PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Lược sử nghiên cứu vấn đề
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Các bước thực hiện đề tài
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THẢO LUẬN
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA LÝ
1.2. CẤU TRÚC CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ
1.3. ỨNG DỤNG GIS Ở VIỆT NAM
1.4. ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨu
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
3.2. LIÊN KẾT DỮ LIỆU HÌNH HỌC VÀ PHI HÌNH HỌC
3.4. XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC CÁC TIỆN ÍCH HỖ TRỢ BẰNG MAPBASIC
3.4.2. Khai thác các tiện ích hỗ trợ
3.4.2.1. Cập nhật CSDL
3.4.2.2. Tra cứu CSDL
3.4.2.3. Tô màu hiện trạng sử dụng đất
3.4.2.4. Truy vấn thông tin theo từng xã
3.4.2.5. Tiện ích Map
3.4.2.6. Xuất dữ liệu
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
55 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7450 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng gis trong xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai phục vụ công tác quản lý đất đai huyện Châu Thành - Tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở toán học cho chức năng này là đại số bản đồ. Chính ở điều này làm cho các hệ GIS khác với các thết kế khác và đây cũng là một tiêu chuẩn đặc trưng để đánh giá về khả năng của một hệ GIS.
Các khả năng cơ bản của GIS là:
- Chuyển đổi hệ tọa độ, phép chiếu, nắn chỉnh bản đồ.
- Thực hiện các phép toán số học, logic, hình học, đại số.
- Chồng xếp, làm sạch, làm trơn, tách hoặc hợp các lớp thông tin không gian và phi không gian.
- Phân loại các lớp thông tin trên bản đồ.
- Nội suy bề mặt cho điểm, đường, tạo bề mặt địa hình từ các đường đồng mức, tạo ảnh phối cảnh ba chiều, tính toán độ dốc.
- Tính toán thống kê khoảng cách, mô hình hóa và kết hợp với các hệ chuyên gia.
- Xác định chọn lọc vùng theo một tiêu chuẩn bất kỳ.
1.3. ỨNG DỤNG GIS Ở VIỆT NAM
Ở nước ta, công nghệ GIS mới chỉ được chú ý trong vòng 10 năm trở lại đây, tuy nhiên phần lớn mới chỉ dừng lại ở mức xây dựng cơ sở dữ liệu cho các dự án nghiên cứu. Một số phần mềm lớn của GIS như ARCINFO, MAPINFO, MAPPING OFFICE, … đã được sử dụng ở nhiều nơi để xây dựng lại bản đồ địa hình, địa chính, hiện trạng trên phạm vi toàn quốc. Sự kết hợp giữa công nghệ viễn thám và GIS đã bắt đầu được ứng dụng trong một số nghiên cứu về nông lâm nghiệp như trong công tác điều tra quy hoạch rừng (viện điều tra quy hoạch rừng), công tác điều tra đánh giá và quy hoạch đất nông nghiệp của viện quy hoạch, thiết kế nông nghiệp.
1.4. ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU
1.4.1. Khát quát vùng nghiên cứu
1.4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Ø Vị trí địa lý
- Huyện Châu Thành nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Tháp, cách thị xã Sa Đéc khoảng 12 km, gồm: 11 xã, một huyện lỵ: thị trấn Cái Tàu Hạ.
- Diện tích tự nhiên là 234 km2 chiếm 7.13% diện tích toàn tỉnh.
- Tọa độ địalý:
+ 10008’ đến 10018’ vĩ độ Bắc.
+ 105042’ đến 105059’ kinh độ Đông.
- Tứ cận:
+ Phía Bắc giáp sông Tiền, ngăn cách với huyện Cao Lãnh cùng tỉnh và huyện Cái Bè của tỉnh Tiền Giang.
+ Phía Tây giáp thị xã Sa Đéc và huyện Lai Vung.
+ Phía Nam giáp huyện Bình Tân của tỉnh Vĩnh Long.
+ Phía Đông giáp thành phố Vĩnh Long và huyện Long Hồ của tỉnh Vĩnh Long.
Địa hình, địa mạo
Châu Thành có địa hình có hướng dốc từ sông Tiền vào trong nội đồng và tương đối bằng phẳng. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch dầy đặc.
Khí hậu
Châu Thành nói riêng, tỉnh Đồng Tháp nói chung nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.
- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm khá cao khoảng 27,36oC.
- Gió: phổ biến theo hai hướng Tây - Nam và Đông – Bắc, từ tháng 5 đến tháng 11.
- Độ ẩm: độ ẩm không khí cao và ổn định, ít biến đổi qua các năm, bình quân cả năm 84%, thấp nhất là 80% vào tháng 11.
- Lượng bốc hơi: tập trung vào các tháng 2, 3, 4, 5 và 6. Lượng bốc hơi trung bình từ 3 - 5 mm/ngày.
- Chế độ nắng: Châu Thành là vùng có số giờ nắng cao, bình quân 2.438,20 giờ/năm và số giờ nắng cao 208 giờ/tháng, tháng 3 có số giờ nắng cao nhất là 9,1 giờ/ngày thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản.
- Chế độ mưa: trong năm hình thành hai mùa mưa và khô. Lượng mưa trung bình nhiều năm của huyện Châu Thành là 1.200 mm/năm.
(Niên giám thống kê huyện, 2009)
Thủy văn
Nằm ở hạ lưu châu thổ sông MeKong, Châu Thành chịu nhiều ảnh hưởng của chế độ dòng chảy sông MeKong, thủy triều biển Đông và chế độ thủy văn sông Tiền, chế độ mưa trong khu vực.
1.4.1.2. Các nguồn tài nguyên
v Tài nguyên nước
Huyện Châu Thành có nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm không bị nhiễm mặn. Tuy nhiên vùng trũng ở vị trí xa sông lớn có một phần nước bị nhiễm phèn vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Sông Tiền có lưu lượng bình quân 11.500 m3/s, lớn nhất 20.504 m3/s và nhỏ nhất 2.000 m3/s. Ngoài ra, trong huyện còn có sông Nha Mân, sông Cái Tàu Hạ, góp phần vào cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hệ thống thủy lợi phát triển khá mạnh, tiến sâu vào nội đồng, làm cho phèn được rửa trôi, pha loãng bớt, nên diện tích đất bị nhiễm phèn ngày càng thu hẹp và hiệu quả khai thác đất phèn ngày càng được nâng cao.
v Tài nguyên đất
Trên địa bàn huyện có 02 nhóm đất chính là đất phù sa và đất phèn với chất lượng khác nhau. Đất phù sa chiếm phần lớn diện tích, còn lại là đất phèn phân bố loang lổ nhiều nơi.
- Đất phù sa: được hình thành trên các trầm tích non trẻ, không chứa vật liệu sinh phèn. Đất có thành phần cơ giới nặng, với cấp hạt sét là chủ yếu.
- Đất phèn: tuy là đất phèn nhưng lại phân bố ở vùng gần sông, có nguồn nước ngọt phong phú và đã được sử dụng cải tạo nhiều năm nên mức độ gây độc hại không nhiều như các vùng đất phèn khác.
v Tài nguyên khoáng sản
- Cát sông: hiện diện dọc theo lòng sông Tiền, dạng chìm lắng theo dòng chảy, được khai thác trong xây dựng dùng để san lấp mặt bằng. Trữ lượng cát còn lại trên địa bàn huyện khoảng 2.087.947,50m3. (Niên giám thống kê huyện châu thành, 2009)
- Sét cao lanh, sét gạch ngói: phân bố rộng khắp trong huyện, tập trung chủ yếu ở các xã: An Hiệp, Tân Nhuận Đông, Tân Bình, có nguồn gốc từ trầm tích sông.
1.4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất ở huyện Châu Thành – tỉnh Đồng Tháp
1.4.2.1. Diện tích và cơ cấu các loại đất theo mục đích sử dụng
v Nhóm đất nông nghiệp: diện tích 20.391,65 ha, chiếm 82,53% diện tích tự nhiên. Trong đó:
+ Đất lúa 13.634,87 ha chiếm 66,86%.
+ Đất trồng cây lâu năm 6.439,57 ha, chiếm 31,58%.
