Ứng dụng mô hình camels vào phân tích hoạt động và rủi ro tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam VIB

Sau quá trình nghiên cứu, đề tài về cơ bản đã đạt được những mục tiêu ban đầu đề ra. Đề tài khái quát cơ sở khoa học về phân tích hoạt động và rủi ro NH. Đề tài giới thiệu một số mô hình áp dụng để phân tích hoạt động NH, trong đó tìm hiểu kỹ về mô hình CAMELS. Cụ thể, tìm hiểu về lịch sử hình thành, cách thức xếp hạng, các thành phần cấu thành và hệ thống chỉ tiêu dùng để áp dụng và bài phân tích. Từ đó ứng dụng mô hình CAMELS vào phân tích hoạt động và rủi ro của VIB trong năm 2012. Qua việc đi sâu phân tích hoạt động NH trên các phương diện Mức độ an toàn Vốn (Capital Adequacy), Chất lượng tài sản có (Asset Quality), Quản lý (Management), Thu nhập (Earnings), thanh khoản (Liquidity) và Độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường (Sensitivity to Market risk) để thấy được toàn cảnh hoạt động và tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của VIB. Đề tài tiến hành thu nhập thông tin và số liệu phục vụ cho việc phân tích. Hoạt động của VIB được thể hiện qua các chỉ tiêu theo các quý của năm 2012. Để thấy được rõ hơn vị trí của VIB, đề tài còn so sánh với các NH TMCP tương đương là VPB, DAB. Việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động được thực hiện trên nền là bối cảnh kinh tế vĩ mô và thực tế ngành NH năm 2012. Do đó, việc đánh giá trở nên có cơ sở và khách quan hơn. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài tiến hành phân tích SWOT đối với VIB, từ đó dự báo về tình hình hoạt động kinh doanh và đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình kinh doanh cho NH trong thời gian sắp tới

pdf73 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 4495 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng mô hình camels vào phân tích hoạt động và rủi ro tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam VIB, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, tối ưu hóa chi phí hoạt động và đã đạt được những thành tựu đáng kể : (1) Lần đầu tiên, VIB áp dụng mô hình triển khai hệ thống chỉ tiêu kinh doanh (KPIs) và hệ thống báo cáo quản trị MIS cho toàn bộ các khối ban đến từng vị trí công việc cho hơn 4.000 cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống, chính sách lương thưởng rõ ràng và minh bạch phù hợp với từng năng lực của cán bộ nhân viên. (2) Hoàn thành việc chuyển đổi hệ thống (BTR) tại 132/160 chi nhánh trên toàn quốc : thông qua dự án BTR, sẽ tối ưu và chuyên biệt hóa chuyên môn của từng cán bộ/ phòng tại đơn vị kinh doanh, từ đó nâng cao nâng suất hiệu quả làm việc của toàn hệ thống nói chung, và các đơn vị kinh doanh nói riêng. (3) Năm 2012, VIB thực hiện mạnh mẽ việc thay đổi, cơ cấu lại bộ phận, tái cấu trúc hệ thống phòng/ban, tối ưu hóa nguồn lực tại : Hội sở Hà Nội và TP.HCM, các đơn vị kinh doanh lớn và vừanhằm tạo ra một hệ thống làm việc hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh bên trong và bên ngoài tổ chức, khuyến khích tinh thần của cán bộ nhân viên, giảm chi phí hoạt động. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan 46 Quản trị nguồn nhân lực : Với số lượng hơn 4.000 cán bộ nhân viên (tăng trưởng 52% từ 2008 – 2012), công tác quản trị con người và xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế luôn được Hội đồng quản trị và Ban Điều hành VIB hết sức chú trọng. Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và nước ngoài liên tục rơi vào khủng hoảng, khó khăn, ngành NH cũng đã bộc lộ những vấn đề, nổi bật là vấn đề đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên, Hội đồng quản trị và Ban Điều hành đã thống nhất trong việc thay đổi một trong năm giá trị cốt lõi của NH là Trung thực và cho ra đời bộ Quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp, giúp nhân viên định hướng và thực hiện vận dụng bộ quy tắc này trong công việc hàng ngày, từng bước xây dựng môi trường làm việc lành mạnh và minh bạch. Giai đoạn 2008-2012 cũng ghi dấu một bước phát triển quan trọng về nguồn lực nhân sự của VIB với việc CBA – một NH có trên 100 năm kinh nghiệm, là một tổ chức tài chính hàng đầu tại Úc, đồng thời, là một trong hai mươi NH an toàn nhất thế giới và hiện đứng trong nhóm 10 NH lớn nhất toàn cầu về giá trị vốn hóa thị trường đã chính thức cử các chuyên gia kinh nghiệm sang làm việc tại VIB ở các lĩnh vực chủ chốt từ NH bán lẻ, rủi ro, công nghệ thông tin, quản trị dự án, chiến lược Ngoài các chuyên gia của CBA, hệ thống điều hành của VIB cũng có sự tham gia của các chuyên gia tầm cỡ khu vực đến từ các NH lớn trên thế giới như Citi Group, HSBC, ANZ, Standard Charter Bank vào các vị trí chủ chốt như Khối Nguồn vốn, Khối Quản trị rủi ro, Khối KH doanh nghiệp,Trong bối cảnh ngành NH phát triển mạnh mẽ, các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và đòi hỏi ngày càng cao từ các cơ quan chủ quản, VIB là một trong số ít các NH có được một đối tác chiến lược tin cậy, hỗ trợ tăng cường năng lực của hệ thống. VIB đã vận dụng có hiệu quả vai trò của cổ đông chiến lược nước ngoài đối với sự phát triển của mình. Năm 2012 đã chứng kiến những bước tiến nổi bật về công tác đào tạo và phát triển CBNV trên toàn hệ thống VIB. Tổng số lượt CBNV tham gia đào tạo nội bộ tăng gấp 3 lần so với năm 2011 (5.000 lượt), vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Với 428 khóa đào tạo kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ, 292 khóa đào tạo kỹ năng mềm phục vụ Đại ọ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan 47 công việc, CBNV đã được trang bị các kỹ năng và kiến thức cơ bản phục vụ cho công việc hàng ngày. Nhiều chương trình dành cho cấp quản lý cũng được triển khai. Phát triển cơ sở vật chất và công nghệ : Ebanking – NH điện tử hiện đại Năm 2012, VIB được coi là một trong những NH có hệ thống công nghệ NH vượt trội với sự thành công của rất nhiều dự án trọng điểm, tiêu biểu là dự án E-banking, không chỉ giúp VIB nối liền khoảng cách thực hiện tầm nhìn “Trở thành NH sáng tạo và hướng tới KH nhất tại Việt Nam”, mà còn đem lại nhiều tiện ích, giá trị gia tăng đến cho KH. Bên cạnh đó, sự nỗ lực và học hỏi không ngừng của cán bộ nhân viên thuộc trung tâm công nghệ NH (BTS) đã nghiên cứu và phát triển ra mắt thành công giải pháp bảo vệ mật mã (OTP) thay thế cho giải pháp thương mại trước đó. Với giải pháp này, VIB có thể tiết kiệm cho đơn vị kinh doanh hơn 1 triệu USD trong vòng 5 năm. Có thể nói, năm 2012, BTS là một nhân tố quan trọng góp phần vào những thành công của các các dự án liên quan đến công nghệ đã được giới thiệu, và nhận được nhiều sự ủng hộ của KH : Mobile Banking, Internet Banking, Thu Ngân Sách Nhà nước, Bankplus, Thu tiền điện, Thu cước Viettel Nâng cao công tác an ninh công nghệ Một trong những mục tiêu quan trọng cũng được VIB đặt lên hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ NH là việc đảm bảo an ninh công nghệ. Ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh chuyển giao năng lực và công nghệ từ CBA, VIB thực hiện cải tiến rõ nét dự án Tuân thủ an ninh thông qua việc đưa ra các quy trình, chính sách, tiêu chuẩn mới. Đảm bảo an toàn dữ liệu cho toàn hệ thống Dự án Trung tâm dữ liệu và phục hồi thảm họa đã tạo ra bước tiến trong việc giảm thiểu những rủi ro vận hành cho NH. Trong suốt năm 2012, dự án đã ký kết hợp tác xây dựng một trung tâm dữ liệu mới với chuẩn mực Tier3, đây sẽ là trung tâm dữ liệu chính của NH kể từ năm 2013. Trung tâm dữ liệu mới này là một cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn quốc tế và sẽ thay thế cho trung tâm dữ liệu cũ (đặt tại Lý Thường Kiệt). Trung tâm dữ liệu cũ sẽ trở thành trung tâm khắc phục thảm họa (DR). Phát triển Thương hiệu : Với “ Chiến lược xây dựng thương hiệu bài bản, Thông điệp truyền thông rõ ràng, Hình ảnh luôn sáng tạo và đổi mới”, thương hiệu VIB không chỉ được gắn liền Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan 48 với hình ảnh về chất lượng dịch vụ tốt trong tâm trí KH, mà còn đang tạo ra một xu hướng về hoạt động phát triển thương hiệu NH tại thị trường Việt Nam. Ngay từ ngày đầu thành lập, VIB đã xác định rõ mục tiêu trở thành một NH Việt Nam hoạt động theo các chuẩn mực NH quốc tế, phát triển một thương hiệu mạnh theo hướng gắn bó chặt chẽ với KH. VIB đạt rất nhiều giải thưởng uy tín : Top 3 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, 6 năm liền nhận danh hiệu thương hiệu mạnh, NH phát hành tốt nhất Đông Á – Thái Bình Dương của IFC – WB, Doanh nghiệp tốt nhất về tiết kiệm và ATM do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn, cờ thi đua của NHNN Ngoài ra, VIB cũng tham gia rất nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển tài năng, tài trợ học sinh, sinh viên và các hoạt động xã hội khác Xếp hạng: Mức 1. 2.3.4. E- Earning (Thu nhập) Bảng 2.10. Tỷ lệ thu nhập từ các hoạt động các quý năm 2012 của VIB Đơn vị: triệu đồng Quý II.2012 Quý III.2013 Quý IV.2014 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Thu nhập lãi thuần 740.151 72,67 575.362 77,54 614.376 94,29 Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 92.700 9,10 49.236 6,64 18.341 2,81 Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối (148) (0,01) 9.463 1,28 1.170 0,18 Lỗ thuần từ mua bán CK đầu tư 4.655 0,46 1.979 0,27 (38.482) (5,91) Lãi/ (lỗ) thuần từ hoạt động khác 179.730 17,65 105.226 14,18 55.431 8,51 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 1.473 0,14 770 0,10 770 0,12 Tổng thu nhập 1.018.561 100,00 742.036 100,00 651.606 100,00 (Nguồn: Tính toán theo số liệu báo cáo tài chính) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan 49 Biểu đồ 2.4. Tổng thu nhập các quý năm 2012 của VIB Tổng thu nhập của VIB giảm mạnh qua các quý, từ gần hơn 1.000 tỷ đồng quý II.2012 xuống còn gần 652 tỷ đồng vào quý IV.2012, giảm gần 370 tỷ đồng, ứng với giảm 36%. Tổng thu nhập giảm do VIB thực hiện chiến lược thận trọng nhằm phù hợp với tình hình thị trường. Việc tổng thu nhập giảm nằm trong dự báo và chiến lược của NH. Trong đó, thu nhập từ lãi thuần chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 70%). Thu nhập từ lãi thuần giảm mạnh từ 740 tỷ đồng quý II.2012 xuống còn 575 tỷ đồng quý III.2012. Sau đó lại tăng trở lại vào quý IV.2012. Thu nhập từ lãi thuần đóng góp lớn vào tổng thu nhập của VIB. Năm 2012, VIB tiến hành hành rà soát lại các khoản mục nợ và chủ động rút khỏi những khoản mục có tính rủi ro cao. Do đó, thu nhập (lãi) chủ yếu từ lãi thuần và hoạt động dịch vụ, các khoản mục còn lại có thu nhập không đáng kể và hầu như không bị lỗ (mua bán chứng khoán đầu tư quý IV.2012 lỗ có mức lỗ gần 39 triệu đồng). Trong khi nền kinh tế còn chưa có dấu hiệu phục hồi, các khoản đầu tư như kinh doanh ngoại hối, kinh doanh chứng khoán đầu tưcó mức độ rủi ro cao, thì việc theo chiến lược thận trọng phát triển bền vững là một quyết định sáng suốt, giúp VIB có thể đứng vững và tiếp tục phát triển trong tương lai. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan 50 Bảng 2.11. ROA – ROE các quý năm 2012 của VIB Đơn vị: triệu đồng Quý II.2012 Quý III.2013 Quý IV.2014 Thu nhập ròng 149.371 (76.669) 170.494 TSC bình quân 85.540.699 80.437.946 81.064.236 VCSH bình quân 8.231.007 8.164.744 8.263.684 ROA (%/quý) 0,17 (0,10) 0,21 ROE (%/quý) 1,81 (0,94) 2,06 (Nguồn: Tính toán theo số liệu báo cáo tài chính) Bảng 2.12. So sánh ROA – ROE với VBP, DAB năm 2012 Đơn vị: triệu đồng VIB VP DAB Thu nhập ròng 523.213 643.394 577.214 TSC bình quân 80.986.474 92.697.111 67.413.401 VCSH bình quân 8.233.644 6.316.631 5.958.978 ROA (%/năm) 0,65 0,69 0,86 ROE (%/năm) 6,35 10,19 9,69 (Nguồn: Tính toán theo số liệu báo cáo tài chính) Quý II.2012, thu nhập ròng của VIB gần 150 tỷ đồng. Sang quý III.2012, thu nhập của VIB giảm mạnh, và có thu nhập âm. Nguyên nhân là do những khoản thu nhập có tỷ lệ đóng góp lớn vào thu nhập ròng giảm: thu nhập lãi thuần, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối, lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư và lãi thuần từ hoạt động khác giảm, trong đó thu nhập lãi thuần giảm mạnh nhất (giảm 22%, từ hơn 740 tỷ đồng quý II.2012 xuống còn hơn 575 tỷ đồng vào quý III.2012). Bên cạnh đó chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 19% so với quý II.2012 làm cho thu nhập ròng của VIB âm. Đến quý IV.2012, thu nhập ròng của VIB tăng cao trở lại, đạt hơn 170 tỷ đồng, tăng 14% so với quý II.2012. Đột phá về lợi nhuận ròng quý IV.2012 góp phần làm lợi nhuận ròng của VIB năm 2012 đạt 523 tỷ đồng. