MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Sự bền vững của một nền kinh tế được xác định bởi khả năng đảm bảo sự tăng
trưởng chất lượng cuộc sống đối với từng người dân. Trong kỷ nguyên hậu giai đoạn
công nghiệp hiện nay, sự tăng trưởng chất lượng cuộc sống kèm theo sự gia tăng đáng
kể của sự khai thác năng lượng và vật chất. Nếu trong giai đoạn đầu thế kỷ 20, của sự
phát triển công nghiệp chỉ diễn ra trong một khoảng không gian và thời gian hạn chế,
là không đáng kể so với sự phát triển tự nhiên thì vào đầu thế kỷ 21 đã trở thành
những vấn đề toàn cầu theo nhiều chỉ số.
Giải pháp công nghệ triệt để nhất để giải quyết vấn đề này là thiết lập các hệ
thống sản xuất khép kín và gắn với nó là quan điểm “an toàn tuyệt đối”. Phương pháp
tiếp cận này có thể ở mức độ đáng kể giải quyết vấn đề “con người”-“môi trường
xung quanh” trong khuôn khổ nền văn minh công nghiệp.
Tuy nhiên vào thời điểm hiện nay, các công nghệ hiện “khép kín” này trong đa số
các chu trình sản xuất là không tuyến tính so với đại lượng chi phí cần thiết để thực
hiện chúng. Trong khi đó các phương pháp tiếp cận truyền thống nhằm đạt được sự
“khép kín” này thực chất chỉ dẫn tới sự tái phân bố các chất ô nhiễm bảo toàn từ môi
trường này qua môi trường khác và làm gia tăng đáng kể phạm vi nguy hiểm sinh thái
môi trường.
Những hiện thực về kinh tế nghiêm ngặt này đã làm xuất hiện một quan điểm cân
bằng hơn gắn với việc chuyển từ quan điểm an toàn môi trường sinh thái tuyệt đối qua
quan điểm độ rủi ro có thể chấp nhận được. Quan điểm này dựa trên đánh giá khách
quan và quản lý rủi ro môi trường thực tế. Thêm vào đó coi rằng việc đánh giá rủi ro
môi trường là nhiệm vụ hàng đầu bởi vì quan điểm này có thể đảm bảo một cách tin
cậy trong việc lưu ý tới quyền lợi của tất cả các nhóm dân cư và chất lượng môi
trường. Điều này chỉ có thể đạt được với điều kiện có được những thông tin đầy đủ và
chính xác về tình trạng môi trường.
Trong khuôn khổ các vấn đề này bài toán giám sát chất lượng không khí vào môi
trường khí quyển có một vai trò quan trọng. Hiện nay để giải quyết vấn đề này người
ta đã soạn thảo một số lượng lớn các qui phạm, tiêu chuẩn và đi kèm là nhiều tài liệu
hướng dẫn thực hiện. Phần chính của các tài liệu này gắn với việc giải quyết vấn đề
trong khuôn khổ : <từng nguồn thải riêng>-<môi trường khí quyển>. Phương pháp
tiếp cận này cho kết quả hài lòng chỉ trong trường hợp khi những nguồn thải này
không gây ảnh hưởng tới nhau. Tuy nhiên như chúng ta biết tại những khu công
nghiệp hoặc một vùng rộng lớn với nhiều nguồn thải thì cần phải lưu ý tới sự liên hệ
giữa các khu công nghiệp này với nhau và lưu ý tới sự tác tác động qua lại lẫn nhau.
Bởi vì bầu khí quyển là thống nhất cho nên các đánh giá khách quan các hệ quả có thể
của các hoạt động con người chỉ có thể nhận được trên cơ sở lưu ý tới toàn bộ các
nguồn thải chất ô nhiễm nằm trong vùng được xem xét.
Các nguyên lý quản lý theo các nhóm khu công nghiệp, theo vùng trong việc
chuẩn hóa nước thải, khí thải đang là mối quan tâm của nhiều nhà môi trường học của
đất nước. GS. Lâm Minh Triết trong nhiều năm qua đã quan tâm và xây dựng phương
pháp luận quản lý so lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai. Tại các Viện Trường Trung
tâm khoa học của đất nước đã có nhiều nghiên cứu về vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam /xem [8], [9]/.
Theo quan điểm các công trình [8], [9], phương pháp tiếp cận theo vùng là
phương pháp tiếp cận được luận chứng hơn cả để giải quyết các vấn đề dự báo các hệ
quả tác động con người lên môi trường không khí. Tuy nhiên vấn đề dự báo nhanh
chóng các hậu quả do nhiều khu công nghiệp lên môi trường không khí vẫn còn là vấn
đề bỏ ngỏ. Nếu trong vùng được xem xét có nhiều khu công nghiệp (KCN) với nhiều
ống khói thì việc đưa ra đánh giá xem xét ảnh hưởng của từng KCN hay tổng hợp của
các KCN lên chất lượng không khí vùng là một thực tế cần giải quyết. Trong Luận
văn này tác giả sẽ xem xét hai KCN nằm cạnh nhau của tỉnh Đồng Nai là KCN Amata
và Loteco, là nơi có khá nhiều các nguồn thải điểm (các ống khói) xả khí thải vào môi
trường.
Việc lựa chọn hai KCN này của tỉnh Đồng Nai là do hệ thống quan trắc chất
lượng không khí của tỉnh Đồng Nai khá hoàn thiệt. Hệ thống giám sát môi trường của
Đồng nai khá phát triển so với các tỉnh khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Từ đó tính cấp thiết của đề tài là:
- Hiện nay giám sát chất lượng môi trường không khí một vùng với nhiều KCN
đang được quan tâm. Hiện nay vẫn chưa có một công nghệ đánh giá nhanh chóng ảnh
hưởng của nhiều KCN lên chất lượng không khí xung quanh.
- Các số liệu môi trường liên quan tới các KCN tuy đã có nhưng hiện tại vẫn
chưa được quản lý bằng các phần mềm GIS. Cách quản lý như vây gây nhiều khó
khăn cho việc tìm kiếm, trao đổi thông tin cũng như đưa ra một bức tranh tổng hợp
trên cơ sở tích hợp nhiều loại số liệu.
- Để từng bước hội nhập theo xu hướng hội nhập như hiện nay, Đồng Nai cần
phải xây dựng cơ sở hạ tầng về thông tin đáp ứng được các chuẩn quốc tế và khu vực,
trong đó ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những điều kiện không thể thiếu.
Mục tiêu của luận văn:
Mục tiêu lâu dài:
Xây dựng hệ thống thông tin môi trường trợ giúp quản lý tổng hợp và thống nhất
môi trường khu công nghiệp Amata - Loteco một cách khoa học và bằng công
nghệ tiên tiến;
-
Xây dựng CSDL môi trường phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về môi
trường không khí tại KCN Amata - Loteco, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền
vững cũng như hỗ trợ các cấp lãnh đạo thông qua quyết định.
Mục tiêu trước mắt:
-
Tin học quá quá trình nhập, xuất dữ liệu môi trường liên quan tới chất lượng môi
trường không khí KCN Amata - Loteco, Đồng Nai.
Ứng dụng mô hình toán kết nối với cơ sở dữ liệu môi trường và GIS đánh giá
nhanh chóng ảnh hưởng của các nguồn thải điểm lên chất lượng môi trường không
khí xung quanh 2 KCN Amata - Loteco, Đồng Nai.
Nội dung các công việc của Luận văn
Để đạt được mục tiêu trên, cần thiết thực hiện các nội dung công việc như sau:
-
-
-
Thu thập dữ liệu bản đồ số KCN Amata - Loteco
Thu thập báo cáo hiện trạng môi trường của KCN Amata - Loteco trong những
năm gần đây.
Thu thập thông tin về các ống khói trong KCN (các thông số kỹ thuật: chiều cao,
đường kính, lưu lượng, chất phát thải ô nhiễm, ).
Thu thập số liệu quan trắc chất lượng không khí, đo đạc được tại các điểm bên
trong KCN, tại các thời điểm khác nhau.
Thu thập văn bản pháp lý liên quan tới KCN Amata - Loteco (dưới dạng file), để
tích hợp vào phần mềm.
