PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu .
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .
4. Phương pháp nghiên cứu .
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC
1.1. Khái quát hệ thống thông tin địa lí .
1.2. Giới thiệu phần mềm ArcGIS Desktop
1.2.1. ArcCatalog
1.2.2. ArcToolbox
1.2.3. ArcMap
1.2.4. Các mô hình dữ liệu địa lí
1.2.4.1. Coverages
1.2.4.2. Shapefiles
1.2.4.3. Geodatabases
1.3. Giá đất và cơ sở định giá đất
CHƯƠNG 2 : ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÍ (GIS) THÀNH
LẬP BẢN ĐỒ TRA CỨU GIÁ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MỸ LONG,
THÀNH PHỐ LONG XUYÊN
2.1. Khái quát khu vực nghiên cứu
2.2. Quy trình thành lập bản đồ tra cứu giá đất
2.3. Nội dung thực hiện
2.4. Kết quả thực hiện
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
33 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7427 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng hệ thống thông tin địa lí (GIS) thành lập bản đồ tra cứu giá đất trên địa bàn phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong tình huống thông tin cho ít điểm, đường hay vùng lựa chọn thì nội suy
hay ngoại suy phải sử dụng để có nhiều thông tin hơn. Nghĩa là phải giải đoán giá
trị hay tập giá trị mới, phần này mô tả nội suy hướng điểm, có nghĩa một hay nhiều
điểm trong không gian được sử dụng để phát sinh giá trị mới cho giá trị khác nơi
không đo giá trị trực tiếp được.
Trong thực tế nội suy được áp dụng cho mô hình hoá bề mặt khi cần phải giải
đoán các giá trị mới cho bề mặt hai chiều trên cơ sở độ cao láng giềng.
d) Tính diện tích
- Phương pháp thủ công:
_ Đếm ô
_ Cân trọng lượng
_ Đo thước tỷ lệ
- Phương pháp GIS:
_ Dữ liệu Vector: Chia nhỏ bản đồ dưới dạng đa giác
_ Dữ liệu Raster: Tính diện tích của một ô, sau đó nhân diện tích này với số
lượng ô của bản đồ.
Trang 24
1.2. Giới thiệu phần mềm ArcGIS Desktop 9.3
ArcGIS là một bộ phần mềm thương mại phục vụ cho công tác quản lý tài
nguyên thiên nhiên, xã hội kết hợp sự phát triển của công nghệ với nền tảng là công
nghệ máy tính, đồ họa, phân tích và quản lý dữ liệu không gian. Để xây dựng hệ
thống thông tin địa lí hoàn chỉnh ArcGIS tích hợp nhiều phần mềm: ArcGIS
Desktop, Server GIS, ESRI Data, Mobile GIS, Hosted GIS.
Hình 1.12: Sơ đồ các hợp phần của ArcGIS
Phần mềm ArcGIS Desktop được sử dụng khá phổ biến cho các ứng dụng
trên máy tính cá nhân, sản phẩm ArcGIS thương mại bao gồm 3 mức độ license
khác nhau: ArcView, ArcEditor, ArcInfo. Trong đó mức ArcInfo là mức có chi phí
bản quyền cao nhất và là mức có đầy đủ các chức năng phân tích không gian mạnh
mẽ, thể hiện đầy đủ sức mạnh của ArcGIS. Dù ở mức độ license nào thì bộ ArcGIS
Desktop cũng gồm 3 thành phần chính: ArcCatalog, ArcMap và ArcToolbox.
1.2.1. ArcCatalog
ArcCatalog cho phép người sử dụng dễ dàng truy cập và quản lý những dữ
liệu địa lí được lưu trữ trong thư mục và đĩa cứng hoặc trong những vùng có thể liên
kết dữ liệu hệ thống. Dữ liệu có thể copy, di chuyển, xóa, quan sát sơ bộ trước khi
thêm vào bản đồ. Cùng với nó, metada có thể được đọc hoặc tạo nên sử dụng trong
ứng dụng của ArcGIS. ArcCatalog cung cấp các phương tiện để xem, quản lý các
dữ liệu địa lí và các bảng dữ liệu thuộc tính.
Có 3 chế độ để xem dữ liệu trong ArcCatalog: Contents, Preview và Metadata view.
Trang 25
- Trong chế độ contents view tất cả các dữ liệu mà ArcGIS có thể nhận dạng
được sẽ được hiển thị dưới dạng cây thư mục (catalogue tree) hay các biểu tượng
(icons) giống như chương trình Windows Explorer.
- Có thể xem sơ bộ (preview) các dữ liệu địa lí dưới dạng bản đồ (geographic
view) hay dưới dạng bảng (table view). Lưu ý rằng một CSDL địa lí bao gồm các
đối tượng được xác định bởi vị trí địa lí và thông tin thuộc tính trong bảng attribute
table.
- Trong chế độ Metadata View có thể xem các dữ liệu dạng metadata, tức là
các thông tin mô tả khác nhau về dữ liệu như hệ quy chiếu, thời gian và phương
pháp thu thập,...
Hình 1.13: Màn hình giao diện ArcCatalog
1.2.2. ArcToolbox
ArcToolbox cung cấp một môi trường cho xử lý thông tin địa lí ( xử lý đó
bao gồm thay đổi hoặc trích dẫn thông tin). Chức năng công cụ sử dụng trong suốt
quá trình phân tích. ArcToolbox được gắn vào trong ArcCatalog và ArcMap..
ArcToolbox có các tính năng thông dụng:
- Chuyển đổi định dạng dữ liệu không gian (Conversion Tools)
- Phân tích dữ liệu không gian (Analysis Tools)
- Quản lý dữ liệu ( Data Management Tools)
Trang 26
Hình 1.14: Màn hình giao diện ArcToolbox
1.2.3. ArcMap
ArcMap cho phép người sử dụng trình bày và truy vấn bản đồ, tạo nên bản
sao đầy đủ của bản đồ và thực hiện các chức năng phân tích bản đồ. ArcMap cung
cấp một cách đơn giản việc chuyển từ quan sát đến sửa chữa đặc trưng không gian
của bản đồ. Dữ liệu ở bên trong ArcMap có thể xem dưới 2 chế độ: Data View và
Layout View. Các ứng dụng chính của ArcMap là hiển thị trực quan cơ sở dữ liệu
không gian, tạo lập bản đồ, trình bày sản phẩm.
Hình 1.15: Màn hình giao diện ArcMap
Trang 27
1.2.4. Các mô hình dữ liệu địa lí
ArcGIS hỗ trợ hai mô hình đối tượng file-based và mô hình đối tượng DBMS(
DataBase Management System).
Hai mô hình file-based là coverages và shapefiles. Coverages và shapefiles là
mô hình dữ liệu quan hệ địa lí (georelational data model). Những mô hình này lưu
dữ liệu vector cho các đối tượng trong các tập tin nhị phân và sử dụng số định danh
duy nhất để liên kết đối tượng với thuộc tính nằm trong bảng thuộc tính.
Mô hình đối tượng DBMS được ArcGIS hỗ trợ là mô hình dữ liệu
geodatabases (geodatabase data model). Trong mô hình này, các đối tượng được
lưu thành các hàng của bảng CSDL quan hệ. Các hàng trong bảng chứa cả thông tin
tọa độ và thông tin thuộc tính cho đối tượng.
1.2.4.1. Coverages
Coverages là dạng format chính sử dụng trong những phép xử lý phức tạp, để
xây dựng các tập dữ liệu địa lí chất lượng cao, và để thực hiện phân tích không gian
lớn của ArcInfo.
Coverages chứa những kiểu đối tượng chính, phức và phụ (primary,
composite, và secondary features). Primary features trong coverage chính là điểm
nhãn (label point), cung (arcs), và polygons. Composite features là tuyến đường
(routes/sections) và vùng (regions) được xây dựng từ primary feature.
Coverages còn có secondary features là: điểm đăng ký (tics), các liên kết (links), và
chú giải (annotation). Tics và links không biểu diễn cho đối tượng đồ họa, nhưng
được dùng để quản lý coverages. Annotation dùng để thể hiện text về đối tượng đồ
họa trên bản đồ.
