Giống như Nhà triết học M artin Heidegger đã nhận xét rằng không có
Descartes, “thì sẽ không thể nào có thế giới hiện đại” đặc biệt đối với nền văn
minh phương Tây hiện đại. Triết học D escartes đã giải quyết hậu quả không hay
cho quan hệ giữa con người với nhau do sự phát triển mạnh về văn hoá và kinh
tế. Descartes đã thật sự đề cao con người và trong con người, coi trọng cái theo
ông là tiêu biểu nhất, làm con người khác với cây cỏ và động vật khác, là tư duy,
lý trí. Tư tưởng duy lý D escartes không chỉ tỏa sáng lúc ông đang sống mà ảnh
hưởng về lâu dài đến toàn bộ triết học nước Pháp, đến triết học nói chung «Triết
học Pháp bắt đầu từ D escartes bởi vì triết học nói gọn bắt đầu từ D escartes». Chủ
nghĩa duy lý Descartes là xu hướng triết học lấy lý trí làm cơ sở cho nhận thức và
ứng xử của con người, nó ảnh hưởng đến chủ nghĩa duy lý Kant, chủ nghĩa duy
lý Hegel, chủ nghĩa duy lý M arx và chủ nghĩa duy lý hiện nay. N ó đối lập với
chủ nghĩa phi lý và chủ nghĩa duy cảm. Chủ nghĩa duy lý là một trong những
nguồn gốc triết học của hệ tư tưởng khai trí với những ý niệm về tự do, dân chủ,
giải phóng con người.
29 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6597 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tư tưởng triết học của rené descartes và ảnh hưởng của nó đến nền văn minh phương tây hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư tưởng mới lạ, chính
xác mà các triết gia sau này chỉ cần bổ túc cho hoàn hảo hơn.
3. Tư tưởng triết học chủ đạo:
Descartes đã chú ý đến nghiên cứu phương pháp nhận thức khoa học để tạo nên
khả năng đi sâu vào nghiên cứu những bí mật của giới tự nhiên. Ông tin tưởng rằng, với
phương pháp mới có thể đạt đươc những tri thức có ích cho cuộc sống. Triết học của
ông có tính chất nhị nguyên. Ông cho rằng, hai thực thể t inh thần và vật chất tồn tại độc
lập với nhau, nhưng cả hai thực thể này đều phục tùng nguyên thể thứ ba – nguyên thể
tối cao là thần linh. Nhị nguyên luận của Descartes biểu hiện tính chất thoả hiệp của hệ
tư tưởng tư sản.
Gạt bỏ những đạo lý kinh viện của tôn giáo, Descartes đưa lý trí lên vị trí hàng
đầu trong lý luận về nhận thức. Gống như Bacơn, ông cho rằng nhiệm vụ của thí
nghiệm không phải là phát minh ra các quy luật của tự nhiên mà là khẳng định những tri
thức, những quy luật mà lý trí phát hiện ra. Nếu Bacơn cho rằng điều kiện cần thiết đầu
tiên để xây dựng một khoa học chân chính về khoa học tự nhiên là tẩy rửa được mọi ảo
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 6/29
tưởng, thì Descartes thừa nhận rằng sự nghi ngờ là điểm xuất phát của phương pháp
khoa học. Ông nhấn mạnh rằng, dù anh nghi ngờ mọi cái nhưng không thể nghi ngờ
rằng anh nghi ngờ. Descartes nói: Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại, và ông cho đó là nguyên lý
cơ bản bất di bất dịch. Ý nghĩa tiến bộ của nguyên lý trên là ở chỗ nó đề cao vai trò của
lý trí, phủ nhận một cách tuyệt đối những gì mà người ta mê tín. Những nguyên lý ấy lại
thể hiện tính chất duy tâm, vì Descartes đã không nhìn thấy rằng không thể đi tìm tiền
đề xuất phát của nhận thức ở ngay trong nhận thức mà phải tìm từ bản thân đời sống
thực t iễn xã hội.
Descartes là người sáng lập ra chủ nghĩa duy lý. Chủ nghĩa duy lý của Descartes
ở một mức độ khá lớn có liên hệ với chủ nghĩa duy tâm, vì ông cho rằng trong lý trí của
con người có “những tư tưởng bẩm sinh”, độc lâp với kinh nghiệm. Ông đã thừa nhận
một cách sai lầm rằng, những nguyên tắc cơ bản của logic học và toán học là những cái
“bẩm sinh”, không phụ thuộc vào kinh nghiệm.
Trong học thuyết về tự nhiên, Descartes là một nhà duy vật, ông coi vật chất là
một thực thể duy nhất, là cơ sở duy nhất của tồn tại và nhận thức. Quảng tính là thuộc
tính cơ bản của vật chất , nhưng ông lại đi đến đồng nhát vật chất với quảng tính, và
ngược lại, ở đâu không có quảng tính thì không có vật chất. Vật chất choán đầy vũ trụ,
không có không gian trống rỗng. Descartes thừa nhận tính vĩnh cửu của vật chất. Vạn
động cơ học được ông xem như là một biểu hiện sức sống của vật chất. Vận động được
chuyển từ vật này đến vật khác và không bao giờ bị tiêu diệt. Luận điểm của Descartes
về tính không bị tiêu diẹt của vận động được Ph.Ăngnhen đánh giá như một thành tựu
khoa học vĩ đại.
Descartes thừa nhận sự xuất hiện của thế giới thực vật và động vật trong quá
trình vận động. Nhưng ông chưa thấy sự khác nhau về chất giữa thế giới sinh vật, coi cơ
thể sống là một cỗ máy phức tạp. Ông cho rằng, sự khác biệt giữa con người và con vật
là ở chỗ: con người không chỉ là một cơ thể vật chất mà còn là một thực thể có lý trí.
Nhưng lý trí, theo ông không phụ thuộc vào qúa trình vật chất. Điều này thể hiện tính
chất duy tâm t rong triết học của Descartes.
4. Ảnh hưởng của triết học trong việc nghiên cứu các môn khoa học khác:
Triết học Descartes, có khi được gọi là Cartesianism (tiếng Anh), đã khiến cho
ông có nhiều giải thích sai lầm về các hiện tượng vật lý. Tuy nhiên, các giải thích đó
cũng có một giá trị nhất định, vì ông đã dùng những giải thích cơ học thay cho những
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 7/29
quan điểm tinh thần mơ hồ của các tác giả đi trước. Ban đầu Descartes đã công nhận
thuyết Copernic về hệ thống vũ trụ trong đó các hành tinh xoay quanh Mặt Trời, nhưng
ông đã từ bỏ nó chỉ vì giáo hội Thiên Chúa La Mã phán rằng thuyết đó tà đạo. Thay vào
đó ông đưa ra lý thuyết dòng xoáy – cho rằng vũ trụ được lấp đầy vật chất, ở các t rạng
thái khác nhau, xoáy quanh mặt trời.
Trong lĩnh vực sinh lý học, Descartes giữ quan điểm rằng máu là một chất lỏng
tinh tế mà ông gọi là hồn của động vật. Ông tin rằng hồn động vật t iếp xúc với chất suy
nghĩ ở trong não và chảy dọc theo các dây thần kinh để điều khiển cơ bắp và các phần
khác của cơ thể.
Về quang học, Descartes đã khám phá ra định luật cơ bản của sự phản xạ: góc
tới bằng góc phản xạ. Tiểu luận của ông là văn bản đầu tiên trình bày đề cập đến định
luật này. Việc Descartes xem ánh sáng như một thứ áp lực trên môi trường chất rắn đã
dẫn đường cho lý thuyết sóng của ánh sáng.
Về toán học, đóng góp quan t rọng nhất của Descartes là việc hệ thống hóa hình
học giải tích, hệ các trục tọa độ vuông góc được mang tên ông. Ông là nhà toán học đầu
tiên phân loại các đường cong dựa theo tính chất của các phương trình tạo nên chúng.