+ Đất nuôi trồng thủy sản 313,74 ha chiếm 1,54%.
v Nhóm đất phi nông nghiệp: diện tích 4.315,81 ha, chiếm 17,47% diện tích tự nhiên. Trong đó:
+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 20,73 ha, chiếm 0,48%.
+ Đất quốc phòng 6,91 ha, chiếm 0,16%.
+ Đất an ninh 0,53 ha, chiếm 0,10%.
+ Đất khu công nghiệp 26,17 ha, chiếm 0,61%.
+ Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh có diện tích 17,58 ha, chiếm tỷ lệ không đáng kể, khoảng 0,41% diện tích đất phi nông nghiệp.
+ Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ 36,21 ha, chiếm 0,84%.
+ Đất phát triển hạ tầng 1.421,94, chỉ tiêu đất này chiếm tỷ lệ khá cao trong đất phi nông nghiệp, khoảng 32,95%.
+ Đất có di tích, danh thắng 0,2 ha.
+ Đất bãi thải, xử lý chất thải 1,26 ha.
+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng 28,12 ha, chiếm 0,65%.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa 14,08 ha, chiếm 0,33%.
+ Đất đô thị 452,77 ha, chiếm 1,83%.
+ Đất khu dân cư nông thôn 1.326,52 ha, chiếm 5,37%.
v Đất đô thị và hiện trạng sử dụng đất trong đô thị:
Hiện trạng sử dụng đất đô thị của huyện Châu Thành như sau:
- Đất nông nghiệp: 286,26 ha. Trong đó đất chuyên trồng lúa nước là 9,61 ha; đất trồng cây lâu năm là 276,65 ha.
- Đất phi nông nghiệp: 166,51 ha.
Trong đó :
+ Đất ở đô thị: 59,95 ha.
+ Đất chuyên dùng: 75,63 ha.
+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 4,84 ha.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 1,75 ha.
+ Đất sông suối: 24,33 ha.
(Niên giám thống kê, 2009)
1.4.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trong những năm gần đây
v Tình hình quản lý ở huyện
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa và đô thị hóa, đời sống của nhân dân trong huyện đã từng bước được cải thiện. Bộ mặt đô thị và nông thôn đã có nhiều thay đổi. Nhu cầu sử dụng đất của các lĩnh vực tăng nhanh. Đặc biệt là nhu cầu đất đai cho xây dựng cơ sở hạ tầng, khu dân cư, phát triển kinh tế và nhà ở của nhân dân. Đất đai đã trở thành vấn đề sôi động ở nhiều nơi trên địa bàn huyện.
v Sử dụng đất đai trên địa bàn huyện trong những năm gần đây
- Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính
Đây là nội dung quan trọng nhất trong các nội dung của công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Trong đó đặc biệt là công tác đo đạc và lập bản đồ. Đây được xem là nguyên liệu đầu vào của một dây chuyền sản xuất. Nó quyết định chất lượng và ý nghĩa của cả quá trình quản lý. Không thể nắm được về số lượng cũng như chất lượng đất đai nếu không lập được hệ thống bản đồ chuyên ngành. Hiện huyện đã điều tra đo đạc và lập bản đồ địa chính chính quy cho tất cả các xã, thị trấn trong huyện. Đến năm 2010, hầu hết 12 xã và 1 thị trấn được đo đạc, lập bản đồ theo tỷ lệ 1/500; 1/1000. Có 7/12 xã được đo đạc, lập bản đồ theo tỷ lệ 1/2000; 8/12 xã được đo đạc, lập bản đồ theo tỷ lệ 1/5000. (Báo cáo kiểm kê đất đai huyện Châu Thành năm 2010)
- Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Trên cơ sở kiểm kê đất đai định kỳ 05 năm, huyện Châu Thành đã xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và xã. Đặc biệt là bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của các cấp được xây dựng bằng công nghệ bản đồ số, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật về xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định. Huyện đã hoàn thành bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của cấp huyện, góp phần phục vụ cho công tác quản lý nhà nước hiệu quả hơn.
- Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đến năm 2010, toàn huyện đã cấp được 33.763 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất; phát đổi 20.064 giấy, đạt tỷ lệ 62,9%; trong đó: số lượng giấy đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân là 33.461 giấy, tổ chức 302 giấy, với diện tích cấp là 10.849,13 ha. (Báo cáo kiểm kê đất đai huyện Châu Thành năm 2010).
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG TIỆN
2.1.1. Thời gian thực hiện
- Từ ngày 15 tháng 11 năm 2010 đến ngày 20 tháng 02 năm 2011.
2.1.2. Địa điểm
- Đề tài thực hiện tại huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp.
2.1.3. Trang thiết bị
- Máy vi tính.
- Máy in, máy GPS cầm tay Garmin (GPS map 76S).
- Bản đồ thổ nhưỡng đất.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Bản đồ địa hình.
- Phần mềm MapInfo 9.0, phần mềm MapBasic 9.0 và một số phần mềm hỗ trợ như: Word 2007, Excel 2007.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Cách thức thực hiện
- Thu thập và xử lý nguồn số liệu của huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp.
- Xây dựng các bản đồ nền.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu.
- Liên kết dữ liệu hình học và phi hình học bằng phần mềm MapInfo.
- Xây dựng hệ thống bản đồ thông tin tài nguyên đất và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý đất đai.
- Thiết lập chương trình hỗ trợ công tác quản lý bản đồ bằng ngôn ngữ MapBasic.
2.2.2. Các bước thực hiện.
Bước 1: Thu thập số liệu
- Số liệu hình học: bản đồ hành chính, thổ nhưỡng, địa hình, hiện trạng sử dụng đất, các thông tin về địa giới hành chính trong huyện, các thông tin về hệ thống bản đồ huyện Châu Thành được cung cấp từ phòng Tài Nguyên - Môi Trường huyện Châu Thành - Đồng Tháp.
- Số liệu phi hình học: được cung cấp từ phòng thống kê huyện Châu Thành gồm số liệu về kinh tế xã hội, tài nguyên đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, đất ở, thương mại dịch vụ, dân số, …. Tất cả các thông tin liên quan đến nguồn tài nguyên đất đai của huyện được thu thập từ các loại sổ sách, tài liệu, hồ sơ, các loại văn bản pháp luật, ….
Dữ liệu chung bao gồm: hệ thống lưới chiếu, hệ thống hệ tọa độ quốc gia, hệ thống độ cao.
Dữ liệu khảo sát thực địa: các thông tin liên quan đến nguồn tài nguyên đất đai của huyện, dữ liệu GPS.
Bước 2: Xây dựng hệ thống bản đồ nền
Bản đồ nền được xây dựng từ các bản đồ số, sau đó tiến hành tách lớp và chồng xếp các bản đồ đơn tính từ đó xây dựng bản đồ thông tin.
Bước 3: Xây dựng cơ sở dữ liệu
Sử dụng phần mềm GIS (MapInfo) để thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý của huyện Châu Thành phù hợp với yêu cầu quản lý và sử dụng đất đai dựa trên các chính sách của nhà nước về đất đai và hoàn cảnh thực tiễn của huyện.
Bước 4: Liên kết dữ liệu hình học và phi hình học
Liên kết cơ sở dữ liệu hình học và phi hình học, nguồn dữ liệu này sẽ được lưu trữ trong máy tính, là nguồn số liệu cơ bản để ta truy xuất, cập nhật hoặc thống kê khi sử dụng.
Bước 5: Quản lý và cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý đất đai
Khai thác tính năng của phần mềm MapInfo trong việc cung cấp các thông tin trong hệ thống cơ sở dữ liệu đã xây dựng nhằm phục vụ cho công tác quản lý đất đai. Sử dụng MapInfo để tạo ra các bản đồ chuyên đề về diện tích, dân số, mật độ dân, diện tích đất trồng lúa, … giúp nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về thông tin của nhà quản lý.
Bước 6: Sử dụng ngôn ngữ lập trình MapBasic để xây dựng chương trình hỗ trợ quản lý
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
3.1.1. Thu thập dữ liệu
- Số liệu hình học thu thập được bản đồ hành chính, thổ nhưỡng, địa hình, hiện trạng sử dụng đất huyện Châu Thành được cung cấp từ phòng Tài Nguyên - Môi Trường huyện Châu Thành - Đồng Tháp.