1.2.4.2. Shapefiles
Shapefiles rất hay được dùng trong thành lập bản đồ và trong một số phân
tích. Phần lớn dữ liệu địa lí đều nằm ở dạng shapefile. Shapefiles đơn giản hơn
coverages vì nó không lưu tất cả các tập hợp topological cho từng đối tượng và lớp
đối tượng khác nhau. Mỗi shapefile chỉ lưu các đối tượng trong những lớp đối
tượng đơn.
Trang 28
Shapefiles có hai kiểu đối tượng điểm: points và multipoints. Các kiểu đối
tượng đường của shapefile là simple lines hay multipart polylines. Các kiểu đối
tượng vùng là simple areas hay multipart areas gọi là polygons.
Shapefiles được lưu trong folders. Một shapefile bao gồm một tập các files
dữ liệu vector data và một file dạng dbf giữ thuộc tính của đối tượng. Ngoài những
đối tượng cơ bản, có thể tạo những đối tượng tùy biến như thửa đất, đường ống...
Các đối tượng tùy biến có hành vi chuyên biệt rất thích hợp để biểu diễn đối tượng
của thế giới thực.
1.2.4.3. Geodatabases
Geodatabases dùng để cài đặt một mô hình dữ liệu đối tượng GIS.
Geodatabase lưu mỗi đối tượng địa lí trong một hàng của bảng. Đường nét của đối
tượng được lưu trong trường shape của bảng, thuộc tính lưu trong những trường
khác. Mỗi bảng lưu một lớp đối tượng (feature class). Ngoài các features,
geodatabases còn lưu cả ảnh rasters, bảng dữ liệu, và các tham chiếu đến những
bảng khác. Một số ưu điểm của geodatabase đó là các features trong geodatabases
có thể xây dựng những hành vi riêng; các features được lưu hoàn toàn trong một
database đơn; và các lớp đối tượng lớn của geodatabases được lưu dễ dàng, không
cần phải lợp lên nhau.
Phiên bản geodatabases nhiều người dùng được cài đặt qua phần mềm
ArcSDE. Phiên bản đơn cài trong Microsoft Access. Truy cập cơ sở dữ liệu thông
qua ứng dụng của ArcGIS như ArcMap và ArcCatalog.
Mỗi lớp đối tượng của geodatabases chứa một kiểu đối tượng hình học. Các
lớp đối tượng có quan hệ với nhau được tổ chức thành các tập dữ liệu đối tượng
(feature datasets).
1.3. Giá đất và cơ sở định giá đất
1.3.1. Giá đất
Theo Tổng cục quản lý đất đai (2009) Giá đất được hiểu là sự ước tính về giá
trị của quyền sử dụng đất bằng hình thái tiền tệ đối với một thửa đất (khu đất) cụ thể
cho một mục đích sử dụng đã được xác định, tại một thời điểm xác định.
Giá của đất tuỳ theo giá trị của đất bao gồm: Loại đất, hạng đất, quan hệ
cung cầu về đất. Tuỳ vào chiến lược phát triển kinh tế của khu vực đất, tuỳ lợi ích
Trang 29
kinh tế của xã hội và người sử dụng đất cũng như tuỳ thuộc yêu cầu quản lý đất đai
mà hình thành.
Như vậy giá đất được hình thành là kết quả của sự tác động qua lại của nhiều
yếu tố một cách hợp lý và tuân thủ theo một số luật lệ nhất định.
Đất được hình thành ở hai loại giá:
- Giá đất Nhà nước quy định nằm trong khung giá chung của cả nước, loại giá
này dựa trên cơ sở phân hạng định giá trị của đất dựa vào các yếu tố đã quy định và
tuỳ thuộc vào từng vùng, khu vực cũng như điều kiện cụ thể của từng địa phương
mà hình thành. Dựa trên cơ sở này Nhà nước quy định mức thuế cho người sử dụng
đất. Giá đất này được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành ngày
01 tháng 01 hằng năm.
- Giá đất trên thị trường là giá đất hình thành do sự thỏa thuận giữa các bên có
quan hệ trao đổi, buôn bán với nhau về đất đai. Giá này dựa vào nhu cầu và tâm lý
của người mua bán hay sang nhượng, là loại giá không ổn định, không có cơ sở
vững chắc về mặt phân hạng cũng như pháp lý mà chủ yếu dựa vào sự quyết đoán,
vào thị hiếu hay sở thích và tâm lý của người sử dụng, loại giá này thông thường
cũng dựa trên cơ sở khung giá quy định của Nhà nước mà hình thành nhưng ở mức
cao hay thấp hơn, thường bằng giá Nhà nước cộng sự chênh lệch do nhu cầu và tâm
lý của người mua và người bán.
1.3.2. Định giá đất
1.3.2.1. Khái niệm
Định giá đất được hiểu là sự ước tính về giá trị quyền sử dụng đất bằng hình
thái tiền tệ cho một mục đích sử dụng đã được xác định, tại một thời điểm xác định.
1.3.2.2. Mục tiêu
Việc định giá đất nhằm đảm bảo các thửa đất có giá trị hợp lý tùy theo mục
đích định giá. Đánh giá đúng tiềm năng của thửa đất sẽ mang lại ở hiện tại và trong
tương lai đồng thời giúp cho việc thực hiện quy hoạch giải tỏa đền bù thỏa đáng,
hợp lòng dân.
Trang 30
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá đất
Giá đất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bao gồm khách quan và chủ quan.
Hình 1.16: Sơ đồ giá đất và các nhân tố ảnh hưởng
1.3.3.1. Nhân tố khu vực
a) Vị trí đất
Vị trí được xem là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định giá đất. Vị trí
được đánh giá thông qua định lượng khoảng cách đến trung tâm (hành chính,
thương mại…), bệnh viện, trường học, nhà hát…; mất độ dân số; chất lượng dân
số…
b) Cơ sở hạ tầng
Trong khu vực cần xem xét mức độ cung cấp và hoàn thiện về điện cho sinh
hoạt và sản xuất, hệ thống cấp thoát nước trong khu vực, dịch vụ thông tin, giải trí
có đầy đủ không, chất lượng đường giao thông của khu vực…
c) Chất lượng môi trường
Bao gồm địa chất, địa thế, độ dốc, hướng gió, tiếng ồn, trình độ học vấn,
nghề nghiệp, mức thu nhập của dân cư trong khu vực, sự ô nhiễm môi trường về
bụi, rác, nước thải, mùi hôi, khí thải.
d) Hạ tầng xã hội
Trong khu vực khả năng cung cấp các loại hình về trường học, bệnh viện,
trung tâm thương mại, trụ sở cơ quan hành chính và khu vui chơi giải trí…
1.3.3.2. Nhân tố xã hội
a) Dân số
Bao gồm sự tăng trưởng dân số, sự di dân từ nông thôn về thành thị và các
khu công nghiệp, sự tăng tuổi thọ của người cao tuổi.
Trang 31
b) Tình trạng an ninh
Liên quan đến trạng thái tốt xấu của trật tự xã hội. Khu vực nào có trật tự xã
hội tốt thì cuộc sống của dân cư cảm thấy an toàn khuyến khích đầu tư, mua bán, cư
trú và giá đất khu vực này thường sẽ cao.
d) Đầu cơ nhà đất
Đầu cơ là đầu tư vào hàng hóa nhưng không có nhu cầu sử dụng mà hy vọng
và lợi dụng sự biến động giá cả trên thị trường để thu được siêu lợi nhuận. Nhân tố
này ảnh hưởng rất lớn đến giá đất trên thị trường có thể làm xoay chuyển giá cả thị
trường.
e) Tiến độ đô thị hóa
Đô thị hóa sẽ kéo theo tốc độ tăng dân số do di dân tự do, các dự án đầu tư
cơ sở hạ tầng và chuyển dịch mục đích sử dụng đất giữa các khu vực trong thành
phần kinh tế.
