1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hoà chung trong xu thế đổi mới giáo dục phổ thông mà Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực phấn đấu. Cho tới thời điểm này, giáo dục Việt Nam đang và đã thu hoạch được những tiến bộ nhất định, đã có những bước bứt phá mà từ trước tới nay vẫn chưa tạo ra được. Điều này không chỉ có sự cố gắng hết sức của những nhà khoa học, những nhà quản lý giáo dục đầy tâm huyết mà còn phải kể đến một nền tảng khoa học công nghệ đã được thế giới khẳng định. Như chúng ta được biết, xu hướng phát triển của xã hội luôn luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ. Đặc biệt đối với ngành Giáo dục - Đào tạo, công nghệ chắc chắn sẽ không thể thiếu trong thời kỳ hiện nay và trong tương lai. Giờ đây, với những bài giảng điện tử, lớp học ảo, lớp học sử dụng trên nền công nghệ thông tin không còn là điều xa lạ đối với giáo viên chúng ta nữa.
Có thể nói, công nghệ thông tin đã thổi một luồng gió mới vào xu thế đổi mới quá trình Dạy - Học. Từ bấy lâu nay, công nghệ thông tin đã giúp cho giáo viên vận dụng được những phương pháp dạy học một cách linh hoạt và đơn giản, công nghệ thông tin đã giúp giáo viên thực hiện được những bài giảng phức tạp mà giáo dục truyền thống khó có thể làm được, nếu có được thì phải rất vất vả và tốn kém, và còn nhiều điều mà công nghệ thông tin đã giúp cho giáo viên từ việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, đồ dùng thí nghiệm, minh hoạ trực quan đến việc truyền đạt kiến thức tới học sinh thực sự dễ dàng và hiệu quả.
Xét trên một phương diện nào đó thì nhờ vào công nghệ thông tin, đã góp phần vào việc tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh hình thành khái niệm và kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả. Đã có nhiều bài giảng điện tử được thực hiện và học sinh tiếp thu nó một cách hoàn toàn tự nhiên và hứng thú. Điều này đã được khẳng định trong thời gian qua thông qua các đợt Hội giảng mà huyện và tỉnh đã tổ chức.
Theo quan niệm của cá nhân tôi, việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai cần phải kết hợp rất nhiều yếu tố. Trong đó không thể không có những yếu tố như: Thầy - Trò - Phương pháp - Công nghệ hỗ trợ
Để đảm bảo được sự đổi mới theo xu hướng hiện đại, việc ứng dụng tốt được công nghệ thông tin thì ngành giáo dục và đặc biệt là giáo viên cần phải có cái nhìn với sự nhận định thật nghiêm túc và đúng mực với công nghệ tin học. Chúng ta cần phải làm sao không quá lạm dụng, phô trương nhưng cũng đừng mắc phải sự tụt hậu một cách bảo thủ.
Trong thời gian gần đây, từ năm học 2007 - 2008 đến nay (2011), bản thân tôi đã sử dụng nhiều ứng dụng của công nghệ thông tin để áp dụng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Qua đó, cũng đã thu được những kết quả đáng ghi nhận (học sinh hứng thú hơn, giáo viên chủ động trong hoạt động gợi mở hơn, bài giảng sinh động hơn, trực quan thì giảm được chi phí rất nhiều).
Từ những thực tế trên và qua nhận định chủ quan của cá nhân, qua trải nghiệm trên thực tế, tôi mạnh dạn viết một đề tài nhằm đổi mới phương pháp dạy học phân môn vẽ tranh thông qua việc áp dụng công nghệ tin học, cụ thể là: “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học phần Quan sát nhận xét và thực hành của phân môn vẽ tranh bậc Trung học cơ sở”.
Đề tài này tuy mới được áp dụng thực nghiệm, khi viết thành sáng kiến kinh nghiệm tôi rất hy vọng nếu thực sự giúp ích thì mong đồng nghiệp cùng tham khảo, nếu vẫn còn những hạn chế nhất định nào đó thì tác giả cũng mong muốn được các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp bộ môn cùng tháo gỡ để đề tài kinh nghiệm này sẽ trở thành một cẩm nang cho mỗi giáo viên dạy bộ môn Mỹ thuật ở bậc tiểu học.
32 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6349 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học phần Quan sát nhận xét và thực hành của phân môn vẽ tranh bậc Trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể học sinh hiểu bài và vẽ tốt, làm được bài, phần bài giảng của giáo viên rẩt quan trọng. Một tiết dạy có 45phút, 25 -30phút là thời gian dành cho các em học sinh thực hành, như vậy thời gian giảng bài của giáo viên chỉ còn khoảng 15 phút.
Hệ thống của một bài giảng chủ yếu gồm 3 phần chính:
+ Phần Quan Sát nhận xét (tìm hiểu bài).
+ Phần hướng dẫn cách vẽ.
+ Phần thực hành của học sinh.
Phân quan sát nhận xét mục đích nhằm cho các em quan sát tranh ảnh, tìm hiểu nội dung bài, tạo ra xúc cảm nghệ thuật cho các em, từ đó các em hiểu bài, biết được với nội dung này phải vẽ thế nào mới là đúng, là đẹp, thế nào là chưa đẹp. Sau khi các em hiểu bài, yêu thích nội dung và lựa chọn được nội dung như ý thì mới sang phẩn tìm hiểu cách thể hiện (cách vẽ).
Như vậy phần Quan sát nhận xét giữ một vai trò quan trọng trong phần bài giảng. Các em có làm được bài hay không, có hứng thú với tiết học hay không là phụ thuộc phẩn lớn vào phần Quan sát nhận xét. Trong phần này giáo viên sẽ cho các em xem tranh và đặt ra các câu hỏi để các em nhận xét như: Bức tranh này đẹp hay xấu? Đẹp ở chỗ nào? Hoạ tiết ra sao ? Bố cục thế nào ? Màu sắc có hài hoà không ?... nhằm giúp các em tự phân biệt được cái đẹp và có cảm xúc nghệ thuật, thích thú bài học. Từ trước đến nay giáo viên Mỹ thuật phải dán từng bức tranh lên bảng cho các em học sinh quan sát và nhận xét. Làm như vậy:
- Giáo viên sẽ mất nhiều thời gian để đính tranh lên bảng (bằng nam châm hay băng dính) mà thời gian của phần này chỉ từ 5 đến 7 phút trong 15 phút giảng bài.
- Giáo viên chỉ đính được một số lượng bài nhất định vì giới hạn bảng không cho phép đính quá nhiều (chỉ từ 10 đến 15 bài) và nếu đính nhiều sẽ mất nhiều thời gian, không đủ thời gian để các em phân tích, làm các em đợi lâu mất dần hứmg thú đầu giờ học.
- Với tranh của hoạ sĩ - thường được in trong các tập tranh, tranh nhỏ, khó nhìn, sách dày và nặng vừa gây khó khăn cho giáo viên, vừa không đảm bảo tính trực quan.
- Dữ liệu của giáo viên bị hạn chế, bó gọn trong các cuốn sách và bài vẽ của học sinh. Trong thời đại ngày nay, qua thông tin đại chúng, truyền hình, mạng Intemet, có rất nhiều tư liệu quý giá, có thể là tranh, ảnh, thậm chí băng hình Video. Nếu như được sử dụng trong tiết dạy sẽ làm cho bài giảng phong phú, thu hút các em, giúp các em phát triển, hiểu biết, liên hệ giữa thực tế với bài học.
- Tranh đồ dùng dạy học tuy có to, rõ, in đẹp nhưng số lượng lại quá ít, mỗi bài là một tờ, trong đó chỉ có vài ba hình. Chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu giảng dạy của giáo viên và quan sát của các em.
- Nếu như in ra giấy thì phải mang ra hàng Scan hoặc phải tìm kiếm trên mạng intemet hay phải mua các đĩa thư viện điện tử ở các cửa hàng phần mềm, chọn lựa những bức cần thiết rồi đi in mầu, giá in mầu khổ lớn từ 50.000 đến 140.000 một bản, như vậy rất tốn kém. Với 35 bài trong phân phối chương trình thì không thể thực hiện được việc in màu.
- Nếu như sử dụng máy chiếu hắt để chiếu phim trong thì in màu ra phim cũng rất tốn kém, hiệu quả khi chiếu lên không được hoàn thiện như thật, ngoài ra, máy chiếu hắt lại to, kính chiếu nhô lên làm cản trở tầm nhìn của người xem.