Ông cũng có những đóng góp vào lý thuyết về các đẳng thức. Descartes cũng là người
đầu tiên dùng các chữ cái cuối cùng của bảng chữ cái để chỉ các ẩn số và dùng các chữ
cái đầu tiên của bảng chữ cái để chỉ các giá trị đã biết. Ông cũng đã sáng tạo ra hệ thống
ký hiệu để mô tả lũy thừa của các số (chẳng hạn trong biểu thức x²). Mặc khác, chính
ông đã thiết lập ra phương pháp, gọi là phương pháp dấu hiệu Descartes, để tìm số
nghiệm âm, dương của bất cứ phương trình đại số nào.
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 8/29
PHẦN II.
SƠ LƯỢC CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
Nền văn minh phương Tây hiện đại kéo dài từ năm 1500 đến nay với các giai
đoạn hình thành và phát triển như sau:
1. Giai đoạn từ năm 1500 – 1789:
a. Cách mạng thương nghiệp và xã hội mới (1400 – 1700)
Ảnh hưởng của Cách mạng thương nghiệp trong việc đặt nền tảng cho chủ
nghĩa tư bản hiện đại: Có thể nói rằng Cách mạng thương nghiệp là một trong
những phát triển có ý nghĩa nhất trong lịch sử thế giới phương Tây. Toàn bộ hình
thái đời sống kinh tế hiện đại không thể thực hiện được nếu không có cuộc cách
mạng này, vì nó thay đổi nền tảng thương mại từ bình diện cục bộ, địa phương,
trong vùng của thời Trung cổ sang phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, cách mạng làm
tăng sức mạnh của tiền bạc, thúc đẩy kinh doanh có lợi, tán thành việc tích lũy tài
sản, hình thành xí nghiệp cạnh tranh làm nền tảng cho sản xuất và mậu dịch.
Tóm lại, Cách mạng thương nghiệp là nguyên nhân tạo ra hầu hết các yếu tố cấu
thành chế độ tư bản. Hầu hết đầu cơ điên cuồng. Nhưng những điều này không
phải là kết quả duy nhất. Cách mạng thương nghiệp là nguyên nhân tạo ra những
hoạt động đầu cơ điên cuồng đầu tiên, giống hệt như các cuộc đầu cơ trong thế
giới hiện đại mà chúng ta thường gặp. Dòng chảy kim loại quý, giá cả tăng
nhanh, và chú trọng đến sự giàu có, xem đó là mục tiêu trong đời sống, khuyến
khích tinh thần mạo hiểm may rủi trong kinh doanh vốn không hề có trong nền
kinh tế tĩnh ở thời Trung cổ. Sự mở rộng hoạt động kinh doanh nhanh chóng
trong những ngày đầu cách mạng đã khuyến khích mọi người nghĩ rằng chỉ qua
đêm là có thể phát tài. Vô số dự án được đề ra với mọi loại mục đích kỳ dị - làm
cho nước biển ngọt hoặc sản xuất các máy chuyển động vĩnh cửu - và hàng ngàn
nhà đầu tư mù quáng lao vào. Thậm chí có nhiều người khuyến mãi quỷ quyệt
bán cổ phần trong một công ty với mục đích được mô tả rất hấp dẫn “sẽ tiết lộ
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 9/29
công việc kinh doanh vào đúng thời điểm”. Người ta ước đoán rằng có hàng trăm
triệu đôla được đầu tư vào những dự án này vào những năm đầu thế kỷ 18.
Ảnh hưởng của Cách mạng thương nghiệp trong việc dọn đường cho cuộc
Cách mạng kỹ nghệ: Cách mạng thương nghiệp vô cùng quan trọng trong việc
dọn đường cho cuộc Cách mạng công nghiệp. Thật ra có nhiều lý do. Thứ nhất,
Cách mạng thương nghiệp tạo ra một giai cấp các nhà tư bản luôn tìm cơ hội mới
để đấu tư lợi nhuận thặng dư của mình. Thứ hai, chính sách trọng thương, chú
trọng việc bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ và sản xuất hàng hóa xuất khẩu,
kích thích tăng trưởng sản xuất. Thứ ba, tài nguyên của các đế quốc thuộc địa với
nhiều nguyên liệu mới tràn ngập châu Âu và làm gia tăng lượng hàng hóa trước
đây được cho là xa xỉ. Hầu hết những hàng hóa này cần phải sơ chế trước khi tiêu
thụ. Do đó, nhiều ngành công nghiệp mới hoàn toàn không bị lệ thuộc vào một
quy định phường hội bất kỳ vẫn còn tồn tại. Minh họa nổi bật là việc sản xuất
hàng dệt bông, và một trong những ngành công nghiệp đầu tiên được cơ khí hóa.
Sau cùng, đặc điểm của Cách mạng là có xu hướng chấp nhận phương pháp nhà
mây trong một số tuyến sản xuất, cùng với những cải tiến công nghệ như phát
minh bánh xe quay tơ, khung dệt tất và tìm ra các quá trình hiệu quả hơn trong
tinh luyện quặng. Sự kết hợp giữa những sự phát triển này và tiến bộ cơ khí trong
Cách mạng kỹ nghệ không phải là điều khó nhận thấy.
b. Thời kỳ chính thể chuyên chế (1485 – 1789)
Khởi đầu của hệ thống nhà nước hiện đại: Thời kỳ chính thể chuyên chế
mang ý nghĩa quan trọng không những đối với sự hình thành chính thể quân chủ
chuyên chế, thậm chí còn có ý nghĩa quan trọng hơn đối với ảnh hưởng của nó
trong các mối quan hệ quốc tế. Hệ thống nhà nước hiện đại ra đời thời kỳ này.
Trong thời kỳ khoảng 1.000 năm sau khi Rome sụp đổ, nhà nước, theo ý nghĩa
ngày nay chúng ta hiểu về từ này, hầu như đế quốc Byzantine không tồn tại ở
Tây Âu. Thật ra, ở Anh và Pháp có nhiều ông vua, nhưng đến cuối thời Trung
đại, mối quan hệ của họ với thần dân về cơ bản là mối quan hệ giữa lãnh chúa
với chư hầu. Họ có dominium nhưng không có quyền tối cao. Nói cách khác, họ
có quyền sở hữu cao nhất đối với ruộng đất được quy vào thái ấp của mình
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 10/29
nhưng không có được uy quyền chính trị cao nhất đối với những người sống trên
đất của họ. Chỉ bằng cách mở rộng quyền đánh thuế, quyền hành pháp, và thành
lập các đạo quân chuyên nghiệp, những nhà cầm quyền như Philip Augustus của
Pháp, Henry II của Anh, và Frederick II thuộc. Đế quốc La Mã thần thánh từng
bướu trở thành quốc chủ theo nghĩa hiện đại. Cho dù như thế, lãnh địa của họ về
cơ bản vẫn còn mang đặc điểm phong kiến trong nhiều thế kỷ nữa. Tuy nhiên
trong khía cạnh khác, những nhà cầm quyền này không phải là quốc chủ, họ
không được kiểm soát bên ngoài. Theo lý thuyết, họ là thần dân của Hoàng đế La
Mã thần thánh, người được cho là có uy quyền thế tục rộng khắp các nước theo
đạo Cơ Đốc phương Tây. Quan trọng hơn, họ có trách nhiệm đối với hạnh kiểm
cá nhân và thậm chí đối với mối quan hệ giữa họ với thần dân trước uy quyền
tinh thần của Giáo hoàng. Chẳng hạn, Giáo hoàng Innocent III ép buộc Vua
Philip Augustus của Pháp, bằng cách khai trừ vương quốc của ông, nếu ông
không đưa người vợ mình đã từ bỏ trở về cung. Cũng Giáo hoàng này buộc Vua
John nước Anh phải công nhận nước Anh và Ireland là thái ấp của chức Giáo
hoàng.
