Trước xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá của thế giới hiện nay, không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới. Hội nhập về kinh tế, giao lưu về văn hoá giữa các nước đang diễn ra hết sức sôi động. Tình hình đó đang mở ra thời cơ lớn để thâu hoá những tinh hoa văn hoá, văn minh nhân loại, làm phong phú thêm cho văn hoá dân tộc mình, rút ngắn khoảng cách của chúng ta với thế giới.
Làm thế nào để mở rộng giao lưu văn hoá, hội nhập mà không đánh mất cái bản sắc của mình? Phải lấy bản sắc văn hoá dân tộc làm nền tảng, làm bảng lĩnh. Nền tảng có chắc, bản lĩnh có vững vàng thì mới tiếp thu tinh hoá văn hoá nhân loại được đúng đắn; mới chắc lọc được những gì thực sự là tinh hoa, vức bỏ những gì là phế thải của bất cứ loại phản văn hoá nào từ bên ngoài.
Bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc phải gắn liền với việc nâng cao nhận thức, tư tưởng, nâng cao những hiểu biết về văn hoá, khoa học hiện đại, để phân biệt được những gì thực sự là chân, thiện, mỹ với những cái giả, cái ác, cấi xấu; nhận cái hay, bỏ cái dở. Khôi phục lễ hội, tôn tạo đình chùa, miếu mạo, những di tích văn hoá lịch sử và cách mạng, suy tôn các anh hùng liệt sĩ, đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa, đề cao văn hoá làng xã, văn hoá dòng họ. cũng là những hình thức để tạo ra rào chắn nhằm chống lại sự xâm nhập ồ ạt của văn hoá ngoại lai.
Tuy nhiên, ngay trong việc này cũng phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh: cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm, cũ mà xấu thì phải bỏ, cũ mà phiền phức thì phải sửa; mới mà hay thì phải làm; mới mà dở, hoặc không phù hợp với con người Việt Nam thì không tiếp nhận.
Cảnh giác ngăn chặn âm mưu lợi dụng giao lưu văn hoá để thực hiện “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên thông tin, khả năng chuyển tải tức thời mọi thông tin tới bất kỳ điểm nào ở trên trái đất. Lợi dụng thành tựu này, các “đế quốc văn hoá” đang nhân danh quyền con người để áp đặt cho các dân tộc những thị hiếu và lối sống theo quan điểm của họ. Các thế lực thù địch của CNXH cũng đang lợi dụng chiêu bài “dân chủ hoá về chính trị”, “tự do hoá về kinh tế” để thổi lên những luồng gió độc, phủ nhận quá khứ, hạ bệ thần tượng, gieo rắc hoài nghi về sự lãnh đạo của Đảng gây mất niềm tin vào tương lai của CNXH.
Phương pháp mà Hồ Chí Minh nêu ra để xây dựng nền văn hoá mới là phải xây dựng và bồi dưỡng những điển hình tích cực về văn hoá, phải thường xuyên biểu dương, cổ vũ những tấm gương đó, phải tạo những phong trào quần chúng ngày càng sâu rộng, làm cho văn hoá mới ngày càng thấm sâu vào đời sống của nhân dân, làm cho đời sóng ngày càng trở thành đời sống có văn hoá.
