TỤC THỜ ĐỨC THÁNH ĐÔNG HẢI ĐẠI VƯƠNG NGUYỄN PHỤC
LÀNG PHÚ XÁ, QUẢNG XƯƠNG, THANH HÓA
THE CUSTOM ĐONG HAI ĐAI VUONG THE HOLY MONK NGUYEN PHUC
IN PHU XA VILLAGE, QUANG XUONG, THANH HOA
SVTH: Nguyễn Văn Thuận
Lớp 06CVHH, Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư Phạm
GVHD: TS. nguyễn Xuân Hương
Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư Phạm
TÓM TẮT
Tục thờ đã có lịch sử hơn năm thế kỷ tồn tại và phát triển ở làng Phú Xá. Nó chứa đựng
một giá trị to lớn cả về vật chất và tinh thần như giá trị lịch sử, văn hóa tinh thần, tâm linh, giá trị
đạo đức, giá trị du lịch. Nghi lễ gắn liền với lễ hội cầu ngư, cầu mùa, cầu bình an của người dân
làng biển. Tục thờ này gắn liền với những truyền thuyết, sự tích, sắc phong, nghi lễ. Tuy nhiên thì
chưa có một văn bản thành văn nào ghi chép về tục thờ này, từ trước tới nay việc lưu truyền nó
chỉ bằng truyền miệng và thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. Bài viết này góp phần giúp nhân
dân nơi đây có một văn bản thành văn, khoa học nơi lưu giữ các giá trị của tục thờ đồng thời góp
phần bảo tồn, phát huy và lưu truyền tục thờ này tới hậu thế, qua đó góp phần chứng minh sự đa
dạng của văn hóa biển nói chung, tục thờ này nói riêng
ABSTRACT
The custom of worshipping in Phu Xa village has existed for over 5 centuries. It contains
the great material and spiritual values such as historical, cultural, spiritual, moral and tourism
values. The custom goes with the festival of fishing pray, and safe pray of people living near sea.
The custom goes with legends, myths, rituals. However, it has just been passed by tradition by oral
and habits of daily activities of people. Therefore, the custom hasn’t been recorded in any
document. The purpose of my research is to help the local people have a scientific document which
saving the values of this custom as well as reserving and developing it to future generations. And
Ialso want to prove the varieties of sea culture in general and the custom in particular.
1. Mở đầu
Tục thờ Đức Thánh Đông Hải Đại Vương Nguyễn Phục là nét nổi bật, nét đặc sắc
của văn hóa biển Việt Nam nói chung làng Phú Xá nói riêng. Tục thờ có tính chất thiêng
liêng và có sự ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống tín ngưỡng, tinh thần của người dân làng
biển Phú Xá. Từ bao đời nay, những truyền thuyết, sự tích, nghi lễ liên quan đến tục thờ
Thánh Nguyễn Phục ở làng Phú Xá lúc hiện hữu, lúc cất kín trong cõi u minh và lung linh
hiển hách trong đầu óc người dân nơi đây. Họ truyền đời nhau bằng miệng, bằng thói quen
trong sinh hoạt hàng ngày mà chưa có một tài liệu văn bản nào hay một công trình nghiên
cứu nào về nó được lưu truyền trong dân gian hay chính quyền địa phương. Tục thờ và
ngôi làng đang đứng trước thời cơ và thách thức lớn cho sự phát triển khi mà làng nằm
trong vùng quy hoạch phát triển du lịch sinh thái biển.
Trước khả năng của sự biến đổi cũng như mong muốn được nghiên cứu về: “Tục
thờ Đức Thánh Đông Hải Đại Vương Nguyễn Phục làng Phú Xá, Quảng Xương, Thanh
Hóa” nên tôi đã đi sâu khảo sát và tìm hiểu nó.
