Tuần hoàn của tư bản hàng hóa - ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Tư bản là quan hệ sản xuất xã hội và nó luôn luôn vận động và lớn lên không ngừng. Trong quá trình tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau và liên tục chuyển từ hình thái này sang hình thái khác. Đó là sự tuần hoàn tư bản. Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản trải qua 3 giai đoạn, lần lượt mang 3 hình thái và thực hiện ba chức năng để rồi quay trở về hình thái ban đầu với giá trị không chỉ được bảo tồn mà còn tăng lên. Trong các loại tư bản chỉ có tư bản công nghiệp mới có hình thái tuần hoàn đầy đủ gồm ba giai đoạn. Tư bản công nghiệp là hình thái tư bản duy nhất không chỉ chiếm đoạt giá trị thặng dư mà còn tạo ra giá trị thặng dư. Trong sự vận động của tư bản công nghiệp mỗi hình thái của tư bản đều có thể làm điểm mở đầu và kết thúc của tuần hoàn tư bản, tạo nên các hình thái tuần hoàn khác nhau của tư bản công nghiệp. Tuần hoàn tư bản tiền tệ: Tuần hoàn tư bản sản xuất: Tuần hoàn tư bản hàng hoá

doc9 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7817 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần hoàn của tư bản hàng hóa - ý nghĩa lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Lý thuyết kinh tế của Các Mác II Nhóm 3 – K52 KTCT ( Nguyễn Thị Lý Nguyễn Thanh Nhàn Bùi Thị Phương Dung Bùi Thị Thu Trang Đào Thu Phương ) Chủ đề: Tuần hoàn của tư bản hàng hóa Tuần hoàn của tư bản: Tư bản là quan hệ sản xuất xã hội và nó luôn luôn vận động và lớn lên không ngừng. Trong quá trình tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau và liên tục chuyển từ hình thái này sang hình thái khác. Đó là sự tuần hoàn tư bản. Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản trải qua 3 giai đoạn, lần lượt mang 3 hình thái và thực hiện ba chức năng để rồi quay trở về hình thái ban đầu với giá trị không chỉ được bảo tồn mà còn tăng lên. Trong các loại tư bản chỉ có tư bản công nghiệp mới có hình thái tuần hoàn đầy đủ gồm ba giai đoạn. Tư bản công nghiệp là hình thái tư bản duy nhất không chỉ chiếm đoạt giá trị thặng dư mà còn tạo ra giá trị thặng dư. Trong sự vận động của tư bản công nghiệp mỗi hình thái của tư bản đều có thể làm điểm mở đầu và kết thúc của tuần hoàn tư bản, tạo nên các hình thái tuần hoàn khác nhau của tư bản công nghiệp. Tuần hoàn tư bản tiền tệ: Tuần hoàn tư bản sản xuất: Tuần hoàn tư bản hàng hoá Tuần hoàn của tư bản tiền tệ: T- T: Mở đầu và kết thúc đều là tiền. Sự vận động của tư bản biểu hiện ra là sự vận động của tiền. Hàng hoá hay sản xuất chỉ là các yếu tố trung gian không thể tránh được. Đây là hình thái đặc trưng nhất nổi bật nhất, nêu rõ được mục đích của tuần hoàn TBCN là làm tăng giá trị và tạo ra giá trị thặng dư. Nhưng đây là hình thái phiến diện nhất, che giấu quan hệ bóc lột TBCN. Tuần hoàn tư bản sản xuất: SX- ….