Ứng dụng mô hình mike 11 đánh giá phạm vi và mức độ xâm nhập mặn tại sông cửa láp tỉnh Bà rịa - Vũng tàu

Cho tới nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu tính toán mô phỏng quá trình xâm nhập mặn sông Cửa Lấp nói riêng và khu vực BRVT nói chung, đặc biệt trong thời gian gần đây khi biến đổi khí hậu ngày càng tác động mạnh mẽ đến đời sống sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế cần ứng dụng mô hình xây dựng các kịch bản để đưa ra đánh giá sơ bộ tác động quá trình xâm nhập mặn trong tương lai và đề xuất giải pháp ứng phó cho địa phương. Đồ án này đã trình bày tóm tắt những kết quả ứng dụng mô hình MIKE 11 để mô phỏng quá trình lan truyền mặn theo các kịch bản biến đổi khí hậu cho khu vực nghiên cứu. Qua đó rút ra một số kết luận sau: Mô hình MIKE 11 đã mô phỏng tốt quá trình mực nước cho toàn bộ mạng sông nghiên cứu được thể hiện qua kết quả tính toán mực nước tại vị trí các trạm kiểm tra.

pdf54 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1850 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng mô hình mike 11 đánh giá phạm vi và mức độ xâm nhập mặn tại sông cửa láp tỉnh Bà rịa - Vũng tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày cấu tạo từ những vật liệu không thuần thục, bở rời, có nhiều sét và chất hữu cơ. Địa hình đồi lượn sóng: Đây là loại địa hình phổ biến và chiếm diện tích lớn nhất ở huyện Long Điền bao gồm: vùng đất bazan, phù sa cổ và các cồn cát có độ dốc từ 1 - 8o, nơi đây là địa bàn cư dân đến xây cất nhà cửa và lập vườn. Địa hình đồi núi thấp: Là ngọn núi Châu Viên thuộc thị trấn Long Hải với độ cao khoảng 300-500 m, núi này có độ dốc lớn, cấu trúc đá mácma axít có hạt rất thô, cùng với khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa lớn và tập trung, thảm thực vật đã cạn kiệt nên xói mòn rửa trôi mạnh, đất tầng mỏng chủ yếu là trồng rừng kết hợp khai thác du lịch. Bảng 1-1 Tổng hợp diện tích theo độ dốc địa hì nh STT Cấp độ dốc - Địa hình Diện tích Định hướng sử dụng đất nông nghiệp(ha) (%) 1 Ít dốc (<3%) 4.467,40 57,61 R ất th ích hợp trồng cây lâu năm và hàng năm 2 Ít dốc đến dốc nhẹ (3-8%) 1.796,84 22,83 Thích hợp trồng cây lâu năm và các cây trồng sản xuất nông nghiệp khác 3 Dốc trung b ình ( 8-15%) 232,39 3,00 Thích hợp trồng cây lâu năm 4 Dốc trung b ình cao, cao (>15%) 792,84 10,23 Thích hợp trung b ình trồng cây lâu năm, trồng rừng 5 Sông suối, ao hồ 491,42 6,34 Tổng diện tích 7.753,89 100 (Nguồn: Bản đồ đất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỷ lệ 1/50.000) 1.2.3 Khí hậu Khí hậu Long Điền mang đặc điểm chung của khí hậu vùng ĐNB, nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, rất ít có các giá trị và hiện tượng thời tiết cực đoan, đây là những thuận lợi cơ bản cho phát triển các ngành, với các đặc điểm sau: Có bức xạ mặt trời cao so với cả nước và phân bố khá đều trong năm, thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm: Bức xạ mặt trời trên 130 kcalo/cm2/năm, thời kỳ có cường độ bức xạ cao nhất vào tháng 3 và tháng 4 với nhiệt độ bình quân cao đều quanh năm 26,3 oC, tổng tích nhiệt lớn 9599 oC/năm, tổng số giờ nắng trong năm trung bình 2.610 giờ/năm. Lượng mưa bình quân 1300 - 1400 mm/năm, được phân hoá thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 8 -10% lượng mưa cả năm. Trong khi đó lượng bốc hơi rất cao, chiếm khoảng 60-70% tổng lượng bốc hơi cả năm và cán cân ẩm rất cao. Do lượng mưa ít và bức xạ mặt trời cao đã làm tăng quá trình bốc hơi nước một cách mãnh liệt đã đẩy nhanh sự phá huỷ chất hữu cơ, dung dịch đất hoà tan các Secquioxyt sắt, nhôm ở dưới sâu dịch chuyển lên tầng đất trên và bị oxy hoá tạo thành kết von và đá ong rất phổ biến trong lãnh thổ. Mùa mưa kéo dài trong 06 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, mưa rất tập trung, lượng mưa trong 06 tháng mùa mưa chiếm 82-90 % tổng lượng mưa cả năm, chỉ riêng 04 tháng mưa lớn nhất, lượng mưa đã chiếm 62-65 % lượng mưa cả năm. Ngược lại, lượng bốc hơi khoảng 30-40% và khi đó cán cân ẩm rất cao. Lượng mưa lớn và tập trung đã xảy ra quá trình xói mòn, rửa trôi rất mạnh, lôi cuốn sét mùn từ nơi cao xuống nơi thấp, làm bất đồng hoá phẫu diện và dẫn tới nhiều biến đổi quan trọng trong phân hoá vỏ thổ nhưỡng. - Lượng mưa phân hoá theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp: Mùa mưa (vụ Hè Thu và vụ Mùa) cây cối phát triển xanh tốt và là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô (vụ Đông Xuân) , cây cối khô cằn phát triển rất kém. Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp cần phải chọn và đưa vào sử dụng những loại hình sử dụng đất ít hoặc không cần nước tưới. 1.2.4 Thủy văn Huyện Long Điền chịu ảnh hưởng thủy văn của sông Cửa Lấp. - Thủy triều: Huyện có đường ranh giới giáp biển dài 14 km, đặc biệt là cửa sông Cửa Lấp thông ra biển Đông nên chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều; trong 1 ngày có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống, đỉnh triều, thân triều và biên độ 2 lần triều lên, triều xuống không bằng nhau. Trong 1 tháng có 2 lần triều cường và 2 lần triều kiệt. Ngày có biên độ triều lớn nhất là 3 - 4 m, biên độ ngày triều trung bình 2,2 - 2,3 m, ngày triều kiệt từ 1,5 - 2 m. - Xâm thực của biển: dọc theo sông Cửa Lấp bị bồi lắng và xâm thực khá mạnh, vùng ven biển nước ngầm hầu hết bị nhiễm mặn, không thể sử dụng cho sinh hoạt Sông Cửa Lấp chính là một nhánh của sông Dinh, chảy qua TP. Bà Rịa, TP. Vũng Tàu, huyện Long Điền rồi đổ ra biển. Từ bao đời, dòng sông Cửa Lấp mang nguồn nước ngọt dồi dào, chứa đựng lượng lớn phù sa, góp phần quan trọng trong đời sống lẫn sản xuất cho người sinh sống ven sông. Đối với người dân ở TP. Vũng Tàu và huyện Long Điền, sông Cửa Lấp vừa cung cấp nguồn nước sinh hoạt, vừa phục vụ cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, mang lại cuộc sống ấm no cho hàng ngàn người dân nơi đây. Sông Cửa Lấp dài khoảng 10.00 km, rộng 250 m - 1000 m. Hình 1-2. Bản đồ sông Cửa Lấp (Nguồn: Sở GTVT tỉnh BRVT) Tại cửa Lấp mực nước trung bình là -4 8 cm; cực đại 122 cm; cực tiểu -330 cm.Lưu lượng nước sông trung bình qua mặt cắt cửa Lấp vào mùa mưa là 45,0 m3/s, mùa khô là 31,0 m3/s. Hiện tượng giáp nước xuất hiện tại khu vực cách cửa Lấp về phía thượng lưu 5 km và phía hạ lưu cầu cỏ May 2,5 km tại khu vực này tốc độ dòng chảy dần đến 0 và mực nước có giá trị cao nhất so với cửa Lấp và cầu cỏ May. về sự dịch chuyển phù sa trung bình qua mặt cắt cửa Lấp vào mùa mưa là 5,8 kg/s vào mùa khô là 6,2 kg/s. về các yếu tố thủy hóa: Giá trị độ mặn hầu như không thay đổi theo chu kỳ triều. Sông Cửa Lấp một trong những dòng sông rất quan trọng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có ý nghĩa lớn đối với việc nuôi trồng thủy sản và bảo tồn rừng đước, có nhiều loại hải sản, tôm cua, sò sinh sống được ở khu vực sông và khu dễ ngập. Sông Cửa Lấp góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội với mỗi địa phương mà dòng sông đi qua. I 'y m i » ____________Ạ ___il » Ạ _________ 1 • A.__1 __________ Ạ ___X _________ T \ * Ạ __.3 Tài nguyên thiên nhiên huyện Long Điên 1.3.1 Tài nguyên đất Kết quả điều tra lập bản đồ đất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tỷ lệ 1/50.000 cho thấy: huyện Long Điền tuy diện tích tự nhiên không lớn, nhưng có quỹ đất đa dạng, tạo cho huyện các loại hình sử dụng đất phong phú. a) Nhóm đất cát: có diện tích 848,73 ha, chiếm 10,9 4% tổng diện tích toàn huyện, phân bố ở các xã (thị trấn): xã Phước Hưng 283,50 ha, An Ngãi 16,4 8 ha, Phước Tỉnh 1 4,44 ha, TT Long Điền 76, 7 ha, TT Long Hải 277,44 ha. Đất cát tuy không phải là loại đất tốt, nhưng rất phong phú về các loại hình sử dụng đất, bao gồm cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày và các cây hoa màu lương thực, nhưng khi sản xuất yêu cầu phải đầu tư cao. b) Nhóm đất mặn: có diện tích 70,14 ha, chiếm 0,9 0% tổng diện tích toàn huyện, phân bố ở các xã (thị trấn): xã Phước Hưng 13,42 ha, An Ngãi 25,61 ha, TT Long Điền 31,11 ha. Hiện đất mặn đang được sử dụng chủ yếu cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ. c) Nhóm đất phèn: có diện tích 1.144,11 ha, chiếm 14,75% tổng diện tích toàn huyện, phân bố ở các xã (thị trấn): xã Phước Hưng 3,36 ha, An Ngãi 612,65 ha, Phước Tỉnh 176,85 ha và TT Long Điền 351,25 ha. Đối với các đất phèn còn chịu ảnh hưởng nặng của nước mặn, nên duy trì bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và tăng cường trồng vào những nơi rừng đã bị tàn phá. Có thể khai thác một diện tích nhỏ cho việc nuôi trồng thủy sản, tuy vậy khi khai thác đất này cần khảo sát kỹ hơn và có những biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn việc gây ô nhiễm môi trường cho các vùng lân cận. d) Nhóm đất phù sa: có diện tích 1.250,01 ha, chiếm 16,12% tổng