MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài.
Chất thải rắn (CTR) tồn tại đồng thời với sự sống của con người. Trước đây,
khi mà xã hội chưa phát triển thì lượng CTR không phải là vấn đề đáng kể. Tuy nhiên,
ngày nay khi xã hội phát triển, nhu cầu sống con người tăng cao thì lượng CTR phát
sinh ngày càng nhiều và đế́n mức đáng báo động. Dân cư tập trung đông vào khu vực
đô thị, cùng với nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản phẩm ngày càng phong phú tạo
nên lượng rác thải đa dạng cả về lượng và chất.
Việc quản lý chất thải rắn (CTR) ở các đô thị của Việt Nam thực sự đã bùng nổ
và đang là mối quan tâm sâu sắc không chỉ các nhà môi trường. Trong trong suốt thập
kỷ qua công tác quản lý CTR ở Việt Nam đi từ con số 0 tới nay đã hình thành hệ thống
quản lý nhờ vào sự hoàn thiện về mặt pháp luật của nhà nước, hướng dẫn thi hành các
qui định, tới sự cưỡng chế thi hành và điều chính bằng các công cụ kinh tế. Dự án liên
quan tới CTR đã được xây dựng và thực hiện tại nhiều điểm nóng trong cả nước. Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh thành cũng đã ban
hành nhiều hướng dẫn nhằm ngăn chặn sự gia tăng không kiểm soát của CTR, tăng
cường việc sử dụng lại rác thải và giảm thiểu ảnh hưởng xấu tới môi trường có hại và
giảm sự ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Để mà đạt được những mục đích cuối cùng cần thiết lập ra kế hoạch quản lý
CTR toàn diện hơn cũng như để cho chính sách quản lí CTR được thực thi có hiệu quả
hơn rất cần tập hợp dữ liệu và xây dựng những hệ thống thông tin trong việc quản lí
CTR.
Hiện nay tại Việt Nam đang hình thành một xã hội thông tin. Nhiều văn bản
pháp lý đang mở đường cho ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực mà môi trường không
phải là ngoại lệ. Với quan điểm coi CNTT là chìa khoá để nâng cao hiệu quả quản lý
môi trường, đồng thời sẽ ứng dụng CNTT gắn chặt với bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát
triển CNTT tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tại
Quyết định 179/2004/QĐ-TTG, ký ngày 6/10/2004 vừa qua.
TP Pleiku là đô thị loại 3, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và là đầu mối
giao thông quan trọng của tỉnh Gia Lai. Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố là những áp lực về ô nhiễm môi trường do nhiều loại
chất thải, trong đó chủ yếu là chất thải rắn gây ra. Hiện nay, công tác quản lý CTR ở
TP Pleiku vẫn chủ yếu dựa vào phương thức cũ. Cách quản lý không tập trung, xử lý
số liệu chậm, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải tách rời nhau. Chưa có hệ
thống quản lý cơ sở dữ liệu tập trung, đặc biệt ứng dụng GIS trong quản lý CTR chưa
được thực hiện. Cách quản lý CTR như vậy hạn chế:
Việc tiến hành theo dõi, lưu trữ thông tin tiến hành riêng rẽ, chưa hệ thống.
Việc khai thác dữ liệu khó khăn, chưa được tự động hóa gây khó khăn cho
việc làm báo cáo.
Quản lý một khối lượng thông tin lớn, việc cập nhập, lưu trữ, truy xuất,
chia sẽ gặp nhiều khó khăn.
Bất lợi khi kết hợp giữa các ngành chức năng liên quan
Để giải quyết những bất cập trên TP Pleiku cần triển khai ứng dụng các giải
pháp công nghệ hiện đại trong đó có công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong
công tác quản lý CTR đô thị. Các kết quả này hiện đang được nghiên cứu trong nhiều
đề tài khoa học các cấp. Đây cũng là mục tiêu mà tác giả Luận văn muốn hướng tới.
Từ đó tính cấp thiết của Luận văn này là:
-
Hiện nay công tác quản lý CTR đô thị của TP Pleiku chưa được tin học hóa. Nếu
để tình trạng này tiếp diễn chắc chắn sẽ làm giảm hiệu quả công tác bảo vệ môi
trường đô thị của TP Pleiku.
Nhiều địa phương đã ứng dụng GIS trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường
rất thành công. GIS sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nhận, lưu trữ, tìm kiếm,
trao đổi thông tin cũng như đưa ra một bức tranh tổng hợp trên cơ sở tích hợp
nhiều loại số liệu. Trong bối cảnh đó Pleiku cần thiết phải ứng dụng GIS theo xu
thế hội nhập.
-
Mục tiêu của Luận văn.
Mục tiêu lâu dài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý môi trường cho
thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Mục tiêu trước mắt:
-
Xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường liên quan tới công tác quản lý chất thải
rắn tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Ứng dụng công nghệ ENVIM giúp công tác báo cáo, thống kê liên quan tới
CTR tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Nội dung nghiên cứu.
Để đạt được mục tiêu đề ra, những nội dung cần thực hiện sau đây được đặt ra cho tác giả:
-
-
-
Thu thập dữ liệu bản đồ số TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Thu thập tài liệu, số liệu liên quan tới các cơ quan quản lý CTR tại TP. Pleiku, tỉnh
Gia Lai. Cơ cấu tổ chức của cơ quan thu gom rác, về nhân sự,
Thu thập các dữ liệu về các vị trí gom rác, về cơ chế gom rác thải sinh hoạt cũng
như về các phương pháp, thời gian thu gom rác sinh hoạt tại các phường được lựa
chọn. Thu thập dữ liệu về các tuyến thu gom tại TP Pleiku.
Thu thập về cách xử lý rác: công nghệ, địa điểm,
Thu thập dữ liệu về lượng rác thu thập được, thay đổi thế nào theo tháng, quí,
năm,
Thu thập báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh Gia Lai nói chung và TP Pleiku
nói riêng trong các năm gần đây.
Ứng dụng phần mềm ENVIM cho thành phố Pleiku để hình thành công cụ trợ giúp
quản lý CTR trên địa bàn thành phố Pleiku.
Phương pháp nghiên cứu:
Phân tích tài liệu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài
Phương pháp thống kê trong nghiên cứu môi trường
Công nghệ thông tin: ứng dụng GIS, hệ thống thông tin môi trường
Giới hạn phạm vi:
Về địa lý: Đề tài giới hạn phạm vi xem xét là nội thành TP Pleiku.
Về thời gian: Số liệu cập nhật tới năm 2006.
Về công nghệ: ứng dụng công nghệ GIS và CSDL, các phần mềm ENVIM.
96 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6643 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng gis hỗ trợ công tác quản lý chất thải rắn đô thị tại thành phố pleiku, Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁN CÔNG TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG
NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
&
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG GIS HỖ TRỢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH
PHỐ PLEIKU, GIA LAI
SVTH : LÊ THỊ THÚY HẰNG
MSSV : 710433BB
LỚP : 07MT1NN
GVHD: TSKH BÙI TÁ LONG
Thành phố Hồ Chí Minh – 12/2007
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁN CÔNG TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG
NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
&
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG GIS HỖ TRỢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH
PHỐ PLEIKU, GIA LAI
SVTH : LÊ THỊ THÚY HẰNG
MSSV : 710433B
LỚP : 07MT1N
GVHD: TSKH BÙI TÁ LONG
Ngày giao nhiệm vụ luận văn: /10/2007 TPHCM, ngày …tháng…năm 2007
Ngày hoàn thành luận văn : /12/2007 Giảng Viên hướng dẫn
TSKH. Bùi Tá Long
Lời ca ̉m ơn
Qua bốn năm học vất vả cũng đến ngày tốt nghiệp ra trường, để có sự thành
công hôm nay là do sự nổ lự của bản thân cùng với sự tận tình giúp đỡ từ nhiều
phía của rất nhiều người.
