Ứng dụng chuẩn MARC 21 vào quản lý thư viện

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN . 1 LỜI GIỚI THIỆU 4 CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ THƯ VIỆN . 6 CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ MÔ HÌNH CHUẨN MARC . 8 2.1. Định nghĩa về MARC 8 2.2. Phạm vi ứng dụng của khổ mẫu thư mục MARC 9 2.3. Loại bản ghi thư mục 10 2.4. Cấu trúc bản ghi thư mục 10 CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CHUẨN MARC 21 VÀO QUẢN LÝ THƯ VIỆN HIỆN NAY . 23 3.1. Trên Thế Giới 23 3.2. Tại Việt Nam 24 3.3. So sánh chuẩn MARC 21 với các chuẩn khác 27 CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU BÀI TOÁN VÀ XÁC ĐỊNH PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA BÀI TOÁN . 28 4.1. Giới thiệu bài toán 28 4.2. Phạm vi ứng dụng của bài toán 29 4.2.1. Các trường MARC 21 chính được sử dụng khi biên mục sách thông thường 29 4.2.2. Các trường MARC 21 chính được sử dụng khi biên mục tạp chí nhiều kỳ 41 4.2.3. Các trường MARC 21 chính được sử dụng khi biên mục dữ liệu số 46 CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN THƯ VIỆN THEO CHUẨN BIÊN MỤC DỮ LIỆU MARC 21 . 50 5.1. Các yêu cầu đối với công tác quản lý thư viện theo chuẩn MARC 21 50 5.2. Phân tích yêu cầu và liệt kê các chức năng của chuẩn MARC 21 trong biên mục 52 5.3. Sơ đồ phân rã chức năng 54 5.4. Sơ đồ luồng dữ liệu 55 5.5. Thiết kế CSDL quản lý theo chuẩn MARC 21 61 5.5.1. Xác định các thực thể . 61 5.5.2. Sơ đồ quan hệ thực thể . 73 CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH DEMO BIÊN MỤC SÁCH VÀ ẤN PHẨM NHIỀU KỲ THEO CHUẨN MARC 21 74 6.1. Các công cụ xây dựng chương trình 74 6.2. Các tính năng chính của chương trình: 74 6.2.1. Biên mục . 75 6.2.2. Bạn đọc . 80 6.2.3. Tra cứu 81 6.2.4. Mượn trả . 83 KẾT LUẬN . . 87 PHỤ LỤC 1: CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH . 88 PHỤ LỤC 2: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT . 90 BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ỨNG DỤNG CHUẨN MARC 21 TRONG QUẢN LÝ THƯ VIỆN. LỜI GIỚI THIỆU Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, nhu cầu trao đổi thông tin thông qua mạng đã trở nên ngày càng phổ biến trong mọi lĩnh vực. Trong lĩnh vực thư viện thì vấn đề trao đổi dữ liệu liên thư viện là rất quan trọng khi mà lượng dữ liệu nhập vào là rất lớn thì việc trao đổi dữ liệu từ xa sẽ giúp ích rất nhiều cho người quản lý thư viện và thư viện sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Một vấn đề đặt ra cho các thư viện trong thời đại thông tin là các thư viện phải có khả năng tra cứu các dữ liệu có tại các thư viện khác (hay còn gọi là tra cứu liên thư viện). Để các thư viện có thể trao đổi được với nhau thì thông tin của một tài liệu được lưu trữ phải tuân theo một chuẩn nào đó. Không nằm ngoài luồng phát triển đó, với mục tiêu xây dựng một giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác thư viện, đề tài nghiên cứu của em sẽ đưa ra những giải pháp hỗ trợ khâu biên mục sách và tài liệu theo chuẩn MARC 21. Với việc biên mục bằng chuẩn MARC 21 thì khả năng lưu trữ, xử lý thông tin của máy tính, công tác quản lý thư viện sẽ trở lên dễ dàng và chính xác, giải phóng phần lớn sức lao động của nhân viên thư viện cũng như tiện lợi hơn cho độc giả. MARC 21 trở thành chuẩn quốc tế, vì đa số các nước nói tiếng Anh và các hệ thống thư viện trên cơ sở sử dụng tiếng Anh sử dụng. Sự lợi ích của MARC cho phép máy tính sắp xếp và lựa chọn dữ liệu biên mục, có nghĩa là cho phép người sử dụng truy cập mạnh mẽ hơn các bản ghi, in ra dữ liệu biên mục theo một số dạng khác nhau nhưng lợi ích chính là trao đổi dữ liệu biên mục với các thư viện khác trên thế giới. Đây là một lợi ích to lớn mà chúng ta không thể phủ nhận vai trò mà MARC đem lại khi biên mục tập trung. Áp dụng MARC cho tất cả thư viện thì chúng ta tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức cho một công việc mà hàng ngàn thư viện trên toàn quốc vẫn cứ lập đi, lập lại khi biên mục một tài liệu, mà đáng lẽ ra chỉ một nơi làm ra bản ghi đó và tất cả các thư viện lấy về cập nhật vào CƠ SỞ DỮ LIỆU của thư viện mình. Hiện nay chúng ta có thể dễ dàng tham khảo điều này trên mạng khi các thư viện quốc gia lớn trên thế giới sử dụng mục lục trực tuyến như COPAC, LC, OCLC và trên tất cả các bản ghi thư mục ở trường 003 (Nhận dạng số kiểm soát) đều có ký hiệu nơi tạo ra bản ghi là các thư viện quốc gia, hay các tổ chức thư viện lớn của thế giới. Cấu trúc của đồ án:  Chương 1: Khái niệm về mô hình quản lý thư viện.  Chương 2: Tìm hiểu về mô hình chuẩn MARC  Chương 3: Tình hình ứng dụng chuẩn MARC 21 vào quản lý thư viện hiện nay.  Chương 4: Giới thiệu bài toán.  Chương 5: Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin thư viện theo chuẩn biên mục dữ liệu MARC 21.  Chương 6: Chương trìn Demo biên mục sách và ấn phẩm nhiều kỳ theo chuẩn MARC 21. CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ THƯ VIỆN Thư viện được UNESCO định nghĩa khá tổng quát ”Thư viện, không phụ thuộc vào tên của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ hoạ, nghe nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài nguyên đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí.” Từ định nghĩa trên và qua khảo sát thực tế, phần lớn các thư viện hoạt động theo mô hình: Hình 1: Mô hình hoạt động của phần lớn các thư viện ã Quản lý: Phục vụ công tác giám sát, thông tin và quản lý toàn bộ hoạt động chung của thư viện. ã Quản lý bạn đọc: Quản lý cộng đồng bạn đọc và tiến hành các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến bạn đọc như cấp thẻ, in thẻ, gia hạn thẻ và cắt hiệu lực thẻ. . . ã Bổ sung: thực hiện công tác bổ sung vốn tài liệu của thư viện, quản lý từ khi đặt mua đến khi tài liệu được xếp trên giá. ã Biên mục: thực hiện công tác biên mục bao gồm nhập mới, sửa chữa, xoá, duyệt, thao tác xử lý, phân tích tổng hợp tài liệu, nhằm giúp người dùng nắm được thông tin về mọi mặt của tài liệu – nội dung, công dụng, hình thức để tiến hành chọn lựa phù hợp với yêu cầu tìm tin. Nói tóm lại, biên mục nhằm mục đích tổ chức hệ thống thông tin hiện đại cho phép tìm kiếm thông tin tài liệu đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng và nâng cao hiệu quả khai thác thông tin. Ngoài ra, còn thực hiện việc thu thập thông tin, tư liệu qua Internet, TV, CDROM, . và biên tập các nguồn thông tin tư liệu này nhằm tạo ra nguồn thông tin số hoá đáp ứng yêu cầu khai thác của bạn đọc và thống nhất với nguồn thông tin, tư liệu của thư viện. ã Quản lý mượn trả: thực hiện nghiệp vụ mượn, trả sách và quản lý bạn đọc. Đây cũng là các tác nghiệp cơ bản của nghiệp vụ quản lý thư viện truyền thống. ã Nhóm tra cứu: Đây là nhóm bạn đọc hoặc khách tham quan, những người cần tra cứu thông tin tài liệu có trong thư viện để tìm những thông tin cần thiết. ã Ấn phẩm định kỳ: quản lý các ấn phẩm lặp lại mang nhiều đặc thù riêng với các mức định kỳ xê dịch từ nhật báo hàng ngày đến các ấn phẩm hàng năm như niên giám hoặc thưa hơn nữa.