10 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12851 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về tính chất chức năng của văn hoá và việc vận dụng vào xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:
QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐÓ VÀO VIỆC XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN , ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC
I. Quan điểm về vị trí, vai trò của văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Văn hóa là một dòng chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc và của loài người. Với tất cả các vĩ nhân - mà tên tuổi của họ sáng chói khắp bầu trời nhân loại như là biểu tượng của “những bông hoa trác việt nhất của trái đất là trí tuệ con người” (Ph.Ăngghen) - cái cốt lõi của văn hóa là đổi mới và tiến bộ từ thấp đến cao, là sự nỗ lực không ngừng để giải phóng con người khỏi vòng tối tăm, ngu dốt, đau khổ, khỏi mọi hình thức bóc lột, bất công tàn bạo; là thiện chí và khoan dung, là mưu tự do, hạnh phúc cho tất cả mọi người. Chính vì vậy mà tư tưởng, sự nghiệp, nhân cách của họ, xưa nay đều vẫn có một sức mạnh phi thường dẫu bão táp, rêu phong và cát bụi của thời gian cũng không thể khỏa lấp, giập vùi xuống đáy hư vô của dĩ vãng. Trên những bức tường thành vừa cổ kính, vừa hiện đại của văn hóa nhân loại, bóng dáng của các vĩ nhân càng ngày càng tươi đẹp thêm, hùng vĩ hơn, to lớn lên trong trí nhớ của loài người ngưỡng mộ, kính cẩn và biết ơn. Ra vậy, văn hóa đích thực là vì Con Người và do đấy nó thuộc về Con Người, là tài sản, là hành trang mà Con Người tiến bước đến tương lai. Nó là cái chân đế vững chắc, cao lớn dần lên để cho các thế hệ sau có thể “đứng lên vai thế hệ trước” mà tiến bước.
Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước vĩ đại, một người cộng sản chân chính bởi Người đã tự biết làm giàu trí tuệ của mình bằng kho tàng kiến thức mà nhân loại đã sáng tạo ra, biết trân trọng tất cả các nền văn hóa và biết học hỏi các nhà văn hóa lớn của nhân loại để rồi chính mình trở thành một vĩ nhân - một nhà văn hóa kiệt xuất. Hồ Chí Minh được tổ chức UNESCO ghi nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam, nhà văn hóa kiệt suất. Tại sao vậy? Vì bốn lý do chính sau:
Thứ nhất: Để lại dấu ấn rõ nét trong quá trình phát triển nhân loại, đấu tranh vì độc lập, dân chủ , tự do phù hợp với tư tưởng nhân loại. Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước, cứu dân, suốt cả cuộc đời Người đau đáu một nỗi ưu lo làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành; mong cho mọi người dân biết sống có tình dân tộc, nghĩa đồng bào và mong cho mọi người cần lao trên trái đất không phân biệt màu da, sắc tộc, biết vượt qua “quan sơn muôn dặm” để đến với nhau “trong tình huynh đệ “bốn biển một nhà”. Người trân trọng và sàng lọc, tiếp nhận và hoài nghi, qua thực tiễn để kiểm nghiệm, vận dụng và sáng tạo. Người nhận mình là “học trò nhỏ” của nhà văn hào vĩ đại L.Tonstôi, của Chúa Giêsu, của Phật Tích ca, của Khổng Tử, Tôn Dật Tiên, và đương nhiên và quan trọng là của Mác và Lênin vĩ đại. Không bài xích và biệt lập, biết gạn đục khơi trong, trân trọng và hoài nghi đối với các trào lưu văn hóa nhân loại. Vận dụng một học thuyết cách mạng và khoa học là chủ nghĩa Mác - Lênin vào việc xác định con đường giải phóng dân tộc, xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước dân chủ mới và các tổ chức cách mạng, đoàn kết toàn dân làm cuộc cách mạng phản đế, phản phong, đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, đưa Việt Nam từ một nước lạc hậu bước vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong đấu tranh cho độc lập, tự do và tiến bộ trên thế giới, đã đặt Hồ Chí Minh vào vị trí của người anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất.
Thứ hai: Cống hiến về nhiều mặt như văn hóa, giáo dục, nghệ thuật…Có rất nhiều điều mà Hồ Chí Minh đã làm trước cả Liên Hợp Quốc(LHP), như năm 1945, Bác đã cho rằng dốt nát là một thứ giặc, sau này mãi đến năm 1989 LHP mới đẩy mạnh vấn đề này. Hay năm 1959, Bác Hồ phát động tết trồng cây, đến mãi sau này LHP mới làm được điều đó….
Thứ ba: Kết tinh truyền thống văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Có tài liệu đã viết rằng Hồ Chí Minh là người Việt Nam nhất trong các người Việt Nam. Muốn nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam thì cứ nghiên cứu Hồ Chí Minh. Đó chính là chìa khóa để mở kho tàng lịch sử văn hóa Việt Nam.