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan 51 Lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on asset – ROA) cho biết lợi nhuận được tạo ra từ đầu tư vào tài sản. ROA của quý II, quý IV năm 2012 duy trì ở mức 0,17% và 0.21%/quý. Riêng quý III.2012, do lợi nhuận ròng âm nên ROA của VIB âm. Tuy nhiên, tính cả năm 2012, ROA của VIB đạt 0,65%/năm thấp hơn không đáng kể so với VBP và DAB. Điều này phù hợp với tình hình nguồn vốn và tài sản cũng như chiến lược phát triển của VIB. Lợi nhuận trên vốn CSH (Return on equity – ROE) cho biết tỷ suất lợi nhuận của cổ đông VIB. ROE có sự biến động tương tự như ROA. ROE của VIB thấp hơn so với các NH tương đương. Biểu đồ 2.5. So sánh ROA – ROE giữa các NH năm 2012 Trong bối cảnh kinh tế đang gặp khó khăn, rủi ro tăng cao, thì việc giảm rủi ro của danh mục đầu tư, giảm khả năng sinh lời là việc làm cần thiết. Dù làm cho lợi nhuận của hệ thống giảm nhưng lại giúp VIB phát triển bền vững, có tiềm lực vượt qua khủng hoảng. Bảng 2.13. Phương trình Du Pont_ ROA, ROE VIB năm 2012 Thu nhập ròng trên doanh thu (%) Vòng quay tổng tài sản (vòng) Số nhân vốn CSH (lần) %/năm ROA 6,01 0,11 0,65 ROE 6,01 0,11 9,84 6,35 (Nguồn: Tính toán theo số liệu báo cáo tài chính) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan 52 Tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu của VIB là 6.01%, tổng tài sản trong một năm quay được 0.11 lần. Do vậy VIB tạo ra lợi nhuận 0.65%/năm trên tổng tài sản. ROE phụ thuộc vào ROA và số nhân vốn CSH. NH là ngành có số nhân vốn CSH cao, sử dụng đòn bẩy tài chính. ROE của VIB là 6,35%/năm. Trong thời gian tới, để tăng ROA và ROE, VIB có thể tăng thu nhập ròng trên doanh thu và số nhân vốn CSH bằng cách đầu tư vào danh mục đầu tư có khả năng sinh lời cao hơn. Tuy nhiên trong khi VIB vẫn đang thực hiện chiến lược tăng trưởng thận trọng thì ROA, ROE ở mức thấp không phải là một hạn chế của VIB. Bảng 2.14. NIM – NNIM Đơn vị: triệu đồng Quý II.2012 Quý III.2013 Quý IV.2014 Tổng thu nhập lãi ròng từ cho vay và đầu tư 1.878.199 2.471.170 3.049.004 Tổng tài sản có sinh lời bình quân 79.476.130 74.711.892 74.721.776 Thu nhập ngoài lãi 524.551 753.290 824.573 Chi phí ngoài lãi -197.120 -271.397 -565.669 NIM (%/quý) 2,36 3,31 4,08 NNIM (%/quý) 0,0041 0,0065 0,0035 (Nguồn: Tính toán theo số liệu báo cáo tài chính) Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net interest margin – NIM): Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà NH có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. NIM của VIB tăng nhanh qua các quý, tăng từ 2,36% đến 4,08%. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (Net non- interest margin – NNIM): tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi, chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ với các chi phí ngoài lãi mà NH phải chịu (gồm tiền lương, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị, và chi phí tổn thất tín dụng). NIMM của VIB xấp xĩ 0 và dương chứng tỏ tốc độ tăng của các hoạt động phi lãi bù đắp vừa đủ chi phi ngoài lãi. Đánh giá: Mức 3. Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan 53 2.3.5. L- Liquidity (Khả năng thanh khoản) Bảng 2.15. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động các quý năm 2012 Đơn vị: triệu đồng Quý II.2012 Quý III.2013 Quý IV.2014 Tổng dư nợ 35.261.252 31.475.767 33.425.492 Nv huy động 61.242.279 53.009.762 51.615.519 Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động 57,58 59,38 64,76 (Nguồn: Tính toán theo số liệu báo cáo tài chính) Bảng 2.16. Khả năng thanh toán các quý năm 2012 của VIB Đơn vị: triệu đồng Quý II.2012 Quý III.2013 Quý IV.2014 Tài sản có thanh toán ngay 10.723.843 14.012.742 12.739.425 Tổng nợ phải trả 65.687.361 55.491.458 56.548.123 Khả năng thanh toán 16,33 25,25 22,53 (Nguồn: Tính toán theo số liệu báo cáo tài chính) Theo quy định thì tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động ≤ 80% và khả năng thanh toán tối thiểu là 15%. VIB luôn đảm bảo yêu cầu quy định. Ngoài ra các chỉ tiêu khác cũng được đảm bảo tốt trong năm 2012 và cao hơn nhiều so với mức quy định. Cụ thể, tỷ lệ khả năng chi trả cho ngày hôm sau là 31,1% và tỷ lệ khả năng chi trả 7 ngày của VND, USD quy đổi (bao gồm USD và các loại ngoại tệ khác trừ EUR và GBP quy đổi USD) là 143,2%. Bảng 2.17. Một số chỉ tiêu thanh khoản của VIB năm 2012 Đơn vị: % Năm 2012 Quy định Tỷ lệ khả năng chi trả cho ngày hôm sau 31,1% ≥ 15% Tỷ lệ khả năng chi trả 7 ngày của VND, USD quy đổi 143,2% ≥ 100% (Nguồn: Báo cáo thường niên VIB năm 2012) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan 54 Trong năm 2012, VIB đã thực hiện chính sách đa dạng hóa các phương án đầu tư, kinh doanh theo hướng tập trung nắm các tài sản có rủi ro thấp, thanh khoản cao cũng như tăng cường huy động nguồn dài hạn từ các định chế tài chính quốc tế như IFC; FMO; ADB; World- Bank Chất lượng Tài sản Có và Tài sản Nợ của NH được nâng cao và thanh khoản duy trì ổn định. VIB được NH Nhà nước, các định chế tài chính quốc tế và đối tác đánh giá cao về năng lực, uy tín và tính an toàn trong hoạt động kinh doanh của mình. Linh hoạt sử dụng các công cụ thị trường tiền tệ. Đánh giá: Mức 1. 2.3.6. S- Sensitivity to Market risk (Độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường) Rủi ro thị trường được coi là rủi ro tiềm ẩn, có tác động tiêu cực đến thu nhập và vốn của TCTD thông qua các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường như: lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán và giá hàng hóa Năm 2008 là năm bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính với quy mô toàn cầu. Đối với Việt Nam, năm 2011 – 2012 nền kinh tế tài chính dường như vẫn đang trong thời kỳ gánh chịu những tác động đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng này. Những bất ổn của nền kinh tế vĩ mô (tình trạng nợ xấu, phá sản), cùng chính sách thắt chặt tiền tệ đã tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các NH nói riêng. Trong bối cảnh đó, Hội đồng quản trị và Ban Điều hành đã xác định cho VIB định hướng phát triển và tăng trưởng thận trọng để phù hợp với diễn biến của thị trường, đảm bảo phát triển an toàn cho cả hệ thống và duy trì nền tảng vững chắc cho NH. Tam giác chiến lược Quản trị Tăng trưởng – Quản trị Rủi ro – Quản trị Hiệu quả đã được sâu sắc hóa trong mọi nỗ lực giúp VIB tối ưu hoá hoạt động kinh doanh, tạo sự khác biệt mà vẫn đảm bảo tăng trưởng và lợi nhuận trong bối cảnh khó khăn như hiện nay. Năm 2012, VIB cũng đã chủ động giảm tốc để tối thiểu hóa những ảnh hưởng tiêu cực cho giá trị bền vững của NH trong bối cảnh kinh tế hết sức ảm đạm với rất nhiều bất chắc. VIB gần như là NH đầu tiên đã chủ động rút ra khỏi các hoạt động mang tính rủi ro ngày càng tăng trên thị trường liên NH, một hành động đã giúp cho VIB tránh được tổn thất lớn mà nhiều đối tác đã phải gánh chịu ở những quý cuối của năm. VIB cũng chủ động kiểm soát hoạt động cấp tín dụng