* Vậy vấn đề đặt ra là cần có một phương tiện có thể đưa ra nhiều tranh cho học sinh quan sát và nhận xét trong thời gian nhanh nhất, (thậm chí có thể chiếu được các hình ảnh có liên quan đến bài giảng) to , rõ ràng, đảm bảo tính trực quan, gợi xúc cảm nghệ thuật cho các em, giúp các liên hệ giữa thực tiễn cuộc sống với bài giảng để các em làm bài đạt kết quả tốt nhất.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Từ khi tôi nhận công tác về trường THCS Lạc Đ ạo (năm 2000). Sau khi ra trường tôi đã tự trang bị cho mình một vốn kiến thức về công nghệ thông tin (2 năm tự nghiên cứu và tự học tập: năm 1998 - 2000). Khi nhận nhiệm vụ nhà trường phân công giảng dạy bộ môn Mỹ thuật tôi đã hình dung trong đầu để đưa những kiến thức tôi tự học về công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn. Nhưng trong lúc đó, việc trang bị máy vi tính và máy chiếu quả thực là điều chưa thể thực hiện được.
Đến năm học 2004 - 2005, tôi đã mạnh dạn tự nghiên cứu một phần mềm để chuyển thư viện ảnh mà tôi sưu tầm được qua các kênh thông tin khác nhau thành các đĩa VCD để có thể chạy trên đầu đĩa và ti vi dân dụng được. Ngay từ những sản phẩm đầu tay đã được tôi áp dụng khi lãnh đạo Phòng Giáo dục giao nhiệm vụ thiết kế bài dạy của một giáo viên của huyện tham dự Hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Và cũng qua đợt thi đó mà sáng kiến này của tôi thực sự đã được khẳng định có hiệu quả khi mà giáo viên đó (Lưu Thị Nhữ - trường Tiểu học Yên Phú II) đã đạt giải Nhì của tỉnh và được hội đồng giám khảo đánh giá rất cao về sáng kiến vận dụng thiết bị công nghệ vào dạy học Mỹ thuật.
Năm học 2006 - 2007 tôi đã viết một sáng kiến kinh nghiệm để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Mỹ thuật cho học sinh tiểu học, trong sáng kiến này tôi đã đề cập tới việc sử dụng thiết bị công nghệ thông tin vào dạy học của phân môn Vẽ tranh.
Hiện nay, tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này để mở rộng sang nhiều phân môn khác của bộ môn Mỹ thuật. Đặc biệt, tôi đã ấp ủ nội dung để có thể vận dụng cho đa môn, đa cấp học.
III. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN VẼ TRANH.
1. Những vấn đề khó, mới:
Hiện nay, 100% các trường đã có máy chiếu đa năng: máy chiếu Prorector, và một số trường trang bị máy chiếu vật thể (là một camera dùng để chiếu những vật hình khối). Đây là những thiết bị chiếu hình ảnh và vật thể hiện đại nhất hiện nay. Nếu có những thiết bị này thì coi như chúng ta đã tìm được một giải pháp tốt cho việc dạy môn Mỹ thuật ở trường Tiểu học.
Tuy nhiên, vấn đề tôi muốn nói ở đây là hiệu xuất sử dụng của nó. Để trang bị một máy Projector đã khá là tốn kém, không phải trường nào cũng có thể tự trang bị được. Không những thế, đi kèm với nó là rất nhiều thứ như:
- Một phòng chức năng với điều kiện ánh sáng phù họp. Với những trường không có phòng chức năng thì giáo viên phải bê máy lên lóp mỗi tiết dạy, đó cũng là một vấn đề.
- Một bộ máy máy vi tính nối với máy chiếu. Nếu không có phòng chức năng, giáo viên phải bê cả bộ máy vi tính theo máy chiếu đây cũng là một việc chẳng dễ dàng gì đối với mỗi giáo viên.
- Để đưa tư liệu đã chuẩn bị đến trường, giáo viên phải có USB Flash hoặc thẻ nhớ.
- Để thao tác được máy tính từ công tác chuẩn bị đến lúc lên lớp như vậy, đa số các giáo viên nhiều tuổi khó có thể làm được.
Như vậy, mỗi lần sử dụng máy chiếu đều dẫn đến tâm lí ngại vì phức tạp và mẩt thời gian của giáo viên. Từ đó dẫn tới hiệu quả sử dụng không cao, để thiết bị lãng phí khi không sử dụng đến nó…
2. Nguyên nhân của tồn tại và đề xuất giải pháp:
- Nguyên nhân:
Đối với giáo viên: Có thể một bộ phận giáo viên chưa tự chủ trong việc tự học, tự nghiên cứu về công nghệ thông tin để có thể vận dụng vào dạy học một cách có hiệu quả. Một số giáo viên khác thì vẫn dừng ở việc ứng dụng mang hình thức, phô trương mà chưa tập trung cao vào việc mở rộng phạm vi ứng dụng cho nhiều đối tượng học sinh, nhiều phân môn khác nhau. Mặt khác, có một số ít giáo viên đồng nghiệp và cán bộ quản lý chưa ủng hộ cao để có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các môn học.
Đối với nhà quản lý giáo dục: Cho tới nay, việc trang bị những thiết bị công nghệ hiện đại cho các trường học vẫn còn ở mức tối thiểu nên triển khai rộng sẽ gặp khó khăn, ví dụ trong một đợt hội giảng hoặc trong một buổi học nếu như hiện nay mới chỉ có 1 bộ máy tính và máy chiếu đa năng thì chưa thể đáp ứng 2 tiết dạy cùng một lúc. Chính vì vậy mà giáo viên vẫn còn ngại vì phải nhường nhau và bất tiện khi phải vận chuyển qua lại giữa các lớp học.
- Đề xuất hướng giải pháp thực hiện:
Để phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của các trường, để mọi người đều sử dụng dễ dàng và vẫn đảm bảo tính trực quan, khoa học, hiện đại, tôi đã đi đến một hướng giải quyết trước mắt như sau:
Tạo các đĩa Video CD cho các bài vẽ tranh đề tài của từng khối lớp. Mỗi một đĩa Video CD có cấu trúc bài tương ứng như bên dưới:
Đĩa lớp 1:
+ Track 1 : Bài thứ nhất trong phân phối chương trình.
+ Track 2 : Bài thứ hai trong phân phối chương trình.
+ Track 3 : Bài thứ ba trong phân phối chương trình.
…
+ Track n : Bài thứ n trong phân phối chương trình.
Tương tự như vậy tôi tạo các Video CD cho các lớp còn lại (2,3,4,5) và chúng ta sẽ có bộ đĩa hoàn chỉnh cho cả bậc Tiểu học.
Như vậy, khi mà nhà quản lý giáo dục chưa trang bị được cho các đơn vị trường học đầy đủ thiết bị thì chúng ta sẽ tận dụng những thiết bị khác như đầu đĩa VCD và ti vi dân dụng để tiến hành trình chiếu các đĩa chúng ta xây dựng trước cho các nội dung cần thiết.
IV. NHỮNG KINH NGHIỆM, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
1. SỬ DỤNG ĐĨA VCD TRONG PHẦN QUAN SÁT NHẬN XÉT.
a). Chuẩn bị dữ liệu (tranh ảnh tư liệu):
Để có thể giải quyết các vấn đề đã nêu ở trên, giáo viên cần Scan hoặc chụp ảnh lại các hình ảnh vào máy vi tính hay mua sẵn các đĩa CD thư viện ảnh và sử dụng các phần mềm có khả năng trình diễn để chiếu tranh, ảnh, băng hình lên (Phần mềm ProShowGold, ACD see, Powerpoint…)
- Phương pháp Scan ảnh: Nếu nhà trường đã trang bị được một máy Scan phổ thông thì giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng một số phần mềm đồ hoạ hoặc chính phần mềm kèm theo máy Scan để quét ảnh tư liệu đưa vào máy.
Nếu nhà trường chưa trang bị được máy Scan thì giáo viên có thể liên hệ với một số cửa hàng chụp ảnh kỹ thuật số hoặc cửa hàng in ấn, quảng cáo để họ sẽ tiến hành quét và lưu thành file ảnh (*.jpg, *.png, *.gif…). Từ các file này chúng ta có thể tiến hành làm thành các VCD để sử dụng trong bài giảng.
- Phương pháp chụp ảnh những tư liệu: Hiện nay trên thị trường đã rất phổ biến các loại máy ảnh kỹ thuật số nhỏ gọn nhưng rất tốt cho việc chụp hình tư liệu. Nếu chúng ta không tự trang bị được thì cũng có thể sử dụng một số máy điện thoại di động đời cao có chức năng chụp hình của đồng nghiệp để chụp lại ảnh.
Khi chụp ảnh tư liệu giáo viên cần chú ý tới một số chức năng của các máy ảnh (kể cả máy ảnh trên điện thoại di động) như chức năng chụp cận cảnh để được chất lượng hình ảnh tốt nhất (chức năng chụp Macro).
