Ứng dụng mô hình liên vùng nghiên cứu mối quan hệ phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với các vùng lân cận trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam

Mô hình liên vùng, như đã trình bày, rất cần thiết trong nghiên cứu quy hoạch vùng. Việt Nam cũng nhưcác nước đã tổchức nghiên cứu các mô hình có tính đặc thù cho từng nước. Kết quảcủa việc nghiên cứu đã được thểhiện rất rõ trong các bản quy hoạch, chiến lược, kếhoạch kinh tếquốc dân trong lĩnh vực phân bốlực lượng sản xuất. Trong bối cảnh hội nhập kinh tếsâu, mởcửa với kinh tếthếgiới ngày càng rộng cần phải có những nghiên cứu mang tính đồng bộ, toàn diện, trên giác độtoàn nền kinh tếvà các phân hệvùng kinh tế. Các vùng cần có sựliên kết trong một mô hình liên vùng chung, mang tính định lượng cao hơn. Các vùng KTTĐvà điều hành hoạt động của chúng đang là mô hình mang lại hiệu quả cao. Cần đầu tưhơn nữa vào công tác nghiên cứu quy hoạch, tìm ra những giải pháp có tính toàn cục và lâu dài. Các mô hình liên vùng đã và sẽlà những công cụ đắc lực và hiệu quảcho việc nghiên cứu điều hành các vùng, nhất là các vùng KTTĐ, được xem nhưnhững vùng hạt nhân của hệthống các vùng kinh tếViệt Nam./.

pdf29 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng mô hình liên vùng nghiên cứu mối quan hệ phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với các vùng lân cận trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vùng, đánh giá chất lượng vùng và những chỉ tiêu liên quan đến quan hệ liên vùng. Có thể mô tả các chỉ tiêu đó như sau: htt p:/ /w ww .m pi. go v.v n ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG KTTĐ BB De tai KH 2009 10 (1) Chỉ tiêu đánh giá vị trí, vai trò của vùng trong hệ thống các vùng. Chỉ tiêu này nhằm làm rõ quy mô, mức độ thuận lợi, khó khăn; vị trí của vùng đó với cả nước. Đó là vùng “chỉ huy” hay vùng phụ thuộc; vùng trọng điểm nay vùng vệ tinh. Chỉ tiêu (ID1: Vị trí vùng) là tỷ lệ giữa vùng nghiên cứu với cả nước theo các yếu tố như diện tích, dân số, quy mô sản xuất, ... được tính bằng công thức sau: F (Ri) ID1 = (1) F (TOT) Ở đây: TOT: Ký hiệu cả nước. F: Biểu thị các yếu tố như diện tích, dân số, GDP, lao động, giá trị xuất khẩu,... Ri: Biểu thị vùng i; i: Chỉ số các vùng nghiên cứu (i=1,...); Các chỉ tiêu loại này cho biết quy mô của vùng theo từng chỉ tiêu. Tỷ lệ càng lớn, quy mô của vùng càng lớn. (2) Đánh giá về chất lượng của các vùng. - Chỉ tiêu ID2: Bình quân đầu người là tỷ lệ giữa các ‘sản phẩm’ (yếu tố) so với dân số của vùng, được tính theo công thức: Q (k,i) I2 = (2) PO (i) Ở đây: k: Bộ ‘sản phẩm’ (yếu tố); Q(k,i): Biểu thị các ‘sản phẩm’ (yếu tố) loại k của vùng i; PO(i): Biểu thị dân số vùng i. - Chỉ tiêu ID3: Cân đối vùng, được tính bằng hiệu giữa khả năng cung cấp - (trừ) nhu cầu (dự tính) của các vùng, theo công thức: ID3 = SU(m,i) - DE(m.i) (3) Ở đây: m: Sản phẩm một số ngành; SU(m,i): Biểu thị lượng cung cấp sản phẩm loại m sản xuất tại vùng i; DE(m,i): Biểu thị nhu cầu tiêu thụ sản phẩm loại m tại vùng i; Chỉ tiêu ID3 biểu thị tính chất thừa, thiếu của vùng. Nếu ID3 > 0 biểu thị vùng i thừa ‘sản phẩm’ m và ngược lại ID3 < 0 vùng i sẽ thiếu ‘sản phẩm’ loại m. Đồng thời chỉ số ID3 của vùng nào lớn hơn sẽ có khả năng cung cấp cho nhữung vùng có chỉ số ID3 nhỏ hơn. Các chỉ tiêu này cho phép đánh gía được chất lượng các vùng. Sẽ chỉ ra vùng nào có khả năng nhiều (thừa), ít (khan hiếm) loại nào. Chẳng hạn có vùng nhiều sản phẩm nông nghiệp và ít lao động và ngược lại. Đồng thời các chỉ tiêu này (nhất là chỉ tiêu ID3) cũng cho chúng ta biết được vùng nào thừa sản phẩm (yếu tố) nào và thiếu sản phẩm (yếu tố) nào. (3) Một số chỉ tiêu khác Ngoài ra trong nhiều mô hình người ta còn xét tới mọt số chỉ tiêu khác như: htt p:/ /w ww .m pi. go v.v n ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG KTTĐ BB De tai KH 2009 11 - Chỉ tiêu ID4: Vùng xuất, nhập khẩu được tính bằng giá trị hàng hóa xuất ra khỏi vùng i trong tổng GDP của vùng i. EX (i) ID4 = (4) GDP (i) Chỉ tiêu này thể hiện khả năng xuất ra khỏi vùng của vùng được nghiên cứu. Nó cũng nói rõ vùng thừa hoặc thiếu loại gì. - Chỉ tiêu ID5: : Cân đối xuất nhập là tỷ lệ giữa lượng xuất ra khỏi vùng i so với lượng nhập vào vùng. EX (i) ID5 = (5) IM (i) - Chỉ tiêu ID6: Hệ số chủ động (Xuất/(xuất+nhập)). EX (i) ID6 = (6) (EX + IM) (i) Những chỉ tiêu này sẽ góp thêm tư liệu cho các kết luận về tính chất, chất lượng các vùng và mối quan hệ trao đổi các dòng vật chất giữa các vùng. II. HƯỚNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG 1. Tổng quan về sử dụng mô hình liên vùng trong nghiên cứu vùng ở Việt Nam Việc sử dụng các mô hình để nghiên cứu phân vùng cũng như tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế đã được các cơ quan, các Viện, các trường Đại học tổ chức nghiên cứu ngay từ những năm 50-60 của thế kỷ XX. Từ những năm 1955-1956 các giáo sư tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Kinh tế quốc dân (trước đây là trường Đại học Kinh tế tài chính) đã tổ chức nghiên cứu các mối quan hệ các vùng, giúp Chính phủ phân chia một số Khu tự trị, nhằm khai thác tốt hơn khả năng ở các vùng, các khu này trong mối quan hệ chung của hệ thống vùng cả nước. Đến những năm 1960-1970 các giáo sư vừa nghiên cứu vừa giảng dạy, đã có các chuyên đề về nghiên cứu liên vùng, liên ngành trong các Trường Đại học Sư phạm (Khoa Địa lý), trường Đại học Kinh tế quốc dân, và sử dụng các mô hình toán trong nghiên cứu quan hệ các lĩnh vực cụ thể trong các vùng tại Khoa Toán trường Đại học Tổng hợp 2). Kết quả của việc nghiên cứu đã được thể hiện trong việc phân chia theo sự phân công chuyên môn hoá các vùng. Điều đó đã giúp một phần đắc lực cho việc hoạch định các chính sách nhà nước một cách cân đối và khai thác tốt thế mạnh của các vùng trong cả nước. Những năm 1970-1985 được sự giúp đỡ và cộng tác làm việc cùng với các chuyên gia Liên Xô nhiều công trình về kinh tế vùng lãnh thổ, cũng như mối liên hệ liên vùng được nghiên cứu tại các trường, các Viện trong cả nước. Viện Chiến lược phát triển (Khi đó là 2) Đóng góp nhiều cho lĩnh vực này phải kể đến giáo sư Lê Bá Thảo, Trần Đình Gián, Đoàn Đinh Hoè, Nguyễn Xuân Ngọc, Giáo sư Hoàng Tuỵ; cố giáo sư Đặng Như Toàn, Nguyễn Văn Thiều, htt p:/ /w ww .m pi. go v.v n ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG KTTĐ BB De tai KH 2009 12 Viện Phân vùng Kinh tế TW) đã nghiên cứu nhiều mô hình liên kết các vùng, chẳng hạn: Ngô Doãn Vịnh nghiên cứu sâu về các vấn đề quan hệ liên vùng, đưa ra mô hình ứng dụng, hướng dẫn trong nghiên cứu tổ chức không gian vùng lãnh thổ [6]; T.S. Nguyễn Hiền nghiên cứu mối quan hệ liên ngành và liên kết các thể tổng hợp sản xuất lãnh thổ trước đây [9] và nghiên cứu lý thuyết hệ thống trong phân vùng ngày nay3); Nguyễn Văn Thiều, Lê Văn Nắp, Phan Xuân Chi nghiên cứu về mối quan hệ liên vùng trong phát triển vùng cây lương thực trong mô hình toán cân đối,...