Trước hết em xin gửi lòng biết ơn chân thành đến Thầy hướng dẫn luận văn
Bùi Tá Long, người đã giúp đỡ rất nhiều về kiến thức chuyên môn và tạo nhiều
điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn trong thời gian vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường ĐHBC Tôn Đức Thắng đã
dạy cho em những kiến thức rất quan trọng không chỉ riêng ngành học của mình
mà còn thích ứng được với xã hội.
Em chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của kỹ sư Cao Duy Trường và các anh chị
phòng Geoinformatics (Viện Môi trường và Tài nguyên) đã tận tình giúp đỡ về phần
mềm GIS.
Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của ban lãnh đạo Sở TN & MT,
Công ty công trình đô thị tỉnh Gia Lai đã tạo điều kiện tốt nhất có thể để em có thể
hoàn thành công việc của mình.
Và cuối cùng, xin cảm ơn bố mẹ đã nuôi con ăn học đến ngày hôm nay, cảm
ơn những người bạn thân đã động viên và khích lệ tôi trong thời gian thực hiện
Luận văn tốt nghiệp và cảm ơn tất cả những ai sẽ đọc và đóng góp ý kiến vào luận
văn tốt nghiệp này.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
- - - - - & - - - - -
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày… tháng… năm 2007
Giáo viên hướng dẫn
TSKH. Bùi Tá Long
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................vii
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG QUẢN LÝ, THU GOM, VẬN CHUYỂN
CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ PLEIKU – TỈNH GIA LAI ...........................4
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA THÀNH PHỐ PLEIKU ...............................................4
1.1.1 Khái quát quá trình lịch sử......................................................................................4
1.1.2 Vị trí địa lý.............................................................................................................6
1.1.3 Địa hình – địa mạo .................................................................................................6
1.1.4 Khí hậu ..................................................................................................................6
1.1.5 Thủy văn ................................................................................................................7
1.1.6 Đất đai thổ nhưỡng.................................................................................................7
1.1.7 Thực vật .................................................................................................................8
1.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI .................................................................................8
1.2.1 Về kinh tế...............................................................................................................8
1.2.2 Về văn hóa, giáo dục ............................................................................................11
1.2.3 Công trình kỹ thuật đô thị ....................................................................................14
1.3 HỆ THỐNG QUẢN LÝ, THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PLEIKU.........................................................................15
1.3.1 Hiện trạng thu gom CTR tại thành phố Pleiku ......................................................15
1.3.2 Hệ thống thu gom và quét dọn chất thải rắn đô thị ................................................15
1.3.3 Quá trình hoạt động hệ thống thu gom CTRSH hiện nay ......................................20
1.3.4 Lộ trình thu gom, quét dọn CTRĐT trên địa bàn thành phố ..................................21
1.3.5 Hệ thống trung chuyển, vận chuyển CTRSH lên bãi chôn lấp ...............................27
1.3.6 Bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị............................................................................30
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN...........31
2.1 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ( GIS ) VÀ ỨNG DỤNG CỦA NÓ TRONG CÔNG
TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG......................................................................................31
2.1.1 Sự ra đời của GIS .................................................................................................31
2.1.2 Thành phần của GIS .............................................................................................31
2.1.3 Các chức năng cơ bản của hệ thông tin địa lý .......................................................34
2.1.4 Quá trình ứng dụng của GIS trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam .....................36
2.2 MÔ HÌNH HÓA TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH PHẠM VI QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT............................................................................................................36
2.2.1 Dự báo dân số và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2015 ......................36
2.2.2 Mô hình tính toán số lượng xe cần đầu tư đến năm 2015 ......................................38
ii
2.3 MÔT SỐ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.............................................................40
CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM WASTE 2.0 TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ PLEIKU .......................................................42
3.1 CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA PHẦN MỀM WASTE.....................................42
3.2 XÂY DỰNG CÁC KHỐI CHỨC NĂNG CHO WASTE_PL......................................44
3.2.1 Module quản lý bản đồ .........................................................................................44
3.2.2 Module quản lý dữ liệu môi trường ......................................................................44
3.2.3 Module thống kê, báo cáo.....................................................................................45
3.2.4 Dự báo dân số và khối lượng Module mô hình .....................................................47
3.3 XÂY DỰNG CSDL CHO PHẦN MỀM WASTE_PL.................................................48
3.3.1 CSDL về những cơ quan chức năng quản lý công tác bảo vệ môi trường ..............49
3.3.2 CSDL cho quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn đô thị...............................50
3.4 TRIỂN KHAI WASTE_PL CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTR SINH HOẠT TẠI TP.
PLEIKU............................................................................................................................56
3.4.1 Khởi động WASTE 2.0 ........................................................................................57
3.4.2 Mô tả dữ liệu về các cơ quan có chức năng quản lý chất thải rắn đô thị trong Tp.
Pleiku............................................................................................................................59
3.4.3 Mô tả dữ liệu liên quan đến quá trình thu gom, vận chuyển ..................................61
3.4.5 Mô tả dữ liệu liên quan đến phát triển kinh tế xã hội thành phố Pleiku..................65
3.5 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN THEO MÔ HÌNH CHO THÀNH PHỐ PLEIKU .................66
3.5.1 Ước tính dân số cho thành phố đến 2015 ..............................................................66
3.5.2 Khối lượng rác phát sinh đến năm 2015................................................................69
3.5.3 Kết quả tính toán lượng xe cần thiết cho hệ thống thu gom chất thải rắn đô thị đến
năm 2015 tính điển hình cho thành phố Pleiku ..............................................................70
3.5.4 Kết quả tính toán theo mô hình cho thành phố Pleiku ...........................................72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................79
PHỤ LỤC..............................................................................................................................a
iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Cơ cấu các loại đất TP Pleiku...................................................................... 7
Bảng 1.2: Diện tích trồng và sản lượng của một số loại cây trồng ở TP pleiku ............ 9
Bảng 1.3: Công nghiệp TP Pleiku trong 5 năm qua ................................................... 10
Bảng 1.4: Dân số các phường xã tại TP Pleiku .......................................................... 11
Bảng 1.5: Lĩnh vực giáo dục đào tạo ......................................................................... 13
Bảng 1.6: Trang thiết bị và phương tiện của đội vệ sinh quản lý................................ 16
Bảng 1.7: Thành phần rác thải sinh hoạt chủ yếu của thành phố Pleiku ..................... 18
Bảng 1.8: Quy trình thu gom, quét dọn rác chợ do CTTTĐT đảm nhiệm .................. 20
Bảng 1.9: Các chợ tự túc ( tự quét dọn ) ................................................................... 20