diện tích toàn huyện và phân bố ở các xã (thị trấn): xã Tam Phước 215,72 ha, An Ngãi 129,87 ha, An Nhứt 518 ,16 ha và TT Long Điền 392,15 ha. Đất phù sa thích hợp chính cho việc trồng lúa nước, các khu vực có tưới trong mùa khô được trồng lúa 2-3 vụ. Tuy vậy còn một diện tích không nhỏ do thiếu nước tưới trong mùa khô nên chỉ làm được 01 vụ lúa trong mùa mưa. Hướng sử dụng đất phù sa lâu dài là trồng lúa nước, có thể xen canh với các cây rau màu ở những nơi có địa hình cao thoát nước. Biện pháp cung cấp nước tưới xây dựng đồng ruộng là những biện pháp cơ bản trong việc sử dụng đất phù sa có hiệu quả cao. e) Nhóm đất xám: có diện tích 2.315,7 9 ha, chiếm 29,86% tổng diện tích toàn huyện và phân bố ở các xã thị trấn : xã Phước Hưng 170,2 ha, Tam Phước 705,73 ha, An Ngãi 599,96 ha, An Nhứt 81,36 ha, TT Long Điền 524,25 ha, TT Long Hải 235,13 ha. Tuy đất xám có độ phì nhiêu kém hơn các đất khác nhưng rất phong phú các loại hình sử dụng đất, bao gồm cả những cây công nghiệp dài ngày, cây ngắn ngày và cả những cây thực phẩm có giá trị cao. Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích 1.387,94 ha, chiếm 17,9 0% DTTN toàn huyện, phân bố ở xã (thị trấn): xã Phước Hưng 304,09 ha, Tam Phước 411,37 ha, An Ngãi 197,87 ha và TT Long Hải 474,61 ha. Hiện tại và trong tương lai vẫn sử dụng để trồng rừng và phát triển du lịch sinh thái rừng. Nhóm đất thung lũng: có diện tích 240,90 ha, chiếm 3,11% DTTN, phân bố ở xã Phước Hưng 141,53 ha và thị trấn Long Hải 99,37 ha. Đất có khả năng sử dụng cho việc trồng các cây hàng năm như lúa, hoa màu lương thực. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: có diện tích 5,91 ha, chiếm 0,0 8 % DTTN toàn huyện, phân bố tập trung tại TT Long Hải. Các đất này không có khả năng cho sản xuất NN. 1.3.2 Tài nguyên nước Kết quả đề án nghiên cứu điều tra bổ sung, quy hoạch quản lý khai thác, bảo vệ bền vững tài nguyên nước dưới đất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020 (Sở Tài nguyên và Môi trường) , tài nguyên nước mặt và nước ngầm trên địa bàn huyện như sau: - Tài nguyên nước mặt: Nguồn nước mặt ở huyện Long Điền có lưu lượng ở mức trung bình khá, chất lượng tốt, đáp ứng một phần cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Bao gồm: hệ thống sông Bà Đáp: thượng nguồn là địa hình đồi thấp huyện Châu Đức, đã xây dựng hồ Đá Bàn cung cấp nước tưới cho 1.300 ha lúa (trong đó có xã An Ngãi, An Nhứt, thị trấn Long Điền,...); các sông, suối khác: ngành thủy lợi đã xây dựng hồ Bút Thiền tại xã Tam Phước và xã Long Mỹ (huyện Đất Đỏ) , diện tích tưới theo thiết kế khoảng 120 ha. - Tài nguyên nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu và thành lập bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2000 cho thấy, huyện có tài nguyên nước ngầm khá phong phú với 2 tầng chứa nước ngầm: tầng chứa nước ngầm bị nhiễm mặn: dọc theo bờ biển từ Long Hải đến Phước Tỉnh (rộng khoảng 2,5 - 6,0 km); tầng chứa nước ngầm giàu và trung bình: chiếm 2/5 diện tích huyện Long Điền thuộc ranh giới hành chính các xã An Nhứt, Tam Phước, An Ngãi. Tổng trữ lượng tĩnh thiên nhiên khoảng 5,0 - 6,0 tỷ m3, trữ lượng động thiên nhiên 1,0 - 1,1 triệu m3/ngày đêm. Đây là nguồn nước rất quan trọng, song việc quản lý khai thác chưa thật tốt nên có nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước. I ' y •”> T I 1 • Ạ 3 .3.3 Tài nguyên rừng Rừng huyện Long Điền rất đa đạng về họ và loài thực vật, gồm: Thực vật tự nhiên: bao gồm cây rừng trên đất cát biển, đất đỏ vàng trên đá granit, rừng ngập mặn ven sông Cửa Lấp. Cây rừng tự nhiên chủ yếu là dầu, sao, mắm, đước,.. và rừng trồng là bạch đàn, keo lai, tràm bông vàng, xà cừ, song cả hai loại rừng đều có chất lượng chưa cao. Hiện tại rừng ngập mặn có nguy cơ suy giảm do sự phát triển của hệ thống cảng và hoạt động ngư nghiệp dọc theo sông Cửa Lấp và Cỏ May. Động vật rừng: Hầu như ít thấy xuất hiện các loài thú, mà chỉ có động vật nhỏ, chủ yếu là họ giáp xác và các loài tôm cá nhỏ nước lợ hoặc mặn sống dưới tán rừng ngập mặn, số lượng cũng không đáng kể. Dưới tán rừng tự nhiên trên đất cát hoặc đá Granít chỉ có các loại kỳ nhông, rắn, chồn, sóc, hầu như không có động vật quý hiếm. 1.3.4 Tài nguyên biển Với chiều dài bờ biển gần 14 km đi qua các xã Phước Tỉnh, Phước Hưng và thị trấn Long Hải, huyện Long Điền có nhiều ưu thế trong lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và