Nguyên nhân ra đời hệ thống nhà nước: Theo một số sử gia, khởi đầu của
hệ thống nhà nước hiện đại bắt đầu từ cuộc xâm chiếm ý năm 1494 của Vua
Charles VIII nước Pháp. Tham gia cuộc chiến này để tranh giành lãnh thổ nước
ngoài là những cân nhắc uy tín của vương triều, cán cân quyền lực, quan hệ ngoại
giao phức tạp, và liên minh cũng như liên minh đối kháng. Không hề mang nghĩa
của cuộc chiến tôn giáo hoặc ý thức hệ mà là cuộc chiến tranh giành quyền lực
và mở rộng lãnh thổ. Các sử gia khác xem cuộc Cải cách là nguyên nhân chính
của hệ thống nhà nước hiện đại. Cách mạng Tin Lành phá vỡ sự thống nhất của
các nước theo đạo Cơ Đốc phương Tây, tạo điều kiện cho các nhà vua và hoàng
thân khẳng định quyền lực của chính mình bằng cách không công nhận uy quyền
của Giáo hội phổ biến. Đầu 1555 Hòa ước Augsburg trao cho mỗi hoàng thân
Đức quyền quyết định đạo Luther hoặc Cơ Đốc là đức tin trong dân chúng. Có lẽ
Hiệp định Westphalia đóng vai trò quyết định trong việc làm cho hệ thống nhà
nước hiện đại trở thành một thực thể chính trị. Hiệp định này, kết thúc Cuộc
chiến 30 năm vào năm 1648, chuyển các lãnh thổ từ nhà cầm quyền này sang nhà
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 11/29
cầm quyền khác không màng đến quốc tịch của cư dân. Hiệp định công nhận độc
lập của H à Lan và Thụy Sĩ, và thu nhỏ Đế quốc La M ã thần thánh thành một điều
hư cấu. Mỗi hoàng thân Đức được công nhận là nhà cầm quyền có chủ quyền tối
cao, có quyền tuyên chiến và hòa bình cũng như cai trị lãnh địa theo ý muốn. Sau
cùng, Hiệp định giới thiệu nguyên tắc tất cả nhà nước, bất kể diện tích hoặc
quyền lực, đều bình đẳng theo luật quốc tế, được quyền kiểm soát hoàn toàn đối
với lãnh thổ và cư dân của mình.
Yếu tố trong hệ thống nhà nước hiện đại: Cho dù nguồn gốc từ đâu đi nữa,
hệ thống nhà nước hiện đại có thể bao gồm các yếu tố sau: 1) Tính bình đẳng và
độc lập của các nhà nước; 2) Quyền của mỗi nhà nước theo đuổi chính sách đối
ngoại của riêng mình, hình thành liên minh và liên minh đối khảng, phát động
chiến tranh vì lợi thế của riêng mình; 3) Sử dụng quan hệ ngoại giao thay cho
chiến tranh, thường bao gồm vận động, hoạt động gián điệp, và phản bội ở mức
độ cần thiết giành được lợi thế chính trị; 4) Cán cân quyền lực là một công cụ
ngăn ngừa chiến tranh hoặc đảm bảo sự hỗ trợ của liên minh nếu chiến tranh là
điều cần thiết. Hầu hết các yếu tố trong hệ thống nhà nước này vẫn còn cho đến
nay. Thậm chí việc hình thành Hội Quốc liên và Liên hợp quốc cũng không có sự
thay đổi đáng kể, việc cả hai được hình thành trên nguyên tắc sự bình đẳng chủ
quyền của các nhà nước độc lập. M ột số nhà quan sát cho rằng không có triển
vọng hòa bình thế giới nếu hệ thống các nhà nước độc lập chủ quyền không được
thừa nhận lỗi thời, và thay bằng một cộng đồng quốc gia thế giới được tổ chức
trên cơ sở liên bang.
2. Giai đoạn từ năm 1789 – 1799:
a. Cuộc cách mạng Pháp (1789 – 1914)
Kỷ nguyên cách mạng: Những thay đổi sâu sắc trong lịch sử chính trị dẫn
ra ở thế giới phương Tây trong nửa sau thế kỷ 18. Giai đoạn này chứng kiến
những cơn giãy chết dữ dội của hệ thống chính quyền và xã hội khác thường đã
phát triển trong thời kỳ của kẻ chuyên quyền. Ở Anh, hệ thống này phần lớn đã
bị sụp đổ từ năm 1689, nhưng các nước khác ở châu Âu vẫn còn nấn ná chưa
chịu vứt bỏ, ngày càng trở nên cứng nhắc qua thời gian. Trong mỗi nước lớn ở
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 12/29
châu Âu, sự cứng nhắc này phát triển mạnh dưới sự ảnh hưởng kết hợp giữa chủ
nghĩa quân phiệt và tham vọng của các quốc vương muốn củng cố quyền lực
bằng cái giá phải trả của giới quý tộc. Nhưng không có nơi nào tồn tại một hình
thức đáng kinh tởm như ở Pháp trong thời gian trị vì của ba ông vua sau cùng
thuộc dòng họ Bourbon. Louis XIV là thể hiện của sự cai trị chuyên chế ở mức
cao nhất. Những người kế vị ông, Louis XV và Louis XVI, đẩy chính phủ trượt
dài vào thái độ vô trách nhiệm và phung phí ở mức tận cùng. Ngoài ra, thần dân
trong nước cũng nhận thức rõ sự thất thế của mình. Vì những lý do này, không có
gì lạ khi nước Pháp là nơi diễn ra sự biến động mãnh liệt dẫn đến sự lật đổ một
chế độ từ lâu đã bị những công dân thông minh nhất nước thù ghét và khinh miệt.
Chúng ta không sai lầm khi hiểu rằng Cách mạng Pháp là sự kiện đáng chú ý
nhất trong một thế kỷ phản đối chính thể chuyên chế ngày càng tăng trong thời
gian dài và sự vượt trội của một giới quý tộc suy tàn.
b. Thời kỳ chủ nghĩa lãng mạn và phản động (1800 – 1830)
Thế kỷ tiếp theo sau Cách mạng Pháp là một giai đoạn thay đổi nhanh
chóng và lớn lao. Bằng cách so sánh, cuộc sống trong các thế hệ trước trông có
vẻ tĩnh tại. Trước đó chưa bao giờ diễn ra sự thay đổi cách sống cơ bản hoặc sự
sụp đổ toàn bộ các truyền thống đáng kính như thế. Như một đòn can thiệp, tốc
độ sinh hoạt được tăng tốc đến một tiến độ có lẽ khiến Leonardo da Vinci hoặc
Huân tước Isaac Newton phải giật mình. Dân số châu Âu tăng từ 180 triệu khi
Cách mạng Pháp kết thúc lên con số hầu như không thể tin được 460 triệu năm
1914. Trong hơn một thế kỷ trước đó chưa có chuyện gia tăng dân số như thế xảy
ra. Do những thay đổi này và những thay đổi tương tự, cuộc sống đối với người
hiện đại mang một mức độ phức tạp và đa dạng chưa từng có. Quan điểm chính
trị, xã hội mới làm tăng thêm sự nhầm lẫn, bối rối, hoang man. Cả thế kỷ là một
quá trình thay đổi liên tục, với các khuynh hướng mâu thuẫn và sự bất đồng sâu
sắc về các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, chúng ta phải giả định rằng thế kỷ 19 hoàn
toàn không liên quan với các giai đoạn trước đó. Đối với những năm 1800 – 1830
trường hợp không phải thế. Những năm này chủ yếu là do kết quả của Cách
mạng Pháp - qua chính sách phản động chống lại tự do và bình đẳng, nổi loạn
chống lý trí và khoa học và nỗ lực buộc con người phải tuân thủ uy quyền.