với khẩu vị rủi ro tín dụng Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan 55 mới và bộ máy quản trị rủi ro tín dụng được tăng cường, đồng thời nâng cao mức trích lập dự phòng rủi ro nhằm đảm bảo sự an toàn cho cả hệ thống. Mặc dù có sự suy giảm ở một số chỉ số kinh doanh, nhưng VIB lại duy trì được thanh khoản của NH thuộc loại tốt nhất trên thị trường và các chỉ số an toàn cao trong hoạt động với CAR luôn ở mức trên 14% (vượt mức 9% theo quy định của NHNN), tỷ lệ nợ xấu thấp dưới 3%. Đánh giá: Mức 1. Bảng 2.18. Tổng hợp kết quả đánh giá theo mô hình CAMELS C A M E L S 1 2 1 3 1 1 TỔNG HỢP: 2 Xếp hạng 2: VIB có hoạt động an toàn và mạnh, đặc biệt trên phương diện về mức độ an toàn vốn, khả năng quản lý và tính thanh khoản. Về phương diện tạo ra thu nhập, VIB chưa bằng những NH tương đương, tuy nhiên vấn đề này nằm trong chiến lược của ban lãnh đạo VIB, và có thể khắc phục khi thị trường tài chính và nền kinh tế hồi phục. Với chiến lược phát triển hiện tại và tiềm lực của mình, VIB có khả năng đối phó tốt với tình hình biến động của thị trường hiện nay. Dù mức thu nhập thấp hơn so với các NH tương đương nhưng vẫn ở mức chấp nhận được. 2.4. Tổng hợp đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về hoạt động kinh doanh của VIB giai đoạn 2007-2011 2.4.1. Điểm mạnh - Là một NH hình thành từ lâu đời, VIB đã xây dựng được vị thế và thương hiệu của mình trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới. Đây là điểm mạnh mà những NH mới thành lập không có được. - Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo xác định chiến lược hợp lý, có tầm nhìn, quản lý NH trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Giúp NH giảm được những tác động tiêu cực từ khủng hoảng tài chính – NH và khó khăn của nền kinh tế. - Có được sự hỗ trợ của đối tác chiến lược CBA– một NH có trên 100 năm kinh nghiệm, là một tổ chức tài chính hàng đầu tại Úc, đồng thời, là 1 trong 20 NH an toàn Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan 56 nhất thế giới và hiện đứng trong nhóm 10 NH lớn nhất toàn cầu về giá trị vốn hóa thị trường về tăng cường năng lực trong các lĩnh vực chiến lược của NH như Chiến lược kinh doanh, không gian bán lẻ, thương hiệu, công nghệ và nhân sự - Các chuyên gia kinh nghiệm của CAB hiện đang làm việc tại VIB ở các lĩnh vực chủ chốt từ NH bán lẻ, rủi ro, công nghệ thông tin, quản trị dự án, chiến lược Ngoài ra, hệ thống điều hành của VIB cũng có sự tham gia của các chuyên gia tầm cỡ khu vực đến từ các NH lớn trên thế giới như Citi, HSBC, ANZ, Standard Charter Bank vào các vị trí chủ chốt như Khối Nguồn vốn, Khối Quản trị rủi ro, Khối KH doanh nghiệp, Trung tâm Đào tạo .. Hoạt động đào tạo kiến thức, các kỹ năng ngiệp vụ, các kỹ năng cho nhân viên được diễn ra liên tục. Ngoài ra các chương trình đào tạo dành cho các cấp quản lý cũng được chú trọng. - Vốn CHS tăng trưởng mạnh, tiềm năng về vốn mạnh giúp VIB tăng cường khả năng đáp ứng cho KH, đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển NH về chiều sâu, tiến hành mở rộng quy mô và tăng trưởng nhanh chóng khi tình hình kinh tế khởi sắc. Đây là giai đoạn VIB chuẩn bị tiềm lực về vốn để có thể phát triển nhanh chóng khi có cơ hội. - VIB đang nắm giữ danh mục tài sản an toàn, đầu tư vào các danh mục có rủi ro thấp với tỷ suất sinh lợi hợp lý. Rà soát danh mục nợ, đầu tư vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao, rút khỏi các lĩnh vực kinh doanh gặp nhiều rủi ro - Khả năng thanh khoản của VIB cao, các chỉ tiêu về an toàn vốn và thanh khoản của VIB vượt mức yêu cầu của Nhà nước. - Hoạt động quản trị rủi ro được thực hiện tốt. Bao gồm quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro thị trường, quản lý rủi ro hoạt động. VIB kết hợp giữa hai trung tâm Quản lý rủi ro và Quản lý tín dụng trong việc tạo ra 1 khối Quản trị rủi ro bao gồm 10 trung tâm/phòng ban. Nhờ đó, nhiệm vụ giữa các phòng ban trở nên rõ ràng hơn, gia tăng trách nhiệm và hiệu quả hơn trong công tác quản lý rủi ro tín dụng và phi tín dụng của VIB. - Với sự hỗ trợ của đối tác, VIB đang sở hữu hệ thống công nghệ NH vượt trội. Đây là thế mạnh của VIB trong việc phát triển trong tương lai. Đại ọc Kin tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan 57 2.4.2. Điểm yếu Bên cạnh những điểm mạnh, VIB còn có một số hạn chế như sau: - Thương hiệu VIB dù tồn tại khá lâu những vẫn chưa thực sự được nhiều người biết đến. Trong tình hình cạnh tranh với nhiều NH như hiện nay, KH khó có thể nhận ra và biết đến VIB nếu không có sự nổi bật. - Quy mô của NH vẫn còn khá nhỏ. Dù tỷ lệ vốn CSH của VIB cao, nhưng xét về giá trị tuyệt đối thì lại thuộc nhóm các NH trung bình và nhỏ. Để có thể phát triển mạnh trong tương lai thì con đường tất yếu là tăng vốn, tăng quy mô của NH. - Chính sách tăng trưởng thận trọng và phát triển bền vững mặc dù mang lại cho VIB một thế an toàn, có thể gọi là hợp lý trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên điều này lại ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của VIB. Nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài, có thể gây tác động không tốt đến NH. Đại học Kin h tế H ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan 58 CHƯƠNG 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NH TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM 3.1. Dự báo hoạt động kinh doanh của NH TMCP Quốc Tế Việt Nam 3.1.1. Cơ hội và thách thức VIB đang có cơ hội vô cùng thuận lợi khi trở thành đối tác của CBA, nhận được sự hỗ trợ về vốn, về công tác điều hành quản lý, về quy trình, công nghệ Tận dụng cơ hội này sẽ giúp VIB tạo ra tiềm lực cho chính bản thân mình. Đây là lúc VIB chuẩn bị tiềm lực để có thể phát triển mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, VIB còn có cơ hội hoạt động theo hướng chuẩn mực quốc tế. Tất cả đang chờ đợi sự hồi phục và phát triển của ngành tài chính nói riêng, của cả nền kinh tế trong thời gian sắp tới. Hiện tại đây là thời gian thuận lợi cho VIB phát triển về chiều sâu, hoàn thiện và nâng cao khả năng của NH. Năm 2013 được đánh giá là một năm tiếp tục khó khăn của nền kinh tế. Đối với NH và các TCTD, năm 2013 tiếp tục là một năm nhiều thách thức nhưng được kỳ vọng sẽ không tác động tiêu cực hơn năm 2012 vừa qua. Cải thiện tình hình tăng trưởng tín dụng được hầu hết các NH ưu tiên, trong đó các NH tiếp tục tập trung vốn cho các lĩnh vực, ngành quan trọng nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển (nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp phụ trợ) và hạn chế cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh bất động sản và kinh doanh chứng khoán. Đây là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển: Thanh lọc loại bỏ những NH yếu, Những NH có đủ khả năng sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn. Nếu tiếp tục đứng vững và vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, VIB sẽ một lần nữa chứng tỏ được thực lực và vị thế của mình. 3.1.2. Dự báo hoạt động kinh doanh của NH TMCP Quốc Tế Việt Nam Dựa trên điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đã phân tích, hoạt động kinh doanh của VIB có thể được phát triển theo hướng sau: Khi nền kinh tế nói chung và ngành NH nói riêng chưa có dấu hiệu phục hồi, VIB nên tiếp tục duy trì chính sách kinh doanh thận trọng, tăng trưởng có chọn lọc hướng tới một phân khúc KH tập trung hơn, chú trọng đầu tư cho các sản phẩm phi Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan 59 tín dụng, ưu tiên bổ sung nguồn lực vào địa bàn có tỉ trọng đóng góp cao cho nền kinh tế, quản lý chặt chẽ hiệu quả chi phí trên từng đồng thu nhập, tiếp tục quá trình hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế. Tiếp tục chiến lược như năm 2012: - Quản trị tốt rủi ro thanh khoản của hệ thống. - Tập trung đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh có rủi ro thấp và lợi nhuận phù hợp. - Lựa chọn đối tác kinh doanh an toàn, hiệu quả. - Tập trung phát triển, hoàn thiện các sản phẩm và dịch vụ phục vụ KHDN và KHCN. - Giảm các hoạt động tự doanh. Năm 2013, với tình hình kinh tế còn nhiều bất ổn, chưa có dấu hiệu phục hồi, nợ xấu vẫn là vấn đề cấp bách với các TCTD, VIB sẽ tiếp tục đặt công tác quản trị rủi ro lên hàng đầu, nhằm đảm bảo sự an toàn, phát triển ổn định cho toàn hệ thống, mà vẫn phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh và thị trường. Bên cạnh đó, VIB nên có chiến lược lâu dài đối với các vấn đề sau: Phát triển nguồn lực con người với văn hóa hướng tới KH, hướng tới hiệu quả với độ trung thực cao. Tiếp tục những hoạt động đầu tư và phát triển NH về chiều sâu, nâng cao tiềm lực của VIB như đầu tư phát triển công nghệ, tăng cường công tác quản trị rủi ro, đào tạo nhân sự, hướng VIB hoạt động theo chuẩn bị mực quốc tế. Thương hiệu của VIB sẽ giúp nâng cao khả năng thành công của các nỗ lực kinh doanh của VIB, và ngược lại, chất lượng của dịch vụ & hệ thống được tạo ra bởi các nỗ lực này lại nâng thương hiệu của VIB lên một tầm cao mới. Phát triển thương hiệu là hướng đi lâu dài. Tăng cường công tác quản trị rủi ro trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động cho NH, tiếp tục triển khai các dự án mới dưới sự tư vấn và giám sát của đội ngũ chuyên gia tín dụng giàu kinh nghiệm từ CBA, cộng với những nỗ lực làm việc của toàn bộ cán bộ nhân viên quản trị tín dụng sẽ giúp nâng cao Năng lực quản lý rủi ro và tăng trưởng tín dụng có chất lượng cao tại VIB. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan 60 3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động kinh doanh của NH TMCPQuốc Tế Việt Nam 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện nhóm chỉ tiêu C- Mức độ an toàn vốn Mặc dù mức độ an toàn vốn của VIB cao, có sự hỗ trợ về vốn của cổ đông chiến lược, các chỉ số về vốn tốt hơn so với yêu cầu và các NH tương đương. Tuy nhiên về con số tuyệt đối thì VIB chưa phải là một NH lớn về vốn. Do đó, VIB cần tiếp tục nâng cao khả năng về vốn của mình theo hướng an toàn và hiệu quả. 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện nhóm chỉ tiêu A- Chất lượng tài sản có Tiếp tục phát huy những thành quả mà năm 2012 VIB đã đạt được: Tập trung đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh có rủi ro thấp và lợi nhuận phù hợp, lựa chọn đối tác kinh doanh an toàn, hiệu quả, kiểm soát tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu. Ngoài ra, VIB cần tập trung phát triển, hoàn thiện các sản phẩm và dịch vụ phục vụ khối KH cá nhân và KH doanh nghiệp. Giữ vững và phát triển thị phần của khối Nguồn vốn và Ngoại hối. Giảm các hoạt động tự doanh, các hoạt động mang lại rủi ro cao. Cơ cấu tài sản an toàn khiến khả năng sinh lời của VIB chưa được cao. VIB nên đầu tư mạnh vào các lĩnh vực có tính sinh lời cao vốn có của mình. 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện nhóm chỉ tiêu M- Năng lực quản lý VIB nên tiếp tục cải tiến và hoàn thiện các quy trình chính sách đào tạo của NH. Các chương trình đào tạo trực tuyến, phát triển các kỹ năng mềm cần thiết giúp nâng cao hiệu quả công việc. Ngoài ra VIB nên có các chương trình phát triển nhân lực trẻ tiềm năng từ các trường Đại học trên toàn quốc. Đây là đội ngũ mới, năng động, góp phần vào sự phát triển của VIB sau này. Tiếp tục nhận sự hỗ trợ từ đối tác chiến lược về phát triển công nghệ, đào tạo nhân lực, kinh nghiệm quản lý, quản lý rủi ro Từ đó tự dựng tiềm lực cho VIB. VIB nên có nhiều chương trình hành động cụ thể đưa thương hiệu đến gần hơn với người dân như các chương trình giới thiệu NH, chương trình khuyến mãi, các chương trình tổ chức công cộng vì cộng đồng Phát triển các gói sản phẩm mới cho các Khối của VIB. Kết hợp với các chương trình phát triển thương hiệu VIB để phổ biến rộng rãi và làm cho người dân biết đến NH. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan 61 3.2.4. Giải pháp hoàn thiện nhóm chỉ tiêu E – Thu nhập Trong các yếu tố đánh giá của mô hình CAMELS thì Thu nhập là yếu tố được xếp hạng thấp nhất. Dù đây là chiến lược đúng đắn của VIB, tuy nhiên nếu điều này xảy ra thường xuyên sẽ tác động không tốt tới các cổ đông của VIB. Thu nhập từ lãi thuần chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập của NH. Theo phương châm luôn lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi hoạt động. Duy trì và chăm sóc khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới. Luôn làm hài lòng khách hàng, phục vụ khách hàng với các giấy tờ thủ tục trong quy trình vay. Tiếp tục phát huy những danh mục đem lại lợi nhuận cao cho NH và NH có lợi thế: khối Khách hàng doanh nghiệp, Khối Nguồn vốn và Ngoại hối. Tăng cường phát triển Khối Khách hàng cá nhân với sự hỗ trợ của các biện pháp về Quản lý (về chương trình, sản phẩm, thương hiệu). Chính sách chăm sóc khách hàng: chương trình chăm sóc tri ân khách hàng chính sách ưu đãi đối với những khách hàng thường xuyên của VIB. Thông qua cơ sỡ dữ liệu về khách hàng mà có sự quan tâm chăm sóc tốt. Thái độ ứng xử, phục vụ khách hàng. Phát triển