[12]. Kết quả việc nghiên cứu đã được sử dụng trong việc phân các vùng kinh tế theo từng giai đoạn. Vào những năm 1976-1980 Chính phủ đã phê duyệt 7 vùng phát triển nông, lâm nghiệp, hình thành các vùng chuyên môn hoá tập trung và liên quan với nhau trong hệ thống nền kinh tế quốc dân (xem trong Báo cáo tổng hợp). Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu tổ chức lãnh thổ, trong đề tài KX-03-02 thuộc Chương trình khoa học cấp Nhà nước mã số KX-03 đã đề xuất chia lãnh thổ nước ta thành các dải lớn. Tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất giai đoạn 1986-2000 được phê duyệt năm 1976 là một trong những kết quả có giá trị trong việc nghiên cứu mối quan hệ liên vùng và vẫn còn tác dụng to lớn cho công tác xây dựng quy hoạch ngày nay. Từ cuối những năm 80 đầu những năm 90, nền kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong tình hình đó, Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ kế hoạch và Đầu tư) đã chủ trì phối hợp với các Bộ ngành Trung ương nghiên cứu qui hoạch phát triển kinh tế- xã hội các vùng lớn cho thời kỳ 1996-2010. Xuất phát từ yêu cầu của công tác quy hoạch vùng và tổ chức lãnh thổ trong thời kỳ đổi mới cả về nội dung và phương pháp đều phải được nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp, mà trước hết là điểu chỉnh lại hệ thống vùng. Kế thừa các kết quả nghiên cứu về vùng từ trước, nhấn mạng yếu tố trung tâm và mối quan hệ kinh tế nội vùng và liên vùng Viện Chiến lược phát triển đã phân chia đất nước thành 8 vùng kinh tế và 3 vùng kinh tế trọng điểm để xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội các vùng đến năm 2010. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phân vùng kinh tế và mô hình liên vùng Viện Chiến lược phát triển đã xây dựng và ban hành phưong pháp qui hoạch vùng, kể cả vùng kinh tế trọng điểm và phương pháp qui hoạch tổng thể kinh tế-xã hội tỉnh. thành phố; chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước xây dựng qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010. Thủ trướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt hệ thống 8 vùng kinh tế do Viện Chiến lược phát triển đưa ra (xem trong Báo cáo tổng hợp). 2. Nghiên cứu mô hình liên vùng ở nước ngoài Có thể nói ở hầu hết cac nước trên thế giới, nhất là những nước thuộc hệ thống XHCN cũ đều nghiên cứu lý luận về phân vùng và các mối quan hệ liên vùng. Người ta cho rằng “bất cứ nền sản xuất xã hội nào đều phải nằm trong một vùng lãnh thổ nhất định. Phân công lao động theo lãnh thổ là sự phân biệt khác nhau của hệ thống sản xuất xã hội và quan hệ lẫn 3) PGS. TS. Nguyễn Hiền: Phân tích Hệ thống trong quy hoạch và Tổ chức lãnh thổ, Tập bài giảng, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, Khoa Địa lý, Hà Nội-2008. htt p:/ /w ww .m pi. go v.v n ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG KTTĐ BB De tai KH 2009 13 nhau trong các vùng lãnh thổ. Tiền đề tất yếu của phân công lao động theo lãnh thổ là sự trao đổi và buôn bán giữa các vùng sản xuất sản phẩm và dịch vụ. Tính chất này quyết định quy mô của nó cùng với sự mở rộng của việc trao đổi và buôn bán liên vùng. Từ phân công lao động theo lãnh thổ mang tính cục bộ trong một vùng đến phân công mang tính toàn quốc giữa các vùng trong thị trường thống nhất toàn quốc; từ phân công lao động theo lãnh thổ trong nước đến phân công lao động quốc tế. Đó là một quá trình diễn biến từ hình thái cấp thấp đến hình thái cấp cao là nội dung cơ bản của việc nghiên cứu các mối quan hệ liên vùng” [10]. Từ nhận thức đó các nhà khoa học Liên Xô cũ đã dày công nghiên cứu lĩnh vực này. N.N. Baransky, nhà địa lý kinh tế thuộc Liên Xô cũ, cho rằng phân công lao động theo lãnh thổ là hình thức không gian của phân công xã hội. Điều kiện tất yếu của phân công theo vùng là một vùng lao động sản xuất sản phẩm cung cấp cho một vùng khác. Thành quả lao động làm ra là từ nơi này chuyển đến nơi khác, làm cho nơi sản xuất và nơi tiêu dùng không ở cùng một vùng lãnh thổ. Đó là mối quan hệ với nhau liên quan giữa các vùng. Với những giả thiết đó N.N. Baransky và các nhà địa lý kinh tế đã nghiên cứu các mô hình trao đổi giữa các vùng. Kết quả nghiên cứu đã trực tiếp sử dụng vào qúa trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổng sơ đồ phát triển đất nước theo các thời kỳ nhất định vào những năm 60-70 của thế kỷ trước [12]. Tại Mỹ, Ohlin đã nghiên cứu vấn đề quan hệ liên vùng và đưa ra lý thuyết về trao đổi hàng hoá liên vùng. Nội dung cơ bản của lý thuyết này là người ta cho rằng “mọi vật đều tuỳ thuộc lẫn nhau”. Các vùng khác nhau có những nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực con người khác nhau. Do những khác biệt về lịch sử phát triển kinh tế, nên các vùng cũng có những cơ sở sản xuất và thiết bị sản xuất trên thực tế không giống nhau. Những khác biệt trên đây gây ra những chi phí sản xuất khác nhau, cũng như nhu cầu khác nhau cho từng chủng loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể, dẫn đến giá cả cũng thay đổi. Tuy vậy, những chênh lệch ấy còn tạo ra những khác biệt về vùng và chu chuyển hàng hoá và dịch vụ giữa các vùng. Trạng thái cân bằng sẽ được thiết lập khi cùng tham gia trao đổi lẫn nhau trên một địa bàn (một “mậu dịch” chữ dùng của Ohlin). Từ những ý tưởng của lý thuyết này, hiện nay người ta quan tâm đến các dòng luân chuyển, trao đổi liên vùng về công nghệ, kiến thức khoa học, năng lực nghiên cứu, thông tin và năng lực sản xuất kinh doanh. Ngoài ra nhiều nhà khoa học khác cũng đã đưa ra những mô hình lý thuyết khác nữa, song tựu chung lại có thể thấy tồn tại hai mô hình phát triển không gian khác nhau liên quan đến việc xây dựng mô hình phát triển kinh tế liên vùng. Đó là mô hình phát triển cân bằng và mô hình phát triển không cân bằng. Những mô hình này cũng đã các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu phân vùng và điều hành phát triển các vùng [11]. Nói một cách chính xác hơn là mô hình liên vùng được xét ở 2 trạng thái cân bằng và không cân bằng. 3. Hướng ứng dụng mô hình liên vùng ở Việt Nam Đối với Việt Nam, cụ thể đối với việc nghiên cứu phát triển các vùng nói chung và vùng KTTĐ nói riêng, trong điều kiện số liệu còn nhiều hạn chế cần sử dụng một mô hình liên vùng đơn giản với một số chỉ tiêu cơ bản nhằm đánh giá cho được những vấn đề mấu chốt sau: htt p:/ /w ww .m pi. go v.v ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG KTTĐ BB De tai KH 2009 14 1) Xác định vị trí và chất lượng của từng vùng: Quy mô vùng, thuận lợi hay khó khăn, vùng thừa hay thiếu cái gì, vùng chỉ huy hay vùng phụ thuộc. 