-SX. Mở đầu và kết thúc quá trình tuần hoàn là sản xuất, vận động của tư bản biểu hiện ra là sự vận động không ngừng của sản xuất hàng hoá, và tiền tệ chỉ là yếu tố trung gian, toàn bộ quá trình lưu thông H- T- H chỉ là điều kiện cho sản xuất. Tuần hoàn của tư bản không chỉ ra được động cơ, mục đích vận động của tư bản là tăng giá trị và tạo ra giá trị thặng dư, nhưng lại làm rõ được nguồn gốc của tư bản. Nguồn gốc đó là lao động công nhân tích luỹ lại. Nếu chỉ xét riêng tư bản sản xuất ta có thể bị nhầm lẫn mục đích của tư bản là sản xuất, trung tâm của vấn đề là sản xuất nhiều và rẻ, có trao đổi là trao đổi sản phẩm để sản xuất được liên tục Tuần hoàn tư bản hàng hoá: Mở đầu và kết thúc giai đoạn là hàng hoá. Vận động của tư bản biểu hiện ra là sự vận động của hàng hoá. Hình thái tuần hoàn này nhấn mạnh vai trò của lưu thông hàng hoá và tính liên tục của lưu thông. Quá trình sản xuất và lưu thông của tiền tệ chỉ là điều kiện cho lưu thông hàng hoá. Quá trình tuần hoàn tư bản hàng hoá vạch rõ sự lưu thông hàng hoá là điều kiện thường xuyên của sản xuất và tái sản xuất, song quá nhấn mạnh vai trò của lưu thông hàng hoá: mọi yếu tố của quá trình sản xuất đều do lưu thông hàng hoá và chỉ gồm có hàng hoá. Tư bản hàng hoá Hình thái của tư bản là hàng hoá, trong đó chứa đựng giá trị thặng dư. Hàng hoá được sản xuất ra trong giai đoạn thứ hai nhà tư bản cần phải bán đi để thu tiền về. Quá trình lưu thông đó có thể trình bày như sau: H’-T’. Chức năng của tư bản hàng hoá là thông qua việc bán hàng hoá đã sản xuất ra để: Một là, hoàn lại cho nhà tư bản dưới hình thái tiền tệ số tư bản đã bỏ ra lúc đầu để sản xuất. Hai là, thực hiện giá trị thặng dư đã được sáng tạo ra trong quá trình sản xuất. Lần thứ ba tư bản thay đổi hình thái tồn tại của nó. Tư bản trở lại hình thái tư bản tiền tệ. Nhưng bây giờ số tiền của nhà tư bản đã lớn hơn số lượng nguyên có trước kia. Mục đích thu về giá trị thặng dư của các nhà tư bản đã đạt được. Tư bản đã trở lại trong tay chủ nó với một khối lượng lớn hơn. Nhưng để thoả mãn lòng thèm khát vô hạn giá trị thặng dư người ta lại bỏ T’ đó mua tư liệu sản xuất và toàn bộ quá trình lại bắt đầu. Công thức chung của tuần hoàn của tư bản hàng hóa là: H’ – T’ – H …..sx…..H’’. Hàng hoá là điểm mở đầu và kết thúc của tuần hoàn tư bản. Nhưng H’, H’’ không phải là hàng hoá thông thường mà nó mang giá trị thặng dư, tức là tư bản hàng hoá. Trong tuần hoàn của tư bản hàng hoá, tiền tệ và sản xuất chỉ là điều kiện cần thiết của lưu thông hàng hoá. H’ –T’ bao gồm hành vi trao đổi nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản xuất, và hành vi trao đổi nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Do đó, tuần hoàn của tư bản hàng hoá không chỉ phản ánh vận động của tư bản cá biệt mà còn có thể được sử dụng để nghiên cứu vận động của tư bản xã hội. Tiếp cận vấn đề theo nghiên cứu của Mác. Đối tượng nghiên cứu: Tuần hoàn của tư bản hàng hóa là một hình thái vận động đặc biệt của tư bản công nghiệp. Trong tuần hoàn của tư bản tiền tệ, sự vận động của tư bản công nghiệp được biểu hiện thành sự vận động của tiền tệ, tiền “đẻ ra” tiền mới bằng chính sự lưu thông của chính nó. Trong tuần hoàn của tư bản sản xuất, sự vận động đó được biểu hiện dưới hình thức quá trình sản xuất liên tục, dưới hình thức tái sản xuất. Nhưng tuần hoàn của tư bản công nghiệp còn biểu hiện sự vận động của những khối lượng hàng hóa. Mặt vận động đó của tư bản công nghiệp thể hiện ở tuần hoàn của tư bản hàng hóa, tức là tuần hoàn của tư bản công nghiệp biểu hiện thành tuần hoàn của tư bản hàng hóa, thành sự vận động của các khối lượng hàng hóa. Cả tuần hoàn của tư bản tiền tệ lẫn tuần hoàn của tư bản sản xuất đều bao gồm lưu thông hàng hóa, nhưng ở đó, lưu thông