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 13/29
c. Cách mạng kỹ nghệ trong thế kỷ 19 và 20
Ý nghĩa của Cách mạng kỹ nghệ. Trong giai đoạn từ năm 1400 đến
khoảng 1700, nến văn minh hiện đại trải qua sự biến động kinh tế quan trọng đầu
tiên. Đây không phải là Cách mạng thương nghiệp, thủ tiêu nền kinh tế nửa tĩnh
của thời Trung cổ và thay bằng chủ nghĩa tư bản năng động do giới thương nhân,
chủ ngân hàng và chủ hãng tàu chi phối. Nhưng Cách mạng thương nghiệp chỉ là
sự khởi đầu cho những thay đổi nhanh, mang tính quyết định trong lĩnh vực kinh
tế. Ít lâu sau là Cách mạng công nghiệp không những mở rộng phạm vi kinh
doanh khổng lồ trong lĩnh vực thương mại mà còn mở rộng sang lĩnh vực sản
xuất. Trong chừng mực có thể rút gọn thành một công thức cô đọng, Cách mạng
kỹ nghệ có thể bao gồm những đặc điểm sau: 1) Cơ khí hóa kỹ nghệ và nông
nghiệp; 2) Sử dụng điện trong công nghiệp; 3) Sự phát triển hệ thống nhà máy; 4)
Tăng tốc giao thông vận tải ở mức độ lạ thường; 5) Sự gia tăng đáng kể của sự
kiểm soát tư bản đối với hầu khắp hoạt động kinh tế. Mặc dù Cách mạng công
nghiệp bắt đầu vào khoảng năm 1760 nhưng vẫn chưa có được đầy đủ xung
lượng trong thế kỷ 19. Nhiều sử gia chia phong trào này thành hai giai đoạn
chính, lấy năm 1860 làm mốc phân định tương đối. Giai đoạn từ 1860 đến nay
thường được gọi là Cách mạng công nghiệp thứ hai.
d. Uy thế của chế độ dân chủ và chủ nghĩa dân tộc (1830 – 1914)
Sự tái sinh của chế độ dân chủ: Sau các cuộc cách mạng những năm 1830,
nhiều nước phương Tây trải qua giai đoạn tái sinh của chế độ dân chủ. Ở châu
Âu, nước Anh là nước đi đầu, kế đến là Pháp, Đức, Thụy Điển, Hà Lan, Bỉ và Ý.
Sau cùng, ngay cả Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và các vương quốc trên bán đảo
Balkan ít nhất cũng thông qua một số hình thức cai trị dân chủ. Những gì hầu hết
những quốc gia này quan tâm là chế độ dân chủ chính trị hoặc chính phủ, thể
hiện qua nghị viện, quốc hội, chế độ phổ thông đầu phiếu và hệ thống nội các.
Cho đến cuối thời kỳ này, vẫn còn nhiều quan ngại đối với chế độ dân chủ xã hội
hoặc kinh tế. Có sự e ngại tự nhiên rằng điều này sẽ tạo ra mối đe dọa nghiêm
trọng đối với vị thế của giới quý tộc cha truyền con nối, hoặc thế lực của trùm tư
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 14/29
bản công nghiệp và tài chính nhả một phần của cải của mình vì phúc lợi của
những kẻ không hưởng đặc quyền.
Ý nghĩa của chế độ dân chủ chính trị: Để hiểu chế độ dân chủ đúng nghĩa,
chúng ta cần xét đến nguồn gốc lịch sử. Trong vai trò quan điểm chính trị, chế độ
dân chủ bắt nguồn từ triết lý của Rousseau. Chính học thuyết của Rousseau về
chủ quyền tối cao thuộc về đa số, cùng với sự tôn sùng thường dân của ông và
những người theo chủ nghĩa lãng mạn khác, cung cấp cho chúng ta quan điểm
xem tiếng nói của dân không gì khác hơn ý Chúa. Về mặt lịch sử, chế độ dân chủ
chính trị trên hết có nghĩa là đa số nhân dân được quyền đại diện cho toàn bộ dân
tộc, và trong khi hình thành đa số, lá phiếu của tất cả công dân phải bình đẳng
với nhau. Cơ cấu nhà nước dân chủ vì thế bao gồm quyền phổ thông đầu phiếu
và những vấn đề chẳng hạn như bầu cử thường xuyên và kiểm soát của quần
chúng đối với quan chức chính phủ. Để cơ cấu này hoạt động hiệu quả, công dân
phải có quyền tổ chức các đảng phái chính trị và tự do chọn giữa các đảng phái
chính trị này. Tự do ngôn luận và tự do báo chí cũng được xem là thành phần cơ
bản trong quan điểm dân chủ. Nhưng không có quyền nào trong số này được xem
là tuyệt đối và hơn cả sự kiểm soát của đa số. Quả thật, nếu còn tất cả những
quyền này, thì chế độ dân chủ sẽ không còn tồn tại, nhưng đa số chắc chắn phải
hạn chế chúng khi có nguy cơ trực tiếp và chắc chắn đối với sự an toàn quốc gia.
Vì thế thông lệ đối với các chính phủ dân chủ là ngăn cấm những bài diễn văn
trước quần chúng ủng hộ cách mạng bạo lực và đàn áp báo chí nào tán thành học
thuyết được cho là đặc biệt nguy hiểm. Nhiều nhân vật xuất sắc ngày nay tự xem
mình là những người dân chủ tốt nhấn mạnh rằng những người phát xít và cộng
sản đều ngăn cấm bày tỏ quan điểm trước quần chúng. Về mặt lịch sử, tất cả
những gì đòi hỏi ở chế độ dân chủ là mọi quan điểm không đi kèm với mối đe
dọa bạo lực đều được chấp nhận và thiểu số hòa bình được phép trở thành đa số.
Quan điểm chính trị khẳng định quyền tuyệt đối của công dân được viết hoặc nói
hoặc sống theo ý muốn, với điều kiện công dân ấy không gây hại cho hàng xóm,
đều không phải là chế độ dân chủ mà là chủ nghĩa cá nhân.
Ý nghĩa của chủ nghĩa dân tộc: Sự tiến bộ của chế độ dân chủ từ 1830 đến
1914 đi kèm với sự bùng phát chủ nghĩa dân tộc và kết quả của nó, chủ nghĩa đế
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 15/29
quốc và cuội tranh giành quyền lực giữa các nước. Chủ nghĩa dân tộc có thể được
xem như một chương trình hoặc quan điểm trên cơ sở ý thức về tính chất dân tộc.
Cảm nghĩ hoặc ý thức về tính chất dân tộc có thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Một
người có thể tự xem mình thuộc dân tộc nào vì những điểm cụ thể của chủng tộc,
ngôn ngữ, tôn giáo hoặc văn hóa. Trong hầu hết các trường hợp, yếu tố hàn gắn
các nhóm khác nhau lại với nhau là một lịch sử chung và khát vọng chung hướng
về tương lai hoặc một niềm tin tuyệt đối vào vận mệnh chung. Những thành phần
như thế có thể giải thích nước Bỉ, Thụy Sỹ, Canada và M ỹ được xem là các quốc
gia, vì trong tất cả bốn nước này có những khác biệt quan trọng về ngôn ngữ, tín
ngưỡng hoặc cả hai - chứ đừng nói đến nền tảng dân tộc khác nhau. M ặc dù chủ
nghĩa dân tộc trong một số khía cạnh là một tác động từ tâm, nhất là trong thời kỳ
đầu khi chủ nghĩa dân tộc thường mang hình thức đấu tranh vì tự do, nhưng nói
chung vẫn là một ảnh hưởng có hại. Đặc biệt nguy hại khi được thể hiện thành
chủ nghĩa sô-vanh hiếu chiến, chủ nghĩa quân phiệt với tham vọng xâm lược và
thống trị.
Sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc: Không còn nghi ngờ gì nữa, chủ
nghĩa dân tộc là một trong những tác động mạnh nhất định hình lịch sử thế giới
phương Tây trong những năm từ 1830 đến 1914. Từ một quan điểm mơ hồ trong
các thế kỷ đầu kỷ nguyên hiện đại, chủ nghĩa dân tộc phát triển thành một thứ tín
ngưỡng phổ biến. Đối với hàng triệu người bị đánh lừa, chủ nghĩa này trở thành
một lực lượng còn mạnh hơn tôn giáo, vượt qua đạo Kitô trong sức hấp dẫn cảm
xúc và tinh thần hy sinh trong sự nghiệp thiêng liêng. Người ta chết vì vinh
quang của lá cờ cũng vui vẻ như một người tử đạo bất kỳ đã hy sinh mạng sống
của mình cho Thập giá. M ặc dù thường đồng tồn tại với chế độ dân chủ và chủ
nghĩa tự do, chủ nghĩa dân tộc quân phiệt còn mạnh hơn cả hai, cũng như thường
xuyên cản trở hoặc kiềm chế cả hai. Được nuôi dưỡng bởi quan điểm Bác ái của
Cách mạng Pháp, chủ nghĩa dân tộc hiện đại phát triển qua hai giai đoạn. Từ đầu
thế kỉ 19 đến khoảng năm 1848, chủ nghĩa dân tộc không gì khác hơn lòng trung
thành xúc cảm với một nhóm văn hóa và ngôn ngữ và khao khát thoát khỏi sự áp
bức của nước ngoài. Sau năm 1848, chủ nghĩa dân tộc phát triển thành một
phong trào xâm lược vì sự vĩ đại của quốc gia và quyền của mỗi người kết hợp
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 16/29
qua những quan hệ văn hóa và dân tộc để xác định nhận dạng của riêng mình.