2) Tính toán cho một số vùng theo các chỉ tiêu trên để xác định sơ bộ khả năng giao thương liên kết, hợp tác giữa các vùng theo một số lĩnh vực như trao đổi hàng hóa công nghiệp, nông nghiệp, vốn đầu tư, lao động, thông tin,... 3) Kết hợp nghiên cứu đánh giá những yếu tố chưa được lượng hóa từ các tư liệu khác để đưa ra những kết luận cuối cùng có tính hiệu quả cao hơn. Mối quan hệ giao thương, trao đổi, hợp tác phát triển giữa các vùng được biểu hiện bằng những mũi tên qua lại theo các chỉ tiêu sau: - Sản phẩm hàng hóa công nghiệp, nông nghiệp, thực phẩm, ... Đồng thời cũng xem xét đến trao đổi công nghệ. - Nguồn nhân lực, gồm lao động phổ thông, lao động có kỹ thuật cao; quan tâm cả tới các chuyên gia và các nhà quản lý. - Cung cấp tài nguyên: như khoáng sản, điện, nước,... thông tin. htt p:/ /w ww .m pi. go v.v n ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG KTTĐ BB De tai KH 2009 15 PHẦN THỨ HAI ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG TRONG NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ PHÁT TRIỂN GIỮA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN I. VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 1. Đặc điểm chung của các vùng kinh tế trọng điểm Về vùng trọng điểm trên thế giới cũng như trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu (chẳng hạn xem [2], [6], [12]). Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và đóng vai trò quyết định đối với nền kinh tế cả nước. Hiện nay ở Việt Nam đã hình thành 4 vùng KTTĐ, đó là: - Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gồm 7 tỉnh là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh. - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gồm 5 tỉnh: Thừa Thiên Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm 8 tỉnh: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang. - Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, gồm 4 tỉnh: Tp Cần Thơ, Cà Mau, An Giang và Kiên Giang. Các vùng KTTĐ đều có những đặc điểm chung như sau: - Theo quy định của việc phân chia lãnh thổ thì các tỉnh trong các vùng nói chung và vùng KTTĐ nói riêng đều có mối liên kết chặt chẽ với nhau về mặt địa lý cũng như về kinh tế. - Vùng KTTĐ là lãnh thổ, tuy không có một cơ quan hành chính điều hành chung, nhưng các chủ trương, chính sách về các vùng này được quyết định với danh nghĩa như những văn bản pháp lý Nhà nước, thông qua người đứng đầu Tổ chức điều hành là Phó Thủ tướng Chính phủ. - Vùng KTTĐ có điều kiện thuận lợi hơn, mang tính chất đầu tầu. 2. Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ Vùng KTTĐ Bắc bộ gồm 7 tỉnh/thành phố. Đó là thành phố là Hà Nội (gồm cả Hà Tây cũ), Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Toàn vùng có tổng diện tớch 15.599 km2, bằng 4,7% diện tớch cả nước và dân số là 14 triệu người, bằng 16,4% so với cả nước 4). 2.1. Tiềm năng, cơ hội và những lợi thế của Vùng a) Tiềm năng, lợi thế của vùng 4) Liên quan đến vùng KTTĐ Bắc bộ, ngoài Quyết định 145/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng phát triển riêng cho vùng KTTĐ, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 54-NQ/TW về Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó hạt nhân là vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Hiện đang chuẩn bị lập quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng KTTĐ. htt p:/ /w ww .m pi. go v.v n ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG KTTĐ BB De tai KH 2009 16 - Vùng KTTĐ Bắc bộ có vị trí địa lý kinh tế và địa chính trị thuận lợi cho việc phát triển KT-XH toàn diện. - Điều kiện của vùng tạo cơ hội cho giao lưu trong nước và quốc tế. - Tài nguyên thiên nhiên của vùng khá phong phú và đa dạng. - Vùng còn có tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế biển. - Nguồn nhân lực và các lĩnh vực xã hội phát triển nhanh là điều kiện cho khai thác nguồn lực từ con người, lao động. b) Những hạn chế và thách thức - Kết cấu hạ tầng còn kém so với yêu cầu phát triển. - Ô nhiễm môi trường đang có xu hướng tăng lên ở các khu vực tập trung công nghiệp, làng nghề, các đô thị lớn và trong dòng chảy của một số sông. - Dân cư đông đúc, nhưng lao động có kỹ thuật cao còn thiếu và yếu 2.2. Vị trí, vai trò vùng KTTĐ Bắc bộ trong nền kinh tế cả nước - Vùng KTTĐ Bắc bộ có lịch sử phát triển lâu đời và luôn được khẳng định là Trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước. - Vùng KTTĐ đã, đang và sẽ là một trong những đầu tàu kinh tế cả nước. - Vùng là đầu mối giao thương trong nước. - Tiếp giáp trực tiếp và là cửa vào-ra ASEAN của Trung Quốc5) - Là vùng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả nước. Những năm qua Vùng KTTĐ Bắc bộ đã có bước phát triển nhanh, đóng góp nhiều cho cả nước trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội (xem trong Báo cáo tổng hợp). II. CÁC VÙNG KHÁC LIÊN QUAN 1. Tiểu vùng Nam vùng Đồng bằng sông Hồng 1.1. Tiềm năng và phát triển kinh tế Tiểu vùng Nam ĐBSH gồm 4 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình. Là phần chậm phát triển hơn tiểu vùng Bắc của vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Nam ĐBSH có tổng diện tích tự nhiên gần 5.460 km2, chiếm 25% vùng và 1,65% cả nước, dân số năm 2008 có 5,6 triệu người, chiếm 28,6% cả vùng và 6,5% cả nước. Thế mạnh chủ yếu của vùng: - Vùng có quỹ đất nông nghiệp lớn và đang được khai thác có hiệu quả. - Trong vùng cón có vùng biển khá rộng, thuận lợi cho việc phát triển thủy, hải sản và tổ chức giao thương kinh tế với các vùng và phát triển du lịch biển. - Vùng có nguồn lao động dồi dào, tuy lao động chất lượng cao còn thiếu song với nguồn lao động đó cộng