1.3.3.3. Nhân tố kinh tế
a) Tình trạng phát triển kinh tế
Thu nhập quốc dân tăng, tài chính tiền tệ lành mạnh, kinh tế phồn vinh, tăng
cơ hội có việc làm, tổng đầu tư xã hội tăng, yêu cầu về đất không ngừng mở rộng
thúc đẩy giá đất tăng.
b) Mức độ dự trữ và đầu tư
Mức độ dự trữ tăng trưởng thì đầu tư tăng tương ứng thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội.
c) Thu nhập và tiêu dùng của dân cư:
Thu nhập thấp các khoản chi tiêu phải ưu tiên cho các nhu cầu thiết yếu về
các vật phẩm nuôi sống. Khi thu nhập tăng lên, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu thì
phần thu nhập dư sẽ chuyển sang giải quyết nhu cầu nhà ở. Bên cạnh đó, tình trạng
việc làm và nghề nghiệp cũng yêu cầu về tính chất, đặc điểm của nhà ở cho phù
hợp.
d) Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao sẽ có tác động ngược lại với giá trị nhà đất. Sự
thay đổi của tỷ lệ thất nghiệp đồng hành với sự thay đổi trong tiến bộ của nền kinh
tế, và tỷ lệ biến động của giá nhà đất.
Trang 32
e) Biến động vật giá
Biến động vật giá tác động đến giá đất thông qua biến động giá các yếu tố
nguyên liệu đầu vào và các yếu tố nguyên liệu kỹ thuật.
f) Hoạt động kinh doanh
Thái độ của các nhà đầu tư và người tiêu dùng và các tác động đầu tư của
Chính phủ vào các công trình xây dựng.
1.3.3.4. Nhân tố cá biệt
a) Quy mô diện tích
Tương ứng với mỗi mục đích sử dụng đất cụ thể yêu cầu quy mô thửa đất
tương ứng, quy mô quá lớn hay quá nhỏ của thửa đất đều ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng.
b) Kích thước thửa đất
Chiều rộng, chiều sâu của thửa đất phải cân đối và phù hợp với diện tích.
c) Hình thể thửa đất
Hình thể thửa đất sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng hiệu quả diện tích thửa đất,
kiến trúc công trình xây dựng…
d) Tình trạng pháp lý của thửa đất
Các quyền đối với thửa đất, nguồn gốc sử dụng đất và các công trình trên
đất, tình trạng về quyền lợi đối với thửa đất, phù hợp với quy hoạch.
1.3.3.5. Chính sách, pháp luật
a) Chính sách đất đai
Bao gồm việc quy định các quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đất, những hạn
mức sử dụng và hạn chế về diện tích sử dụng đất.
b) Quy hoạch đô thị
Trong quy hoạch đô thị, các quy định về công dụng, tỷ lệ dung tích, kiến
trúc xây dựng và mật độ kiến trúc đều ảnh hưởng đến giá đất.
c) Chính sách thuế
Mức thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân cao làm giảm đầu tư sản xuất dẫn
đến nhu cầu đất giảm kéo theo giá đất giảm hoặc ngược lại.
d) Chính sách tiền tệ
Trang 33
Chính sách tài chính ảnh hưởng giá đất thông qua tỷ lệ lãi suất, sự tăng của
tỷ lệ lãi suất làm giá trị tài sản thấp hơn.
1.3.4. Nguyên tắc xác định giá đất
Theo khoản 23 Điều 4 và Điều 55 Luật Đất Đai 2003, Giá đất là số tiền tính
trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong
giao dịch về quyền sử dụng đất. Giá đất được hình thành trong 03 trường hợp sau:
- Do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định giá.
- Do đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất.
- Do người sử dụng đất thoả thuận về giá đất với những người có liên quan khi
thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; góp
vốn bằng quyền sử dụng đất.
Một trong những khác biệt cơ bản giữa luật đất đai hiện hành so với luật đất
đai 1993 đó là sử dụng giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường
là một trong những nguyên tắc để xác định giá đất. Theo quy định tại khoản 1 Điều
56 Luật Đất Đai 2003 thì giá đất được xác định theo 3 nguyên tắc sau:
- Sát giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều
kiện bình thường; khi có chênh lệch lớn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng
đất thực tế trên thị trường thì phải điều chỉnh cho phù hợp.
- Các thửa đất liền kề nhau, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết cấu hạ
tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo qui
hoạch thì mức giá như nhau.
- Đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có
điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại,
cùng mục đích sử dụng theo qui hoạch thì mức giá như nhau.
1.3.5. Phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
Phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất theo quy định của
Nhà nước trong Nghị định số 188/2004/NĐ-CP, Nghị định số 123/2007/NĐ-CP và
Thông tư 145/2007/TT-BTNMT.
Trang 34
1.3.5.1. Phương pháp so sánh trực tiếp
a) Khái niệm
Là phương pháp xác định mức giá thông qua việc tiến hành phân tích các
mức giá đất thực tế đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường của loại
đất tương tự (về loại đất, diện tích đất, thửa đất, hạng đất, loại đô thị, loại đường
phố và vị trí) để so sánh, xác định giá của thửa đất, loại đất cần định giá.
b) Công thức tính
Theo Tài liệu phục vụ hội nghị tập huấn định giá đất tỉnh An Giang (2008),
Trong phương pháp so sánh trực tiếp, giá bán của các bất động sản so sánh sẽ được
điều chỉnh (cộng hoặc trừ) một lượng tiền nhất định, tùy thuộc vào mức độ khác
nhau của các yếu tố cấu thành giá bất động sản giữa bất động sản so sánh và bất
động sản chủ thể.
Công thức có dạng:
AP = S + BA + BeA + GA + IA + CA + NA
Trong đó: AP là giá bất động sản chủ thể; S là giá bán của bất động sản so sánh; BA
là lượng điều chỉnh cho những khác biệt về vị trí của thửa đất; BeA là lượng điều
chỉnh cho những khác biệt về qui mô, kích thước thửa đất; GA là lượng điều chỉnh
cho sự khác biệt về tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất; IA là lượng điều chỉnh
cho sự lạm phát kể từ ngày bán đến thời điểm điều tra; CA là lượng điều chỉnh cho
sự khác nhau về các điều kiện quy hoạch xây dựng; NA là lượng điều chỉnh cho sự
khác biệt về cơ sở hạ tầng và môi trường xung quanh.
Kết quả của những điều chỉnh này được biểu thị bằng tổng số tiền gộp lại
hoặc bằng tỉ lệ % ( nếu lượng tiền biểu thị bằng tỉ lệ %)
c) Điều kiện áp dụng
Phương pháp so sánh trực tiếp được áp dụng để định giá khi trên thị trường
có các loại đất tương tự đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất so sánh được với loại
đất cần định giá. Giá đất chuyển nhượng này phải là giá chuyển nhượng quyền sử
dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường và trong thời gian gần
với thời điểm điều tra không quá 1 năm.
Thường được sử dụng định giá bất động sản là đất ở hoặc đất trống, trong
khu dân cư, các bất động sản thương mại – dịch vụ.
Trang 35
1.3.5.2. Phương pháp thu thập
a) Khái niệm
Là phương pháp xác định mức giá tính bằng thương số giữa mức thu nhập
thuần túy thu được hàng năm trên một đơn vị diện tích đất so với lãi suất tiền gửi
kiết kiệm bình quân một năm ( tính đến thời điểm xác định giá đất) của loại tiền gửi
VNĐ kỳ hạn 01 năm (12 tháng) tại ngân hàng thương mại nhà nước có mức lãi suất
tiền gửi tiết kiệm cao nhất trên địa bàn.
b) Công thức tính
Theo Tài liệu phục vụ hội nghị tập huấn định giá đất tỉnh An Giang (2008)
công thức tính áp dụng cho phương pháp thu nhập:
- Phương pháp vốn hóa sinh lợi
Phương pháp vốn hóa sinh lợi sử dụng công thức tổng quát dòng chiết khấu
phát sinh không đều giữa các năm hoặc giữa các giai đoạn của cả quá trình kinh
doanh.
n ( )n r
K K
+
=
1
1
0
Trong đó: K0 là giá trị hiện tại; Kn là giá trị thu nhập đến năm hoặc giai đoạn
thứ n; r là lãi suất bình quân năm; n là số năm hay số giai đoạn phát sinh thu nhập;
( )n 1+ r
1 là hệ số chiết khấu để tính chuyển các khoản tiền từ giá trị ở mặt bằng thời
gian tương lai về mặt bằng thời gian hiện tại.
