Tỷ lệ tăng huyết áp và các yếu tố dịch tễ liên quan ở độ tuổi từ 30 trở lên tại một phường và một xã của thành phố Cần Thơ năm 2007

- Hoạt động thể lực: Theo WHO Hoạt động thể lực nặng là các hoạt động làm cho người lao động phải thở hổn hển và thời gian hoạt động ≥10 phút. Ví dụ khiêng vật nặng, làm hồ, đào đất,xúc cây, đốn cây. Hoạt động thể lực trung bình là các hoạt động làmcho người lao động phải thở mạnh hơn bình thường và thời gian hoạt động ≥10 phút. Ví dụ là vườn, giặt đồ, leo cầu thang , chèo ghe, bơi xuồng, gánh/bưng vừa. - Ăn kiêng muối:Một người kiêng muối khi ăn không dùng quá một muỗng nước mắmhay nước muối và giảm ăn muối khi biết mình bịTHA. Tuy nhiên trong thực tế chỉ hỏi được qua chủ quan của đối tượng nghiên cứu xem có ăn mặn hay không, hay được người trong gia đình nhận xét là có thói quen ăn mặn hơn các thành viên khác trong gia đình. (Do tự nhận xét của đối tượng hoặc do gia đình nhận xét đối tượng)

pdf48 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8226 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tỷ lệ tăng huyết áp và các yếu tố dịch tễ liên quan ở độ tuổi từ 30 trở lên tại một phường và một xã của thành phố Cần Thơ năm 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ --------------------- TỶ LỆ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ DỊCH TỄ LIÊN QUAN Ở ĐỘ TUỔI TỪ 30 TRỞ LÊN TẠI MỘT PHƯỜNG VÀ MỘT Xà CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2007 ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Thành phố Cần thơ, năm 2007 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................... 3  MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 5  1. Mục tiêu tổng quát: .................................................................................................5  2. Mục tiêu chuyên biệt:..............................................................................................5  Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................ 6  1.1 TĂNG HUYẾT ÁP:..............................................................................................6  1.2.TỶ LỆ MẮC BỆNH: ............................................................................................7  1.3 CÁC YẾU TỐ DỊCH TỂ LIÊN QUAN: ..............................................................9  1.4 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐỊA BÀN KHẢO SÁT:............................................11  Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................13  2.1 Thiết kế nghiên cứu:............................................................................................13  2.2 Địa điểm nghiên cứu: ..........................................................................................13  2.3. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................................13  2.4. Chọn mẫu: ..........................................................................................................13  2.5 Phương pháp chọn mẫu.......................................................................................14  2.6 Kỹ thuật thu thập số liệu .....................................................................................14  2.7 Phân tích số liệu ..................................................................................................17  2.8 Sai số, biện pháp khắc phục: ...............................................................................17  2.9 Đạo đức trong nghiên cứu:..................................................................................17  2.10 Một số định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu: ..................................................18  2.11 Sơ đồ biến số: ....................................................................................................20  CHƯƠNG 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ ..........................................................................21  CHƯƠNG 4 THỜI GIAN THỰC HIỆN ....................................................................... 30  CHƯƠNG 5 BẢNG DỰ TRÙ KINH PHÍ................................................................31  TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 32  PHỤ LỤC 1 CÁCH ĐO CÁC CHỈ SỐ NHÂN TRẮC ............................................35  PHỤ LỤC 2 BỘ CÂU HỎI CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN .......................................37  1 PHỤ LỤC 3: CÁCH ĐO HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH ĐO HUYẾT ÁP.................43  PHỤ LỤC 4 : CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ KẾT QUẢ BẤT THƯỜNG........................46  2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BMI HA HATT HATTr HAĐMTĐ HAĐMTT THA VE VM WHR WHO 95%CI BODY MASS INDEX ( CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ ) HUYẾT ÁP HUYẾT ÁP TÂM THU HUYẾT ÁP TÂM TRƯƠNG HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH TỐI ĐA HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH TỐI THIỂU TĂNG HUYẾT ÁP VÒNG EO VÒNG MÔNG WAIST-HIP RATIO ( CHỈ SỐ VÒNG EO/VÒNG MÔNG) WORLD HEALTH ORGANIZATION 95% CONFIDENT INTERVAL (KHOẢNG TIN CẬY 95%) 3 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý mạn tính, gây ra khoảng 4,5% gánh nặng bệnh tật chung toàn cầu và là bệnh thường gặp ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển[1], [19]. Tỷ lệ THA trên thế giới năm 2000 là 26,4% (1 tỷ người mắc) sẽ tăng lên 29,2%(1.5 tỷ người mắc) vào năm 2025[17], [20]. Tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc bệnh THA có xu hướng tăng: Tại Miền Bắc, năm 2002 là 16,3%[6], thành phố Hà Nội Năm 2002 là 23,2%[6], thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 là 20,5%[12], vùng đồng bằng Sông Cửu Long năm 1999-2000 là 18,26 %[7]. THA