Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lí cây xanh đô thị tại thành phố Đà Nẵng
Đề tài đã thực hiện và đạt được những kết quả cơ bản sau:
- Điều tra được hệ thống cây xanh trên các tuyến đường Nguyễn Du, Lý Thường
Kiệt, Phan Bội Châu. Thu thập thông tin của từng cây.
- Áp dụng phần mềm GIS để quản lý các thông tin của hệ thống cây xanh tại một số
tuyến đường cụ thể.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu về cây xanh này rất hữu ích đối với các cơ quan quản lí
qua đó có thể nắm bắt, quản lý được những thông tin liên quan đến hệ thống cây xanh. Họ
có thể biết được thực trạng sinh trưởng và phát triển cũng như chất lượng của từng
cây Từ đó đưa ra những biện pháp để khắc phục cũng như điều chỉnh phát triển mới cho
các loại cây cũng như phục vụ cho việc quy hoạch cây xanh đô thị.
5 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2302 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lí cây xanh đô thị tại thành phố Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
1
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG QUẢN LÍ CÂY XANH ĐÔ THỊ TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
APPLICATION OF GIS TECHNOLOGY IN MANAGING URBAN TREES IN
DA NANG
SVTH: Nguyễn Đức Việt
Lớp 09 CDL, Khoa Địa Lý, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Diệu
Khoa Địa Lý, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Nền kinh tế càng phát triển, thu nhập của người dân càng tăng cao nhưng chất lượng, môi
trường xanh đô thị lại có xu hướng tỷ lệ nghịch. Hiện nay, ở Đà Nẵng việc quản lý cây xanh còn
lỏng lẻo, tình trạng chặt phá cây vẫn diễn ra thường ngày. Nhiều con đường trong thành phố cải
tạo, nâng cấp và mở rộng còn tùy tiện chặt hạ hàng loạt cây xanh, hệ thống công trình ngầm chưa
được quy hoạch chặt chẽ nên tình trạng đào lên, lấp xuống thường xuyên khiến hàng loạt cây
trồng bị ảnh hưởng dẫn đến chết, hư hại hoặc đổ hàng loạt khi gió bão...Chương trình xã hội hóa
cây xanh chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Sự ra đời và phát triển ngày càng mạnh mẽ của hệ
thống thông tin địa lý (GIS). Vì vậy, việc ứng dụng GIS vào quản lí cây xanh đô thị tại thành phố Đà
Nẵng có ý nghĩa rất thiết thực.
Từ khóa: Chặt phá cây; Quản lý cây xanh, chương trình xã hội hóa cây xanh
ABSTRACT
The more economic is development, the risinger people's income has been, but the quality,
urban environments tends inversely. Currently, the management trees isn’t closed, status cuts
down trees still of daily in Da Nang. The improvement, upgrade and expansion many roads in the
city are anywise, a series of arbitrary felling of trees, underground system is not planed to close
causedthe state dug up, filled to make a series regular crops are affected leading to death, damage
or when storms dump series. Socialization trees program had not brought the practical effects. The
the creation and development of geographic information system is increasingly powerful (GIS).
Therefore, the application of GIS to manage urban trees has very practical significance in Da Nang.
Key Word: Cuts down trees; management trees; Socialization trees program
1. Mở đầu
Hiện nay, ở Đà Nẵng việc quản lý cây xanh còn lỏng lẻo, tình trạng chặt phá cây vẫn
diễn ra thường ngày. Nhiều con đường trong thành phố cải tạo, nâng cấp và mở rộng còn
tùy tiện chặt hạ hàng loạt cây xanh, hệ thống công trình ngầm chưa được quy hoạch chặt
chẽ nên tình trạng đào lên, lấp xuống thường xuyên khiến hàng loạt cây trồng bị ảnh hưởng
dẫn đến chết, hư hại hoặc đổ hàng loạt khi gió bão...Chương trình xã hội hóa cây xanh
chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Sự ra đời và phát triển ngày càng mạnh mẽ của hệ thống
thông tin địa lý (GIS). Vì vậy, việc ứng dụng GIS vào quản lí cây xanh đô thị tại thành phố
Đà Nẵng có ý nghĩa rất thiết thực. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Ứng dụng GIS trong
quản lý cây xanh đô thị tại thành phố Đà Nẵng”
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
2
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1. Khái quát chung về cây xanh đô thị
Cây xanh đô thị bao gồm: Cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế,
cây xanh chuyên dụng. Có vai trò trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường và giải
quyết các vấn đề môi sinh...
