Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh về Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Mối quan hệ giữa Cần, Kiệm, Liêm, Chính với việc chống quan liêu, tham ô, tham nhũng ở nước ta hiện nay

TU TUONG HO CHI MINH VE CAN – KIEM – LIEM – CHINH A. ĐẶT VẤN ĐỀ Hồ Chí Minh - người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người đã được tổ chức UNESCO công nhận hai danh hiệu: Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới. Suốt cả cuộc đời mình, Người luôn một lòng vì dân, vì nước, đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong kho tàng tri thức quý giá mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta là những tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng kinh tế. Một trong những tư tưởng kinh tế quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta hiện nay là tư tưởng kinh tế của Người về Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Việc nghiên cứu nội dung Cần, Kiệm, Liêm, Chính trong tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh trong thực tiễn hiện nay là công việc hết sức cần thiết và cập nhật, bởi vì như chúng ta đã biết, nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực cũng tồn tại nhiều mặt trái tiêu cực cần khắc phục và hạn chế: đó là buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, nạn tham ô, tham nhũng . Chính vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức một cách sâu sắc hơn những tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh về Cần, Kiệm, Liêm, Chính để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Hơn nữa tư tưởng đó có mối quan hệ mật thiết đối với việc chống quan liêu tham nhũng ở nước ta. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề trên, kinh tế Hồ Chí Minh: về Cần, Kiệm, Liêm, Chính, tác giả lựa chọn đề tài: "Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh về Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Mối quan hệ giữa Cần, Kiệm, Liêm, Chính với việc chống quan liêu, tham ô, tham nhũng ở nước ta hiện nay". Giữa Cần, Kiệm, Liêm, Chính với việc chống quan liêu, tham nhũng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bởi vì như trên đã phân tích, Cần, Kiệm, Liêm, Chính là biểu hiện của một xã hội phồn thịnh, tốt đẹp. Đó không phải chỉ là bốn đức tính cần có của một cá nhân mà của cả một tập thể, của cả một xã hội, có như vậy xã hội mới phát triển. Và ngược lại, nếu không cần, không kiệm, không liêm, không chính đó là biểu hiện của một xã hội suy vong. Một trong những biểu hiện trái với nội dung Cần, Kiệm, Liêm, Chính đó là tệ quan liêu, tham ô, tham nhũng. Chính vì vậy, muốn một xã hội phát triển phải chống tệ quan liêu, tham nhũng, cũng như giáo dục mọi người phải thực hiện đức tính Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Vậy Hồ Chủ tịch đã nói thế nào về vấn đề quan liêu, tham nhũng? Và những tư tưởng đó của Người có ảnh hưởng như thế nào đối với việc giải quyết vấn đề chống quan liêu, tham nhũng ở nước ta hiện nay. 1. Hồ Chủ tịch nói về quan liêu tham nhũng Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước đã nhiều lần nêu rõ sự cần thiết phải chống bệnh quan liêu, tham nhũng (người dùng bằng từ tham ô), tham ô, lãng phí. Người coi đó là một "thứ giặc nội xâm ở trong lòng" rất nguy hiểm và là "tội ác". a. Nội dung quan liêu, lãng phí, tham ô - Về nạn tham ô, Người chỉ rõ: + "Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là: Ăn cắp của công làm của tư Đục khoét của nhân dân Ăn bớt của bộ đội Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình cũng là tham ô. + Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là: Ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế. Người kết luận: "Tham ô là trộm cướp".

pdf11 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4413 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh về Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Mối quan hệ giữa Cần, Kiệm, Liêm, Chính với việc chống quan liêu, tham ô, tham nhũng ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTiểu luận- Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh về Cần, Kiệm, Liêm, Chính Mối quan hệ giữa Cần, Kiệm, Liêm, Chính với việc chống quan liêu, tham ô, tham nhũng.pdf
Luận văn liên quan