- Số liệu phi hình học: được cung cấp từ phòng thống kê huyện Châu Thành gồm số liệu về diện tích đất nông nghiệp, đất ở, thương mại dịch vụ, dân số, lao động, các ngành nghề chính, thế mạnh của xã, ….
- Thu thập các thông tin liên quan đến nguồn dữ liệu đất đai: sổ mục kê, các loại sổ sách, văn bản, báo cáo, … liên quan đến quản lý và sử dụng ở huyện.
3.1.2. Xây dựng hệ thống bản đồ nền.
- Từ các bản đồ số hóa giúp ta xác định được ranh giới, đơn vị hành chính các xã trong huyện đường giao thông, sông rạch, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất, bản đồ dạng điểm GPS và các mốc tọa độ.
- Lớp ranh giới các xã.
Hình 3.1: Hình minh họa bản đồ hành chính ranh giới các xã
- Lớp giao thông, sông, kênh, rạch.
Hình 3.2: Hình minh họa bản đồ lớp đường và sông rạch
- Trên một bản đồ tài nguyên có rất nhiều thông tin như: hệ thống giao thông, sông, rạch, vị trí hành chính, thổ nhưỡng, hiện trạng người ta thường tách ra thành nhiều lớp giúp cho việc sử dụng và quản lý được dễ dàng. Vì vậy một bản đồ thường được tách ra nhiều lớp và mức độ chi tiết của nó phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ mà người xây dựng có và mục đích của người sử dụng, nó giúp cho người sử dụng có thể làm việc với từng lớp bản đồ đơn tính nếu cần. Ở đây có rất nhiều lớp bản đồ được xây dựng như: lớp vùng của xã, huyện; lớp sông rạch; lớp giao thông;…
- Việc số hóa, tách lớp bản đồ giúp cho việc truy xuất, cập nhật dữ liệu được dễ dàng trong công tác quản lý dữ liệu vì dữ liệu được liên kết theo từng lớp.
- Ngoài ra, các bản đồ đơn tính có thể chồng lắp nhiều bản đồ lại tạo thành bản đồ hành chính của vùng, giúp cho việc quan sát tổng thể vị trí các xã được dễ dàng.
Hình 3.3: Hình minh họa bản đồ hành chính huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp
3.1.3. Xây dựng các bảng thuộc tính cho các bản đồ
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng của huyện Châu Thành được xây dựng và hoàn thành vào ngày 10, tháng 09 năm 2005, xây dựng trên phần mềm Microstation theo đúng quy phạm chuẩn của bộ Tài Nguyên - Môi Trường đưa ra, thể hiện đầy đủ sự phân bố các loại đất hiện trạng của huyện Châu Thành, bản đồ hiện trạng sau khi thu thập, số hóa được chuyển sang phần mềm MapInfo để nhập thuộc tính cho chúng. Để nhập thuộc tính cho bản đồ hiện trạng, cần xem xét những thông tin nội dung mà một bản đồ hiện trạng cần phải cung cấp đặc biệt phục vụ cho công tác quản lý nguồn tài nguyên đất. Trên cơ sở đó xác định các trường cần xây dựng trong bảng thuộc tính của bản đồ hiện trạng thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Cấu trúc của cơ sở dữ liệu thuộc tính của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Name
(tên trường)
Type
(kiểu trường)
Width
(độ rộng)
Decimalplaces
(chữ số sau dấu phẩy)
Giải thích
Ma_mau _dat
Float
5
-
Mã màu đất theo quy phạm của tổng cục địa chính
Madat
Float
10
-
Ghi mã các loại đất theo hiện trạng sử dụng
Loaidat
Character
10
-
Ghi tên loại đất theo hiện trạng sử dụng
L_hinh sudung
Character
50
Loại hình sử dụng đất
Ma_xa
Character
10
-
Mỗi xã gắn với một mã số dùng để liên kết CSDL
Dien_tich
Float
16
2
Ghi diện tích các loại đất hiện trạng sử dụng (Đvt: ha)
Nam_thanh_lap
Character
4
-
Năm thành lập bản đồ hiện trạng
Một hệ cơ sở dữ liệu ngoài việc cung cấp đầy đủ các thông tin hiện tại, thì còn phải trả lời được các câu hỏi liên quan đến việc so sánh số liệu thu thập được qua nhiều năm, ví dụ như: tình hình biến động qua các thời kì, chuyển dịch đất đai, …. Để trả lời được những câu hỏi như vậy, đòi hỏi phải lưu được dữ liệu thu thập qua nhiều năm. Để giải quyết vấn đề này thì dữ liệu của một năm sẽ được lưu trữ trong một bảng, sang năm mới dữ liệu mới sẽ được thu thập và lưu vào một bảng mới, số liệu cũ sẽ trở thành dữ liệu lịch sử và vẫn được lưu giữ và được liên kết với nhau thông qua các mã xã. Với cách lưu trữ này số liệu của các năm trước sẽ không bị mất đi và việc truy xuất dữ liệu theo thời gian sẽ trở nên dễ dàng.
Việc xây dựng các bảng dữ liệu qua từng giai đoạn sẽ giúp cho nhà quản lý theo dõi chặt chẽ tình hình biến động, chuyển dịch đất đai qua từng thời kì, từ đó tham mưu cho UBND huyện có những giải pháp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chính sách pháp luật cho phù hợp với tình hình trên địa bàn huyện.
Sau khi xây dựng xong bảng thuộc tính của bản đồ hiện trạng ta có một bản bản đồ hiện trạng đầy đủ bao gồm dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính. Bảng dữ liệu thuộc tính của bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thể hiện ở phần phụ lục.
- Bản đồ hành chính
Huyện Châu Thành gồm 11 xã và một thị trấn, bản đồ hành chính phải thể hiện được các đặc trưng của một xã về tình hình lao động, sản xuất, dân số, …. Dựa và yêu cầu đó xây dựng bảng thuộc tính bản đồ hành chính của huyện gồm các trường được thể hiện như bảng 3.2.
Bảng 3.2: Cấu trúc cơ sở dữ liệu của bản đồ hành chính
Name
(tên trường)
Type
(kiểu trường)
Width
(độ rộng)
Decimalplaces
(chữ số sau dấu phẩy)
Giải thích
STT
Character
5
-
Số thứ tự
Ma_xa
Character
30
-
Mã xã
Xa
Character
30
-
Tên xã
X
Interger
-
-
Tọa độ X trung tâm xã
Y
Interger
-
-
Tọa độ Y trung tâm xã
Huyen
Character
20
-
Tên huyện
Tỉnh
Character
20
-
Tên tỉnh
Cap_HC
Character
10
-
Cấp hành chính
Dan_so
Float
-
-
Dân số
Dien_tich
Decimal
8
2
Diện tích (Đvt: ha)
Mat_do_dan_so
Float
-
-
Mật độ dân số (Đvt: người/km2)
Nam
Float
-
-
Dân số nam (Đvt: người)
Nu
Float
-
-
Dân số nữ (Đvt: người)
Ty_le_lao_dong_nu
Float
-
-
Tỷ lệ lao động nữ (Đvt: người)
Ty_le_lao_dong_nam
Float
-
-
Tỷ lệ lao động nam (Đvt: người)
Dat_NN
Float
-
-
Diện tích đất nông nghiệp (Đvt: ha)
Dat_o
Float
-
-
Diện tích đất ở (Đvt: ha)
Dat_chuyen_dung
Float
-
-
Diện tích đất chuyên dùng (Đvt: ha)
Dat_chua_su_dung
Float
-
-
Diện tích đất chưa sử dụng (Đvt: ha)
Thu_nhap
Float
-
-
Thu nhập bình quân trên đầu người (Đvt: nghìn đồng)
Ho_SX_nong_nghiep
Float
-
-
Số hộ sản xuất nông nghiệp (Đvt: hộ)
Ho_SX_CN_dich_vu
Float
-
-
Số hộ sản xuất công nghiệp dịch vụ (Đvt: hộ)
Hộ_GD
Float
-
-
Số hộ gia đình (Đvt: hộ)
Dt_cay_hang_nam
Float
-
-
Diện tích cây hàng năm (Đvt: ha)
Dt_cay_lau_nam
Float
-
-
Diện tích cây lâu năm (Đvt: ha)
NTTS
Float
-
-
Diện tích nuôi trồng thủy sản
Nam_thu_thap
Character
4
-
Năm thu thập dữ liệu
Ngoài nhu cầu về quản lý, phân tích thông tin năm hiện tại thì số liệu của những năm trước cũng là một nguồn tư liệu quý giá, là căn cứ quan trọng để đánh giá phân tích thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quản lý đất đai trên địa bàn, đồng thời tham mưu cho lãnh đạo các ngành liên quan và chính quyền trong các vấn đề kinh tế xã hội có liên quan đến công tác quản lý đất đai.