Thể hiện cực đoan hơn của chủ nghĩa dân tộc được minh họa qua sự tôn sùng
điên cuồng quyền lực chính trị và mù quáng trung thành học thuyết chủng tộc
vượt trội và ảo tưởng danh dự quốc gia, trong những hình thức như thế, hầu như
chủ nghĩa dân tộc đồng nghĩa với chủ nghĩa sô vanh, loại tinh thần ái quốc dương
dương tự đắc được thể hiện qua quan điểm, “Dù đúng sai gì cũng là quốc gia của
tôi”.
e. Tiến bộ tri thức và nghệ thuật trong Thời kỳ đại Chế độ dân chủ và Chủ
nghĩa dân tộc
Đặc điểm của cách mạng tri thức mới: Nói chung thường ám chỉ tiến bộ tư
tưởng trong các thế kỷ 17 và 18 là Cách mạng tri thức. Thật chính xác khi áp
dụng từ này cho sự tiến bộ tri thức trong thời gian từ năm 1830 đến năm 1914.
Trước đó chưa hề có chuyện trong một khoảng thời gian ngắn như thế trí tuệ con
người lại có được những khám phá và quan điểm gợi mở nhiều như thế. Và chắc
chắn một phần lớn trong số này hoàn toàn mang tính cách mạng trong ảnh hưởng
của chúng cũng như mọi ảnh hưởng khác bất kỳ được lưu truyền từ quá khứ.
Nhưng trong một số khía cạnh, cách mạng tri thức tư tưởng trong những năm
1830 - 1914 khác với cách mạng tri thức trong thế kỷ 17 và 18. Vì một lẽ, truyền
thống duy lý hoặc suy diễn lúc này gần như đã chết hẳn. Sự sụp đổ của Chủ
nghĩa duy lý được phản ánh trong sự giảm sút đáng kể tầm quan trọng của triết
học tương đối. Ngoài ra, trong một kỷ nguyên mới, triết học thường được xem là
một môn khoa học phụ. Vấn đề vũ trụ sau cùng vẫn chưa được giải quyết hoặc
con người mất đi khả năng suy nghĩ, nhưng đúng ra các môn khoa học phải được
chấp nhận như các nguồn kiến thức đáng giá. Thật ra, có một số người tìm kiếm
tri thức phản đối khuynh hướng mới, nhưng cũng có một ít người dũng cảm ủng
hộ sự hồi sinh phép suy diễn thuần túy hoặc quan điểm thần bí trong việc khám
phá chân lý. Nói cách khác, thắng lợi của chủ nghĩa kinh nghiệm, hoặc triết học
rút ra chân lý từ kinh nghiệm cụ thể hơn là từ lập luận trừu tượng, gần như hoàn
toàn.
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 17/29
3. Thời kỳ chiến tranh và cách mạng toàn diện từ năm 1914:
a. Thế chiến thứ I
Nguồn gốc chiến tranh trong các xu hướng chính trị thế kỷ 19: Thời kỳ
huy hoàng của khoa học, chế độ dân chủ, và cải cách xã hội được đề cập trong
các chương trước kết thúc bằng một trong những cuộc chiến hãi hùng nhất xưa
nay chưa từng xảy ra. Lúc đầu, mặc dù kết quả này trông có vẻ nghịch lý. Nhưng
phải nhớ rằng giai đoạn từ 1830 đến 1914 có những đặc điểm hoàn toàn không
liên quan với sự tiến bộ chính trị, xã hội hoặc tri thức. Ngoài thời kỳ chế độ dân
chủ ra, đây còn là thời kỳ chủ nghĩa đế quốc. Trong khi tiền bạc chi cho phúc lợi
xã hội nhiều hơn trước đây, thì ngân sách dành cho hải quân và quân đội cũng
tăng ở mức khổng lồ tương tự. Mặc dù có những tiến bộ đáng kể trong khoa học
giáo dục, mê tín điên cuồng, tàn ác vẫn tiếp tục ẩn nấp trong nhiều nơi không
ngờ. Chủ nghĩa dân tộc sôvanh hiếu chiến phát triển mạnh như bệnh dịch hạch.
Các lãnh đạo tri thức ở Pháp, trong đó có tiểu thuyết gia Zola, khuấy động thái độ
thù ghét nước Đức. Giới thi sĩ và giáo sư ở vùng sông Rhine xem thường tinh
thần Đức và có thái độ khinh miệt đối với người Slav. Người Anh được dạy phải
tin rằng mình là dân tộc văn minh nhất hành tinh và quyền xâm chiếm “thuộc địa
trên khắp đồi cọ và đồi thông” chỉ kém hơn uy quyền của Thiên Chúa. Có lẽ
không có gì ngạc nhiên khi thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ, đang học ở các đại học Tây
Âu, phải trở về quê để giết “gia súc Kitô” của vua Hồi Sultan ở Macedonia.
b. Chế độ độc tài và chế độ dân chủ giữa hai cuộc chiến
Ảnh hưởng của chiến tranh đối với chế độ dân chủ và chủ nghĩa tự do. Ít
nhất hậu quả bi kịch của Thế chiến I không phải là sự xuống cấp của các quan
điểm tự do và dân chủ. Có lúc, nhiều người bị lừa gạt bằng cách suy nghĩ ngược
lại mới là đúng. Những người nhiệt tình ủng hộ sự nghiệp Đồng minh đều tuyên
bố cuộc chiến chống Đức là cuộc thập tự chinh thần thánh nhân danh quyền lợi
của nhân loại, đánh đổ chế độ quân phiệt và “chính phủ vô trách nhiệm”, bản
thân chiến tranh không có vẻ như chỉ thực hiện một số mục đích này. Không
những chế độ quân phiệt bị tiêu diệt ở các nước bại trận mà danh sách các nước
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 18/29
cộng hòa ở châu Âu ngày càng dài ra do có thêm Đức, Áo, Ba Lan, Phần Lan,
Thổ Nhĩ Kỳ và Tiệp Khắc Thậm chí nước Nga độc đoán nhất có lúc cũng chấp
nhận một chính phủ theo quan điểm tự do. Tuy nhiên, cho đến khi thấy được hầu
hết những tiến bộ dân chủ thì một thời gian dài chỉ là ảo tưởng. Di sản cuồng
loạn, oán giận, và thù ghét do chiến tranh để lại là bầu không khí tệ hại nhất có
thể nghĩ đến vì còn sót lại thái độ tôn trọng dành cho cá nhân hoặc thái độ tin
tưởng sự cai trị của quần chúng. Đau khổ do sự khắc nghiệt của hòa ước, các
nước thua trận tuyệt vọng không tin vào giá trị của tự do và phải tuân thủ lời kêu
gọi của chính phủ, xem đó là cách thoát khỏi những gì mà họ cho là nô dịch.