doc91 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5034 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng chuẩn MARC 21 vào quản lý thư viện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ quan sửa đổi DLC LC Call No(Ký hiệu xếp giá). 050 00 $a GV943.25 $b .B74 1990 Ký hiệu phân loại thập phân Dewey(DDC): 082 00 $a 796.334/2 $2 20 Có hai chỉ thị ký hiệu là 00 Chỉ thị 1: 0 là bản đầy đủ Chỉ thị 2: 0 là do thư viện Quốc hội Hoa Kỳ tạo lập. $a: Ký hiệu DDC $2: Lần xuất bản 20 Tên cá nhân: 1001#$aBrenner,RichardJ. $d 1941- Chỉ thị 1: Giá trị 1- Tên cá nhân được trình bày theo trật tự họ trước tên sau Chỉ thị 2: # Không xác định $a: Tên cá nhân: Richard J. $d: Năm sinh 1941 Nhan đề chính: 245 10 $a Make the team. $p Soccer: $b a heads up guide to super soccer!/ $cRichardJ.Brenner Chỉ thị 1: 1- Có lập tiêu đề bổ sung cho nhan đề Chỉ thị 2: 0 - Số ký tự không sắp xếp $a: Nhan đề: Make the team $p:Tên phần tài liệu: Soccer $b: Phần còn lại của nhan đề(nhan đề song song): a heads up guide to super soccer $c: Thông tin trách nhiệm Dạng khác của nhan đề: 246 30 $a Heads up guide to super soccer Chỉ thị 1: 3 - Không phụ chú có lập tiêu đề bổ sung Chỉ thị 2: 0 - Là một phần của nhan đề $a: Nhan đề giản lược là: Heads up guide to super soccer Lần xuất bản: 250 ## $a 1st ed. ## Hai chỉ thị đều không xác định $a: Lần xuất bản thứ 1 Địa chỉ xuất bản, phát hành: 260 ## $a Boston : $b Little, Bown, $c c1990. ## Hai chỉ thị đều không xác định $a: Nơi xuất bản phát hành: Boston $b: Nhà xuất bản phát hành: Little, Bown $c: Thời gian xuất bản phát hành 1990 Mô tả vật lý: 300 ## $a 127p. : $b ill.; $c 19cm. ## Hai chỉ thị đều không xác định $a: Số trang 127. $b: Các đặc điểm vật lý khác $c: Kích thước: 19cm Phụ chú chung: 500 ## $a “A Sports illustrated for kids book”. ## Hai chỉ thị đều không xác định $a: Phụ chú chung Tóm tắt hoặc chú giải: 520 ## $a Instructions for improving soccer slills. Discusses dribbling, heading, playmaking, defense, conditioning, mental attitude, how to handle problems with coaches, parents, and other players, and the history of soccer. Chỉ thị 1: # - Tóm tắt/chú giải Chỉ thị 2: # - Không xác định $a: Nội dung tóm tắt Chủ đề: Đề tài 650 #0 $a Soccer $v Juvenile literature. 650 #1 $a Soccer. Chỉ thị 1: # - Không có thông tin Chỉ thị 2: 0 - Do Quốc hội Hoa Kỳ Chỉ thị 2: 1 - Tài liệu con do Quốc hội Hoa Kỳ Những thông tin về sách mà bạn đọc có thể xem được Nhan đề: Make the team. Soccer: a heads up guide to super soccer!/ Richard J. Brenner. Nhan đề khác: Heads up guide to super soccer Tác giả: Brenner, Richard J., 1941- Xuất bản: 1st ed. Boston CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CHUẨN MARC 21 VÀO QUẢN LÝ THƯ VIỆN HIỆN NAY Trên Thế Giới MARC được phát triển từ những năm 1960 khi ngành máy tính ra đời và áp dụng vào trong công tác tự động hóa thư viện, cho phép các thư viện trên toàn thế giới trao đổi dữ liệu biên mục với nhau. Đồng thời một số Quốc gia trên thế giới phát triển một phiên bản MARC riêng cho quốc gia mình như AUSMARC, Japan MARC, Chine MARC. UNIMARC ra đời mặt dù được sử dụng rộng rãi và đặc biệt ở Châu Ấu nhưng vẫn không trở thành một chuẩn quốc tế. Hiện nay, hầu hết hệ thống thư viện của các quốc gia phát triển trên thế giới đã áp dụng chuẩn này để tự động hoá thư viện, liên thông thư viện, chia sẻ nguồn lực thông tin. Một số trường Đại học lớn trên Thế giới đã áp dụng chuẩn này để trao đổi dữ liệu liên thư viện với nhau. Một số thư viện trên Thế giới đã áp dụng chuẩn MARC 21 để biên mục tài liệu như: Thư viện Quốc hội Mỹ( Hình 2: Màn hình thực đơn quản lý thư viện Hình 3: Màn hình xuất dữ liệu của Thư viện Quốc hội Mỹ MARC 21 đang được dùng rộng rãi khắp nơi trên thế giới bởi lẽ các kho thông tin khổng lồ trên Thế giới, các CƠ SỞ DỮ LIỆU trực tuyến tiên tiến nhất trên mạng toàn cầu Internet đều sử dụng MARC 21. MARC 21 đã trở thành chuẩn quốc tế cho biên mục máy đọc được, hay chuẩn trao đổi dữ liệu trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam Chuẩn MARC đang từng bước được áp dụng tại một số thư viện Việt Nam. Một số phần mềm của Việt Nam như Libol và Ilib đã áp dụng chuẩn MARC 21 trong quản lý thư viện. Các thư viện đã áp dụng chuẩn này: Trường Đại học Nông Nghiệp I: Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội: Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM: Hình 4: Thư viện Khoa học Tổng hợp Bình Định: Hình 5: Màn hình tìm kiếm của Thư viện Tổng hợp Bình Định Hình 6: Màn hình xuất dữ liệu của Libol So sánh chuẩn MARC 21 với các chuẩn khác USMARC là một dạng thức trao đổi bản ghi được Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ phát triển từ MARC 1 sang MARC 2 và trở thành USMARC từ năm 1968. Trong khi ở Hoa Kỳ Thư viện Quốc hội tiếp tục chiếm lĩnh việc phân phối bản ghi mục lục thì những nơi khác nhiều cơ sở cũng tự mình hình thành những nhà cung cấp. MARC có một tiêu chuẩn hình thức phức tạp, nó phụ thuộc nhiều hơn vào nội dung biểu ghi, nội dung này khác với nội dung được cung cấp từ Thư viện Quốc gia Anh và những thư viện khác. Vì thế mà UKMARC được phát minh và được dựa vào việc sao chép biểu ghi đối với những thư viện phụ thuộc vào Thư viện Quốc gia Anh. Những biến thể khác của MARC được hình thành với lý do tương tự như AUSMARC ở Australia, MAB ở Đức, CanMARC ở Canada… Khi công nghệ xuất bản trở nên mở rộng trên phạm vi quốc tế, nhiều thư viện ủng hộ việc quốc tế hóa chuẩn MARC. Do đó UNIMARC do IFLA thành lập vào giữa thập niên 1970 nhằm đáp ứng nhu cầu đồng bộ hóa. Tuy nhiên UNIMARC ra đời quá trễ: USMARC đã trở lên quá vững chắc ở Mỹ và những CSDL khổng lồ ở Mỹ có ảnh hưởng lớn đến nhiều nước trên thế giới đều dùng USMARC. Từ đầu thập niên 90 nhiều nước đã từ bỏ MARC quốc gia để chuyển sang dùng USMARC. Để mang tính quốc tế hơn USMARC đã phối hợp với CanMARC của Canada chuyển sang MARC 21. Vì lợi ích kinh tế và nhu cầu trao đổi thông tin với tất cả những CSDL lớn trên Thế giới, tất cả những quốc gia nói tiếng Anh và ngay cả những quốc gia không nói tiếng Anh đã chuyển từ MARC quốc gia sang MARC 21. CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU BÀI TOÁN VÀ XÁC ĐỊNH PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA BÀI TOÁN Giới thiệu bài toán Ngày nay, hàng năm có tới hơn một triệu đầu sách và ấn phẩm định kì mới được xuất bản, và con số này càng tăng. Cùng với sự phát triển của Internet các nguồn thông tin số cũng trở nên rất phong phú và đa dạng. Các ấn phẩm định kỳ mới xuất bản thường đi kèm với một phiên bản điện tử trên Internet, thậm chí tồn tại nhiều tạp chí chỉ có phiên bản điện tử. Xuất phát từ thực tế như vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thư viện trở thành một xu hướng tất yếu. Thực tế cho thấy, trong các thư viện truyền thống thủ thư phải làm việc vất vả với khối lượng giấy tờ lớn, trong khi đó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu từ bạn đọc mà bạn đọc rất vất vả để tìm ra quyển sách mà họ quan tâm. Xuất phát từ tình trạng đó thì việc xây dựng một hệ thống thư viện điện tử để cải thiện tình hình, tự động hóa các công việc thủ công và giúp thư viện hoạt động hiệu quả hơn là hết sức cần thiết. Loại thư viện này có rất nhiều lợi ích như: khả năng đăng nhập từ mọi nơi trên thế