Thứ tư: Hồ chí Minh là hiện thân cho khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc mình và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau
Có thể tóm gọn nội dung trên bằng nghị quyết của UNESCO về kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau: “... Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau...”
Tháng 8- 1943, khi còn trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, lần đầu tiên Hồ Chí Minh nêu ra một định nghĩa về văn hóa: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo ra và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức kaf văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”
Như vậy, chúng ta nhận thấy Người đã xuất phát từ phạm trù “sinh tồn” để kiến giải phạm trù văn hóa. Người coi văn hóa là kết quả văn hóa là kết quả tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt của loài người thích ứng với những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.
Người còn dự định xây dựng nền văn hóa dân tộc với năm điểm lớn:
1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.
2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình làm lợi cho quần chúng.
3. Xây dựng xã hội: mọi sựu nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.
4. Xây dựng chính trị: dân quyền
5. Xây dựng kinh tế.
Chúng ta có thể thấy rõ khái niệm về văn hóa trong tư tưởng của Hồ Chí Minh.
Nghĩa rộng: Là toàn bộ những giá trị vật chất và giá giá trị tinh thần mà người sáng tạo ra nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn
Nghĩa hẹp: Là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội.
Về vai trò của văn hóa: Văn hóa là một trong bốn mặt của quan trọng của đời sống con người: kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Bốn mặt này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau.
Văn hóa quan trọng ngang với kinh tế, chính trị, xã hội.
Chính trị, xã hội có giải phóng được thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển. Hồ chí Minh từng viết: “…xưa kia chính trị bị đàn áp, nền văn hóa của ta vì thế không nãy sinh được”, “..xã hội thế nào thì văn hóa thế ấy. văn nghệ của dân tộc ta rất phong phú, nhưng dưới chế độ thực dân, phong kieensn nhân dân ta bị nô lệ, thì căn nghệ cũng bị nô lệ, tồi tàn không phát triển được”. Cho nên ở nước ta cần giải phóng dân tộc, giải phóng chính trị xã hội để mở đường cho văn hóa phát triển.
Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hóa.
Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng nhưng không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ cính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.
II. Tính chất nền văn hóa của dân tộc Việt Nam
1. Trong mỗi thời kì cách mạng mà Đảng và Hồ Chí Minh xác định tính chất của nền văn hóa Việt Nam. Trong thời kì cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nền văn hóa Việt Nam được xác định gồm những tính chất:
Tính dân tộc: phải biết giữ gìn, kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Tính khoa học: phải tiếp cận với nền văn hóa của thế giới, tiếp thu nền khoa học hiện đại.
Tính đại chúng: nền văn hóa là của toàn xã hội, vì vậy, từng gia đình, từng người dân phải hiểu được " bản sắc văn hóa người Việt".
2. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần III đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII nền văn hóa được xác định là nền văn hóa:
Có nội dung xã hội chủ nghĩa: thể hiện tính tiên tiến, khoa học hiện đại, biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Mang tính dân tộc.
3. Từ Đại hội đại biểu lần VIII trở đi, nền văn hóa được xác định là nền văn hóa tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc.
4. Năm 1992, trong bản Hiến pháp mới của nước CHXH Việt Nam, tính chất nền văn hóa được xác định lại là: dân tộc, hiện đại, nhân văn .
ð Dù có nhiều thay đổi, điều chỉnh trong cách diễn đạt thì tính chất nền văn hóa vẫn bao hàm: tính dân tộc, tính khoa học,, tính hiện đại, tính nhân văn, tính đại chúng.
Tính dân chúng: biết giữ gìn, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Tính khoa học: phải vận dụng sáng tạo và làm chủ các tri thức khoa học để xây dựng đất nước.
Tính hiện đại: tiếp cận được với nền văn hóa văn minh và hiện đại của thế giới.
Tính nhân văn: thể hiện lòng yêu thương, sự quan tâm con người lẫn nhau trong xã hội.
Tính đại chúng: nền văn hóa đang xây dựng phải là nền văn hóa gần gũi với nhân dân.