Sau khi xây dựng xong các trường thuộc tính, nhập dữ liệu ta có bản đồ hành chính và các dữ liệu thuộc tính của nó, dữ liệu thuộc tính được thể hiện ở phần phụ lục.
- Bản đồ thổ nhưỡng
Trong bản đồ thổ nhưỡng phải thể hiện được đầy đủ tính chất đất của từng khoanh đất của huyện. Các trường đã xây dựng cho bản đồ thổ nhưỡng được thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính của bản đồ thổ nhưỡng
Name
(tên trường)
Type
(kiểu trường)
Width
(độ rộng)
Decimalplaces
(chữ số sau dấu phẩy)
Giải thích
Ky_hieu
Character
15
-
Ghi mã các loại đất theo tính chất thổ nhưỡng
Ten_dat_viet_nam
Character
50
-
Tên Việt Nam
Ten_dat_WRB2006
Character
50
-
Tên đất theo phân loại của FAO
Ma_huyen
Character
50
-
Mã huyện
Dientich
Decimal
16
2
Ghi diện tích các loại đất (Đvt: ha)
Sau khi xây dựng xong các trường và nhập thuộc tính ta có bản đồ thổ nhưỡng kèm theo dữ liệu thuộc tính của nó. Bảng dữ liệu thuộc tính của bản đồ thổ nhưỡng được thể hiện ở phần phụ lục.
- Bản đồ mạng lưới giao thông
Bản đồ giao thông phải thể hiện được loại đường, chất lượng đường, độ rộng, chiều dài, …. Dựa vào đó xây dựng bảng thuộc tính đường giao thông gồm các trường được thể hiện như bảng 3.4.
Bảng 3.4: Cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính của đường giao thông
Name
(tên trường)
Type
(kiểu trường)
Width
(độ rộng)
Giải thích
Ten_duong
Character
50
Tên đường
Ket_cau
Character
20
Kết cấu tuyến đường
Ky_hieu
Character
20
Ký hiệu
Ma_duong
Character
20
Mã tuyến đường
Chatluongduong
Character
50
Ghi chất lượng đường
Cap_loai
Character
20
Cấp loại đường
Rong_m
Float
-
Ghi chiều rộng đuờng (Đvt: m)
Dai_meters
Float
-
Ghi chiều dài đường (Đvt: m)
Diem_dau
Character
30
Điểm giới hạn đầu của tuyến đường
Diem_cuoi
Character
30
Điểm giới hạn cuối của tuyến đường
Bảng dữ liệu thuộc tính của của đường giao thông được thể hiện ở phần phụ lục.
Trong bản đồ giao thông còn phải thể hiện được các đoạn đường chi tiết cấp xã trong địa bàn huyện làm cơ sở phát triển cơ sở dữ liệu như quản lý giá đất, quản lý mạng lưới giao thông cấp xã, … trong bảng thuộc tính xây dựng các trường thể hiện như ở bảng 3.5.
Bảng 3.5: Mạng lưới giao thông cấp xã.
Name
(tên trường)
Type
(kiểu trường)
Width
(độ rộng)
Giải thích
Doan_duong
Character
20
Tên đoạn đường
Ma_xa
Character
20
Mã xã
Ma_doan_duong
Character
20
Mã đoạn đường
Ket_cau
Character
20
Kết cấu
Ky_hieu
Character
20
Ký hiệu đường
Ma_duong
Character
20
Mã đường
Chatluongduong
Character
50
Ghi chất lượng đường
Diem_dau
Character
30
Điểm giới hạn đầu của tuyến đường
Diem_cuoi
Character
30
Điểm giới hạn cuối của tuyến đường
- Bản đồ kênh rạch
Bảng thuộc tính dạng đường (kênh rạch) gồm các trường được xây dựng như trong bảng 3.6.
Bảng 3.6: Cấu trúc dữ liệu thuộc tính của kênh rạch
Name
(tên trường)
Type
(kiểu trường)
Width
(độ rộng)
Giải thích
Ky_hieu
Character
20
Ký hiệu kênh
Dtuong
Character
20
Tên kênh
Dai
Smal interger
-
Ghi chiều dài của kênh, rạch (Đvt: m)
Rong
Smal interger
-
Ghi diện tích sông, hồ (Đvt: ha)
Sau
Smal interger
-
Ghi chu vi của sông (hồ) (Đvt: m)
Ma_kenh
Character
20
Mã từng kênh
Ma_xa
Character
30
Mã xã
Diem_dau
Character
30
Điểm giới hạn đầu của tuyến kênh
Diem_cuoi
Character
30
Điểm giới hạn cuối của tuyến kênh
Bảng dữ liệu thuộc tính của kênh rạch được thể hiện ở phần phụ lục.
Trong bản đồ kênh rạch còn phải thể hiện được các đoạn kênh chi tiết cấp xã trong địa bàn huyện làm cơ sở phát triển cơ sở dữ liệu như quản lý giá đất, quản lý mạng lưới giao thông cấp xã, phân loại đất đai, quy hoạch thủy lợi, …trong bảng thuộc tính xây dựng các trường thể hiện như ở bảng.
Bảng thuộc tính của các đoạn kênh rạch bao gồm các trường được xây dựng như như trong bảng 3.7.
Bảng 3.7: Cấu trúc dữ liệu thuộc tính kênh cấp xã
Name
(tên trường)
Type
(kiểu trường)
Width
(độ rộng)
Giải thích
Ky_hieu
Character
20
Ký hiệu kênh, rạch
Doan_kenh_rach
Character
20
Tên đoạn kênh, rạch
Dai
Smal interger
-
Ghi chiều dài của kênh, rạch
(Đvt: m)
Rong
Smal interger
-
Ghi diện tích sông, hồ (Đvt: ha)
Sau
Smal interger
-
Ghi chu vi của sông (hồ) (Đvt: m)
Ma_doan
Character
20
Mã từng đoạn
Ma_xa
Character
20
Mã từng xã
Ma_kenh
Character
20
Mã từng kênh
Diem_dau
Character
30
Điểm giới hạn đầu của tuyến kênh
Diem_cuoi
Character
30
Điểm giới hạn cuối của tuyến kênh
Sau khi nhập thuộc tính xong cho các trường ta có bản đồ kênh rạch và dữ liệu thuộc tính kèm theo nó.
- Bản đồ mốc tọa độ, điểm GPS
Đây là bản đồ đuợc thành lập phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng các mốc tọa độ, các điểm GPS thực địa phục vụ công tác quản lý các mốc tọa độ, đối soát và các yêu cầu khác của nhà quản lý, … được thể hiện như trong bảng 3.8.
Bảng 3.8: Cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính của bản đồ dạng điểm GPS
Name
(tên trường)
Type
(kiểu trường)
Width
(độ rộng)
Giải thích
Ten_diem
Character
30
Tên các điểm
X
Smal interger
-
Ghi tọa độ (X)
Y
Smal interger
-
Ghi tọa độ (Y)
Mota
Character
50
Ghi loại hình sử dụng đất, đặc điểm
Vitri
Character
100
Ghi vị trí của điểm
Phân_loai
Character
30
Điểm GPS hay mốc tọa độ
Cap_hang
Character
30
Cấp hạng điểm tọa độ
Hinh_anh
Character
30
Hotlink hình ảnh lưu trong máy tính
Ma_xa
Character
20
Mã từng xã
Bảng dữ liệu thuộc tính của bản đồ mốc tọa độ, GPS được thể hiện ở phần phụ lục.
Sau khi xây dựng xong các trường, nhập thuộc tính ta có bản đồ dạng điểm kèm theo các dữ liệu thuộc tính của nó.
- Bản đồ địa hình
Bản đồ bao gồm dáng đất, chất đất, các điểm độ cao, đường đồng mức để sử dụng vào mục đích quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở dữ liệu nền cho hệ thống thông tin địa lý.