2. Nội dung
2.1. Khái quát chung về làng Phú Xá
2.1.1. Làng Phú Xá từ góc nhìn địa lý
Làng Phú Xá bao gồm thôn 7, thôn 8 và thôn 9 thuộc xã Quảng Đại, Quảng Xương,
Thanh Hóa. Ngôi làng cách khu du lịch Sầm Sơn 6 km về hướng Nam. Khu làng giáp với
địa giới hành chính của xã Quảng Hùng về phía Bắc, phía Nam giáp xã Quảng Hải, phía
Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp sông Rào.(sông nhà Lê).
Khu làng có diện tích khoảng 0,7 km2, dân số khoảng 3.500 người. Với 1,2 km bờ
biển, nguồn lợi thủy sản phong phú đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế
cao cho phép nhân dân trong làng phát triển mạnh ngành khai thách hải sản biển. Với biển
đẹp, độ dốc thấp, sóng nhẹ, quanh năm mát mẽ, hiền hòa lại giáp với hai khu du lịch Sầm
Sơn và Hùng Sơn cho phép làng đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với du lịch sinh thái.
2.1.2. Làng Phú Xá từ góc nhìn lịch sử
Làng ban đầu có tên là Lương Xá sau đổi thành Phú Xá thuộc tổng Thủ Hộ, huyện
Quảng Xương, phủ Thiên Gia, trấn Thanh Hóa. Đầu thế kỷ 20 làng đổi tên thành Thủ Phú,
nhưng tên Phú Xá vẫn được nhân dân gọi song song với tên Thủ Phú. Năm 1990 làng chia
thành 3 thôn là thôn 7, thôn 8 và thôn 9 thuộc xã Quảng Đại, Quảng Xương, Thanh Hóa.
Làng có nhiều đóng góp lớn trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ đất
nước như: Đời vua Lê Trang Tông (1533 - 1548), khi đi đánh họ Mạc đã ghé qua nơi này,
Quang Trung khi ông đem quân ra Bắc đánh quân xâm lược nhà Thanh cũng về nơi đây để
tuyển mộ quân lính, nhiều trai tráng của làng đã theo ông đi đánh giặc Thanh xâm lược.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ làng đã có nhiều
đóng góp quan trọng cho đất nước, cho dân tộc. Đặc biệt là trong chiến tranh phá hoại
miền Bắc của đế quốc Mỹ, dân quân tự vệ của làng đã phối hợp với bồ đội địa phương
đóng ở núi Trường Lệ đã bắn rơi một máy bay và nhiều tàu chiến của địch. Sau này, vào
năm 1998 nhân dân trong làng và nhân dân cả xã Quảng Đại đã vinh dự nhận danh hiệu
anh hùng lực lượng vủ trang nhân dân trong kháng chiến chống mỹ.
2.1.3. Làng Phú Xá từ góc nhìn kinh tế, xã hội
Hoạt động kinh tế chủ đạo của cả làng là kinh tế biển, cả làng có 260 phương tiện
đánh bắt trên biển đa phần là có công xuất nhỏ sử dung các loại lưới và giả nên chủ yếu là
đánh bắt cá, tôm, ruốc, sứa ở gần bờ. “Năm 2009 tổng sản lượng khai thác ước đạt 1.100
tấn cá tôm, sản lượng sứa tưới đạt khoảng 18.000 tấn”. Bên cạnh kinh tế biển làng còn có
kinh tế nông nghiệp và buôn bán.
Những năm gần đây kinh tế của làng phát triển một cách nhanh chóng. Biểu hiện là
số hộ giàu và khá tăng lên số hộ nghèo giảm mạnh, làng không còn hộ đói. Hệ thống giao
thông vận tải và thông tin liên lạc khá phát triển.
Cùng với sự phát triển của kinh tế thì các vấn đề xã hội cũng được quan tâm hơn
trước. Dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội ngày một tăng để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của nhân dân.