Nhưng chế độ dân chủ và tự do cũng không được bảo đảm thậm chí trong các
nước chiến thắng. Những năm chiến tranh hãi hùng phá vỡ hoàn toàn trật tự kinh
tế đến mức chính phủ Anh, Pháp bị lung lay tận gốc. Ngoài ra, sự hỗn loạn và
khó khăn do chiến tranh gây ra cùng với sự sụp đổ nhanh chóng của chế độ tự do
ở Nga, mở đường cho chủ nghĩa phát xít giành chiến thắng ở Ý và chủ nghĩa
quốc xã ở Đức. Hơn 20 năm sau khi ký thỏa thuận ngừng bắn, số phận của chế
độ dân chủ ở thế cân bằng hơn các giai đoạn khác từ giữa thế kỷ 19.
c. Sự trở về tình trạng vô chính phủ quốc tế
Những kết quả đầy thất vọng của chiến thắng và thịnh vượng. Không có
chiến thắng nào của phe Đồng minh năm 1918, cũng như sự thịnh vượng trong
thập niên 1920, mang lại hòa bình và tự do cho một thế giới thống khổ. Có lẽ,
trong phân tích sau cùng, cả hai đều là rào cản đối với một bất kỳ kết quả đáng
mong muốn nào như thế. Phe Đồng minh không để ý đến bài học thử thách
khủng khiếp dẫn mình đến thắng lợi. Do sự cám dỗ và lòng tham khuất phục,
người ta vứt bỏ chiến thắng. Thịnh vượng trong thập niên 1920 dựa trên những
nền tảng quái đản như thế và được phân phối xấu đến mức thảm họa kinh tế gần
như không tránh khỏi. Năm 1939 văn minh hiện đại đối mặt với một thử thách
quan trọng khác: khả năng tồn tại trong cuộc chạy đua với thảm họa.
d. Thế chiến thứ II
Tháng 9/1939, châu Âu một lần nữa bên bờ vực thẳm. Hòa ước 1919 -
1920 hóa ra chỉ là thỏa thuận ngừng bắn, lúc này hàng triệu người rơi vào cuộc
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 19/29
xung đột với mức chưa từng có. Tên gọi cuộc xung đột này theo nhiều người là
một tên gọi không chính xác. Đây không phải là chiến tranh thế giới lần thứ hai
trong lịch sử mà là một loạt cuộc chiến từ khi hệ thống nhà nước hiện đại ra đời.
Giáo sư Arthur M . Schlesinger ở đại học Harvard phát biểu rằng thật ra đây là
Thế chiến thứ 9. Chắc chắn một số cuộc xung đột như Chiến tranh 30 năm, Chiến
tranh 7 năm, và những Cuộc chiến Napoléon đều là chiến tranh thế giới, với các
đặc điểm giống hệt, chỉ khác tên gọi. Thế chiến I và II lôi kéo nhiều nước, nhưng
phần lớn đây là kết quả Â u hóa toàn cầu thực hiện trên một khu vực rộng hơn, do
đó hệ thống nhà nước châu Âu mở rộng hơn.
e. Chiến thắng tạo nên thế giới
Đặc điểm bi kịch của thế giới sau chiến tranh. Thế giới sau cuộc thử thách
gắt gao trong Thế chiến II không giống với giấc mơ của những người theo chủ
nghĩa lý tưởng đưa ra trong những ngày đầu xảy ra xung đột. Trên một diện tích
rộng bao la, là một thế giới đói khổ, sợ hãi, tro tàn và gạch vụn, thất vọng, đau
khổ và bạo lực. Hầu như không nơi nào tìm thấy chứng cứ Bốn tự do hoặc điều
khoản trong Hiến chương Đại Tây Dương được thực hiện. Hy vọng của quần
chúng ở các nước nghĩ rằng an ninh và hòa bình tự động sẽ đến khi cuộc tàn sát
kết thúc, lúc này hoàn toàn thất vọng. Sự phục hồi hoạt động chính trị sức mạnh
và sợ một cuộc chiến mới, sử dụng vũ khí hạt nhân và chất độc vi trùng, so với
thập niên 1930 gần như thanh bình và trật tự. Tuy nhiên, thế giới thời hậu chiến
không phải hoàn toàn thất vọng với thái độ bi quan. Một số chủ nghĩa lý tưởng
vẫn đang tồn tại, và đến lúc ấy vẫn còn hy vọng, kiên nhẫn và nỗ lực của nhiều
người có thiện chí sẽ chữa lành một số vết của quá khứ và có thể khởi đầu một
tương lai xán lạn hơn. Mức sống ở nhiều nơi trên thế giới được nâng cao, tiến bộ
ngoạn mục trong khoa học, và thành tựu tự quản của những “thuộc địa” trước
đây như Ấn Độ, Indies thuộc Hà Lan, và các nước châu Phi mới khuyến khích
nhiều người nghĩ rằng hy vọng ít nhất cũng có khả năng trở thành hiện thực phần
nào.
f. Văn hóa đương đại từ năm 1918
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 20/29
Sự tương quan giữa văn hóa với các yếu tố chính trị và kinh tế. Các năm
tiếp theo sau Thế chiến I tạo thành một trong những giai đoạn quan trọng nhất từ
sau Cách mạng Tin Lành. Thể chế và lý tưởng trông có lẻ vững chắc thì bị đứt
khỏi dây neo và có nguy cơ vỡ vụn. Chế độ dân chủ, chủ nghĩa tự do, thuyết duy
lý và chủ nghĩa cá nhân gần như bị tàn phá bởi trận hồng thủy hành vi man rợ và
thiếu lý trí. Chắc chắn các xu hướng văn hóa cũng phản ánh xu hướng chính trị
và kinh tế này. Vì thế, chúng ta nên nghĩ rằng triết lý văn học và nghệ thuật mang
đặc điểm bi quan và lúng túng, trong một số trường hợp đi kèm với sự thất vọng
và trong một số trường hợp khác là bước đi dò dẫm cố tìm đường thoát. Đồng
thời, cũng nên nêu rõ bản thân một số ảnh hưởng văn hóa một phần là nguyên
nhận gây ra sự xáo trộn đang thịnh hành. Chẳng hạn, nhiều học thuyết khoa học,
thường làm cho con người mất niềm tin vào lý trí, một công cụ để tiếp thu kiến
thức. Nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng của một số nhà lý thuyết phát triển sự sùng
bái sự phi lý, phủ nhận khả năng của chế độ dân chủ và biện minh cho cách cai
trị bằng vũ lực.
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 21/29
PHẦN III.
ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC DESCARTES ĐẾN NỀN
VĂN MINH PHƯƠ NG TÂY HIỆN ĐẠI
1. Tư tưởng triết học Descartes ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề của nền
văn minh phương Tây hiện đại
Những nước tiên tiến phương Tây phải thực hiện được ba cuộc cách
mạng: xã hội, văn hóa và khoa học kỹ thuật. Năng suất cao trong sản xuất do
nắm được khoa học từ công nghệ tiên tiến mà ra. Quan niệm được thành tựu
khoa học kỹ thuật phải dựa trên tư duy Descartes. Chính nhờ Descartes, ngay cả
khi ông ta dành rất nhiều trang cho việc chứng minh cho sự tồn tại của thượng
đế, chính nhờ Descartes mà ta có khả năng phân biệt cái đúng với cái sai, có khả
năng đấu tranh chống lại sự cuồng tín dưới mọi hình thức tôn giáo, chính trị, học
thuật và từ bỏ mọi định kiến. Một thế giới hiện đại theo đúng nghĩa được mọi
người chấp nhận phải là một thế giới duy lý. Người Phương Tây đã trải qua một
giai đoạn phát triển mạnh về kinh tế, văn hoá. Đỉnh cao phát triển nằm vào
khoảng cuối những năm sáu mươi đầu những năm bảy mươi trước cuộc khủng
hoảng năng lượng. Sự phát triển mạnh về văn hoá và kinh tế ấy kéo theo nhiều
hậu quả không hay cho quan hệ giữa con người với nhau, chẳng hạn sự lu mờ về
nhân cách, sự thiếu trí tưởng tượng, sự bần cùng về trí tuệ, sự sùng bái hàng tiêu
dùng Mỹ - Nhật vân vân…Cuối cùng người ta tìm ra kẻ đưa đầu chịu báng, đó là
chủ nghĩa duy lí. Trước tình hình đó người ta chê trách Descartes, gán cho ông
đủ thứ tôi, kỳ thực người ta sai lầm to. Thực vậy, Descartes cũng như các nhà
triết học tạo ra các hệ tư tưởng riêng chỉ đại diện cho một cách ứng xử giữa muôn
vàn cách ứng xử khác nhau của nhân loại. Lối ứng xử kiểu Descartes là lối ứng
xử quan trọng nhất nhưng không duy nhất. Bị bão hoà trong lối ứng xử
Descartes, người Phương Tây có thể cho phép mình tản mạn đôi tí, hướng theo
chủ nghĩa tình cảm hơn là lí trí, lãng mạn đôi tí, tóm lại là phản duy lí đôi tí. M ột
số kẻ muốn “lùi về với thiên nhiên”, trào lưu “xanh” vì môi trường phát triển
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 22/29
mạnh. Nhưng ta chớ quên qui luật muôn đời đúng cho cả lĩnh vực tự nhiên lẫn xã
hội: một xã hội con người giống như một cơ thể sống, luôn có nhu cầu tự điều
chỉnh. Nơi nào có gì thái quá sẽ có cái hãm. Thế giới tiến hoá không tuỳ thuộc ý
chí người này người nọ, thế giới tiến lên phía trước với những khúc quanh và
những điểm dừng. Có người muốn thế giới tụt lùi nhưng sẽ toi công. Đối với xã
hội chúng ta hiện nay, hướng đi là theo con đường duy lý.