Bảng 3.9: Cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính của bản đồ địa hình
Name
(tên trường)
Type
(kiểu trường)
Width
(độ rộng)
Giải thích
ID
Character
30
ID
Docao
Smal interger
-
Độ cao
Ma_huyen
Character
30
Mã huyện
Ghi_chu
Character
100
Ghi chú
Bảng dữ liệu thuộc tính của bản địa hình được thể hiện ở phần phụ lục.
Sau khi xây dựng xong các trường, nhập thuộc tính ta có bản đồ địa hình kèm theo các dữ liệu thuộc tính của nó.
Tạo được các bảng dữ liệu lưu trữ trong MapInfo, sẽ giúp ích cho quá trình quản lý truy xuất, cập nhật thông tin được dễ dàng và nhanh chóng. Những bảng dữ liệu được lưu trữ dưới dạng file Tab với cấu trúc bảng như ví dụ sau:
Hình 3.4: Dữ liệu xã
Dữ liệu được quản lý theo dạng này rất tiện lợi cho việc liên kết giữa dữ liệu hình học và phi hình học, giúp cho việc truy xuất thông tin của một đơn vị hành chính ứng với một thuộc tính được chọn rất nhanh chóng và chính xác.
3.2. LIÊN KẾT DỮ LIỆU HÌNH HỌC VÀ PHI HÌNH HỌC.
Việc liên kết giữa dữ liệu hình học và phi hình học được liên kết qua trường Ma_xa trong Xa và Ma_xa trong các bảng duonggiaothong, kenhrach, hientrang, moctoado_GPS, doankenh, doanduong, huyen đối với thông tin của xã. Còn đối với huyện được liên kết qua trường Ma_huyen trong thonhuong, huyen, diahinh, Xa.
Trường Ma_kenh trong lớp kênh liên kết với Ma_kenh trong lớp doankenh, trường Ma_duong trong lớp duonggiaothong liên kết với Ma_duong trong lớp doanduong.
Hình 3.5: Sơ đồ liên kết cơ sở dữ liệu
Sau khi liên kết giữa dữ liệu hình học và phi hình học tạo thành một hệ thống thông tin để quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên đất huyện Châu Thành.
Hình 3.6: Liên kết giữa dữ liệu hình học và phi hình học của lớp Xã
Liên kết giữa dữ liệu hình học và phi hình học tạo sự thuận lợi trong việc tìm kiếm thông tin theo yêu cầu của nhà quản lý.
Khi chọn vào xã Phú Long (hình 3.6) trên cửa sổ bản đồ thì trên cửa sổ dữ liệu dòng thông tin của xã Phú Long được chọn theo hoặc ngược lại chọn vào dòng thông tin trên cửa sổ dữ liệu thì vị trí xã trên bản đồ sẽ được chọn.
Ngoài ra, việc liên kết giữa dữ liệu hình học và phi hình học giúp tìm kiếm thông tin theo yêu cầu của nhà quản lý một cách dễ dàng thông qua lệnh SQL Select.
Với cách quản lý thông tin bằng sự liên kết giữa cơ sở dữ liệu hình học và phi hình học của phần mềm MapInfo tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin của một đơn vị hành chính hoặc thông tin bất kì của một đối tượng nào đó theo nhu cầu của nhà quản lý.
3.3. QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU
3.3.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Châu Thành được lập 5 năm một lần gắn với việc kiểm kê đất đai theo quy định tại Điều 53 của luật đất đai 2003 để phục vụ cho việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Đối với nhà quản lý đất đai dựa trên bản đồ hiện trạng có thể biết được hiện trạng sử dụng, diện tích của từng khoanh đất, tổng diện tích của từng loại đất theo mục đích sử dụng, … phục vụ thống kê và theo dõi biến động các loại đất, hay việc đối chiếu với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đề ra xem có hợp lý và đúng đắn chưa, đồng thời sử dụng bản đồ hiện trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho giai đoạn tới, kỳ tới, …
ªVí dụ: Theo yêu cầu của nhà quản lý muốn xem vị trí các thửa đất chuyên trồng lúa nước thể hiện trên bản đồ, diện tích của từng thửa, diện tích của thửa nhỏ nhất và lớn nhất là bao nhiêu, tổng số thửa và tổng diện tích đất chuyên trồng lúa nước của huyện là bao nhiêu?
- Ta thành lập bản đồ chuyên đề bản đồ hiện trạng đất trồng lúa nước: vào Map à Create Thematic Map à Region Ranges, Transparent Dots.
Khi nhà quản lý muốn mở bản đồ chuyên đề thì dùng module Bản đồ chuyên đề.
ứng dụng bản đồ chuyên đề
Hình 3.7: Hình minh họa bản đồ chuyên đề các loại hình sử dụng đất
Những bản màu vàng trên bản đồ chuyên đề là đất trồng lúa nước.
Khi nhà quản lý biết được vị trí của từng khoanh đất chuyên trồng lúa nước thể hiện trên bản đồ (màu vàng) nếu muốn biết diện tích, thông tin của từng thửa thì nhà quản lý sử dụng module Tiện ích map.MBX chạy trên MapInfo. Chọn thửa à vào menu Tiện ích map à Truy xuất thông tin à xuất hiện bản sau:
Hình 3.8: Truy xuất cơ sở dữ liệu bản đồ hiện trạng
Để biết được có tất cả bao nhiêu thửa đất chuyên trồng lúa nước và tổng diện tích của chúng ta mở bảng thuộc tính của bản đồ hiện trạng trong đó các bản ghi là: “đất chuyên trồng lúa nước” đã được đánh dấu bởi màu vàng. Ta sử dụng module Truy vấn SQL chọn thửa có MADAT = 5 (là đất trồng lúa nước) hoặc truy vấn trên MapInfo và dùng chức năng thống kê Statistics của MapInfo và Tiện ích map ta có được số liệu thống kê được thể hiện bởi hình 3.9 và 3.10.
Hình 3.9: Truy vấn chọn thửa bằng SQL
Thống kê của Tiện ích Map
Thống kê Statistics của MapInfo
Truy vấn Query SQL
Hình 3.10: Thống kê hiện trạng sử dụng đất bằng Tiện ích Map
Dựa vào việc khai thác các tính năng và chức năng của MapInfo nhà quản lý thông tin sẽ đưa ra các kết quả cần thiết cung cấp cho nhà quản lý trong từng trường hợp cụ thể ví dụ như: thống kê diện tích từng loại đất, từng nhóm đất nào đó, … và ví dụ trên là một minh chứng cụ thể.
3.3.2. Bản đồ hành chính
Bản đồ hành chính kết hợp với thuộc tính của nó có thể cung cấp cho nhà quản lý những thông tin về: vị trí của các xã trên địa bàn huyện trên bản đồ, diện tích tự nhiên của các xã, dân số, mật độ dân cư, dân số nữ, dân số nam, số hộ, tổng số lao động, số hộ lao động trong các ngành nghề và tổng diện tích các loại đất theo công dụng kinh tế: đất nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dùng, đất ở, đất chưa sử dụng và các loại đất chính trong nông nghiệp: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất mặt nước nuôi trồng thủy sản của mỗi xã, và những thông tin khác.
- Để xem tất cả các thông tin trong bảng thuộc tính của một xã nào đó nhà cung cấp thông tin sử dụng chức năng Info hoặc dùng ứng dụng Tiện ích map à Truy xuất dữ liệu (hình 3.11).
Hình 3.11: Xem dữ liệu bản đồ hành chính
Mỗi trường dữ liệu của bản đồ hành chính là thông tin về một mảng lĩnh vực khác nhau của một xã. Nếu cần thiết nhà quản lý có thể dựa vào các trường dữ liệu này để xây dựng các loại bản đồ, biểu đồ chuyên đề (đơn tính, so sánh) ở những dạng khác nhau phục vụ cho mục đích của mình.
ªVí dụ: Nhà quản lý muốn xây dựng một bản đồ chuyên đề so sánh diện tích đất cây lâu năm và hàng năm của các xã theo những khoảng diện tích nhất định nào đó?
Trong trường hợp này nhà cung cấp thông tin sẽ sử dụng cách xây dựng bản đồ chuyên đề theo yêu cầu trên.