là một thách thức y tế cộng đồng, có tầm quan trọng trên toàn thế giới. Bệnh THA gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận… đe doạ tính mạng hay để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh và công tác chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, gây hao tốn về tài chánh, làm ảnh hưởng đến sức lao động và gánh nặng cho xã hội. Tuy có nhiều yếu tố nguy cơ và yếu tố liên quan bệnh THA thì một số yếu tố trong đó vẫn có thể phòng ngừa được. Thực tế Việt Nam cho thấy THA và các biến chứng ngày càng tăng, tình trạng nhận biết và nhận thức THA vẫn còn rất thấp, cần có chương trình kiểm soát THA mà một trong những trọng tâm là đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cộng đồng. Đây là căn bệnh của các nước phát triển, Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường, ung thư và rối loạn tâm thần. Đứng đầu trong bốn nhóm bệnh nói trên là các căn bệnh liên quan đến tim mạch và WHO cũng đang quan tâm hỗ trợ Việt Nam dự phòng bốn nhóm bệnh này. Có nhiều yếu tố đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ tăng huyết áp ở Việt Nam như người già đi thì mạch máu xơ cứng; căng thẳng trong cuộc sống; chế độ ăn uống không hợp lý, rối loạn lipit máu, béo phì, ... Việc phát hiện các yếu tố nguy cơ, các yếu tố liên quan có ý nghĩa rất lớn đến việc phòng chống THA trong cộng đồng[2]. 4 Khoảng năm 10-30 tuổi, HA bắt đầu tăng; đầu tiên là tăng cung lượng tim, dần dần THA sớm vào tuổi 20-40 rồi đến THA thực sự ở độ tuổi 30-50 và cuối cùng là THA có biến chứng vào 40-60 tuổi[7],[16]. Tại địa bàn thành phố Cần Thơ tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ năm 2003 cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu về tỷ lệ mắc THA và các yếu tố liên quan THA ở độ tuổi từ 30 trở lên. Từ đó tôi thực hiện đề tài này để đề xuất một số kiến nghị trong việc phòng chống bệnh THA cho nhân dân tại địa bàn này. 5 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu tổng quát: Khảo sát tỷ lệ bệnh THA và yếu tố dịch tễ liên quan ở độ tuổi từ 30 trở lên tại một một phường và một xã của thành phố Cần thơ năm 2007. 2. Mục tiêu chuyên biệt: - Xác định tỷ lệ hiện mắc THA ở độ tuổi từ 30 trở lên tại một phường và một xã của thành phố Cần thơ năm 2007. - Xác định các yếu tố dịch tễ liên quan ở độ tuổi từ 30 trở lên tại một phường và một xã của thành phố Cần thơ năm 2007. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 TĂNG HUYẾT ÁP: 1.1.1 ĐỊNH NGHĨA: [14] Theo tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội THA quốc tế: - Huyết áp bình thường nếu huyết áp động mạch tối đa (HAĐMTĐ) dưới 140 mmHg (18.7kPa) và huyết áp tối động mạch tối thiểu (HAĐMTT) dưới 90mmHg (12kPa). - THA nếu HAĐMTĐ ≥140mmHg và/hoặc HAĐMTT≥90mmHg Trong đó: - HAĐMTĐ còn gọi là huyết áp tâm thu (HATT), HAĐMTT còn gọi là huyết áp tâm trương (HATTr). - Huyết áp động mạch (HAĐM) không cố định mà thay đổi trong ngày ( thường ban đêm thấp hơn ban ngày), theo tuổi ( thường người già cao hơn người trẻ), theo giới ( thường nữ thấp hơn nam). - Con số huyết áp không đánh giá được hoàn toàn mức độ nặng nhẹ của bệnh (hai người có cùng một con số huyết áp, có thể có hiện tượng bệnh khác nhau). Theo WHO-1999: - Tăng huyết áp: HA tâm thu ≥140mmHg và/hoặc HA tâm trương ≥ 90 mmHg - Tăng huyết áp tâm thu: HA tâm thu ≥140mmHg; HA tâm trương < 90 mmHg - Tăng huyết áp tâm trương: HA tâm thu <140mmHg ; HA tâm trương ≥ 90 mmHg. 1.1.2.PHÂN LOẠI TĂNG HUYẾT ÁP:[14] Trong THA có thể chia ra: THA thường xuyên. Có thể phân biệt thành THA lành tính, THA ác tính. - Cơn THA. Trên cơ sở huyết áp bình thường hoặc gần bình thường, có những cơn cao vọt, vào những cơn này thường hay có tai biến. 7 - THA dao động. Con số huyết áp có thể có lúc tăng hay giảm. Theo WHO khuyên rằng không nên sử dụng danh từ này và nên xếp vào loại THA giới hạn, vì cho rằng tất cả các loại THA đều ít nhiều “dao động”. - THA nguyên phát. Trường hợp THA mà không tìm thấy nguyên nhân được gọi là bệnh THA vô căn. Thường gặp ỏ người lớn, chiếm 90-95% tổng số các đối tượng có THA. - THA thứ phát. Trường hợp THA tìm thấy nguyên nhân, còn được gọi là THA triệu chứng. Chiếm khoảng 5% tổng số các đối tượng có THA. Phân biệt THA nguyên phát và THA thứ phát do THA là một hiện tượng đo được nhưng nguyên nhân không phải luôn tìm thấy. 1.2.TỶ LỆ MẮC BỆNH: 1.2.1 THẾ GIỚI: Tỷ lệ mắc bệnh THA được nghiên cứu nhiều ở các nước với các vùng địa lý khác nhau và dân tộc khác nhau trên toàn thế giới. Bảng 1.1: tỷ lệ mắc bệnh THA ở độ tuổi 35-64 các nước Quốc gia Tỷ lệ mắc bệnh(%) Tỷ lệ mắc bệnh ở nam(%) Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ(%) Mỹ Canada Italia Thụy Điển Anh Tây Ban Nha Phần Lan Đức 27.8 27.4 37.7 38.4 41.7 46.8 48.7 55.3 29.8 31.0 44.8 44.8 46.9 49.0 55.7 60.2 25.8 23.8 30.6 32.0 36.5 44.6 41.6 50.3 Nguồn: cung cấp bởi Wolf-Maier et al [21]. 8 Tại các quốc gia châu Á, tỷ lệ THA thay đổi như Indonesia 6-15%, Malaysia 10-11%, Đài Loan 28% [15]; Philipines năm 2000 là 23%, Ấn Độ (2000) là 31%, Trung quốc (2002) là 27.2%, Malaysia năm 2004 là 32.9% [2]. Nhìn chung, tỷ lệ THA đang gia tăng theo thời gian tại các quốc gia châu Á. 1.2.2 Việt Nam: Ở các nước công nghiệp phát triển tỷ lệ mắc bệnh từ15-20% ở người lớn có THA. Ở Việt nam, tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 6-12% và số người mắc bệnh vào khoảng trên dưới 5-6 triệu người mắc THA[14]. Bất cứ vùng nào ở nước ta, số lượng bệnh nhân THA được phát hiện ngày càng tăng lên. Theo công trình nghiên cứu ở miền Bắc và bộ môn Nội trường Đại học Y Dược Hà Nội thì tỷ lệ THA ở người lớn là 8-10%. Cuộc điều tra trên phạm vi toàn quốc, cụ thể ở 27 điểm rãi rác khắp cả nước ở 20 tỉnh thành, qua 51.654 người, con số THA chiếm 11,8% dân số trên 15 tuổi. Vậy cả nước đã có 4,61 triệu người bị THA trên tổng số 39,3 triệu người trên 15 tuổi. Trong đó, tỷ lệ nam bị nhiều hơn nữ, nhưng vì hiện tại dân số nữ đông hơn nam nên tổng số bệnh THA ở nữ đông hơn nam. Tỷ lệ THA cao nhất ở Thanh Hóa và Quảng Trị, ít nhất là vùng đồng bằng Sông Hồng. Tuổi càng cao thì huyết áp thường cao nhất là huyết áp tâm thu. Ở tuổi 35 thì cứ 20 người có 1 người THA (5%), ở tuổi từ 45 thì cứ 7 người có 1 người THA (14,3%), ở tuổi từ 65 trở lên cứ 3 người có 1 người THA (33,3%)[3]. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, theo cuộc khảo sát của Hồ Thanh Tùng năm 2004 thì tỷ lệ THA là 20,5%[12]. Theo số liệu khác, năm 1992-1993 thì tỷ lệ này là 15,74%. Trong vòng hơn 10 năm thì tỷ lệ THA đã thật sự tăng. Theo nghiên cứu năm 2001 của nhóm sinh viên thực hiện tại Bạc Liêu[4]: qua khảo sát 998 đối tượng ở tuổi từ 15-70 có tỷ lệ THA là 14,4% cao hơn thống kê cả nước. Độ tuổi càng cao thì THA càng gia tăng. Ở độ tuổi 40 trở lên tỷ lệ THA là 12,4%, ở tuổi từ 50 trở lên tỷ lệ THA là 26,5%, ở tuổi từ 60 trở lên tỷ lệ THA là 36,7%. 9 Theo nghiên cứu năm 2004 của sinh viên tại Thị xã Vị Thanh và Long Mỹ - Hậu giang, tỷ lệ mắc bệnh THA ở độ tuổi 30-75 là 40,8%[7]. Tại thành phố Cần thơ năm 2005, tỷ lệ THA ở độ tuổi từ 25-64 là 30.3%[9], đây là tỷ lệ cao và cần đáng lưu tâm tại một thành phố đang có quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng phát triển, sẽ kéo theo hệ quả làm thay đổi mô hình bệnh lý tim mạch và chuyển hóa trong thời gian tới. 1.3 CÁC YẾU TỐ DỊCH TỂ LIÊN QUAN: THA là một bệnh lý rất phức tạp, từng cơ thể có mức độ đáp ứng khác nhau với bệnh. Trong lúc đi tìm nguyên nhân bệnh THA, người ta thấy có rất nhiều yếu tố liên quan mật thiết đến bệnh lý này, có thể làm bệnh dễ xuất hiện hơn và làm nặng hơn. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng lên sự hình thành bệnh và thường xuyên tác động lẫn nhau, trong đó yếu tố môi trường và di truyền được đề cập nhiều nhất. Hiện nay người ta quan tâm nhiều đến các yếu tố này để phòng chống bệnh THA bằng cách loại bỏ các yếu tố tác động xấu. Vì vậy cần phải coi trọng và nhìn nhận chính xác đầy đủ các yếu tố liên quan: 1.3.1 Tuổi: tuổi càng tăng thì tỷ lệ THA càng cao, đặc biệt là lứa tuổi từ 55 trở lên[6]. Nữ giới tuổi tiền mãn kinh và lứa tuổi 55-60 có quá trình lão hóa, động mạch giảm đàn hồi rơi vào trạng thái động mạch xơ cứng gây ra bệnh cảnh THA đặc biệt gọi là “bệnh THA đàn hồi”, HATT cao mà HATTr lại thấp. Như vậy tuổi càng cao thì huyết áp càng cao càng có ý nghĩa thống kê[13]. 1.3.2 Yếu tố di truyền và tính gia đình: - Tỷ lệ người Da đen có tỷ lệ THA cao hơn và nặng hơn các chủng tộc khác. - Theo báo cáo của các nhà di truyền học thì tỷ lệ gia đình có người THA thì tỷ lệ mắc bệnh THA là 30-60%. Ngày nay, người ta phát hiện có nhiều gen chi phối quá trình điều hòa huyết áp nhưng chỉ có tác động của yếu tố môi trường mới gây ra THA. 10 1.3.3 Chế độ và tập quán ăn mặn: Trên thế giới, người ta thấy những vùng địa lý mà dân chúng ăn quá nhiều sản phẩm có muối thì tần suất mắc bệnh THA tăng cao rõ rệt so với các vùng khác. Theo Lê Viết Định (1992) ở Khánh hòa cho thấy tần suất mắc bệnh THA tăng rõ ở vùng biển (11,7%) nơi mà người dân ăn nhiều muối hơn so với vùng đồng bằng và miền núi (8,33%). Ở những người tình nguyện có tập quán ăn ít hơn 4g muối/ngày có tỷ lệ mắc bệnh THA thấp hơn (có ý nghĩa thống kê) so với chế độ ăn 5-10g muối/ngày. Tại Thái Bình năm 2002 thì thói quen ăn mặn hơn những người khác trong gia đình là yếu tố liên quan không chặt chẽ với tỷ lệ THA[6]. 1.3.4 Béo phì: Có mối liên quan chặt chẽ giữa huyết áp và trọng lượng cơ thể. Người béo phì dễ bị THA hơn, người tăng cân nhiều hơn theo tuổi sẽ tăng nhanh huyết áp. Đối với người châu Á, béo phì khi BMI≥25kg/m2, còn các vùng châu lục khác thì béo phì khi BMI≥30kg/m2. Đối với người béo phì thì tỷ lệ mắc bệnh THA là 33,3%, người không có béo phì có tỷ lệ THA là 14,1%[5]. Tỷ lệ THA tăng theo nhóm có chỉ số BMI có trị số cao, BMI càng cao thì nguy cơ THA càng tăng, đặc biệt khi BMI≥25kg/m2 [10]. Vì vậy, cần phải làm rõ hơn vai trò của yếu tố dinh dưỡng trong THA. 1.3.5 Rượu (Alcool) Uống rượu quá độ là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với THA. Rượu gây kháng thuốc điều trị THA và là yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Phụ nữ hấp thu nhiều rượu khi uống hơn nam giới và người nhẹ cân nhạy cảm với tác dụng của rượu hơn người nặng cân. 11 Hiện nay, vẫn chưa tìm thấy công trình nghiên cứu nào giải thích rõ quá trình tác động lên huyết áp của rượu. 1.3.6 Thuốc lá: Thuốc lá có chứa nicotin gây co mạch ngoại vi gây THA. Hút 01 điếu thuốc: HATT tăng thêm 11mmHg và HATTr tăng lên 9mmHg trong vòng 25-30 phút. Thuốc là là một yếu tố liên quan không chặt chẽ với tỷ lệ bệnh THA[6]. 1.3.7 Tăng lipid máu – vữa xơ động mạch: Yếu tố tác động của tăng lipid máu thực chất là tác động qua lại lẫn nhau: Tăng lipid máu – vữa xơ động mạch – THA làm nặng nề tình trạng bệnh lý lẫn nhau, từ lâu vữa xơ động mạch được coi là nguyên nhân của THA. Vữa xơ động mạch rất dễ đưa đến tai biến mạch máu não, tai biến mạch vành… 1.4 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐỊA BÀN KHẢO SÁT: Năm 2004, tỉnh Cần Thơ lại chia cắt đơn vị hành chính một lần nữa thành hai đơn vị hành chính mới là Thành phố Cần Thơ (trực thuộc trung ương) và Tỉnh Hậu Giang. Bảng 1.2 Dân số thành phố Cần Thơ phân loại theo thành thị và nông thôn năm 2004 Thành thị /nông thôn Tổng dân số Phần trăm Thành thị (phường, thị trấn) 559.040 49,9% Nông thôn (Xã bao gồm nông trường) 562.101 50,1% Tổng 1.121.141 100% 12 Quận Ninh Kiều có 2.922,57 ha diện tích tự nhiên. Ngoài 12 phường có từ ngày mới thành lập, quận Ninh Kiều vừa có thêm một phường nữa là phường An Khánh (theo Nghị định số 11/2007/NĐ-CP ngày 16/01/2007 của Chính phủ). Huyện Phong Điền có 