6 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2988 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tục thờ đức thánh đông Hải Đại Vương nguyễn phục làng Phú Xá, Quảng Xương, Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
177
TỤC THỜ ĐỨC THÁNH ĐÔNG HẢI ĐẠI VƯƠNG NGUYỄN PHỤC
LÀNG PHÚ XÁ, QUẢNG XƯƠNG, THANH HÓA
THE CUSTOM ĐONG HAI ĐAI VUONG THE HOLY MONK NGUYEN PHUC
IN PHU XA VILLAGE, QUANG XUONG, THANH HOA
SVTH: Nguyễn Văn Thuận
Lớp 06CVHH, Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư Phạm
GVHD: TS. nguyễn Xuân Hương
Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư Phạm
TÓM TẮT
Tục thờ đã có lịch sử hơn năm thế kỷ tồn tại và phát triển ở làng Phú Xá. Nó chứa đựng
một giá trị to lớn cả về vật chất và tinh thần như giá trị lịch sử, văn hóa tinh thần, tâm linh, giá trị
đạo đức, giá trị du lịch. Nghi lễ gắn liền với lễ hội cầu ngư, cầu mùa, cầu bình an của người dân
làng biển. Tục thờ này gắn liền với những truyền thuyết, sự tích, sắc phong, nghi lễ. Tuy nhiên thì
chưa có một văn bản thành văn nào ghi chép về tục thờ này, từ trước tới nay việc lưu truyền nó
chỉ bằng truyền miệng và thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. Bài viết này góp phần giúp nhân
dân nơi đây có một văn bản thành văn, khoa học nơi lưu giữ các giá trị của tục thờ đồng thời góp
phần bảo tồn, phát huy và lưu truyền tục thờ này tới hậu thế, qua đó góp phần chứng minh sự đa
dạng của văn hóa biển nói chung, tục thờ này nói riêng
ABSTRACT
The custom of worshipping in Phu Xa village has existed for over 5 centuries. It contains
the great material and spiritual values such as historical, cultural, spiritual, moral and tourism
values. The custom goes with the festival of fishing pray, and safe pray of people living near sea.
The custom goes with legends, myths, rituals. However, it has just been passed by tradition by oral
and habits of daily activities of people. Therefore, the custom hasn’t been recorded in any
document. The purpose of my research is to help the local people have a scientific document which
saving the values of this custom as well as reserving and developing it to future generations. And
Ialso want to prove the varieties of sea culture in general and the custom in particular.
1. Mở đầu
Tục thờ Đức Thánh Đông Hải Đại Vương Nguyễn Phục là nét nổi bật, nét đặc sắc
của văn hóa biển Việt Nam nói chung làng Phú Xá nói riêng. Tục thờ có tính chất thiêng
liêng và có sự ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống tín ngưỡng, tinh thần của người dân làng
biển Phú Xá. Từ bao đời nay, những truyền thuyết, sự tích, nghi lễ liên quan đến tục thờ
Thánh Nguyễn Phục ở làng Phú Xá lúc hiện hữu, lúc cất kín trong cõi u minh và lung linh
hiển hách trong đầu óc người dân nơi đây. Họ truyền đời nhau bằng miệng, bằng thói quen
trong sinh hoạt hàng ngày mà chưa có một tài liệu văn bản nào hay một công trình nghiên
cứu nào về nó được lưu truyền trong dân gian hay chính quyền địa phương. Tục thờ và
ngôi làng đang đứng trước thời cơ và thách thức lớn cho sự phát triển khi mà làng nằm
trong vùng quy hoạch phát triển du lịch sinh thái biển.
Trước khả năng của sự biến đổi cũng như mong muốn được nghiên cứu về: “Tục
thờ Đức Thánh Đông Hải Đại Vương Nguyễn Phục làng Phú Xá, Quảng Xương, Thanh
Hóa” nên tôi đã đi sâu khảo sát và tìm hiểu nó.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
178
2. Nội dung
2.1. Khái quát chung về làng Phú Xá
2.1.1. Làng Phú Xá từ góc nhìn địa lý
Làng Phú Xá bao gồm thôn 7, thôn 8 và thôn 9 thuộc xã Quảng Đại, Quảng Xương,
Thanh Hóa. Ngôi làng cách khu du lịch Sầm Sơn 6 km về hướng Nam. Khu làng giáp với
địa giới hành chính của xã Quảng Hùng về phía Bắc, phía Nam giáp xã Quảng Hải, phía
Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp sông Rào.(sông nhà Lê).