- Phương pháp vốn hóa trực tiếp
Là phương pháp tính giá trị bất động sản trên cơ sở biết thu nhập năm đầu
tiên từ bất động sản hoặc từ một giá trị vốn đầu tư ban đầu. Công thức tổng quát áp
dụng trong phương pháp vốn hóa trực tiếp:
Kn = K0(1+r)n
Trong đó: K0 là vốn đầu tư ban đầu; Kn là vốn đầu tư ban đầu và lợi nhuận từ
vốn được tính ở năm cuối hoặc giai đoạn cuối; (1+r)n là hệ số lãi kép tính đến năm
thứ n.
c) Điều kiện áp dụng
Trang 36
Phương pháp thu nhập chỉ áp dụng để định giá cho các loại đất xác định
được các khoản thu nhập mang lại từ đất và phải xác định được đầy đủ, chính xác
các khoản chi phí cũng như các khoản thu nhập từ bất động sản đó trong năm.
Phương pháp thu nhập thích hợp nhất cho các loại tài sản được mua bán
thường xuyên trên thị trườ__________ng hoặc được lưu giữ phục vụ cho mục đích tạo ra lợi
nhuận như những căn hộ, những công trình thương mại hoặc những công trình làm
văn phòng.
1.3.5.3. Phương pháp chiết trừ
a) Khái niệm
Là phương pháp xác định giá đất của thửa đất có tài sản gắn liền với đất bằng
cách loại trừ phần giá trị tài sản gắn liền với đất ra khỏi tổng giá trị bất động sản
(bao gồm giá trị của đất và giá trị của tài sản gắn liền với đất).
b) Công thức tính
Theo Tài liệu phục vụ hội nghị tập huấn định giá đất tỉnh An Giang (2008)
công thức tính áp dụng cho phương pháp chiết trừ:
- Công thức tính chi phí đơn giản (áp dụng đối với bất động sản xây mới):
GBĐS = (SĐ x GĐC) + (SCT x GCTC)
Trong đó: GBĐS là giá trị bất động sản; SĐ là số mét vuông đất; GĐC là giá chuẩn cho
1m2 đất; SCT là diện tích sàn sử dụng; GCTC là đơn giá chuẩn 1m2 sàn sử dụng.
- Công thức tính chi phí phức tạp (áp dụng cho bất động sản đã qua thời gian
sử dụng):
P1 = P – G(kh)
GĐ = GBĐS – P1
Trong đó: P là chi phí thay thế; G(kh) là giá trị khấu hao; P1 là chi phí thay thế
đã khấu hao; GĐ là giá trị đất; GBĐS là giá thị trường của bất động sản được tái tạo
c) Điều kiện áp dụng
Phương pháp chiết trừ được áp dụng để xác định giá đất của thửa đất có tài
sản gắn liền với đất trong trường hợp không có đủ số liệu về giá thị trường của các
thửa đất trống tương tự để áp dụng phương pháp so sánh trực tiếp, trong khi có thể
thu thập số liệu giá thị trường của các thửa đất có tài sản gắn liền với đất tương tự
như thửa đất cần xác định.
Trang 37
Phương pháp chi phí được áp dụng để định giá cho tất cả các lọai bất động
sản. Tuy nhiên, phương pháp này thường được áp dụng để định giá những bất động
sản đặc biệt ít giao dịch trên thi trường như các công sở, bệnh viện, trường
học...phục vụ cho việc giải tỏa đền bù.
1.3.5.4. Phương pháp thặng dư
Là phương pháp xác định giá đất của thửa đất trống có tiềm năng phát triển
theo quy hoạch hoặc được phép chuyển đổi mục đích sử dụng để sử dụng tốt nhất
bằng cách loại trừ phần chi phí ước tính để tạo ra sự phát triển ra khỏi tổng giá trị
phát triển giả định của bất động sản.
Điều kiện áp dụng: Phương pháp thặng dư được áp dụng để xác định giá đất
của các thửa đất trống có tiềm năng phát triển do thay đổi quy hoạch hoặc do
chuyển mục đích trong khi không có giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất tương
tự trên thị trường.
1.3.6. Định giá đất đô thị thành phố Long Xuyên
Trình tự các bước xây dựng bảng giá đất thành phố Long Xuyên:
Bước 1: Công tác chuẩn bị bao gồm thu thập các hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, đấu giá, giao đất.
Bước 2: Thu thập thông tin, tài liệu danh sách thửa đất chuyển nhượng quyền sử
dụng đất, các dự án công trình đang triển khai, tình hình chuyển nhượng, thế chấp,
góp vốn, lập và điều chỉnh quy hoạch...
Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập thông tin thửa đất. Từ những thông tin
thu thập được tiến hành xử lý đối với các thửa đất có tài sản gắn liền thì chiết trừ ra,
loại bỏ hoặc điều tra bổ sung đối với những thửa đất có giá đột biến. Tùy trường
hợp mà áp dụng các phương pháp tính giá khác nhau hoặc có thể kết hợp nhiều cách
tính. Cuối cùng, tổng hợp kết quả điều tra và xử lý đưa ra mức giá đất.
Bước 3: Tổng hợp kết quả điều tra giá đất thị trường tại thành phố.
Bước 4: Xem xét mức độ tăng giảm qua kết quả điều tra giá đất thị trường thành
phố và đưa ra kiến nghị điều chỉnh giá cho phù hợp.
Nhà nước quy định phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
chung cho toàn quốc và đối với từng tỉnh sẽ có quy định cụ thể về giá các loại đất
do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành vào ngày 01 tháng 01
Trang 38
hàng năm. Theo Quyết định số 68/2010/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An
Giang ban hành quy định xác định giá các loại đất năm 2011 cụ thể đối với khu vực
thành phố Long Xuyên:
1.3.6.1. Đất ở đô thị
- Phân loại đường phố: thành phố Long Xuyên được phân thành 04 loại đường
phố; đường phố loại 1 có giá đất cao nhất trong nội thành, nội thị.
- Phân đoạn đường phố: căn cứ cơ sở hạ tầng và khả năng sinh lợi, đường phố
được phân nhiều đoạn đường có mức giá khác nhau.
- Phân loại vị trí: mỗi đường phố hoặc đoạn đường phố được phân tối đa 04 vị trí:
_ Vị trí 1: Thửa đất tiếp giáp mặt tiền đường phố có mức giá cao nhất;
_ Vị trí 2: Thửa đất tiếp giáp phía sau thửa đất vị trí 1 hoặc trong hẻm của
đường phố có độ rộng lớn hơn 3 mét, điều kiện sinh hoạt thuận lợi, cơ sở hạ tầng
hoàn chỉnh (như mặt đường láng nhựa hoặc láng xi măng, hệ thống cấp nước
tương đối hoàn chỉnh) giá đất bằng 60% của vị trí 1;
_ Vị trí 3: Thửa đất trong hẻm của đường phố có độ rộng từ 2 mét đến 3 mét,
điều kiện sinh hoạt kém hơn vị trí 2, giá đất bằng 40% của vị trí 1;
_ Vị trí 4: Thửa đất trong hẻm của đường phố có độ rộng nhỏ hơn 2 mét, hay
hẻm của hẻm thuộc vị trí 2 hoặc vị trí 3, có điều kiện sinh hoạt kém, giá đất bằng
20% của vị trí 1;
Trừ các đường hẻm đã được xác định giá đất cụ thể trong bảng giá đất.
Hình 1.17 : Quy định xác định vị trí thửa đất
1.3.6.2. Đất ở ven đô thị, trục giao thông
Được phân theo 2 vị trí đất, gồm vị trí 1 và vị trí 2. Giá đất tính bằng giá bình
quân giữa đất ở đô thị với đất ở nông thôn liền kề.
Trang 39
- Vị trí 1: Thửa đất tiếp giáp mặt tiền trục đường giao thông tính bằng 100% giá
đất.
- Vị trí 2: Thửa đất phía sau thửa đất vị trí 1 hoặc trong hẻm của trục đường
giao thông tính bằng 60% giá đất của vị trí 1.
Trường hợp thửa đất do một chủ sử dụng có chiều sâu trên 50 mét, thì 50 mét
đầu tính bằng 100% giá đất vị trí 1, diện tích còn lại (chiều sâu trên 50 mét) tính
bằng 60% giá đất của vị trí 1.
1.3.6.3. Đất sản xuất, kinh doanh
Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh tại đô thị, ven đô,
nông thôn xác định bằng 70% giá đất ở liền kề.