với phát triển đào tạo nghề sẽ mang lại một lợi thế rất lớn cho vùng trong lĩnh vực này. 5) Tiếp giáp với Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích về thị trường giao thương nhưng phải đối mặt với thực trạng phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng của phía Trung Quốc. Theo báo cáo của phía Trung Quốc trong Khu kinh tế Vịnh Bắc bộ của Trung Quốc giáp với Quảng Ninh có các cảng biển Phòng Thành, Bắc Hải, Trạm Giang với tổng công suất đến 300 triệu tấn/năm, riêng cảng biển Phòng Thành có công suất tới khoảng 50-60 Tr.T/năm. Tại đây còn có nhà máy luyện thép 6 Tr.T/năm, nhà máy lọc hóa dầu 12 Tr.T/năm, nhà máy điện công suất khoảng 1000MW. htt p:/ /w ww .m pi. go v.v n ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG KTTĐ BB De tai KH 2009 17 1.2. Phương hướng phát triển - Khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch và khoáng sản. Khai thác tốt tiềm năng đá vôi, sản xuất xi măng, đá xây dựng, sét làm gạch ngói. Khi có điều kiện và có nhu cầu sẽ triển khai việc khai thác than nâu. Phát triển mạnh vận tải biển, dịch vụ hàng hải hiện đại với quy mô lớn, trình độ cao. Phát triển mạnh du lịch biển, đảo; kết hợp với du lịch trên toàn tuyến ven biển của vùng với du lịch nội địa. Phát triển các khu thương mại, kho vận hải quan, khu vui chơi giải trí cao cấp gắn với các cảng biển một cách hợp lý và có hiệu quả . - Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, hàng hoá, chất lượng cao và năng suất cao, hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu hàng hoá tập trung. Chuyển mạnh vùng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản và nuôi trồng các loại thuỷ đặc sản. Phát triển mạnh vùng biển và ven biển của ĐBSH, đẩy nhanh kinh tế biển trở thành một trong những lĩnh vực mũi nhọn. - Phát triển mạnh các làng nghề, KCN vừa và nhỏ để có thể thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào tiểu vùng này. - Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng. Đặc biệt chú ý tới các đường nhánh liên tỉnh, liên huyện nối với đường cao tốc phía Nam sông Hồng (phía Nam đường 5 cũ) và đường 1, đường 10... Xây dựng đường cao tốc duyên hải (Ninh Bình-Hải Phòng), tuyến đường ven biển nối Nga Sơn (Thanh Hóa) với Ninh Bình-Thịnh Long (Nam Định)-Thái Bình-Hải Phòng. Xây dựng hệ thống cảng sông. Phát triển kết cấu hạ tầng ven biển. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo thu nhập, thu ngoại tệ và nâng cao trình độ tay nghề cho lao động trong vùng. - Phát triển hệ thống đô thị và lĩnh vực xã hội. Xây dựng thành phố Nam Định thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của tiểu vùng Nam ĐBSH, đảm bảo hỗ trợ các tỉnh về công nghệ, dịch vụ, đào tạo nghề và xuất khẩu lao động. Sắp xếp và xây dựng mới một số trường đại học, chuyên nghiệp và dạy nghề đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho CNH, HĐH của các tỉnh Nam ĐBSH. - Tăng cường điều kiện, lực lượng bảo đảm an ninh tuyến biển, giữ vững chủ quyền biển đảo. 2. Vùng Trung du miền núi Bắc bộ Vùng Trung du miền núi Bắc bộ (TDMNBB) gồm 14 tỉnh nằm ở trung du và miền núi phía Bắc là các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Phú Thọ và Bắc Giang, vùng Trung du miền núi Bắc bộ có diện tích tự nhiên xấp xỉ 95.000 km2. Dân số trung bình năm 2008 có 11,2 triệu người. Như vậy vùng TDMNBB chiếm gần 29% diện tích và 13,05% dân số cả nước. 1.1. Tiềm năng phát triển - Vùng có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển thuỷ điện (toàn vùng chiếm tới 70% trữ năng thuỷ điện toàn quốc), đảm bảo nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. htt p:/ /w ww .m pi. go v.v ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG KTTĐ BB De tai KH 2009 18 - Vùng TDMNBB còn có nhiều loại khoáng sản, có loại lớn nhất cả nước như Apatit Lào Cai (2,1 triệu tấn), Photphorit Phú Thọ, sắt Thái Nguyên, Lào Cai và nhiều tỉnh khác; Thiếc có ở Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn...Đồng ở Bát Xát (Lào Cai); Đá vôi, cao lanh tỉnh nào cũng có; Đất hiếm ở Lai Châu; Nước khoáng nóng ở Hoà Bình, Tuyên quang, Sơn la, Yên Bái và nhiều loại khoáng sản khác. - TDMNBB là vùng có khả năng mở rộng diện tích lâm nghiệp, trên cơ sở trồng rừng. - Vùng còn có các cửa khẩu và chợ biên giới với Trung Quốc và Lào. 1.2. Phương hướng phát triển - Phát triển công nghiệp thuỷ điện, chế biến nông lâm sản, vật liệu xây dựng, khai khoáng và tiểu thủ công nghiệp, Phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. - Tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: giao thông, thuỷ lợi, cấp nước, thuỷ điện,... - Phát triển kinh tế giải biên giới gắn với kinh tế cửa khẩu và quốc phòng an ninh. - Phát triển các ngành kinh tế có thế mạnh. - Phát triển thương mại hiện đại, khai thác các cửa khẩu biên giới, buôn bán với Trung Quốc và Lào là thế mạnh của vùng. Ngoài ra các tỉnh trong vùng còn kết hợp với các tỉnh khác trong nước và các tỉnh của Trung Quốc và Lào tổ chức phát triển du lịch trong nước và quốc tế. III. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG 1. Mục tiêu và phạm vi sử dụng mô hình liên vùng trong nghiên cứu mối quan hệ giữa vùng KTTĐ Bắc bộ và các vùng lân cận 1.1. Mục tiêu sử dụng mô hình Mục tiêu sử dụng mô hình liên vùng đối với vùng KTTĐ Bắc bộ là nghiên cứu mối quan hệ trao đổi, hợp tác các dòng vật chất, dịch vụ, thông tin giữa vùng KTTĐ Bắc bộ với các vùng như tiểu vùng Nam ĐBSH, vùng TDMNBB để đánh giá quy mô, tính chất vùng KTTĐ Bắc bộ và khả năng giao thương với các vùng trong phát triển để góp thêm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng KTTĐ Bắc bộ trong bối cảnh chung. Từ đó xây dựng các phương án phát triển và các giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển cho vùng KTTĐ cũng như các vùng khác trong tổng thể phát triển KT-XH cả nước. 1.2. Phạm vi sử dụng mô hình liên vùng trong nghiên cứu mối quan hệ giữa vùng KTTĐ Bắc bộ và các vùng lân cận Trong khuôn khổ đề tài này chỉ giới hạn trong việc sử dụng mô hình liên vùng nghiên cứu sự trao đổi, hợp tác các dòng vật chất, dịch vụ (hàng hóa, thông tin) và trao đổi lao động giữa vùng KTTĐ Bắc bộ và các vùng Nam ĐBSH và vùng Trung du liền núi Bắc bộ thông qua một số chỉ tiêu tính toán được. Với điều kiện số liệu hiện còn rất khó khăn, đồng thời đề tài cũng chỉ muốn đưa ra một cách thử nghiệm việc ứng dụng mô hình liên vùng, vốn đã quá quen thuộc trong nghiên cứu quy hoạch và phát triển vùng, nên ở đây đề tài chỉ tính toán theo 3 chỉ tiêu ID1, ID2, ID3. 