Ứng dụng phần mềm ENVIMAP (ENVironmental Information Management and
Air Pollution estimation – Phần mềm quản lý và đánh giá ô nhiễm không khí)
nhằm đưa ra một mô hình toán – tin học giám sát chất lượng không khí KCN
Amata - Loteco.
Phân loại dữ liệu để nhập vào phần mềm này.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1
TỒNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG
NGHIỆP AMATA VÀ LOTECO5
Chương 2
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN XÂY DỰNG PHẦN MỀM
Chương 3
XÂY DỰNG CÔNG CỤ TIN HỌC ENVIMAP HỖ TRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢP MÔI
TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI KHU CÔNG NGHIỆP
Chương 4
PHỤ LỤC
Kết luận
Tài liệu tham khảo
126 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3138 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin giám sát chất lượng không khí khu công nghiệp amata – loteco, Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁN CÔNG TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG
&
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIÁM
SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ KHU CÔNG
NGHIỆP AMATA – LOTECO, ĐỒNG NAI
SVTH: HOÀNG THỊ HẢI YẾN
MSSV: 610643B
GVHD: TSKH. BÙI TÁ LONG
TP Hồ Chí Minh, 12/2006
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁN CÔNG TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG
&
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIÁM
SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ KHU CÔNG
NGHIỆP AMATA – LOTECO, ĐỒNG NAI
SVTH: HOÀNG THỊ HẢI YẾN
MSSV: 610643B
GVHD: TSKH. BÙI TÁ LONG
Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 01/10/2006
Ngày hoàn thành luận văn:
TP Hồ Chí Minh ngày tháng năm 2006
Giảng viên hướng dẫn
iii
TRƯỜNG ĐHBC TÔN ĐỨC
THẮNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ
BHLĐ
NHIỆM VỤ LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP
HỌ VÀ TÊN: HOÀNG THỊ HẢI YẾN
MSSV: 610643B
NGÀNH: Công nghệ môi trường
KHOA: Môi trường và Bảo hộ lao động
1. Tên luận văn: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIÁM SÁT CHẤT
LƯỢNG KHÔNG KHÍ KHU CÔNG NGHIỆP AMATA – LOTECO, ĐỒNG
NAI.
2. Nhiệm vụ (yêu cầu nội dung và số liệu ban đầu):
- Thu thập dữ liệu bản đồ số KCN Amata – Loteco.
- Thu thập báo cáo hiện trạng môi trường của KCN Amata - Loteco trong những
năm gần đây.
- Thu thập thông tin về các ống khói trong KCN (các thông số kỹ thuật: chiều
cao, đường kính, lưu lượng, chất phát thải ô nhiễm,…).
- Thu thập số liệu quan trắc chất lượng không khí, đo đạc được tại các điểm bên
trong KCN, tại các thời điểm khác nhau.
- Thu thập văn bản pháp lý liên quan tới KCN Amata - Loteco (dưới dạng file),
để tích hợp vào phần mềm.
- Ứng dụng phần mềm ENVIMAP (ENVironmental Information Management
and Air Pollution estimation – Phần mềm quản lý và đánh giá ô nhiễm không
khí) quản lý chất lượng không khí cho 2 KCN Amata - Loteco.
- Ứng dụng ENVIMAP tính toán mô phỏng ô nhiễm không khí cho các kịch bản
khác nhau, có lưu ý tới khí tượng. Ngày giao luận văn:1/10/2006.
3. Ngày hoàn thành nhiệm vụ:15/12/2006
4. Họ tên người hướng dẫn: TSKH. Bùi Tá Long
5. Nội dung và yêu cầu của luận án đã được thông qua bộ môn
Ngày tháng năm 2006
Chủ nhiệm ngành
(Kí và ghi rõ họ tên)
Giảng viên hướng dẫn chính
Bùi Tá Long
Phần dành cho khoa, bộ môn
Người duyệt: .........................................................................................................
Người bảo vệ: .......................................................................................................
Điểm tổng kết: ......................................................................................................
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
-------------- & -----------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày 9 tháng 12 năm 2005
Giáo viên hướng dẫn
v
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này, em đã nhận được sự động viên, giúp đỡ và chỉ bảo tận
tình của thầy cô, bạn bè và gia đình dành cho em.
Trước hết, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất tới thầy hướng dẫn của mình, Tiến sĩ
Khoa học Bùi Tá Long, người đã quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến về mặt chuyên
môn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt thời gian vừa qua.
Em gửi lời biết ơn sâu sắc tới tập thể các Thầy Cô Khoa môi trường, Trường Đại Học
Bán Công Tôn Đức Thắng, những người đã cho em kiến thức và kinh nghiệm thực
tiễn trong suốt 4 năm học vừa qua.
Em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến Kỹ sư Cao Duy Trường cùng các anh chị
trong phòng GeoInformatics, Viện môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia
TP.Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn tận tình trong suốt thời gian hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp.
Bên cạnh đó, em gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Nguyên, cùng các anh chị ở Sở
Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, đã giúp đỡ em trong việc tìm kiếm số liệu
trong suốt thời gian hoàn thành Luận văn này.
Qua đây, em gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn trog lớp 06MT2N. Cảm ơn các
bạn vì những gì các bạn đã dành cho em.
Cuối cùng em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân yêu nhất đã
hỗ trợ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình học
tập cũng như trong thời gian thực hiện Luận văn này.
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ENVIMAP
ENVironmental Information Management and Air Pollution
estimation – Phần mềm quản lý và đánh giá ô nhiễm không khí
GIS Geographic Information System – Hệ thống thông tin địa lý
DIZA Ban quản lý các KCX và KCN Đồng Nai
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
EIS Environmental Information System – Hệ thống thông tin môi trường
HTTTMT Hệ thống thông tin môi trường
CSSX Cơ sở sản xuất
KCN Khu công nhiệp
BQL Ban quản lý
CNTT Công nghệ thông tin
CSDL Cơ sở dữ liệu
CSDLKG Cơ sở dữ liệu không gian
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
CNTT & TT Công nghệ thông tin và truyền thông
BVMT Bảo vệ môi trường
VKTTĐPN Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 0.1. Một số chỉ tiêu về hiện trạng phát triển kinh tế............................................7
Bảng 0.2 Phân bố dân cư tỉnh Đồng Nai năm 2005. ...................................................9
Bảng 0.3 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên qua một số năm...............................................10
Bảng 0.4 phân bố lực lượng lao động trong các lĩnh vực kinh tế .............................10
Bảng 0.5 Các quốc gia đầu tư của KCN LOTECO..................................................14
Bảng 0.6 các ngành nghề kinh doanh trong KCN LOTECO.....................................15
Bảng 0.7 Bảng các nhà đầu tư của KCN AMATA ....................................................17
Bảng 0.8 Bảng các ngành kinh doanh trong KCN AMATA .....................................17
Bảng 0.9 Hiện trạng hệ thống xử lý khí thải tại KCN LOTECO...............................21
Bảng 0.10 Hiện trạng hệ thống xử lý khí thải tại KCN AMATA .............................22
Bảng 0.1. Thông tin liên quan tới ống khói ...............................................................55
Bảng 0.2. Cấu trúc dữ liệu điểm lấy mẫu chất lượng không khí.................................55
Bảng 0.3. Cấu trúc dữ liệu Trạm khí tượng ...............................................................56
Bảng 0.4. Cấu trúc dữ liệu các điểm kiểm soát chất lượng không khí........................56
Bảng 0.5. Cấu trúc dữ liệu của mẫu chất lượng không khí.........................................56
Bảng 0.6. Cấu trúc dữ liệu thông tin về khí tượng .....................................................57
Bảng 0.7. Cấu trúc dữ liệu đặc trưng khí thải tại các nguồn thải điểm ......................57
Bảng 0.8. Cấu trúc CSDL khu công nghiệp...............................................................57
Bảng 0.9 Cấu trúc CSDL cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp...............................58
Bảng 0.10. Bảng các thông số cần nhập vào mô hình ................................................61
Bảng 0.11. Số liệu kỹ thuật được sử dụng cho tính toán mô phỏng ...........................62
Bảng 0.12 Kết quả tính toán mô phỏng nồng độ chất ô nhiễm NO2 (mg/l) tại hai Khu
công nghiệp Amata và Loteco theo chương trình ENVIMAP_AL năm 2004 và 2005
.................................................................................................................................68
Bảng 0.13 Kết quả tính toán mô phỏng nồng độ chất ô nhiễm CO (mg/l) tại hai Khu
công nghiệp Amata và Loteco theo chương trình ENVIMAP_AL năm 2004 và 2005
.................................................................................................................................68
Bảng 0.14 Kết quả tính toán mô phỏng nồng độ chất ô nhiễm SO2 (mg/l) tại hai
KCN Amata và Loteco theo chương trình ENVIMAP_AL năm 2004 và 2005..........68