Ảnh hưởng về ngôn ngữ học với công trình nổi tiếng của Noam Chomsky
có tên là “Ngôn ngữ học theo xu hướng Descartes”. Cuộc cách mạng của
Saussure vào đầu thế kỷ 20 làm thay đổi phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học,
từ chỗ nghiên cứu tản mạn dựa trên so sánh lịch sử đến chỗ trở thành một khoa
học thực sự ngôn ngữ dựa trên chủ nghĩa cấu trúc. Cách tiếp cận mới về ngôn
ngữ này cho phép tạo ra nhiều phát kiến. Nhưng rồi cũng bị bế tắc. Thay vào đó
là môn tâm lý học hành vi với tư tưởng Descartes Chomsky nghiên cứu ngôn ngữ
qua một số vấn đề khái quát trên cơ sở lý thuyết tạo sinh – chuyển đổi. Từ đó ông
tìm tòi cái phổ quát của ngôn ngữ và mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy.
Chomsky tuyên bố “…Có một hố ngăn cách giữa một bên là hệ thống các ý niệm
mà ta có được một cách đầy đủ và bên kia là bản chất trí tuệ con người… Nắm
được một ý kiến tương tự là nhờ triết học Descartes. Descartes cũng sớm nhận ra
rằng nghiên cúu tư duy đặt chúng ta đối mặt với tính chất phức tạp chứ không
phải đối mặt với các mức độ phức tạp”.
Năm 1637 lần đầu tiên cuốn “Phương pháp luận” ra đời, cuốn sách đó
được coi như bản tuyên ngôn của chủ nghĩa duy lí. M ốc lịch sử này luôn làm ta
ghi nhớ bởi lẽ nó là mốc quan trọng nhất của triết học Descartes. Chúng ta nhớ
lại rằng vào thời Descartes do những cản trở về dân trí mọi mưu toan chủ trương
thuyết duy lí được xem như thách thức trật tự xã hội, thách thức giáo hội. Không
có gì đáng ngạc nhiên khi thấy Descaertes, đi vòng quanh trước khi đạt đến đích.
Đằng sau câu nói nổi tiếng “Cogito ergo sum” (Tôi nghĩ. Vậy tôi tồn tại) và sự
tồn tại của thượng đế ẩn chứa nhiều điều mà may thay những kẻ giáo điều không
nhìn thấy. Về sự hồi sinh của tư tưởng Descartes trong trong thời đại hiện nay, nó
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 23/29
được biểu hiện bằng sự khôi phục mạnh mẽ phẩm chất con người. Tất cả muốn
nói lên rằng lương tri không hoàn toàn rời bỏ con người.
Chủ nghĩa duy lý và thuyết nhị nguyên của René Descartes: Có lẽ không
cần phải tưởng tượng quá nhiều, chúng ta cũng có thể cho rằng Cách mạng tư
tưởng là một mối quan hệ của ba cha đẻ, René Descartes, Huân tước Isaac
Newton và John Locke. Sau này có nhiều phần nói về Newton và Locke. Bây giờ
chúng ta cần khảo sát lời dạy René Deseartes, người lính của tương lai, nhà toán
học, kiêm nhà vật lý, là người luôn ủng hộ chủ nghĩa duy lý trong triết học. Dĩ
nhiên, ông không phải là người đầu tiên cho rằng lý trí là con đường dẫn đến kiến
thức nhưng chủ nghĩa duy lý của ông khác với chủ nghĩa duy lý của các nhà tư
tưởng ban đầu - chẳng hạn những người thuộc trường phái triết học kinh viện - ở
chỗ là các nhà kinh viện ngăn chặn uy quyền cứng nhắc. Tin rằng cả quan điểm
truyền thống lẫn kinh nghiệm thông thường của nhân loại là những hướng dẫn
không đáng tin, ông quyết định thông qua một phương pháp mới hoàn toàn khách
quan. Phương pháp này là công cụ suy luận thuần túy trong toán học, bao gồm
khởi đầu bằng những sự thật đơn giản, tự nó đã hiển nhiên, hoặc được xem như
tiên đề, như trong hình học, rồi sau đó lập luận từ những tiên đề này để đi đến kết
luận cụ thể. Descartes cho rằng mình đã tìm thấy một tiên đề như thế trong
nguyên tắc nổi tiếng của ông: “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại” (cogsto ergo sum).
Từ tiên đề này, ông cho rằng có thể suy luận ra một tập hợp kiến thức phổ thông
vững chắc - chẳng hạn để chứng minh rằng Chúa đang tồn tại rằng con người là
động vật biết suy nghĩ, và trí tuệ khác với vật chất. Ông tuyên bố rằng, những
chân lý này là đúng, không thể sai lầm được cũng như những chân lý trong hình
học không bao giờ sai lầm, vì chúng là kết quả của cùng một phương pháp không
phạm sai lầm.
Quan niệm vũ trụ theo thuyết cơ giới của Descartes: Nhưng Descartes có
vai trò quan trọng không những là cha đẻ ra chủ nghĩa duy lý mới, ông còn là
người đưa ra quan niệm vũ trụ theo thuyết cơ giới. Ông cho rằng toàn bộ thế giới
vật chất, hữu cơ cũng như vô cơ, đều có thể được định nghĩa bằng sự mở rộng và
chuyển động. Có lần ông tuyên bố: “Hãy cho tôi sự mở rộng và chuyển động, tôi
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 24/29
sẽ kiến tạo thế giới”. Ông khẳng định, toàn bộ khối vật chất tự nhiên luôn di
chuyển không ngừng theo một loạt xoáy nước hay cơn lốc, một số nhỏ vô hạn và
số khác đủ lớn đến mức mang được cả hành tinh xoay quanh mặt trời. Mỗi sự vật
riêng biệt - một thái dương hệ, một vì sao, bản thân trái đất – là một cỗ máy tự
vận hành do một lực đẩy phát sinh từ chuyển động nguyên thủy do Chúa ban cho
vũ trụ. Descartes thậm chí không loại trừ thể xác của động vật và con người ra
khỏi mẫu thuyết cơ giới chung này. Toàn bộ thế giới tự nhiên là một. Hành vi của
động vật và phản ứng cảm xúc của con người tự động tuôn trào từ kích thích bên
trong ra kích thích bên ngoài. Tuy nhiên, ông khẳng định con người khác với mọi
sinh vật khác ở chỗ có được khả năng lập luận. Trí tuệ không phải là một hình
thức vật chất, mà là một thực thể hoàn toàn tách biệt do Chúa cấy vào cơ thể
người. Trí tuệ nằm ở tuyến yên, trong vùng phía trên sọ não. Cùng với thuyết nhị
nguyên trí tuệ và vật chất này, Descartes cũng tin vào các ý tưởng bẩm sinh. Ông
cho rằng chân lý hiển nhiên không có mối quan hệ nào vôi kinh nghiệm nhận
cảm phải mang tính cố hữu trong bản thân trí tuệ. Người ta không học chúng
bằng cách sử dụng giác quan, nhưng nhận thức chúng theo bản năng vì chúng là
một bộ phận trong công cụ trí tuệ từ lúc mới sinh.
2. Ảnh hưởng của triết học Descartes đối với tư tưởng của các nhà triết học
khác
Con đường của một chủ thuyết duy lý tân thời do Descartes vạch ra như
thế, đã được các triết gia nối gót, từ M alebranche, Leibniz, Spinoza và Kant mãi
cho tới chủ nghĩa duy tâm lý của Brentano và vì thế đã biến Descartes trở thành
cha đẻ của nền triết học về ý thức trong thời tân đại. Điều đó cũng muốn nói lên
rằng chính trong sự nổ lực phát huy một nền triết học vô chủ quan tính như
chúng ta tìm gặp trong Hiện Tượng Luận của Edmund Husserl, luôn luôn lại phải
tìm đến nương tựa nơi đường lối tư tưởng Descartes.