2. Mô hình liên vùng giữa vùng KTTĐ Bắc bộ và các vùng lân cận htt p:/ /w ww .m pi. go v.v ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG KTTĐ BB De tai KH 2009 19 2.1. Quá trình ứng dụng mô hình liên vùng trong nghiên cứu mối quan hệ giữa vùng KTTĐ Bắc bộ và các vùng lân cận 1) Xác định đối tượng nghiên cứu ứng dụng. Đối tượng ở đây được xác định là các vùng có liên quan với nhau, gần nhau về mặt địa lý, có quan hệ với nhau về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và có khả năng liên kết hợp tác phát triển. 2) Xác định nguồn dữ liệu. Nguồn dữ liệu bao gồm nguồn cung cấp các số liệu để tính toán các chỉ tiêu của mô hình, các tài liệu liên quan đến hiện trạng và phương hướng phát triển các vùng, trong đó có những chỉ tiêu chưa lượng hoá được. 3) Tổ chức tính toán mô hình gồm những công việc sau: - Xây dựng bộ ‘sản phẩm’ (yếu tố) chủ yếu trong quan hệ giữa các vùng (các phần tử của mô hình). Số lượng các yếu tố càng nhiều càng tốt, nhưng cần nhất là phải có thể tìm kiếm được số liệu để tính toán. - Tính các chỉ tiêu theo công thức đã trình bày trong phần mô tả mô hình. - Kết luận về kết quả tính toán. 4) Đánh giá kết quả cuối cùng. Kết hợp kết quả tính toán các chỉ tiêu trên với những dữ liệu khác thu thập được đưa ra kết luận về khả năng trao đổi, hợp tác giữa các vùng nghiên cứu. 2.2. Tổ chức thực hiện 1) Xác định phạm vi ứng dụng. Phạm vi ứng dụng của đề tài là sử dụng mô hình (gồm các biểu thức biểu thị) vào việc nghiên cứu mối quan hệ liên vùng, giữa vùng KTTĐ Bắc bộ với các vùng lân cận, gồm tiểu vùng Nam ĐBSH và vùng TDMNBB. 2) Xác định nguồn tư liệu. Số liệu để tính toán các chỉ tiêu của mô hình là hệ thống số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và số liệu của Văn phòng Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng KTTĐ. Các tư liệu khác sử dụng các bản quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của các vùng, các tỉnh trong các vùng nghiên cứu. 3) Xác định bộ ‘sản phẩm’ (yếu tố) của mô hình. Các ‘sản phẩm’ (yếu tố) đặc trưng cho các vùng, đồng thời cũng có thể tìm kiếm được các số liệu trong điều kiện hiện nay, chúng tôi lấy 14 yếu tố: Diện tích (AR); Dân số (PO); Lao động (LO); Tổng sản phẩm xã hội (GDP); GDP bình quân đầu người (GDPPP); Xuất khẩu (EX), Nhập khẩu (IM); Giá trị sản xuất nông nghiệp (RURGO); Giá trị sản xuất công nghiệp (INDGO); Sản lượng lương thực (PRO); Tổng mức bán lẻ hàng hóa (REG), Số các khu công nghiệp (IZ); Số trường Đại học, Cao đẳng (NU); Trường dạy nghề (NP) và 12 loại sản phẩm sản xuất của các ngành, bao gồm: Thép cán; Xi măng; Lắp ráp xe máy; Lắp ráp ti vi; Máy công cụ; Phân hoá học; Sơn hoá học; Giầy vải; Giấy các loại; Chế biến chè; Thuỷ sản;Sản xuất Bia. 4) Tính toán các chỉ tiêu htt p:/ /w ww .m pi. go v.v n ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG KTTĐ BB De tai KH 2009 20 Như trên đã trình bày, trong khuôn khổ đề tài này chỉ tiến hành tính toán cho các chỉ tiêu ID1, ID2, ID3 cho 3 vùng nghiên cứu. Sử dụng số liệu của các năm 2005-2008 theo các biểu thức về đánh giá vị trí, chất lượng của các vùng. a) Đánh giá vị trí của các vùng. - Hệ số của chỉ tiêu ID1 được tính bằng tỷ trọng theo 14 yếu tố (ID1a) và 12 sản phẩm sản xuất (ID1b) của từng vùng so với cả nước (Bảng 1 và bảng 2). Bảng 1: Hệ số tính theo chỉ tiêu ID1a so với cả nước (Đơn vị %) Chỉ tiêu Vùng KTTĐ Bắc bộ Tiểu vùng Nam ĐBSH Trung du miền núi Bắc bộ Diện tích (AR) 3,33 3,03 28,79 Dân số (PO) 16,26 6,53 13,00 Lao động (LO) 16,82 6,97 13,66 GDP 17,21 3,66 5,90 GDP/người (GDPPP) 122,65 58,52 48,66 Xuất khẩu (EX) 16,14 0,83 1,93 Nhập khẩu (IM) 37,44 0,70 3,46 Giá trị SX nông nghiệp (RURGO) 11,55 6,42 10,18 Giá trị SX công nghiệp (MUNGO) 24,09 3,05 3,51 Sản lượng lương thực (PRO) 9,60 7,05 10,12 Tổng mức bán lẻ HH (REG) 20,21 2,74 4,85 Số Khu công nghiệp (IZ) 17,60 3,43 5,58 Trường Đại học, Cao đẳng (NU) 43,26 5,09 9,41 Trường dạy nghề (NP) 36,17 3,90 13,48 Nguồn: Xử lý theo Niên giám thống kê và số liệu của Văn phòng Ban Chỉ đạo ĐPPT các vùng KTTĐ. Bảng 2: Hệ số chỉ tiêu ID1b theo một số sản phẩm sản xuất (Đơn vị%) Sản phẩm Vùng KTTĐ Bắc bộ Tiểu vùng Nam ĐBSH Trung du miền núi Bắc bộ Thép cán 26,92 3,08 19,23 Lắp ráp xe máy 65,71 6,29 0,00 Lắp ráp tivi các loại 40,75 0,00 0,00 Máy công cụ 100,00 0,00 0,00 Phân hóa học 0,00 20,91 63,61 Sơn hóa học các loại 7,29 1,60 48,32 Xi măng 36,71 10,23 6.85 Chè chế biến 2,04 0,00 49,84 ht p:/ /w ww .m pi. go v.v n ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG KTTĐ BB De tai KH 2009 21 Thủy sản khai thác 3,61 0,38 0,00 Bia các loại 25,28 3,46 4,10 Giầy vải các loại 45,69 4,04 0,00 Giấy bìa các loại 5,08 5,07 27,98 Nguồn: Xử lý theo Niên giám thống kê và số liệu của Văn phòng Ban Chỉ đạo ĐPPT các vùng KTTĐ. - Chỉ tiêu ID2 tính theo tỷ trọng so với dân số của từng vùng. Kết quả ghi ở bảng 3. Bảng 3: Hệ số chỉ tiêu ID2 (Đơn vị%) Chỉ tiêu Vùng KTTĐ Bắc bộ Tiểu vùng Nam ĐBSH Trung du miền núi Bắc bộ Dân số (PO) 100,00 100,00 100,00 Diện tích (AR) 78,61 178,22 850,71 Lao động (LO) 55,95 57,71 56,84 Tổng sản phẩm (GDP) 909,20 481,78 390,27 GDP/người (GDPPP) 0,15 0,18 0,07 Xuất khẩu (EX) 76,96 9,83 11,54 Nhập khẩu (IM) 173,94 8,08 20,09 Giá trị SX nông nghiệp (RURGO) 129,02 178,39 142,26 Giá trị SX công nghiệp (MUNGO) 1111,97 350,20 202,45 Sản lượng lương thực (PR) 29,62 54,16 39,07 Tổng mức bán lẻ HH (REG) 1417,83 478,79 425,97 Số Khu công nghiệp (IZ) 0,29 0,14 0,12 Trường Đại học, Cao đẳng (NU) 1,21 0,36 0,33 Trường dạy nghề (NP) 0,73 0,20 0,34 Nguồn: Xử lý theo Niên giám thống kê và số liệu của Văn phòng Ban Chỉ đạo ĐPPT các vùng KTTĐ. b) Đánh giá chất lượng của các vùng. Tính toán theo chỉ tiêu ID3 theo 12 sản phẩm được ghi trong bảng 4. Bảng 4: Hệ số chỉ tiêu ID3 (Đơn vị%) Sản phẩm Vùng KTTĐ Bắc bộ Tiểu vùng Nam ĐBSH Trung du MN Bắc bộ Thép cán 9,40 -3,97 5,22 Lắp ráp xe máy 48,19 -0,76 -14,01 htt p:/ /w ww .m pi. go v.v n ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG KTTĐ BB De tai KH 2009 22 Lắp ráp tivi các loại 23,23 -7,04 -14,01 Máy công cụ 82,47 -7,04 -14,01 Phân hóa học -17,53 13,87 49,60 Sơn hóa học các loại -10,24 -5,44 34,31 Xi măng 19,19 3,19 -7,16 Chè chế biến -15,48 -7,04 35,83 Thủy sản khai thác -13,92 -6,67 -14,01 Bia các loại 7,75 -3,58 -9,91 Giầy vải