Bảng 0.15 Kết quả tính toán mô phỏng nồng độ chất ô nhiễm bụi nhẹ (mg/l) tại hai
Khu công nghiệp Amata và Loteco theo chương trình ENVIMAP 3.0 năm 2004 và
2005..........................................................................................................................69
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 0.1. Bản đồ vị trí thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai .....................................11
Hình 0.1 Sơ đồ hệ thống thông tin môi trường ở Mỹ. ...............................................28
Hình 0.2 Vai trò và vị trí của môn học Hệ thống thông tin môi trường trong các môn
học môi trường khác .................................................................................................30
Hình 0.3 Các thành phần của phần cứng .................................................................31
Hình 0.4 Các chức năng của phần mềm....................................................................32
Hình 0.5 Sơ đồ nhập dữ liệu....................................................................................33
Hình 0.6 Cấu trúc của một hệ thông tin địa lý. .........................................................34
Hình 0.7 Sơ đồ khuyếch tán luồng khí thải theo chiều gió.......................................37
Hình 0.1 Sơ đồ cấu trúc của phần mềm ENVIMAP.................................................47
Hình 0.2 Sơ đồ cấu trúc CSDL môi trường trong ENVIMAP..................................47
Hình 0.3 chuyển đổi dữ liệu bản đồ trong ENVIMAP ..............................................48
Hình 0.4 Sơ đồ tạo các đối tượng quản lý trong ENVIMAP .....................................48
Hình 0.5 Các chức năng chính của ENVIMAP trong quản lý và xử lý số liệu quan
trắc............................................................................................................................49
Hình 0.6 Mô hình Berliand được tích hợp trong ENVIMAP ...................................49
Hình 0.7 Hỗ trợ tra cứu văn bản trong ENVIMAP ..................................................49
Hình 0.8. Cấu trúc ENVIMAP_AL ...........................................................................51
Hình 0.9. Module quản lý CSDL trong ENVIMAP_AL............................................51
Hình 0.10. Module GIS trong ENVIMAP_AL..........................................................52
Hình 0.11. Module báo cáo trong ENVIMAP_AL ....................................................53
Hình 0.12. Các bước chạy mô hình trong ENVIMAP_AL ........................................54
Hình 0.13 Chọn chức năng nhập số liệu phát thải tại ống khói của hai KCN Amata và
Loteco.......................................................................................................................59
Hình 0.14 Chọn ngày, giờ có số liệu nhập vào phầm mềm ENVIMAP.....................59
Hình 0.15 chọn chức năng chạy mô hình trong Menu chính. ....................................60
Hình 0.16 Nhập các thông số đo đạc cần thiết cho mô hình chạy .............................60
Hình 0.17. Đồ thị phân bố nồng độ chất ô nhiễm CO năm 2004...............................70
Hình 0.18 Đồ thị phân bố nồng độ chất ô nhiễm NO2 năm 2004 ..............................70
Hình 0.19 Đồ thị phân bố nồng độ chất ô nhiễm SO2 n ăm 2004..............................71
Hình 0.20 Đồ thị phân bố nồng độ chất ô nhiễm NO2 năm 2005 .............................71
ix
Hình 0.21 Đồ thị phân bố nồng độ chất ô nhiễm CO năm 2005...............................72
Hình 0.22 Đồ thị phân bố nồng độ chất ô nhiễm SO2 năm 2005...............................72
Hình 4.1. Thực hiện Luận văn tại Viện Môi trường và Tài nguyên............................. D
x
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỤC LỤC x
MỞ ĐẦU 1
Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................................1
Mục tiêu của luận văn:................................................................................................2
Nội dung các công việc của Luận văn .........................................................................3
Giới hạn của luận văn: ...............................................................................................4
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................4
Chương 1 5
TỒNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG
NGHIỆP AMATA VÀ LOTECO 5
1.1 Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội Tỉnh Đồng Nai ................5
1.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................5
1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai................................................7
1.2 Giới thiệu về Khu công nghiệp LOTECO và AMATA ........................11
1.2.1 Giới thiệu chung về khu vực nghiên cứu (Phường Long Bình – Thành
Phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) ..................................................................................11
1.2.2 Giới thiệu về Khu công nghiệp LOTECO............................................13
1.2.3 Giới thiệu về Khu công nghiệp AMATA.............................................16
1.2.4 Hiện trạng môi trường Khu công nghiệp LOTECO và AMATA..........18
1.3 Đánh giá tổng quan vấn đề bức xúc về môi trường tại hai KCN AMATA
và LOTECO 25
Chương 2 27
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN XÂY DỰNG PHẦN MỀM 27
2.1 Hệ thống thông tin môi trường.............................................................27
2.2 Hệ thống thông tin địa lý Gis và vai trò của nó trong công tác quản lý
môi trường không khí................................................................................................30
2.2.1 Định nghĩa Gis ....................................................................................31
xi
2.2.2 Các thành phần của GIS ......................................................................31
2.2.3 Cấu trúc của một hệ thống thông tin ....................................................33
2.2.4 Các lĩnh vực ứng dụng củaGIS ............................................................34
2.2.5 Nhận xét..............................................................................................36
2.3 Mô hình lan truyền chất ô nhiễm được tích hợp trong ENVIMAP .......36
2.3.1 sự phân bố chất ô nhiễm và phương trình toán học cơ bản...................36
2.3.2 Công thức Berliand trong trường hợp chất khí và bụi nặng..................40
2.4 Phương pháp tinh toán nồng độ trung bình trong phạm vi thời gian dài
ngày do nhiều nguồn thải gây ra................................................................................41
2.4.1 Nguyên tắc chung................................................................................41
2.4.2 Công thức xác định nồng độ trung bình theo tần suất gió.....................42
2.5 Một số cơ sở thực tiễn của đề tài..........................................................43
2.6 Tóm tắt kết quả chương.......................................................................45
Chương 3 46
XÂY DỰNG CÔNG CỤ TIN HỌC ENVIMAP HỖ TRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢP MÔI
TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI KHU CÔNG NGHIỆP 46
3.1 Cấu trúc của phần mềm ENVIMAP.....................................................46
3.1.1 Module quản lý bản đồ GIS.................................................................47
3.1.2 Module quản lý CSDL môi trường (liên quan đến môi trường không
khí) 48
3.1.3 Module mô hình ..................................................................................49
3.1.4 Một số chức năng mới của phiên bản 3.0.............................................50
3.2 Cấu trúc phần mềm ENVIMAP_AL....................................................51
3.3 Cơ sở dữ liệu trong phần mềm ENVIMAP_AL ...................................54
3.4 Chạy mô hình trong ENVIMAP_AL ...................................................58
3.5 Mô tả kịch bản và kết quả tính toán mô phỏng phát tán ô nhiễm từ các
nguồn thải cố định thuộc hai KCN Amata – Loteco ..................................................61
3.6 Đánh giá kết quả tính toán mô phỏng................................................. 105
3.7 Tóm tắt kết quả chương..................................................................... 106
Chương 4 KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC A
xii
1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Sự bền vững của một nền kinh tế được xác định bởi khả năng đảm bảo sự tăng
trưởng chất lượng cuộc sống đối với từng người dân. Trong kỷ nguyên hậu giai đoạn
công nghiệp hiện nay, sự tăng trưởng chất lượng cuộc sống kèm theo sự gia tăng đáng
kể của sự khai thác năng lượng và vật chất. Nếu trong giai đoạn đầu thế kỷ 20, của sự
phát triển công nghiệp chỉ diễn ra trong một khoảng không gian và thời gian hạn chế,
là không đáng kể so với sự phát triển tự nhiên thì vào đầu thế kỷ 21 đã trở thành
những vấn đề toàn cầu theo nhiều chỉ số.