11.948,24 ha diện tích tự nhiên và 102.699 nhân khẩu, gồm 7 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới, Giai Xuân, Mỹ Khánh, Trường Long và thị trấn Phong Điền. 13 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích. 2.2 Địa điểm nghiên cứu: Tại 01 phường của quận và 01 xã của huyện tại thành phố Cần thơ. 2.3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên người dân có hộ khẩu thường trú tại thành phố Cần Thơ trong độ tuổi từ 30 trở lên tại một phường của quận và một xã của huyện tại thành phố Cần thơ năm 2007. Các trường hợp loại trừ: Các đối tượng nằm bệnh viện, bị giam giữ, rối loạn tâm thần. Trường hợp phụ nữ có thai không tính chỉ số nhân trắc. 2.4. Chọn mẫu: Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Hùng Lực, Lê Minh Hữu [6], thì tỷ lệ THA chung là 30.3% (n=1872, các đối tượng tuổi từ 25-64). Tôi chọn mẫu theo công thức: 22/1 2 )1( d ppzN −×= −α Trong đó : N : cỡ mẫu Z (hệ số tin cậy) v ới α=0.05 suy ra z= 1,96 p (tỉ lệ bệnh ước lượng) = 0,3 d (sai số cho phép) = 0,07 Vậy N= 165 người 14 Do chọn mẫu nhiều giai đoạn, nên để đảm bảo tính chính xác của nghiên cứu nên chúng sử dụng hiệu lực thiết kế của nghiên cứu là 2, cộng 10% các trường hợp bỏ cuộc, cỡ mẫu trong nghiên cứu này là 360 người. 2.5 Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu theo các bước sau: Bước 1: Chọn ngẫu nhiên 01 quận và 01 xã của thành phố Cần thơ (ngẫu nhiên đơn) Bước 2: Chọn ngẫu nhiên 01 phường của quận và 01 xã của huyện (ngẫu nhiên đơn) Bước 3: Chọn ngẫu nhiên 01 khu vực của phường và 01 ấp của xã (ngẫu nhiên đơn) Bước 4: Sử dụng danh sách người từ 30 tuổi trở lên (số liệu từ công tác viên cung cấp), chọn 90 người cho 01 ấp hoặc khu vực (chọn ngẫu nhiên hệ thống). 2.6 Kỹ thuật thu thập số liệu: 2.6.1 Thời gian phỏng vấn là các ngày cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật), đến từng hộ gia đình phỏng vấn và điều tra. Điều tra viên là 5 sinh viên Y5 được tập huấn kỷ bộ câu hỏi và điều tra thử trước khi thu thập số liệu. 2.6.2 Đo huyết áp: * Chuẩn bị dụng cụ: • Huyết áp kế đồng hồ. • Ống nghe. • Phiếu ghi kết quả huyết áp đo được, viết. * Tiến hành: • Hướng dẫn đối tượng được đo những điều cần biết trước khi đo huyết áp: trước đo 01 giờ đối tượng không uống càfê, trước đo 15 phút đối tượng 15 không hút thuốc lá, nghỉ ngơi từ 10-15 phút ( ít nhất 5phút ) trước khi được đo huyết áp. • Đối tượng ngồi hoặc nằm. Đối tượng nằm ngữa thẳng đầu, không gối, cánh tay để hơi dạng ra. Hoặc nếu đối tượng ngồi, cánh tay được đo đặt ngang ở mức tim. • Cách đo theo hướng dẫn ở Phụ lục 3. 2.6.3 Đo các chỉ số nhân trắc: cân trọng lượng cơ thể, đo chiều cao, đo vòng eo, đo vòng mông của đối tượng khảo sát. Yêu cầu đối tượng phải nên mặc quần áo gọn gàng, tháo giầy hoặc quần áo nặng ( như áo veston, áo gió…). Yêu cầu đối tượng tháo giầy, vớ ra và bỏ mủ, khăn trùm đầu. * Cân trọng lượng cơ thể: ƒ Dụng cụ: Cân bàn đã được chuẩn hoá. ƒ Tiến hành: 9 Người cân phải kiểm tra cân cho cân bằng, trở về mức 0. 9 Khi cân, đối tượng mắt nhìn thẳng về trước, hai tay buông thõng hai bên. 9 Ghi kết quả chính xác ở mức 0,1 Kg. * Đo chiều cao: ƒ Dụng cụ: Loại thước đo đủ dài > 2m (2,5m). Thước đo phải chuẩn xác, dùng thước cây (thanh cây) tránh chun dãn gây sai số: đầu thước đo cố định, đầu trên có thanh chắn di chuyển được. • Tiến hành: 9 Yêu cầu đối tượng đứng thẳng trên 2 chân chụm lại hình chữ V trên mặt phẳng, mắt nhìn thẳng, đứng tựa vào mặt phẳng đứng với 04 điểm chạm vào mặt phẳng (gót chân, mông, vai, chẩm). Kéo thanh chắn hạ sát đỉnh đầu, chiều cao là khoảng cách từ gót chân đến đỉnh đầu. 9 Đọc số đo ở vạch chỉ phần trên ở mức vạch cuối cùng tính bằng milimet ( không làm tròn số ). 16 * Đo vòng mông: • Dụng cụ: Thước dây không dãn • Tiến hành: 9 Đo ở chổ lồi ra nhất của 2 mông , thường tương ứng với phía trước là khớp mu 9 Người đo đứng ở một bên của đối tượng để chắc rằng thước dây được giữ ở mặt phẳng ngang khi đo 9 Đối tượng đứng với hai chân sát nhau và không căng cơ mông 9 Chú ý : - Đối tượng chỉ mặc quấn áo gọn gàng ( nếu đồ dày phải cởi ra ) - Người đo phải đọc ở ngang mức với thước dây để tránh sai số và đo ở mức chính xác 0,1 cm. * Đo vòng eo: • Dụng cụ: Thước dây không dãn • Tiến hành: 9 Vị trí : Giữa bờ dưới xương sườn XII và mào chậu tại đường nách giữa 9 Đo vào cuối thì thở ra bình thường với 2 cánh tay buông thõng 9 Tại đường nách giữa , xác định và đánh dấu bờ dưới của xương sườn cuối và mào chậu bằng bút. Tìm điểm giữa bằng thước dây và đánh dấu . Quấn thước dây qua điểm đã đánh dấu . Cẩn thận để chắc rằng thước dây sẽ ngang qua lưng. 9 Người đo phải đọc số đo ở ngang mức thước dây để tránh sai số và đo chính xác ở mức 0,1cm. 9 Yêu cầu đối tượng đứng hai chân sát nhau, đặt hai tay buông thõng hai bên với mặt lòng hướng về trước và thở ra. 17 2.7 Phân tích số liệu: Các số liệu nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 13.0. Sử dụng các test thống kê phân tích mối liên quan. 2.8 Sai số, biện pháp khắc phục: Hạn chế của nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang nên những người đã mắc bệnh do tư vấn của bác sỹ có thể có chế độ điều trị như giảm cân, chế độ ăn, tập luyện... Sẽ làm giảm sự kết hợp yếu tố nguy cơ và bệnh. Sai số và cách khống chế sai số Đối tượng bỏ cuộc, không có mặt tại địa phương. Biện pháp khắc phục: Tổ chức phỏng vấn từng hộ gia đình. Ngày hôm trước cộng tác viên và cán bộ nghiên cứu đến từng nhà đối tượng nghiên cứu: giải thích nội dung, các yêu cầu nghiên cứu, vận động đối tượng tham gia nghiên cứu. Trường hợp đối tượng nghiên cứu không có mặt tại địa phương sẽ bị loại ra khỏi nghiên cứu và sẽ chọn lại trường hợp khác đồng tuổi, giới với trường hợp không có mặt tại địa phương. Sai số do thu thập thông tin, sai số do các dụng cụ đo. Biện pháp khắc phục: Dụng cụ đo lường