giới, khả năng tìm kiếm sách, tạp chí, tệp tin đa phương tiện một cách nhanh chóng. Để các thư viện có thể trao đổi được với nhau thì thông tin của một tài liệu được lưu trữ phải tuân theo một chuẩn nào đó. Khi đấy tất cả các thư viện mới liên kết được với nhau và bạn đọc có thể tìm kiếm tài liệu mà họ cần thiết một cách nhanh chóng ở bất kỳ một thư viện nào trong hệ thống các thư viện liên kết Với những kiến thức đã được học, đã được tiếp cận một cách có hệ thống cách xây dựng một phần mềm, biết được cách tiến hành từng bước từ phân tích yêu cầu, khảo sát thiết kế, lập trình, kiếm thử, vận hành, bảo trì . . .Trong báo cáo này em xin trình bày các bước, cách thức xây dựng một hệ thống thông tin được áp dụng cho bài toán thực tế là “Một số vấn đề về úng dụng chuẩn MARC 21 trong quản lý thư viện”. Phần DEMO chương trình sẽ tập trung vào chức năng quản lý công tác biên mục sách và tạp chí với những trường MARC cơ bản nhất theo cơ chế động. Phạm vi ứng dụng của bài toán Với những thông tin thu thậo được trong quá trình khảo sát, trong khuôn khổ báo cáo tốt nghiệp này, em đã tìm hiểu về các trường MARC để xác định một số trường chính phục vụ cho việc biên mục sách, tạp chí và dữ liệu số: Các trường MARC 21 chính được sử dụng khi biên mục sách thông thường 001-Số kiểm soát Định nghĩa và phạm vi trường: Trường này chứa số kiểm soát do tổ chức tạo lập, sử dụng hoặc phổ biến bản ghi gán cho bản ghi. Để trao đổi dữ liệu, mỗi cơ quan cần quy định cấu trúc kiểm soát và những quy ước nhập dữ liệu của riêng mình. Mã của cơ quan gán số kiểm soát ở trường 001 được nhập trong trường 003(Mã cơ quan gán số kiểm soát). Cấu trúc trường: Chỉ thị và mã trường con: Trường không có chỉ thị và trường con. Dữ liệu trong trường 001 có thể do hệ thống tự động tạo ra. Ví dụ: 001 clk2005123400 003 TVNQG [Số kiểm soát do Thư viện Quốc gia gán cho bản ghi]. 005-Ngày và thời gian giao dịch lần cuối với bản ghi. Định nghĩa và phạm vi trường: Trường này có chứa 16 ký tự mô tả ngày và thời gian giao dịch gần nhất với bản ghi. Dữ liệu ngày và thời gian dùng để xác định phiên bản của bản ghi. Dữ liệu này được ghi theo cấu trúc trình bày theo tiêu chuẩn ISO 601- Trình bày ngày và thời gian. Giá trị ngày mà lần đầu tiên bản ghi được đưa vào hệ thống được nhập vào vị trí trường 008/00-05(6 ký tự). Cấu trúc trường : Chỉ thị và mã trường con: Trường không có chỉ thị và trường con. Ví dụ: 005 20050910161003.0 008/00-05 120804 Bản ghi được tạo lập ngày 12/08/2004, lần thao tác cuối cùng 10/9/2005 vào 16 giờ 10 phút, 3 giây. Dữ liệu của trường này được hệ thống tạo ra vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc phiên giao dịch mới nhất với bản ghi. 008-Các yếu tố dữ liệu có độ dài cố định-Thông tin chung Định nghĩa và phạm vi trường: Các vị trí ký tự 00-17 và 35-39 được quy định giống nhau cho tất cả các loại tài liệu. Giá trị ở các vị trí ký tự 18-34 của trường 008 thay đổi tuỳ theo mã loại bản ghi ở vị trí Đầu biểu/06 và mã cấp thư mục ở vị trí Đầu biểu/07. Cấu trúc trường : Chỉ thị và mã trường con: Trường 008 không có chỉ thị và trường con; các yếu tố dữ liệu được xác định theo vị trí. Vị trí ký tự: 00-05 Ngày tạo lập bản ghi. 06 Loại năm/tình trạng xuất bản. Năm đơn E = Năm cụ thể S = Chỉ biết năm/năm gần chắc chắn 020-Số sách chuẩn Quốc tế ISBN Định nghĩa và phạm vi trường: Trường này chứa số ISBN và thông tin về các điều kiện thu thập. Mỗi trường này chứa tất cả các thông tin liên quan đến một số ISBN hoặc thông tin về điều kiện thu thập một cuốn sách nào đó nếu không có số ISBN. Trường 020 là trường lặp, nếu có nhiều số, phản ánh lần xuất bản khác nhau của một tác phẩm hoặc kiểu bìa khác nhau(Ví dụ: Các số ISBN đối với các ấn phẩm có bìa cứng và bìa mềm). Cấu trúc trường: Chỉ thị và mã trường con: Chỉ thị: Có 2 chỉ thị và cả hai vị trí chỉ thị đều không xác định, mỗi chỉ thị chứa một khoảng trống Mã trường con: $a Số ISBN $c Điều kiện thu thập $a - Số ISBN là một yếu tố dữ liệu do tổ chức gán. Các số ISBN được gán cho các chuyên khảo bởi những tổ chức quốc gia tham gia chương trình gán số ISBN. Mỗi số ISBN gồm 10 chữ số được chia thành 4 nhóm, cách nhau bởi những gạch nối. Chữ số thứ 10 là số kiểm tra, được sử dụng để kiểm tra tính logic của nó. Quy định về cấu trúc của số ISBN được nêu trong tiêu chuẩn quốc tế IS0 2108 “Tài liệu về thông tin – Cách đánh số chuẩn quốc tế” $c - Điều kiện thu thập: chứa giá cả hoặc thông tin ngắn về điều kiện thu thập. Ví dụ: 020 ##$a0903043211(Bìa mềm):$c 12.00USD Tài liệu xuất bản với bìa mềm có số ISBN riêng. Trường 020 không kết thúc bằng dấu phân cách. Mẫu hiển thị cố định ISBN [kết hợp với nội dung trường con $a] 040-Cơ quan tạo bản ghi biên mục gốc Định nghĩa và phạm vi trường: Trường này chứa mã hoặc tên cơ quan tạo nên bản ghi gốc, xác định các định danh nội dung và chuyển tả bản ghi thành dạng đọc được bằng máy hoặc sửa đổi một bản ghi đang tồn tại. Các mã ở trường 040 và trường 008/39(nguồn biên mục) cho biết cơ quan nào có trách nhiệm về nội dung và chuyển tả một bản ghi thư mục. Cấu trúc trường : Chỉ thị và mã trường con: Chỉ thị: Có hai chỉ thị và cả hai đều không xác định Mã trường con: $a Cơ quan biên mục gốc $b Ngôn ngữ biên mục $e Quy tắc mô tả Trường không kết thúc bằng dấu phân cách. 041-Mã ngôn ngữ Định nghĩa và phạm vi trường: Trường này chứa các mã ba ký tự chữ cái để mô tả ngôn ngữ liên quan tới tài liệu. Cấu trúc trường : Chỉ thị và mã trường con: Chỉ thị: Chỉ thị 1: Chỉ thị về dịch: Tài liệu không phải là bản dịch hoặc không chứa phần dịch Tài liệu là bản dịch hoặc có chứa phần dịch Chỉ thị 2 không xác định. Mã trường con $h Mã ngôn ngữ của nguyên bản và/hoặc các bản dịch trung gian Tất cả các mã ngôn ngữ đều nhập bằng chữ thường. 082-Ký hiệu phân loại thập phân DEWEY(DDC) Định nghĩa và phạm vi trường: Trường này chứa một hoặc một vài ký hiệu do Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ hoặc cơ quan khác tạo lập dựa trên bảng Phân loại thập phân Dewey (DDC) Các giá trị của chỉ thị 2 giúp phân biệt đầu là nội dung do Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ tạo lập và nội dung do cơ quan khác tạo lập. Cấu trúc trường: Chỉ thị: Chỉ thị 1: Dạng ấn bản Bản đầy đủ Bản rút gọn Chỉ thị 2: Nguồn ký hiệu xếp giá # Không có thông tin Do Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ tạo lập Do tổ chức khác tạo lập Mã trường con $a Ký hiệu DDC 100-Tiêu đề chính – Tên cá nhân Định nghĩa và phạm vi trường: Trường này chứa tên cá nhân được dùng làm tiêu đề chính. Tiêu đề chính được lập phù hợp với các quy tắc biên mục khác nhau, thường là tên cá nhân chịu trách nhiệm chính đối với tác phẩm. Cấu trúc trường: Chỉ thị và mã trường con: Chỉ thị: Chỉ thị 1: Dạng tên cá nhân làm tiêu đề Tên riêng Họ 3 Dòng họ Chỉ thị 2 không xác định Mã trường con: $a Tên cá nhân $q Dạng đầy đủ hơn của tên 245-Nhan đề chính Định nghĩa và phạm vi trường: Trường này chứa nhan đề và thông tin trách nhiệm của bản ghi thư mục. Trường thông tin nhan đề chứa nhan đề chính và cũng có thể chứa thông tin về vật mang, phần còn lại của nhan đề, các thông tin nhan đề khác, phần còn lại của bản sao trang tên và thông