Giải pháp công nghệ triệt để nhất để giải quyết vấn đề này là thiết lập các hệ
thống sản xuất khép kín và gắn với nó là quan điểm “an toàn tuyệt đối”. Phương pháp
tiếp cận này có thể ở mức độ đáng kể giải quyết vấn đề “con người”-“môi trường
xung quanh” trong khuôn khổ nền văn minh công nghiệp.
Tuy nhiên vào thời điểm hiện nay, các công nghệ hiện “khép kín” này trong đa số
các chu trình sản xuất là không tuyến tính so với đại lượng chi phí cần thiết để thực
hiện chúng. Trong khi đó các phương pháp tiếp cận truyền thống nhằm đạt được sự
“khép kín” này thực chất chỉ dẫn tới sự tái phân bố các chất ô nhiễm bảo toàn từ môi
trường này qua môi trường khác và làm gia tăng đáng kể phạm vi nguy hiểm sinh thái
môi trường.
Những hiện thực về kinh tế nghiêm ngặt này đã làm xuất hiện một quan điểm cân
bằng hơn gắn với việc chuyển từ quan điểm an toàn môi trường sinh thái tuyệt đối qua
quan điểm độ rủi ro có thể chấp nhận được. Quan điểm này dựa trên đánh giá khách
quan và quản lý rủi ro môi trường thực tế. Thêm vào đó coi rằng việc đánh giá rủi ro
môi trường là nhiệm vụ hàng đầu bởi vì quan điểm này có thể đảm bảo một cách tin
cậy trong việc lưu ý tới quyền lợi của tất cả các nhóm dân cư và chất lượng môi
trường. Điều này chỉ có thể đạt được với điều kiện có được những thông tin đầy đủ và
chính xác về tình trạng môi trường.
Trong khuôn khổ các vấn đề này bài toán giám sát chất lượng không khí vào môi
trường khí quyển có một vai trò quan trọng. Hiện nay để giải quyết vấn đề này người
ta đã soạn thảo một số lượng lớn các qui phạm, tiêu chuẩn và đi kèm là nhiều tài liệu
hướng dẫn thực hiện. Phần chính của các tài liệu này gắn với việc giải quyết vấn đề
trong khuôn khổ : -. Phương pháp
tiếp cận này cho kết quả hài lòng chỉ trong trường hợp khi những nguồn thải này
không gây ảnh hưởng tới nhau. Tuy nhiên như chúng ta biết tại những khu công
nghiệp hoặc một vùng rộng lớn với nhiều nguồn thải thì cần phải lưu ý tới sự liên hệ
2
giữa các khu công nghiệp này với nhau và lưu ý tới sự tác tác động qua lại lẫn nhau.
Bởi vì bầu khí quyển là thống nhất cho nên các đánh giá khách quan các hệ quả có thể
của các hoạt động con người chỉ có thể nhận được trên cơ sở lưu ý tới toàn bộ các
nguồn thải chất ô nhiễm nằm trong vùng được xem xét.
Các nguyên lý quản lý theo các nhóm khu công nghiệp, theo vùng trong việc
chuẩn hóa nước thải, khí thải đang là mối quan tâm của nhiều nhà môi trường học của
đất nước. GS. Lâm Minh Triết trong nhiều năm qua đã quan tâm và xây dựng phương
pháp luận quản lý so lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai. Tại các Viện Trường Trung
tâm khoa học của đất nước đã có nhiều nghiên cứu về vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam /xem [8], [9]/.
Theo quan điểm các công trình [8], [9], phương pháp tiếp cận theo vùng là
phương pháp tiếp cận được luận chứng hơn cả để giải quyết các vấn đề dự báo các hệ
quả tác động con người lên môi trường không khí. Tuy nhiên vấn đề dự báo nhanh
chóng các hậu quả do nhiều khu công nghiệp lên môi trường không khí vẫn còn là vấn
đề bỏ ngỏ. Nếu trong vùng được xem xét có nhiều khu công nghiệp (KCN) với nhiều
ống khói thì việc đưa ra đánh giá xem xét ảnh hưởng của từng KCN hay tổng hợp của
các KCN lên chất lượng không khí vùng là một thực tế cần giải quyết. Trong Luận
văn này tác giả sẽ xem xét hai KCN nằm cạnh nhau của tỉnh Đồng Nai là KCN Amata
và Loteco, là nơi có khá nhiều các nguồn thải điểm (các ống khói) xả khí thải vào môi
trường.
Việc lựa chọn hai KCN này của tỉnh Đồng Nai là do hệ thống quan trắc chất
lượng không khí của tỉnh Đồng Nai khá hoàn thiệt. Hệ thống giám sát môi trường của
Đồng nai khá phát triển so với các tỉnh khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Từ đó tính cấp thiết của đề tài là:
- Hiện nay giám sát chất lượng môi trường không khí một vùng với nhiều KCN
đang được quan tâm. Hiện nay vẫn chưa có một công nghệ đánh giá nhanh chóng ảnh
hưởng của nhiều KCN lên chất lượng không khí xung quanh.
- Các số liệu môi trường liên quan tới các KCN tuy đã có nhưng hiện tại vẫn
chưa được quản lý bằng các phần mềm GIS. Cách quản lý như vây gây nhiều khó
khăn cho việc tìm kiếm, trao đổi thông tin cũng như đưa ra một bức tranh tổng hợp
trên cơ sở tích hợp nhiều loại số liệu.
- Để từng bước hội nhập theo xu hướng hội nhập như hiện nay, Đồng Nai cần
phải xây dựng cơ sở hạ tầng về thông tin đáp ứng được các chuẩn quốc tế và khu vực,
trong đó ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những điều kiện không thể thiếu.
Mục tiêu của luận văn:
Mục tiêu lâu dài:
3
- Xây dựng hệ thống thông tin môi trường trợ giúp quản lý tổng hợp và thống nhất
môi trường khu công nghiệp Amata - Loteco một cách khoa học và bằng công
nghệ tiên tiến;
- Xây dựng CSDL môi trường phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về môi
trường không khí tại KCN Amata - Loteco, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền
vững cũng như hỗ trợ các cấp lãnh đạo thông qua quyết định.
Mục tiêu trước mắt:
- Tin học quá quá trình nhập, xuất dữ liệu môi trường liên quan tới chất lượng môi
trường không khí KCN Amata - Loteco, Đồng Nai.
- Ứng dụng mô hình toán kết nối với cơ sở dữ liệu môi trường và GIS đánh giá
nhanh chóng ảnh hưởng của các nguồn thải điểm lên chất lượng môi trường không
khí xung quanh 2 KCN Amata - Loteco, Đồng Nai.
Nội dung các công việc của Luận văn
Để đạt được mục tiêu trên, cần thiết thực hiện các nội dung công việc như sau:
- Thu thập dữ liệu bản đồ số KCN Amata - Loteco
- Thu thập báo cáo hiện trạng môi trường của KCN Amata - Loteco trong những
năm gần đây.
- Thu thập thông tin về các ống khói trong KCN (các thông số kỹ thuật: chiều cao,
đường kính, lưu lượng, chất phát thải ô nhiễm,…).
- Thu thập số liệu quan trắc chất lượng không khí, đo đạc được tại các điểm bên
trong KCN, tại các thời điểm khác nhau.
- Thu thập văn bản pháp lý liên quan tới KCN Amata - Loteco (dưới dạng file), để
tích hợp vào phần mềm.
- Ứng dụng phần mềm ENVIMAP (ENVironmental Information Management and
Air Pollution estimation – Phần mềm quản lý và đánh giá ô nhiễm không khí)
nhằm đưa ra một mô hình toán – tin học giám sát chất lượng không khí KCN
Amata - Loteco.
- Phân loại dữ liệu để nhập vào phần mềm này.
4
- Ứng dụng ENVIMAP tính toán mô phỏng ô nhiễm không khí cho các kịch bản
khác nhau, có lưu ý tới khí tượng được đo tại Đồng Nai.