các loại 28,17 -3,00 -14,01 Giấy bìa các loại -12,45 -1,97 13,97 Nguồn: Xử lý theo Niên giám thống kê và số liệu của Văn phòng Ban Chỉ đạo ĐPPT các vùng KTTĐ. 2.3. Đánh giá kết quả tính toán 1) Về vị trí các vùng - Vùng KTTĐ Bắc bộ: Theo số liệu tính toán so với cả nước thì ngoài chỉ tiêu diện tích thấp hơn, còn các chỉ tiêu khác đều lớn hơn khá nhiều so với các vùng Nam ĐBSH và TDMNBB. Kết hợp với hệ số tính được khi so sánh với dân số từng vùng cho ta thấy những yếu tố vượt trội của vùng KTTĐ Bắc bộ là: GDP, Xuất khẩu (EX), nhập khẩu (IM), Gía trị sản xuất công nghiệp (MUNGO), Bán lẻ hàng hoá, Các khu công nghiệp (IZ), Các trường Đại học và Trường dậy nghề. Chỉ tiêu về lao động (LO) thấp. Điều này có thể thấy rằng vùng KTTĐ Bắc bộ là vùng:  Có đóng góp nhiều cho kinh tế cả nước về (tỷ lệ GDP lớn);  Là vùng năng động (giá trị xuất khẩu (EX) và nhập khẩu (IM) đều lớn);  Là vùng phát triển công nghiệp và dịch vụ (giá trị sản xuất công nghiệp (GOM) cũng như hành hoá bán lẻ (REG) lớn);  Là vùng có lực lượng lao động có chất lượng cao (hệ số về các khu công nghiệp (IZ), các trường Đại học và dạy nghề đều lớn);  Nhưng tỷ lệ lao động không lớn và không phát triển nông nghiệp. Đây là vùng có khả năng thừa các sản phẩm công nghiệp; thương mại; có công nghệ tiên tiến; có lao động chất lượng cao; có hệ thống thông tin rất tốt, có thể hỗ trợ cho các vùng khác. Vùng lại thiếu lao động. - Tiểu vùng Nam sông Hồng: Các số liệu tính theo các chỉ tiêu ID1, ID2 nêu trên cho thấy tiểu vùng ĐBSH có tỷ lệ lao động (LO), giá trị sản xuất nông nghiệp (RURGO), sản lượng lương thực (FQ) lớn nhất trong các vùng nghiên cứu. Như vậy có thể thấy vùng Nam ĐBSH là vùng:  Sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh (FQ lớn);  Có nguồn lao động dồi dào (LO lớn):  Không năng động và kém phát triển công nghiệp cũng như dịch vụ; htt p:/ /w ww .m pi. go v.v n ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG KTTĐ BB De tai KH 2009 23  nhưng ít cơ sở đào tạo, nhất là dạy nghề nên nguồn lao động được đào tạo không cao; tỷ lệ nhu cầu lao động so với lao động của vùng thấp nhất. Như vậy vùng Nam ĐBSH có thể có khả năng là vùng thừa lao động, có thể cung cấp cho các vùng khác; vùng thiếu các sản phẩm, nhất là sản phẩm công nghiệp nhưng thừa sản phảm nông nghiệp. - Vùng TDMNBB: Các số liệu thống kê theo các chỉ tiêu ID1, ID2 đều thấp hơn so với các vùng khác trong 3 vùng, ngoại trừ số liệu về diện tích (AR). Có thể thấy vùng TDMNBB là vùng:  Vùng có diện tích lớn, đất đai rộng, nhất là cho nông nghiệp khá nhiều (vì giá trị sản xuất nông nghiệp (RURGO) khá cao), tài nguyên khoáng sản phong phú;  Là vùng có nhiều lao động, nhất là lao động phổ thông (tỷ lệ lao động (LO) khá lớn) khá dối dào;  Chậm phát triển hơn, tỷ lệ xuất khỏi vùng không cao, cần sự hỗ trợ của các vùng khác. Là vùng có tỷ lệ đóng góp vào phát triển kinh tế cả nước không lớn, thiếu cả sản phẩm công nghiệp, thương mại (các số liệu theo các yếu tố này rất thấp); thiếu công nghệ và thiếu thông tin.  Thiếu lao động có chất lượng cao, chưa qua đào tạo nhiều (số liệu về các trường, nhất là trường nghề rất thấp). Vùng có khả năng thừa lao động, đất đai, khoáng sản và thiếu kỹ thuật công nghệ để phát triển công nghiệp và dịch vụ. 2) Về trao đổi, hợp tác phát triển giữa các vùng Qua tính toán theo chỉ tiêu ID3 cho chúng ta những đánh giá về việc trao đổi các sản phẩm sản xuất giữa các vùng. Theo số liệu tính toán trong 12 sản phẩm thì vùng KTTĐ Bắc bộ có hệ số dư thừa (sản xuất-dự kiến nhu cầu) về các sản phẩm công nghiệp chế tạo, máy động lực và máy công cụ. Các vùng Nam ĐBSH và TDMNBB có hệ số cao, dư thừa các loại công nghiệp chế biến nông sản, thựuc phẩm. - Trao đổi hàng hóa. Vùng KTTĐ Bắc bộ là vùng dư thừa các sản phẩm công nghiệp như: thép cán, lắp ráp xe máy, ti vi, sản xuất máy công cụ, sản xuất xi măng; sản xuất bia và giầy vải các loại. Vùng có khả năng cung cấp cho các vùng TTMNBB và Nam ĐBSH: sản phẩm hàng hóa công nghiệp; sản phẩm thương mại, dịch vụ cao cấp; công nghệ tiên tiến; thông tin hiện đại. Các vùng Nam ĐBSH và TDMNBB có các hệ số về sản xuất phân bón, sơn các loại; chế biến chè và giấy các loại cao. Có khả năng cung cấp cho vùng KTTĐ Bắc bộ các sản phẩm nông sản, thủy, hải sản; thực phẩm. - Trao đổi, hợp tác khai thác tài nguyên và nguồn nhân lực. Vùng TDMNBB có quỹ đất dồi dào, đất là tài nguyên, bao gồm cả khoáng sản, phong phú. Nguồn nước nhiều, có khả năng cung cấp cho các vùng khác. Vùng sẽ cung cấp và hợp tác khai thác với vùng KTTĐ Bắc bộ, Nam ĐBSH về tài nguyên nước, đất, điện; khoáng sản; lao động phổ thông. htt p:/ /w ww .m pi. go v.v n ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG KTTĐ BB De tai KH 2009 24 Vùng KTTĐ Bắc bộ có lợi thế về công nghệ, kỹ thuật cao. Là nơi đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, kỹ thuật phục vụ công nghiệp và ácc ngành dịch vụ cao cấp. Vùng sẽ là nơi cung cấp cho các vùng khác, trong đó có vùng TDMNBB và vùng Nam ĐBSH) về lao động chất lượng cao, có kỹ thuật; cán bộ quản lý và chuyên gia; đồng thời hợp tác, hỗ trợ đào tạo cho các vùng. VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ VÙNG NAM ĐBSH Kết quả tính toán các biểu thức của mô hình - Hợp tác khai thác tài nguyên đất, điện, nước, khoáng sản; - Cung cấp các sản phẩm nông, lâm nghiệp thủy sản, thực phẩm; - Cung cấp lao động phổ thông; VÙNG TDMN BẮC BỘ - Hợp tác khai thác tài nguyên; - Cung cấp các sản phẩm công nghiệp; dịch vụ cao cấp; công nghệ tiên tiến; thông tin hiện đại; - Lao động qua đào tạo (thông qua các trường Đại học, dạy nghề), lao động chất lượng cao; cán bộ quản lý; chuyên gia; - Hỗ trợ đào tạo. htt p:/ /w ww .m pi. go v.v n ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG KTTĐ BB De tai KH 2009 25 PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ I. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Về mô hình liên vùng ứng dụng trong nghiên cứu mối quan hệ vùng 1.1. Những ưu điểm của mô hình liên vùng 1) Mô hình liên vùng cùng với mô hình liên ngành-liên vùng đã được nghiên cứu ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và có kết quả tốt. Trong nghiên cứu tổ chức lãnh thổ và quy hoạch vùng mô hình liên vùng đã được sử dụng nghiên cứu từ rất lâu ở trong nước cũng như trên thế giới (chẳng hạn xem [6], [9], [11], ... Ở Việt Nam từ những năm 60-80 của thế kỷ XX và những năm sau nay cho tới gần đây nhiều nhà khoa học địa lý, địa lý kinh tế, toán kinh tế đã sử dụng mô hình liên vùng nghiên cứu sự giao lưu kinh tế và phát triển ở nhiều vùng trong cả nước. Kết quả nghiên cứu đã được sử dụng trong việc tổ chức nghiên cứu phân các vùng kinh tế, phân các vùng KTTĐ, lập quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH các vùng trong cả nước. Mô hình liên vùng còn được sử dụng trong việc nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác như: phân vùng khí hậu, phân loại và quản lý đất đai, xây dựng bản đồ và giảng dạy. 2) Sử dụng mô hình liên vùng sẽ cho cái nhìn toàn diện và đồng bộ trong phạm vi các đối tượng được nghiên cứu. Khi sử dụng mô hình liên vùng để nghiên cứu tổ chức phát triển vùng cần phải xét tới tất cả các mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực có thể xẩy ra. Mức độ tổng quát, toàn diện được thể hiện trong một mô hình chung, bao gồm tất cả các mối quan hệ về trao đổi, hợp tác phát triển giữa các vùng nghiên cứu. Đồng thời các chỉ tiêu được tính toán trong mô hình phải được thực hiện cùng một thời điểm, tổ chức cùng một lúc đồng bộ tất cả các chỉ tiêu trong một mô hình chung. 3) Những kết luận do mô hình liên vùng mang lại tính định lượng cao hơn. Thông thường khi nghiên cứu phát triển vùng và tổ chức lãnh thổ chúng ta dựa vào những dữ liệu đã có đánh giá và xây dựng những phương án phát triển. Điều đó mang tính định tính cao. Nhờ có các tính toán các chỉ tiêu, so sánh các vùng, đưa ra kết quả về trao đổi giữa các vùng bằng các chỉ tiêu cụ thể sẽ giúp cho các quyết định mang tính định lượng cao hơn. Đó là những tư liệu bổ sung cho những kết luận có tính định tính thường hay thực hiện trước đây. 1.2. Một số hạn chế của mô hình liên vùng 1) Sử dụng mô hình liên vùng đòi hỏi phải có một cơ sở dữ liệu đầy đủ và độ chính xác cao. Để sử dụng có hiệu quả mô hình liên vùng đòi hỏi hệ thống tư liệu đầy đủ, chính xác và đồng bộ. Đây là vấn đề khó khăn đối với chúng ta hiện nay, vì hệ thống số liệu hiện nay còn thiếu (chưa tổ chức thống kê theo mục đích nghiên cứu liên vùng) và độ chính xác chưa cao. 2) Thực tế nền kinh tế Việt Nam hiện nay tuân theo cơ chế thị trường chưa hoàn hảo, nhiều thị trường chưa được tổ chức và hoạt động theo cơ chế thị trường. Các quy luật của htt p:/ /w ww .m pi. go v.v ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG KTTĐ BB De tai KH 2009 26 kinh tế thị trường, do đó chưa hoạt động một cách đúng mức, các cơ chế điều hành vĩ mô cùng từ đó chưa theo một quy tắc nhất định, tính định tính còn cao. Đây cũng sẽ là một trở ngại lớn khi sử dụng các mô hình mang tính định lượng cao như mô hình liên vùng. 2. Về tổ chức ứng dụng mô hình 1) Hiện nay chúng ta chưa có một tính toán cụ thể, đồng bộ, đầy đủ theo các mô hình liên vùng, mặc dù ở chỗ này chỗ khác đã có đề cập tới. Chẳng hạn khi nghiên cứu phân chia các vùng người ta đã có tính toán đến các điều kiện tự nhiên, xã hội, điều kiện hạ tầng cơ sở ảnh hưởng đến phát triển kinh tế giữa các vùng. Hoặc khi nghiên cứu xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của các vùng cũng đã có cân nhắc đến mối quan hệ về trao đổi, hợp tác các dòng sản phẩm với các vùng xung quanh. Tuy nhiên, những kết quả thu được chưa thể hiện được nhiều yếu tố, chưa đồng bộ và tính định lượng chưa cao. Lý do chủ yếu là hệ thống dữ liệu còn rất thiếu và thiếu chính xác, đồng thời mô hình cũng chưa hoàn thiện cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu. 2) Để chuẩn bị cho việc nghiên cứu ứng dụng mô hình liên vùng một cách đầy đủ, hiện nay chúng ta đã sử dụng từng phần, về quy mô cũng như về chất lượng, các dạng của mô hình liên vùng. Một trong những biểu hiện đó là đã tổ chức các Hội nghị, hội thảo, bàn bạc, xin ý kiến các chuyên gia phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch cũng như chiến lược phát triển vùng. Hoặc đã tổ chức các cuộc điều tra, ở các quy mô khác nhau, chuẩn bị xây dựng hệ thống dữ liệu đầy đủ hơn cho nghiên cứu phát triển vùng nói riêng và nghiên cứu các hoạt động kinh tế nói chung. 3) Như trình bầy ở trên, mối quan hệ liên vùng là tất yếu khách quan, song để giao lưu liên vùng được phát triển mạnh và đúng hướng, có thể có các hình thức tổ chức giao lưu. Thời gian qua đã có các hình thức tổ chức giao lưu liên vùng như: Tổ chức các Hiệp hội; Tổ chức giao thương theo các ngành; Tổ chức phối hợp liên các địa phương; Thành lập Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng. II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1. Đối với mô hình 1) Mô hình liên vùng cho ta cách nhìn toàn diện và đồng bộ khi sử dụng mô hình nghiên cứu tổ chức lãnh thổ và phân vùng kinh tế. Tuy nhiên để có được lời giải tốt cần phải có hệ thống dữ liệu đầy đủ, đồng bộ và càng chính xác càng tốt. Cần tiến hành những bước như sau: - Tổ chức nhóm nghiên cứu lý luận và hoàn thiện mô hình trong điều kiện kinh tế thị trường mở rộng cho phù hợp với các đối tượng nghiên cứu. - Xây dựng hệ thống dữ liệu đồng bộ, chính xác cho từng vùng và cả nước gồm hệ thống các chỉ tiêu phục vụ mô hình liên vùng. - Tiến hành nghiên cứu ứng dụng đồng thời với tất cả các vùng trong một mô hình chung phục vụ trước mắt xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH các vùng, nhất là các vùng KTTĐ của cả nước. ht p:/ /w ww .m pi. go v.v ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG KTTĐ BB De tai KH 2009 27 2) Nghiên cứu mô hình liên vùng có thể sử dụng theo hướng áp dụng bảng Input- Output (I/O Vào-Ra) của các vùng như Phó Giáo sư Nguyễn Hiền trong tập bài giảng của mình đã giới thiệu 6). Hướng ứng dụng chính là: - Xét mối quan hệ giữa 2 hoặc nhiều vùng với các yếu tố công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thông tin,... của mỗi vùng. Các yếu tố đó được liên hệ với nhau theo hệ thống số liệu thống kê. - Dựa vào bảng I/O đã được xây dựng theo các yếu tố cho các vùng người ta biết được khả năng trao đổi của các yếu tố giữa các vùng. - Kết quả sẽ chỉ ra một cách phân bố, luận chuyển, trao đổi các yếu tố giữa các vùng nhằm mang lại hiệu quả nhất. 3) Một hướng nghiên cứu đã được sử dụng khá hiệu quả khi nghiên cứu nền kinh tế theo cơ chế tập trung trước đây. Đó là sử dụng mô hình ‘liên vùng-liên ngành’. Đối với nền kinh tế thị trường cũng cần tiếp tục nghiên cứu kết hợp với mô hình liên ngành trong thể tổng hợp ‘mô hình liên ngành-liên vùng’ cho