2.1.2. Vai trò của hệ thống thông tin trong quản lý cây xanh đô thị
Phục vụ, trợ giúp công tác trồng cây xanh đô thị, duy trì và bảo vệ cây xanh. Giúp
cho việc lập hồ sơ quản lý cho từng cây xanh và phục vụ chặt hạ và dịch chuyển cây xanh
đô thị
2.2. Hiện trạng quản lí cây xanh đô thị tại thành phố Đà Nẵng
Hiện nay việc quản lí cây xanh đô thị tại thành phố Đà Nẵng còn nhiều bất cập, chi
phí cho công tác sản xuất và duy trì cây xanh chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước, trong
khi nguồn lực phát triển cây xanh đô thị còn ít, lại thiếu cơ chế, chính sách để khuyến
khích mọi thành phần kinh tế và nhân dân tham giaSố lượng cây xanh hiện có trên địa
bàn thành phố còn rất ít, chưa đạt quy chuẩn của một đô thị hiện đại Việt Nam.
Bảng 1. Phân loại hiện trạng cây xanh đường phố năm 2011
Loại cây Số lượng (cây) Tỷ lệ (%) Ghi chú
Mới trồng 31.226 50,71
Cây mới trồng: cây từ sau khi trồng 90 ngày đến 2 năm
tuổi.
Loại I 19.248 31,26
Cây có chiều cao 20cm đến
50cm.
Loại II 10.341 16,79 Cây cao từ 6m đến 12m và đường kính gốc > 50cm.
Loại III 762 1,24
Cây cao > 12m và đường kính gốc > 50cm.
Tổng cộng 61.577 100
“Nguồn: Công ty Cây xanh Đà Nẵng”
Bảng 2. Phân loại hiện trạng cây xanh tại một số tuyến đường
TT Tên đường phố
Số lượng cây xanh bóng mát (cây)
Ghi chú
Tổng số Mới trồng Loại I Loại II Loại III
1 Phan Bội Châu 102 14 31 54 3 Hải Châu
2 Nguyễn Du 141 43 47 51 0 Hải Châu
3 Lý Thường Kiệt 83 26 24 27 6 Hải Châu
“Nguồn: Công ty Cây xanh Đà Nẵng”
2.3. Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lí cây xanh đô thị tại TP. Đà Nẵng
2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị
Thu thập cơ sở dữ liệu gồm có bản đồ hành chính, bản đồ giao thông; các số liệu về
cây xanh và các số liệu thống kê.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
3
2.3.2. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu
Hình 1. Trình tự các bước thiết lập cơ sở dữ liệu trong quản lý cây xanh đô thị
2.3.3. Xây dựng CSDL về hệ thống cây xanh
a. Dữ liệu không gian
Từ các dữ liệu bản đồ nền thu thập được, cùng với dữ liệu đường giao thông từ
phần mềm Autocad chuyển qua phần mềm Mapinfo, tiến hành số hóa và biên tập dữ liệu,
cho ra bản đồ giao thông.
Hình 2. Bản đồ giao thông phường Thạch Thang - Hải Châu – Tp Đà Nẵng
Sau đó, từ bản số liệu các điểm tọa độ cây xanh được thiết lập trên Excel tiến hành
mở trong môi trường Mapinfo. Kết quả cho ra bản đồ cây xanh tại các tuyến đường nghiên
cứu:
Hình 3. Bản đồ cây xanh các tuyến đường nghiên cứu
b. Dữ liệu thuộc tính
Sau khi hoàn thiện dữ liệu thuộc tính của cây xanh trong Exel, tiến hành mở bảng
Bản đồ hành chính Bản đồ giao thông Thông tin cây xanh
Bản đồ cây xanh Bản đồ ranh giới thành phố Bản đồ đường giao thông
CSDL – QH cây xanh đô thị
Người sử dụng
Thiết lập bản đồ
Truy vấn
Cập nhật
Lập báo cáo
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
4
số liệu Exel trong phần mềm Mapinfo, sau đó cập nhật các trường dữ liệu, cho ra bảng số
liệu thuộc tính.