Nếu đã chụp được đủ tư liệu thì chúng ta cần kết nối máy ảnh với máy tính thông qua cáp tín hiệu đi kèm thiết bị, hoặc tháo thẻ nhớ của thiết bị chụp hình ra và đưa vào đầu đọc thẻ nhớ trên máy vi tính để có thể đưa toàn bộ nội dung ảnh đã chụp vào kho dữ liệu trên máy vi tính.
* Lưu ý khi tập hợp ảnh tư liệu: Việc tập hợp ảnh tư liệu tuy là công việc nhỏ nhưng nếu giáo viên chú tâm tới vấn đề này thì việc sử dụng sau đó sẽ rất thuận tiện và khoa học. Chúng ta cần lưu ý như sau: khi lưu ảnh trên máy vi tính cần phân loại theo từng loại tư liệu khác nhau, mỗi loại được đặt trong một thư mục (Folder) riêng, trong mỗi loại cần đặt tên file ảnh rõ ràng để tìm kiếm và sử dụng nó hiệu quả nhất.
b). Thiết kế trình diễn ảnh tư liệu phục vụ bài giảng:
Để trình diễn hình ảnh một cách sinh động, có chú thích, âm thanh, ta có thể sử dụng phần mềm PowerPoint, ProShowGold ... Đây là những phần mềm thông minh, dễ sử dụng, tiện ích cho việc thuyết trình, giảng bài.
- PowerPoint là một phần mềm phổ dụng nhất hiện nay, phần mềm này nằm trong bộ MicroSoft Office. Đây là phần mềm được rất nhiều giáo viên sử dụng làm công cụ trình chiếu bài giảng điện tử của mình. Công cụ này rất dễ sử dụng và thân thiện, nhiều hiệu ứng đẹp mắt và có giao diện đồ hoạ sinh động.
Khi thiết kế trên phần mềm PowerPoint giáo viên cần lưu ý tới hệ thống hiệu ứng thiết lập sẵn của phần mềm để thiết kế thứ tự xuất hiện trên màn hình khi trình chiếu bài giảng. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý tới chức năng xuất thành file VCD để có thể ghi ra đĩa để chạy trên đầu VCD dân dụng và ti vi.
- ProShowGold là phần mềm phổ thông, đơn giản, mà hầu hết các máy vi tính thường được cài đặt. Phần mềm này cho phép ta tạo được một VCD ảnh từ những file ảnh đã sưu tầm được. Ngoài ra phần mềm cũng cho phép lồng ghép xen kẽ cả hình ảnh, video, chữ, âm thanh... và khống chế được thời gian trình chiếu, đảm bảo đúng quy trình bài giảng.
Khi sử dụng phần mềm này giáo viên chú ý tới các chức năng mà phần mềm hỗ trợ như: chức năng chèn ảnh để tạo vi deo, chức năng chèn chữ vào mỗi đoạn video, chức năng chèn âm thanh (nhạc nền, lời thoại…) vào đoạn video, và chức năng chèn luôn cả một đoạn video khác vào video đang thiết kế… Đây là phần mềm rất dễ sử dụng, giáo viên thao tác đơn giản bằng những thao tác phổ biến như kéo và thả hoặc lựa chọn trong danh sách.
c). Ghi sản phẩm đã thiết kế hoàn thiện ra đĩa VCD để sử dụng:
Sau khi hoàn thiện sản phẩm là những đoạn video, những file trình chiếu thì cũng là lúc chúng ta có thể ghi ra đĩa theo từng khối lớp. Mỗi lớp một bộ đĩa. Trong mỗi đĩa, số bài trên đĩa (Track) tương ứng với số bài học trong phân phối chương trình.
Trong mỗi bài, hình ảnh sẽ tương ứng với tiến trình bài giảng. Ví dụ:
* Với bài vẽ tranh đề tài: Các hình ảnh liên quan đến đề tài là ảnh chụp, tranh của hoạ sĩ, tranh của học sinh..lần lượt xuất hiện. Tiếp sau là lần lưọt các bước vẽ.
* Với bài Vẽ trang trí: đầu tiên là các ứng dụng trang trí của bài học với cuộc sống, những bài trang trí đẹp của các bạn khoá trước, và các bước vẽ trang trí. Những lỗi sai nên tránh trong trang trí như hoạ tiết giống nhau mà tô màu khác nhau, rời rạc,. ..
* Với bài Vẽ theo mẫu: Các bố cục tốt và chưa tốt, các bước vẽ hình,...
* Các bài Thường thức mỹ thuật thì cẩn rẩt nhiều tranh ảnh.
Trong khi trình chiếu, nếu giáo viên muốn dừng lại ở một bức tranh nào đó để phân tích chỉ việc nhấn "PauSe". Phân tích xong nhấn "Play" để tiếp tục trình diễn.
- Sử dụng chương trình chuyên phục vụ chức năng ghi thành đĩa Video để có thể sử dụng trên đầu đĩa dân dụng được. Đó là phần mềm Nero, hiện nay phần mềm này đã được đông đảo người sử dụng máy vi tính tin dùng. Phần mềm này hỗ trợ rất nhiều chức năng ghi như có thể ghi ra đĩa VCD, DVD, CD và thậm chí chỉ ghi thành Data để lưu trữ và sử dụng khi cần thiết…
Khi dùng chương trình này giáo viên cần lưu ý tới chức năng ghi đĩa VCD từ File video đã thiết kế bằng các phần mềm tạo video từ các ảnh tư liệu. Ở chức năng này chương trình cho phép chèn các file video gốc (có định dạng *.avi, *.mpg, *.wmv…) để tạo thành đĩa VCD có thể trình chiếu trên đầu đĩa VCD dân dụng hoặc trên máy vi tính.
Như vậy, bất kỳ một giáo viên nào cũng có thể thực hiện được bài giảng một cách dễ dàng khi mà hiện nay tất cả các trường Tiểu học đều có Tivi 29 in và đầu đọc đĩa VCD.
d). Sử dụng sản phẩm đĩa VCD đã tạo để tiến hành dạy học phần Quan sát nhận xét và phần Hướng dẫn thực hành:
Sau khi hoàn thành các đĩa VCD theo nội dung đã nêu. Giáo viên sẽ tiến hành sử dụng các sản phẩm đó vào việc giảng bài, cụ thể ở đây là áp dụng vào 2 phần nội dung: Hướng dẫn quan sát nhận xét, Hướng dẫn thực hành. Khi tiến hành bài dạy, giáo viên cần chuẩn bị một bộ đầu đĩa VCD và ti vi màn rộng (khoảng 29 in là đủ).
Phần nội dung Hướng dẫn quan sát nhận xét là phần khá quan trọng trong tiến trình dạy học phân môn Vẽ tranh. Đây cũng là nội dung mà giáo viên thao tác nhiều, hướng dẫn nhiều nhất trong tiến trình hình thành kiến thức, hình thành cảm xúc thẩm mỹ để các em thể hiện đề tài của tranh. Thông thường nếu giáo viên sử dụng phương pháp truyền thống thì phải chuẩn bị rất nhiều tranh, treo rất nhiều lần, thao tác trên bảng khá tốn thời gian nhưng hiệu quả thì lại không cao cho lắm.
Với sự hỗ trợ của bộ đĩa VCD, giáo viên sẽ tiến hành trình chiếu trên đầu đĩa và ti vi thông thường, toàn bộ nội dung tranh minh hoạ chúng ta đã chuẩn bị thành Video và giáo viên chỉ việc cho phát hình theo trình tự đã thiết kế. Trong quá trình minh hoạ, giáo viên hoàn toàn có thể cho dừng hình bằng lệnh Pause trên đầu đĩa hoặc qua điều khiển từ xa của đầu đĩa. Sau khi phân tích và khắc sâu nội dung giáo viên lại tiếp tục trình chiếu bằng lệnh Play.
Như vậy, nếu giáo viên đã chuẩn bị tốt nội dung minh hoạ trên VCD và tổ chức đĩa như đã nêu ra ở phần trước thì giáo viên hoàn toàn chủ động thực hiện bài dạy của mình thông qua các File Video trên đĩa VCD. Việc sử dụng phương pháp này đã tận dụng được tối đa thiết bị công nghệ mà các đơn vị nhà trường đang có sẵn, giảm được sự chờ đợi không cần thiết khi mà hệ thống máy chiếu đa năng chưa được trang bị nhiều cho các nhà trường. Mặt khác, nếu chúng ta đã có bộ máy tính và máy chiếu đa năng thì vẫn sử dụng các đĩa VCD này bình thường như sử dụng qua đầu đĩa.