được chuẩn hoá theo Trung tâm đo lường chất lượng thành phố Cần Thơ. Chúng tôi tập huấn kỹ điều tra viên, giải thích từng vấn đề cụ thể, điều tra được tiến hành nghiên cứu thử trên 50 đối tượng để rút kinh nghiệm trước khi vào nghiên cứu chính thức. Các thông tin nghiên cứu được kiểm tra lại sau khi kết thúc mỗi trường hợp nghiên cứu. 2.9 Đạo đức trong nghiên cứu: - Tất cả các đối tượng nghiên cứu sẽ được giải thích cụ thể về mục đích, nội dung của nghiên cứu để tự nguyện tham gia và hợp tác tốt trong quá trình nghiên cứu. Các đối tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu hoặc có thể chấm dứt nghiên cứu trong bất cứ giai đoạn nào của nghiên cứu. 18 - Mọi thông tin của đối tượng đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Tất cả các thông tin chỉ có người nghiên cứu mới được phép tiếp cận. - Khi phát hiện đối tượng nghiên cứu bị bệnh, người nghiên cứu sẽ tư vấn sức khoẻ cho đối tượng nghiên cứu, có thể điều trị trực tiếp hoặc giới thiệu đến cơ sở y tế phù hợp. 2.10 Một số định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu: Tăng huyết áp: Trong nghiên cứu của chúng tôi: Những người được chẩn đoán là tăng huyết áp khi trong thời điểm khảo sát huyết áp: (Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp: Theo WHO) hoặc tiền sử tăng huyết áp (được nhân viên y tế chẩn đoán) hoặc đang điều trị thuốc chống THA. - Quá cân hay thừa cân : Để chỉ một người khi có chỉ số khối cơ thể (BMI) vượt quá trị số chuẩn. Chỉ số BMI được tính bởi công thức : Theo WHO Cân nặng (kg) BMI = [chiều cao (m)]2 Chỉ số BMI: Theo WHO Gầy: < 18,5 Bình thường: 18,5 – 22,9 Có nguy cơ: 23 – 24,9 Thừa cân: 25 – 29,9 Béo phì: ≥ 30 Số đo vòng eo: Có nguy cơ: ≥90 cm (Nam); ≥ 80 cm (Nữ): Theo WHO 19 WHR: Cao khi >0,85 ở nữ, và > 0,95 ở nam: Theo WHO - Hoạt động thể lực: Theo WHO Hoạt động thể lực nặng là các hoạt động làm cho người lao động phải thở hổn hển và thời gian hoạt động ≥ 10 phút. Ví dụ khiêng vật nặng, làm hồ, đào đất, xúc cây, đốn cây... Hoạt động thể lực trung bình là các hoạt động làm cho người lao động phải thở mạnh hơn bình thường và thời gian hoạt động ≥ 10 phút. Ví dụ là vườn, giặt đồ, leo cầu thang , chèo ghe, bơi xuồng, gánh/bưng vừa... - Ăn kiêng muối: Một người kiêng muối khi ăn không dùng quá một muỗng nước mắm hay nước muối và giảm ăn muối khi biết mình bị THA. Tuy nhiên trong thực tế chỉ hỏi được qua chủ quan của đối tượng nghiên cứu xem có ăn mặn hay không, hay được người trong gia đình nhận xét là có thói quen ăn mặn hơn các thành viên khác trong gia đình. (Do tự nhận xét của đối tượng hoặc do gia đình nhận xét đối tượng) - Ăn mặn: trong nghiên cứu này có ý nghĩa là cảm giác mặn lạt trong ăn uống của đối tượng được khảo sát khi so sánh với các thành viên trong gia đình. (Do tự nhận xét của đối tượng hoặc do gia đình nhận xét đối tượng) - Rượu : được dùng ở đây để chi tất cả các thức uống có Alcohol trong thành phần của nó như: bia, rượu trắng, rượu pha chế từ các chất khác. Số lượng rượu uống trung bình trong một lần uống được quy ước uống một lon hay chai bia khoảng 500ml hay một ly rượu trắng khoảng 60ml hay một ly rượu mạnh khoảng 30ml. 20 2.11 Sơ đồ biến số: CÁC YẾU TỐ: DÂN SỐ Xà HỘI, VĂN HÓA - Trình độ học vấn - Tình trạng hôn nhân KIẾN THỨC - Yếu tố nguy cơ - Phòng bệnh THA THÁI ĐỘ - Kiểm soát cân nặng - Ăn mặn - Ăn mỡ - Uống rượu - Hút thuốc - Rèn luyện thể lực HÀNH VI - Kiểm soát cân nặng - Ăn mặn - Ăn mỡ - Uống rượu - Hút thuốc - Rèn luyện thể lực TĂNG HUYẾT ÁP YẾU TỐ CƠ ĐỊA - Tuổi - Giới - Chỉ số khối cơ thể (BMI) - Chỉ số vòng eo/vòng mông 21 CHƯƠNG 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ Kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ được thể hiện qua các bảng trống. 1. Thông tin chung: Bảng 3.1: Trình độ học vấn các đối tượng nghiên cứu Trình độ học vấn Tần số Tỷ lệ (%) Mù chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trên cấp 3 Tổng Bảng 3. 2: Nghề nghiệp các đối tượng nghiên cứu Nghề nghiệp Tần số Tỷ lệ (%) Nông dân Công nhân Cán bộ công chức Buôn bán Nội trợ Mất sức lao động Nghề khác Tổng 22 Bảng 3.3:Thành phần dân tộc và giới của đối tượng nghiên cứu Tần số Tỷ lệ (%) Kinh Hoa Khmer Dân tộc khác Nam Giới tính Nữ 2. Phân bố các yếu tố nguy cơ trong quần thể Bảng3.4: Chỉ số khối cơ thể các đối tượng nghiên cứu BMI Tần số Tỷ lệ (%) Gầy Bình thường Có nguy cơ Thừa cân Béo phì Tổng 23 Bảng 3.5 : Số đo vòng eo, WHR của các đối tượng nghiên cứu Giới tính Nam Nữ Tổng Có nguy cơ tỷ lệ % Vòng eo Không nguy cơ tỷ lệ % Có nguy cơ tỷ lệ % WHR Không nguy cơ tỷ lệ % Bảng 3.6: Tỷ lệ THA các đối tượng nghiên cứu Tăng huyết áp Tần số Tỷ lệ (%) Có 164 45.6 Không 196 54.4 Tổng 360 100 24 Bảng 3.7: Tỷ lệ tăng HA theo tuổi, giới THA Không THA Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 30-39 4 2.5 5 2.5 40-49 20 17.4 18 9 50-59 29 18 28 14.1 Nhóm tuổi >60 24 14.9 36 18.1 Nam Giới tính Nữ Bảng 3.8 : Tình trạng hoạt động thể lực các đối tượng nghiên cứu Hoạt động thể lực Tần số Tỷ lệ (%) Hoạt động thể lực nặng Hoạt động thể lực trung bình Không hoặc ít hoạt động thể lực 25 Bảng 3.9: Tỷ lệ các đối tượng nghiên cứu có hút thuốc lá Hút thuốc lá Tần số Tỷ lệ (%) Hiện tại đang hút thuốc lá Hút hàng ngày Không hút hàng ngày Hút thuốc trong quá khứ Hút hàng ngày Không hút hàng ngày Chưa bao giờ hút Tuổi bắc đầu hút TB, SD Số điếu thuốc trung bình hút mỗi ngày TB, SD Bảng 3.10: Tỷ lệ tiêu thụ rượu của đối tượng nghiên cứu Nam Nữ Tiêu thụ rượu Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Chưa bao giờ uống rượu Tiêu thụ rượu trong 12 tháng qua ≥ 5 ngày/ một tuần 1-4 ngày / một tuần 1-3 ngày / một tháng <1 lần / một tháng Số đơn vị rượu tiêu thụ trung bình mỗi lần uống TB, SD Số đơn vị rượu tiêu thụ trung bình trong một ngày TB, SD 26 3. Tỷ lệ THA phân bố trong quần thể và một số yếu tố