Hình 4. Bản đồ thuộc tính cây xanh
2.3.4. Khả năng khai thác thông tin
Việc thành lập bản đồ số về hệ thống cây xanh trên các tuyến đường có ý nghĩa rất
lớn. Thông qua bản đồ số này, các nhà quản lý có thể nắm bắt được hiện trạng sinh trưởng
và phát triển của các loài cây như thế nào, chất lượng của chúng ra sao, để có các phương
án giải quyết kịp thời Bằng những công cụ đơn giản, nhà quản lý có thể biết được những
thông tin mình cần.
2.3.5. Khả năng cập nhật dữ liệu
Việc cập nhật dữ liệu là một việc làm rất cần thiết, giúp cho các nhà quản lý có thể
kiểm soát được hệ thống cây xanh trên địa bàn. Thông tin cập nhật mới nhất sẽ giúp cho
nhà quản lí biết được tình trạng, chất lượng của cây xanh, qua đó có hướng giải quyết đối
với từng trường hợp cụ thể như: trường hợp cây chết, cây sinh trưởng kém, cây có dấu hiệu
cản trở giao thông
2.3.6. Khả năng liên kết dữ liệu và thể hiện trên các bản đồ khác của thành phố
Dữ liệu về hệ thống cây xanh được xây dựng trên bản đồ nền thành phố Đà Nẵng có
cùng chung các yếu tố nền đó là các yếu tố cơ sở toán học như hệ quy chiếu, lưới tọa độ.
Có cùng chung cơ sở địa đó là giao thông, ranh giới, hành chính. Vì thế chúng ta có thể cập
nhật, liên kết dữ liệu này với các dữ liệu của các loại bản đồ khác nhau của thành phố mà
không cần phải chỉnh sửa lại cho phù hợp.
3. Kết luận
Đề tài đã thực hiện và đạt được những kết quả cơ bản sau:
- Điều tra được hệ thống cây xanh trên các tuyến đường Nguyễn Du, Lý Thường
Kiệt, Phan Bội Châu. Thu thập thông tin của từng cây.
- Áp dụng phần mềm GIS để quản lý các thông tin của hệ thống cây xanh tại một số
tuyến đường cụ thể.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu về cây xanh này rất hữu ích đối với các cơ quan quản lí
qua đó có thể nắm bắt, quản lý được những thông tin liên quan đến hệ thống cây xanh. Họ
có thể biết được thực trạng sinh trưởng và phát triển cũng như chất lượng của từng
câyTừ đó đưa ra những biện pháp để khắc phục cũng như điều chỉnh phát triển mới cho
các loại cây cũng như phục vụ cho việc quy hoạch cây xanh đô thị.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu này có thể cập nhật được những thông tin mới nhất của
từng cây xanh. Đây là một việc rất quan trọng vì các thông tin về cây xanh luôn luôn cập
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
5
nhật để nhà quản lý có thể nắm bắt được những thông tin mới nhất.
- Sản phẩm cuối của đề tài đó là bản đồ số về hệ thống cây xanh tại các tuyến đường
Nguyễn Du, Lý Thường Kiệt, Phan Bội Châu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nghị Định số 64/2020/NĐ-CP về Quản lý cây xanh đô thị ngày 11 tháng 6 năm 2010.
[2] Nguyễn Thị Thái Thanh (2011), “Cây xanh đô thị”, Tạp chí Xây dựng Đô thị số 5-
2011.
[3] GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ (2010), “Cây xanh với môi trường đô thị - Sự kiện tôn vinh
Cây di sản”, Tạp chí Xây dựng và Đô thị số 23-2011, Hà Nội 2011
[4] Nguyễn Quang Tuấn, Giáo trình (2003), Ứng dụng phần mềm Mapinfo trong Địa lý.
[5] Đào Ngọc Cảnh (2002), Giáo trình Hệ thống thông tin địa lý, Cần Thơ 2002.
[6]
[7]
[8]
w=article&id=70&Itemid=92&lang=vi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tb14_02_5961.pdf