thương hiệu, đưa VIB đến với KH. Tiếp tục các chương trình khảo sát và nghiên cứu lấy ý kiến trực tiếp cũng như đánh giá sự hài lòng của khách hàng nội bộ. 3.2.5. Giải pháp hoàn thiện nhóm chỉ tiêu L- Khả năng thanh khoản Khả năng thanh khoản của VIB ở mức tốt, các tỷ số đều vượt mức so với yêu cầu và quy định của Nhà nước. Tuy nhiên điều này ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của VIB. VIB nên duy trì các tài sản có tính thanh khoản cao ở mức vừa đủ. 3.2.6. Giải pháp hoàn thiện nhóm chỉ tiêu S- Độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường Để đối phó tốt với rủi ro thị trường, VIB cần tạo cho mình một tiềm lực vững mạnh, điều này là hợp thành của các yếu tố trên (Mức độ an toàn vốn, Chất lượng tài sản có, Năng lực quản lý, Thu nhập và Thanh khoản). Xây dựng, hoàn thiện kế hoạch và triển khai các giải pháp công nghệ quản trị rủi ro thị trường được chuyển giao từ cổ đông chiến lược CBA. Đồng thời, ban hành các chính sách, văn bản, quy trình, quy định hướng tới các chuẩn mực của Basel. Tiếp tục phát huy hệ thống Kiểm soát nội bộ theo mô hình ba tầng bảo vệ của VIB đã được thực hiện thành công ở năm 2012. Đại họ Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan 62 3.2.7. Các giải pháp khác Phát triển các kênh phân phối mới: VIB - với sự hỗ trợ về công nghệ - đã đầu tư vào hệ thống ngân hàng điện tử. Tiếp tục phát triển công nghệ về kênh phân phối này và có chương trình giới thiệu để tạo thương hiệu riêng của VIB. Tăng cường hoạt động kiểm soát, trong đó thành lập một bộ phận chuyên trách tổng hợp, phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của VIB theo mô hình CAMEL. Chiến lược quảng bá thương hiệu VIB, công bố thông tin về VIB để người dân, nhà đầu tư có thể tiếp cận được và hiểu rõ hơn về VIB. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan 63 PHẦN III: KẾT LUẬN Sau quá trình nghiên cứu, đề tài về cơ bản đã đạt được những mục tiêu ban đầu đề ra. Đề tài khái quát cơ sở khoa học về phân tích hoạt động và rủi ro NH. Đề tài giới thiệu một số mô hình áp dụng để phân tích hoạt động NH, trong đó tìm hiểu kỹ về mô hình CAMELS. Cụ thể, tìm hiểu về lịch sử hình thành, cách thức xếp hạng, các thành phần cấu thành và hệ thống chỉ tiêu dùng để áp dụng và bài phân tích. Từ đó ứng dụng mô hình CAMELS vào phân tích hoạt động và rủi ro của VIB trong năm 2012. Qua việc đi sâu phân tích hoạt động NH trên các phương diện Mức độ an toàn Vốn (Capital Adequacy), Chất lượng tài sản có (Asset Quality), Quản lý (Management), Thu nhập (Earnings), thanh khoản (Liquidity) và Độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường (Sensitivity to Market risk) để thấy được toàn cảnh hoạt động và tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của VIB. Đề tài tiến hành thu nhập thông tin và số liệu phục vụ cho việc phân tích. Hoạt động của VIB được thể hiện qua các chỉ tiêu theo các quý của năm 2012. Để thấy được rõ hơn vị trí của VIB, đề tài còn so sánh với các NH TMCP tương đương là VPB, DAB. Việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động được thực hiện trên nền là bối cảnh kinh tế vĩ mô và thực tế ngành NH năm 2012. Do đó, việc đánh giá trở nên có cơ sở và khách quan hơn. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài tiến hành phân tích SWOT đối với VIB, từ đó dự báo về tình hình hoạt động kinh doanh và đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình kinh doanh cho NH trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó, đề tài còn có một số vấn đề chưa giải quyết được như: Đề tài mới chỉ tổng hợp sơ lược về hệ thống văn bản pháp lý, quy định về phân tích hoạt động và rủi ro NH ở Việt Nam hiện nay, chứ chưa đi sâu đánh giá hoạt động VIB. Việc áp dụng mô hình CAMELS mặc dù khá phổ biến trên thế giới, tuy nhiên khi áp dụng vào hệ thống NH Việt Nam cũng cần phải chú ý. Thứ nhất, đề tài chỉ mới đưa vào một số chỉ tiêu cần thiết, chưa tập hợp được các chỉ tiêu của mô hình phù hợp với tình hình hệ thống NH Việt Nam. Thứ hai, do hạn chế về nguồn thông tin và mức Đại học Kin tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan 64 độ chính xác, đầy đủ của thông tin nên ảnh hưởng đến việc đưa ra nhận xét. Thứ ba, tùy vào đặc điểm từng thời kỳ và của hệ thống NH mà các yếu tố của mô hình CAMELS có sự quan trọng khác nhau. Tuy nhiên khi tính xếp hạng tổng hợp, chỉ lấy trung bình của các yếu tố. Điều này phần nào làm cho việc đưa ra đánh giá tổng hợp chưa chính xác. Thứ tư, khi tiến hành đánh giá hoạt động và rủi ro của một NH thì mỗi mô hình có một điểm mạnh riêng, chú trọng đến một phương diện nhất định. Đề tài chỉ mới sử dụng một mô hình để đánh giá hoạt động kinh doanh của VIB. Vì vậy, để giúp cho nghiên cứu có thể hoàn thiện hơn, tôi có một số hướng phát triển đề tài như sau: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu của mô hình CAMELS. Áp dụng phương pháp thống kê vào đánh giá hoạt động của mô hình CAMELS để tìm được hệ số thích hợp của từng yếu tố khi đánh giá xếp hạng cuối cùng. Áp dụng nhiều mô hình vào đánh giá hoạt động NH. Hiện nay, mô hình CAMELS thiên về các yếu tố tài chính, tập trung vào phân tích, thanh tra để đưa ra dự báo rõ ràng cho NH và biện pháp phòng ngừa, tuy nhiên đã bộc lộ một số hạn chế nhất định, trong khi đó mô hình FIRST lại thiên về yếu tố phi tài chính mang tính khích lệ những nỗ lực của NH để cải thiện công tác quản trị điều hành, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu cảnh báo nêu ra. Nên áp dụng kết hợp hai mô hình này vào đánh giá hoạt động và rủi ro NH. Đại học Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước: [1] Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. [2] Giám sát hệ thống theo chuẩn CAMEL, xem ngày 17/02/2013, CAMELS?s=399bb463910667737a2acd7e265cd3fa#ixzz2R16Aek3y [3] PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị Ngân hàng thương mại, nhà xuất bản tài chính. [4] Nguyễn Lê Thành (2012), Một số vấn đề khi ứng dụng mô hình CAMELS trong đánh giá rủi ro hoạt động của các Tổ chức tín dụng, xem ngày 17/02/2012 [5] Phan Thị Diễm Thúy (2012) “Đánh giá hoạt động kinh doanh của NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam sử dụng hệ thống chỉ tiêu CAMEL”, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Huế. [6] Vũ Đình Ánh (2013), Nhìn lại kinh tế Việt Nam 2012, xem ngày 20/03/2013, [7] 9 sự kiện "nóng" nhất của nền kinh tế Việt năm 2012, xem ngày: 31/12/2012, 680006.htm. [8] Báo cáo HĐQT VIB 2013 [9] Phạm Văn Nhân (2010), “Vận dụng mô hình