2. SỬ DỤNG MÁY CHIẾU ĐA NĂNG VÀ MÁY CHIẾU VẬT THỂ TRONG PHẦN THỰC HÀNH.
a). Chuẩn bị phương tiện và thiết bị:
Để các em kịp thời rút kinh nghiệm trong phần thực hành, tránh những lỗi sai và kịp thời tiếp thu cái đẹp ngay trong lúc làm bài, tôi đã chọn những bài tốt và chưa tốt, đưa vào máy chiếu, lập tức bức tranh của em học sinh đó đã được phóng lớn trên màn hình. Như vậy, cả lớp nhìn rõ và cùng giáo viên phân tích những ưu điểm, khuyết điểm để học sinh rút kinh nghiệm ngay trong lúc làm bài.
Cũng như phần trên đã nêu, máy chiếu vật thể có những nhược điểm của nó. Nhược điểm đầu tiên là giá một chiếc máy như vậy khá đắt nên các trường học khó có điều kiện để tự trang bị hoạt động dạy và học. Hiện nay, toàn huyện Yên Mỹ cũng chỉ mới có một số ít trường trang bị được hệ thống máy chiếu vật thể này.
Từ thực tế khó khăn về giá cả nên tôi đã tự nghiên cứu và tận dụng nền công nghệ thông tin hiện tại để tự chế ra được một hệ thống chiếu vật thể tương tự như bộ máy chiếu vật thể có trên thị trường. Bản chất của máy chiếu vật thể thực ra chỉ là một máy chiếu đa năng có gắn kèm một camera bình thường. Camera này có nhiệm vụ quay hình ảnh trước ống kính của nó và gửi tín hiệu cho máy chiếu, từ đó chúng ta nhận được hình ảnh trên màn chiếu.
Như vậy, xét từ bản chất trên, khi chúng ta đã có bộ máy tính và máy chiếu đa năng rồi thì việc tạo ra một máy chiếu vật thể là hết sức đơn giản. Ta cần trang bị thêm một Camera thông thường dạng WebCam đang được bán trên thị trường tin học rất phổ biến. Các loại camera nhỏ này được bán khá nhiều với giá chỉ vài trăm nghìn đồng (khoảng từ 100.000 đến 500.000 đ/chiếc) ở các cửa hàng điện tử hay cửa hàng tin học.
Khi đã trang bị được Camera rồi chúng ta tiến hành cài đặt vào máy vi tính và thực hiện một số thao tác đặt, và sắp xếp hợp lý để có thể quay được hình ảnh các bài thực hành của học sinh là máy tính và máy chiếu sẽ nhận được hình ảnh đó. Ngay lập tức, trên màn hình máy chiếu sẽ xuất hiện hình ảnh của camera đang ghi hình ảnh bài thực hành của học sinh. Như vậy, giáo viên và học sinh sẽ cùng nhận xét và phân tích bài kết quả thực hành của học sinh trực tiếp khi các em đang làm bài.
Cũng chiếc Camera này, nếu trường học chưa trang bị được máy chiếu đa năng và máy vi tính, thì giáo viên cũng hoàn toàn có thể kết nối tới tivi hoặc đầu đĩa để thực hiện thao tác chiếu vật thể tương tự như kết nối tới máy vi tính và máy chiếu đa năng.
* Lưu ý khi trang bị thiết bị Camera để chế thành máy chiếu vật thể: Khi mua thiết bị này chúng ta cần lưu ý một số thông số kỹ thuật sau:
- Độ phân giải của Camera (độ nét của hình ảnh khi quay hình), nếu chúng ta lựa chọn độ phân giải càng cao thì chất lượng hình ảnh càng trung thực, đồng thời để đổi lại chất lượng tốt thì chúng ta cũng cần phải bỏ số kinh phí tương ứng với chất lượng. Thông thường độ phân giải được biểu thị bằng con số Pixel (1.3 M pixel - 3,4,5 M pixel…).
- Giao tiếp của thiết bị Camera với các thiết bị trình chiếu hiện có, nếu chọn được Camera có nhiều hỗ trợ giao tiếp thì chúng ta càng tiện dụng khi sử dụng chúng để kết nối với thiết bị trình chiếu. Một số loại Camera có cổng kết nối là giao tiếp USB, COM, SVIDEO, AV… khi mua chúng ta cũng rất cần lưu tâm đến những thông số này.
- Ống kính của Camera có hỗ trợ phóng to, thu nhỏ hay không. Vì nếu có chức năng này thì khi chiếu hình ảnh giáo viên có thể phóng to những vị trí cần thiết trên bài vẽ của học sinh để các em tiện quan sát và phân tích.
- Cuối cùng là chúng ta nên chọn các sản phẩm có tên tuổi của các hãng đã có uy tín trên thị trường, không nên chọn các sản phẩm không có thương hiệu hoặc no name (không rõ nguồn gốc, xuất xứ). Vì nếu chúng ta chọn không đúng, rất có thể chúng ta sẽ gặp rủi ro trong quá trình sử dụng thiết bị.
b). Phương pháp thực hiện:
+ Cải tiến thiết bị để tạo thành máy chiếu vật thể:
- Thực hiện kết nối Camera với máy tính và ti vi:
Ta thực hiện kết nối thông qua cổng kết nối mà thiết bị hỗ trợ. Nếu kết nối với máy vi tính, cần lưu ý cài driver (trình điều khiển kèm theo thiết bị), cũng có thể không cần cài đặt do thiết bị đã hỗ trợ. Còn kết nối tới ti vi thì thiết bị cần có cồng AV hoặc SVIDEO. Khi đó, chúng ta cần cắm các Jắc tương ứng giữa Camera vào cổng kết nối trên ti vi là có thể thực hiện chiếu hình được ngay.
Khi kết nối cần lưu ý, nếu Camera có nguồn điện riêng thì cần cung cấp nguồn cho thiết bị, nếu thiết bị sử dụng nguồn sẵn có của máy vi tính (thường chỉ có loại giao tiếp USB) thì chúng ta không cần cấp điện nguồn cho thiết bị nữa.
- Thiết kế giá đỡ và mặt phẳng để đặt bài vẽ của học sinh cho Camera quay hình các bài đó:
Giáo viên có thể sử dụng một khung nhôm hoặc một khung gỗ, gắn Camera lên phần trên của khung và cho Camera quay ống kính hướng vuông góc xuống dưới mặt sàn, lưu ý khoảng cách hợp lý để khi chiếu bài thì Camera sẽ quay được toàn bộ hình ảnh bài vẽ của học sinh.
Phía mặt sàn bên dưới cần tạo một mặt phẳng để làm giá đặt các bài cần trình chiếu. Mặt phẳng này cần có khoảng cách thích hợp với ống kính Camera đã lắp đặt phía trên.
c). Thực hiện phần hướng dẫn thực hành bằng máy chiếu vật thể.
Trong lúc học sinh thực hành, giáo viên thực hiện chiếu hình bài thực hành của học sinh. Khi cần thiết rút kinh nghiệm, phân tích ưu điểm, nhược điểm giáo viên sẽ lựa chọn một số bài cần thiết của học sinh để tiến hành chiếu bài lên màn hình máy chiếu hoặc ti vi dân dụng.
Phương pháp chiếu hình: Đặt bài vẽ của học sinh lên mặt phẳng dưới của khung tự chế Camera chiếu vật thể. Khi đặt bài vẽ trước Camera cần chú ý tới chiều của bài vẽ để hình ảnh hiển thị trên màn hình không bị ngược, không bị nghiêng và không bị nhoè, mờ.
Với giải pháp này, chúng ta sẽ thực hiện chiếu một bài vẽ một lên màn hình. Nhưng nếu do yêu cầu của giáo viên và của nội dung bài dạy mà chúng ta cần chiếu nhiều hơn một tranh thì cần phải cải tiến thêm một trục đứng để định vị khoảng cách của Camera tới bài vẽ. Trục này có thể nâng lên cao và hạ xuống thấp một cách rõ ràng để giáo viên thao tác khi cần thiết. Như chúng ta đã biết, nếu ống kính của Camera càng cách xa hình ảnh cần chiếu thì khung hình càng được mở rộng, như vậy đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ chiếu được nhiều tranh hơn trên một khung hình.
Vậy giải pháp này, nếu giáo viên chỉ cần chiếu hình để học sinh nhận xét từng tranh riêng lẻ thì chúng ta có thể để ống kính gần với bài vẽ hơn, còn nếu muốn để học sinh so sánh giữa nhiều bài thì giáo viên định vị lại khoảng cách của Camera cao lên là hình ảnh sẽ chiếu được nhiều hơn. Từ đó, giáo viên cùng với học sinh sẽ được quan sát, nhận xét và phân tích chi tiết các bài thực hành của học sinh khi cần nhận xét.
V. TỔNG KẾT KINH NGHIỆM
Qua đề tài này, tôi nhận thấy một số kinh nghiệm tổng kết được qua việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy phần Quan sát nhận xét và phần Thực hành của phân môn Vẽ tranh như sau:
- Nhờ vào việc chuẩn bị những đoạn video, những trực quan “số hoá” trên máy vi tính mà giáo viên có thể thao tác nhanh, chính xác và tạo được tương tác hai chiều đối với học sinh và giáo viên.