hàng hóa chỉ được coi như là điều kiện cần thiết cho sự vận động của tư bản tiền tệ và để cho sản xuất được liên tục. Ngược lại, trong tuần hoàn của tư bản hàng hóa, sự vận động của tiền tệ và sự sản xuất liên tục biểu hiện thành những nhân tố cần thiết trong sự vận động của các khối lượng hàng hóa. Trình tự nghiên cứu: Mác nghiên cứu 2 vấn đề: Các giai đoạn lưu thông kế tiếp nhau theo một trình tự như thế nào trong tuần hoàn này; và tổng lưu thông và sản xuất nối tiếp nhau như thế nào. Sau đó, Mác làm rõ đặc điểm của điểm xuất phát của tuần hoàn của tư bản hàng hóa, và vạch rõ tính đặc thù của hình thái vận động này của tư bản công nghiệp. Trình tự kế tiếp nhau của ba giai đoạn tuần hoàn: Công thức chung của tuần hoàn của tư bản hàng hóa là: H’ – T’ – H …..Sx…..H’’. Trong tuần hoàn của tư bản hàng hóa, thứ nhất, sản xuất nằm giữa H’ và H”, tức là sản xuất là điều kiện của lưu thông hàng hóa liên tục. Thứ hai, cả hai giai đoạn lưu thông, tức tổng lưu thông đi trước sản xuất, lưu thông quyết định tính chất và quy mô của sản xuất. Tính đặc thù của điểm xuất phát của tuần hoàn của tư bản hàng hóa: - Điểm xuất phát của tuần hoàn của tư bản tiền tệ bao giờ cũng là T, chứ không phải là T’. Tiền sở dĩ trở thành tư bản vì nó chuyển hóa thành H bao gồm SLĐ và TLSX, nó sẽ còn mang lại giá trị thặng dư. - Điểm bắt đầu tuần hoàn của tư bản sản xuất bao giờ cũng là Sx, chứ không phải là Sx’. Trong Sx….Sx’, thì Sx’ có nghĩa là tư bản sản xuất đã được tăng thêm một phần hoặc toàn bộ khối lượng giá trị thặng dư; nhưng nó chỉ có ý nghĩa như vậy khi nó luôn là điểm kết thúc tuần hoàn. Là điểm bắt đầu tuần hoàn, Sx chỉ có nghĩa là giá trị thặng dư lại được sản xuất ra, vì vậy, Sx là tư bản, chứ hoàn toàn không phải vì Sx đã tăng lên do kết quả của tuần hoàn trước. - Tuần hoàn của tư bản hàng hóa: Điểm bắt đầu tuần hoàn bao giờ cũng là H’, chứ không phải H. H’ có nghĩa là: Giá trị tư bản đã tự lớn lên; và giá trị tư bản ấy còn ở dưới hình thái hàng hóa, nó cần phải được thực hiện, phải được chuyển hóa thành T’. Tuần hoàn của tư bản hàng hóa không bắt đầu đơn thuần bằng một giá trị tư bản mà bằng một giá trị tư bản đã tăng lên và nằm dưới hình thái hàng hóa, bao gồm không những tuần hoàn của giá trị tư bản dưới hình thái hàng hóa mà còn cả tuần hoàn của giá trị thặng dư . Do đó, tư bản hàng hóa bao giờ cũng là giá trị tư bản đã lớn lên, bao giờ cũng là H’ không những ở cuối tuần hoàn mà ở cả đầu tuần hoàn. Đặc điểm của tuần hoàn của tư bản hàng hóa: Tuần hoàn của tư bản tiền tệ là một vòng hoàn chỉnh, đóng kín; nó bắt đầu bằng giá trị dưới hình thái tiền tệ và kết thúc bằng giá trị đã lớn lên cũng dưới hình thái tiền tệ. Trong hình thái I, tức là T…..T’, quá trình sản xuất nằm ở giữa hai giai đoạn bổ sung cho nhau nhưng lại đối lập với nhau của lưu thông của tư bản; quá trình sản xuất đó chấm dứt trước khi giai đoạn cuối cùng H’ – T’ bắt đầu. Tiền được ứng ra làm tư bản trước hết là cho những yếu tố sản xuất, những yếu tố sản xuất này chuyển thành sản phẩm hàng hóa và sản phẩm hàng hóa này lại chuyển hóa trở lại thành tiền. Đó là một tuần hoàn kinh doanh hoàn chỉnh mà kết quả là tiền có thể dùng vào tất cả mọi việc và cho tất cả mọi người. T…..SX……T’ cũng rất có thể là tuần hoàn cuối cùng, kết thúc chức năng của một tư bản cá biệt khi