tin trách nhiệm. Nhan đề chính bao gồm nhan đề viết tắt, phụ đề. Cấu trúc trường: Chỉ thị: Chỉ thị 1: Lập tiêu đề bổ sung cho nhan đề Không lập tiêu đề bổ sung Có lập tiêu đề bổ sung Chỉ thị 2: Các ký tự không sắp xếp Số ký tự không sắp xếp Mã trường con : $a Nhan đề $b Phần còn lại của nhan đề Trường con $a chứa nhan đề chính và phụ đề, không chứa định danh số hoặc tên phần. Có thể chứa nhan đề đầu tiên của các tác phẩm riêng trong một tuyển tập không có nhan đề chung. Trường con $b chứa phần còn lại của thông tin về nhan đề. Dữ liệu này bao gồm các nhan đề song song, nhan đề tiếp theo nhan đề đầu tiên. Trường con 245 kết thúc bởi dấu chấm ngay cả khi có một dấu phân cách khác xuất hiện, chỉ trừ khi từ cuối cùng của trường này là chữ viết tắt, chữ cái đầu hoặc dữ liệu kết thúc bởi dấu chấm. Khi các chữ cái đầu kế tiếp xuất hiện trong nhan đề được phân cách hoặc không phân cách bởi dấu chấm, thì không để khoảng trống giữa các chữ hoặc dấu chấm. 250-Lần xuất bản Định nghĩa và phạm vi trường: Trường này liên quan tới lần xuất bản của tài liệu. Dữ liệu liên quan đến thông tin lần xuất bản được quy định bởi quy tắc biên mục. Cấu trúc trường : Chỉ thị và mã trường con : Chỉ thị: Có hai chỉ thị nhưng cả hai đều không xác định. Mã trường con: $a Lần xuất bản Trường 250 kết thúc bằng dấu chấm. 260-Địa chỉ xuất bản, phát hành Định nghĩa và phạm vi trường : Trường này chứa thông tin liên quan đến việc xuất bản, in, phát hành, lưu hành hoặc có thể sản xuất một tác phẩm. Cấu trúc trường : Chỉ thị và mã trường con : Chỉ thị: Có hai chỉ thị nhưng cả hai chỉ thị đều không xác định. Mã trường con: $a Nơi xuất bản, phát hành $b Nhà xuất bản, phát hành $c Thời gian xuất bản, phát hành Trường 260 thường kết thúc bằng một dấu phân cách hoặc dấu đóng ngoặc đơn/dấu đóng ngoặc nhọn/dấu đóng ngoặc vuông hoặc một dấu phẩy. Nếu chỉ có một năm bắt đầu được ghi, trường 260 có thể kết thúc bằng dấu gạch ngang mà không cần thêm một khoảng trống nào. 300-Mô tả vật lý Định nghĩa và phạm vi trường: Trường này chứa mô tả vật lý bao gồm khối lượng và kích thước của tài liệu. Trường cũng có thể bao gồm các đặc điểm vật lý khác của tài liệu và thông tin liên quan tới tài liệu đi kèm. Cấu trúc trường : Chỉ thị và mã trường con : Chỉ thị: Có hai chỉ thị và cả hai chỉ thị đều không xác định. Mã trường con: $a Khối lượng $b Các đặc điểm vật lý khác: tài liệu minh họa, màu sắc.. $c Kích thước Trường con $a chứa thông tin về khối lượng của tài liệu như số trang, số tập… Trường con $b chứa thông tin mô tả chi tiết hơn các đặc tính vật lý khác của tài liệu. Trường con $c chứa thông tin về kích thước, khổ cỡ của tài liệu thường tính theo cm hoặc inches. 650-Tiêu đề bổ sung chủ đề-thuật ngữ chủ đề Định nghĩa và phạm vi trường: Trường này chứa thuật ngữ chủ đề được sử dụng làm tiêu đề bổ sung chủ đề. Các tiêu đề bổ sung chủ đề có thể chứa các thuật ngữ chủ đề chung, bao gồm cả các tên sự kiện và đối tượng. Cấu trúc trường: Chỉ thị và mã trường con: Chỉ thị: Chỉ thị 1: Cấp độ của chủ đề # Không có thông tin Chỉ thị 2: Hệ thống đề mục chủ đề/Từ điển từ chuẩn Nguồn của thuật ngữ chủ đề không xác định 7 Nguồn được ghi trong trường con $2 Mã trường con: $a Thuật ngữ chủ đề hoặc địa danh Trường 650 kết thúc với dấu phân cách hoặc dấu đóng ngoặc đơn. Nếu trường con cuối cùng là trường con $2, thì dấu phân cách đứng trước trường con này. Không để khoảng trống trong các từ viết tắt, từ cấu tạo từ các chữ cái đầu. Các mạo từ đi đầu (như The) ở đầu các trường tiêu đề bổ sung chủ đề thường được bỏ qua trong nhiều ngôn ngữ (trừ khi chủ đề ghi mạo từ). Bất kỳ dấu phụ hoặc ký tự đặc biệt nào ở đầu các trường được giữ nguyên. Các ký tự này thường được bỏ qua khi sắp xếp. 700-Tác giả bổ sung-Tên cá nhân Định nghĩa và phạm vi trường Trường này chứa tên cá nhân được dùng làm tiêu đề bổ sung. Các tiêu đề bổ sung được lập phù hợp với các quy tắc biên mục khác nhau để tạo điểm truy cập đến bản ghi thư mục tên cá nhân mà không đưa vào trường 600(Tiêu đề bổ sung chủ đề - Tên cá nhân). Cấu trúc trường: Chỉ thị và mã trường con: Chỉ thị: Chỉ thị 1: Dạng tên cá nhân làm tiêu đề. Tên riêng Họ 3 Dòng họ Chỉ thị 2: Dạng tiêu đề bổ sung # Không có thông tin Tiêu đề phân tích Mã trường con: $a Tên cá nhân 710-Tác giả tập thể Định nghĩa và phạm vi trường: Trường này chứa tên tập thể được dùng làm tiêu đề bổ sung. Các tiêu đề bổ sung được lập phù hợp với các quy tắc biên mục khác nhau để tạo điểm truy cập tới bản ghi thư mục theo tiêu đề tên tập thể. Cấu trúc trường: Chỉ thị và mã trường con: Chỉ thị: Chỉ thị 1: Dạng tên tập thể làm tiêu đề Tên pháp quyền Tên theo trật tự thuận Chỉ thị 2: Dạng tiêu đề bổ sung # Không có thông tin Mã trường con: $a Tên tập thể hoặc tên pháp quyền THIẾT KẾ MẪU ĐIỀN CÁC THÔNG TIN Trường Chỉ thị Mã trường con Giá trị Đầu biểu 001-Số kiểm soát 008-Thông tin chung 020-ISBN $a $c 040-Cơ quan tạo biểu ghi $a $b $c 041-Mã ngôn ngữ $h 082-DDC $a 100-Tên cá nhân $a $q 245-Nhan đề chính $a $b 250-Lần xuất bản $a 260-Địa chỉ xuất bản, phát hành $a $b $c 300-Mô tả vật lý $a $b $c 650-Thuật ngữ chủ đề $a 700-Tên cá nhân $a 710-Tên tập thể $a Các trường MARC 21 chính được sử dụng khi biên mục tạp chí nhiều kỳ 008-Các yếu tố dữ liệu có độ dài cố định-Thông tin chung Định nghĩa và phạm vi vị trí ký tự: Mã dành cho tạp chí nhiều kỳ của trường 008/18-34 được sử dụng khi trường Đầu biểu/06(Loại bản ghi) chứa mã a(tài liệu ngôn ngữ) và khi trường Đầu biểu/07 chứa mã b(phần hợp thành của tạp chí nhiều kỳ) hoặc mã s(tạp chí nhiều kỳ). Cấu trúc trường: Chỉ thị và mã trường con: Trường 008 không có chỉ thị và mã trường con. Các yếu tố dữ liệu được xác định theo vị trí. Vị trí ký tự ở trường này từ 00-17 và từ 35-39 được quy định giống nhau cho tất cả các loại tài liệu. (Xem ở phần biên mục sách). Vị trí ký tự (008/18-34) 18-20 Không xác định | = Không có ý định mã hoá 21 Dạng tạp chí nhiều kỳ # = Không thuộc một trong các hình thức dưới đây M = Tùng thư chuyên khảo N = Báo P = Xuất bản phẩm định kỳ | = Không có ý định mã hoá 22 Hình thức nguyên bản | = Không có ý định mã hoá 23 Hình thức của tài liệu # = Không thuộc một trong các hình thức dưới đây A = Vi phim B = Vi phiếu C = Vi phiếu mờ D = In khổ lớn E = Dạng báo F = Chữ nổi R = Khổ in thông thường S = Điện tử | = Không có ý định mã hoá 24-34 Không xác định | = Không có ý định mã hoá Mã chữ cái được nhập vào bằng chữ thường Trường 008 luôn chứa 40 vị trí ký tự. 022-Số xuất bản nhiều kỳ chuẩn Quốc tế(ISSN) Định nghĩa và phạm vi trường: Trường này chứa số ISSN - một số nhận dạng duy nhất được gán cho tên xuất bản nhiều kỳ. Cấu trúc trường : Chỉ thị và mã trường con: Chỉ thị: Chỉ thị 1: Mức độ quan tâm của Quốc tế # Không có mức độ nào được xác định. Chỉ thị 2: Không xác định # Không xác định. Mã trường con: $a Số ISSN Trường 022 không kết thúc với một dấu phân cách. Mẫu hiển thị cố định: ISSN [kết hợp với nội dung trường con $a] 041-Mã ngôn ngữ: Giống khi biên mục sách 082-Ký hiệu phân loại thập phân Dewey (DDC): Giống khi biên mục sách 245-Nhan đề và thông tin trách nhiệm: Giống khi biên mục sách 260-Thông tin về xuất bản, phát hành: Giống