CAMEL vào phân tích tình hình tài chính tại NH TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế”, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Huế. [10]Phan Bình Sơn (2011) trong khóa luận: “Vận dụng mô hình CAMEL vào phân tích tài chính tại NH TMCP Á Châu” khóa luận tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Huế. [11] Sử Ngọc Minh (2011), “Ứng dụng mô hình CAMEL trong đánh giá hoạt động của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín- Sacombank”, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Huế. [12] Nguyễn Quang Huy (2007) “Đánh giá hoạt động các tổ chức tín dụng bằng phương pháp phân tích nhân tố và phương pháp thành phần chính theo các chỉ tiêu tài chính của mô hình CAMELS” chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Đại học K n h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan [13] Đường Lệ Dung (2009), “Phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ theo mô hình CAMEL, khoá luận tốt ngiệp, Đại học Cần Thơ. [14] Quách Thùy Linh, (2012), Báo cáo đánh giá 19 Tổ chức tín dụng, VCBS. [15] Báo cáo thường niên VIB 2011, 2012. [16] Báo cáo thường niên VPB 2012. [17] Báo cáo tài chính kiểm toán DAB 2012. [18] Báo cáo tài chính quý II, III, IV năm 2012 của VIB. [19] Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. Tài liệu nước ngoài: [20, tr.47] R. Alton Gilbert, Andrew P. Meyer, and Mark D. Vaughan. (2002). “Could a CAMELS Downgrade Model Improve Off-Site Surveillance?” [21] Uyen Dang (2011), The CAMEL rating system in banking supervision, a case Study, Arcada University of Applied Sciences. [22] UNIFORM FINANCIAL INSTITUTIONS RATING SYSTEM, xem ngày: 17/03/2013, [23] Patrick Y.Trautmann (2006), CAMELS Ratings, CBI Bank Supervision Examiners. Một số website tham khảo: [24] [25] www.sbv.gov.vn [26] [27] www.dongabank.com.vn [28]https://www.vpb.com.vn/ [29] [30] Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan i MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3 5. Kết cấu của đề tài .....................................................................................................5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................6 1.1. Một số khái niệm cơ bản về phân tích hoạt động và rủi ro NHTM......................6 1.1.1. Khái niệm........................................................................................................6 1.1.2. Vai trò của phân tích hoạt động và rủi ro NHTM ..........................................9 1.1.3. Thông tin.......................................................................................................10 1.2. Một số mô hình phân tích hoạt động và rủi ro NHTM .......................................10 1.3. Mô hình CAMELS trong đánh giá hoạt động NH..............................................12 1.3.1. Sơ lược về mô hình CAMELS......................................................................12 1.3.2. Các mức xếp hạng của mô hình CAMELS ..................................................14 1.3.3. Các yếu tố của mô hình CAMELS trong hoạt động NH..............................15 1.3.3.1. C- Capital adequacy (Mức độ an toàn vốn)...........................................15 1.3.3.2. A- Asset quality (Chất lượng tài sản có) ................................................16 1.3.3.3. M- Management (Năng lực quản lý) ......................................................19 1.3.3.4. E- Earning (Thu nhập) ...........................................................................20 1.3.3.5. L- Liquidity (Khả năng thanh khoản).....................................................21 1.3.3.6. S- Sensitivity to Market risk (Độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường)...23 1.3.4. Cách thức xếp loại ........................................................................................24 1.3.5. Tầm quan trọng của mô hình CAMELS trong phân tích hoạt động và rủi ro NH...26 1.4. Các nhân tố ảnh hường đến chất lượng đánh giá ................................................27 1.5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ....................................................................28 CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMELS VÀO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG VÀ RỦI RO CỦA NH TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM...............................30 2.1. Môi trường kinh doanh .......................................................................................30 Đại họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan ii 2.1.1. Môi trường vĩ mô..........................................................................................30 2.1.2. Môi trường ngành .........................................................................................32 2.2. Giới thiệu sơ lược về NH TMCP Quốc Tế Việt Nam.........................................35 2.2.1. Giới thiệu chung về NH................................................................................35 2.2.2. Vị thế của NH TMCP Quốc Tế Việt Nam....................................................36 2.3. Ứng dụng mô hình CAMELS hân tích hoạt động kinh doanh và rủi ro của NH TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB .................................................................................37 2.3.1. C- Capital adequacy (Mức độ an toàn vốn)..................................................37 2.3.2. A- Asset quality (Chất lượng tài sản có) ......................................................40 2.3.3. M- Management (Năng lực quản lý) ............................................................45 2.3.4. E- Earning (Thu nhập) ..................................................................................48 2.3.5. L- Liquidity (Khả năng thanh khoản)...........................................................53 2.3.6. S- Sensitivity to Market risk (Độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường).........54 2.4. Tổng hợp đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về hoạt động kinh doanh của VIB giai đoạn 2007-2011..........................................................................................................55 2.4.1. Điểm mạnh....................................................................................................55 2.4.2. Điểm yếu.......................................................................................................57 CHƯƠNG 