Khu làng có diện tích khoảng 0,7 km2, dân số khoảng 3.500 người. Với 1,2 km bờ
biển, nguồn lợi thủy sản phong phú đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế
cao cho phép nhân dân trong làng phát triển mạnh ngành khai thách hải sản biển. Với biển
đẹp, độ dốc thấp, sóng nhẹ, quanh năm mát mẽ, hiền hòa lại giáp với hai khu du lịch Sầm
Sơn và Hùng Sơn cho phép làng đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với du lịch sinh thái.
2.1.2. Làng Phú Xá từ góc nhìn lịch sử
Làng ban đầu có tên là Lương Xá sau đổi thành Phú Xá thuộc tổng Thủ Hộ, huyện
Quảng Xương, phủ Thiên Gia, trấn Thanh Hóa. Đầu thế kỷ 20 làng đổi tên thành Thủ Phú,
nhưng tên Phú Xá vẫn được nhân dân gọi song song với tên Thủ Phú. Năm 1990 làng chia
thành 3 thôn là thôn 7, thôn 8 và thôn 9 thuộc xã Quảng Đại, Quảng Xương, Thanh Hóa.
Làng có nhiều đóng góp lớn trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ đất
nước như: Đời vua Lê Trang Tông (1533 - 1548), khi đi đánh họ Mạc đã ghé qua nơi này,
Quang Trung khi ông đem quân ra Bắc đánh quân xâm lược nhà Thanh cũng về nơi đây để
tuyển mộ quân lính, nhiều trai tráng của làng đã theo ông đi đánh giặc Thanh xâm lược.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ làng đã có nhiều
đóng góp quan trọng cho đất nước, cho dân tộc. Đặc biệt là trong chiến tranh phá hoại
miền Bắc của đế quốc Mỹ, dân quân tự vệ của làng đã phối hợp với bồ đội địa phương
đóng ở núi Trường Lệ đã bắn rơi một máy bay và nhiều tàu chiến của địch. Sau này, vào
năm 1998 nhân dân trong làng và nhân dân cả xã Quảng Đại đã vinh dự nhận danh hiệu
anh hùng lực lượng vủ trang nhân dân trong kháng chiến chống mỹ.
2.1.3. Làng Phú Xá từ góc nhìn kinh tế, xã hội
Hoạt động kinh tế chủ đạo của cả làng là kinh tế biển, cả làng có 260 phương tiện
đánh bắt trên biển đa phần là có công xuất nhỏ sử dung các loại lưới và giả nên chủ yếu là
đánh bắt cá, tôm, ruốc, sứa ở gần bờ. “Năm 2009 tổng sản lượng khai thác ước đạt 1.100
tấn cá tôm, sản lượng sứa tưới đạt khoảng 18.000 tấn”. Bên cạnh kinh tế biển làng còn có
kinh tế nông nghiệp và buôn bán.
Những năm gần đây kinh tế của làng phát triển một cách nhanh chóng. Biểu hiện là
số hộ giàu và khá tăng lên số hộ nghèo giảm mạnh, làng không còn hộ đói. Hệ thống giao
thông vận tải và thông tin liên lạc khá phát triển.