khi biên mục sách 300-Mô tả vật lý: Giống khi biên mục sách 310-Định kỳ xuất bản định thời Định nghĩa và phạm vi trường: Trường này chứa thông tin định kỳ xuất bản hiện thời của một tài liệu. Ngày tháng trong định kỳ xuất bản hiện thời được đưa vào khi ngày tháng ban đầu của định kỳ xuất bản hiện thời không giống như ngày tháng ban đầu của tài liệu xuất bản. Khi một tài liệu ngừng xuất bản, ngày tháng định kỳ hiện thời sẽ không thay đổi, song vẫn được lưu trong trường 310. Cấu trúc trường: Chỉ thị và mã trường con: Chỉ thị: Có 2 chỉ thị và cả 2 chỉ thị đều không xác định. Mã trường con: $a Định kỳ xuất bản hiện thời $b Ngày tháng của định kỳ xuất bản hiện thời Trường 310 không kết thúc bằng một dấu phân cách trừ khi từ cuối cùng là một từ viết tắt, chữ cái đầu hoặc dữ liệu khác kết thúc bằng một dấu phân cách. Khi trường con $b có mặt thì đặt một dấu chấm phẩy cuối trường con $a. Dữ liệu về ngày tháng đã biết mà không chắc chắn là ngày tháng đầu tiên hoặc cuối cùng liên quan tới định kỳ xuất bản hiện thời thường đặt trong dấu ngoặc nhọn () hoặc được bỏ qua. 362-Thời gian xuất bản hoặc số thứ tự: Định nghĩa và phạm vi trường: Trường này chứa thông tin về thời gian bắt đầu và/hoặc kết thúc của một tài liệu và/hoặc số thứ tự được gán cho mỗi phần của tài liệu.Thời gian dùng trong trường này được mô tả theo thứ tự thời gian xác định các số riêng lẻ của xuất bản phẩm nhiều kỳ. Số thứ tự thời gian thường là số nhưng cũng có khi là chữ cái. Thông tin có thể được định dạng hay không được định dạng. Nếu thông tin thời gian được lấy từ một nguồn khác không phải số đầu tiên hoặc số cuối cùng của tài liệu đã xuất bản, thì thông tin này được đưa ra dưới dạng phụ chú không định dạng và phải chỉ ra nguồn lấy thông tin. Ngày tháng chưa hoàn chỉnh, gần đúng hoặc còn nghi ngờ không được nhập trong trường này. Trường 362 chỉ được lặp để ghi thông tin được định dạng và chưa được định dạng, như mô tả trong chỉ thị 1. Cấu trúc trường: Chỉ thị và mã trường con: Chỉ thị: Chỉ thị 1: Dạng ngày tháng Kiểu có định dạng Kiểu không định dạng Chỉ thị 2: Không xác định # Không xác định Mã trường con: $a Thời gian xuất bản và/hoặc số thứ tự $z Nguồn thông tin Trường 362 kết thúc bằng dấu chấm trừ khi từ cuối cùng trong trường kết thúc bằng dấu phân cách khác. Khi đứng trước trường con $z thì trường con $a kết thúc bằng một dấu chấm trừ khi từ cuối cùng trong trường con kết thúc bằng dấu phân cách. Nếu thông tin về xuất bản plhẩm nhiều kỳ cụ thể chưa hoàn chỉnh, thì nhập 3 khoảng trống ngay sau dấu gạch ngang khi có dữ liệu káhc đúng sau. THIẾT KẾ MẪU ĐIỀN THÔNG TIN Trường Chỉ thị Mã trường con Giá trị Đầu biểu 008-Thông tin chung 022-ISSN $a 041-Mã ngôn ngữ $h 082-DDC $a 245-Nhan đề chính $a $b 250-Lần xuất bản $a 260-Địa chỉ xuất bản, phát hành $a $b $c 300-Mô tả vật lý $a $b $c 310-Định kỳ xuất bản định thời $a $b 362-Thời gian xuất bản hoặc số thứ tự $a $z Các trường MARC 21 chính được sử dụng khi biên mục dữ liệu số 008-Các yếu tố dữ liệu có độ dài cố định-Thông tin chung Định nghĩa và phạm vi vị trí ký tự: Các mã về tập tin của vị trí trường 008/18-34 được sử dụng khi vị trí Đầu biểu/06(loại bản ghi) chứa mã m(tập tin). Các vị trí 01-17 và 35-39 của trường 008 được quy định giống nhau trong toàn bộ trường 008. Cấu trúc trường: Chỉ thị và mã trường con: Trường 008 không có chỉ thị và trường con, các yếu tố dữ liệu được xác định theo vị trí. Vị trí ký tự từ 00-17 và 35-39 được quy định giống nhau cho tất cả các loại tài liệu.(Xem phần biên mục sách). Các vị trí ký tự (008/18-34) 18-25 Không xác định | = Không có ý định mã hoá 26 Loại tệp tin A = Dữ liệu số B = Chương trình máy tính C = Trình bày D = Tài liệu E = Dữ liệu thư mục F = Phông chữ G = Trò chơi H = Âm thanh I = Đa phương tiện tương tác J = Hệ thống hoặc dịch vụ trực tuyến M = Tổ hợp U = Không biết Z = Khác | = Không có ý định mã hoá 27-34 Không xác định | = Không có ý định mã hoá Mã chữ cái được nhập vào bằng chữ thường. Trường 008 luôn chứa 40 vị trí ký tự. 041-Mã ngôn ngữ: Giống khi biên mục sách 245-Nhan đề và thông tin trách nhiệm: Giống khi biên mục sách 250-Lần xuất bản: Giống khi biên mục sách 260-Thông tin về xuất bản, phát hành: Giống khi biên mục sách 300- Mô tả vật lý: Giống khi biên mục sách 856-Địa chỉ điện tử và truy cập Định nghĩa và phạm vi trường: Trường này chứa thông tin cần thiết để định vị và truy cập một nguồn tin điện tử. Trường có thể được sử dụng trong một bản ghi thư mục khi tài liệu này hay một phần hay một phần của tài liệu có dưới dạng điện tử. Ngoài ra, trường được sử dụng để định vị và truy cập đến một phiên bản điện tử của tài liệu không ở dạng điện tử được mô tả trong bản ghi thư mục hoặc một tài liệu điện tử liên quan. Trường 856 được lặp lại khi các phần tử dữ liệu nơi lưu trữ thay đổi. Trường này cũng có thể lặp khi có nhiều cách truy cập được sử dụng, các phần khác nhau của tài liệu có dưới dạng điện tử, các máy chủ, các dạng dữ liệu, độ phân giải với các đường liên kết khác nhau được nêu, hoặc khi các tài liệu liên quan được ghi lại. Cấu trúc trường: Chỉ thị và mã trường con: Chỉ thị: Chỉ thị 1: Phương pháp truy cập. # Không có thông tin Truy cập đến nguồn điện tử thông qua giao thức HTTP Chỉ thị 2: Quan hệ # Không có thông tin Mã trường con: $a Tên máy chủ $d Đường dẫn $f Tên điện tử Khi thông tin về lưu trữ được nhập trong một bản ghi thư mục MARC, trường 856 có thể lặp nếu thông tin này không bao gồm các trường thông tin lưu trữ khác có liên kết đến một trường 856 nhất định. Nguồn điện tử không có trong bản ghi MARC. Nó có thể được hệ thống tạo ra như mẫu hiển thị kết hợp với giá trị của chỉ thị 2. Chỉ thị 2: Mẫu hiển thị # Nguồn điện tử Thay thế dấu gạch dưới (_) và dấu ngã (~) có trong hệ thống. thư mục hoặc tên tệp bằng mã hex tương ứng theo sau một dấu %: %5F đối với dấu gạch dưới (_) %7E đối với dấu ngã (~) THIẾT KẾ MẪU ĐIỀN THÔNG TIN Trường Chỉ thị Mã trường con Giá trị Đầu biểu 008-Thông tin chung 041-Mã ngôn ngữ $h 245-Nhan đề $a $b 250-Lần xuất bản $a 260-Địa chỉ xuất bản, phát hành $a $b $c 300-Mô tả vật lý $a $b $c 856-Địa chỉ điện tử và truy cập $a $d $f CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN THƯ VIỆN THEO CHUẨN BIÊN MỤC DỮ LIỆU MARC 21 Các yêu cầu đối với công tác quản lý thư viện theo chuẩn MARC 21 Về khả năng tổ chức, lưu trữ dữ liệu Khi biên mục cho những ấn phẩm có một vài thuộc tính chung nào đó thì đặt giá trị ngầm định cho các trường tương ứng trong bản ghi biên mục nhằm làm giảm bớt thao tác lặp đi lặp lại khi nhập tin cho những trường này. Đảm bảo chất lượng của công tác biên mục là kiểm soát tính nhất quán của dữ liệu biên mục. Dữ liệu của một tài liệu được lưu trữ theo chuẩn MARC 21 khá đầy đủ do đó mà dữ liệu lưu trữ khá đồ sộ. Nhưng chỉ lưu trữ được dưới dạng Text mà không lưu trữ được dưới dạng âm thanh, hình ảnh…Lưu trữ dữ liệu theo chuẩn này chỉ cần lưu trữ một nơi nhập các thông tin của tài liệu. Về khả năng tra cứu, tìm kiếm, khai thác dữ liệu Hầu hết các Thư viên Quốc gia lớn trên Thế Giới đều ứng dụng chuẩn MARC 21 và một số Thư viện tại Việt Nam cũng đã bắt đầu ứng dụng chuẩn MARC 21. Vì thế mà việc