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NH TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM ..................................................58 3.1. Dự báo hoạt động kinh doanh của NH TMCP Quốc Tế Việt Nam ....................58 3.1.1. Cơ hội và thách thức .....................................................................................58 3.1.2. Dự báo hoạt động kinh doanh của NH TMCP Quốc Tế Việt Nam..............58 3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động kinh doanh của NH TMCP Quốc Tế Việt Nam .....60 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện nhóm chỉ tiêu C- Mức độ an toàn vốn........................60 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện nhóm chỉ tiêu A- Chất lượng tài sản có .....................60 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện nhóm chỉ tiêu M- Năng lực quản lý ...........................60 3.2.4. Giải pháp hoàn thiện nhóm chỉ tiêu E – Thu nhập .......................................61 3.2.5. Giải pháp hoàn thiện nhóm chỉ tiêu L- Khả năng thanh khoản....................61 3.2.6. Giải pháp hoàn thiện nhóm chỉ tiêu S- Độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường ...61 3.2.7. Các giải pháp khác........................................................................................62 PHẦN III: KẾT LUẬN ...............................................................................................63 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Commonwealth Bank of Australia : CBA Khách hàng : KH Ngân hàng : NH Ngân hàng thương mại : NHTM Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á : DAB Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam : VIB Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng : VPB Tổ chức tín dụng : TCTD Vốn chủ sở hữu : Vốn CSH Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Vốn CSH, Vốn điều lệ các quý năm 2012 của VIB .................................38 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản có nội bảng các quý năm 2012 của VIB ...........................40 Biểu đồ 2.3. Các nhóm nợ các quý năm 2012 của VIB. ...............................................43 Biểu đồ 2.4. Tổng thu nhập các quý năm 2012 của VIB ..............................................49 Biểu đồ 2.5. So sánh ROA – ROE giữa các NH năm 2012 ..........................................51 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Giới thiệu chung về VIB, VPB, DAB – năm 2012.........................................5 Bảng 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá .....................................................................................25 Bảng 2.1. Vốn điều lệ, Vốn CSH của VIB các quý năm 2012......................................37 Bảng 2.2. Vốn CSH trên tổng tài sản VIB các quý năm 2012 ......................................38 Bảng 2.3. Hệ số an toàn vốn CAR của VIB năm 2012 .................................................39 Bảng 2.4. So sánh các chỉ tiêu mức độ an toàn vốn vơi VPB, DAB năm 2012............39 Bảng 2.5. Cơ cấu tổng tài sản VIB các quý năm 2012..................................................40 Bảng 2.6. Tốc độ tăng trưởng tín dụng các quý 2012 của VIB.....................................41 Bảng 2.7. Cơ cấu tài sản Có nội bảng các quý năm 2012 của VIB...............................42 Bảng 2.8. Các chỉ tiêu về chất lượng tài sản các quý năm 2012 của VIB.....................42 Bảng 2.9. So sánh các chỉ tiêu về chất lượng tài sản năm 2012 với VPB, DAB ..........44 Bảng 2.10. Tỷ lệ thu nhập từ các hoạt động các quý năm 2012 của VIB .....................48 Bảng 2.11. ROA – ROE các quý năm 2012 của VIB ...................................................50 Bảng 2.12. So sánh ROA – ROE với VBP, DAB năm 2012 ........................................50 Bảng 2.13. Phương trình Du Pont_ ROA, ROE VIB năm 2012 ...................................51 Bảng 2.14. NIM – NNIM ..............................................................................................52 Bảng 2.15. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động các quý năm 2012 ............53 Bảng 2.16. Khả năng thanh toán các quý năm 2012 của VIB.......................................53 Bảng 2.17. Một số chỉ tiêu thanh khoản của VIB năm 2012 ........................................53 Bảng 2.18. Tổng hợp kết quả đánh giá theo mô hình CAMELS ..................................55Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan vi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực, nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Huế, tháng 05 năm 2013 Sinh viên Nguyễn Thị Tâm Đan Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan vii TÓM TẮT Đề tài khái quát cơ sở khoa học về phân tích hoạt động và rủi ro ngân hàng (NH). Đề tài giới thiệu một số mô hình áp dụng để phân tích hoạt động NH, trong đó tìm hiểu kỹ về mô hình CAMELS. Cụ thể, tìm hiểu về lịch sử hình thành, cách thức xếp hạng, các yếu tố cấu thành và hệ thống chỉ tiêu dùng để áp dụng vào bài phân tích. Từ đó ứng dụng mô hình CAMELS vào phân tích hoạt động và rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB) trong năm 2012. Qua việc đi sâu phân tích hoạt động NH trên các phương diện Mức độ an toàn Vốn (Capital Adequacy), Chất lượng tài sản có (Asset Quality), Khả năng quản lý (Management), Thu nhập (Earnings), Thanh khoản (Liquidity) và Độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường (Sensitivity to Market risk) để thấy được toàn cảnh hoạt động và tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của VIB. Đề tài tiến hành thu nhập thông tin và số liệu phục vụ cho việc phân tích. Hoạt động của VIB được thể hiện qua các chỉ tiêu theo các quý của năm 2012. Để thấy được rõ hơn vị trí của VIB, đề tài còn so sánh với các NH TMCP tương đương là VPB, DAB. Việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động được thực hiện trên nền là bối cảnh kinh tế vĩ mô và thực tế ngành NH năm 2012. Do đó, việc đánh giá trở nên có cơ sở và khách quan hơn. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài tiến hành phân tích SWOT đối với VIB, dự báo về tình hình hoạt động kinh doanh và đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình kinh doanh cho NH trong thời gian sắp tới.Đại học Kin tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfung_dung_mo_hinh_camels_vao_phan_tich_hoat_dong_va_rui_ro_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_quoc_te_v.pdf
Luận văn liên quan