khả năng phát triển mạnh ngành du lịch. Có bãi tắm Long Hải nổi tiếng xưa nay với cảnh quan thiên nhiên từ mũi Kỳ Vân nhô ra biển và rừng hoa anh đào tuyệt đẹp, kéo dài đến thị trấn Phước Hải là một bãi tắm với rừng dương thơ mộng bên rừng xanh của dãy núi Minh Đạm Có vùng thềm lục địa rộng với các ngư trường rất thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản với nhiều nguồn cá quý, hàng năm là một trong những địa phương dẫn đầu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về sản lượng khai thác thủy sản. Trong đó cảng cá Phước Hiệp tại xã Phước Tỉnh được đánh giá là một trong những cảng cá lớn nhất của tỉnh. 1.3.5 Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng Khoáng sản tại huyện Long Điền chủ yếu thuộc loại khoáng sản dùng làm nguyên vật liệu xây dựng như: đất cát san lấp phân bố tại khu vực Dinh Cố, nằm gần núi đá Dựng về phía Tây Bắc thuộc giáp ranh giữa hai xã An Ngãi và Tam Phước, đá Granit dùng làm vật liệu xây dựng có ở xã Tam Phước và thị trấn Long Hải. 1.4 Thực trạng môi trường huyện Long Điền 1.4.1 Môi trường không khí Huyện Long Điền có môi trường không khí khá trong lành, thành phần các chất độc hại trong không khí vẫn nằm trong tiêu chuẩn chất lượng môi trường Việt Nam, tuy nhiên quanh một số khu vực khai thác vật liệu xây dựng lượng bụi lớn hơn tiêu chuẩn nhất là về mùa khô và nước thải (đặc biệt là khu vực Cầu Cửa Lấp) chưa được xử lý đạt chuẩn của các nhà máy chế biến hải sản khu vực xã Phước Tỉnh vẫn đưa ra ngoài môi trường, lan tỏa mùi hôi rộng khắp đến khu dân cư nằm cách cả cây số. 1.4.2 Chất lượng nước biển ven bờ Theo kết quả quan trắc từ hoạt động công nghiệp của Trung tâm Quan trắc thuộc Sở TNMT năm 2008 đối với nước biển ven bờ (quan trắc 10 điểm với tần suất 4 lần/năm) thì tại khu vực cảng cá Phước Tỉnh, có thời điểm ô nhiễm hữu cơ và vi sinh vượt tiêu chuẩn cho phép. Một trong những “thủ phạm” chính gây ô nhiễm cho môi trường biển ven bờ đó là hoạt động công nghiệp và nước thải sinh hoạt chưa xử lý đạt tiêu chuẩn được thải ra. Khu vực cảng cá Phước Tỉnh là nơi tập trung neo đậu thường xuyên của hàng trăm tàu thuyền khai thác hải sản. Tại đây, hàng ngày có hàng chục tấn chất thải các loại từ các tàu thuyền như cặn dầu, rác, nước thải sinh hoạt, xác tôm cá... được đổ xuống biển. Một nguồn gây ô nhiễm đáng kể khác tác động trực tiếp tới môi trường nước biển ven bờ đó chính là một phần nước thải sinh hoạt của khu dân cư, các nhà hàng, khách sạn dọc theo bãi biển khu vực từ Bãi Sau TP.Vũng Tàu đến Long Hải được thải ra mà chưa xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép. Lượng nước này thấm vào đất, cát, rồi chảy ra biển cũng là những tác nhân khiến cho các chỉ số chất vô cơ độc hại tăng lên trên nước mặt ven bờ biển của Bà Rịa -Vũng Tàu nói chung và huyện Long Điền nói riêng. 1.4.3 Chất lượng nước mặt Trong canh tác nông nghiệp việc sử dụng thuốc trừ sâu không đúng theo tiêu chuẩn quy định còn khá phổ biến. Các thuốc bảo vệ thực vật được dùng chủ yếu là nhóm phốt pho hữu cơ và carbamate, phần phân hủy chưa hết của chúng được thải ra các dòng sông, suối gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nước cho sinh hoạt. Mặt khác những sông rạch sát biển chỉ phục vụ cho mục đích giao thông đường thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp (Theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT-B2). Hiện tượng vượt mức ô nhiễm trên là do hoạt động từ các cơ sở chế biến thủy sản nhỏ lẻ và tư nhân chưa có hệ thống xử lí nước thải đạt chuẩn và hoạt động hàng ngày của người dân quanh khu vực sông. Hiện trạng ô nhiễm sông Cửa Lấp qua số liệu quan trắc nước sông do trung tâm quan trắc BRVT đo đạc năm 2014 - 2016. Hình 1-3. Biểu đồ thể hiện nồng độ nitơ (N-NH4) ở thượng lưu sông Cửa Lấp năm 2014 1.60 1.40 _ 1.20 1.00 0.80 0.60 0.40 0.20 0.00 1 52 0.62 I 21/02 18/04 05/06 06/08 14/10 18/12 ■ N-NH4 QCVN 08:2008/BTNMT Hình 1-4. Biểu đồ thể hiện nồng độ nitơ (N-NH4) ở hạ lưu sông Cửa Lấp năm 2014 21/02 18/04 05/06 06/08 14/10 18/12 ■ Tổng dầu mõ' QCVN 08:2008/BTNMT----- Hình 1-5. Biểu đồ thể hiện nồng độ tổng dầu mỡ ở hạ lưu sông Cửa Lấp năm 2014 Hình 1-6. Biểu đồ thể hiện nồng độ TSS ở hạ lưu sông Cửa Lấp năm 2015 50000 45000 40000 35000 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 01/03 23/03 26/04 02/06 06/07 05/08 26/10 07/12 ■ Coliform QCVN 08-MT:2015/BTNMT----- Hình 