Hình 3.12: Hình minh họa bản đồ chuyên đề diện tích cây lâu năm và hàng năm
Hay một ví dụ khác: nhà quản lý muốn xây dựng một bản đồ dạng điểm thể hiện mật độ dân số của các xã trong huyện để phục vụ cho mục đích quản lý của mình.
Trong trường hợp này, mỗi điểm (Dot Symbol) trên bản đồ tương ứng với 450 dân. Với cách như vậy nhà quản lý sẽ có một bản đồ theo yêu cầu thể hiện ở hình 3.13.
Hình 3.13: Hình minh họa bản đồ chuyên đề dân số
Nhà quản lý cũng có thể sử dụng cách xây dựng bản đồ chuyên đề để so sánh giá trị của các trường dữ liệu nào đó trong bảng thuộc tính để đưa ra các kết quả cần thiết phục vụ cho mục đích quản lý của mình.
ªVí dụ: Nhà quản lý muốn xây dựng bản đồ thể hiện bởi các biểu đồ so sánh tổng diện tích đất nông nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng ở từng xã.
+ Trong trường hợp này, nhà quản lý xây dựng bản đồ chuyên đề như trên nhưng sử dụng kiểu xây dựng có dạng biểu đồ (Chart) (hình 3.14).
+ Với cách xây dựng như vậy ta có sẽ có một bản đồ theo yêu cầu và được thể hiện như hình 3.14.
Hình 3.14: Hình minh họa bản đồ chuyên đề thống kê các loại đất
- Từ bản đồ hành chính ta còn có thể xây dựng rất nhiều các loại bản đồ cần thiết từ các trường trong bảng thuộc tính của nó. Tùy vào mục đích của nhà quản lý, khi bản đồ càng đa dạng về trường thuộc tính thì sự tra cứu cung cấp xây dựng các loại bản đồ, các thông tin phục vụ cho nhà quản lý để ra quyết định càng chính xác và hợp lý hơn.
Ngoài ra MapInfo còn hỗ trợ nhà quản lý trong việc tạo ra biểu đồ thống kê phục vụ cho công tác báo cáo, quản lý của mình.
ªVí dụ: Nhà quản lý muốn xây dựng biểu đồ thống kê dân số nam, nữ của từng xã.
- Ta thành lập biểu đồ: vào Window à New Graph window sau đó lựa chọn các tham số, định dạng biểu đồ.
+ Với cách xây dựng như vậy ta có sẽ có một biểu đồ theo yêu cầu và được thể hiện như hình 3.15.
Hình 3.15: Biểu đồ thống kê dân số
3.3.3. Bản đồ thổ nhưỡng
Bản đồ thổ nhưỡng cùng với thuộc tính của nó cung cấp cho nhà quản lý các thông thông tin về loại đất theo thổ nhưỡng, diện tích cụ thể của từng khoanh đất trên địa bàn huyện. Bản đồ thổ nhưỡng khi có thêm các bản đồ chuyên đề khác như: bản đồ địa hình, bản đồ chế độ nước, bản đồ thành phần cơ giới, PH, … ta sẽ dùng chức năng chồng ghép bản đồ trong MapInfo để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (đây là một bản đồ rất quan trọng trong nông nghiệp). Mặt khác với thuộc tính đã xây dựng nhà quản lý có thể sử dụng các chức năng của MapInfo để tìm kiếm thông tin thổ nhưỡng trên đó phù hợp với một điều kiện nào đó. Dựa vào bản đồ và thuộc tính xây dựng và chức năng cung cấp thông tin sẽ cung cấp cho nhà quản lý các yêu cầu cần thiết. Việc tra cứu thông tin của bản đồ thổ nhưỡng ta cũng dùng Tiện ích Map được thể hiện ở hình 3.16
Hình 3.16: Truy xuất dữ liệu bản đồ thổ nhưỡng
3.3.4. Bản đồ mạng lưới giao thông
Điều đặc biệt của mạng lưới giao thông là huyết mạch của kinh tế, trải dài qua suốt chiều dài của một vùng, đi kèm với mạng lưới giao thông là vô số những công trình phụ như: cầu cống, biển báo, … và các vấn đề liên quan đến công tác đất đai như giá đất, diện tích đất sử dụng, quỹ đất phát triển trong tương lai, .... Do đó nếu chúng ta nắm được thông tin chính xác cũng như thông tin về kinh tế xã hội, quy hoạch thì sẽ cho ra một quy hoạch tốt 10 năm, 20 năm và công tác quản lý sẽ được hoàn thiện hơn.
- Giao thông đường bộ
Bản đồ gồm các lớp: lớp giao thông (dạng đường). Nhà quản lý muốn biết thông tin về một con đường nào đó trong địa bàn huyện, hay toàn bộ mạng lưới giao thông có độ dài rộng của nó thì nhà quản lý có thể tra cứu thông tin trên bản đồ giao thông. Việc tra cứu về đường giao thông được thể hiện như hình 3.17.
Hình 3.17. Truy xuất dữ liệu bản đồ giao thông
Ngoài ra bản đồ giao thông còn phải thể hiện được các đoạn đường chi tiết cấp xã trong địa bàn huyện làm cơ sở phát triển cơ sở dữ liệu như quản lý giá đất, quản lý mạng lưới giao thông cấp xã, … như hình(3.18).
Hình 3.18: Truy xuất dữ liệu đoạn đường
- Giao thông đường thủy
Đối với bản đồ hệ thống thủy lợi có các lớp sông hồ (dạng vùng), lớp kênh rạch (dạng đường), bản đồ giao thông hệ thống thủy lợi có thể cung cấp cho nhà quản lý về diện tích, chu vi, tên các loại sông hồ, chiều dài, rộng, độ sâu của kênh rạch, diện tích chiếm đất. Nhà quản lý có thể khai thác những thông tin cần thiết phục vụ cho từng công việc cụ thể của mình như công tác thủy lợi, quy hoạch, …. Việc tra cứu thông tin về kênh rạch được thể hiện ở hình 3.19.
Hình 3.19. Truy xuất dữ liệu bản đồ đường thủy
Trong bản đồ kênh rạch còn phải thể hiện được các đoạn kênh chi tiết cấp xã trong địa bàn huyện làm cơ sở phát triển cơ sở dữ liệu như quản lý giá đất, quản lý mạng lưới giao thông cấp xã, phân loại đất đai, quy hoạch thủy lợi, ….
Hình 3.20: Truy xuất dữ liệu đoạn kênh
3.3.5. Bản đồ dạng điểm GPS - Mốc tọa độ
Đây là bản đồ thể hiện dưới dạng các điểm dùng GPS để đi thu thập các điểm ngoài thực địa và các mốc tọa độ cơ sở quốc gia, bản đồ này cung cấp cho nhà quản lý vị trí các điểm và cùng với các đặc tính của nó như: tọa độ, loại hình sử dụng đất tại vị trí đó. Điều này giúp cho nhà quản lý có được các thông tin để đối soát kiểm tra trên bản đồ mà không phải tới tận vị trí đó, giúp tiết kiệm thời gian, công sức đặc biệt đối với công việc giải đoán ảnh viễn thám cũng như việc quản lý và sử dụng các điểm mốc tọa độ được dễ dàng nhanh chóng và hiệu quả. Việc tra cứu thông tin trên bản đồ dạng điểm mốc tọa độ được minh họa bởi hình 3.21.
Hình 3.21: Truy xuất dữ liệu trên bản đồ GPS - Mốc tọa độ
Đặc biệt với bản đồ dạng điểm GPS chúng ta có thể đưa các điểm lên các bản đồ khi ta cần để đối soát ví dụ như: kiểm tra điểm về tình hình sử dụng đất thực tế tại điểm đó so với bản đồ hiện trạng cũng như muốn biết chính xác vị trí đó trồng cây gì; kiểm tra độ chính xác của bản đồ hiện trạng so với thực tế; … bởi các thông tin và hình ảnh cụ thể mà ta xây dựng và cho nó.
3.3.6. Bản đồ địa hình
Đây là bản đồ thể hiện dạng địa hình, địa vật trên mặt đất theo một quy tắc toán học và tỷ lệ nhất định dựa trên cơ sở những số liệu đo đạc ngoài thực địa và công tác nội nghiệp.