Hồ Chí Minh cũng nhận định: mỗi cán bộ, mỗi người dân đều phải biết xây dựng một nền văn hóa dựa trên cơ sở giữ, vay, trả. Giữ là luôn gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc của dân tộc; Vay là biết cách lựa chọn để tiếp nhận cái hay, cái đẹp của văn hóa người nhằm bổ sung vào cái thiếu, cái dở của ta ; Trả nghĩa là chúng ta phải biết cách giới thiệu cái đẹp của nền văn hóa ta ra nước ngoài, một nền văn hóa đẹp mà họ cần học hỏi.
Trong đó, Giữ đóng vai trò quan trọng nhất. Nó là căn bản để phân biệt nền văn hóa của dan tộc ta với dân tộc khác trên thế giới. Chúng ta vay nhưng phải cảnh giác với âm mưu " diễn biến hòa bình" của Chủ nghĩa Đế quốc, mà ta có thể trở thành cái bóng của văn hóa họ, mất đi bản sắc văn hóa Việt.
III. Chức năng nền văn hóa
Hồ Chí Minh không chỉ là chiến sĩ cách mạng lỗi lạc mà còn là một nhà văn hóa lớn.Hồ Chí Minh đã để lại dấu ấn rõ nét với thế giới về đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc và có cống hiến to lớn ở nhiều lĩnh vực, vì vậy Người đã được UNESCO công nhận là anh hùng giải phóng dân tộc và là nhà văn hóa kiệt xuất. Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất vì Người đã cống hiến cho dân tộc và nhân loại một sự nghiệp văn hóa đồ sộ;
Người chính là người thầy đầu tiên của báo chí cánh mạng Việt Nam; Hồ Chí Minh còn là mẫu mực của tinh thần khoan dung văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Theo Người, văn hóa cũng là một mặt trận và người làm văn hóa là người chiến sĩ trên mặt trận ấy. Đây là quan điểm cơ bản nhất, là tư tưởng hạt nhân; nó xác định vị trí, vai trò, chức năng của văn hóa trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đát nước XHCN. Quan điểm này của Người bắt nguồn từ truyền thống "văn dĩ tải đạo" của ông cha ta và từ quan điểm biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Với quan điểm khoa học và cách mạng này, HCM đã vạch trần và đập tan luận điểm lừa bịp của thực dân Pháp và tay sai cho rằng "văn hóa chí thượng", "văn hóa phải đứng trên giâi cấp và ở ngoài chính trị"..
Khi bàn về chức năng nhiệm vụ của văn hóa, Người xác định: văn hóa "phải làm thế nào cho ai cũng có lí tưởng tự chủ, đọc lập, tự do. Đồng thời phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng của mình";"văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, xa hoa". Có nghĩa là "văn hóa soi đường cho quốc dân đi".
Người còn khẳng định văn hóa là tinh hoa của dân tộc, do đó phải góp phần khẳng định và gìn giữ bản sắc dân tộc. Người nhấn mạnh "phải trau dòi cho văn hóa nghệ thuật có thuần túy Việt Nam", phải " lột cho hết tinh thần dân tộc", phải " chú ý phát huy cốt cách dân tộc trong cáctác phẩm nghệ thuật. Người căn dặn các nghệ sĩ: "nghệ thuật của cha ông ta hay lắm, cố mà giữ lấy", "làm công tác nghệ thuật mà không tìm hiểu sâu vốn của dân tộc là không được đâu".
Do đó, ta có thề hiểu chức năng của văn hóa bao gồm:
Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp, loại bỏ những sai lầm và thấp hèn tồn tại trong tư tưởng, tình cảm mỗi người
Nâng cao dân trí. Đó là nâng cao trình đọ hiểu biết, trình độ kiến thức nhân dân, bao gồm nhiều lĩnh vực; chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật,...
Bồi dưỡng những phẩm chất lành mạnh, luôn hướng con người tới chân, thiện, mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Văn hóa giúp con người biết được tốt xấu, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Dễ nhận thấy chức năng bao trùm của văn hóa là chức năng giáo dục, nghĩa là định hướng xã hội, định hướng lí tưởng, đạo đức và hành vi con người vào điều hay lẽ phải, theo đúng chuẩn mực xã hội.