liên quan Bảng 3.11: Tỷ lệ mắc THA Tần số Tỷ lệ (%) Mới phát hiện Tiền sử bệnh THA Không Tổng Bảng 3.12: Tỷ lệ mắc THA thành thị, nông thôn THA Không THA Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Thành thị Nông thôn Tổng 27 Bảng 3.13: Tỷ lệ bệnh THA theo dân tộc THA Không Dân tộc Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Kinh Hoa Khmer Khác Bảng 3.14: Mối liên quan giữa Tăng huyết áp và Đái tháo đường ĐTĐ Không ĐTĐ Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tăng HA Không tăng HA OR, P 28 Bảng 3.15: Mối liên quan giữa hoạt động thể lực và THA THA Không THA Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Có hoạt động thể lực Không hoạt động thể lực OR, P Bảng 3.16: Mối liên quan giữa hút thuốc lá và THA Tăng huyết áp Không bệnh Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Có hút thuốc lá mỗi ngày Không hút thuốc lá OR, P 29 Bảng 3.17: Mối liên quan giữa tiền sử gia đình có người bị THA và THA Tăng huyết áp Không THA Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Gia đình có người bị THA Không có người bị THA OR, P Bảng 3.18: Mối liên quan giữa chỉ số BMI và bệnh THA THA Không THA Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) OR, P Bình thường Có nguy cơ Thừa cân Béo phì 30 CHƯƠNG 4 THỜI GIAN THỰC HIỆN Tháng Các hoạt động (10/2006 – 06/2008) 1-5 (10/06- 02/07) 6 (03/ 07) 7 (04/ 07) 8 (05/ 07) 9 (06/ 07) 10-18 (07/07- 03/08) 19 (04/ 08) 20 (05/ 08) 21 (06/ 08) 1. Soạn và nộp đề cương X 2. Bảo vệ đề cương X 3. Tập huấn cộng tác viên X 4. Dùng bộ câu hỏi phỏng vấn thử trên một nhóm đối tượng nghiên cứu tại nhà/trạm (50 đối tượng) X X 5. Điều chỉnh lại bộ câu hỏi (nếu cần) X X 6. Mua vật tư X 7. In và photo bảng câu hỏi X 8. Liên hệ với trạm y tế phường/xã sắp xếp địa điểm và thời gian thu thập số liệu X X 9. Tổ chức khám và thu thập số liệu X X 10. Nhập số liệu X X 11. Xử lý và phân tích số liệu X 12. Viết báo cáo X 13. Bảo vệ đề tài X 31 CHƯƠNG 5 BẢNG DỰ TRÙ KINH PHÍ TT Nội dung công việc Mức chi Thành tiền 1 Viết đề cương 1 quyển chính = 200.000đ 5 quyển photo = 150.000đ 350.000đ 2 Duyệt đề cương 40.000đ/1 thành viên x 5 = 200.000đ 200.000đ 3 Cân bàn 80.000x2 cái=160.000đ 160.000đ 4 Máy đo huyết áp 250.000x2 cái=500.000đ 500.000đ 5 Pho to bộ câu hỏi 150đ/trang x 10 trang x 400=945.000đ 600.000đ Bồi dưỡng cộng tác viên dẫn đường 4 người x 5 ngày x 20.000 400.000 7 Thu thập số liệu vào mẫu điều tra 7.500đ/phiếu x 360=3.600.000đ 2.700.000đ 8 Nhập và phân tích số liệu 360 phiếu x 1000 đ/phiếu 360.000đ 9 Viết báo cáo 1 quyển chính = 250.000đ 5 quyển photo = 200.000đ 450.000đ 10 Hội đồng nghiệm thu 50.000đ/1 thành viên x 5 = 250.000đ 250.000đ Tổng 5.970.000 Năm triệu chín tram bảy chục ngàn đồng 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO * Phần Tiếng Việt: 1. Đào Duy An (2005), Nhận thức cơ bản và cách xử trí ở bệnh nhân Tăng Huyết Áp. Trong: Hội Tim Mạch học tp HCM. Kỷ yếu báo cáo khoa học hội nghị khoa học tim mạch khu vực phía Nam lần thứ 7 (8.9.10-6.2005): 10-05. 2. Đào Duy An (2005), Cải thiện tình trạng nhận biết, điều trị, kiểm soát tăng huyết áp: Thách thức và vai trò truyền thông giáo dục sức khỏe. Trong: Thời sự Tim mạch học, số 91, tháng 9/2005, trang 14-18. 3. Nguyễn Huy Dung (2000), Điều trị bệnh tăng huyết áp tiên phát, NXB Y học . 4. Nguyễn Minh Đức, Dương Thị Ngọc Hằng và cộng sự (2002), Phòng chống Tăng Huyết Áp trong cộng đồng tại xã Hiệp Thành – Thị Xã Bạc Liêu từ 03/2001- 3/2002. 5. Nguyễn Minh Đức, Dương Thị Ngọc Hằng, Nhan Quốc Khải (2003), Khảo sát yếu tố nguy cơ, kiến thức phòng ngừa Tăng Huyết Áp tại xã Hiệp Thành Thị Xã Bạc Liêu từ 01/2003-05/2004, trang 30-2. 6. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lâm Việt, Phạm Thái Sơn và cộng sự (2003), Tần suất Tăng Huyết Áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001-2002. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 2003, 33:9-15. 7. Phạm Hùng Lực (2000), Kiến thức, thực hành phòng ngừa cao huyết áp của người dân Tỉnh Cần Thơ. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học của trường Đại học Cần Thơ 1999, trang 1-5. 8. Phạm Hùng Lực (2003), Nghiên cứu Tăng huyết áp với một số yếu tố liên quan tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận án tiến sỹ y học 2003. 33 9. Phạm Hùng Lực, Lê Minh Hữu (2006), Thực trạng bệnh đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ ở lứa tuổi từ 25-64 tại thành phố Cần thơ năm 2005. Tạp chí Y Học thành phố Hồ Chí Minh, tập 10, phụ bản số 4 năm 2006, trang 67-72. 10. Nguyễn Hồng Phong (2005), Nghiên cứu một số yếu tố liên quan với bệnh Tăng Huyết Áp ở độ tuổi từ 30-75 tại Thị Xã Vị Thanh và Huyện Long Mỹ - Hậu Giang năm 2004. 11. Trần Đỗ Trinh, Nguyễn Ngọc Tước và CS (1992), Điều tra dịch tễ học bệnh Tăng Huyết Áp ở Việt Nam; quản lý và điều trị bệnh Tăng Huyết Áp trong cộng đồng thời kỳ 1992-1995; thử nghiệm lâm sàng điều trị Tăng Huyết Áp.Trong chương trình nghiên cứu và phòng chống các bệnh tim mạch của Bộ Y Tế - Hà Nội 1992:45. 12. Hồ Thanh Tùng (2005), Khảo sát tỷ lệ mắc một số bệnh tim mạch ở người lớn từ 18 tuổi trở lên tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ 6-2004 đến 11-2004. Trong: Hội Tim Mạch Học thành phố Hồ Chí Minh. Kỷ yếu báo cáo Khoa Học Hội Nghị Khoa Học Tim Mạch khu vực phía Nam lần thứ 7 (8.9.10-6-2005): 218. 13. Nguyễn Phú Kháng (2001), Tăng huyết áp hệ thống động mạch, Lâm Sàng Tim Mạch. NXB Y học, trang 451. 14. Trường Đại học Y dược Hà Nội (2004), Bài giảng bệnh học nội khoa tập 2, NXB Y học, trang 107-112. 15 Hội tim mạch học Việt Nam (2006), Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa giai đoạn 2006-2010, NXB Y học, trang 1-52. *Phần Tiếng Anh: 16. Kaplan MN. Kaplan’s Clinical Hypertension. 9th Ed. Lippincott, Williams and Wilkins;2006: 1-20;122-44. 