Bảng 1.10: Tổng số công nhân trong từng tổ của đội vệ sinh môi trường số 1 ........... 21
Bảng 1.11: Tổng số nhân công từng tổ trong đội vệ sinh môi trường số 2 ................. 21
Bảng 1.12: Các điểm trung chuyển chủ yếu trên các tuyến đường TP Pleiku............ 22
Bảng 1.13: Lộ trình thu gom, quét rác ở đội vệ sinh môi trường số 1 ........................ 23
Bảng 1.14: Lộ trình thu gom, quét rác ở đội vệ sinh môi trường số 2 ........................ 24
Bảng 1.15: Danh sách Bác tài và thời gian làm việc của tổ cơ giới ............................ 27
Bảng 1.16: Lộ trình xe cơ giới................................................................................... 29
Bảng 3.1 Chức năng chính trong module bản đồ trong WASTE_PL ......................... 44
Bảng 3.2: Cấu trúc dữ liệu về Sở Tài Nguyên & Môi trường..................................... 49
Bảng 3.3: Cấu trúc dữ liệu về công ty công trình đô thị............................................. 49
Bảng 3.4: Cấu trúc dữ liệu về đội vệ sinh .................................................................. 50
Bảng 3.5: Cấu trúc dữ liệu về ĐVSMT số 1 .............................................................. 50
Bảng 3.6: Cấu trúc dữ liệu về khu vực thu gom của ĐVSMT số 1............................. 51
Bảng 3.7: Cấu trúc dữ liệu về ĐVSMT số 2 .............................................................. 51
Bảng 3.8: Cấu trúc dữ liệu về khu vực thu gom của ĐVSMT số 2............................. 51
Bảng 3.9: Cấu trúc dữ liệu về phương tiện thu gom................................................... 52
Bảng 3.10: Cấu trúc dữ liệu về phương tiện bảo hộ lao động..................................... 52
Bảng 3.11: Cấu trúc dữ liệu về tổ chợ ....................................................................... 52
Bảng 3.12: Cấu trúc dữ liệu về đội dịch vụ cơ giới.................................................... 53
Bảng 3.13: Cấu trúc dữ liệu về loại xe chuyên dùng để vận chuyển rác..................... 53
Bảng 3.14: Trúc dữ liệu về lộ trình thu gom, vận chuyển của xe ép rác ..................... 53
Bảng 3.15: Cấu trúc dữ liệu các điểm trung chuyển................................................... 54
Bảng 3.16: Cấu trúc dữ liệu các cơ quan, xí ngiệp, nhà máy trong thành phố ............ 55
Bảng 3.17: Cấu trúc dữ liệu về thành phố.................................................................. 55
Bảng 3.18: Cấu trúc dữ liệu về kinh tế - xã hội.......................................................... 56
iv
Bảng 3.19: Cấu trúc dữ liệu về chất – thông số đo..................................................... 56
Bảng 3.20: Cấu trúc dữ liệu về các tiêu chuẩn Việt Nam........................................... 56
Bảng 3.21: Giá trị tính toán bằng phương pháp bình phương cực tiểu ....................... 66
Bảng 3.22: Dân số thành phố Pleiku 2007 – 2015 ..................................................... 67
Bảng 3.23: Dân số các phường, xã của thành phố Pleiku 2007 – 2015 ...................... 68
Bảng 3.24: Giá trị tính toán bằng phương pháp bình phương cực tiểu ....................... 69
Bảng 3.25: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố 2007-
2015.......................................................................................................................... 70
Bảng 3.26: Nhu cầu xe ép rác từ nay đến năm 2015 .................................................. 71
Bảng 3.27: Nhu cầu số lượng thùng 660L để thu gom rác đến năm 2015 .................. 72
Bảng 3. 28: Dân số thành phố Pleiku 2007 – 2015 được tính trên Waste ................... 73
Bảng 3.29: Dân số các xã phường 2007-2015 được tính trên Waste .......................... 73
Bảng 3.30: Khối lượng CTRSH của TP Pleiku 2007-2015 dược tính trên Waste....... 74
Bảng 3.31: Số lượng xe ép rác 10 tấn và số lượng thùng 660l được tính trên Waste .. 76
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai ................................................................... 4
Hình 1.2: Bản đồ hành chính TP Pleiku....................................................................... 5
Hình 1.3: Tỷ lệ các loại đất TP Pleiku ......................................................................... 8
Hình 1.4: Số lượng ( con ) của một số loại gia súc ở TP Pleiku ................................. 10
Hình 1.5: Doanh thu du lịch ...................................................................................... 11
Hình 1.6: Dân số thành phố Pleiku 2002-2006 .......................................................... 12
Hình 1.7: Sơ đồ tổ chức tổ thu gom, vận chuyển của đội vệ sinh............................... 17
Hình 2.1: Các thành phần của GIS ............................................................................ 31
Hình 2.2: Hệ thống thông tin địa lý ........................................................................... 32
Hình 2.3: Phần cứng máy tính ................................................................................... 33
Hình 2.4: Các chức năng của hệ thống thông tin địa lý.............................................. 34
Hình 2.5: Nhập dữ liệu.............................................................................................. 35
Hình 2.6: Xuất dữ liệu............................................................................................... 36
Hình 2.7: Sơ đồ hệ thống thu gom container cố định ................................................. 38
Hình 3.1: Sơ đồ cấu trúc của phần mềm .................................................................... 43
Hình 3.2: Sơ đồ cấu trúc của khối quản lý dữ liệu môi trường trong WASTE........... 45
Hình 3.3: Sơ đồ chức năng truy vấn trong phần mềm WASTE_PL ........................... 46
Hình 3.4: Sơ đồ mô hình tính toán trong WASTE_PL............................................... 47
Hình 3.5: Sơ đồ chi tiết mối liên hệ giữa các khối trong WASTE_PL ....................... 48
Hình 3.6: Phần khởi động của phần mềm .................................................................. 57
Hình 3.7: Các lớp quản lý bản đồ Tp. Pleiku ............................................................. 58
Hình 3.8: Thông tin về chức năng nhập dữ liệu trong phần mềm............................... 58
Hình 3.9: Thông tin về Sở Tài Nguyên & Môi Trường.............................................. 59
Hình 3.10: Thông tin về công ty công trình đô thị ..................................................... 59
Hình 3.11: Thông tin về ĐVSMT số 1....................................................................... 60
Hình 3.12: Thông tin về ĐVSMT số 2....................................................................... 60
Hình 3.13: Thông tin về đội dịch vụ cơ giới .............................................................. 61
Hình 3.14: Thông tin về các tổ của ĐVSMT số 1 ...................................................... 61
Hình 3.15: Thông in về các tổ của ĐVSMT số 2 ....................................................... 62
Hình 3.16: Thông tin về các loại xe ép rác................................................................. 62
Hình 3.17: Thông tin về các chợ................................................................................ 63
Hình 3.18: Thông tin về bãi chôn lấp lộ thiên............................................................ 63
Hình 3.19: Thông tin về lộ trình thu gom rác của xe cơ giới...................................... 64
Hình 3.20: Thông tin về các điểm trung chuyển rác................................................... 64
vi
Hình 3.21: Thông tin về thành phố ............................................................................ 65
Hình 3.22: Thông tin về các phường, xã trong thành phố .......................................... 65
Hình 3.23: Thông tin về số liệu kinh tế - xã hội......................................................... 66
Hình 3.24: Dự báo dân số và khối lượng rác ............................................................. 72
Hình 3.25: Dân số thành phố Pleiku 2007-2015 ........................................................ 73
Hình 3. 26: Khối lượng rác dự đoán cho TP Pleiku 2007-2015.................................. 75
Hình 3.27: Tính toán lượng xe cơ giới và số lượng thùng 660 l ................................. 75
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTR Chất thải rắn
CNTT Công nghệ thông tin
TP Thành phố
GIS Geographic Information System – Hệ thống thông tin địa lý
CSDL Cơ sở dữ liệu
CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
CTRĐT Chất thải rắn đô thị
CTCTĐT Công ty công trình đô thị
ĐVSMT Đội vệ sinh môi trường
GDP Gross Domestic Product – tổng sản phẩm quốc nội
WASTE CompuTEr Tool for Solid Waste MAnagement (WASTE) – Công cụ
máy tính quản lý chất thải rắn.
WASTE_PL CompuTEr Tool for Solid Waste MAnagement for My Tho – Công cụ
máy tính quản lý chất thải rắn.cho thành TP Pleiku tỉnh Gia Lai
UBND Ủy ban nhân dân
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài.