Đất chuyên dùng làm nguyên liệu sản xuất gốm sứ, gạch ngói bằng giá đất
nông nghiệp liền kề.
1.3.6.4. Các loại đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng
Đối với đất xây dựng trụ sở cơ quan và đất xây dựng công trình sự nghiệp;
đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất tôn giáo, tín ngưỡng (bao gồm
đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng, đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ
đường, nhà thờ họ); đất phi nông nghiệp khác (bao gồm đất xây dựng nhà bảo tàng,
nhà bảo tồn, nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật, cơ sở sáng tác văn hóa nghệ thuật)
thì giá đất tính bằng với giá đất ở liền kề.
Đối với đất sử dụng vào các mục đích công cộng theo quy định tại điểm b
khoản 5 Điều 6 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ và các loại đất phi
nông nghiệp khác (bao gồm đất cho các công trình xây dựng khác của tư nhân
không nhằm mục đích kinh doanh và không gắn liền với đất ở; đất làm nhà nghỉ,
láng, trại cho người lao động; đất đô thị được sử dụng để xây dựng nhà phục vụ
mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; đất xây
dựng chuồng trại chăn nuôi động vật được pháp luật cho phép; đất xây dựng trạm,
trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; đất xây dựng nhà
kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân
bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp) thì giá đất bằng 70% giá đất ở liền
kề.
Trang 40
Đối với đất sông, ngòi, kênh, rạch suối và mặt nước chuyên dùng sử dụng
vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản thì giá đất bằng với giá đất trồng cây hàng năm và
đất nuôi trồng thủy sản liền kề, sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc sử
dụng vào mục đích phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng, khai thác thủy sản thì
giá đất bằng với giá đất phi nông nghiệp liề__________n kề.
Đối với đất làm nghĩa trang, nghĩa địa và các loại đất chưa xác định mục
đích sử dụng (bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá
không có rừng cây) thì giá đất bằng với giá loại đất liền kề.
1.3.6.5. Đất khu vực giáp ranh, tiếp giáp
Đối với đất nông nghiệp tại các khu vực đất giáp ranh được xác định từ
đường phân địa giới hành chính giữa các huyện, thị xã và thành phố vào sâu địa
phận mỗi bên là 500 mét.
Đối với đất phi nông nghiệp ở đô thị thuộc cùng một loại đô thị theo quy
định hiện hành thì khu vực đất giáp ranh được xác định từ đường phân địa giới hành
chính vào sâu địa phận mỗi bên là 200 mét.
Trường hợp khu vực đất giữa các huyện bị ngăn cách bởi sông, hồ, kênh có
chiều rộng từ 100 mét trở xuống thì khu vực đất giáp ranh được xác định từ bờ
sông, bờ hồ, bờ kênh của mỗi bên vào sâu địa phận của mỗi huyện như quy định.
Nếu chiều rộng của sông, hồ, kênh trên 100 mét thì không xếp loại đất giáp ranh.
Trường hợp đường xác định giới hạn giáp ranh để tính giá đất vùng giáp ranh
mà dẫn đến thửa đất cùng một hộ sử dụng có 2 mức giá khác nhau thì toàn bộ thửa
đất đó được tính theo giá đất có mức giá cao nhất.
Giá đất khu vực giáp ranh được xác định bằng giá bình quân của cùng một
loại đất liền kề.
_ Một số trường hợp đặc biệt:
Trường hợp 1: Trường hợp thửa đất ở đô thị cùng một chủ sử dụng có chiều sâu
trên 25 mét thì 25 mét đầu tính bằng 100% giá đất vị trí 1, diện tích đất còn lại
(chiều sâu trên 25 mét) tính bằng 60% giá đất vị trí 1.
Trang 41
Hình 1.18: Minh họa thửa đất có chiều sâu trên 25m
Trường hợp 2: Đất nằm ngay giao lộ (tiếp giáp 2 mặt tiền đường trở lên) thì tính
theo giá đất của đường phố có giá cao nhất và nhân 1,2 lần.
Hình 1.19: Minh họa thửa đất giáp 2 đường giao thông
Trường hợp 3: Trường hợp cùng trên một trục đường được chia thành các đoạn có
mức giá khác nhau thì giá đất tại vị trí tiếp giáp giữa 2 đoạn giáp ranh (trên địa bàn
huyện) được tính giá như sau:
- Đối với đất ở đô thị giáp ranh giữa 2 đoạn đường có mức giá khác nhau; đất
ở đô thị giáp ranh với đất ở ven đô thị giá đất được tính bình quân của đoạn giáp
ranh trong phạm vi 50 mét.
- Đối với đất ở ven đô thị hoặc đất ở đô thị giáp ranh với đất ở nông thôn giá
đất được tính bình quân của 2 đoạn giáp ranh trong phạm vi 100 mét.
Trường hợp 4: Trường hợp thửa đất có mặt tiền đường là đất ở đô thị, phía sau là
đất ở ven đô hoặc mặt tiền là đất ở ven đô thị, phía sau là đất ở nông thôn thì không
áp dụng cách tính giá đất giáp ranh.
Trường hợp 5: Đối với thửa đất có vị trí tiếp giáp mặt tiền đường mà bị ngăn cách
bởi mương lộ thì giá đất bằng 80% giá đất nằm tiếp giáp mặt tiền đường.
Trang 42
Hình 1.20: Minh họa thửa đất ngăn cách bởi mương lộ
Trường hợp 6: Đối với các thửa đất xin chuyển mục đích sử dụng đất của tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân mà không tiếp giáp với mặt tiền đường (hoặc hẻm) mà không
có lối đi vào khu đất thì xác định vị trí 2 đối với đất ở nông thôn và vị trí 4 đối với
đất ở đô thị.
Trường hợp 7: Đối với các đường dân sinh hai bên hông cầu:
- Đối với các đường có độ rộng lớn hơn 3 mét, điều kiện sinh hoạt thuận lợi,
cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh thì giá đất tính bằng 80% của vị trí 1;
- Đối với các đường có độ rộng nhỏ hơn hoặc bằng 3 mét, điều kiện sinh hoạt
kém, cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh thì giá đất tính bằng 60% của vị trí 1.
Trang 43
Chương 2: ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÍ (GIS) THÀNH
LẬP BẢN ĐỒ TRA CỨU GIÁ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MỸ LONG,
THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG
2.1. Khái quát khu vực nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lí
Phường Mỹ Long là một trong những phường trung tâm của thành phố Long
Xuyên, có diện tích tự nhiên 123,27 ha, được chia thành 8 khóm với 121 tổ dân phố.
- Phía Bắc giáp với phường Mỹ Bình
- Phía Tây giáp với phường Mỹ Xuyên
- Phía Nam giáp với phường Mỹ Phước
- Phía Đông giáp với Sông Hậu
Hình 2.1: Minh họa vị trí tiếp giáp của phường Mỹ Long
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Phường Mỹ Long cơ cấu chủ yếu là thương mại – dịch vụ và tiểu thủ công
nghiệp. Toàn phường có 4.806 hộ với 20.541 nhân khẩu ( trong đó dân tộc Khơme
chiếm 0,005%, dân tộc Chăm 0,28%, dân tộc Hoa 5,78 %...).
Là một phường phát triển có cơ sở hạ tầng gần như hoàn chỉnh đã tạo điều
kiện để các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đầu tư phát triển
mạnh mẽ, góp phần đáng kể trong việc tăng thu nhập, nâng cao mức sống của người
dân.
Trang 44
Tốc độ đô thị hóa nhanh, hình thành nhiều khu dân cư mới khang trang,
nhưng đối với những khu quy hoạch chưa hoàn chỉnh thì tình hình vệ sinh môi
trường vẫn còn bề bộn.
Phường Mỹ Long có Phà An Hòa được xây dựng trước năm 1975 và đã được
đầu tư nâng cấp... phục vụ việc đi lại thông thương với tỉnh Đồng Tháp.
Với vị trí là đầu mối mua bán, thường xuyên tiếp nhận lượng khách vãng lai
giao lưu khá đông, nên tình hình trật tự mua bán, trật tự giao thông, trật tự xã hội
diễn ra phức tạp.