- Đồ dùng minh hoạ phong phú, đa dạng, có thể lựa chọn theo từng bài dạy cụ thể, từng phần nội dung bài dạy cụ thể.
- Học sinh được cảm nhận gần như ngay tức thì do hiệu ứng của phầm mềm và một số thiết bị hỗ trợ giảng bài.
- Tranh, ảnh được hiển thị trên màn hình máy chiếu to, rõ ràng và sinh động.
- Giáo viên hoàn toàn chủ động trong các tình huống hướng dẫn quan sát và hướng dẫn thực hành.
- Đảm bảo được việc phân phối thời gian cho từng phần của bài dạy.
- Đối với những đề tài rộng giáo viên vẫn có thể hướng dẫn một cách nhanh chóng được mà không mất thời gian vào việc thao tác đồ dùng.
- Tận dụng được những thiết bị sẵn có trên thị trường và thiết bị đã được trang bị của nhà trường để tạo thành những thiết bị thực sự hữu dụng và thiết thực.
- Học sinh được tiếp cận, hưởng thụ và học nghệ thuật trên nền công nghệ hiện đại, hình thành cảm xúc thẩm mỹ một cách sâu sắc, nhanh chóng và sáng tạo.
VI. PHÂN TÍCH TỔNG HỢP NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Với đề tài “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học phần Quan sát nhận xét và thực hành của phân môn vẽ tranh bậc Tiểu học” tôi thấy đề tài này đã đem lại những bài học kinh nghiệm thật bổ ích:
Thứ nhất: Việc chuẩn bị đồ dùng điện tử đơn giản, ít tốn kém và dễ phổ biến rộng rãi cho đồng nghiệp; Xử lý và thao tác trên máy sẽ nhanh, chính xác và sinh động hơn đồ dùng truyền thống.
- Đơn giản là do giáo viên chỉ cần nắm vững một số phần mềm trợ giúp trong việc tạo ra những đồ dùng điện tử như UleadVideoStudio, ProShowGold, PowerPoint…, là giáo viên có thể tạo được vô số đồ dùng điện tử theo yêu cầu của từng bài, từng phân môn và thậm chí của cả bộ môn.
- Ít tốn kém thì chúng ta cũng thấy ngay được. Do nguyên liệu tạo ra chúng không phải là vật chất mà chủ yếu là do trí tuệ, cho nên ai đã có khả năng thiết kế trên các phần mềm nói trên thì với một chiếc máy vi tính bình thường cũng có thể tạo ra được những đồ dùng điện tử sinh động và hấp dẫn mà không hề tốn kém gì. Gần như là chúng ta không phải chuẩn bị về tiền lực mà chỉ đầu tư về trí lực là chính. Ít tốn kém còn được thể hiện ở chỗ chúng ta có thể tái sử dụng, sao, nhân bản…
- Dễ phổ biến thì chúng ta lại càng thấy rõ, từ những bản thiết kế của một người chúng ta có thể sao cho nhiều người sử dụng được, điều này đối với máy vi tính thì lại càng hết sức đơn giản. Chính vì thế nếu là một đề tài khả dụng chúng ta có thể triển khai trên diện rộng ngay được nếu như giáo viên chúng ta đã chuẩn bị tốt về tâm thế và kiến thức tin học.
- Thao tác trên máy thì đơn giản, nhanh nhưng lại hiệu quả. Điều này qua những phân tích và giải pháp công nghệ của phần IV Những kinh nghiệm và giải pháp tôi đã nêu rất rõ trong từng nhiệm vụ một. Ở đây chúng ta cùng phân tích một số khía cạnh cụ thể như: thao tác - giáo viên có thể chỉ cần nắm được một số thao tác đơn giản trên bàn phím, con chuột là có thể điều khiển bài giảng một cách hiệu quả; Đồ dùng sinh động ở chỗ giáo viên có thể tạo hoạt cảnh động cho các bước hướng dẫn học sinh làm bài (từ phần quan sát nhận xét đến phần hướng dẫn thực hành), giáo viên có thể thay đổi hình ảnh trực quan theo ý tưởng của học sinh.
Thứ hai: Đồ dùng điện tử ta có thể chuẩn bị được nhiều, phong phú về thể loại, có thể chọn lọc theo từng bài dạy tương ứng. Do đồ dùng dạng số hoá ta có thể tổ chức lưu trữ trên dạng thư viện, kho dữ liệu dùng chung.
- Khi đã làm chủ được các phần mềm hỗ trợ thiết kế đồ dùng điện tử thì giáo viên có thể cập nhật thêm những cho kho thư viện đồ dùng nhiều và phong phú hơn qua từng năm học. Khi trong kho đồ dùng ảo đã tích luỹ được nhiều thì giáo viên hoàn toàn có thể lựa chọn những đồ dùng tương ứng cho từng bài cụ thể của phân môn vẽ tranh. Điều này cũng giúp cho giáo viên không phải sử dụng lại những đồ dùng cũ cho các bài dạy khác nhau.
Việc có thể lựa chọn được còn một tác dụng rất bổ ích nữa là giáo viên có thể dùng những đồ dũng sẵn có để minh hoạ hoặc cho học sinh tham khảo nhanh trước khi hướng dẫn một phần nào đó, như phần hướng dẫn thực hành chẳng hạn, trước khi học sinh làm bài giáo viên cho học sinh xem qua một số đoạn trình diễn tranh mẫu của học sinh, của giáo viên.
Thứ ba: Học sinh được cảm nhận, “thực mục sở thị” ngay tức thì trên màn hình máy chiếu hay ti vi những trực quan số hoá.
- Một trong những ứng dụng hiệu quả nhất của đồ dùng điện tử là có thể tương tác hai chiều giữa học sinh với giáo viên và cũng có thể trình diễn động theo hoạt cảnh đã được lập trình sẵn.
- Đồ dùng điện tử có một ưu thế khi biến đổi hình ảnh theo gợi ý của giáo viên hoặc của học sinh mà đồ dùng truyền thống không hoặc khó có thể làm được. Khi học sinh nêu nhận xét, gợi ý thì giáo viên có thể cho trình diễn trên máy được ngay lập tức, cho nên thao tác và trình tự diễn ra hết sức nhanh và sinh động.
Thứ tư: Đồ dùng điện tử hiển thị trên màn hình máy chiếu to, rõ ràng và sinh động.
- Đối với đồ dùng thông thường thì học sinh chỉ có thể quan sát ở kích thước vừa nhỏ trên bảng giáo viên. Và đồ dùng được in và vẽ ở kích thước nào thì học sinh chỉ có thể xem ở kích thước đó. Nhưng đối với máy vi tính thì có thể phóng đại tại một vị trí nào đó trên đồ dùng, chắc chắn học sinh sẽ được quan sát chi tiết hơn đối với một số bước hướng dẫn cụ thể nào đó.
- Trên máy chiếu đa năng và máy chiếu vật thể tự tạo giáo viên có thể thay đổi hình ảnh, đưa ra và cất đi một cách rất đẹp mắt nếu áp dụng các hiệu ứng xuất hiện và ẩn. Mầu sắc của đồ dùng hiển thị trên màn chiếu hoàn toàn sinh động như thực tế thậm chí có những thiết bị không thể diễn tả được bằng đồ dùng thông thường nhưng với đồ dùng điện tử thì lại thể hiện tốt và hiệu quả.
Thứ năm: Giáo viên chủ động trong các hoạt động hướng dẫn, đảm bảo về sự phân phối thời gian, không quên được bước dạy, giải quyết tốt các bài có đề tài rộng.
- Giáo viên hoàn toàn chủ động trước những tình huống hướng dẫn bài học. Các bước được lập trình sẵn nhưng không cứng nhắc, có thể linh hoạt thay đổi hay tự do lựa chọn trong khi dạy. Điều này là một thế mạnh mà phương tiện dạy học thông thường khó làm được. Từ đó giáo viên luôn có tâm thế hết sức thoả mái khi thực hiện bài giảng.
- Đối với việc phân bố thời gian dường như giáo viên không phải bận tâm mấy, do giáo án được soạn theo trình tự cố định các bước cho nên có muốn thêm bước cũng không thể ngẫu nhiên được hoặc có muốn bớt bước cũng không thể ngẫu nhiên được. Nhưng ngược lại giáo viên lại hoàn toàn có thể chủ động trong việc điều chỉnh bớt hoặc thêm nếu có tình huống nào đó sảy ra trong tiến trình dạy học.
Nói cách khác đi là nhờ vào giáo án điện tử mà giáo viên có thể rất linh hoạt trong việc trình bày tiến trình dạy học của mình có thể thay đổi, điều chỉnh một số bước nhất định trong giáo án nếu thấy thực sự cần thiết.