Giới hạn của luận văn:
Về địa lý: Đề tài giới hạn phạm vi xem xét tại KCN Amata - Loteco, Đồng Nai
Phương pháp nghiên cứu:
- Phân tích tài liệu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài
- Phương pháp mô hình hoá
- Phương pháp thống kê trong nghiên cứu môi trường
- Công nghệ thông tin
5
CHƯƠNG 1
Chương 1
TỒNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG MÔI
TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP AMATA VÀ LOTECO
1.1 Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội Tỉnh Đồng Nai
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Diện tích
Tỉnh Đồng Nai có diện tích tự nhiên là 5.862,37 km2 (bằng 1,76% diện tích tự
nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ).
Tỉnh Đồng Nai gồm 11 đơn vị hành chính:Thành Phố Biên Hoà là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành, Nhơn
Trạch, Thống Nhất,Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Đinh Quán, Tân phú, Cẩm Mỹ, Trảng Bom.,
với sự phân bố hài hoà của núi, rừng, sông, biển, tạo nên những giá trị to lớn về du
lịch, thương mại, dịch vụ và phát triển.
1.1.1.2 Vị trí địa lý
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc Đông Nam
Bộ, nằm ở vị trí có toạ độ địa lý từ 10022’ đến 11035’ Vĩ độ Bắc, 106044’15” đến
107034’10” Kinh độ Đông.
§ Phía Đông: giáp Bình Thuận.
§ Phía Đông Bắc: giáp tỉnh Lâm Đồng.
§ Phía Tây Bắc: giáp tỉnh Bình Dương.
§ Phía tây: giáp Thành Phố Hồ Chí Minh.
1.1.1.3 Địa hình
Đồng Nai có địa hình trung du chuyển từ cao nguyên nam Trung Bộ đến đồng
bằng Nam Bộ. Nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng, có 82% đất có độ dốc< 80,
10% đất có độ dốc 150. Trong đó đất phù sa, đất gley và đất
cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng thấp ngập nước quanh năm; đất đen, nâu,
xám, hầu hết có độ dốc< 80, đất đỏ có độ dốc hầu hết < 150, riêng đất tầng mỏng và
đất đá bọt có độ dốc cao.
1.1.1.4 Chế độ khí hậu
Đồng Nai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. mỗi năm có 2 mùa rõ rệt:
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Khí hậu tỉnh Đồng Nai có các đặc trưng sau:
6
1.1.1.5 Nhiệt độ
§ Nhiệt độ trung bình năm : 26.30C
§ Nhiệt độ cao nhất trung bình : 34.50C
§ Nhiệt độ thấp nhất trung bình : 20.80C
§ Nhiệt độ cao tuyệt đối : 38.70C
§ Nhiệt độ thấp tuyệt đối : 18.10C
§ Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 3 và tháng 5
§ Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 và tháng 12
1.1.1.6 Lượng mưa
§ Lượng mưa trung bình năm là: 1.600-1.800mm.
§ Lượng mưa vào mùa khô là: 237mm.
§ Lượng mưa vào mùa mưa là: 1.606mm/năm
§ Số ngày mưa trung bình: 148 ngày.
1.1.1.7 Nắng
Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm là 2.243giờ, mùa khô có số giờ nắng
chiếm từ 55-60% tổng số giờ nắng trong năm; nhiều nhất là 266 giờ vào các tháng
2,3,4; thấp nhất là 111 giờ vào các tháng 9,12.
1.1.1.8 Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình năm là 80%, tháng có độ ẩm trung bình cao nhất là tháng 9,10
(87%),tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất là tháng 4 (70%). Vào các tháng mùa mưa
(từ tháng 5 đến tháng 12) độ ẩm thường cao (> 80%).
Độ ẩm không khí vào mùa mưa là 80-90%, vào mùa khô độ ẩm giảm xuống còn
70-80%.
Gió
Gió là một nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền các chất trong
khí quyển. Vận tốc gió càng lớn, khả năng lan truyền chất ô nhiễm càng xa, khả năng
pha loãng với không khí sạch càng lớn. ngược lại, khi tốc độ gió nhỏ hoặc lặng gió thì
chất ô nhiễm sẽ tập trung tại khu vực gần nguồn thải.
Tỉnh Đồng Nai có hướng gió chủ đạo vào mùa khô là Đông – Nam và vào mùa
mưa là Tây – Tây hoặc Tây Bắc – Tây. Tốc độ gió trung bình tháng 1.7 – 5.0m/s, tốc
độ gió trung bình 2.1m/s.
1.1.1.9 Thuỷ văn - Thuỷ triều
Theo số liệu của Trung tâm khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ và một số tài
liệu của các cơ quan chuyên ngành, Tỉnh Đồng Nai có đặc điểm thuỷ văn như sau:
7
Chiều dài tổng cộng của Sông Đồng Nai là 586,4 km tính từ điểm nguồn đến tận
cửa biển Cần Giờ. Diện tích lưu vực của hệ thống sông Đồng Nai khoảng 15.305
km2.Sông Đồng Nai nhận lượng mưa hàng năm khá lớn: từ 1.800 đến 2.200mm. Sông
Đồng Nai có rất nhiều chi lưu. Trong đó có các chi lưu chính là: sông Đa Nhim, sông
Đa Huoai, sông La Ngà, sông Bé và sông Sài Gòn. Các hồ chứa chính trong hệ thống
sông Đồng Nai bao gồm: hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng, hồ Đơn Dương.
Chế độ thuỷ văn lưu vực sông Đồng Nai hoàn toàn phù hợp với đặc điểm khí hậu:
mùa lũ kéo dài từ tháng VII tới tháng XI là thời kỳ sông rất dồi dào nguồn nước nhờ
mưa thường xuyên và mùa kiệt từ XII đến tháng VI là thời kỳ lượng nước trong sông
giảm dần vì nước sông cung cấp cho quá trình rút nước ngầm, nước mặt trong lưu
vực.
Vào mùa khô (các tháng II, III, IV) nước sông cạn, trong đó cạn nhất là vào tháng
IV (40 m3.s). Bắt đầu mùa mưa lưu lượng tăng nhanh. Trong 3 tháng VIII, IX, X lưu
lượng đạt từ 1.140 đến 1.211 m3/s
Chế độ thuỷ văn sông Đồng Nai chịu ảnh hưởng từ chế độ điều tiết của hồ Trị An
và chế độ bán nhật triều của biển Đông. Sông Đồng Nai chịu ảnh hưởng của chế độ
bán nhật triều khơng đều dưới tác động của phần Tây Nam biển Đông, tức là hàng
ngày hai lần triều lên và hai lần triều xuống. Vào mùa cạn, triều biển Đông ảnh hưởng
đến chân thác trị an trên sông Đồng Nai. Biên độ triều trong thời kỳ triều cường đạt
khoảng 3 – 4m, trong thời kỳ triều kém cũng đạt từ 1,5 đến 2m. đỉnh cao nhất thường
xảy ra từ tháng VI đến tháng VIII. Đoạn sông Đồng Nai chảy qua Thành Phố Biên
Hoà có chiều dài khoảng 10km. Lưu lượng cực đại khoảng 2.700 m3/s, lưu lượng cực
tiểu khoảng 158m3/s.
1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai
1.1.2.1 Kinh tế
v Tăng trưởng kinh Tế
Bảng 0.1. Một số chỉ tiêu về hiện trạng phát triển kinh tế
Chỉ tiêu ĐVT 2000 2001 2002 2003 2004 2005
GDP (theo
giá 1994)
- Nông
lâm, thuỷ
sản
- Công
nghiệp,
xây dựng
- Dịch vụ
Tỷ đồng
"
"
"
10.473
2.412
5.583
2.478
14.638
2.520
6.379
2.739
13.058
2.612
7.378
3.068
14.798
2.744
8.611
3.443
16.813
2.880
10.049
3.884
19.167
3.024
11.476
4.397
(Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai,2005)
8
Trong năm 2005 kinh tế Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định, công nghiệp và
dịch vụ tăng nhanh, nên đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2005 đạt 14%.
Tăng trưởng GTSX công nghiệp năm 2005 đạt 21%; chiếm 57% trong cơ cấu
GDP toàn tỉnh.
Tăng trưởng ngành nông nghiệp năm 2005 đạt 5,5%, chiếm 15% trong cơ cấu
GDP toàn tỉnh.
Ngành dịch vụ năm 2005 tăng trưởng 25%, chiếm 28% trong cơ cấu GDP toàn
tỉnh.
GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2005 đạt 13,52 triệu đồng/
năm.
số hộ đã có điện trên địa bàn tỉnh năm 2005 đạt 95%.
v Tình hình đầu tư
Năm 2005, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước tính đạt 6.215 tỷ đồng tăng
5.5% so với năm 2004 là 5.961 tỷ đồng . Đầu tư chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực
phát triển cơ sở hạ tầng và công nghiệp.
v Các hoạt động kinh tế
Ø Công nghiệp
Trong những năm qua, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có tốc độ
tăng trưởng khá cao, nếu như năm 2004 đạt 35.113 tỷ thì năm 2005 đạt 42.037 tỷ, tăng
19,7% so với năm 2004. Nhìn chung, các khu vực kinh tế công nghiệp đều vượt kế
hoạch đề ra, trong đó, khu vực có vốn đầu tư nhà nước và khu vực kinh tế dân doanh
tăng mạnh nhất. Các ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh có thị trường xuất
khẩu ổn định như: Điện tử, giày da, may mặc, gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ. Các sản
phẩm đạt mức tiêu thụ cao ở thị trường nội địa là: Thực phẩm, đồ uống, xe máy, ô tô,
hóa chất. Đặc biệt, thời gian gần đây các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp vật liệu
xây dựng tăng rất mạnh, nguyên nhân chính là do nhiều KCN đang đẩy nhanh tiến độ
thi công.
Công nghiệp Đồng Nai tăng trưởng mạnh đã mang lại luồng gió mới cho người
dân địa phương. Nhiều người dân địa phương đã có việc làm ổn định, đời sống từng
bước được nâng lên, cơ sở vật chất kỹ thuật và xã hội được cải thiện. Nhiều KCN mọc
lên thu hút hàng chục ngàn lao động khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên, những năm
gần đây có nhiều KCN mới được hình thành ở miền Bắc và miền Trung nên thu hút
một lượng lớn lao động, đặc biệt là lao động có trình độ và tay nghề cao, tạo nên sự
cạnh tranh lao động giữa các doanh nghiệp và vùng miền, đã làm ảnh hưởng đến năng
lực sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
9
Ø Xây dựng và phát triển hạ tầng
Tổng vốn đầu tư và phát triển trên địa bàn năm 2005 là 12.365 tỷ đồng; chủ yếu
đầu tư cho các hoạt động thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ và các ngành công
nghiệp.
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Tổng giá trị ngành thuỷ sản nông lâm đạt 3.024 tỷ đồng tăng 2.44% so vói năm
2004, trong đó nông nghiệp tăng 3.19%; lâm nghiệp giảm 5.64%; thuỷ sản giảm
3.64%.
Tổng diện tích rừng trồng tập trung 984 ha, trong đó trồng trồng theo kinh tế NN
là 834 ha và trồng theo kinh tế NQD là 150 ha.
Ø Kinh tế dịch vụ
Bao gồm các ngành thương mại, vận tải, bưu điện và các loại hình dịch vụ
khác, có nhịp độ tăng trưởng khá cao.
1.1.2.2 Xã hội
Dân số và mật độ dân số
Theo số liệu thống kê năm 2005, dân số tỉnh Đồng Nai là 2.218.900 người. Mật
độ dân số 376,42 người/km2. Dân số phân bố không đều giữa các vùng, giữa các
huyện. Mật độ dân số cao nhất là Thành Phố Biên Hoà 3.500,97 người/km2, thấp nhất
là huyện Vĩnh Cửu 99.34 người/km2.
Bảng 0.2 Phân bố dân cư tỉnh Đồng Nai năm 2005.
STT Đơn vị hành chính Diện tích tự
nhiên(km2)
Dân số
( người)
Mật dân số
(người/km2)
1 TP. Biên Hoà 154,67 541.495 3500,97
2 TX. Long Khánh 195,00 141.210 724,15
13 H. Vĩnh Cửu 1.091,99 108.476 99,34
4 H. Tân Phú 773,74 166.462 215,14
5 H. Đình Quán 966,50 217.282 224,81
6 H. Xuân Lộc 725,84 213.483 294,12
7 H. Trảng Bom 326,14 192.410 589,96
8 H. Thống Nhất 247,19 153.299 620,17
9 H. Long Thành 534,82 209.605 391,92
10 H. Nhơn Trạch 410,89 121.266 295,13
11 H. cẩm Mỹ 467,95 153.912 328,91
( Nguồn Niên giám thống kê Tỉnh Đồng Nai năm 2005 )
v Sự gia tăng dân số và dịch chuyển dân cư
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có chiều hướng giảm và ổn định. Tuy nhiên, với tốc
độ đô thị hoá cao như hiện nay thì tỷ lệ tăng dân số dự báo sẽ có chiều hướng ngày
càng tăng cao.
10
Bảng 0.3 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên qua một số năm
Năm Tỷ lệ sinh
(%0)
Tỷ lệ chết
(%0)
Tỷ lệ tăng tự
nhiên
(%0)
2001
2002
2003
2004
2005
18,30
17,65
16,63
17,26
17,26
4,20
4,30
4,20
4,44
4,44
14,10
13,40
12,43
12,82
12,82
( Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Đồng Nai năm 2005 )
v Lao động và việc làm
Lực lượng lao động toàn tỉnh đến năm 2005 là 1.124.678 người tăng 1,82% so với
năm 2004. Trong đó lao động có việc làm đạt 96% hạ tỷ lệ thất nghiệp thành thị còn
3,4% và tăng tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn lên 83%.
Bảng 0.4 phân bố lực lượng lao động trong các lĩnh vực kinh tế
TT Khu vực ĐVT 2004 2005
1 Lao động được sắp xếp việc làm Lao động 78.195 82.670
2 Khu vực DN nhà nước % 1,5 0,74
3 Khu vực DN ngoài quốc doanh % 16,3 14,4
4 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài % 34,74 41,74
5 Việc làm tạm thời % 47,5 43,16
( Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Đồng Nai năm 2005
/nguồnError! Reference source not found.
Nhìn chung, nguồn lao động của Tỉnh tương đối dồi dào, là điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển KTXH, xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, lực lượng lao động có
trình độ còn chưa cao ( đạt 30% ).
Giáo dục và đào tạo
Hệ thống giáo dục và mạng lưới trường lớp tại Tỉnh Đồng Nai tương đối đầy đủ
với các loại hình đào tạo như: Công lập, bán công, tư thục, bán trú, chuyên ban. Cơ sở
giáo dục hiện nay gồm:
o Nhà trẻ, mẫu giáo: 215 trường
o Tiểu học : 296 trường
o Tiểu học – THCS: 4 trường
o THCS: 148 trường
o THCS – PT: 5 trường
o THPT: 45 trường
o Cao Đẳng: 4 trường
o Trung học chuyên nghiệp: 8 trường
11
o Dạy nghề: 8 trường.
v Y tế
Mạng lưới y tế tỉnh gồm 15 bệnh viện , 13 phòng khám khu vực, 1 trạm vệ sinh
phòng dịch, 171 trạm y tế phường xã và 10 phòng chẩn trị y học dân tộc.Tổng số
giường bệnh là 3.455 giường. Tất cả các phường xã đều có Bác sĩ phục vụ.
1.2 Giới thiệu về Khu công nghiệp LOTECO và AMATA
1.2.1 Giới thiệu chung về khu vực nghiên cứu (Phường Long Bình – Thành Phố
Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai)
Hình 0.1. Bản đồ vị trí thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
12
1.2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Thành Phố Biên Hoà nằm ở phía Tây của tỉnh Đồng Nai.
§ Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu.
§ Phía Nam giáp huyện Long Thành.
§ Phía Đông giáp huyện Thống Nhất.
§ Phía Tây giáp huyện Dĩ An, Tân Uyên tỉnh Bình Dương
§ và Quận 9 – TP.Hồ Chí Minh.
Nằm hai bên bờ sông Đồng Nai, cách trung tâm TP.Hồ Chí Minh 30 km ( theo xa
lộ Hà Nội và Quốc lộ 1A ), cách TP. Vũng tàu 90 km ( theo Quốc lộ 51 ).