- Tùy theo tỷ lệ và mục đích sử dụng bản đồ mà người quản lý có thể bỏ bớt, lược đi hoặc thêm vào một số các yếu tố địa hình, địa vật. Các yếu tố nội dung bản đồ thuộc các nhóm lớp khác nhau được lưu dưới dạng các lớp khác nhau.
- Nội dung chính của các nhóm lớp bao gồm như sau: khung bản đồ, lưới km, giải thích, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan. Bao gồm các yếu tố dáng đất, chất đất, các điểm độ cao, yếu tố thủy văn và các đối tượng liên quan, yếu tố giao thông và các thiết bị phụ thuộc, đường biên giới, mốc biên giới, địa giới hành chính các cấp. Nhà quản lý có thể khai thác những thông tin cần thiết phục vụ cho từng công việc cụ thể của mình. Việc tra cứu thông tin về bản đồ địa hình thông qua các module được xây dựng được thể hiện như hình 3.22.
Hình 3.22: Hình minh họa bản đồ địa hình Châu Thành - Đồng Tháp
- Bản đồ địa hình thể hiện gồm độ cao và đường đồng mức, bản đồ này cung cấp cho nhà quản lý biết được độ cao toàn huyện để phục cho công tác quy hoạch trong huyện như quy hoạch khu dân cư, chợ, thủy lợi, … và có hướng quản lý phù hợp nhất cho kinh tế từng nơi.
ªVí dụ: Người quản lý muốn thành lập bản đồ mô phỏng độ cao, ở dạng mô hình 3D.
- Khi nhà quản lý muốn xem bản đồ chuyên đề đã thành lập trước, ta mở bằng ứng dụng Bản đồ chuyên đề à Mô hình 3D. Xem hình 3.23.
Hình 3.23: Mô hình 3D ở dạng độ cao
Mô hình độ cao ở dạng 3D giúp cho nhà quản lý có một cái nhìn toàn diện và tổng quan về địa hình của vùng từ đó có những hướng giải quyết hiệu quả hơn cho các yêu cầu trong công tác quản lý đất đai.
3.4. XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC CÁC TIỆN ÍCH HỖ TRỢ BẰNG MAPBASIC
3.4.1. Xây dựng tiện ích hỗ trợ bằng MapBasic
MapBasic là ngôn ngữ lập trình đơn giản nhưng mạnh trong môi trường MapInfo. Nó là phần mềm hệ thông tin bản đồ cho phép chúng ta thương mại hóa và tự động hóa MapInfo.
Một ứng dụng được viết bởi MapBasic có thể thay thế hoặc thêm vào các thanh menu cùng với những tính năng quản lý được lập trình của người viết ứng dụng. Nó tạo ra môi trường mở, giúp cho công việc quản lý và cập nhật dữ liệu được thực hiện nhanh gọn và dễ dàng hơn.
Hình 3.24: Menu tạo thêm trong MapInfo bằng ngôn ngữ MapBasic
Như vậy, MapBasic cho phép tạo ra các hệ thống giao diện giúp cho người dùng thuận lợi và nhanh chóng. Nhờ những thuận tiện và hữu ích đó nên ngôn ngữ được sử dụng giống như một công cụ để quản lý cơ sở dữ liệu.
Sử dụng ngôn ngữ lập trình MapBasic tạo ra các chương trình để quản lý cơ sở dữ liệu, bằng cách lập trình tạo ra một chương trình chính và các chương trình con, các thủ tục và các hàm thực hiện các lệnh select (chọn số liệu từ bảng dữ liệu), set map (tạo bản đồ), … lồng vào nhau. Chương trình ứng dụng MapBasic được xây dựng bao gồm các module ở bảng 3.10.
Bảng 3.10: Tên các Module trong chương trình chính
STT
Tên các tập tin
Giải thích
1
Ungdungmapbasic.mbx
Ứng dụng tổng hợp các module
2
mobando.mbx
Mở các bản đồ ( hành chính, hiện trạng, …)
3
Bangtruyvan.mbx
Ứng dụng truy xuất thông tin theo từng xã
4
capnhatCSDL.mbx
Cập nhật cơ sở dữ liệu thông các bảng biểu
5
tomauhientrang.mbx
Ứng dụng tô màu hiện trạng sử dụng đất, cập nhật mã đất và loại đất vào CSDL
6
tienichmap.mbx
Các tiện ích được xây dựng hỗ trợ công tác quản lý CSDL ( thống kê, sắp xếp, ....)
7
timkiem.mbx
Tìm kiếm các trường trong CSDL
8
truyvanSQL.mbx
Tiến hành truy vấn CSDL thông qua câu lệnh SQL
9
bandochuyende.mbx
Mở các bản đồ chuyên đề (dân số, diện tích đất nông nghiệp, mô hình 3D, ….)
10
Viethoa.mbx
Ứng dụng việt hóa các menu MapInfo
11
Xuatdulieu.mbx
Xuất dữ liệu các bảng dữ liệu ra các định dạng như txt, xls, dbf, cvs, html, ….
Sau khi lập trình xây dựng cấu trúc dữ liệu bằng phần mềm MapBasic, tiến hành liên kết và chạy chương trình. Khi chạy chương trình tổng hợp các module “ungdungMapBasic.mbx” cửa sổ MapInfo xuất hiện có thêm một menu mới với tên ứng dụng Mapbasic cùng các menu khác thể hiện như hình 3.26.
Hình 3.25: Các Menu của ứng dụng MapBasic
Việc xây dựng các ứng dụng hỗ trợ bằng ngôn ngữ Mapbasic giúp việc quản lý hệ thống thông tin một cách thuận lợi và dễ dàng hơn đồng thời các số liệu lưu trữ có thể truy xuất nhanh chóng chính xác đáp ứng yêu cầu công việc của nhà quản lý.
3.4.2. Khai thác các tiện ích hỗ trợ
3.4.2.1. Cập nhật CSDL
Chức năng này cho phép người quản lý có thể tiến hành cập nhật CSDL một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tính hệ thống và chính xác, đồng bộ.
Việc cập nhật tiến hành thông qua bảng biểu có cấu trúc cơ sở dữ liệu được chuyển trực tiếp từ file excel, để đảm bảo các trường dữ liệu được cập nhật một cách đồng bộ thì việc thiết lập các điều kiện liên kết giữa bảng biểu cập nhật và bảng dữ liệu cần cập nhật một cách chính xác là rất quan trọng nếu việc thiết lập liên kết dữ liệu bị sai lệch sẽ dẫn đến toàn bộ dữ liệu chạy sai hoặc không hoạt động.
Thiết lập liên kết
Bảng dữ liệu được chuyển từ file Excel
Hình 3.26: Cập nhật cơ sở dữ liệu
3.4.2.2. Tra cứu CSDL
Chức năng này cho phép người quản lý có thể xem tất cả các thông tin, tra cứu các thông tin của các trường dữ liệu trong hệ thống CSDL được thiết lập.
Người sử dụng nhập trực tiếp các thông tin như tên xã, diện tích, dân số .v.v. và chọn các bảng dữ liệu và trường dữ liệu cần tra cứu để tìm kiếm.
Kết quả tra cứu
Thông tin tra cứu
Hình 3.27: Menu tra cứu cơ sở dữ liệu
3.4.2.3. Tô màu hiện trạng sử dụng đất
- Chức năng này được viết với mục đích phục vụ cho công tác biên tập bản đổ hiện trạng sử dụng đất với các tính năng như tô màu các vùng hiện trạng sử dụng đất theo bảng màu chuẩn của quy phạm bản đồ hiện trạng và đồng thời tự động điền vào CSDL loại đất và mã loại đất của loại đất mà người biên tập đã chọn.
- Người biên tập chỉ cần chọn vùng cần tô màu sau đó tiến hành tô màu hiện trạng trong danh sách các loại đất của ứng dụng.
Dữ liệu được điền vào
ªVí dụ: Người biên tập cần tô màu cho vùng theo loại đất là ONT việc tô màu sẽ thực hiện như hình 3.28.
Hình(..)
Hình 3.28: Menu Tô Màu hiện trạng
3.4.2.4. Truy vấn thông tin theo từng xã
- Chức năng này cho phép người sử dụng xem thông tin của từng xã, ngoài ra còn cung cấp bản đồ cho biết vị trí địa lý của xã đó. Khi có nhu cầu về thông tin của một xã nào đó người quản lý có thể chọn một trong các xã trong danh sách của bảng thông tin. Khi đó ứng dụng sẽ tiến hành truy vấn các thông tin và cung cấp cho người sử dụng các thông tin về đối tượng và vị trí của đối tượng trên bản đồ.