Cùng với sự phát triển của kinh tế thì các vấn đề xã hội cũng được quan tâm hơn
trước. Dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội ngày một tăng để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của nhân dân.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
179
2.2. Tục thờ Đức Thánh Đông Hải Đại Vương Nguyễn Phục ở làng Phú Xá
2.2.1. Đông Hải Đại Vương Nguyễn Phục và quá trình thiêng hóa
Nguyễn Phục người xã Đoàn Tùng, huyện Gia Lộc, xứ Hải Dương. Ông đỗ đệ nhị
giáp tiến sĩ, khoa thi năm Quý Dậu hiệu Thái Hòa thứ 11 (1453) và được bổ làm chức quan
Hàn lâm viện, tham nghị chính sự viện. Ông là người văn vỏ song toàn lại có tài ăn nói nên
đã nhiều lần được cử đi sứ ở Trung Quốc. Ông từng kim qua nhiều chức vụ khác nhau như
quan Giám thí, quan thừa tuyên tham nghị Thanh Hoa, quan đốc lương… Ở cương vị nào
ông cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cuối đời vì không may cho số phận nên đã bị vua Lê Thánh Tông xử tội chết vì trể
hẹn quân cơ. Về sau vua cản thấy hối hận vì chuyện này nên đã phong cho ông là Đại
vương biển Đông hải, rồi ban chiếu cho nhân dân nhiều nơi phụng thờ.
Quá trình thiêng hóa Nguyễn Phục lên thành bậc Thánh thần gắn liền với những
truyền thuyết, thần tích và sắc phong. Thần tích về ông được các nhà nho và triều đình
phong kiến ghi chép lại rất nhiều như sách “Thần tích Việt Nam”có viết: Sau khi vua chiến
thắng Chiêm Thành trở về, trên đường gặp sóng to gió lớn nên không đi được. Một đêm
Vua thao thức tai nghe gió gào, sóng dậy trằn trọc không sao ngủ được. Vua sực nhớ lại
thuyền lương trễ kỳ hạn là do sóng lớn gây ra, trong lòng hối hận, thương tiếc đốc lương
quan bị thác oan. Trong lúc mơ màng Vua nhìn thấy ông đứng trước giường ngự tâu rằng:
“Kẻ hạ thần cảm ơn tri ngộ của bệ hạ nên dẫu thác, linh hồn vẫn theo ra chiến
trận. Nay nhờ hồng phúc quốc gia, bệ hạ dẹp xong Chiêm hầu, hạ thần lại xin theo hộ giá
khải hoàn. Vua Lê chợt tỉnh trông ra vầng Đông đã hửng sáng. Biển lặng sóng yên, đại
quân vượt biển trở về in ổn. Vua Lê Thánh Tông truy phong Đốc lương quan Nguyễn Phục
tước Đại vương biển Đông Hải”.
Đền thờ ông ở làng Phú Xá đã 10 lần nhận sắc phong của các vua triều Lê, Nguyễn.
Ngày nay làng còn giữ lại được 2 đạo sắc. Do thời gian và sự khắc nghiệt của thiên nhiên
nên một đạo sắc đã bị rác và mờ nét chữ, bản còn lại do vua Duy Tân năm thứ 3 ban tặng.
2.2.2. Khảo tả đền thờ Đông Hải Đại Vương Nguyễn Phục
Vào khoảng cuối thời Lê Sơ ngôi đền được xây dựng ở khu đất đầu làng và xây
dựng bằng tre nứa, đền nhỏ nhưng không gian khá rộng rải. Sau được xây dụng lại bằng
gạch và gỗ rất kiên cố.
Cuối thế kỷ XVIII đền được di rời về vị trí trung tâm của làng và tồn tại ở đó cho
tới nay. Lúc này xây bằng gạch, đá và gỗ rất lớn. Trong cách mạng văn hóa, ngày
10/3/1961 ngôi làng bị phá bỏ tuy nhiên tục thờ vẫn âm ỉ cháy trong lòng người dân của
làng. Năm 1992 nhân dân đã đóng góp công sức, tiền bạc để xây dựng lại ngôi đền này.
Năm 1999 ngôi đền vinh dự đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Năm 2008 tỉnh ủy Thanh Hóa đã cho phép tu sữa lại gian chính tẩm của ngôi đền.