1-7. Biểu đồ thể hiện nồng độ Coliform ở hạ lưu sông Cửa Lấp năm 2015 Hình 1-8. Biểu đồ thể hiện nồng độ Coliform ở hạ lưu sông Cửa Lấp năm 2016 Hình 1-9. Biểu đồ thể hiện nồng độ nitơ (N-NH4) ở hạ lưu sông Cửa Lấp năm 2016 Từ kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nguồn nước sông Cửa Lấp đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên có một vài tháng trong năm có thông số vượt mức cho phép vài lần như nitơ, tổng dầu mỡ và Coliform vượt chuẩn so với cột B2 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT. 1.5 Ảnh hưởng biến đổi khí hậu tại tỉnh BRVT Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh ven biển được đánh giá sẽ chịu tác động mạnh của BĐKH và nước biển dâng. Thực tế hơn 10 năm qua BRVT đã chịu tác động khá rõ của BĐKH với 2 cơn bão lớn kế tiếp (tháng 11-1997) và (tháng 12- 2006) gây thiệt hại đáng kể về người và của mà theo thống kê trước đây, trung bình gần 100 năm BRVT mới có một cơn bão lớn. Với dải ven bờ dài 156km (không kể Côn Đảo) là khu vực hết sức nhạy cảm với tác động của BĐKH. Nước biển dâng cùng với triều cường, sóng lớn và gió bão, chỉ sau một đêm làm xói lở và biến mất cả một dải đồi cát cao 3 - 4m rộng hàng chục mét và dài hàng trăm mét (khu vực cửa Lộc An năm 1997). Biến động bất thường của biển đã từng gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với vùng ven bờ, bồi lấp luồng lạch các cửa sông, ven biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các khu vực đáng lo ngại nhất về xói lở và bồi lấp đã được nghiên cứu, xác định là khu vực Cửa Lấp thuộc thành phố Vũng Tàu và Phước Tỉnh thuộc huyện Long Điền. Các khu vực cửa Lộc An thuộc huyện Đất Đỏ, khu vực Hồ Tràm, Hồ Cốc và khu vực Bình Châu thuộc huyện Xuyên Mộc. Như vậy chắc chắn các ngành du lịch, nuôi trồng thủy hải sản và nghề đánh bắt ven bờ, các công trình xây dựng, cảng, đường giao thông và cư dân sinh sinh sống ven bờ sẽ chịu ảnh hưởng lớn. Gia tăng tình trạng thiếu nước, thời tiết cực đoan, suy giảm các hệ sinh thái... Cũng là một cảnh báo đối với chúng ta. BRVT là một tỉnh không có nguồn tài nguyên nước phong phú, chỉ có hai con sông chính cung cấp nước ngọt là sông Dinh và sông Ray. BĐKH sẽ làm thay đổi lượng mưa, gia tăng nhiệt độ có khả năng gây ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô, thiếu nước sạch cho tưới tiêu, sản xuất và sinh hoạt. BĐKH cùng với nước biển dâng sẽ làm cho các nguồn nước ngọt (mặt, ngầm) sẽ bị nhiễm mặn, gây khó khăn cho cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp. Khi thiếu hụt nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt dẫn đến việc khai thác quá mức và không thể kiểm soát việc khai thác nước ngầm. Hiện tượng nhiễm mặn và ô nhiễm nước ngầm đã và đang xảy ra sẽ ngày càng gia tăng. Mỏ nước ngầm Bà Rịa, Tân Thành, nguồn cung cấp nước chủ yếu hiện nay của tỉnh nằm ngay sát biển mặn (gần 10 năm trước phát hiện đã bị dịch chuyển, lấn sâu vào đất liền khoảng 1km) có nhiều khả năng bị nhiễm mặn và tiến tới mất khả năng cấp nước. Vì vậy, suy thoái tài nguyên nước do BĐKH sẽ tác động mạnh đến cuộc sống người dân và phát triển KT-XH của tỉnh BRVT. 1.6 Tì nh hình xâm nhập mặn tại tỉnh BRVT Theo báo cáo của Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 6 đoạn bờ biển thường xuyên bị xói lở và cửa sông bị bồi lấp do tác động của tự nhiên hoặc do các hoạt động của con người gây nên. Có thể nói biến BĐKH là một trong những nguyên nhân khiến các đoạn bờ biển bị xói lở và bồi lấp tại các sông, tình hình nước biển dâng và xâm nhập mặn ngày càng trở nên phức tạp trên địa bàn tỉnh BRVT. Những năm trước đây, nhờ có các dãy rừng ngập mặn tự nhiên và những dãy rừng ở các vùng cửa sông, ven biển nên nạn xói lở bờ biển tại Bà Rịa- Vũng Tàu ít xảy ra và không có hiện tượng xâm nhập mặn sâu vào đất liền nên việc nuôi trồng thủy sản cũng rất phát triển. Sông Cửa Lấp trước đây cũng có rất nhiều hộ nuôi truồng thủy sản như nuôi Nghêu, Sò 177,6 ha tại cầu Cửa Lấp, cầu sông Ray (trong đó Nghêu với diện tích 69,44ha tại khu vực sông Cửa Lấp), tuy nhiên những năm gần đây do ô nhiễm nguồn nước từ các cơ sở chế biến thủy hải sản và hiên tượng mặn vào sâu (trên 4%o) về phía thượng nguồn lên tới 3km, nên chỉ còn một số ít lấy nước sông nuôi trồng thủy sản và nước sông hầu như chỉ để phục vụ cho đi lại giao thông đường thủy. Hình 1-10 Hì nh ảnh nuôi trồng thủy sản trên sông