người ta không kinh doanh nữa, cũng như có thể là tuần hoàn đầu tiên của một tư bản cá biệt lần đầu tiên mới bắt đầu hoạt động. Tổng vận động ở đây là T….T’, tức là từ một số tiền nhất định đến một số tiền lớn hơn. Trong tuần hoàn của tư bản sản xuất, nổi bật lên sự liên tục của các vòng quay. Sx cuối cùng là sự tổng hợp các yếu tố của sản xuất. Các yếu tố ấy bắt đầu hoạt động trong quá trình sản xuất, tức là bắt đầu sự tuần hoàn mới của tư bản sản xuất. Trong hình thái II, tức là SX…..H’…..T’……H……SX( SX’), toàn bộ quá trình lưu thông nằm sau SX thứ nhất và trước SX thứ hai; nhưng nó tiến hành theo trật tự ngược lại với trật tự trong hình thái I. SX đầu là tư bản sản xuất và chức năng của nó là quá trình sản xuất, tức là điều kiện tiên quyết của quá trình lưu thông tiếp theo sau đó. Ngược lại, SX cuối không phải là quá trình sản xuất; nó chỉ là sự trở lại của tư bản công nghiệp dưới hình thái tư bản sản xuất. Hơn nữa, SX đó là kết quả của sự chuyển hóa đã diễn ra trong giai đoạn lưu thông cuối cùng, - sự chuyển hóa của giá trị tư bản thành SLĐ + TLSX, thành những yếu tố chủ quan và khách quan, những yếu tố khi kết hợp lại thì hình thành hình thái tồn tại của tư bản sản xuất. Tư bản dù là SX hay SX’, ở cuối tuần hoàn cũng lại xuất hiện dưới hình thái trong đó nó phải hoạt động trở lại với tư cách là tư bản sản xuất, phải thực hiện quá trình sản xuất. Trong hình thái III, tức là H’- T’- H…..SX….H’, tuần hoàn bắt đầu bằng hai giai đoạn của quá trình lưu thông. Hai hình thái này của tuần hoàn đều chưa hoàn thành vì chúng không kết thúc bằng T’, nghĩa là bằng một giá trị tư bản đã tăng lên, được chuyển hóa trở lại thành tiền. Vậy cả hai hình thái đều phải được tiếp tục, và chính vì vậy chúng đã bao hàm tái sản xuất. Tổng tuần hoàn trong hình thái III là H’…H’ Trong tuần hoàn của tư bản hàng hóa có sự liên tục của lưu thông. H’- Điểm bắt đầu tuần hoàn, và H” – điểm kết thúc tuần hoàn biểu hiện một khối lượng giá trị sử dụng được sản xuất không phải để tự mình tiêu dùng, mà để bán. H’ không thể nằm lại trong tay chủ xí nghiệp đang cần bán nó, nó cần phải bắt đầu một tuần hoàn mới. Sự liên tục của lưu thông cũng có nghĩa là sự liên tục của mối quan hệ với những người sản xuất hàng hóa khác. Trong hình thái hàng hóa của tuần hoàn tư bản, mối quan hệ ấy là bản chất và nội dung cơ bản của hình thái ấy. Tóm lại: Điều phân biệt hình thái III với hình thái I và II là: chỉ trong tuần hoàn này thì điểm xuất phát của quá trình làm tăng thêm giá trị mới là giá trị tư bản đã tăng thêm giá trị, chứ không phải là giá trị tư bản ban đầu còn đang phải tăng thêm giá trị. Trong hình thái I và II, tổng vận động biểu hiện ra là vận động của giá trị tư bản ứng trước. Trong hình thái III, tư bản đã tăng thêm giá trị thể hiện ra dưới dạng tổng sản phẩm hàng hóa, cấu thành điểm xuất phát và mang hình thái tư bản đang vận động, hình thái tư bản hàng hóa. Chỉ sau khi nó đã chuyển hóa thành tiền, thì sự vận động này mới tách ra thành vận động của tư bản và vận động của thu nhập. Trong hình thái này, sự phân phối đều nằm trong tuần hoàn của tư bản. Trong T…T’ đã có khả năng mở rộng tuần hoàn tùy theo đại lượng của cái phần T sẽ gia nhập tuần hoàn mới. Trong SX…..SX, SX có thể mở đầu tuần hoàn với một giá trị như cũ, thậm chí với một giá trị có thể ít