Ngôi đền được xây dựng thành hai nhà biệt lập ngăn cách bằng một cái sân nhỏ,
theo lối kiến trúc hình chữ Đinh. Gồm một ngôi tiền đường nằm ngang chiều dài 8,30 mét
rộng 5,70 mét, kết cấu vì kèo theo lối giá chuông kẻ, chuyền bẩy, 2 hiên trước sau, ít có
trang trí hoa văn, tường xây bằng gạch, vì kèo, xà nhà bằng gỗ. Nhà chính tẩm nằm dọc
chiều dài 7m, chiều rộng 4,5m. Bên trong có hai hàng cột bằng cột bê tông, rui mè và vì
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
180
kèo làm bằng gỗ. Lợp ngói âm dương, trên mái ngói có đắp lưỡng long chầu mặt nguyệt.
Ngôi chính tẩm có treo một số bức đại tự, hoành phi như: Quang Lưu Đức, Tối
Linh Từ, Thượng Đẳng Tối Linh. Bàn hương án xếp kiểu tam quan và quay về hướng Nam.
Từ ngoài vào là bàn hội đồng, nơi thờ 3 tiền hiền là đức tổ họ Cao, họ Phan, họ Thừa, trên
bàn có bát hương sứ cổ gia lươn, bộ lư hương bằng đồng. Một bộ đài nhỏ gồm 3 cái bằng
gỗ được sơn son thiếp vàng. Sau cùng là long ngai làm bằng gỗ, hai bên có 2 giá binh khí.
Bàn thờ Thánh ở giữa có đặt tượng Thánh Nguyễn Phục màu vàng, đầu đội mủ, mặc áo
quan màu đỏ. Bàn cuối cùng gọi là hậu cung, có đặt lư hương bằng đồng, hai hạc chầu hai
bên. Tiếp đến là “Long ngai giao ỷ thần vị”, trên long ngai là áo quan, mủ quan màu vàng.
Trong long ngai là hòn sắc lớn, trong hòn sắc trước kia có 10 đạo sắc hiện nay chỉ còn lại 2
đạo sắc.
2.2.3. Những ngày lễ chính trong năm
Đền thờ Đông Hải Đại Vương Nguyễn Phục ở làng Phú Xá được nhân dân quanh
năm hương khói phụng thờ với niềm tin và ước vọng thánh Đông Hải sẽ chở che, bảo vệ và
phù trợ cho nhân dân về cuộc sống bình an, no đủ của cả làng biển. Các ngày lễ chính
trong năm như: Xuân Thu nhị kỳ tế lễ, các ngày kỳ nhật như ngày sóc vọng, ngày tết đoan
ngọ, ngày chạp làng 7/12, ngày giỗ Thánh 16/4 âm lịch.
Ngày giỗ Thánh 16/4 âm lịch là ngày giỗ lớn nhất của làng. Xưa kia nó kéo dài 3
ngày và có phần hội với nhiều trò chơi, trò diễn dân gian, vào ngày này làng thường là mổ
Bò, mổ Trâu. Ngày nay thì đã giản đi rất nhiều, chỉ diễn ra trong một ngày và không còn
phần hội nữa, lễ vật cũng giảm đi đáng kể.
Bàn hương án đặt ở trước sân đền, gồm 3 bàn là tam bảo Phật ở trên cùng, tam bảo
Thánh ở giữa, tam bảo quan ở dưới. Có rước kiệu và bát hương ở bàn Thánh nơi hậu cung
ra bên ngoài.
Nghi lễ bắt đầu bằng lễ rước kiệu xuống chùa Đồng Bông, đây được xem là lễ thỉnh
đức Phật. Sau đó là lễ thỉnh cầu Đức Thánh Đông Hải Đại Vương Nguyễn Phục và các
quan văn vỏ theo hầu về dự lễ. Sau lễ thỉnh là văn cúng Thánh trong đó có đoạn: “Cẩn
dâng lễ bạc chi nghi hương đăng quả phẩm kỵ nhật lễ khánh hội cổ truyền. Cảm chiêu cáo
vu tối linh ngài Đông Hải Đại Vương hiệu trạch Hoàng Hạp Quảng Nhuận trắc vậy dược
bảo Trung Vưng thượng thượng đẳng thần cùng văn võ linh quan vậy tiền ta kính thỉnh”.