- Riêng đối với các bài có đề tài rộng thì giáo án điện tử lại giúp giáo viên giải quyết hiệu quả nhất. Do là một dạng bài dạy đề tài rất chung chung như “Vẽ tự do”, “Vẽ tranh Phong cảnh:, “Vẽ về đề tài Môi trường” … thì việc gợi ý và hướng dẫn học sinh chọn đề tài sẽ rất vất vả nếu chúng ta dạy theo những phương pháp thông thường (do phải chuẩn bị nhiều đồ dùng). Nhưng chúng ta có thể giải quyết tốt với những bài giảng có sử dụng giáo án điện tử.
* Tóm lại: Qua việc phân tích những bài học kinh nghiệm chúng ta thấy rất rõ một điểm đó là nếu giáo viên sử dụng tốt bài giảng điện tử thì sẽ thu được một kết quả đáng ghi nhận, học sinh sẽ có hứng thú hơn, hình thành kiến thức cho học sinh nhanh hơn, có khái niệm tổng quát hơn đối với những bài có đề tài quá rộng. Nhưng chúng ta cũng thấy rằng nếu sử dụng chúng quá lạm dụng thì cũng chưa thực sự phát huy hiệu quả thậm chí có thể làm phản tác dụng. Ví dụ như một số phần hướng dẫn: thực hành, nhận xét đánh giá nếu chúng ta quá quan tâm tới việc áp dụng tin học tại các bước này chắc chắn sẽ gây rối hoặc làm mất đi tập trung vào công việc chính của học trò, sẽ làm phân tán tư tưởng khiến cho bài dạy giảm mất hiệu quả.
Như vậy, việc lựa chọn và sử dụng như thế nào thì giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện bài soạn, bài giảng, để sao cho giờ dạy đạt hiệu quả cao nhất, học sinh thích học nhất, bài vẽ của các em có chất lượng nhất.
VII. NHỮNG ĐIỀU CÒN HẠN CHẾ (BỎ NGỎ).
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã tích luỹ từ nhiều năm nay nhằm mục đích thay đổi một số phương pháp dạy học nhờ vào việc vận dụng công nghệ thông tin trong xã hội hiện nay. Hy vọng nó có thể trợ giúp cho giáo viên có nhiều phương pháp dạy học hơn, đưa kiến thức đến với học sinh nhanh hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên do đây là một đề tài lớn, nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu tiếp và thực nghiệm cho nên sẽ khó tránh được những hạn chế nhất định nào đó, và đặc biệt vẫn còn một số nội dung vẫn còn bỏ ngỏ để hướng tiếp tục về sau tôi sẽ nghiên cứu tiếp và hoàn thiện dần, thậm chí từ đó có thể mở rộng đề tài hơn nữa nhằm áp dụng cho nhiều phân môn khác của bộ môn hoặc ở bậc học cao hơn.
a. Hạn chế của đề tài:
- Hạn chế lớn nhất hiện nay đó là các cơ sở vẫn chưa thể tự trang bị đủ thiết bị máy móc để phục vụ cho việc triển khai bài dạy điện tử. Đối với vấn đề này chúng ta có thể hy vọng trong thời gian tới nhà trường, ngành giáo dục và các cấp có thẩm quyền có thể hỗ trợ và trang bị để giáo viên được thực hiện bài dạy điện tử, giáo án điện tử, đồ dùng điện tử.
- Thứ hai có thể kể đến đó là hiện nay ở bậc Tiểu học giáo viên vẫn còn một số người chưa chủ động tiếp cận với công nghệ thông tin, một số người vẫn cho rằng tin học trong giáo dục còn khá xa vời với chúng ta. Hạn chế này cũng khá quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ tới việc triển khai giáo án điện tử, bởi để giảng dạy được bằng bài giảng điện tử thì giáo viên làm chủ công nghệ lại đóng một vai trò quan trọng. Nếu giáo viên không biết tin học hay không cần biết tin học thì giáo án điện tử sẽ dừng lại ở những người thiết kế mà thôi.
Với tình hình hiện nay, tôi tin tưởng rằng đội ngũ giáo viên chúng ta hầu hết là còn trẻ, nhiều đam mê chắc chắn sẽ khắc phục nhược điểm này trong thời gian ngắn mà thôi. Riêng đội ngũ giáo viên Mỹ thuật thì hoàn toàn có thể tin tưởng vào họ do hầu hết những giáo viên này lại đang sử dụng một số phần mềm đồ hoạ trong công việc chuyên môn của mình cho nên việc tiếp cận một số phần mềm khác là không khó.
- Phần mềm chủ công nhất là PowerPoint, ProShowGold chuyên thiết kế hình động, vi deo, trình diễn ảnh và lập trình xử lý lệnh theo ý tưởng giáo viên lại là những phần mềm mới có một bộ phận giáo viên tiếp cận.
- Đề tài tuy đã được thực hiện tại các hội thi (Hội thi giáo viên dạy giỏi Mỹ thuật cấp tỉnh bậc Tiểu học, Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, và tại một số trường tiểu học tại Huyện Yên Mỹ như trường Tiểu học Hoàn Long, Tiểu học Yên Phú II…) nhưng vẫn gặp phải những khó khăn đó là chưa thử nghiệm được trên nhiều đối tượng khối lớp khác nhau.
b. Những điều còn bỏ ngỏ:
Đề tài này mới chỉ nghiên cứu một mảng vấn đề trọng tâm của phân môn Vẽ tranh (hai nội dung về hướng dẫn về quan sát, nhận xét, hướng dẫn thực hành) cho nên một số nội dung chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp trong tương lai như:
- Phát triển thêm một số kho dữ liệu khác để phục vụ cho các bài dạy của phân môn vẽ theo mẫu, vẽ trang trí và thường thức mỹ thuật.
- Ngoài ra cần phải phát triển chương trình phổ cập, hướng dẫn giáo viên sử dụng những phần mềm thông dụng để thiết kế, soạn bài và giảng bài bằng giáo án điện tử.
- Hướng dẫn giáo viên tự chế được máy chiếu vật thể ở diện rộng.
- Lập trình được giao diện giáo án tương tác cho giáo viên thực hiện bài soạn một cách dễ dàng. Nếu có giao diện này thì giáo viên chỉ cần tìm hiểu cách sử dụng chương trình này mà có thể chưa cần thiết tìm hiểu các phần mềm khác.
- Nghiên cứu và đề xuất để xin phép cho phát hành một số đĩa CD dạy học Mỹ thuật bằng đồ dùng điện tử có thể thực hiện được trên cả máy vi tính và cả trên đầu đĩa và ti vi.
VIII. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG SÁNG KIẾN VÀO THỰC TIỄN.
Đối với đề tài này, để triển khai và áp dụng vào thực tiễn rất cần các cấp lãnh đạo, các nhà trường và đặc biệt các giáo viên cùng hợp sức để đề tài sớm đi vào thực tế trên phạm vi rộng.
- Đối với ngành giáo dục cần tham mưu, tư vấn với các cấp lãnh đạo để trang bị thêm cho các nhà trường một số bộ thiết bị máy chiếu, máy tính để làm công cụ trợ giảng. Do đề tài dựa trên mô hình những thiết bị hiện đại cho nên đối với các nhà trường muốn triển khai được thì phải có những thiết bị tương ứng.
Ngoài ra, trong lúc thiết bị vẫn là vấn đề khó khăn đối với ngành giáo dục thì tôi đã linh hoạt phát triển đồ dùng điện tử trên đĩa VCD có thể trình diễn trên đầu đĩa và ti vi được. Do hai thiết bị này hầu hết ở các trường đều đã trang bị đầy đủ cho nên giáo viên hoàn toàn có thể triển khai được ngay.
- Đối với các nhà trường: Cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất (phòng học giáo dục nghệ thuật). Do thiết bị máy móc nếu phải di chuyển số lượng máy như vậy là điều khó thực hiện được do vậy rất cần có một phòng cố định để dạy bộ môn.
Cần tạo điều kiện về thời gian cho giáo viên sưu tầm và nghiên cứu, thiết kế giáo án điện tử, nếu giáo viên sử dụng trên bộ đầu đĩa và ti vi thì cần tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên sử dụng hai thiết bị này trong quá trình dạy học.
- Đối với giáo viên: Việc quan trọng nhất đối với giáo viên là làm chủ một số phần mềm hỗ trợ soạn giảng bằng giáo án điện tử, có ý thức sưu tầm, lưu trữ dữ liệu để sử dụng trong thiết kế bài giảng trên máy.