17. Kearney PM, Whelton M, Reynild’s K, Munter P, Wheton PK, He J (2005), Global burden of hypertion: analysis of world_wide data. Lancet 2005 Jan 15; 365 (9455):217-23 [http:// www.ncbi.nlm.nih.gov]. 18. Kotchen TA (1996), Atlenuation of hypertension by insulin – Sensnizing’agents. Hypertension 1996: 282 19-223. [http:// www.ncbi.nlm.nih.gov]. 34 19. Paven GM. Lihell H, Landsberg L (1996), Hypertension and associated metabolic abnormalities the role of insulin resistance and the sympathoadrenal system. N Engl J Med.1996: 374-381. [http:// www.ncbi.nlm.nih.gov]. 20. Whelton PK (2004), Epidemiology and the Prevention of Hypertension. J.Clin Hypertension 2004; 6:636-42 [http:// www.ncbi.nlm.nih.gov] 21. Wolf_Maier, Cooper Rs, Banegas JR, et al, Hypertension prevalence and blood pressure levels in 6 European countries, Canada and the USA. JAMA 2003; 289:2363-2369. 22. Nation High Blood Pressure Education Program Working Group, Nation High Blood Pressure, Education Program Working Group report hypertension indiabets (1994). Hypertension 1994:Z3:145-158. [http:// www.ncbi.nlm.nih.gov]. 23. World Health Organization International Society of Hypertension Writing Group. 2003 WHO/ISH Stament on management of hypertension.[]. 35 PHỤ LỤC 1 CÁCH ĐO CÁC CHỈ SỐ NHÂN TRẮC CÂN TRỌNG LƯỢNG CƠ THỂ - DỤNG CỤ : Cân bàn đã được chuẩn hoá. - TIẾN HÀNH : 1. Người cân phải kiểm tra cân cho cân bằng, trở về mức 0. 2. Yêu cầu đối tượng phải nên mặc quần áo gọn gàng, tháo giầy hoặc quần áo nặng ( như áo veston, áo gió , mủ bảo hiểm.. ) 3. Khi cân, đối tượng mắt nhìn thẳng về trước, hai tay buông thõng hai bên 4. Ghi kết quả chính xác ở mức 0,1 Kg. ĐO VÒNG MÔNG - DỤNG CỤ : Thước dây - TIẾN HÀNH : • Đo ở chổ lồi ra nhất của 2 mông , thường tương ứng với phía trước là khớp mu • Người đo đứng ở một bên của đối tượng để chắc rằng thước dây được giữ ở mặt phẳng ngang khi đo • Đối tượng đứng với hai chân sát nhau và không căng cơ mông • Chú ý : - Đối tượng chỉ mặc quấn áo gọn gàng ( nếu đồ dày phải cởi ra ) - Người đo phải đọc ở ngang mức với thước dây để tránh sai số 1. Đứng một bên đối tượng và quấn thước dây quanh chổ lồi ra nhất của hai mông , chú ý thước dây phải nằm ngang 2. Yêu cầu đối tượng thả lỏng không căng cơ mông 3. Đo ở mức chính xác 0,1 cm ĐO VÒNG EO DỤNG CỤ : Thước dây 36 TIẾN HÀNH : • Vị trí : Giữa bờ dưới xương sườn 12 và mào chậu tại đường nách giữa • Đo vào cuối thì thở ra bình thường với 2 cánh tay buông thõng • Khi đo nên mặc quần áo gọn gàng. Tuyệt đối không mặc quần áo dày , to • Người đo phải đọc số đo ở ngang mức thước dây để tránh sai số 1. Tại đường nách giữa , xác định và đánh dấu bờ dưới của xương sườn cuối và mào chậu bằng bút. Tìm điểm giữa bằng thước dây và đánh dấu . Quấn thước dây qua điểm đã đánh dấu . Cẩn thận để chắc rằng thước dây sẽ ngang qua lưng. 2. Yêu cầu đối tượng đứng hai chân sát nhau, đặt hai tay buông thõng hai bên với mặt lòng hướng về trước và thở ra. 3. Đo chính xác ở mức 0,1cm. ĐO CHIỀU CAO DỤNG CỤ : Loại thước đo đủ dài > 2m (2,5m). Thước đo phải chuẩn xác, nên dùng thước cây (thanh cây) tránh chun dãn gây sai số: đầu thước đo cố định, đầu trên có thanh chắn di chuyển được TIẾN HÀNH : 1. Yêu cầu đối tượng tháo giầy, vớ ra và bỏ mủ, khăn trùm đầu 2. Yêu cầu đối tượng đứng thẳng trên 2 chân chụm lại hình chữ V trên mặt phẳng, mắt nhìn thẳng, đứng tựa vào mặt phẳng đứng với 04 điểm chạm vào mặt phẳng(gót chân, mông, vai, chẩm). Kéo êke hạ sát đỉnh đầu, chiều cao là khoảng cách từ gót chân đến đỉnh đầu. 3. Đọc số đo ở vạch chỉ phần trên ở mức vạch cuối cùng tính bằng milimet ( không làm tròn số ). 37 PHỤ LỤC 2 BỘ CÂU HỎI CÁC YẾU TỐ DỊCH TỂ LIÊN QUAN TĂNG HUYẾT ÁP Mã số phiếu phỏng vấn:………………………………. • Họ tên người phỏng vấn:………………………………………………………. • Ngày phỏng vấn: ngày .….. tháng ....... năm ........ • Họ tên người được phỏng vấn:……………………………………………… • Địa chỉ: Số nhà, đường………….tổ…………….ấp/khuvực…………………… Xã/phường……………………………..Quận/huyện……………………… THÔNG TIN DÂN SỐ HỌC Cột trả lời C1 Giới tính Nam 1 Nữ 2 C2 Bạn bao nhiêu tuổi? Tính theo năm (làm tròn) ………………. C3 Trình độ học vấn của bạn? 1. Mù chữ 2. Cấp 1 3. Cấp2 4. Cấp3 5. Trên cấp 3 C4 Bạn thuộc dân tộc nào? 1. Kinh 2. Hoa 3. Khmer 4 Khác (ghi rõ) C5 Trong 12 tháng qua, nghề nghiệp của bạn là gì? 1. Nông dân 2. Công nhân 3. Cán bộ công chức 4. Buôn bán 5. Nội trợ 6. Mất sức lao động 7. Nghề khác (ghi rõ) 38 PHẦN SỬ SỤNG THUỐC LÁ Trả lời Cột mã hóa S1 Hiện nay, bạn có hút thuốc lá không? Có 1 Không 2 Nếu không, chuyển S4 S2 Bạn hút thuốc lá đã bao lâu rồi? Tính bằng năm Tính bằng tháng Tính bằng tuần S3 Trung bình, một ngày bạn hút bao nhiêu điều thuốc? ……điếu/ngày S4 Trước đây, bạn có hút thuốc lá mỗi ngày không? Có 1 Không 2 Nếu không, chuyển Phần A S4a Nếu có: Bạn bao nhiêu tuổi khi bạn bắt đầu hút thuốc lá mỗi ngày? Tuổi (năm) Không nhớ 77 S5 Bạn ngưng hút thuốc lá mỗi ngày khi bao nhiêu tuổi? Tuổi (năm) Không nhớ 77 LƯỢNG RƯỢU TIÊU THỤ (phần A) A1 Trong 12 tháng nay, bạn có uống rượu bia không? Có 1 Không 2 Nếu không chuyển qua phần P A2 Trong 12 tháng qua, mức độ thường xuyên mà bạn uống ít nhất 1 ly bia/rượu? 1. >=5 ngày/tuần 2.