- Chẳng hạn như nhà quản lý muốn xem các thông tin về thị trấn Cái Tàu Hạ việc thực hiện sẽ tiến hành như hình 3.29.
Danh sách các xã
Hình 3.29: Menu truy xuất dữ liệu theo từng xã
3.4.2.5. Tiện ích Map
Chức năng này bao gồm các công cụ hỗ trợ việc quản lý CSDL như sắp xếp, thống kê dữ liệu, ….
- Menu “tiện ích Map” có các menu con sau:
+ Menu “Truy xuất thông tin” truy xuất thông tin các đối tượng được chọn.
+ Menu “Sắp xếp” sắp xếp các trường dữ liệu theo thứ tự.
+ Menu “Thời gian tạo file” cho biết thời gian các file .tab được tao ra.
+ Menu “Thống kê” thống kê các thông tin về đối tượng.
Menu biết thời gian tạo các .tab
Menu thống kê dữ liệu
Thoát khỏi chương trình
Tên Menu mới trong mapInfo
Menu truy xuất thông tin đối tượng
Menu sắp xếp CSDL
Hình 3.30: Menu tiện ích Map
Menu sắp xếp: sắp xếp các trường dữ liệu theo thứ tự chức năng này giúp cho nhà quản lý sắp xếp các bản ghi theo thứ tự giảm dần hoặc tăng dần nhằm làm cho công tác quản lý được thuận tiện và dễ dàng hơn.
Menu thời gian tạo file: đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà quản lý khi cần biết thời gian cả file dữ liệu đã được tạo.
Menu thống kê: thống kê CSDL trong một bảng với các tùy chọn tính max, min, ....
Menu tạo điểm nút: tạo ra các ký hiệu dạng điểm tại các góc cạnh của đối tượng dạng vùng đồng thời truy xuất ra tọa độ của các điểm đó.
3.4.2.6. Xuất dữ liệu
- Chức năng này hỗ trợ nhà quản lý trong việc xuất dữ liệu ra định dạng các định dạng khác nhau như dbf, txt, csv, html, ... có thể lưu trữ dữ liệu ở nhiều nguồn khác nhau đồng thời có đáp ứng nhu cầu về dữ liệu khác nhau của nhà quản lý cũng như tạo các bảng biểu, báo cáo thống kê lưu trữ in ấn, ….
Ví dụ: Nhà quản lý cần xuất dữ liệu bảng thuộc tính duonggiaothong thể hiện như hình 3.31.
\Hình 3.31: Xuất dữ liệu thống kê
Ngoài ra ứng dụng còn hỗ trợ xuất dữ liệu ra định dạng html như ví dụ sau.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Là một chuyên ngành mới của công nghệ thông tin, GIS có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước ở nhiều ngành khác nhau. Việc ứng dụng kỹ thuật GIS nói chung và phần mềm MapInfo nói riêng mang lại kết quả to lớn mà trước đây bằng phương pháp thủ công không thể có được. Hệ thống GIS còn mang lại cho các nhà quản lý một cách nhìn, một sự đánh giá tổng quát về mặt không gian các đối tượng quản lý từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Nó là một kỹ thuật quản lý thông tin dựa vào máy tính được sử dụng bởi con người vào mục đích lưu trữ, quản lý số liệu. Ngoài ra GIS còn có khả năng phân tích thống nhất, mô hình hóa và liên kết các dữ liệu thuộc tính với dữ liệu không gian.
Việc xây dựng CSDL và phát triển nó ngày càng hoàn thiện hơn nữa sẽ giúp nâng cao các mặt sau:
- Về mặt quản lý: giúp đơn giản hóa công tác quản lý đất đai và nhất là đảm bảo tính đồng bộ, chính xác của dữ liệu, từ đó hỗ trợ đắc lực hơn cho công tác quản lý và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Về mặt kinh tế: giảm chi phí đáng kể cho công tác quản lý và cập nhật dữ liệu đất đai cho ngành Tài Nguyên - Môi Trường nói riêng và cho các đơn vị liên quan nói chung.
- Về mặt xã hội: việc triển khai mở rộng hệ thống này trên toàn tỉnh sẽ xây dựng được một cơ sở dữ liệu đầy đủ và đồng bộ về tài nguyên đất đai của tỉnh. Cơ sở dữ liệu này khi được chia sẽ cho các cơ sở ban ngành khác sẽ phục vụ rất đắc lực cho công tác quản lý và quy hoạch.
Với kết quả xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên đất huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp bằng phần mềm MapInfo đạt được các kết quả sau:
- Các thông tin về tài nguyên đất được lưu trữ trong máy tính theo biểu mẫu thống nhất và được liên kết với bản đồ, giúp cho việc quản lý được gọn nhẹ và nhanh chóng.
- Thống kê được các thông tin cần thiết trong việc quản lý dữ liệu tài nguyên đất.
- Tạo được các bản đồ chuyên đề thể hiện theo các yêu cầu khác nhau của nhà quản lý.
- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện kế hoạch quản lý cơ sở dữ liệu, là nguồn dữ liệu quan trọng phục vụ công tác quy hoạch phát triển của vùng.
- Có thể nhập, lưu trữ với một khối lượng dữ liệu khổng lồ mà gọn nhẹ so với phương pháp lưu trữ biểu bảng như trước đây.
- Các số liệu lưu trữ có thể truy xuất một cách nhanh chóng, dễ dàng với độ chính xác cao so với phương pháp truyền thống.
Tuy nhiên việc quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên bằng phần mềm MapInfo có một số khó khăn:
- Nguồn số liệu cung cấp chưa được đầy đủ và thống nhất giữa các xã.
- Đòi hỏi nhiều kiến thức cơ bản về kỹ thuật máy tính và các phần mềm GIS.
2. KIẾN NGHỊ
Để khai thác và sử dụng có hiệu quả các phần mềm của ứng dụng trong quản lý đất đai thì chúng ta cần có một hệ thống máy móc hiện đại cộng với đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao. Sau khi thực hiện xong đề tài chúng em có một vài kiến nghị sau:
- UBND huyện Châu Thành cần chú trọng hơn nữa trong việc đầu tư thiết bị vật chất và nâng cao chất lượng chuyên môn của các cán bộ địa chính đặc biệt là tin học chuyên môn đặc biệt là cán bộ từ cấp huyện trở lên vấn đề này là cấp bách và cần thiết. Tất nhiên, như đã nói ở trên, việc triển khai ứng dụng một công nghệ tích hợp như GIS ở một địa bàn quy mô lớn như tỉnh Đồng Tháp dĩ nhiên đòi hỏi đầu tư mức kinh phí xứng đáng, đầu tiên là cho thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu, tiếp đến là cho công nghệ, rồi đến việc đào tạo đội ngũ năng lực quản lý vận hành. Mặc dù vậy, ứng dụng công cụ hiện đại để khẩn cấp cải tiến và nâng cao năng lực công tác quản lý đất đai, đặc biệt đây một là trong các lĩnh vực đang nóng bỏng trong tình hình hiện nay, là điều không thể không làm trong giai đoạn tới.
- Trong phạm vi cho phép, chúng tôi đề nghị nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Địa Lý và các cấp ngành quản lý đất đai tạo điều kiện cho sinh viên, cán bộ quản lý đất đai học tập và nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kiến thức tin học chuyên ngành phục vụ cho công tác quản lý đất đai ở nước ta nhằm dần từng bước đáp ứng được yêu cầu của một ngành quản lý hiện đại và đáp ứng yêu cầu của xã hội đặt ra.
Để dễ dàng và thuận tiện cũng như đồng bộ hóa các dữ liệu trong xây dựng quản lý và phân tích, chuyển đổi dữ liệu theo yêu cầu của ngành cần phải có một chu trình thống nhất đảm bảo tính toàn vẹn va đồng bộ của dữ liệu theo quy định của bộ Tài Nguyên - Môi Trường.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ứng dụng gis trong xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai phục vụ công tác quản lý đất đai huyện châu thành - tỉnh đồng tháp.doc