IV. Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc:
Tại Hội nghị lần thứ năm BCH TW Đảng khóa VII, lần đầu tiên Đảng ta ra nghị quyết riêng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết vạch ra " Phương hướng chung sự nghiệp văn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cồng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo nên trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc CNXH.
1. Tính tiên tiến của nền văn hóa Việt Nam
Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa thể hiện được tinh thần yêu nước và tiến bộ, tính tiên tiến dựa trên các giá trị cao đẹp và tiến bộ của văn hóa dân tộc thế giới. Đó là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lênin. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh-cơ sở chỉ đạo đời sống tinh thần dân tộc, thành tố cốt lõi của văn hóa Việt Nam.
Nền văn hóa tiên tiến phải thể hiện tinh thần nhân văn cách mạng: nói đến nhân văn là nói đến con người, giải phóng và phát triển con người. Nghĩa là không chỉ giải phóng con người ra khỏi áp bức bóc lột , bất công mà còn phải giải phóng tiềm năng con người, giúp con người phát triển toàn diện bản thân.
Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa mang tinh thần dân chủ: vì dân chủ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển văn hóa. Nó là động lực cho việc phát triển tài năng, là nhu cầu sáng tạo của quần chúng nhân dân, góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa dân tộc để phục vụ cho con người.
Nền văn hóa tiên tiến bao gồm tính hiện đại.
Nền văn hóa tiên tiến thể hiện hình thức biểu hiện, phương tiện chuyển tải nội dung.
2. Bản sắc dân tộc của nền văn hóa mới:
Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của cha ông, bù đắp những thiếu hụt của nền văn hóa cổ truyền, đổi mới văn hóa phù hợp với sự nghiệp phát triển đất nước . Nói như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Văn hóa là đổi mới, đổi mới là văn hóa”
Phát triển văn hóa dân tộc đi đôi với việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu đẹp thêm văn hóa Việt. Trong mọi lĩnh vực, chúng vừa có tư duy độc lập, vừa có cách làm hiện đại, vừa mang sắc thái Việt Nam.
3. Mối quan hệ giữa nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.
Hai tính chất tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tiên tiến là khoa học, hiện đại, là XHCN, là biết tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đậm đà bản sắc dân tộc là biết kế thừa, phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với những điều kiện lịch sử mới của đất nước. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, xây dựng nền văn hoá với hai tính chất tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc sẽ làm cho văn hoá Việt Nam trở thành một nền văn hoá ngang tầm thời đại, phục vụ tích cực cho việc thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đồng thời đóng góp làm phong phú thêm kho tàng văn hoá của nhân loai. Đó cũng chính là thực hiện quan điểm của Hồ Chí Minh về sự phát triển biện chứng của văn hoá, cũng như quan điểm “có vay, có trả” trong văn hoá.
4. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay là một yêu cầu cấp thiết, một vấn đề có ý nghĩa lớn cả về lý luận và thực tiễn.
Xây dựng văn hoá phải bắt đầu từ mỗi con người với tư cách là chủ thể của văn hoá. Đó là những con người được bồi dưỡng, giáo dục về nhiều mặt và phải được rèn luyện, trưởng thành trong hoạt động thực tiễn, trong sinh hoạt cùng với những cộng đồng nhất định.
Con người trước hết phải gắn với gia đình và tập thể mà mình hoạt động, sinh hoạt. Vì vậy việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, những tập thể văn hoá - đơn vị, làng bản, xã ấp, phố phường văn hoá - là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng. Đối với mỗi nhà, mỗi gia đình phải xây dựng co được gia phong nghiêm chỉnh, làm cho gia đình không phải chỉ là một tổ ấm của tình cảm ruột thịt, mà còn là nơi hun đúc nhân cách, nhân phẩm của mỗi thành viên trong suốt cuộc đời. Giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế.
Trước xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá của thế giới hiện nay, không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới. Hội nhập về kinh tế, giao lưu về văn hoá giữa các nước đang diễn ra hết sức sôi động. Tình hình đó đang mở ra thời cơ lớn để thâu hoá những tinh hoa văn hoá, văn minh nhân loại, làm phong phú thêm cho văn hoá dân tộc mình, rút ngắn khoảng cách của chúng ta với thế giới.