TP. Biên Hoà có 26 đơn vị hành chính gồm 23 phường: Trung Dũng, Thanh Bình,
Tam Hoà, Tân Mai, Tam Hiệp, Quang Vinh, Quyết Thắng, Bình Đa, Tân Tiến, Tân
Hoà, Hố Nai, Thống nhất, Tân Biên, Tân Hiệp, Bửu Hoà, Tân Vạn, An Bình, Bửu
Long, Long Bình Tân, Tân Phong, Trảng Dài, Long Bình và 3 xã: Tân Hạnh, Hiệp
Hoà, Hoá An.
Tổng diện tích tự nhiên là: 154,67 km2, chiếm 2,62 diện tích tự nhiên của toàn
tỉnh.
Dân số 2005 là: 541.495 người, chiếm 24,4% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số
3.500,97 người/ km2.
1.2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Thành phố Biên Hoà là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, là cửa ngõ
phía Đông Bắc, là bộ phận trong địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh – Biên Hoà – Vũng
Tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đô thị loại II , là Thành Phố lớn, là
trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước.
Cơ cấu kinh tế năm 2005: công nghiệp - xây dựng chiếm 70,1%, nông lâm nghiệp
chiếm 1,2% và dịch vụ chiếm 28,7%.
Long Bình là một phường ngoại ô Thành Phố Biên Hoà, với dân số 7.372 người,
chia thành 8 khu phố. Dân cư trong khu vực chủ yếu tham gia sản xuất công nghiệp,
một bộ phận nhỏ làm nông và lâm nghiệp.
Trong những năm gần đây, khu vực phát triển khá mạnh lĩnh vực công nghiệp với
sự hình thành nhiều Khu công nghiệp tập trung và các cơ sở sản xuất phân tán hoạt
động trên các lĩnh vực: sản xuất và chế biến súc sản, nông sản, đá granite…các Khu
công nghiệp trên địa bàn bao gồm:
Khu công nghiệp LOTECO: Khu công nghiệp này có diện tích 100 ha, nằm trên
khu đất quốc phòng cũ. Các ngành công nghiệp chủ yếu bao gồm: chế biến kim loạI,
cơ khí chế tạo máy, hoá chất, cao su, chế biến gỗ, điện tử, đồ trang sức…
13
Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Khu công nghiệp này được hình thành trên 20 năm
và có nhiều nhà máy, xí nghiệp trực thuộc Tỉnh, Thành Phố và Trung ương. Các
ngành công nghiệp chủ yếu bao gồm: cơ khí, luyện cán thép, hoá chất, may mặc, hàng
tiêu dùng, chế biến lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng…
Khu công nghiệp Biên Hoà 2: Với diện tích 720 ha, hiện nay đã lấp đầy; thu hút
vốn đầu tư hàng triệu USD và một lượng lớn lao động. Các lĩnh vực chủ yếu trong
khu công nghiệp bao gồm: công nghiệp cơ khí, cao su, dệt, sản xuất vật liệu xây dựng,
chế biến lương thực thực phẩm…
Khu công nghiệp AMATA: Tổng diện tích là 700 ha. Các ngành công nghiệp chủ
yếu bao gồm: chế biến kim loại, cơ khí chế tạo máy, khí cụ điện, hoá chất, cao su, chế
biến gỗ, điện tử, đồ trang sức…
Với tốc độ phát triển nhanh các khu công nghiệp đã góp phần thay đổI diện mạo
của địa phương, nâng cao thu nhập người dân, nhưng bên cạnh đó thì vấn đề môi
trường cũng đã được đặt ra hết sức cấp thiết.
1.2.2 Giới thiệu về Khu công nghiệp LOTECO
1.2.2.1 Đặc điểm về vị trí Khu công nghiệp LOTECO
Tên Khu công nghiệp: Khu công nghiệp Long Bình (LOTECO).
Địa chỉ: Phường Long Bình – TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
Cơ quan chủ quản: CÔNG TY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP
LONG BÌNH
Điện thoại: 061.892031
Fax: 8461892030
Email: loteco.epz@hcm.vnn.vn
Cán bộ phụ trách về môi trường: Phan Thị Thanh Huyền
Điện thoại: 0908569296
Khu công nghiệp LOTECO được xây dựng tại phường Long Bình, TP Biên Hoà,
tỉnh Đồng Nai, thuộc phạm vi đất quốc phòng.VớI tổng diện tích là 149 ha, cách
trung tâm TP Biên Hoà 7km, cách TP Hồ Chí Minh 36 km. Các giới hạn địa lý như
sau:
§ Phía Đông giáp khu đất của Bộ Tư Lệnh Công Binh và Tổng kho B752
§ Phía Tây giáp Quốc lộ 15 và Khu công nghiệp Biên Hoà II
§ Phía Nam giáp Khu công nghiệp Hậu Cần
§ Phía Bắc giáp Khu công nghiệp AMATA.
Ø Thuận lợi
Gần các tuyến đường giao thống chính: Quốc lộ 1, Quốc lộ 15, Quốc lộ 51.
14
Gần tuyến đường sắt: cách Ga Hố Nai khoảng 3km
Gần các sân bay: Cách sân bay Tân Sơn Nhất 36 km, sân bay Biên Hoà 7km và
sân bay Quốc tế dự kiến xây dựng ở Long Thành 20km.
Hiện nay đã có đường dây tải điện Đa Nhim 110KV nằm dọc theo ranh giới phía
Bắc của Khu công nghiệp. Trạm điện Quốc gia 220KV nằm cách Khu công nghiệp
Khoảng 1km.
Ø Cơ sở hạ tầng
Cung cấp nước: 6.000 m3/ngày, đáp ứng theo nhu cầu.
Công suất nhà máy xử lý nước thải: 1.500m3/ngày.
Thông tin liên lạc: đáp ứng được tốt nhu cầu thông tin liên lạc trong và ngoài
nước.
Dịch vụ KCN: Đường truyền dữ liệu với tốc độ cao, tài chính, ngân hàng, thương
mại, đào tạo, khu vui chơi giải trí, nhà ở cho chuyên gia, nhà xưởng cho thuê…
Tổng dự án/quốc gia đầu tư: 38/7
Quốc gia đầu tư chính: Hàn Quốc, Nhật Bản.
Thủ tục hành chính: thuận tiện, nhanh gọn, dịch vụ “một cửa” tại Ban Quản lý các
KCN Đồng Nai (DIZA).
1.2.2.2 Hoạt động sản xuất tại KCN LOTECO
Giai đoạn đầu Khu công nghiệp có diện tích 100 ha bao gồm cả 30 ha Khu chế
xuất. Diện tích chủ yếu cho thuê 70.34 ha, tổng vốn đã đầu tư hạ tầng là 32.6 triệu
USD. Hiện tại Khu công nghiệp có 40 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng số lao
động 12.000 người; 4 doanh nghiệp chưa hoạt động, 2 doanh nghiệp đang xây dựng
và 1 doanh nghiệp ngừng hoạt động
Loại hình sản xuất: loại hình sản xuất của Khu công nghiệp rất đa dạng bao gồm:
sản xuất và lắp ráp điện tử và các thiết bị ngoại vi, chế tạo lắp ráp các sản phẩm cơ
khí, điện, điện tử, dây dẫn, dây cáp; chế tạo phụ tùng ô tô và các phương tiện vận tải;
chế tạo xe gắn máy và các phụ tùng; công nghiệp dệt, may, da, giày, chế biến lương
thực - thực phẩm, dụng cụ quang học, mỹ nghệ, dụng cụ thể thao; thiết bị y tế, các sản
phẩm nhựa, kim khí, dụng cụ gia đình; khuôn mẫu, cơ khí chính xác; sản xuất ốc vít;
sản xuất xốp; sản xuất sản phẩm chi tiết máy cho đường thuỷ tàu biển. Sản xuất bao bì
các loại; sản xuất ruy băng mực in, chế biến hoá chất phục vụ sản xuất của các xí
nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp và thị trường bên ngoài.
v Tình hình hoạt động trong KCN LOTECO
o Các nhà đầu tư của KCN
Bảng 0.5 Các quốc gia đầu tư của KCN LOTECO
15
Quốc gia Số nhà đầu
tư
Đài loan 5
Nhật 12
Hàn Quốc 22
Hồng Kông 1
Việt Nam 1
Singapore 2
Mỹ 2
Malaysia 1
Úc 1
o Các ngành nghề hoạt động trong KCN:
Bảng 0.6 các ngành nghề kinh doanh trong KCN LOTECO
STT Ngành nghề kinh doanh Số công ty
1 May mặc 5
2 Dệt 5
3 Điện tử 9
4 Cơ khí chế tạo máy 6
5 Đồ gỗ 1
6 Thực phẩm 4
7 Đồ trang sức 1
8 Hoá chất 4
9 Plastic 3
10 Kim loại 3
11 Bao bì carton 2
12 Sành sứ 3
13 Văn phòng phẩm 2
16
1.2.3 Giới thiệu về Khu công nghiệp AMATA
1.2.3.1 Đặc điểm về vị trí
Địa chỉ: Phường Long Bình – TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
Cơ quan chủ quản: CÔNG TY LIÊN DOANH PHÁT TRIỂN KHU CÔNG
NGHIỆP LONG BÌNH HIỆN ĐẠI.