Cửa lấp CHƯƠNG 2: MÔ TẢ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mô hình MIKE 11 MIKE 11 do DHI Water & Environment (Đan Mạch) phát triển, là một gói phần mềm kỹ thuật chuyên môn để mô phỏng lưu lượng, chất lượng nước và vận chuyển bùn cát ở cửa sông, sông, hệ thống tưới, kênh dẫn và các vật thể nước khác. MIKE 11 là mô hình động lực, một chiều được sử dụng nhằm phân tích chi tiết, thiết kế, quản lý và vận hành cho sông và hệ thống kênh dẫn đơn giản hay phức tạp. Với môi trường đặc biệt thân thiện, linh hoạt và tốc độ tính toán khá cao, MIKE 11 cung cấp một môi trường thiết kế hữu hiệu về kỹ thuật công trình, tài nguyên nước, quản lý chất lượng nước và các ứng dụng phục vụ cho quy hoạch. Mô-đun mô hình thủy động lực (HD) là một phần trọng tâm của hệ thống mô hình MIKE 11 và hình thành cơ sở cho hầu hết các mô-đun bao gồm: dự báo lũ, truyền tải khuyếch tán, chất lượng nước và các mô-đun vận chuyển bùn lắng không cố kết. Mô-đun HD giải các phương trình tổng hợp theo phương đứng để đảm bảo tính liên tục và bảo toàn động lượng (momentum), nghĩa là giải hệ phương trình Saint Venant.. 2.2 Thiết lập mô hì nh MIKE 11 Bước đầu tiên khi làm việc với mô hình MIKE 11 là tạo ra một đề án mới. Tại đây bạn sẽ tạo ra một thư mục mới,nơi người sử dụng làm việc trong đó và đặt tiêu đề cho đề tài bạn vừa tạo. Đề làm như vậy khởi động mô hình MIKE 11 vào File trong menu chính của MKIE 11 vào New ^ File ... xuất hiện cửa sổ New file và chọn như hình: Hình 2-1 Thiết lập kịch bản Việc tổng hợp và trao đổi thông tin giữa từng editor dữ liệu (data editors) có thể thực hiện được bằng cách dùng MIKE 11 Simulation editor (editor mô phỏng). Simulation Editor phục vụ hai mục đích: > Chứa các thông số mô phỏng và thông số kiểm soát tính toán và được dùng để bắt đầu mô phỏng. > Cung cấp thông tin liên kết giữa cửa sổ sơ đồ (graphical view) của editor mạng sông và các editors MIKE 11 khác. VD: chỉnh sửa mặt cắt, có thể chọn các mặt cắt từ cửa sổ sơ đồ để mở và chỉnh sửa mặt cắt trong Cross section editor. Khi đã đặt tên cho các tập tin trong Input page rồi, thông tin từ từng editor sẽ được tự động nối kết với nhau Chuẩn bị các thông số đầu vào: gồm 4 nhóm > Dữ liệu thủy văn: lưu lượng, mực nước > Dữ liệu mặt cắt: địa hình đáy sông > Dữ liệu nguồn thải: vị trí, nồng độ chất ô nhiễm, lưu lượng > Dữ liệu bản đồ: shape file, ảnh (*.JPG, *.BMP) Hình 2-2 Dữ liệu đầu vào chạy thủy lực của MIKE 11 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp mô hì nh a. Khái niệm Mô hình là một công cụ không thể thiếu của khoa học, cho phép tìm hiểu thực tế một cách nhanh nhất và ít tốn kém nhất. Thực tiễn phát triển của khoa học cho thấy rằng mô phỏng chính xác hoàn toàn, ngay cả một yếu tố nhỏ không hề là một nhiệm vụ dễ dàng. Tuy vậy mô hình hóa cho phép các nhà khoa học tương tác lặp đi lặp lại với thực tế, liên tục thử nghiệm các giả định được sử dụng để xây dựng mô hình dự báo phù hợp với thực tế. Nghiên cứu mô hình môi trường là một chủ đề phức tạp, bởi lẽ mô hình được xây dựng từ các quan điểm khắt khe của nhiều ngành khoa khọc tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học đến xã hội học. Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này luôn cố gắng mô tả thực tế một cách xác thực nhất để đưa ra những quyết định giúp cải thiện mối quan hệ giữa con người với môi trường, dựa vào nền tảng dữ liệu được tích hợp và kiến thức đa ngành. Hiểu theo ý này thì mô hình trở thành kỹ năng và công cụ không thể thiếu. b. Mô tả phương pháp • Xác định các thành phần mô hình hóa Mô hình nhận thức (mô hình lý luận) thể hiện quan điểm nghiên cứu và được xác định bởi mục tiêu và khả năng nghiên cứu. Mô hình nhận thức chứa: mô tả giới hạn của hệ xem xét, tập hợp các phần tử của hệ; tập hợp các mối liên hệ giữa các phần tử của hệ; danh mục các quá trình diễn ra trong hệ, danh mục các tác động bên ngoài và bên trong của hệ. Biến trạng thái: giống như tên gọi của nó, mô tả tình trạng của hệ sinh thái. Việc lựa chọn biến trạng thái cho bài toán mô hình hóa là rất quan trọng và nó phụ thuộc vào mục tiêu. Hàm điều khiển (hay gọi là biến ngoại sinh) là hàm số của các biến đặc tính bên ngoài có ảnh hưởng đến tình trạng của hệ sinh thái. Phương trình toán học được sử dụng để biểu diễn các quá trình sinh học, hóa học và vật lý. Chúng miêu tả mối quan hệ giữa hàm điều khiển và biến trạng thái. Cùng một phương trình có thể sử dụng trong nhiều mô hình khác nhau. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cùng một quá trình sẽ luôn luôn được biểu diễn bằng cùng một phương trình. Các tham số là các hệ số trong các phương trình toán biểu diễn quá trình. Chúng có thể được xem là hằng số đối với một hệ sinh thái đặc biệt hoặc một phần của hệ sinh thái. Trong bài toán đang xem xét V; là thể tích hồ chứa i là tham số được xét tới. Các hằng số thường được sử dụng hầu hết trong các mô hình. • Xây dựng phương trình vi phân Để xây dựng phương trình vi phân cần nắm vững sự vận hành của hệ thống cũng như một số giả thiết lý tưởng hóa bài toán thực tế. Phương trình vi phân được xây dựng dựa trên các địn luật bảo toàn: khối lượng, động lượng và năng lượng. 2.3.2 Phương pháp thống kê, phân tích số liệu Thống kê là nghiên cứu của tập hợp nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm phân tích, giải thích, trình bày và tổ chức dữ liệu. Chúng ta áp dụng thống kể để nghiên cứu các lĩnh vực khoa học, công nghiệp hoặc các vấn đề xã hội. Thống kê rất cần thiết để bắt đầu nghiên cứu một tiến trình. Ví dụ, tổng thể có thể gồm nhiều loại khác nhau như “tất cả mọi người đang sống trong một đất nước” hay “tập hợp các phân tử của tinh thể”. Nó đề cập tới tất cả các khía cạnh của dữ liệu bao gồm việc lập kế hoạch, thu thập dữ liệu mẫu cho các cuộc khảo sát và thí nghiệm. Trong trường hợp không thể thu thập được trong quá trình điều tra tổng thể, thống kê thu thập dữ liệu bằng cách phát triển các mẫu thí nghiệm và mẫu khảo sát cụ thể. Mẫu đại diện cần được đảm bảo rằng những suy luận và kết luận có thể tin cậy được từ đó suy ra toàn bộ tổng thể. Một nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến việc lấy kích thước mẫu, thao tác trên hệ thống và sau đó lấy kích thước mẫu cùng dạng để xác định xem các thao tác đã thay đổi giá trị của các phép đo. Ngược lại, một quan sát nghiên cứu không liên quan đến việc thực hiện thí nghiệm. Hai phương pháp thống kê chính được sử dụng trong phân tích dữ liệu: thống kê mô tả, đây là phương pháp tóm tắt dữ liệu từ một mẫu sử dụng các chỉ số như là giá trị trung bình hoặc độ lệch chuẩn, và thống kê suy luận, rút ra kết luận từ dữ liệu biến thiên ngẫu nhiên (ví dụ: các sai số quan sát, mẫu của tổng thể). Thống kê mô tả được sử dụng thường xuyên nhất với hai thuộc tính phân phối (mẫu hoặc tổng thể): chiều hướng trung tâm (hoặc vị trí tìm cách để mô tả giá trị trung bình hoặc giá trị đặc trưng của phân phối, trong khi phân tán (hoặc thay đổi) mức độ đặc trưng mà các thuộc tính của phân phối đi chệch so với nghiên cứu. Suy luận về thống kê toán học được thực hiện trong khuôn khổ của lý thuyết xác suất, trong đó đề cập tới việc phân tích các hiện tượng ngẫu nhiên. Để thực hiện một suy luận khi chưa biết số lượng, hoặc nhiều ước lượng được đánh giá bằng cách sử dụng mẫu. Thủ tục thống kê tiêu chuẩn liên quan đến sự phát triển của một giả thuyết vô nghĩa ban đầu là không có mối quan hệ nào giữa hai đại lượng. Loại bỏ hoặc bác bỏ giả thuyết này là một nhiệm vụ quan trọng trong việc giải thích những quan điểm mới của khoa học thống kê, đưa ra một ý nghĩa chính xác trong đó một giả thuyết được chứng minh là sai. Những gì thống kê gọi là một giả thuyết khác chỉ đơn giản là một giả thuyết trái với giả thuyết vô nghĩa. Phân tích từ một giả thuyết hai hình thức cơ bản của lỗi này được ghi nhận: sai số loại I (giả thuyết vô nghĩa sai bị bác bỏ cho một tính chất xác thực không đúng) và sai số loại II (giả thuyết không được bác bỏ và sự khác biệt thật sự giữa các tổng thể được bỏ qua cho một phủ định sai). Một việc quan trọng là tập hợp các giá trị của các ước lượng dẫn đến bác bỏ giả thuyết vô nghĩa. Do đó sai số của xác suất loại I là xác suất các ước lượng thuộc các miền quan trọng cho rằng giả thuyết đúng (có ý nghĩa thống kê) và sai số của xác suất loại II là xác suất mà các ước lượng không phụ thuộc các lớp quan trọng được đưa ra rằng giả thuyết thay thế là đúng. Các chính sách thống kê của một bài đánh giá xác suất đúng khi bác bỏ giả thuyết vô nghĩa khi giả thuyết là sai. Nhiều vấn đề đã được liên kết với khuôn khổ: từ việc có được một c ỡ mẫu đủ để xác định một giả thuyết vô nghĩa thích hợp. Quy trình đánh giá tạo ra các dữ liệu thống kê cũng có thể bị lỗi. Nhiều trong số các lỗi này được phân loại ngẫu nhiên (noise - dữ liệu