tìm kiếm hay khai thác dữ liệu sẽ thuận tiện hơn. Nếu các Thư viện đều dùng chuẩn MARC 21 để biên mục tài liệu thì khi liên kết các thư viện lại với nhau ở bất cứ đâu cũng có thể xem được tài liệu. Tra cứu dữ liệu theo chuẩn MARC 21 không những biết được các thông tin chính về tài liệu như: tác giả, nhan đề, nhà xuất bản mà ta còn biết các thông tin liên quan khác như: lần xuất bản, nội dung tóm tắt…Tuy nhiên khai thác dữ liệu theo chuẩn MARC 21 còn liên quan nhiều tới vấn đề bảo mật. Về khả năng nhập, xuất dữ liệu Khi nhập dữ liệu theo chuẩn MARC 21 có quá nhiều trường phải nhập. Yêu cầu phải nhập đúng thông tin theo đúng chuẩn MARC 21 để khi tra cứu, tìm kiếm hay khai thác việc xuất dữ liệu không bị lệch. Khi xuất dữ liệu theo chuẩn MARC 21 thông tin về tài liệu sẽ được hiển thị đầy đủ. Một trong những phương pháp đảm bảo chất lượng của công tác biên mục là kiểm soát tính nhất quán của dữ liệu biên mục. Kiểm soát tính nhất quán của dữ liệu biên mục theo quy cách dữ liệu được quản lý tập trung, thống nhất và chuẩn hoá. Không phải trường biên mục nào cũng cần phải kiểm soát. Các trường cần kiểm soát tính nhất quán thường là các trường mà giá trị có thể lặp lại nhiều lần ở các bản ghi khác nhau như: Nhà xuất bản, Khung phân loại, Chuyên ngành…Dữ liệu không có tính nhất quán sẽ làm giảm hiệu quả của tiến trình tra cứu thông tin. Dữ liệu không kiểm soát được tính nhất quán còn dễ tạo ra các lỗi chính tả khi người dùng phải gõ đi gõ lại cùng một mục từ ở các bản ghi khác nhau. Đồng thời việc sửa lỗi này không đơn giản. Để quản lý các chiều thông tin này trong trường quản lý MARC nên dựng sẵn các danh mục này. Chuẩn MARC 21 là một chuẩn biên mục của Thế giới, bao gồm rất nhiều trường, trong các trường lại bao gồm rất nhiều trường con mà có thể ở các thư viện khác nhau với các tài liệu khác nhau và độc giả khác nhau thì việc sử dụng các trường và mã trường con cũng khác nhau. Để hiểu biết sâu hơn về chuẩn MARC 21, trong đồ án tốt nghiệp em sẽ nghiên cứu về ứng dụng một số trường MARC 21 chính trong việc quản lý sách và tạp chí nhiều kỳ góp một phần nhỏ vào việc biên mục tài liệu thư viện. Phân tích yêu cầu và liệt kê các chức năng của chuẩn MARC 21 trong biên mục Hiện tại hầu hết các thư viện vẫn biên mục bằng tay theo chuẩn MARC 21. Có lẽ do biên mục bằng chuẩn này quá rườm rà do có quá nhiều trường mà trong khi đó chỉ có một số trường và trường con được sử dụng. Vì thế mà đề tài của em sẽ đi sâu về vấn đề nghiên cứu về sách và tạp chí nhiều kỳ với những trường và mã trường con được sử dụng thường xuyên. Các chức năng chính của biên mục: Đặt những giá trị cố định cho các trường tương ứng đối với những tài liệu có thuộc tính giống nhau trong bản ghi biên mục, nhằm giảm bớt thao tác lặp đi lặp lại khi nhập tin cho những trường này. Khi bổ sung một tài liệu mới vào kho sách của thư viện, bên cạnh những thông tin về lưu trữ (Ví dụ: tên kho, chỉ số đăng ký cá biệt…), thông tin về số lượng, cần phải khai báo một số thông tin thư mục cơ bản của tài liệu đó như Nhan đề, Năm xuất bản…để làm dữ liệu ban đầu cho quá trình biên mục chi tiết. Người dùng có thể nhanh chóng và dễ dàng theo dõi được các đầu ấn phẩm mới được bổ sung này. Nhập mới một bản ghi cho phép người dùng biên mục chi tiết cho một tài liệu trong thư viện. Để nhập mới phải sử dụng cơ chế kiểm soát tính nhất quán của dữ liệu để hạn chế những nhầm lẫn, sai sót trong quá trình biên mục. Tích hợp các nguồn dữ liệu điện tử với bản ghi biên mục để phục vụ cho việc khai thác trực tuyến. Sửa chữa lại giá trị của một nhóm trường trong bản ghi biên mục của một tài liệu trong thư viện. Huỷ thông tin biên mục một tài liệu trong thư viện. Xem thông tin biên mục của một nhóm hoặc toàn bộ số bản ghi trong CSDL. Để có thể tái sử dụng toàn bộ hay một phần các thông tin biên mục đã được cập nhập ở một bản ghi có sẵn cho bản ghi mới: Trong quá trình biên mục một tài liệu, nếu tìm được thông tin của tài liệu đó trên Internet (do một thư viện nào đó đưa lên) hay tìm được trong một thư viện nào đó, hoặc từ các bản ghi được biên mục từ bên ngoài để có thể dùng lại những thông tin đó cho tài liệu cần biên mục trong thư viện của mình. Vì khi biên mục sách theo Marc có rất nhiều trường nên cho phép định nghĩa thêm các trường Marc mới để có thể thêm vào những trường Marc mới theo yêu cầu để phù hợp với thư viện. Sơ đồ phân rã chức năng Sơ đồ luồng dữ liệu Mức 0: Mô tả tổng quát về quản lý thư viện Hình 8: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 Mức 1: Mô tả luồng dữ liệu, những cơ bản của quản lý thư viện Hình 9: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 Mức 2: Mô tả cụ thể về luồng dữ liệu từng chức năng của Thư viện Mức 2.1: Chức năng quản lý bạn đọc Hình 10: Sơ đồ luồng dữ liệu chức năng quản lý bạn đọc Mức 2.2: Chức năng bổ sung Hình 11: Sơ đồ luồng dữ liệu chức năng bổ sung Mức 2.3: Chức năng biên mục Hình 12: Sơ đồ luồng dữ liệu chức năng biên mục tài liệu Mức 2.4: Chức năng mượn trả Hình 13: Sơ đồ luồng dữ liệu chức năng mượn và trả Mức 2.5: Chức năng tra cứu Hình 14: Sơ đồ luồng dữ liệu chức năng tra cứu Mức 2.6: Chức năng tra cứu liên thư viện Hình 15: Sơ đồ luồng dữ liệu chức năng tra cứu liên thư viện Mức 2.7: Báo cáo, thống kê Hình 16: Sơ đồ luồng dữ liệu chức năng báo cáo, thống kê Mức 2.8: Quản trị hệ thống Hình 17: Sơ đồ luồng dữ liệu chức năng quản trị hệ thống Thiết kế CSDL quản lý theo chuẩn MARC 21 Các trường trong chuẩn MARC 21 được sử dụng thường xuyên chỉ chiếm một phần nhỏ, nhiều trường dữ liệu rất ít được sử dụng. Mặt khác tuỳ thuộc vào đặc trưng của từng loại thư viện mà các trường mở rộng trong MARC 21 sử dụng khác nhau. Do đó mà không thể thiết kế CSDL cố định mà phải thiết kế CSDL động quản lý theo chuẩn MARC 21. Khi muốn thêm một trường ta không phải mất công sửa đổi lại CSDL mà ta chỉ cần định nghĩa thêm một trường. Xác định các thực thể BANDOC STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả 1 Sothe Nvarhar 10 Số thẻ (khoá chính) 2 HoTenBD Char 50 Tên sinh viên 3 Tentruycap Char 50 Tên truy cập 4 Matkhau Char 10 Mật khẩu 5 Gioitinh Char 10 Giới tính 6 Diachi Char 50 Địa chỉ 7 Dienthoai Char 10 Điện thoại 8 Namsinh Int 4 Năm sinh 9 CMT Nvarchar 50 Số chứng minh thư 10 Email Char 50 Địa chỉ email 11 Anh Image Ảnh bạn đọc 12 Mabd Nvarchar 50 Mã bạn đọc 13 Lop Char 10 Lớp của bạn đọc 14 Ngaybatdau Datetime Ngày bắt đầu được cấp thẻ 15 Ngayketthuc Datetime Ngày hết hạn thẻ BANGGIA STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả 1 ID Int 4 ID (khóa chính) 2 Tienphattre Real 4 Tiền phạt nếu trả sách trễ 3 Tienphatmat Int 4 Tiền phạt nếu làm mất sách 4 Sachduocmuon Smallint 2 Số sách được mượn DANGKYMUON STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả 1 ID Int 4 ID (khóa chính) 2 MaBD Nvarhar 50 Mã bạn đọc 3 Sothe Int 4 Số thẻ bạn đọc 4 Ngaydangky Datetime Ngày đăng ký mượn 5 Masach Nvarchar 50 Mã sách đăng ký mượn DOWNLOAD SACH STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả 1 MaDLDL Char 10 Mã download dữ liệu 2 MaBD Nvarhar 50 Mã bạn đọc 3 Ngaydownload Datetime Ngày download dữ liệu DULIEU STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả 1 ID Int 4 ID (khóa chính) 2 Masach Nvarhar 50 Mã sách 3 Mamarc Nvarchar 50 Mã Marc 4 Mamarccon Nvarchar 50 Mã Marc con 5 Giatri Nvarchar 500 Giá trị các thuộc tính của sách 6 Chithi1 Char 10 Chỉ thị 1 của mã marc 7 Chithi2 Char 10 Chỉ thị 2 của mã marc DULIEUSO STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả 1 MaDLDT Char 10 Mã dữ liệu điện tử (khóa chính) 2 Tenfile Nvarhar 100 Tên file 3 NguonGoc Nvarchar 100 Nguồn gốc của file 4 Dangfile Char 10 Dạng file 5 Ngayupload Datetime Ngày upload tài liệu điện tử HUYTAILIEU STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả 1 Masach Nvarchar 50 Mã sách bị huỷ (khóa chính) 2 MaNV Char 10 Mã nhân viên huỷ tài liệu (khóa chính) 3 Soluong Int 4 Số lượng tài liệu huỷ 4 Lydohuy Nvarchar 200 Lý do huỷ 5 Ngayhuy Datetime Ngày huỷ MARC STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả 1 ID Int 4 ID (khóa chính) 2 Mamarc Nvarchar 50 Mã Marc 3 TenTA Nvarchar 100 Tên tiếng Anh của mã Marc 4 TenTV Nvarchar 300 Tên tiếng Việt của mã Marc 5 Thuoctinh Nvarchar 50 Thuộc tính của mã Marc MARCCHITIET STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả 1 ID Int 4 ID (khóa chính) 2 Mamarc Nvarchar 50 Mã Marc 3 Mamarccon Nvarchar 50 Mã Marc con 4 TenTA Nvarchar 100 Tên tiếng Anh của mã Marc 5 TenTV Nvarchar 300 Tên tiếng Việt của mã Marc 6 Thuoctinh Nvarchar 50 Thuộc tính của mã Marc 7 Ghichu Nvarchar 50 Cho biết những trường Marc nào bắt buộc nhập MAUNHAPTIN STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả 1 ID Int 4 ID (khóa chính) 2 MaLoaiTL Char 10 Mã loại tài liệu 3 Mamarc Nvarchar 50 Mã Marc 4 Mamarccon Nvarchar 50 Mã Marc con 5 Thuoctinh Char 50 Thuộc tính của mã Marc MUONTAILIEU STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả 1 ID Int 4 ID (khóa chính) 2 Masach Nvarchar 50 Mã sách bạn đọc mượn 3 Sothe Int 4 Số thẻ bạn đọc 4 Ngaymuon Datetime Ngày mượn tài liệu 5 Ngayhentra Datetime Ngày trả tài liệu NHANVIEN STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả 1 MaNV Char 50 Mã bạn đọc (khoá chính) 2 HoTenNV Nvarchar 5 Họ tên của nhân viên 3 Tentruycap Char 10 Tên truy cập của nhân viên 4 Matkhau Char 10 Mật khẩu của nhân viên 5 Gioitinh Char 10 Giới tính 6 Chucvu Char 10 Chức vụ của nhân viên NHAPTAILIEU STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả 1 Masach Nvarchar 50 Mã sách được nhập (khóa chính) 2 MaNV Char 10 Mã nhân viên nhập tài liệu (khóa chính) 3 Soluongnhap Int 4 Số lượng tài liệu nhập 4 Dongia Float 8 Giá tiền của một quyển sách 4 Ngaynhap Datetime Ngày nhập tài liệu TRATAILIEU STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả 1 ID Int 4 ID (khóa chính) 2 MaBD Nvarchar 50 Mã bạn đọc mượn tài liệu 3 Masach Nvarchar 50 Mã sách bạn đọc mượn 4 Sothe Int 4 Số thẻ bạn đọc 5 Ngaymuon Datetime Ngày mượn tài liệu 6 Ngayhentra Datetime Ngày hẹn trả tài liệu 7 Ngaytra Datetime Ngày bạn đọc trả tài liệu SACH_NHANDE STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả 1 Masach Nvarchar 50 Mã sách (khóa chính) 2 Nhande Nvarchar 500 Tên nhan đề chính của sách SACH_TACGIA STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả 1 Masach Nvarchar 50 Mã sách (khóa chính) 2 Tacgia Nvarchar 500 Tên tác giả chính của sách SACH_NXB STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả 1 Masach Nvarchar 50 Mã sách (khóa chính) 2 NXB Nvarchar 500 Tên nhà xuất bản KHAIBAOMARC STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả 1 ID Int 4 ID(khóa chính) 2 Matailieu Nvarchar 10 Mã tài liệu 3 Mamarc Varchar 50 Mã Marc 4 Mamarccon Varchar 50 Mã Marc con 5 Ghichu Nvarchar 50 Cho biết những trường Marc nào bắt buộc nhập TAILIEU STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả 1 Matailieu Nvarchar 10 Mã tài liệu (khóa chính) 2 Tên tài liệu Nvarchar 50 Tên loại tài liệu GIẢI THÍCH CÁC THỰC THỂ STT TÊN THỰC THỂ GIẢI THÍCH 1 BANDOC Thông tin của bạn đọc. 2 BANGGIA Bảng giá về các trường hợp phạt. 3 DANGKYMUON Thông tin đặt trước để mượn tài liệu. 4 DOWLOADSACH Thông tin về sách điện tử. 5 DULIEU Thông tin chi tiết về sách in. 6 DULIEUSO Thông tin chi tiết về sách điện tử. 7 HUYTAILIEU Thông tin về tài liệu đã huỷ. 8 MARC Thông tin chính về các trường Marc. 9 MARCCHITIET Thông tin chi tiết về các trường Marc(bao gồm cả mã Marccon). 10 MAUNHAPTIN Mẫu nhập tin cho từng loại tài liệu. 11 MUONTAILIEU Thông tin về tài liệu đang được mượn. 12 NHANVIEN Thông tin về nhân viên thư viện. 13 NHAPTAILIEU Thông tin về tài liệu đã được nhập. 14 SACH_NHANDE Thông tin về nhan đề chính của sách. 15 SACH_TACGIA Thông tin về tác giả chính của sách. 16 SACH_NXB Thông tin về nhà xuất bản của sách. 17 TRATAILIEU Thông tin về tài liệu đã được trả. 18 KHAIBAOMARC Thông tin chi tiết về các trường Marc của từng loại tài liệu 19 TAILIEU Thông tin về tên tài liệu và mã tài liệu Sơ đồ quan hệ thực thể Hình 13: Sơ đồ quan hệ thực thể CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH DEMO BIÊN MỤC SÁCH VÀ ẤN PHẨM NHIỀU KỲ THEO CHUẨN MARC 21 Các công cụ xây dựng chương trình Hệ điều hành mạng trên nền tảng của Microsoft Window XP. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server. Công cụ phát triển ứng dụng: Ngôn ngữ lập trình Web: HTML, ASP.Net. Công cụ lập trình: Microsoft Visual Studio 2005. Dịch vụ nền tảng của Microsoft: IIS. Lựa chọn bộ gõ Tiếng Việt: Chuẩn Unicode của bộ gõ Unikey. Phần mềm sửa ảnh thiết kế giao diện: Photoshop 7.0. Các tính năng chính của chương trình: Biên mục. Quản lý bạn đọc. Tra cứu. Mượn trả. Một số giao diện chính của chương trình Trang chủ giúp cho bạn đọc biết được những thông tin về sách mới và thông báo của thư viện. Hầu hết ở các trang đều có các tính năng sau: Biên mục tài liệu. Quản lý bạn đọc. Quản lý mượn trả. Tra cứu. Trên trang chủ bạn đọc có thể đăng nhập vào hệ thống theo đúng tên truy cập và mật khẩu để xem thông tin về tài liệu, hoặc thông tin về bạn đọc. Biên mục Chỉ có nhân viên thư viện mới được phân quyền biên mục tài liệu. Vì vậy trước khi định nghĩa một trường mới thì nhân viên phải đăng nhập vào hệ thống. Khi nhân viên nhập đúng tên truy cập và mật khẩu của mình thì mới có quyền định nghĩa trường mới. Tùy thuộc vào đặc trưng của từng Thư viện, vào sách, tạp chí mà những thông tin về sách và tạp chí cần phải lưu chi tiết đến mức nào. Thông thường, nếu như muốn định nghĩa một trường mới để lưu được thông tin chi tiết hơn về một quyển sách nào đó thì người lập trình phải can thiệp. Nhưng ở phần Biên mục này em đã thiết kế theo cơ chế động nên người sử dụng chỉ phải định nghĩa trường cần bổ sung mà không cần đến sự can thiệp của người lập trình. Nhập dữ liệu theo các trường đã định nghĩa trước: Trường hợp bổ sung thêm trường mới Bạn phải định nghĩa trường mới: Ví dụ: Định nghĩa trường 700 Mã trường con là a Tên Tiếng Việt là Tác giả bổ sung Thuộc tính là lặp Ghi chú là Không bắt buộc Tại đây bạn cũng có thể xem thông tin về các trường MARC các trường Marc chính để biên mục cho sách và biên mục cho tạp chí nhiều kỳ. Trang để xem thông tin về các trường MARC đã được định nghĩa để biên mục cho tạp chí nhiều kỳ. Trường định nghĩa để biên mục sách hay tạp chí là do nhân