Tiếp đó là các nghi lễ cầu ngư, cầu nông cầu danh, cầu buôn bán. Trong đó Lễ cầu
ngư là lễ chính và thu hut sự quan tâm chú ý cũng như sự thành tâm cúng bái của toàn thể
ngư dân trong làng. Nghi lễ cuối cùng cua buổi lễ là lễ tống thuyền.
2.2.4. Ý nghĩa, giá trị tục thờ Đức Thánh Đông Hải Đại Vương Nguyễn Phục
Ý nghĩa lịch sử: Thông qua tiểu sử nhân vật Nguyễn Phục và tục thờ của ông chúng
ta có thể hiểu thêm một phần nào đó về người thực của ông, về công lao mà ông đóng góp
cho đất nước. Đồng thời những tư liệu về Nguyễn Phục còn là những cứ liệu hùng hồn
phản ánh một thời kỳ đấu tranh oanh liệt của dân tộc ta để bảo vệ biên cương bờ cỏi của
đất nước và mở đầu cho quá trình mở cỏi về phương Nam của dân tộc ta. Qua đó phản ánh
thêm về những chính sách luật pháp của triều đình phong kiến thời Hồng Đức là rất
nghiêm ngặt.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
181
Giá trị văn hóa tinh thần, tâm linh: Từ trong sâu thẳm tiềm thức của nhân dân
Nguyễn Phục là vị Thánh, vị thành hoàng làng ngài là biểu tượng về quyền lực và sức
mạnh tinh thần chi phối cả đời sống tinh thần lẫn vật chất của họ. Tín ngưỡng thờ Nguyễn
Phục vẫn là nhu cầu tâm linh không thể thiếu đối với người dân nơi đây. Trong tâm thức
họ vẫn tin rằng với sức mạnh và sự thiêng liêng cao cả Đức Thánh vẫn dõi theo, giám sát
mọi hành động, việc làm của mỗi người và cả cộng đồng làng biển. Phù hộ, chở che cho họ
trong cuộc sống đời thường và hướng họ tới những điều tốt đẹp, cao cả nhân văn.
Nghi lễ của tục thờ gắn liền với lễ hội cầu ngư, cầu mùa của người dân làng ven
biển Phú Xá. Nó đã phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân về một cuộc sống bình
yên, no đủ, biển lặng trời yên, ra khơi vào lộng được thuận buồn xuôi gió, đánh bắt được
nhiều cá tôm. Nó còn phản ánh cách ứng xử dung hòa của con người nơi đây với môi
trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường tâm linh, giữa Thần, Người và Biển. Đây
còn là dịp nhân dân trong làng được nghỉ ngơi thư giản tạo lập thế cân bằng trong đời sống
tinh thần sau một năm làm ăn vất vả trên biển. Nghi lễ còn là để mang lại niền vui, sự
hương phấn cho mọi thành viên trong cộng đồng làng biển để bước vào một chu kỳ mới.
Giá trị du lịch: Cần phải khai thác, làm giàu, phát huy các giá trị của di tích và tục
thờ này đúng như tinh thần của hội nghị trung ương V khóa VIII đã đề ra. Với lợi thế là
giáp với hai khu du lịch Sầm Sơn và Hùng Sơn, cùng với nó là việc mở rộng kinh doanh,
khai thác du lịch vào địa phận của làng. Theo đó ngôi đền sẽ là điểm thăm quan của khu
khách mỗi khi đến nơi đây. Ngôi đền là một không gian thiêng liêng, tĩnh lặng khác xa với
không khí ồn ào, náo nhiệt ở bên ngoài, lại được bao phủ bởi một màu xanh của cây cối
càng làm cho ngôi đền thêm phàn cổ kính. Người thực hành tín ngưỡng hay du khách ai
cũng muốn ghé lại để cho tâm hồn được thanh thản, bình yên.