Chất thải rắn (CTR) tồn tại đồng thời với sự sống của con người. Trước đây,
khi mà xã hội chưa phát triển thì lượng CTR không phải là vấn đề đáng kể. Tuy nhiên,
ngày nay khi xã hội phát triển, nhu cầu sống con người tăng cao thì lượng CTR phát
sinh ngày càng nhiều và đế́n mức đáng báo động. Dân cư tập trung đông vào khu vực
đô thị, cùng với nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản phẩm ngày càng phong phú tạo
nên lượng rác thải đa dạng cả về lượng và chất.
Việc quản lý chất thải rắn (CTR) ở các đô thị của Việt Nam thực sự đã bùng nổ
và đang là mối quan tâm sâu sắc không chỉ các nhà môi trường. Trong trong suốt thập
kỷ qua công tác quản lý CTR ở Việt Nam đi từ con số 0 tới nay đã hình thành hệ thống
quản lý nhờ vào sự hoàn thiện về mặt pháp luật của nhà nước, hướng dẫn thi hành các
qui định, tới sự cưỡng chế thi hành và điều chính bằng các công cụ kinh tế. Dự án liên
quan tới CTR đã được xây dựng và thực hiện tại nhiều điểm nóng trong cả nước. Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh thành cũng đã ban
hành nhiều hướng dẫn nhằm ngăn chặn sự gia tăng không kiểm soát của CTR, tăng
cường việc sử dụng lại rác thải và giảm thiểu ảnh hưởng xấu tới môi trường có hại và
giảm sự ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Để mà đạt được những mục đích cuối cùng cần thiết lập ra kế hoạch quản lý
CTR toàn diện hơn cũng như để cho chính sách quản lí CTR được thực thi có hiệu quả
hơn rất cần tập hợp dữ liệu và xây dựng những hệ thống thông tin trong việc quản lí
CTR.
Hiện nay tại Việt Nam đang hình thành một xã hội thông tin. Nhiều văn bản
pháp lý đang mở đường cho ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực mà môi trường không
phải là ngoại lệ. Với quan điểm coi CNTT là chìa khoá để nâng cao hiệu quả quản lý
môi trường, đồng thời sẽ ứng dụng CNTT gắn chặt với bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát
triển CNTT tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tại
Quyết định 179/2004/QĐ-TTG, ký ngày 6/10/2004 vừa qua.
TP Pleiku là đô thị loại 3, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và là đầu mối
giao thông quan trọng của tỉnh Gia Lai. Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố là những áp lực về ô nhiễm môi trường do nhiều loại
chất thải, trong đó chủ yếu là chất thải rắn gây ra. Hiện nay, công tác quản lý CTR ở
TP Pleiku vẫn chủ yếu dựa vào phương thức cũ. Cách quản lý không tập trung, xử lý
2
số liệu chậm, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải… tách rời nhau. Chưa có hệ
thống quản lý cơ sở dữ liệu tập trung, đặc biệt ứng dụng GIS trong quản lý CTR chưa
được thực hiện. Cách quản lý CTR như vậy hạn chế:
· Việc tiến hành theo dõi, lưu trữ thông tin tiến hành riêng rẽ, chưa hệ thống.
· Việc khai thác dữ liệu khó khăn, chưa được tự động hóa gây khó khăn cho
việc làm báo cáo.
· Quản lý một khối lượng thông tin lớn, việc cập nhập, lưu trữ, truy xuất,
chia sẽ gặp nhiều khó khăn.
· Bất lợi khi kết hợp giữa các ngành chức năng liên quan
Để giải quyết những bất cập trên TP Pleiku cần triển khai ứng dụng các giải
pháp công nghệ hiện đại trong đó có công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong
công tác quản lý CTR đô thị. Các kết quả này hiện đang được nghiên cứu trong nhiều
đề tài khoa học các cấp. Đây cũng là mục tiêu mà tác giả Luận văn muốn hướng tới.
Từ đó tính cấp thiết của Luận văn này là:
- Hiện nay công tác quản lý CTR đô thị của TP Pleiku chưa được tin học hóa. Nếu
để tình trạng này tiếp diễn chắc chắn sẽ làm giảm hiệu quả công tác bảo vệ môi
trường đô thị của TP Pleiku.
- Nhiều địa phương đã ứng dụng GIS trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường
rất thành công. GIS sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nhận, lưu trữ, tìm kiếm,
trao đổi thông tin cũng như đưa ra một bức tranh tổng hợp trên cơ sở tích hợp
nhiều loại số liệu. Trong bối cảnh đó Pleiku cần thiết phải ứng dụng GIS theo xu
thế hội nhập.
Mục tiêu của Luận văn.
Mục tiêu lâu dài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý môi trường cho
thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Mục tiêu trước mắt:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường liên quan tới công tác quản lý chất thải
rắn tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai.
3
- Ứng dụng công nghệ ENVIM giúp công tác báo cáo, thống kê liên quan tới
CTR tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Nội dung nghiên cứu.
Để đạt được mục tiêu đề ra, những nội dung cần thực hiện sau đây được đặt ra cho tác giả:
- Thu thập dữ liệu bản đồ số TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.
- Thu thập tài liệu, số liệu liên quan tới các cơ quan quản lý CTR tại TP. Pleiku, tỉnh
Gia Lai. Cơ cấu tổ chức của cơ quan thu gom rác, về nhân sự,…
- Thu thập các dữ liệu về các vị trí gom rác, về cơ chế gom rác thải sinh hoạt cũng
như về các phương pháp, thời gian thu gom rác sinh hoạt tại các phường được lựa
chọn. Thu thập dữ liệu về các tuyến thu gom tại TP Pleiku.
- Thu thập về cách xử lý rác: công nghệ, địa điểm,…
- Thu thập dữ liệu về lượng rác thu thập được, thay đổi thế nào theo tháng, quí,
năm,…
- Thu thập báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh Gia Lai nói chung và TP Pleiku
nói riêng trong các năm gần đây.
- Ứng dụng phần mềm ENVIM cho thành phố Pleiku để hình thành công cụ trợ giúp
quản lý CTR trên địa bàn thành phố Pleiku.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phân tích tài liệu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài
- Phương pháp thống kê trong nghiên cứu môi trường
- Công nghệ thông tin: ứng dụng GIS, hệ thống thông tin môi trường
Giới hạn phạm vi:
- Về địa lý: Đề tài giới hạn phạm vi xem xét là nội thành TP Pleiku.
- Về thời gian: Số liệu cập nhật tới năm 2006.
- Về công nghệ: ứng dụng công nghệ GIS và CSDL, các phần mềm ENVIM.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN HỆ THỐNG QUẢN LÝ, THU GOM, VẬN CHUYỂN
CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ PLEIKU – TỈNH GIA LAI
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA THÀNH PHỐ PLEIKU
1.1.1 Khái quát quá trình lịch sử
Pleiku là tên của tỉnh từ thời Pháp thuộc. Pleiku là tên ghép của hai chữ Plei có
nghĩa là làng, Ku có nghĩa là cái đuôi. Trước khi thực dân Pháp đặt chân đến đây, trên
địa bàn Pleiku có nhiều làng người Jrai ở gần nhau. Pleiku là một vùng đất cổ hiện nay
còn lưu nhiều giấu tích của người xưa chư di chỉ Trà Dôm và Biển Hồ. Nhiều hiện vật
gốm thu được có những mô típ, kiểu dáng gần gũi với các di tích “ Tiền Sa Huỳnh”
phân bố ở vùng ven biển trung bộ. Khi xâm chiếm Pleiku, Pháp đặt doanh trại đầu tiên
trên một vùng đất mà trước đó dân các làng mang tên Pleiku đã ở lâu đời. Vì thế mà
tỉnh và tỉnh lỵ đều lấy tên là Pleiku. Năm 1933, chính phủ Nam triều thành lập một bộ
máy hành chính của Pháp lấy tên là Đạo Gia Lai ( Đạo là tỉnh nhỏ), tỉnh Gia Lai có tên
từ đó.