Nhưng ngay cả đến những nổ lực khác tìm cách vượt qua quan điểm duy
lý của Descartes, như chủ nghĩa thực dụng hay sự chối bỏ sự nhận thức chắc
chắn của Popper và Derrida cũng sẽ chỉ là một điều không tưởng nếu không có
Descartes. Bởi vì vấn nạn còn để ngỏ chưa được giải đáp là trong mức độ nào
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 25/29
hay đến điểm nào thì trong những tranh cãi hiện thời về sự phê bình lý trí hay về
sự tự quyết của con người (gợi lên bởi sự khảo cứu về thần kinh học) dưới lớp vỏ
mang màu sắc của ý niệm mới như nhị nguyên luận: “Nảo bộ-tinh thần” (một
điều xem ra không có gì khác với nhị nguyên luận của Descartes: “Thể xác-linh
hồn”) thì không phải là sự tái xuất hiện vấn nạn cũ mà Descartes đã nêu lên hay
sao? Nếu sự thật của vấn đề hoàn toàn đúng như vậy, thì bấy giờ rất đáng cho
chúng ta phải suy nghĩ lại về điều đó, cả đến việc phải chấp nhận những câu giải
đáp mà Descartes đã tiên đoán trước với sự trân trọng.
Ở phương Tây, cho đến nay người vẫn trung thành với định nghĩa của nhà
khoa học, nhà triết học lớn Descartes về siêu hình học. Trong nhưng nguyên lý
của triết học Descartes viết: "Toàn thể triết học như một cái cây mà rễ là siêu
hình học, thân là hình nhi hạ học". Trước hết, đó là những sự vật như bản thể nói
chung, nhất là Thượng đế, là những bản thể tinh thần được làm ra từ hình ảnh của
Người (Bossuet), đó là toàn thể những tri thức do năng lực nhận thức a priori đưa
lại (Kant), đó là tri thức trực giác của cái tuyệt đối và một cách ưu tiên của cái
tinh thần (Bergson). Còn có thể kể tiếp nhiều ý tưởng tương tự. Tất cả các chân
lý của siêu hình học, nói như Husserl, đều là cái bất biến, nói như J.P. Sartre, là
cái vô bằng, nó là nguyên nhân của chính nó.
Chủ nghĩa duy lý là một chủ nghĩa rộng lớn thâm nhập vào nhiều dòng tư
tưởng và trải qua nhiều thế kỷ : có chủ nghĩa duy lý Descartes, có chủ nghĩa duy
lý Kant, chủ nghĩa duy lý Hegel, chủ nghĩa duy lý Marx và chủ nghĩa duy lý hiện
nay. Ở đây chỉ xét chủ nghĩa duy lý trong thế kỷ XVII, ở Tây Âu (nhất là ở
Pháp), trên phương diện nó nối tiếp chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng và mở
đường dần cho chủ nghĩa dân chủ sau này. Chủ nghĩa duy lý (từ chữ Latinh
rationalis-hợp lý, ration, lý trí) là xu hướng triết học lấy lý trí làm cơ sở cho nhận
thức và ứng xử của con người. Nó đối lập với chủ nghĩa phi lý và chủ nghĩa duy
cảm. Chống lại chủ nghĩa kinh viện và giáo điều tôn giáo thời Trung cổ, chủ
nghĩa duy lý thế kỷ XVII xuất phát từ tư tưởng về trật tự tự nhiên- chuỗi nguyên
nhân khách quan chi phối toàn thế giới. Theo chủ nghĩa duy lý, sự hiểu biết khoa
học (tức là khách quan, tổng quát, tất yếu) chỉ có thể đạt được nhờ lý trí. Lý trí-
chứ không phải thực tiễn và kinh nghiệm, không phải thần thánh- là nguồn gốc
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 26/29
của tri thức và tiêu chuẩn chân lý của nó. Chủ nghĩa duy lý về sau bị phê phán ở
hai nhược điểm : tách nhận thức khỏi cảm giác, tách nhận thức lý tính khỏi nhận
thức cảm tính ; chưa triệt để duy vật mà quan niệm duy tâm về nguồn gốc các tư
tưởng, coi tư tưởng xuất phát từ những tư tưởng bẩm sinh.
Chủ nghĩa duy lý là một trong những nguồn gốc triết học của hệ tư tưởng
khai trí với những ý niệm về tự do, dân chủ, giải phóng con người.
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 27/29
KẾT LUẬN
Giống như Nhà triết học M artin Heidegger đã nhận xét rằng không có
Descartes, “thì sẽ không thể nào có thế giới hiện đại” đặc biệt đối với nền văn
minh phương Tây hiện đại. Triết học Descartes đã giải quyết hậu quả không hay
cho quan hệ giữa con người với nhau do sự phát triển mạnh về văn hoá và kinh
tế. Descartes đã thật sự đề cao con người và trong con người, coi trọng cái theo
ông là tiêu biểu nhất, làm con người khác với cây cỏ và động vật khác, là tư duy,
lý trí. Tư tưởng duy lý Descartes không chỉ tỏa sáng lúc ông đang sống mà ảnh
hưởng về lâu dài đến toàn bộ triết học nước Pháp, đến triết học nói chung «Triết
học Pháp bắt đầu từ Descartes bởi vì triết học nói gọn bắt đầu từ Descartes». Chủ
nghĩa duy lý Descartes là xu hướng triết học lấy lý trí làm cơ sở cho nhận thức và
ứng xử của con người, nó ảnh hưởng đến chủ nghĩa duy lý Kant, chủ nghĩa duy
lý Hegel, chủ nghĩa duy lý M arx và chủ nghĩa duy lý hiện nay. Nó đối lập với
chủ nghĩa phi lý và chủ nghĩa duy cảm. Chủ nghĩa duy lý là một trong những
nguồn gốc triết học của hệ tư tưởng khai trí với những ý niệm về tự do, dân chủ,
giải phóng con người.
Descartes cũng là người mở đường cho phương pháp khoa học hiện đại
với bốn nguyên lý của lý trí: tính hiển nhiên, rõ ràng; phân tích; tổng hợp; tính
đến tất cả các yếu tố, không bỏ sót cái nào. Đối với ông, chỉ được thừa nhận là
chân lý cái gì đã thật là hiển nhiên, rõ ràng, không bắt bẻ được. Mà tính hiển
nhiên, rõ ràng ấy được cho ta không phải bởi kinh nghiệm, cuộc sống, nó do trời
phú, do bẩm sinh. Thời nay, bốn nguyên lý này có vẻ bình thường nhưng ở thời
Descartes, đó là cả «một cuộc cách mạng tư duy chấm dứt thời đại giáo điều»:
người ta không còn xét tính chân lý bằng cách so nó với các kinh kệ, với lý lẽ các
nhà hiền triết cổ Hy-La hay Trung cổ.
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng do sự hạn chế về chủ quan
cũng như khách quan nên chắc chắn tiểu luận này chưa thể giải quyết được mọi
vấn đề như mong đợi. Tác giả xin được sự góp ý của Thầy giáo.
Trân trọng cảm ơn./.
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 28/29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình giảng dạy “Khái lược lịch sử triết học phương Tây” của TS. Bùi
Văn Mưa;
2. Sách “Lịch sử triết học Phương tây” của tác giả Nguyễn Tiến Dũng do Nhà
xuất bản Thành phố Hồ Chí M inh phát hành;
3. Tài liệu về “Nền văn minh phương Tây hiện đại” đăng trên website Bách
khoa tri thức (www.bachkhoatrithuc.vn);
4. Bài viết của ông Phạm Minh Tuấn đăng trên website www.vietsciencies.org;
5. Tài liệu về triết gia René Descartes trên Bách khoa toàn thư mở Kiwipedia;
6. Bài viết về “Descartes, tổ triết học nước Pháp” của ông Phạm Quỳnh đăng
trên website www.chungta.com.vn;
7. Và một số tài liệu sưu tập trên mạng khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dt13_truongquangkhanh_d1k19_6826.pdf