hơn, nhưng nó vẫn có thể đại biểu cho tái sản xuất trên quy mô mở rộng. Ngược lại, nếu những yếu tố của sản xuất trở nên đắt hơn, thì một tư bản sản xuất đã tăng lên về mặt giá trị lại có thể đại biểu cho tái sản xuất trên một quy mô bị thu hẹp lại xét về mặt vật chất. Đối với H…H’ cũng như vậy. Trong H…H’, tư bản dưới hình thái hàng hóa là tiền đề của sản xuất, và với tư cách là tiền đề, hình thái đó lại quay trở lại cũng trong tuần hoàn ấy trong H thứ hai. Nếu H đó chưa được sản xuất ra hay chưa được tái sản xuất, thì tuần hoàn sẽ đình lại; H này phải được tái sản xuất ra, mà phần lớn là thành H’ của một tư bản công nghiệp khác. Trong tuần hoàn đó, H’ tồn tại thành điểm xuất phát, điểm quá độ và điểm cuối cùng của vận động, vì vậy, nó bao giờ cũng có mặt. Nó là điều kiện thường xuyên của quá trình tái sản xuất. 3.6. Đặc trưng chung của hàng hóa: Công thức mở rộng của tuần hoàn của tư bản hàng hóa có dạng: H____ SLĐ H’ ______T’ T_____H …..SX………H’ TLSX h_____ t______h Giá trị tư bản đã lớn lên- H’, chia thành H và h: H là giá trị tư bản, h là giá trị thặng dư. Vì vậy, một khối lượng hàng hóa hoặc một bộ phận hàng hóa này có thể coi là giá trị tư bản, còn một khối lượng hoặc một bộ phận hàng hóa khác có thể coi là giá trị thặng dư. Do đó, toàn bộ khối lượng hàng hóa cũng như những bộ phận riêng biệt của nó bao giờ cũng như những mẫu hàng riêng biệt của nó bao giờ cũng chứa đựng giá trị tư bản và giá trị thặng dư, hoặc biểu hiện mối quan hệ của hai tư bản: tư bản ứng trước và tư bản đã lớn lên. Vì vậy, H’ bao giờ cũng chuyển hóa thành T’, chứ không thành T và t. Điều này đã được phản ánh trong công thức : H H’ __T’. h H và h chỉ rõ rằng H’ gồm có những bộ phận nào và trong thực tế nó có thể phân chia thành những bộ phận nào; còn T’ thì chỉ rõ rằng H’ bao giờ cũng chuyển hóa thành T’, giá trị tư bản lưu thông cùng với giá trị thặng dư. Tuy nhiên, T’ trên thực tế tách ra thành giá trị tư bản –T và giá trị thặng dư – t; cho nên khi T’ biến thành H’ thì hoàn thành quá trình tự lớn lên của giá trị, quá trình này là sự thống nhất giữa sản xuất và lưu thông. Sau giai đoạn đầu H’- T’, tuần hoàn của tư bản hàng hóa chia thành lưu thông của giá trị tư bản và lưu thông của giá trị thặng dư SLĐ T H …Sx…….H’ TLSX t h Như vậy, tuần hoàn của tư bản hàng hóa bao gồm sự tiêu dùng cá nhân của cá nhân nhà tư bản và của tất cả những người sống nhờ vào giá trị thặng dư. Sự tuần hoàn này trực tiếp bộc lộ mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa này với người sản xuất hàng hóa khác bằng sự lưu thông của giá trị tư bản và sự lưu thông của giá trị thặng dư. Mỗi nhà tư bản đều ném vào lưu thông và dùng T’ đã thu được để mua những yếu tố của tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân. Cả hai loại yếu đó đều phải nằm trong lưu thông, do đó đã nêu lên vấn đề những điều kiện của tái sản xuất của tổng tư bản xã hội. Kết luận: Sự vận động của tư bản chủ nghĩa: Đó là sự thống nhất của ba hình thái tuần hoàn. Nếu chỉ xét riêng từng hình thái tuần hoàn tư bản thì chỉ phản ánh phiến diện, làm nổi bật mặt này và che giấu mặt khác. Vì vậy cần xem xét ba hình thái tuần là một thể chặt chẽ trong mối quan hệ của chúng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần hoàn của tư bản hàng hóa- ý nghĩa lý luận và thực tiễn.doc