Phố núi Pleiku ngày đó đã thay da đổi thịt không ngừng vươn lên từng ngày
trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm nhận vai trò là trung tâm chính trị -
kinh tế - văn hóa lớn nhất của tỉnh Gia Lai.
Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai
5
Hình 1.2: Bản đồ hành chính TP Pleiku
6
1.1.2 Vị trí địa lý
Thành phố Pleiku là đô thị phía Bắc Tây Nguyên, có tổng diện tích tự nhiên là
26.060,6 ha, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Gia Lai.
Thành phố có vị trí địa lý như sau:
· Bắc giáp huyện Chư Păh.
· Nam giáp huyện Chư Prông.
· Tây giáp huyện Iagrai.
· Đông giáp huyện Đăk Đoa.
Tọa độ địa lý:
· Từ 107050’30” đến 108006’10” kinh độ Đông.
· Từ 13050’10” đến 14005’15” vĩ độ Bắc .
1.1.3 Địa hình – địa mạo
Thành phố Pleiku có địa hình đặc trưng cho vùng cao nguyên miền núi, độ cao
trung bình từ 720-800 m so với mực nước biển , địa hình có hướng thoải dần về phía
Đông Nam, có độ dốc từ 5-100 chia cắt bởi các nhánh suối, các đường phân thuỷ cấp 1
và các miệng núi lửa địa hình âm. Các thành tạo địa mạo ở đây gồm hai kiểu hình thái
cơ bản: Các bề mặt nằm ngang và hơi nghiêng xen kẽ các bề mặt dạng phun nổ. Các
bề mặt này mới bị lôi kéo vào các hoạt động đào xẻ, phân cắt cùng với quá trình ngoại
sinh hoạt động mạnh mẽ, rửa trôi, xâm thực xói mòn, phong hóa bạc màu và các quá
trình trọng lực xảy ra ở các sườn dốc và vách đứng mà thường là ranh giới giữa các
phân vi địa mạo và chúng cũng rất dễ phân hóa bạc màu.
1.1.4 Khí hậu
Thành phố Pleiku nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm hai mùa
rõ rệt.
- Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 03 năm sau, khí hậu trong mùa
này có số lượng ngày nắng cao 80-85%, nhiệt độ thay đổi từ 80- 300C, độ
ẩm thấp, lượng bốc hơi cao. Gió chủ yếu hướng Đông - Bắc đến Tây – Nam.
- Mùa mưa từ tháng 04 đến tháng 10 có tỷ lệ ngày mưa 50-70%, nhiệt độ
trung bình từ 18-26 0C, độ ẩm cao, lượng bốc hơi thấp, gió chủ yếu hướng
Tây Nam đến Đông – Bắc.
7
1.1.5 Thủy văn
Thành phố Pleiku có hai hệ thống suối Tao bưng và Takian và các nhánh nhỏ
của chúng như Iarơdung, Iakrôm … có chiều dài tổng cộng 45km, lưu vực 149 km2,
chảy uốn lượn độ dốc dòng chảy 5 – 150, lưu lượng dòng chảy thay đổi theo mùa trung
bình Q = 45 l/s.
Thành phố có một hồ tự nhiên . Biển hồ rộng khoảng 250 ha và các hồ nhân tạo
ở Biển hồ, Trà Đa, diện tích lớn hơn 120 ha, đây là nguồn cung cấp nước chính cho
Thành phố và là cảnh quan thiên nhiên điều hoà môi trường sinh thái đặc trưng của
Pleiku.
Nguồn nước ngầm: Thành phố có tiềm năng lớn về nước ngầm, về tổng thể phức hệ
chứa nước này gồm hai phần chủ yếu:
· Phần chứa nước thứ nhất bao gồm toàn bộ đới Bazan phong hoá có bề dày
2-30m nước dưới đất có độ sâu 5-25 m, lưu lượng các giếng đạt 0,2-2 l/s.
Đây là đới chứa nước để khai thác có thể đào giếng, khoan tay hoặc các
điểm lộ tự chảy, nước dưới đất trong đới này có trữ lượng nhỏ.
· Phần chứa nước thứ hai phân bố trong các đới bazan đặc sít với chiều dày
200-300 m, chiều sâu mực nước thay đổi từ 15-45 m , lưu lượng thay đổi từ
rất nghèo Q5l/s
1.1.6 Đất đai thổ nhưỡng
Thành phố Pleiku có tiềm năng rất lớn về tài nguyên đất đai, được sử dụng theo cơ cấu sau:
Bảng 1.1: Cơ cấu các loại đất TP Pleiku
STT Cơ cấu các loại đất Tổng diện tích ( ha)
1 Đất nông nghiệp 12.897,83
2 Đất lâm nghiệp 3.690,40
3 Đất chuyên dùng 3.405,86
4 Đất ở 1.052,39
5 Đất chưa sử dụng 1.523,09
Tổng cộng 22.569,60
[11]
8
57.10%
16.35%
15%
4.66% 6.89% Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng
Đất ở
Đất chưa sử dụng
Hình 1.3: Tỷ lệ các loại đất TP Pleiku
Đất có nguồn gốc là sản phẩm phong hóa của đá mác ma phun trào siêu mafic: bazan
và tuf bazan gồm cả nhóm đất đỏ vàng chiếm 90% tổng diện tích. Phân bố chủ yếu
trên các bề mặt nằm ngang và hơi nghiêng. Đây là loại đất thích hợp cho sản xuất nông
nghiệp và đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở.
1.1.7 Thực vật
Lớp phủ thực vật trên địa bàn Tp.Pleiku ở mức che phủ trung bình, do địa hình khác
nhau mà thảm thực vật cũng khác nhau. Ở Thành phố chủ yếu là thảm thực vật nhân
tạo trồng các giống cây đã thuần hóa: thông, cao su, keo lá tràm và các loại cây công
nghiệp café, hồ tiêu, cây ăn quả các loại,… bên cạnh đó là hoa màu , lúa mì, khoai,
bắp…Ngoài các thảm thực vật kể trên còn có hệ thống cây xanh đường phố nhằm cải
thiện môi sinh và cảnh quan Thành phố.
1.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1 Về kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 14,65% (giai đoạn 1999 - 2004), cơ
cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây
dựng ngày càng tăng trong cơ cấu chung của GDP. Thu nhập bình quân đầu người đạt
662 USD/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 550 hộ chiếm 1,45% (cuối năm 2003
là : 1,78%), theo qui định của Bộ lao động thương binh và xã hội với tiêu chí đạt được
như trên thì địa bàn thành phố cơ bản thoát nghèo.