2.2. Quy trình thành lập bản đồ tra cứu giá đất
Hình 2.2: Quy trình thành lập bản đồ giá đất
Phân tích đánh giá nguồn dữ liệu bản đồ địa chính hiện có: Từ nguồn dữ liệu
bản đồ thu thập được nhóm cần thực hiện đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu dữ
liệu cho đề tài, cần loại bỏ hay bổ sung những nội dung nào và sẽ sử dụng phương
pháp, cách thức nào để thực hiện điều đó.
Chuyển dữ liệu từ Microstation sang ArcGIS: Bản đồ địa chính thu thập
được ở dạng file Microstation cần chuyển dữ liệu sang Shapefile đọc trên phần mềm
ArcGIS.
Trang 45
Tách lớp và xây dựng CSDL không gian: Theo yêu cầu cấu trúc dữ liệu của
đề tài cần có các lớp riêng biệt để quản lý và xử lý dữ liệu. Với Shapefile nguồn sử
dụng các cách thức truy vấn để tách các lớp theo từng lớp dữ liệu không gian riêng
biệt.
Xây dựng CSDL thuộc tính: Thiết kế và xây dựng CSDL thuộc tính cho các
lớp dữ liệu không gian, đảm bảo việc liên kết các lớp dữ liệu này.
Xây dựng CSDL vị trí thửa đất và giá đất: Thực hiện các phép truy vấn nhập
vị trí, mã đoạn, hệ số cho các thửa đất và tính giá thửa đất theo giá Nhà nước.
Xây dựng bản đồ giá đất: Từ dữ liệu thuộc tính giá đất của thửa đất thực hiện
phân loại xây dựng bản đồ chuyên đề giá đất.
Kiểm tra sản phẩm bao gồm kiểm tra các lỗi của dữ liệu không gian và cách
trình bày bản đồ theo quy định.
2.3. Nội dung thực hiện
2.3.1. Chuyển đổi cơ sở dữ liệu
Bản đồ vùng nghiên cứu được thành lập bởi Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất thành phố Long Xuyên trực thuộc Phòng Tài Nguyên và Môi Trường
thành phố Long Xuyên. Ở đây việc thành lập, quản lý và lưu trữ bản đồ được sử
dụng bằng phần mềm chuyên dùng là Microstasion. Đây là phần mềm chuyên dùng
được tổng cục địa chính qui định để thành lập và quản lý bản đồ, hồ sơ địa chính…
Điểm hạn chế của phần mềm này là không hỗ trợ liên kết dữ liệu không gian và dữ
liệu thuộc tính. Vì vậy phải chuyển dữ liệu sang ArcGIS để xử lý và liên kết dữ liệu
phi hình học và dữ liệu hình học.
Trong Microstation dữ liệu được lưu dưới dạng file (*.dgn) vì vậy nhóm sử
dụng phần mềm Famis chuyển sang định dạng Shapefile (*.shp) để thao tác và xây
dựng bản đồ giá đất trên phần mềm ArcGIS.
Trang 46
Hình 2.3: Minh họa bản đồ địa chính chuyển sang Shapefile trên ArcMap
2.3.2. Thiết kế cấu trúc dữ liệu
Hệ thống thông tin đất và cơ sở dữ liệu không gian để phục vụ xác định giá
đất trong nghiên cứu này được thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp đầy đủ,
chính xác và thuận tiện cho quá trình phân tích giá trị của các thửa đất. Các dữ liệu
dẫn xuất từ quá trình tổng hợp, phân tích thông tin giá đất gồm bản đồ địa chính,
phân loại đường giao thông và vị trí của các thửa đất. Việc định khuôn dạng hệ
thống thông tin địa lí giá đất của phường nghiên cứu được xây dựng dựa vào các
chỉ tiêu sau:
- Việc định dạng cơ sở dữ liệu phải thống nhất để thuận lợi cho việc truy cập,
cập nhật và truy xuất dữ liệu ra các phần mềm chuyên dụng khác nhau và in ấn
cũng được thuận lợi.
- Cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác nhằm đánh giá được thực trạng,
xu hướng thay đổi của giá đất.
- Khuôn dạng thông tin đầu vào gồm thông tin bản đồ và thông tin số liệu thuộc
tính. Việc định dạng thông tin đầu vào tuân thủ một số yêu cầu sau: đối với thông
tin bản đồ phải xác định được hệ qui chiếu, toạ độ, tỷ lệ bản đồ và chú giải cũng
như các thuộc tính thống nhất trên từng loại bản đồ nhằm phục vụ cho xây dựng cơ
sở dữ liệu; đối với số liệu thuộc tính thiết kế biểu mẫu, khuôn dạng cho từng loại
thông tin trên Access, kết nạp những số liệu đã được kiểm tra, chỉnh lý vào các
trường thuộc tính trong ArcGIS.
Trang 47
Trên cơ sở chức năng của phần mềm hệ thống thông tin địa lí ArcGIS, nhóm
tiến hành thiết kế cấu trúc của các trường dữ liệu đối với các bản đồ đơn tính và hệ
thống thông tin đất cho khu vực nghiên cứu đảm bảo tiêu chí:
- Thứ nhất các lớp thông tin tùy theo cấu trúc phức tạp khác nhau có thể quản
lý trên cùng một lớp hay nhiều lớp. Tuy nhiên, để thuận tiện quản lý thường tồn tại
nhiều lớp (điểm, đường, vùng) giúp thực hiện tốt chức năng của cơ sở dữ liệu.
- Thứ hai dữ liệu không gian (dạng vector, raster phải được thiết kế cùng hệ tọa
độ, cùng tỉ lệ, hệ quy chiếu cần có sự đồng nhất trong các bản đồ giúp thuận tiện
trong công tác thiết kế cấu trúc dữ liệu).
- Thứ ba dữ liệu thuộc tính tùy thuộc vào giá trị khác nhau, chúng có thể tồn tại
các giá trị nguyên, số thực, locgic, xâu kí tự để tạo điều kiện thuận lợi trong vấn đề
chuyển đổi dữ liệu thuộc tính giữa Access và phần mềm ArcGIS .
Hình 2.4: Mô hình cấu trúc cơ sở dữ liệu
2.3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian
Sau khi phân tích và thiết kế mô hình cấu trúc cơ sở dữ liệu không gian cho
đề tài nhóm tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc
tính. Nhóm thực hiện tách lớp dữ liệu bản đồ theo yêu cầu của đề tài và của dữ liệu
trong ArcGIS đồng thời chuẩn hóa lại bản đồ.
Trong bước này, sử dụng công cụ Select By Attributes trên giao diện
ArcMap để tách các lớp dữ liệu bản đồ. Kết hợp các thao tác tạo và chỉnh sửa cơ sở
dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính được trình bày trong PHỤ LỤC 1 và PHỤ
Trang 48
LỤC 2 để hoàn chỉnh dữ liệu không gian. Sản phẩm dữ liệu không gian gồm các
lớp dữ liệu không gian:
- Lớp thửa đất: được tách ra từ shapefile gốc của bản đồ địa chính và kiểu đối
tượng dạng vùng (Polygon). Yêu cầu của lớp này là mô hình dữ liệu không gian sử
dụng để mô tả thửa đất.
Bảng 2.1 : Cấu trúc bảng thông tin thuộc tính của lớp thửa đất
STT TÊN TRƯỜNG KIỂU DỮ LIỆU GIẢI THÍCH
1 Shape Polygon Kiểu dữ liệu không gian dạng vùng
2 Ma_xa Text Mã xã của thửa đất
3 Ma_thua Number Mã số thửa đất
4 ToBD Number
Số tờ bản đồ của thửa đất theo đo đạc
và lưu trữ trong bản đồ địa chính
5 Chusd Text Họ và tên chủ sử dụng thửa đất
6 Diachi_TD Text Địa chỉ toạ lạc của thửa đất
7 Dientich Text
Diện tích pháp lý của thửa đất theo
giấy chứng nhận
8 Mdich_SD Text Mục đích sử dụng của thửa đất
9 Ma_doan Text Mã đoạn đường
10 Ten_duong Text Tên đường thửa đất trực thuộc
11 Vi _tri Number Mã vị trí của thửa đất
12 He_so Curency Hệ số của vị trí thửa đất
13 Loaiduong Number Loại đường của khu vực có thửa đất
14 Giadat Currency Giá đất được tính
Trang 49
Hình 2.5: Cơ sở dữ liệu không gian thửa đất phường Mỹ Long
- Lớp giao thông: được tách ra từ shapefile gốc của bản đồ địa chính và kiểu
đối tượng tổ chức dạng vùng (Polygon), mỗi vùng được quy định là một đường giao
thông hoặc đoạn đường.