viên Thư viện nhập trước khi nhập mới dữ liệu. Sau khi bổ sung thêm trường mới thì trường mới đó được đưa vào để biên mục cho sách hoặc tạp chí nhiều kỳ: Sau khi định nghĩa trường Marc: 700, trong trang nhập dữ liệu thì trường 700 đã được bổ sung để biên mục cho tạp chí nhiều kỳ. Bạn đọc Bạn có thể xem thông tin về bạn đọc hoặc về tài liệu thông qua mã bạn đọc hoặc mã tài liệu. Tại đây bạn có thể xem thông tin về chính mình hoặc bạn bè của mình bằng cách gõ số thẻ bạn đọc của bạn. Tra cứu Bạn đọc có thể tra cứu tài liệu hoặc tìm kiếm về thông tin của bạn đọc Tra cứu tài liệu theo 4 tiêu chí: Mã sách Tên tác giả Nhà xuất bản Nhan đề Tra cứu theo tên tác giả Tra cứu theo nhà xuất bản: Mượn trả Trước khi cho bạn đọc mượn hoặc trả tài liệu, nhân viên thư viện kiểm tra bạn đọc, tài liệu để đáp ứng biết được bạn đọc còn được quyền mượn hay không và tài liệu có còn đủ để cho mượn hay không. Chỉ có nhân viên thư viện mới có quyền truy cập vào trang này, có quyền lưu thông tin về mượn hoặc trả tài liệu. Thông tin về mượn Thông tin về trả Lưu thông tin trả và biết được bạn đọc có mượn sách quá hạn hay không. Nhân viên thư viện sẽ quản lý hồ sơ bạn đọc: cung cấp cho bạn đọc user và pass và ra hạn thẻ cho bạn đọc KẾT LUẬN Nhận xét chung Đây là một đề tài nghiên cứu có ứng dụng lớn về việc quản lý sách đặc biệt là việc biên mục tài liệu theo chuẩn của Thế Giới. Dưới sự hướng dẫn của cô Trần Thị Phiến và anh Trần Huy Dương và các cán bộ, nhân viên thư viện trường Đại học Thủy Lợi em đã hiểu được nghiệp vụ của Thư viện. Đặc biệt là đã nghiên cứu kỹ lưỡng, tiến hành phân tích, thiết kế và xây dựng được chương trình Demo. Vì vậy với chương trình Demo của em mặc dù chỉ giải quyết một phần nhỏ trong công tác quản lý thư viện nhưng đây cũng là nền tảng để em tiếp tục hoàn thiện và phát triển chương trình của mình trong tương lai để giải quyết nhiều vấn đề trong công tác Thư viện. Hệ thống được phát triển theo mô hình Client – Server vì vậy mà dữ liệu được cập nhật và chia sẻ trong toàn bộ hệ thống đặc biệt là giảm được sự chồng chéo dữ liệu. Hướng phát triển của đề tài -Chương trình sẽ mở rộng đối tượng quản lý với nhiều loại tài liệu khác nhau như: đồ án, luận văn, băng đĩa, dữ liệu số… -Chương trình sẽ quản lý được nhiều đối tượng độc giả khác nhau -Chương trình sẽ được xây dựng sao cho có thể sử dụng được với hệ thống mạng LAN. Tuy nhiên do thời gian có hạn và việc tiếp cận công nghệ mới đòi hỏi phải có nhiều thời gian để nghiên cứu và thực hành, nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình phân tích, thiết kế và xây dựng các chức năng của chương trình. Em mong nhận được những ý kiến chỉ dẫn, đóng góp quý báu của các thầy cô và bạn bè để em có thể hoàn thiện hơn nữa chương trình này cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm và kiến thức quý báu. PHỤ LỤC 1: CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH Copy thư mục THUVIEN vào máy chủ. Attach DataBase: Start | Microsoft SQL Server | Enterprise Manager | SQL Server Group | Local | Database | All Tasks | Attach Database. Sau đó nhập đường dẫn của cơ sở dữ liệu THUVIEN. Chọn OK Cấp quyền để truy cập vào SQL Server từ ASPNET: Mở rộng dấu “+” ở bên cạnh cơ sở dữ liệu THUVIEN. Click chuột phải vào USER | New DataBase User . Trong hộp Login Name gõ: tên máy tính\ASPNET và sau đó click OK. Vào Start | Control Panel | Administrator Tool | Internet Information Services. Vào Website, click chuột phải vào Default Website, chọn New, chọn Vitual Directory, chọn next, khai báo Alias, ở đây là thuvien, click Next, vào browser chọn thư mục chương trình. Ở đây là thư mục thuvien trên máy chủ, click OK. Kích hoạt Internet Explorer Nếu chạy trên máy chủ gõ đường dẫn: localhost/thuvien/default.aspx rồi enter. Nếu chạy trên máy client: vào địa chỉ: http:// địa chỉ IP của máy chủ/thuvien/default.aspx PHỤ LỤC 2: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia - MARC 21 rút gọn cho dữ liệu thư mục. Lê Văn Viết – Cẩm nang nghề Thư viện. Vũ Văn Sơn – Các khổ mẫu hiện có trên Thế giới và Việt Nam. Vũ Văn Sơn – Tổng quan về quản trị thư viện hiện tại và tương lai Nguyễn Minh Hiệp – Tiêu đề đề mục. Joan M.Aliprand - Cataloguing in the universal character set environment: Looking at the limits. Sally H.McCallym - MARC 21 and other formats. Ban chủ nhiệm câu lạc bộ Thư viện – Xây dựng thư viện theo hướng Chuẩn hóa – Hội nhập: Phạm Hữu Khang - Lập trình ứng dụng chuyên nghiệp SQL Server 2000 – Tập 1, 2. Phạm Hữu Khang - Kỹ thuật lập trình ứng dụng C#.Net – Tập 1, 2, 3. Nguyễn Phương Lan - ASP 3.0 & ASP.Net . Stephen C.Perry - Core C# and .Net O’Reilly - Programming ASP.Net PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT AARC: Quy tắc biên mục Anh – Mỹ(Anglo – American Cataloguing Rule) ASCII: Bảng mã ký tự chuẩn trao đổi thông tin (American Standard Codes for Information Interchange). ANSI/NISO Z39.2: Trao đổi thông tin thư mục(Bibliographic Information Interchange). CSDL: Cơ sở dữ liệu DDC: phân loại thập phân Dewey (Dewey Decimal Classification). ISBD: viết tắt của thuật ngữ International Standard Bibliographic Description hay Mô tả thư mục theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây là quy tắc mô tả các thông tin về một ấn phẩm theo các block (khối) có trật tự và các thông tin được gắn kết với nhau bằng các dấu, ký hiệu quy chuẩn. ISO 2709: Khổ mẫu trao đổi thông tin(Format for Information Exchange). Theo đó một bản ghi biên mục sẽ được mô tả theo 3 phần là phần đầu bản ghi (Header) có chiều dài cố định là 24 ký tự; phần thông tin thư mục (Directory) gồm các cụm 12 chữ số phản ánh nhãn trường, độ dài trường và vị trí (bắt đầu tương đối) của nội dung thông tin của trường trong bản ghi; và phần giá trị của các trường (Variable Fields Data) LCSH: Đề mục chủ đề Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (Library of Congress Subject Heading). LCC: Khung phân loại Thư viện Quốc hội Mỹ (viết tắt của Library of Congress Classification) dựa trên nền tảng của khung phân loại Cutter. Đây là khung phân loại mang đặc tính chủ đề và thực dụng. MARC: Viết tắt của thuật ngữ Machine Readable Catalog hay Biên mục máy tính đọc được. Thường dùng để chỉ một khung biên mục được chuẩn hoá với một hệ thống các trường (field) hoặc thẻ (tag) quy định bằng 3 chữ số dùng để mô tả thông tin biên mục. MARC chỉ quy định nhãn của các trường thông tin mà không quy định các quy cách nhập liệu cho các trường thông tin này (ngoại trừ các trường thông tin mã). TCVN 4743-89: Tiêu chuẩn Việt Nam mang tên “Xử lý thông tin. Mô tả thư mục tài liệu: Yêu cầu chung và quy tắc biên soạn” quy định những yêu cầu chung đối với mô tả thư mục một tư liệu và các quy tắc biên soạn bản mô tả ấy: thành phần các yếu tố mô tả thư mục, trình tự sắp xếp các yếu tố, cách điền và phương pháp giới thiệu từng yếu tố, việc áp dụng các dấu phân cách quy ước. Tiêu chuẩn này áp dụng có tính chất bắt buộc đối với các cơ quan thông tin khoa học kỹ thuật, các thư viện, các nhà/tổ chức xuất bản ... có làm thư mục.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docỨng dụng chuẩn MARC 21 vào quản lý thư viện.DOC