<5 ngày/tuần 3.1-3 ngày/tháng 4. <1 ngày/tháng A3 Trong một ngày uống rượu, trung bình bạn uống bao nhiêu ly rượu/bia? Số ly không nhớ 39 PHẦN HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC Trả lời Mã hóa P1 Công việc của bạn có phải ngồi hoăc đúng một chỗ (với thời gian đi lại không quá 10 phút một lần)? Có 1 Không 2 Nếu có chuyển P3 P2 Công việc của bạn có liên quan đến hoạt động nặng nhọc hoạc trung bình không( ít nhất 10 phút)? Có 1 Không 2 P2a Trong một tuần, bạn có bao nhiê ngày làm việc nặng nhọc hoạc trung bình( ít nhất 10 pthút)? ……..ngày P2b Trong một ngày, thời gian bạn làm nặng nhọc hoạc trung bình là bao lâu? ……..giờ P3 Bạn có tập thể dục (đi bộ, chạy xe đạp…) liên tục từ 10 phút trong một ngày không? Có 1 Không 2 Nếu không chuyển phần H P3a Trong một tuần, bạn tập thể dục liên tục (từ 10 phút trở lên) là bao nhiêu ngày? ……..ngày P3b Trong một lần tập thể dục, bạn tập (từ 10 trở lên) là bao lâu? ……..phút 40 TIỀN SỬ ĐỐI TƯỢNG (phần H) Trả lời Chọn Mã hóa H1 Lần gần đây nhất, bạn được nhân viên y tế đo huyết áp là khi nào? Có 1 Không 2 H2 Trong vòng 12 tháng qua, có khi nào bạn được nhân viên chẩn đoán bạn bị Tăng huyết áp không? Có 1 Không 2 H3 Nếu có, bạn có được điều trị thuốc hạ huyết áp không? Có 1 Không 2 H4 Nếu có, bạn có điều trị liên tục hay không? (Ngày nào cũng dùng thuốc hạ huyết áp) Có 1 Không 2 H5 Trong vòng 2 tuần nay, bạn có đang sử dụng thuốc để điều trị Tăng huyết áp không? Có 1 Không 2 H6 Bạn có bao giờ nghe cán bộ y tế nói bạn mắc bệnh tim mạch không? (đau thắt ngực, nhồi máu não…) Có 1 Không 2 H7 Bạn có bao giờ nghe cán bộ y tế nói bạn mắc bệnh đái tháo đường không? Có 1 Không 2 H8 Trong gia đình (cha mẹ ruột, anh chị em ruột) bạn có ai bị Tăng huyết áp ( hoặc lên máu) ? Có 1 Không 2 41 NHẬN THỨC TĂNG HUYẾT ÁP T1 Bạn có thông tin Tăng huyết áp không? Bạn nhận được từ đâu? 1.Không có 2.Báo, đài, tivi 3. Cán bộ y tế 4. Địa phương đoàn thể 5.Người thân, hàng xóm 6.Khác T2 Bạn biết thông tin Tăng huyết áo từ bao lâu? …………….năm T3 Theo ý kiến của riêng bạn, Tăng huyết áp có thể phòng ngừa được không? Có 1 Không 2 T4 Bạn có định kỳ đi kiểm tra huyết áp của mình không? Có 1 Không 2 T5 Theo ý kiến của riêng bạn, Tăng huyết áp được điều trị có hết bệnh được không? Có 1 Không 2 T6 Bạn thích ăn mặn không? (nhiều nước mắm, nước tương, nước muối trong mỗi bữa ăn) Có 1 Không 2 T7 Bạn thích ăn nhiều mỡ động vật (mỡ heo, mỡ bò…) trong mỗi bữa ăn không? Có 1 Không 2 T8 Bạn thích ăn nhiều mỡ thực vật (dầu mè, dầu ăn…) trong mỗi bữa ăn không? Có 1 Không 2 42 ĐO CHIỀU CAO TRẢ LỜI Mà HÓA M1 Chiều cao …………cm M2 Cân nặng …………kg M3 Bạn có đang mang thai không(Quan sát bên ngoài) Có 1 Không 2 Nếu có, không đo vòng eo và vòng mông sản phụ!!! ĐO VÒNG EO M4 Vòng eo …………cm M5 Vòng mông …………cm ĐO HUYẾT ÁP M6a Đo huyết áp tâm thu lần 1 (Nếu ≥140mmHg, chuyển M7a) ………..mmHg M6b Đo huyết áp tâm trương lần 1 (Nếu ≥90mmHg, chuyển M7b) ………..mmHg M7a Đo huyết áp tâm thu lần 2 ………..mmHg M7b Đo huyết áp tâm trương lần 2 ………..mmHg 43 PHỤ LỤC 3: CÁCH ĐO HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH ĐO HUYẾT ÁP 1. Chuẩn bị dụng cụ: • Huyết áp kế đồng hồ. • Ống nghe. • Phiếu ghi kết quả huyết áp đo được, viết. 2. Tiến hành: • Hướng dẫn đối tượng được đo những điều cần biết trước khi đo huyết áp: trước đo 01 giờ đối tượng không uống càfê, trước đo 15 phút đối tượng không hút thuốc lá, nghỉ ngơi từ 10-15 phút ( ít nhất 5phút ) trước khi được đo huyết áp. • Đối tượng ngồi hoặc nằm. Đối tượng nằm ngữa thẳng đầu, không gối, cánh tay để hơi dạng ra. Hoặc nếu đối tượng ngồi, cánh tay được đo đặt ngang ở mức tim. • Vén tay áo đối tượng lên đến nách, nếu tay áo quá chặt thì yêu cầu đối tượng cởi ra. • Đặt trung tâm túi hơi của băng quấn lên động mạch cánh tay đối tượng, mép dưới của băng quấn cách nếp gấp khuỷu tay 2,5 – 3 cm. • Quấn băng của huyết áp kế quanh tay đối tượng, áp băng quấn vừa khít, tránh gấp băng. • Đặt huyết áp kế ngay ngắn, vừa tầm mắt hoặc cài huyết áp kế đồng hồ phía trên của băng. • Kiểm tra các ống nối, huyết áp kế ở mức 0 trước khi bơm túi hơi. • Đeo ống nghe vào tai • Dùng tay sờ xác định vị trí động mạch cánh tay. • Đặt màng ống nghe vào động mạch tại nếp gấp khuỷu tay. • Kiếm tra ống nghe. • Khoá chặt van trên bóng của băng quấn. 44 • Bơm hơi vào đến khi lên đến mức không nghe thấy tiếng đập rồi bơm thêm 30mmHg nữa ( theo dõi kim đồng hồ ). • Mở xả hơi từ từ 2 – 3 mm/s và chú ý lắng nghe. Trong khi nghe tránh chạm vào dây ống nghe và màng ống nghe vì có thể gây tiếng động sai. • Theo dõi trên kim đồng hồ, khi thấy tiếng đập đầu tiên đó là huyết áp tâm thu ( huyết áp tối đa ). • Tiếp tục xả hơi ra đến khi nghe tiếng đập cuối cùng đó là huyết áp tâm trương ( huyết áp tối thiểu ). • Xả hết hơi, tháo băng quấn, gấp gọn. • Ghi kết quả dưới dạng phân số vào phiếu ghi. ( thí dụ : 110/70 mmHg ) • Đặt đối tượng ngồi hoặc nằm lại ngay ngắn khi nghi ngờ kết quả đo được, phải cho đối tượng đuợc đo lại huyết áp sau 30-60 giây. 3. Những điếm cần lưu ý: • Nên dùng cùng huyết áp kế đồng hồ đã được chuẩn hoá. • Khi đo huyết áp phải chọn băng quấn lớn hơn 43 cm để có kết quả chính xác ( bề dài băng quấn bao kín 2/3 (80%) vòng cánh tay của đối tượng được đo ). Bề rộng bằng ít nhất 40% chu vi đoạn được đo huyết áp. Người lớn dùng bảng to bản. • Nên thường xuyên kiểm tra độ chính xác của huyết áp kế đồng hồ. • Bơm bao hơi: o Không quá đột ngột, quá nhanh o Vượt quá con số tâm thu ước tính khoảng 20mmHg(sự mất mạch quay khi bắt mạch đồng thời ở phía cẳng tay chứng tỏ động mạch cánh tay đã bị đè bịt tịt), làm như vậy để lỡ có lỗ hổng âm thanh - trougap auscultatoire - thì ta đã vượt lên cao hơn nó nhiều và không bị nó làm tưởng lầm HATT thấp hơn thực tế đến vài chục mmHg. o Xả bao hơi: một cách chậm rãi, mỗi giây xuống 1-3mmHg. 45 • Nếu nghe tiếng Korotkoff quá yếu: cho đối tượng giơ cao tay rồi nắm và xòe bàn tay 5-10 lần để đo lại sau 30 giây. BỘ GIÁO DỤC VÀ 46 PHỤ LỤC 4 : CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ KẾT QUẢ BẤT THƯỜNG Chúng ta đặc biệt chú ý đến các đối tượng quá cân, tăng huyết áp. 1. Quá cân: Hướng dẫn và khuyên các đối tượng này giảm cân (chế độ ăn, luyện tập). 2. Tăng huyết áp: - Khuyên đối tượng giảm muối trong thức ăn, giảm cân nếu quá cân. - Đến bệnh viện điều trị. - Cho uống thuốc hạ áp nếu huyết áp tâm thu trên 180 mmHg và hướng dẫn đối tượng đến bệnh viện điều trị ngay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11_1_mau_de_cuong_0406.pdf
Luận văn liên quan