Làm thế nào để mở rộng giao lưu văn hoá, hội nhập mà không đánh mất cái bản sắc của mình? Phải lấy bản sắc văn hoá dân tộc làm nền tảng, làm bảng lĩnh. Nền tảng có chắc, bản lĩnh có vững vàng thì mới tiếp thu tinh hoá văn hoá nhân loại được đúng đắn; mới chắc lọc được những gì thực sự là tinh hoa, vức bỏ những gì là phế thải của bất cứ loại phản văn hoá nào từ bên ngoài.
Bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc phải gắn liền với việc nâng cao nhận thức, tư tưởng, nâng cao những hiểu biết về văn hoá, khoa học hiện đại, để phân biệt được những gì thực sự là chân, thiện, mỹ với những cái giả, cái ác, cấi xấu; nhận cái hay, bỏ cái dở. Khôi phục lễ hội, tôn tạo đình chùa, miếu mạo, những di tích văn hoá lịch sử và cách mạng, suy tôn các anh hùng liệt sĩ, đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa, đề cao văn hoá làng xã, văn hoá dòng họ... cũng là những hình thức để tạo ra rào chắn nhằm chống lại sự xâm nhập ồ ạt của văn hoá ngoại lai.
Tuy nhiên, ngay trong việc này cũng phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh: cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm, cũ mà xấu thì phải bỏ, cũ mà phiền phức thì phải sửa; mới mà hay thì phải làm; mới mà dở, hoặc không phù hợp với con người Việt Nam thì không tiếp nhận.
Cảnh giác ngăn chặn âm mưu lợi dụng giao lưu văn hoá để thực hiện “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên thông tin, khả năng chuyển tải tức thời mọi thông tin tới bất kỳ điểm nào ở trên trái đất. Lợi dụng thành tựu này, các “đế quốc văn hoá” đang nhân danh quyền con người để áp đặt cho các dân tộc những thị hiếu và lối sống theo quan điểm của họ. Các thế lực thù địch của CNXH cũng đang lợi dụng chiêu bài “dân chủ hoá về chính trị”, “tự do hoá về kinh tế” để thổi lên những luồng gió độc, phủ nhận quá khứ, hạ bệ thần tượng, gieo rắc hoài nghi về sự lãnh đạo của Đảng gây mất niềm tin vào tương lai của CNXH...
Phương pháp mà Hồ Chí Minh nêu ra để xây dựng nền văn hoá mới là phải xây dựng và bồi dưỡng những điển hình tích cực về văn hoá, phải thường xuyên biểu dương, cổ vũ những tấm gương đó, phải tạo những phong trào quần chúng ngày càng sâu rộng, làm cho văn hoá mới ngày càng thấm sâu vào đời sống của nhân dân, làm cho đời sóng ngày càng trở thành đời sống có văn hoá.
Vì vậy, phải ra sức đẩy mạnh các phong trào “người tốt, việc tốt”, “dạy tốt học tốt”, “xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá”, “xây dựng thuần phong mỹ tục”... làm cho các phong trào thi đua ấy thực sự trở thành động lực thúc đẩy việc xây dựng đời sống văn hoá của xã hội ta.
Đối với bất cứ phong trào quần chúng nào cũng phải khắc phục tình trạng có phát mà không có động, động lúc đầu nhưng càng về sau càng im ắng, càng hình thức chủ nghĩa, khi nào nhớ đến mới “đẩy mạng” một cách qua loa, đại khái; không sơ kết, tổng từng bước để nâng cao cuộc vận động.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh đã hội tụ đủ các yếu tố truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, kế thừa và đỏi mới. Từ Hồ Chí Minh đã toả ra một thứ văn hoá không phải chỉ ở quá khứ và hiện đại, mà còn là một nền văn hoá của tương lai, và là di sản tinh thần vô cùng quý báu của dân tộc ta. Đó là những giá trị mà Hồ Chí Minh, đại diện cho dân tộc Việt Nam đóng góp làm phong phú thêm kho tàng văn hoá của nhân loại.
Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi sáng chúng ta trên con đường xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thảo luận tư tưởng(1).doc