phát triển tổng thể vùng một cách đầy đủ hơn. 2. Điều kiện và tổ chức triển khai ứng dụng mô hình 1) Những hạn chế mà sử dụng mô hình liên vùng gặp phải đều do một mặt mô hình chưa thật sát với hoạt động của các đối tượng nghiên cứu, mặt khác, lớn hơn là do chưa có một hệ thống dữ liệu đầy đủ, chính xác. Để ứng dụng mô hình liên vùng một cách hiệu quả cần có một hệ thống dữ liệu đầy đủ theo các yếu tố của các vùng nghiên cứu. Tổ chức nghiên cứu hoàn thiện mô hình cho từng mục đích nghiên cứu, sau đó tổ chức tính toán theo mô hình. Sử dụng kết quả nhận được tìm ra mối quan hệ giữa các vùng, kết hợp với những cơ sở đang hoạt động như các Hội, Ban chỉ đạo đánh giá kết quả và thực hiện kết quả nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung kịp thời những kết quả chưa hợp lý và cuối cùng ra các quyết định. Những công việc đó cần tập trung trong một cơ quan. 2) Hoạt động của các vùng KTTĐ đã mang lại những hiệu quả lớn cho nền kinh tế cả về kinh tế và xã hội. Ban Chỉ đạo điều phối các vùng KTTĐ là một hình thức phù hợp với việc ứng dụng mô hình liên vùng, đã mang lại hiệu quả nhất định. Để khai thác tốt các vùng KTTĐ đúng với thế mạnh của nó và sử dụng có hiệu quả mô hình liên vùng cần phải tăng cường hơn nữa vai trò của các tổ chức Nhà nước. 3) Những vấn đề cụ thể liên quan đến việc nghiên cứu ứng dụng mô hình liên vùng: - Cần có luận chứng trong phân loại các yếu tố, các ngành, các sản phẩm chủ yếu tác động đến việc sử dụng mô hình thông qua việc tính toán các biểu thức theo các chỉ tiêu kinh tế. - Phân tích và đề xuất những vấn đề liên quan đến kết quả đạt được, cụ thể: Qua kết quả tính toán thử nghiệm mô hình này cho thấy cần phải kết hợp giữa kết quả tính toán của mô hình theo các chỉ tiêu cho 3 vùng trên với các tài liệu hiện có (chẳng hạn kiểu [1], [14]) để đánh giá và ra các quyết định sát thực hơn. 6) PGS. TS. Nguyễn Hiền: Phân tích Hệ thống trong quy hoạch và Tổ chức lãnh thổ, Tập bài giảng, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, Khoa Địa lý, Hà Nội-2008. htt p:/ /w ww .m pi. go v.v ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG KTTĐ BB De tai KH 2009 28 Quan tâm đến những vấn đề chủ yếu trong tổ chức phát triển liên vùng như: + Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, đầu mối giao thông, kết nối trong vùng và liên vùng. Đây là màng lưới, phương tiện để trao đổi, hợp tác phát triển giữa các vùng. Ngoài ra cần phải xây dựng cảng biển, sân bay, bến đỗ để tập kết hàng hóa, đầu mối giao thương giữa các vùng với nhau. + Tổ chức các Hội nghị nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển sản xuất và dịch vụ. + Nghiên cứu cân đối giữa các địa phương về sản xuất các sản phẩm, về hoạt động của các Khu công nghiệp, Khu kinh tế. + Tổ chức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực, nhất là lao động chất lượng cao. Nghiên cứu các dòng trao đổi lao động phổ thông cũng như lao động qua đào tạo, chất lượng cao. Hợp tác phát triển nguồn nhân lực còn cần quan tâm đến việc trao đổi, cung cấp nguồn lực cho quản lý, điều hành. KẾT LUẬN Mô hình liên vùng, như đã trình bày, rất cần thiết trong nghiên cứu quy hoạch vùng. Việt Nam cũng như các nước đã tổ chức nghiên cứu các mô hình có tính đặc thù cho từng nước. Kết quả của việc nghiên cứu đã được thể hiện rất rõ trong các bản quy hoạch, chiến lược, kế hoạch kinh tế quốc dân trong lĩnh vực phân bố lực lượng sản xuất. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu, mở cửa với kinh tế thế giới ngày càng rộng cần phải có những nghiên cứu mang tính đồng bộ, toàn diện, trên giác độ toàn nền kinh tế và các phân hệ vùng kinh tế. Các vùng cần có sự liên kết trong một mô hình liên vùng chung, mang tính định lượng cao hơn. Các vùng KTTĐ và điều hành hoạt động của chúng đang là mô hình mang lại hiệu quả cao. Cần đầu tư hơn nữa vào công tác nghiên cứu quy hoạch, tìm ra những giải pháp có tính toàn cục và lâu dài. Các mô hình liên vùng đã và sẽ là những công cụ đắc lực và hiệu quả cho việc nghiên cứu điều hành các vùng, nhất là các vùng KTTĐ, được xem như những vùng hạt nhân của hệ thống các vùng kinh tế Việt Nam./. htt p:/ /w ww .m pi. go v.v n ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG KTTĐ BB De tai KH 2009 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chỉ đạo ĐPPT các vùng KTTĐ, Báo cáo của Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng KTTĐ các năm 2005-2008, Hà Nội, 2008. 2. Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. 3. Chiến lược ổn định và phát triển KT-XH đến năm 2000, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1989. 4. Chiến lược phát triển KT-XH 2001-2010. 5. Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị về “Phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. 6. TS. Ngô Doãn Vịnh: Một số vấn đề về quan hệ liên vùng và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển vùng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội-1983. 7. Nguyễn Văn Phú: Tóm tắt Luận án tiến sỹ chuyên ngành Địa lý kinh tế và chính trị, Hà Nội, 1984 8. PGS.TS. Ngô Doãn Vịnh: Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam-Học hỏi và sáng tạo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội- 2003. 9. TS. Nguyễn Hiền, Khái niệm về chi phí kín trong phân bố lực lượng sản xuất, Viện Phân vùng qui hoạch Trung ương, Hà Nội, 1982. 10. Quyết định 20/2004/QĐ-TTg ngày 18 tháng 2 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. 11. Viện Phân vùng quy hoạch Trung ương, Một số vấn đề về hiệu quả kinh tế của Phân bố lực lượng sản xuất, Hà Nội, 1983. 12. Văn phòng Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng KTTĐ: Báo cáo Quy hoạch phát triển KT-XH vùng KTTĐ Bắc bộ, 2008. 13. Viện Chiến lược phát triển (PGS. TS. Ngô Doãn Vịnh chủ biên): Hướng tới sự phát triển của đất nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội-2006. 14. Viện Chiến lược phát triển, Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Trung du miền núi Bắc bộ đến năm 2020 và định hướng đến 2030 (Dự thảo), Hà nội, 2009. 15. Quyết định số 1878/QĐ-TTg ngày 22/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về “phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”. htt ://w ww .m pi. go v.v n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3294946_ung_dung_mo_hinh_lien_vung_nghien_cuu_mqh_pt_kt_bac_bo_voi_cac_vung_lan_can_8294.pdf
Luận văn liên quan