1.2.1.1 Nông - lâm nghiệp
Nông lâm nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp
(theo giá cố định năm 1994) giai doạn 2001 - 2005 tăng trung bình 9,1 % năm (tính
cho toàn tỉnh). Diện tích nhiều loại cây trồng đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Lương thực
bình quân đầu người đạt 69,4 kg/người (Sơ bộ 2006). Diện tích gieo trồng các loại cây
9
11.131 ha. Diện tích trồng và sản lượng của một số loại cây trồng ở Tp.Pleiku được
trình bày theo Bảng sau:
Bảng 1.2: Diện tích trồng và sản lượng của một số loại cây trồng ở TP pleiku
DIỆN TÍCH ĐẤT TRỒNG ( HA ) SẢN LƯỢNG ( TấN ) CÁC
LOẠI
CÂY
TRỒNG
2002 2003 2004 2005 2006 2002 2003 2004 2005 2006
Cây
lương
thực có
hạt
3.234 3.231 3.123 2.984 3.128 11.735 14.064 14.765 13.326 17.191
Cây lúa 2.877 2.915 2.809 2.664 2.802 10.643 13.081 13.669 11.981 15.789
Lúa
đông
xuân
1.252 1.306 1.204 1.059 1.066 3.305 5.641 5.771 4.023 7.307
Lúa mùa 1.625 1.609 1.605 1.605 1.736 7.337 7.440 7.898 7.958 8.482
Lúa rẫy
vụ mùa 45 40 37 11 19 72 72 55 18 72
Ngô 357 316 314 321 326 1.092 983 1.096 1.345 1.402
Ngô lai 209 206 210 278 270 829 825 896 1.238 1.231
Sắn 189 250 220 228 191 1.250 1.625 2.156 2.284 1.990
Rau đậu 623 698 713 682 809 6.910 6.728 7.103 7.885 9.678
Mía 29 63 73 9 30 1.175 135 3.357 325 1.500
Lạc 53 47 50 36 25 37 38 40 29 8.886
Cà phê 5.912 5.733 5.733 5.733 5.733 7.033 7.472 8.025 8.313 561
Cao su 450 450 425 726 726 - 157 59 556 228
Hồ tiêu 56 73 172 179 177 15 39 92 223 -
Điều - - 34 63 137 - - - -
[11]
Chăn nuôi: Tỷ trọng chăn nuôi tăng khá, nhiều mô hình trang trại chăn nuôi đạt hiệu
quả kinh tế. [11]
10
109
12.250
33.585
136
7.720
42.100
180
8.416
48.476
202
10.948
54.652
180
13.880
58.410
2002 2003 2004 2005 2006
Lợn
Bò
Trâu
Hình 1.4. Số lượng ( con ) của một số loại gia súc ở TP Pleiku
Lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng mới và giao khoán quản lý bảo vệ rừng đạt và vượt
mục tiêu, nâng độ che phủ của rừng lên, sản lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên giảm,
từ rừng trồng tăng. Công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được chú trọng.
1.2.1.2 Công nghiệp
Nhìn chung 5 năm qua (2002-2006) kinh tế thành phố chuyển dịch và phát triển theo
hướng CNH-HĐH, trong đó giá trị sản lượng công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá,
bình quân năm 15,5%, cao hơn so với mức tăng bình quân của công nghiệp cả tỉnh
(12%), thể hiện qua Bảng 1.3.
Bảng 1.3: Công nghiệp TP Pleiku trong 5 năm qua
NĂM
CƠ Sở SảN XUấT
CÔNG NGHIệP
(CƠ Sở)
LAO ĐộNG
CÔNG NGHIệP
(NGƯờI)
GIÁ TRị SảN
XUấT CÔNG
NGHIệP
(TRIệU ĐồNG)
2002 1.978 11.306 590.647
2003 1.902 12.575 779.574
2004 2.033 10.698 826.514
2005 1.950 11.017 929.242
2006 1.959 10.568 1.191.918
(Nguồn [11])
1.2.1.3 Thương mại - dịch vụ
Thương mại:
Sự phát triển của ngành thương mại trên địa bàn trong những năm qua đã góp
phần tích cực cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố theo hướng sản
xuất hàng hóa, mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu nông sản hàng hóa địa
phương phát triển, thu hút các thành phần kinh tế tham gia bằng nhiều hình
11
thức hợp tác, liên kết thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu địa
phương.
Dịch vụ:
Giá trị khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP năm 2001: 61,98%; năm 2002:
60,35%; năm 2003: 59,4%, năm 2004: 57,58%. Tăng trưởng tương đối trong
cơ cấu kinh tế chung của Thành phố qua các năm tăng 13,46% (2001), 13%
(2002), 12,15% (2003), 12% (2004), 13,5% (2005).
Những năm gần đây du lịch Pleiku đã có những khởi sắc với các công trình văn
hóa du lịch sinh thái như công viên hồ Diên Hồng, làng Văn hóa Đồng Xanh,
núi Hàm Rồng, Biển Hồ gắn liền với nền văn hóa Biển Hồ - Trà Dom, bảo tàng
Hồ Chí Minh chi nhánh Gia Lai - Kon Tum, nhà lao Pleiku.
15.757
7.893
5.98
9.083
15.371
3.588
1.712
10.662
18.75
4.662
1.085
14.004
5.606
9.316
4.396
19.374
6.166
10.24
4.843
21.311
2001 2002 2003 2004 2005
ĐVT : tr iệu đồng
Doanh thu dịch vụ
Doanh thu khác
Doanh thu hàng ăn
uống
Doanh thu bán hàng
hóa
Hình 1.5. Doanh thu du lịch
1.2.2 Về văn hóa, giáo dục
1.2.2.1 Quy mô dân số và lao động
Dân số của Tp. Pleiku đến năm 2006 là 195.235 người, phân bố ở 9 xã 11 phường mật
độ dân số: 745.20 người/km2, bao gồm 28 dân tộc anh em đang sinh sống; đồng bào
kinh chiếm đa số (87,5%), còn lại là đồng bào các dân tộc khác mà chủ yếu là dân tộc
Jrai và Bahnar (12,5%). Số người trong độ tuổi lao động khoảng 76.262 người chiếm
38% dân số. Lực lượng lao động phi nông nghiệp chiếm 83,4%. Lao động tập trung
trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, chính trị, văn
hóa, khoa học, giáo dục, du lịch.
Bảng 1.4: Dân số các phường xã tại TP Pleiku
12
NĂM 2004 2005 2006
Phường Diên Hồng 9.886 10.113 10.28
Phường Hội Thương 14.065 14.292 14.459
Phường Hội Phú 14.456 14.683 14.85
Phường Hoa Lư 11.335 11.562 11.729
Phường Thống Nhất 12.989 13.216 13.383
Phường Yên Đỗ 16.428 16.655 16.822
Phường Tây Sơn 10.016 10.243 10.41
Phường Iakring 9.953 10.18 10.347
Phường Trà Bá 17.587 17.814 17.981
Phường Yên Thế 14.895 15.122 15.289
Phường Thắng Lợi 7.503 7.73 7.897
Xã An Phú 10.334 10.561 10.728
Xã Chư Á 7.307 7.534 7.701
Xã Chưhrông 6.925 7.152 7.319
Xã Biển Hồ 6.681 6.908 7.075
Xã Trà Đa 3.403 3.63 3.797
Xã Tân Sơn 4.818 5.045 5.212
Xã Diên Phú 2.045 2.271 2.43
Xã Gào 3.202 3.429 3.596
Xã Iakênh 3.536 3.763 3.93
Tổng 187.364 191.903 195.235
182,206 184,397
187,364
191,903
195,235
2002 2003 2004 2005 2006
DÂN SỐ
Hình 1.6: Dân số thành phố Pleiku 2002-2006
1.2.2.2 Giáo dục và đào tạo
13
Quy mô giáo dục tăng nhanh, chất lượng giáo dục được nâng lên. Đã tập trung nhiều
nguồn vốn cho xây dựng trường lớp, đầu tư trang thiết bị dạy - học và nhà ở cho giáo
viên. Đội ngũ giáo viên từng bước được chuẩn hóa và tăng cường, đáp ứng ngày càng
tốt hơn yêu cầu dạy và học. Xã hội hóa giáo dục ngày càng được quan tâm.