Điện thoại: 061893596
Fax: 8461891251
Website:
Email: amatavn@hcm.vnn.vn
Cán bộ phụ trách về môi trường: Lê Mỹ Tuyết – nhân viên phụ trách nhà máy xử
lý nước thải.
Điện thoại: 0909244987
Quy mô diện tích Khu công nghiệp là 361,98 ha, diện tích dùng cho thuê 261,98
ha, trong giai đoạn một, phát triển 129 ha. Tới tháng 6 năm 2005, Khu công nghiệp đã
phát triển giai đoạn 2A, là 110,2 ha, diện tích đã cho thuê148 ha, đạt 80%. Hiện tại
Khu công nghiệp có 60 công ty đang hoạt động kể cả công ty phát triển hạ tầng KCN
Amata.
Khoảng cách theo đường bộ từ Khu công nghiệp Amata đến các thành phố lớn,
nhà ga, bến cảng và sân bay quốc tế như sau
§ Cách trung tâm TP Hồ Chí Minh 32 km.
§ Cách ga Sài Gòn 32 km
§ Cách cảng Đồng Nai 4 km, Tân Cảng 26 km, Cảng Sài Gòn 32 km, Cảng Phú
Mỹ 40 km.
§ Cách Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất 32 km.
Cung cấp điện: từ nhà máy điện Amata công suất 20 MVA và mạng lưới điện
quốc gia qua trạm biến áp 40 MVA.
Cung cấp nước: 2.000 m3/ngày
Thông tin liên lạc: đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc trong và ngoài nước.
Dịch vụ KCN: đường truyền dữ liệu tốc độ cao, tài chính, ngân hàng, thương mại,
đào tạo, khu vui vhơi giải trí, nhà ở cho chuyên gia, nhà xưởng cho thuê…
Tổng dự án/quốc gia đầu tư: 48/12
Quốc gia đầu tư chính: Nhật bản, Anh, Singapore.
17
1.2.3.2 Đặc điểm về sản xuất của khu công nghiệp AMATA
Mục tiêu đầu tư tại KCN: Các loại hình sản xuất rất đa dạng bao gồm: sản xuất và
lắp ráp máy tính điện tử và các thiết bị ngoại vi, chế tạo và lắp ráp các sản phẩm cơ
khí, điện, thiết bị điện tử; chế tạo phụ tùng ôtô, xe gắn máy và các phương tiện vận tải;
chế tạo xe đạp và các phụ tùng xe đạp; may mặc, phụ kiện may, nhuộm; da, giày; chế
biến thực phẩm, thức ăn gia súc, cung cấp suất ăn công nghiệp; sản xuất mỹ phẩm, sáp
đèn cầy trang trí; các sản phẩm nhựa, kim khí, dụng cụ gia đình; Sản xuất bao bì các
loại. kỹ thuật in, mực in, in truyện tranh thiếu nhi, sản xuất các lọai sơn; chế biến hóa
chất phục vụ sản xuất của các xí nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp và các
công ty khác.
v Tình hình hoạt động trong KCN AMATA
o Các nhà đầu tư của KCN:
Bảng 0.7 Bảng các nhà đầu tư của KCN AMATA
Công ty Số nhà đầu
tư
Đài loan 9
Nhật 18
Hàn Quốc 4
Hồng Kông 1
Việt Nam 2
Singapore 1
Mỹ 3
Đức 1
Úc 1
Thái lan 3
o Các ngành nghề hoạt động trong KCN:
Bảng 0.8 Bảng các ngành kinh doanh trong KCN AMATA
STT Ngành nghề kinh doanh Số công ty
1 May mặc 9
2 Dệt 1
18
3 Điện tử 4
4 Cơ khí chế tạo máy 6
5 Đồ gỗ 1
6 Thực phẩm 5
7 Đồ trang sức 4
8 Mỹ phẩm 1
9 Plastic 9
10 Kim loại 3
11 Bao bì carton 2
12 Sành sứ 3
13 Văn phòng phẩm 2
14 Dịch vụ 10
1.2.4 Hiện trạng môi trường Khu công nghiệp LOTECO và AMATA
Các nguồn gây ra ô nhiễm ô nhiễm môi trường ở Khu công nghiệp LOTECO và
AMATA:
§ Nước thải các loại ( bao gồm nước thải sản xuất thải ra từ các giai đoạn công
nghệ và nước thải sinh hoạt ).
§ Khí thải, bụi thải từ các hoạt động sản xuất và kinh doanh.
§ Tiếng ồn và nhiệt phát sinh
§ Chất thải rắn.
Ø Nước thải:
v Nguồn phát sinh nước thải
Nước thải Khu công nghiệp bao gồm nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt.
v Nước thải sinh hoạt
Chủ yếu phát sinh do hoạt động của cán bộ công nhân viên trong KCN, từ nhà vệ
sinh, nhà ăn, bếp,…
v Nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất phát sinh do quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy, cơ sở
sản xuất trong KCN.
v Nước mưa
19
Loại nước thải là nước mưa được tập trung toàn bộ diện tích khu vực, trong quá
trình chảy trên bề mặt có lôi kéo theo một số các chất bẩn, bụi, và về nguyên tắc thì
nước mưa là loại nước thải có tính chất ô nhiễm nhẹ có thể thoát ra trực tiếp vào hệ
thống mương hở thoát nước của KCN và thoát ra sông Đồng Nai.
v Nguồn tiếp nhận nước thải
KCN có 2 hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt. Nước thải công
nghiệp phát sinh từ các doanh nghiệp phải được xử lý nước thải tập trung của KCN,
nước thải sau khi xử lý tập trung đạt tiêu chuẩn sẽ được xả thải vào nguồn tiếp nhận là
sông Đồng Nai (phía thượng lưu).
Ø Chất thải rắn
v Nguồn phát sinh chất thải rắn
Nguồn phát sinh chất thải rắn bao gồm 3 loại sau :
Chất thải rắn sinh hoạt
Phát sinh ra từ nhà ăn, từ các hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong
nhà máy. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt bao gồm thức ăn thừa, giấy, túi nylon, lá
cây, nhựa…
Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại
Phát sinh từ quá trình sản xuất bao gồm nguyên liệu phế thải, chất thải phát sinh
do quá trình chế biến, gia công, ngoài ra chất thải rắn công nghiệp không nguy hại còn
sinh ra do các loại bao bì trong quá trình xuất, nhập nguyên vật liệu và đóng gói…
Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại là chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất có hàm lượng chất ô
nhiễm không đạt TCVN 6706 : 2000 hoặc các chất thải đã được liệt vào danh mục
chất thải nguy hại theo quy định hiện hành.
Ø Khí thải
Căn cứ vào loại hình sản xuất của các nhà máy trong Khu Công nghiệp LOTECO
và AMATA, nguồn phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí như sau
Khói thải từ nguồn đốt nhiên liệu
Rất nhiều các ngành công nghiệp hoạt động tại KCN LOTECO và AMATA đều
sử dụng các loại nhiên liệu khác nhau làm chất liệu đốt nhằm cung cấp năng lượng
cho các quá trình công nghệ khác nhau cụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ứng dụng công nghệ thông tin giám sát chất lượng không khí khu công nghiệp amata – loteco, đồng nai.pdf