Theo bảng giá đất 2010 của thành phố Long Xuyên, phường Mỹ Long có 3 loại
đường. Mã đường giao thông sẽ đặt như dữ liệu mã đoạn đường trong bảng
DUONG_GT tổ chức trong Access để thực hiện liên kết dữ liệu thuộc tính đường
giao thông trong bước tiếp theo và được đặt theo nguyên tắc có 4 kí tự gồm:
Mã loại đường + số thứ tự của đường
Bảng 2.2: Quy định đặt mã loại đường
LOẠI ĐƯỜNG MÃ LOẠI ĐƯỜNG
1 A
2 B
3 C
Ngã 3, ngã 4 N
Ví dụ: Mã đường Nguyễn Huệ : A001
Mã đường Hồ Xuân Hương: B004
Mã đường Hẻm Đường Nguyễn Trãi: C007
Mã ngã tư Thoại Ngọc Hầu : N023
Trang 50
Bảng 2.3: Cấu trúc bảng thông tin thuộc tính của lớp giao thông
STT TÊN TRƯỜNG KIỂU DỮ LIỆU GIẢI THÍCH
1 Shape Polygon Kiểu dữ liệu không gian dạng vùng
1 Ma_doan Text Mã của đoạn đường
2 Ten_doan Text Tên đoạn đường trong một đường
3 Chieu_dai Currency Chiều dài của đường hoặc đoạn đường
4 Dien_tich Currency Diện tích của đường hoặc đoạn đường
5 Loai_duong Number Đoạn đường được xếp là loại đường nào
6 Gia_dat Currency Giá đất của đoạn đường theo loại đường
quy định trong Quyết định 68/2010/QĐ-
UBND.
Hình 2.6: Cơ sở dữ liệu không gian giao thông phường Mỹ Long
- Lớp giao lộ: Lớp giao lộ được tách ra từ lớp đoạn đường, kiểu đối tượng dữ
liệu không gian dạng vùng (Polygon) và có các thuộc tính mã đoạn, tên đoạn, chiều
dài và diện tích.
Trang 51
Hình 2.7: Cơ sở dữ liệu không gian lớp giao lộ
- Lớp Tim đường: nhóm thực hiện số hóa lớp tim đường trên cơ sở lớp giao thông
hiện có và tổ chức dữ liệu không gian dạng đường (Polyline) dữ liệu thuộc tính bao
gồm mã đoạn, tên đoạn và chiều dài của đoạn.
Hình 2.8: Cơ sở dữ liệu không gian lớp tim đường
- Lớp vị trí: được tổ chức dạng dữ liệu thuộc tính thông thường gồm thông tin
về vị trí và hệ số của vị trí.
Bảng 2.4: Cấu trúc bảng thông tin thuộc tính vị trí
STT TÊN TRƯỜNG KIỂU DỮ LIỆU GIẢI THÍCH
1 Ma_vitri Text Mã số của vị trí
2 He_so Currency Hệ số vị trí
Trang 52
- Lớp chủ sử dụng: được tổ chức dạng dữ liệu thuộc tính thông thường gồm
thông tin về chủ sử dụng và các thửa thuộc chủ sử dụng đó.
Bảng 2.5 : Cấu trúc bảng thông tin thuộc tính chủ sử dụng
STT TÊN TRƯỜNG KIỂU DỮ LIỆU GIẢI THÍCH
1 CMND Text Mã đường giao thông
2 Ma_thua Number Mã của thửa đất
3 Tenchu_SD Text Tên của chủ sử dụng đất
4 Diachi Text Địa chỉ của chủ sử dụng
Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu không gian, nhóm tiến hành tạo cơ sở dữ
liệu địa lí Geodatabases để quản lý và thực hiện các thao tác xử lý trên dữ liệu địa lí.
Thao tác tạo cơ sở dữ liệu địa lí Geodatabases và chuyển dữ liệu
Shapefile sang Geodatabases được trình bày trong PHỤ LỤC 1.
Đồng thời, nhóm cũng tiến hành đăng ký hệ tọa độ cho bản đồ theo hệ
VN_2000 được trình bày trong PHỤ LỤC 1.
2.3.4. Xử lý dữ liệu
2.3.4.1. Xác định vị trí, hệ số và mã đoạn cho thửa đất
Căn cứ vào Quyết định số 68/2010/QĐ-UBND ban hành quy định giá các
loại đất trên địa bàn tỉnh An Giang, nhóm tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu vị trí và
hệ số cho các thửa đất.
Các yếu tố cơ bản để xây dựng dữ liệu thông tin giá thửa đất là Giá đất; loại
đường phố; đoạn đường phố; hệ số; vị trí đất và hệ số đối với các thửa đất đặc biệt.
Theo Quyết định số 68/2010/QĐ-UBND thành phố Long Xuyên có 4 loại đường, 4
vị trí và được quy định các hệ số như sau:
Bảng 2.6: Hệ số vị trí của thửa đất theo Quyết định 68/2010/QĐ-UBND
VỊ TRÍ HỆ SỐ
1 1
2 0.6
3 0.4
4 0.2
Đối với những thửa đất có từ 2 mặt tiền trở lên sẽ có hệ số là 1.2
Trang 53
Dựa vào bản đồ lớp thửa đất và bản đồ lớp giao thông xác định vị trí cho các
thửa đất. Theo từng đoạn đường nhóm sẽ tiến hành xác định và nhập vị trí, hệ số,
mã đoạn cho các thửa đất. Trong đề tài nhóm thực hiện sẽ chỉ quy định 2 vị trí.
Bảng 2.7: Quy định vị trí và hệ số thực hiện trong đề tài
VỊ TRÍ HỆ SỐ ĐẶC ĐIỂM THỬA ĐẤT
1 1 Thửa đất tiếp giáp với đường giao thông chính
2 0.6 Liền sau thửa đất vị trí 1 và các thửa đất trong hẻm.
Đối với những thửa đất có từ hai mặt tiền trở lên sẽ tính hệ số là 1.2
a) Xác định thông tin các thửa đất thuộc vị trí 1
_ Truy vấn xác định vị trí của thửa đất
Thực hiện truy vấn tìm thửa đất vị trí 1:
- Mở bản đồ thửa đất và bản đồ giao thông trên phần mềm ArcMap
- Sử dụng chức năng truy vấn chọn ra những thửa cắt với đường giao thông
được chọn
Hình 2.9: Thực hiện truy vấn tìm vị trí thửa đất
Kết quả truy vấn sẽ hiển thị những thửa đất cắt với đường giao thông được
chọn, đó là những thửa giáp với đường giao thông chính và được tính thuộc vị trí 1,
hệ số 1.
Trang 54
Hình 2.10: Kết quả truy vấn tìm vị trí thửa đất
_ Nhập mã đoạn đường thửa đất trực thuộc
Những thửa đất tiếp giáp với đoạn đường giao thông chính nào thì sẽ có mã
đoạn là mã của đường giao thông đó.
Hình 2.11: Vào chức năng nhập giá trị cho trường MA_DOAN
Hình 2.12: Nhập giá trị mã đoạn cho thửa đất
Trang 55
Hình 2.13: Kết quả nhập mã đoạn cho thửa đất của đoạn đường
_ Nhập vị trí và hệ số cho thửa đất
Nhập vị trí và hệ số cho thửa đất vừa nhập mã đoạn ở trên được thực hiện tương
tự như nhập mã đoạn cho thửa đất. Những thửa đất này sẽ có vị trí là 1 và hệ số là 1.