Bảng 1.5: Lĩnh vực giáo dục đào tạo
STT NGUỒN ĐƠN VỊ SỐ LƯỢNG
1 Trường học phổ thông:
· Trường TH
· Trường TH &THCS
· Trường THCS
· Trường PTTH
Trường 58
34
2
16
6
2 Lớp học mẫu giáo
· Giáo viên
· Học sinh
Lớp
Giáo viên
Học sinh
256
358
7.796
3 Lớp học PT
· Lớp tiểu học
· Lớp THCS
· Lớp PTTH
Lớp 1.349
707
414
228
4 Giáo viên phổ thông
· Giáo viên tiểu học
· Giáo viên THCS
· Giáo viên THPT
Giáo viên 1.922
790
750
382
5 Học sinh phổ thông
· Học sinh tiểu học
· Học sinh THCS
· Học sinh PTTH
Học sinh 48.144
20.952
17.171
10021
6 Trường cao đẳng
· Sinh viên
· Giảng viên
Trường
Sinh viên
Giảng viên
1
1.006
116
7 Trường trung học chuyên nghiệp
· Sinh viên
Trường
Sinh viên
4
1.936
8 Trường đào tạo công nhân kĩ
thuật
· Công nhân
· Giáo viên
Trường
Công nhân
Giáo viên
1
918
34
1.2.2.3 Lĩnh vực y tế
Hoạt động y tế, phòng chống dịch bệnh, chăm lo sức khỏe cho nhân dân có nhiều tiến
bộ. Cơ sở khám chữa bệnh được củng cố, tăng cường cả về cơ sở vật chất và đội ngũ y
14
bác sĩ. Cụ thể trong năm 2006 thành phố 2 có bệnh viện; 20 phòng khám; 80 trạm y tế
xã; 727 cán bộ y tế, trong đó bác sĩ là 212 người, y sĩ - kỹ thuật viên : 213 người, y tá :
274 người, trình độ khác: 73 người.
Hoạt động văn hóa thông tin, báo chí, phát thanh - truyền hình, thể dục thể thao được
quan tâm và mở rộng.
1.2.3 Công trình kỹ thuật đô thị
1.2.3.1 Mạng lưới giao thông
Tổng chiều dài đường nội thị 212,92 Km ( kể cả quốc lộ và tỉnh lộ ), mật độ mạng lưới
đường nhựa bình quân đạt 5,5-6 km / km2, riêng khu trung tâm mật độ mạng lưới
đường nhựa đạt 7,5-8km /km2 .
Toàn Thành phố có 2 bến xe Bến xe liên tỉnh và bến xe nội thị, lượng xe ra vào bình
quân 70-150 lượt / ngày đêm, 01 sân bay lưu lượng khách hàng năm 50.000 hành
khách / năm.
1.2.3.2 Cấp nước đô thị
Nhà máy nước Biển hồ khai thác được 6 – 7.000 m3/ngày đêm.Cấp 35 % số dân Thành
phố với mức cấp khoảng 60 lít/ người/ ngày . Còn lại 65 % cấp nước bằng các công
trình đơn lẻ, giếng đào hoặc khoan.
Năm 1998 Thành phố đã triển khai chương trình dự án nước sạch cho đô thị bằng
nguồn vốn ODA. Cải tạo dây chuyền công nghệ xử lý nước, mở rộng mạng lưới đường
ống cấp nước, với công suất sau khi hoàn thành dự án (năm 2005) đạt 38.000 m3/ngày
đêm, cung cấp 85% dân số thành phố với tiêu chuẩn cấp từ 100-120 l/người/ngày đêm.
1.2.3.3 Thoát nước và xử lý nước thải đô thị
Hệ thống thoát nước ở Thành phố là hệ thống thoát nước chung cho cả nước mưa và
nước thải sinh hoạt. Lợi dụng địa hình Tây nguyên có độ dốc lớn nên việc thoát nước
thuận lợi. Ở Pleiku ước tính có 40% số hộ có hố xí tự hoại, còn lại là hố xí thấm, xí 2
ngăn. Đây cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước.
Thành phố đang kêu gọi các dự án đầu tư bằng vốn vay hoặc viện trợ ODA nước ngoài
để xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
1.2.3.4 Điện chiếu sáng
Mạng lưới điện quốc gia đã kéo đến 19/19 xã, phường, thôn, làng. Hơn 99,21% số hộ
dân được sử dụng lưới điện quốc gia.
1.2.3.5 Cơ sở vật chất
15
Công sở, nhà dân đã được đầu tư nâng cấp khang trang, hiện đại, đến nay có hơn 80%
nhà kiên cố và bán kiên cố. Khu vực nội thành phần lớn là nhà kiên cố, cao tầng;
Trung tâm thương mại đã được đầu tư làm mới và hệ thống các chợ khu vực đi vào
hoạt động ổn định.
1.2.3.6 Hệ thống thông tin liên lạc
Được mở rộng đầu tư nâng cấp, đến nay đã phủ sóng thông tin toàn bộ 19/19 xã,
phường, thôn, làng, bản. Tính đến cuối năm 2003 số máy điện thoại lắp đặt bình quân
đạt 16 máy/100 dân (dự kiến cuối năm 2004 đạt 19 máy/100).
1.3 HỆ THỐNG QUẢN LÝ, THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN ĐÔ
THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PLEIKU
1.3.1 Hiện trạng thu gom CTR tại thành phố Pleiku
Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa-xã hội của tỉnh Gia Lai nên
rất phát triển về mọi mặt, kèm theo vấn đề này là rác thải, nhu cầu dịch vụ vệ sinh môi
trường cũng tăng theo. Xuất phát từ tình hình trên ngày 09-09-1996 “ Công ty công
trình đô thị” đã được thành lập. Nhiệm vụ chính của công ty là:
· Tổ chức quản lý thu gom, xử lý rác thải đô thị.
· Thi công xây dựng các công trình giao thông ( đường giao thông, đường nội
thị, thoát nước vỉa hè…)
· Thi công xây dựng, xây lắp hệ thống chiếu sáng công cộng dân dụng và
công nghiệp.
· Thi công các công trình dân dụng.
· Dịch vụ bãi đỗ xe.
Địa bàn thành phố gồm 11 phường và 9 xã, tổng diện tích tự nhiên là 261,9 km2 : nội
thành 61,36 km2, ngoại thành 200,24 km2. Tổng lượng rác sinh hoạt của thành phố thải
ra trong ngày là 195m3/ngày, tỷ lệ thu gom trên địa bàn thành phố đạt 71,8%. Như vậy
tỷ lệ thu gom vận chuyển rác thải của các xã ngoại thành là tương đối thấp, một mặt do
phương tiện, xe máy thu gom có hạn mặt khác một số tuyến đường mật độ dân số
thưa, người dân rất đất rộng không có nhu cầu đổ rác nên khi mở ra không thu được
phí vệ sinh môi trường.
1.3.2 Hệ thống thu gom và quét dọn chất thải rắn đô thị
Cơ quan trực tiếp quản lí việc thu gom và vận chuyển CTRĐT là Đội Vệ Sinh. Với lực
lượng công nhân 152 người làm việc lâu năm, chịu thương, chịu khó đã góp phần
mang lại vẽ đẹp cho thành phố. Với trang thiết bị lao động cung cấp hàng năm, hàng
tháng, háng quý được thể hiện ở bảng sau góp phần bảo vệ sức khỏe cho những anh
em công nhân vệ sinh.