- Đối với học sinh: cần chủ động tiếp cận một phương pháp lĩnh hội tri thức mới, làm quen và tương tác tốt đối với thiết bị điện tử. Lĩnh hội kiến thức mới thông qua đồ dùng điện tử cần phải tập một thói quen ghi nhớ hình ảnh, ghi nhớ thao tác.
* Ngoài những điều kiện cơ bản trên chúng ta cần lưu ý thêm một số điều kiện ngoại cảnh như: sự ủng hộ của đồng nghiệp, quan điểm của những nhà quản lý giáo dục về ứng dụng tin học phải luôn luôn đổi mới, luôn luôn cập nhật những thành tựu khoa học của thế giới đem lại.
Tóm lại: Để triển khai thành công và có hiệu quả đề tài này tôi thiết nghĩ, mỗi giáo viên chúng ta cần phải cố gắng nhiều, cần phải học hỏi nhiều hơn nữa để có thể hoàn toàn làm chủ được công nghệ trước những bài giảng điện tử. Những điều kiện trên là rất cần thiết nhưng trong tương lai gần, theo sự tiến bộ của khoa học công nghệ mỗi ngày một thay đổi thì chúng ta cần tiếp tục và liên tục nghiên cứu những phần mềm sẵn có và những phần mềm sắp có hoặc hơn nữa là có thể tự viết chương trình riêng cho mình trong việc soạn và giảng điện tử. Không bao lâu nữa môi trường giáo dục còn có thể diễn ra trên nền tảng Internet lúc đó vấn đề bài giảng điện tử sẽ thực sự trở thành điều kiện không thể thiếu trong nhà trường điện tử.
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ THÀNH CÔNG.
Việc đổi mới phương pháp dạy phân môn Vẽ tranh nói riêng, Mĩ thuật nói chung và cũng như bao môn học khác là điều cần thiết đối với tình hình thực tế hiện nay, song nói gì thì nói phương pháp, phương tiện có đổi mới như thế nào đi nữa thì cái đích cuối cùng vẫn phải là kết quả mà học sinh tiếp thu được, nó phải chứng minh được sự vượt trội về kỹ năng vẽ bài, tư duy sáng tạo,… . Dưới đây là một số thống kê tại trường tiểu học Hoàn Long trong năm học 2009 - 2010 để chúng ta tiện so sánh kết quả khi chưa áp dụng và đã áp dụng phương pháp sử dụng giáo án điện tử, đồ dùng điện tử và bài giảng điện tử.
* Kết quả của HKI năm học 2009 - 2010 (khi chưa áp dụng)
Kối Lớp
Số hs
Học sinh vẽ đúng đề tài
Bố cục tranh cân đối
Mầu sắc trong tranh sinh động
SL
%
SL
%
SL
%
1
105
59
56
78
74
71
67
2
92
65
70
80
86
34
36
3
104
82
78
70
67
55
52
4
124
111
89
88
70
84
67
5
109
83
76
86
78
54
49
Qua thời gian giảng dạy được áp dụng những ứng dụng tin học trong soạn và giảng bài điện tử (1 học kỳ), với sáng tạo của thầy và họat động tích cực của học sinh cùng với một số phương pháp tổ chức chơi hợp lý, bản thân tôi nhận thấy kết quả đạt được một cách rất tích cực với tỷ lệ học sinh hoàn thành bài vẽ tranh với những yêu cầu cụ thể là rất khả quan, điều đó chứng tỏ thành tích đạt được qua trải nghiệm hoàn toàn có sức thuyết phục. Những con số biểu hiện trong bảng thống kê dưới đây đã nói rất rõ điều đó:
*Kết quả học kỳ II năm học 2009 - 2010 (sau khi đã áp dụng)
Kối Lớp
Số hs
Học sinh vẽ đúng đề tài
Bố cục tranh cân đối
Mầu sắc trong tranh sinh động
SL
%
SL
%
SL
%
1
105
65
61
84
80
80
76
2
92
77
83
87
94
51
55
3
104
90
86
77
74
59
56
4
124
115
92
95
76
99
79
5
109
99
90
99
90
71
65
Với kết quả như trên, tôi thấy việc dạy học Mĩ thuật nói chung và dạy Vẽ tranh nói riêng, muốn có kết quả giảng dạy cao thì người thầy phải không ngừng tìm tòi và đổi mới phương pháp dạy học. Để tạo được cách dạy lấy học sinh làm trung tâm cho bài dạy, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở, thì ngoài việc sử dụng một số phương pháp dạy truyền thống còn cần kết hợp nhiều phương pháp khác và sự hỗ trợ của thiết bị và công nghệ thông tin để tiết học sinh động hơn. Với kết quả này, mỗi chúng ta cũng không lấy đó làm bằng lòng để rồi dừng ở đó. Theo tôi đã là giáo viên thì việc học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong cách dạy là một nhiệm vụ mỗi ngày của người thầy, hoạt động đó phải được diễn ra thường xuyên có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao đối với tri thức, và đặc biệt có thể tạo điều kiện cho học sinh vững vàng bước vào chương trình Mĩ thuật ở bậc THCS.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN ĐỀ TÀI.
Đối với phân môn vẽ tranh việc sử dụng giáo án điện tử đã đem lại rất nhiều thuận lợi cho sự hình thành kiến thức về “Hội hoạ” cho học sinh. Nhờ vào phương pháp áp dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy Mỹ thuật mà học sinh được tiếp cận với phương pháp mới, được hình thành kiến thức nhanh hơn, trực quan hơn. Nhưng đây mới chỉ là mới bắt đầu trong việc thực hiện mô hình trường học điện tử, lớp học điện tử, môn học và giáo án điện tử. Trong tương lai gần chúng ta cần phải đổi mới nhiều hơn nữa, sẽ có nhiều lập trình viên quan tâm hơn tới vấn đề viết chương trình hỗ trợ cho giáo viên soạn và giảng bài bằng máy vi tính, bằng máy chiếu.
Vậy, hướng cho tôi tiếp tục nghiên cứu sẽ tập trung nhiều vào phần hướng dẫn giáo viên làm chủ công nghệ, hướng dẫn học sinh tiếp cận với những lớp học điện tử, bài học điện tử để có thể sáng tạo nhiều hơn, phong phú hơn. Và chắc chắn trong tương lai tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện phần tạo thư viện đồ dùng điện tử đầy đủ cho các phân môn của bộ môn Mỹ thuật để giáo viên có thể chia sẻ và sử dụng chung được.
Đặc biệt, đối với những hạn chế của đề tài. Trước mắt tôi tập trung vào việc khắc phục hạn chế chưa đủ thiết bị máy móc để đáp ứng yêu cầu cho bài dạy điện tử. Như ở trên tôi đã đề cập đến là giáo viên có thể sử dụng thiết bị sẵn có của nhà trường như đầu đĩa và màn hình ti vi để phát những đoạn video động do chương trình ProShowGold, PowerPoint tạo ra. Với phương án này có hạn chế hơn một chút so với sử dụng trên máy vi tính ở chỗ muốn dừng hoặc muốn phát những đoạn đồ dùng động cần phải điều khiển dừng đĩa trên đầu máy video. Nhưng với thực tế hiện nay phương án này vẫn là một phương án thay thế có nhiều khả quan nhất và dễ thực hiện nhất.
Đối với lực lượng giáo viên chúng ta có thể nghiên cứu phương án sau: Do giáo viên nhiều người còn hạn chế về trình độ tin học cho nên chưa mạnh dạn tiếp cận với giáo án điện tử. Điều này có thể khắc phục được nếu Phòng giáo dục thường xuyên tổ chức những chuyên đề về ứng dụng tin học trong việc soạn giáo án điện tử thì sẽ sớm khắc phục được nhược điểm này.
Tóm lại: Trong tương lai gần chắc chắn nền giáo dục Việt Nam sẽ có những bước đi đột phá trong việc ứng dụng công nghệ tin học trong giảng dạy. Cho nên, mỗi giáo viên chúng ta cần nhìn nhận vấn đề ứng dụng tin học một cách nghiêm túc và nhận định một cách đúng mực, bởi lẽ mỗi sự thay đổi cần phải có một thời gian nhất định mới có thể thực hiện được, đặc biệt là lĩnh vực tin học nếu không thường xuyên và không nhận thức sớm thì chúng ta sẽ bị rơi vào sự lạc hậu và bảo thủ.
Với đề tài này, mới chỉ là bước đầu đặt chân lên một khái niệm dạy học mới, để tiếp tục hoàn thiện, tiếp tục phát triển thì chúng ta cần phải làm, phải học nhiều điều hơn nữa. Hôm nay mới chỉ có một vài phần mềm hỗ trợ cho soạn bài điện tử nhưng ngày mai sẽ có rất nhiều các phần mềm khác có thể làm được việc ấy. Vì vậy, giáo viên chúng ta phải luôn luôn tự học, tự nghiên cứu để tự cập nhật cho mình vốn kiến thức về tin học.
III. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.
Đề tài “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học phần Quan sát nhận xét và thực hành của phân môn vẽ tranh bậc Tiểu học” là một đề tài mới được thực nghiệm trong trường tiểu học. Đây là một đề tài rất mới và có sử dụng trên nền công nghệ thông tin đem lại. Do vậy rất cần được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp ủng hộ và tạo điều kiện để đề tài được áp dụng rộng rãi trên nhiều đối tượng khác nhau. Để đề tài khắc phục được những hạn chế và tiếp tục nghiên cứu phát huy những thế mạnh mà công nghệ thông tin đem lại, tôi xin đề xuất một số vấn đề như sau:
- Đối với ngành giáo dục tỉnh, huyện: Cần tham mưu với các cấp lãnh đạo có thẩm quyền để tạo điều kiện về kinh phí và trang bị thiết bị tối thiểu cho việc dạy học bằng máy tính và máy chiếu. Hiện nay số lượng máy để đáp ứng yêu cầu giảng bài bằng giáo án điện tử vẫn còn rất ít cho nên một số thực nghiệm vẫn phải dạy trên hai thiết bị phổ thông đó là đầu đĩa và ti vi.
Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng về trình độ tin học cho giáo viên, đặc biệt là cách sử dụng những phần mềm hỗ trợ tạo bài giảng điện tử, đồ dùng điện tử.
- Đối với nghiệp vụ bộ môn: Cần tổ chức các chuyên đề để xây dựng chương trình và kế hoạch thiết kế các bộ giáo án điện tử, đồ dùng điện tử dùng chung cho giáo viên bộ môn, cần có kế hoạch phát hành các loại đĩa VCD phục vụ cho giáo viên dạy học trên những phương tiện nghe nhìn và thiết bị máy móc hiện đại.
- Đối với các nhà trường: cần tạo điều kiện tốt nhất về phòng học cho bộ môn Mỹ thuật, trong chương trình giáo dục và tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia thì phòng học giáo dục nghệ thuật là một trong những phòng bắt buộc phải có theo qui định. Nhưng hiện nay một số trường chuẩn vẫn chưa có phòng giáo dục nghệ thuật đúng nghĩa của nó, một số trường có nhưng lại cho sử dụng vào việc dạy 10 buổi, 7 buổi cho nên giáo viên Mỹ thuật vẫn chưa thực sự được sử dụng để dạy bộ môn.
- Đối với giáo viên: Thường xuyên ý thức học và tự học tin học để cập nhật những thành tựu mới nhất mà công nghệ tin học đem lại cho công tác dạy học của mình. Đối với những phần mềm chuyên hỗ trợ soạn giảng trên máy thì giáo viên cần phải làm chủ được chúng, có như vậy thì giáo viên mới hoàn toàn chủ động trong việc thiết kết, xây dựng và trình bày được giáo án và bài giảng điện tử.
Trên đây là những đề xuất nhỏ đối với ngành giáo dục chúng ta, tôi hy vọng nếu được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý giáo dục, các giáo viên tâm huyết, chắc chúng ta sẽ thổi một luồng gió mới vào tư duy đổi mới phương pháp dạy học trong xã hội hiện đại, xã hội của công nghệ, xã hội của mạng thông tin toàn cầu.
IV. LỜI KẾT
Trải qua nhiều năm liên tục tôi tự mày mò và nghiên cứu phương pháp áp dụng công nghệ tin học trong giảng dạy bộ môn Mỹ thuật (từ năm 2005 đến nay). Tuy bước đầu mới được thực nghiệm trên một số trường và tại Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, nhưng chủ quan tôi nhận định đây là bước đổi mới bứt phá về công nghệ giáo dục, đã có nhiều nhà quản lý giáo dục, nhiều giáo viên và học sinh ủng hộ và thừa nhận dạy học có hỗ trợ công nghệ thông tin làm được rất nhiều điều mà giáo dục truyền thống chưa làm được.
Năm học 2009 - 2010 tôi đã mạnh dạn viết thành sáng kiến kinh nghiệm nhằm đưa ra một phương pháp mới để đồng nghiệp bộ môn cùng tham khảo và xây dựng. Tuy nhiên, đây là những gì tôi tự nghiên cứu, không có nhiều tài liệu tham khảo và đặc biệt có rất ít giáo viên viết về lĩnh vực này (đối với bộ môn Mỹ thuật ở bậc tiểu học) để tham khảo. Cho nên, chắc chắn sẽ còn nhiều điều khiếm khuyết và chưa hoàn thiện, có những vấn đề có thể chưa cụ thể hoá hoặc vẫn còn bỏ ngỏ. Mong rằng các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp cùng chung sức góp ý xây dựng để sáng kiến kinh nghiệm này hoàn thiện hơn, chỉnh chu hơn và đặc biệt là có được một kho dữ liệu thực sự đầy đủ cho giáo viên Mỹ thuật có thể sử dụng cho các giáo án điện tử của mình.
Hiện nay trên máy tính cá nhân của tôi đang được lưu giữ một lượng lớn thư viện đồ dùng ảo do tôi thiết kế là chính và một số sưu tầm được trên mạng Internet có thể sử dụng tốt cho việc Dạy - Học bộ môn Mỹ thuật. Nếu các bạn đồng nghiệp thực sự quan tâm có thể liên hệ với tác giả đề tài này để được sao chép và tham khảo, theo địa chỉ sau:
Nguyễn Văn Cường
ĐC: Trường tiểu học Hoàn Long - Yên Mỹ - Hưng Yên
NR: Thôn Đồng Than - Đồng Than - Yên Mỹ - HY
E-mail: cuonghoanlong@gmail.com
ĐT: 0321 966 900
DĐ: 09 8888 6292
Yên Mỹ, ngày 25 tháng 4 năm 2010
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Văn Cường
MỤC LỤC
Nội dung Trang
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài 01
II. Mục đích nghiên cứu 02
III. Đối tượng nghiên cứu 03
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu 04
V. Phương pháp nghiên cứu, tiến hành 04
VI. Phạm vi nghiên cứu 04
VII. Dự kiến kế hoạch nghiên cứu 05
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn 06
II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 08
III. Thực trạng của việc Dạy - Học phân môn Vẽ tranh 08
1. Những vấn đề khó mới 08
2. Nguyên nhân của tồn tại và đề xuất giải pháp 09
IV. Những kinh nghiệm, biện pháp thực hiện 10
1. Sử dụng đĩa VCD trong phần Quan sát nhận xét 10
2. Sử dụng máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể 13
V. Tổng kết kinh nghiệm 16
VI. Phân tích tổng hợp những bài học kinh nghiệm 17
VII. Những điều còn hạn chế (bỏ ngỏ) 20
VIII. Những điều kiện vận dụng sáng kiến vào thực tiễn 22
PHẦN 3: KẾT LUẬN
I. Kết quả thành công 23
II. Phương pháp tiếp tục hoàn thiện đề tài 24
III. Ý kiến đề xuất 25
IV. Lời kết 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-------O0O-------
1/. Phương pháp dạy học mĩ thuật ở tiểu học NXB GD - 2000
2/. Vở tập vẽ 1 NXB GD - 2002
3/. Sách giáo khoa mĩ thuật 2 NXB GD - 2002
4/. Sách giáo khoa mĩ thuật 3 NXB GD - 2002
5/. Sách giáo khoa mĩ thuật 4 NXB GD - 2002
6/. Sách giáo khoa mĩ thuật 5 NXB GD - 1999
7/. Sách giáo viên mĩ thuật 1 NXB GD - 2002
8/. Sách giáo viên mĩ thuật 2,3,4,5 NXB GD - 1999
9/. Giáo trình vẽ tranh đề tài Truờng CĐSP Nhạc Họa TW
10/. Giáo trình phương pháp giảng dạy Truờng CĐSP Nhạc Họa TW
11/. Giáo trình tâm lý lứa tuổi Truờng CĐSP Nhạc Họa TW
12/. Giáo trình hướng dẫn sử dụng Flash MX NXB LĐXH - 2004
13/. Hỏi đáp về dạy học môn mỹ thuật 1,2,3 NXB GD - 2004
14/. Giáo trình thực hành Powerpoint
15/. Giáo trình thực hành ProShowGold
Trang web thư viện:
1.
2.
3.
4.
ý kiÕn nhËn xÐt ®¸nh gi¸ cña héi ®ång khoa häc
trêng tiÓu häc hoµn long
ý kiÕn ®¸nh gi¸ nhËn xÐt
cña héi ®ång khoa häc ngµnh gi¸o dôc & ®µo t¹o
huyÖn yªn mü
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học phần Quan sát nhận xét và thực hành của phân môn vẽ tranh bậc Trung học cơ sở.doc