Hình 2.14: Kết quả nhập vị trí và hệ số cho thửa đất vị trí 1
b) Xác định thông tin các thửa đất thuộc vị trí 2
_ Truy vấn xác định vị trí của thửa đất
Dùng chức năng truy vấn tìm những thửa đất thuộc vị trí 2
Trang 56
Hình 2.15 : Thực hiện truy vấn loại bỏ thửa đất thuộc vị trí 1
Hình 2.16: Kết quả truy vấn tìm thửa đất thuộc vị trí 2
_ Nhập vị trí và hệ số cho thửa đất
Nhập vị trí và hệ số cho thửa đất vị trí 2 thực hiện tương tự như nhập vị trí 1
cho thửa đất nhưng những thửa đất này sẽ có vị trí 2 và có hệ số 0.6
Trang 57
Hình 2.17: Kết quả nhập vị trí và hệ số cho thửa đất vị trí 2
_ Nhập mã đoạn đường thửa đất trực thuộc
Trường hợp những thửa đất ở vị trí 2 (không tiếp giáp với đường giao thông
chính), do không có quy định từ các thửa đất vị trí 1 vào khoảng cách bao nhiêu là
vị trí 2 nên ta khó có thể xác định thửa đất thuộc đoạn đường nào.
Giải quyết vấn đề này nhóm đã thực hiện phương án tính khoảng cách từ tâm
của các thửa đất thuộc vị trí 2 đến đường giao thông nào gần nhất sẽ thuộc đoạn
đường đó.
- Truy vấn tìm thửa đất thuộc vị trí 2 và xuất dữ liệu truy vấn sang shapefile
mới.
- Thêm trường X, Y và tính tọa độ cho tâm thửa đất vị trí 2, xuất dữ liệu sang
file *.dbf
- Đưa dữ liệu không gian tọa độ ( X,Y) vào Shapefile vị trí 2
Trang 58
Hình 2.18: Tạo dữ liệu không gian tâm thửa đất
Hình 2.19: Kết quả tạo dữ liệu không gian tâm thửa đất vị trí 2
- Sử dụng Join để tính khoảng cách ngắn nhất của tâm thửa đất vị trí 2 đến tim
đường giao thông.
Trang 59
Hình 2.20: Thực hiện tìm khoảng cách ngắn nhất từ tâm thửa đất đến tim đường
Hình 2.21: Kết quả tìm khoảng cách ngắn nhất từ tâm thửa đất đến tim đường
Liên kết dữ liệu của thửa đất và bảng dữ liệu khoảng cách ngắn nhất ta được
mã đoạn đường của thửa đất vị trí 2 cũng là mã đoạn đường gần nhất tính từ tâm
của thửa đất đến tim của đoạn đường đó.
c) Xác định thông tin các thửa đất thuộc ngã 3, ngã 4
Đối với những thửa đất nằm khu vực ngã 3, ngã 4 cũng thực hiện truy vấn và
nhập giá trị tương tự như thực hiện nhập mã đoạn cho vị trí 1 nhưng sẽ tiến hành
trên lớp giao lộ và lớp thửa đất.
Trang 60
Hình 2.22: Kết quả nhập giá trị cho thửa đất thuộc ngã 3, ngã 4
2.3.4.2. Xác định giá đất đô thị cho từng thửa đất
Sau khi đã có dữ liệu loại đường, mã đoạn, vị trí và hệ số của từng thửa đất,
nhóm tiến hành xác định giá đất của các thửa đất theo từng loại đường và vị trí của
thửa đất.
Nhóm sử dụng công cụ liên kết dữ liệu các bảng thuộc tính thửa đất, giao
thông và giao lộ. Sau khi liên kết xong đã có đủ các dữ liệu cần thiết, nhóm tiến
hành tính giá trị các thửa đất. Giá đất sẽ được tính theo công thức:
Giá đất của thửa đất = Giá đất theo loại đường x hệ số x diện tích thửa đất
Hình 2.23: Tính giá đất của thửa đất
2.3.5. Xây dựng bản đồ giá đất
Bản đồ giá đất sẽ được xây dựng ở dạng bản đồ chuyên đề. Từ các dữ liệu
không gian, dữ liệu thuộc tính của bản đồ thửa đất và bản đồ giao thông, nhóm tiến
hành thành lập bản đồ giá đất.
Trang 61
Hình 2.24: Bản đồ chuyên đề giá đất phường Mỹ Long
Trang 62
Bản đồ giá đất phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên được chia thành 8
khoảng giá trị và được tô màu theo nguyên tắc khoảng giá thấp sẽ có màu nhạt và
đậm dần đối với những khoảng giá cao hơn.
Bảng 2.8 : Khung giá trong bản đồ giá đất
2.4. Kết quả thực hiện
Sau khi bản đồ giá đất đã hoàn thành, từ bản đồ này ta có thể thực hiện một
số ứng dụng cụ thể: Xem thông tin thửa đất, tìm thửa đất, tra cứu thông tin giá đất…
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai là rất cần thiết với mục đích xây dựng hệ
thống thông tin đất đai đồng bộ, hoàn chỉnh và hiện đại trên cả nước có thể đáp ứng
những yêu cầu về quản lý nhà nước về đất đai trong xu thế hội nhập và phát triển.
Qua việc xây dựng cơ sở dữ liệu không gian giá đất theo vị trí cho phường Mỹ
Long thành phố Long Xuyên, nhóm rút ra được những kết luận như sau:
- Phần mềm ArcGIS có các công cụ giúp chuyển đổi dễ dàng, nhanh chóng các
file từ nhiều định dạng khác nhau.
- Giải quyết được vấn đề nối kết dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính mà phần
mềm Microstation không làm được, giúp việc quản lý các dữ liệu đồng bộ hơn.
Không phải kết nối với nhiều phần mềm phức tạp khác, đó là điểm hạn chế mà phần
mềm VILIS 2.0 đang mắc phải.
- Ứng dụng phần mềm ArcGIS cho quá trình xây dựng, khai thác, tìm kiếm thông
tin đất đai như thông tin pháp lý, đặc điểm, giá thành là rất thuận lợi, nó có thể đáp
ứng được nhu cầu của cơ quan quản lý cũng như các đối tượng tham gia thị trường
đất đai.
- Chức năng biên tập đối tượng dễ hiểu, nhanh gọn, dễ sử dụng, chức năng tạo lập
bản đồ chuyên đề đơn giản và có tính thẩm mỹ cao.
- Khả năng lưu trữ và cập nhật thông tin tốt với dung lượng lớn (vượt trội hơn
MapInfo), an toàn, góp phần khắc phục công đoạn lưu trữ, cập nhật, chỉnh lý thủ
công như trước đây.
Hệ thống GIS nói chung và công nghệ phần mềm ArcGIS nói riêng mang lại
kết quả to lớn mà trước đây bằng phương pháp thủ công không thể có được. Hệ
thống thông tin địa lí GIS còn mang lại cho các nhà quản lý một cách nhìn, một sự
đánh giá tổng quát về mặt không gian các đối tượng quản lý bởi nhiều nguồn dữ
liệu khác nhau. Và việc ứng dụng ArcGIS trong xây dựng bản đồ giá đất là hoàn
toàn khả thi. Độ chính xác của ArcGIS tương đối cao, việc thực hiện các phép truy
vấn nhanh chóng, dễ dàng ra kết quả khá chính xác so với việc đánh giá trực quan
và trên phần mềm AutoCAD.
Trang 65
2. Kiến nghị
Từ những ưu điểm, thuận lợi của Hệ thống thông tin địa lí và phần mềm ArcGIS
mang lại nên được tận dụng và đưa những tiện ích đó vào trong thực tế. Để triển
khai thực hiện thành công trong thực tế nhóm xin có một số kiến nghị rút ra từ quá
trình vướng mắc trong nghiên cứu đề tài:
- Việc xây dựng cơ sở dữ liệu không gian cần đảm bảo chất lượng và có độ chính
xác cao
- Các dữ liệu cần đồng bộ từ các cấp và các nguồn khác nhau.
- Cần nhìn thấy được tính hữu ích của phần mềm ArcGIS và đầu tư nguồn nhân
lực sử dụng phần mềm, cơ sở vật chất để ứng dụng đúng mức góp phần thúc đẩy
nhanh tiến độ tin học hóa cho các cán bộ quản lý.
- Thường xuyên cập nhật, chỉnh lý các thông tin đất đai sao cho đảm bảo đầy đủ
và kịp thời.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ứng dụng hệ thống thông tin địa lí (GIS) thành lập bản đồ tra cứu giá đất trên địa bàn phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.doc