Một số khuyến nghị: Thứ nhất, hiện tại gian tiền đường của ngôi đền là nhà
văn hóa của đơn vị thôn 8. Đó là một sự đối nghịch giữa một bên là không gian linh
thiêng, nơi thờ vị anh hùng, người có công với đất nước với nhân dân với một bên là nơi
vui chơi giải trí, hội họp công việc của cán bộ nhân dân thôn 8. Thiết nghĩ rằng để trã lại
cho ngôi đền một không gian tĩnh lặng, linh thiêng như vốn có của nó.
Thứ hai, Nên khôi phục một số trò chơi, trò diễn dân gian trong ngày giỗ Thánh 16
thánh 4 để phục vụ nhân dân và du khách.
Thứ ba, Chính quyền địa phương cần đẩy mạnh việc vận động các hộ dân sống khu
vực phía Tây của ngôi đền để xúc tiến việc đổi đất, mở rộng không gian cho ngôi đền.
Thứ tư, Chính quyền địa phương và bản thân làng phải có biện pháp tuyên truyền,
giáo dục truyền thống quê hương tới các thế hệ hôm nay và mai sau để tục thờ được trường
tồn mãi mãi với thời gian và làng biển này.
3. Kết luận
Do điều kiện tự nhiên, môi trường khai thác gắn liền với biển cả, phương thức sản
xuất lại lạc hậu, nhỏ bé nên đã ảnh hưởng, tác động tới đời sống tinh thần, tín ngưỡng, tâm
linh của cư dân vùng biển này.
Tục thờ và nghi lễ Đức Thánh Nguyễn Phục ở làng Phú Xá gắn liền với lễ hội cầu
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
182
ngư, cầu mùa, cầu bình an của cư dân làng biển nơi đây. Tục thờ này còn phản ánh cách
ứng xử dung hòa của con người nơi đây với môi trường tự nhiên, môi trường tâm linh. Tục thờ còn mạng giá trị nhân văn sâu sắc, giá trị đạo đức cao cả. Tục thờ là sự suy tôn người anh hùng dân tộc, người có công với đất nước lên bậc Thánh thần, để rồi phản ánh sức mạnh cố kết cộng đồng, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ
nguồn”, trở về với cội nguồn dân tộc của nhân dân.
Trong điều kiện lịch sử mới của ngôi làng và tục thờ cần phát huy giá trị của nó
trong việc phát triển du lịch. Bên canh đó cũng phải lưu ý đến việc bảo tồn những giá trị
văn hóa cổ truyền, đặc sắc của tục thờ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban quản lý di tích đền thờ Đông Hải Đại Vương Nguyễn Phục , “Văn cúng Thánh”.
[2] Nguyễn Xuân Hương (2009), “Tín ngưỡng cư dân ven biển Quảng Nam Đà
Nẵng”,Nxb Từ điển bách khoa và Viện văn hóa.
[3] Ninh Viết Giao (2001), “Văn hóa làng biển xứ Nghệ”, Tạp chí văn hóa nghệ thuật.
[4] Ngô Sĩ Liên (2004), “Đại Việt sử ký toàn thư”, Nxb Văn hóa thông tin.
[5] Lê Xuân Quang (1996) “Thờ thần ở Việt Nam” tập 1, Nxb Hải Phòng.
[6] Sở văn hóa thông tin – bảo tảng tổng hợp tỉnh Thanh Hóa (1997), “Lý lịch di tích lịch
sử văn hóa đền thờ Đông Hải Đại Vương Nguyễn Phục thôn Phú Xá, xã Quảng Đại,
huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa”, Bản đánh máy.
[7] Ngô Đức Thịnh (2000), “Văn hóa dân gian làng ven biển”, Nxb KHXH Hà Nội.
[8] Hoàng Minh Tường (2005), “Tục thờ thần Độc Cước ở làng Núi, Sầm Sơm, Thanh
Hóa”, Nxb Văn hóa dân tộc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tục thờ đức thánh đông hải đại vương nguyễn phục làng phú xá, quảng xương, thanh hóa.pdf