16
Bảng 1.6: Trang thiết bị và phương tiện của đội vệ sinh quản lý
DANH MỤC ĐƠN VỊ SỐ
LƯỢNG
GHI
CHÚ
Xe ép rác Chiếc 7
Xe cải tiến 0.3 m3 Chiếc 20
Xe cải tiến 0.5 m3 Chiếc 135
Thùng tole 0.66 m3 Cái 70
Thùng compesit 0.24 m3 Cái 110
Xẻng Cái 50 Năm
Chổi Cái 152 Tháng
Mũ Cái 152 Năm
Khẩu trang Cái 152 Tháng
Áo mưa Cái 300 Năm
Giày, ủng Đôi 300 Năm
Áo phản quang Cái 152 Năm
Xe ủi rác Chiếc 1
Đội vệ sinh đảm nhận toàn bộ công việc thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn
thành phố Pleiku. Đội vệ sinh môi trường số 1 đội trưởng là chú Đào Quốc Tuấn, đội
vệ sinh môi trường số 2 đội trưởng là cô Nguyễn Thị Hoa. Nhiệm vụ của đội trưởng là
điều phối công việc của những người trong tổ thu gom, tổ chức các cuộc họp trong
tuần và kiểm tra, xem xét chất lượng làm việc của từng cá nhân trong đội. Riêng đội
trưởng đội vệ sinh môi trường số 1 có thêm nhiệm vụ quản lí tổ vận chuyển, kiểm tra
các tuyến đường xe cơ giới, giúp cho việc vận chuyển CTR được tốt hơn.
Tổ trưởng, nhóm trưởng do tổ hoặc nhóm bầu chọn và được sự đồng ý của đội trưởng
đội vệ sinh môi trường.
Tổ trưởng có nhiệm vụ:
· Đôn đốc các tổ viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
· Kiểm tra chất lượng công tác quét dọn, duy trì vệ sinh đường phố và thu gom
rác của các nhóm trong tổ.
· Kiểm tra an toàn lao động và vệ sinh lao động trong tổ.
· Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt vệ sinh đô thị.
Nhóm trưởng có nhiệm vụ:
· Phân công, bố trí lao động trong nhóm phù hợp với khối lượng và thời gian của
công việc được giao.
17
· Nhắc nhở trong nhóm thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo quản
giữ gìn công cụ lao động
· Thu tiền dịch vụ vệ sinh của các hộ thu gom rác trong phạm vi địa bán thu gom.
Đội vệ sinh
Đội vệ sinh môi
trường số 1
Duy trì vệ sinh
đường phố
Đội trưởng
(ĐVSMT số 1&2)
Đội vệ sinh môi
trường số 2
Quản lý xe cơ
giới
Thu gom và quét
dọn
Hình 1.7: Sơ đồ tổ chức tổ thu gom, vận chuyển của đội vệ sinh
1.3.2.1 Thành phần chất thải rắn đô thị
Trong thời kinh tế thị trường, nhu cầu của mỗi người tăng lên, lượng phát sinh rác thải
cũng ngày càng tăng.Với nhiều nguồn khác nhau sẽ thải ra thành phần rác thải khác
nhau, vì thế sẽ rất khó khăn trong vấn đề xử lý và chôn lấp rác tại bãi chôn lấp như
thời gian phân hủy rác chậm, chiếm diện tích đất gây ảnh hưởng đến môi trường xung
quanh, gây ô nhiễm đất, ô nhiễm tầng nước ngầm vì trong rác sinh hoạt có chứa các
chất độc hại (pin, ống tiêm, thuốc quá hạn sử dụng, acquy…) và có thể ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng.
18
Bảng 1.7: Thành phần rác thải sinh hoạt chủ yếu của thành phố Pleiku
STT THÀNH PHẦN TỶ LỆ %
1 Giấy vụn, vải, cacton, gỗ 4.3
2 Lá cây, rác hữu cơ, thực phẩm, xác súc vật 49.27
3 Nilon, đồ nhựa cao su. 8.9
4 Kim loại, vỏ hộp kim loại 6.06
5 Thủy tinh, sành sứ 1.8
6 Đất đá, vật liệu xây dựng, xà bần, tạp chất
vô cơ khác
29.67
Tính chất vật lý
Độ ẩm 47.7
Độ tro 15.9
Tỷ trọng ( tấn/m3) 0.42
Thành phần CTR đô thị ở thành phố Pleiku có đặc điểm:
Thành phần CTR hữu cơ: lá cây, rác hữu cơ, thực phẩm, xác động vật, chất thải
động vật, trung bình chiếm 30-50%, đây là điều kiện tốt để chế biến thành phân
hữu cơ vi sinh phục vụ nông nghiệp.
Thành phần đất đá, vật liệu xây dựng, xà bần, tạp chất vô cơ khác chiếm 20-30%,
thành phần này không có tính độc hại nên phân loại tách riêng để giảm bớt yêu
cầu đối với công nghệ xử lý CTR. Ngoài ra thành phần nilon, đố nhựa, chất dẻo,
cao su xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh.
Ngoài các loại CTR sinh hoạt neu trên còn xen lẫn chất thải nguy hại, cũng theo
số liệu điều tra của CTCTĐT có khoảng 0,5 CTR nguy hại được thu gom đỗ thải
về bãi bao gồm: bóng đèn huỳnh quang hỏng, pin, ăc quy, sơn thải chứa kim loại
nặng ,xăng, dầu, các chất tẩy tửa mạnh, các loại thuốc hỏng quá hạn sử dụng, phế
thải mỹ phẩm, bình xịt ruồi, bông băng. Đây là loại chất thải tuy chiếm tỷ trọng
nhỏ nhưng rất nguy hiểm đối với môi trường cần phải có biện pháp xử lý riêng
theo quy định nhà nước.
19
1.3.2.2 Phương thức thu gom chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH)
Thu gom CTRSH tại các hộ gia đình:
Phương thức thu gom theo kiểu hệ thống xe thùng cố định tức là mỗi ngày các
công nhân có nhiệm vụ kéo các xe cải tiến 0,5 m3 hoặc 0,3 m 3 đến hộ gia đình
đầu tiên để thu gom rác và cứ thế cho đến khi thùng đầy rác. Các thùng đầy được
đưa đến điểm tập kết đã được qui định sẵn để chờ chuyển sang xe cơ giới và xe
rỗng được đưa về vị trí cũ tiếp tục cuộc hành trình thu gom rác ở các hộ gia đình
khác.Cứ như thế các công nhân làm hết phần công việc của mình trên tuyến
đường đã phân công.
Hàng tháng, theo qui định của ủy ban thành phố, mỗi hộ dân phải trả phí cho
công ty môi trường đô thị là 7.500 đồng đối với các hộ trong hẻm và 10,000 đến
60.000 đồng đối với các hộ kinh doanh ở mặt tiền..
Thu gom CTRSH ở các cơ quan, trường học và các nhà máy:
Mỗi cơ quan, trường học và các công ty được công ty môi trường đô thị cho thuê
một thùng chứa 660L tùy theo nhu cầu của các công ty, cơ quan, trường học đó.
Mỗi ngày, đúng giờ qui định xe ép rác sẽ đến tận nơi để lấy rác và việc này chỉ
thực hiện một lần trong ngày. Hàng tháng, tùy vào khối lượng rác phát sinh công
ty môi trường đô thị cử người đi thu phí dao động từ 100.000 đồng trở lên. Điều
này, đã được qui định trong hợp đồng đã ký với các công ty, nhà máy, xí nghiệp,
cơ quan hành chính và trường học.
Thu gom rác chợ:
Công ty CTĐT chỉ đảm nhiệm quét dọn 2 chợ khu vực trên địa bàn thành phố.
Hàng ngày, các công nhân thường làm việc vào buổi chiếu tối và sáng sớm đúng
vào lúc kết thúc và bắt đầu phiên chợ. Nhờ thế, mà các chợ đảm bảo hợp vệ s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ứng dụng gis hỗ trợ công tác quản lý chất thải rắn đô thị tại thành phố pleiku, gia lai.pdf