởng, đạo đức Nho giáo. Nhưng điều đó không có nghĩa là đồng nhất giữa tư tưởng, đạo đức Nho giáo với tư tưởng đạo đức của Người. Những khái niệm như: Trung, hiếu, nhân nghĩa, cần kiệm, liêm, chính … đã có trong Nho giáo từ mấy trăm năm trước công nguyên; dân chủ, công bằng, dân chủ, bác ái… đã xuất hiện từ thời cổ đại Hy Lạp, La Mã. Nhưng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng lên một tầm cao mới, nội dung mới mang thời đại. Từ đó có thể khẳng định rằng tư tưởng đạo đức Hồ Chí minh là sự kết hợp giữa truyền thống với hiện đại, dân tộc với thời đại. Đây cũng chính là một trong những đặc trưng nổi bật của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh dã làm một cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức ở Việt Nam. Người gọi là đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của cách mạng cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, của suối; người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ, sự nghiệp cách mạng. Những chuẩn mực đạo đức cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra không chỉ đối với riêng cán bộ, công chức, mà đối với mọi đối tượng xã hội từ Công nhân, nông dân đến trí thức, văn nghệ sĩ; từ các cụ phụ lão đến phụ nữ, thanh niên. thiếu niên, nhi đồng; từ đồng bào các dân tộc đến đồng bào các tôn giáo, các nhà tu hành v.v... Nhưng nội dung đạo đức của cán bộ, Đảng viên là một nội dung chiếm phần chủ yếu nhất trong tư tưởng đạo đức của Người. Đạo đức cách mạng của người cán bộ, theo người bao gồm: Nhân, nghĩa, trí. dũng, liêm. Các phẩm chất đạo đức này theo Hồ Chí Minh thì "Người cách mạng phải có đạo đức, không đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" . Đi kèm với các phẩm chất đó là các đức: Cần, kiệm, liêm, chính, mà thiếu một đức thì không thành người" Ngày nay chúng ta nói rằng, cán bộ quyết định tất cả, tức là nói đến vai trò, trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức Nhà nước trong việc tổ chức chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được khái quát thành nội dung sau: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Đạo đức cách mạng cũng là đạo đức của người cán bộ, công chức. * Nội dung đó được thể hiện như sau: a. Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Từ đó mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân; sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Cán bộ, công chức có đức nhân không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền. Những người đã không ham, không e, không sợ gì thì việc gì là việc phải họ đều làm được. b. Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo toan. Lúc Đảng giao cho việc, thì bất kỳ to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói. Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn. c. Trí vì không có việc tư túi làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt. Dễ hiểu lý luận. Dễ tìm phương hướng. Biết xem người. Biết xét việc. Vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cân nhắc người tốt, đề phòng người gian. d. Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa. Cực khổ khó khăn, có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý, không chính đáng. Nếu cần, thì có gan hy sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát. đ. Liêm là không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá. Chỉ có một thứ ham là ham học. ham làm, ham tiến bộ. Đó là “Đạo đức cách mạng” Ngoài ra, người cán bộ phải "Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai", "Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", "Liêm là trong sạch, không tham lam", "Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà" Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang", vậy phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân". Người còn nói: "Đạo đức của người cách mạng không phải là những giáo điều suông mà là đạo đức của hành động... Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong". Tư tưởng đạo đức của người cán bộ là lời nói phải đi đôi với việc làm ("ngôn hành hợp nhất"), nêu gương làm việc tốt đấu tranh và khắc phục thói hư tật xấu. Như vậy, cán bộ phải là người đày tớ, công bộc của dân, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, hết lòng, hết sức tận tuỵ phục vụ nhân dân. Đó là tư tưởng cốt lõi của Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, công chức.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTư tưởng hồ chí minh về đạo đức cán bộ, công chức.doc
Luận văn liên quan