vô nghĩa) hoặc có hệ thống (bias - độ sai lệch) , nhưng các loại khác của sai lệch (ví dụ, sai lệch khi một báo cáo phân tích của các đơn vị không đúng) cũng rất quan trọng. Sự xuất hiện của dữ liệu bị thiếu/ hoặc sự kiểm tra có thể dẫn đến các ước tính có sai số và cần phát triển kỹ thuật cụ thể để giải quyết những vấn đề này. Khoảng tin cậy cho phép các nhà thống kê thể hiện rõ ràng các mẫu ước lượng phù hợp với các giá trị có nghĩa trong toàn bộ dân số. Độ tin cậy chính thức 95% cho một giá trị là một phạm vi rộng, nếu lấy mẫu và phân tích được lặp lại trong cùng điều kiện (cho ra một bộ dữ liệu khác nhau). Miền giá trị sẽ bao gồm những giá trị thực (dân số) trong 95% của tất cả các trường hợp có thể xảy ra. Trong thống kê, biến phụ thuộc là bất kỳ mối quan hệ thống kê giữa hai biến ngẫu nhiên hoặc hai bộ dữ liệu. Sự tương quan đề cập đến bất kỳ một lớp chung nào của các quan hệ thống kê liên quan đến sự phụ thuộc. Nếu hai biến có liên quan, chúng có thể có hoặc không thể là biến nguyên nhân của các yếu tố khác. Các hiện tượng tương quan có thể được gây ra bởi một hiện tượng trước đó không được chú ý đến bởi một biến thứ ba, biến không được xuất hiện trước đó, được gọi là biến ẩn hoặc biến nhiễu. Các bước thực hiện: Hình 2-3 Sơ đồ các bước thực hiện Bước 1: chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu và các dụng cụ hỗ trợ cần thiết. Mẫu lấy tại 5 vị trí trên sông Cửa Lấp và đánh dấu mã mẫu. Mỗi mẫu được lấy tương ứng với tọa độ của điểm lấy mẫu đó trên mô hình Mike 11. Mẫu sau khi được lấy được bỏ vào thùng xốp giữ nhiệt (4-10 oC) , sau đó được gửi tới trung tâm quan trắc Trung Tâm Quan Trắc Và Phân Tích Môi Trường tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đo và ghi nhận kết quả. Bước 2: Xây dựng mô hình. Để xây dựng được kịch bản chạy mô hình cần có dữ liệu địa hình đáy sông, biên, mặt cắt, lưu lương, mực nước... những dữ liệu trên được thu thập qua các cơ quan như: trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh BRVT, Ủy ban nhân dân xã Phước Tỉnh, sở GTVT tỉnh BRVT. Sau đó các dữ liệu được số hóa đưa vào mô hình. Bước 3: Đánh giá, nhận xét kết quả chạy mô hình mike 11. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả đo độ mặn thực tế tại các vị trí lấy mẫu trên sông Cửa Lấp V ịtrí lấy mẫu Tọa độ Kết quả đo đợt 1 (09/03/2017) Kết quả đo đợt 2 (14/04/2017) Kết quả đo đợt 3 (26/5/2017) S1 10o25’1”B107°n’37”Đ 28.7ppt 28.9 ppt 28.5 ppt S2 10o25’10”B107o11’43”Đ 29.8 ppt 28.7 ppt 29.1 ppt S3 10o25’8 ”B 107o12’42”Đ 28.6 ppt 28.3 ppt 27.3 ppt S4 10o26’12”B107o12’46”Đ 28.2 ppt 28.5 ppt 27.6 ppt S5 10o27’3”B107o12’38”Đ 27.9 ppt 26.5 ppt 27.1 ppt Bảng 3-1 Bảng kết quả đo độ mặn, vị trí lấy mẫu tại sông Cửa Lấp Hình 3-1 Bản đồ vị trí lấy mẫu tại sông Cửa Lấp Vị trí S1: cầu Cửa lấp Vị trí S2: Phước Tỉnh Vị trí S3: Nhánh sông Cửa Lấp Vị trí S4: Cảng Hưng Thái Vị trí S5: Nhánh sông Cửa Lấp xã An Ngãi 3.2 Kết quả mô hình Hình 3-1 Kết quả mô hì nh diễn biến xâm nhập mặn kịch bản 1 Kết quả mô hình diễn biến xâm nhập mặn đợt 1 trên sông Cửa Lấp lúc 8h00’ ngày 09/03/2017 Bảng 3-2 So sánh kết quả mô hì nh kịch bản 1 TT Mục so sánh S1 S2 S3 S4 S5 1 Độ mặn lớn nhất tại đợt 1 (ppt) 25,79 25,79 2 Độ mặn nhỏ nhất tại đợt 1 (ppt) 5.20 3 Độ mặn 4%0 vào sâu nhất tại vị trí (km) 6.39 về phần kết quả mô hình ở kịch bản 1 mô tả cho hiện trạng xâm nhập mặn tại thời điểm thủy triều xuống cho thấy vị trí nước mặn lấn vào bờ khá xa lên tới hơn 6 km về phía thượng nguồn, tại các vị trí như s1 s2 độ mặn khá cao so với khoảng từ 1 đến 10 ppt trong khái niệm về nước lợ của việt nam. Hình 3-2 Kết quả mô hì nh diễn biến xâm nhập mặn kịch bản 2 Kết quả mô hình diễn biến xâm nhập mặn đợt 2 trên sông Cửa Lấp lúc 8 h00’ ngày 14/04/2017 Bảng 3-3 So sánh kết quả mô hì nh kịch bản 2 Mục so sánh Độ mặn lớn nhất tại đợt 1 (ppt) Độ mặn nhỏ nhất tại đợt 1(ppt) S2 S3 S4 S5 25.76 5.15 5.40 Độ mặn 4%0 vào sâu nhất tại vị trí (km) Đối với kết quả của kịch bản 2 mô tả cho hiện trạng xâm nhập mặn tại thời điểm thủy triều lên . So sánh giữa hai kịch bản, ta thấy ở kịch bản 2 nước mặn có phần suy, kết quả cho thấy chỉ có vị trí s1 độ mặn có kết quả mặn cao 25,67 ppt, tuy nhiên nguồn nước vẫn bị mặn trên 4 ppt vào sâu trong sông lên tới 5 km TT S1 Hình 3-3 Kết quả mô hì nh diễn biến xâm nhập mặn kịch bản 3 lần 1 Kết quả mô hình diễn biến xâm nhập mặn đợt 3 trên sông Cửa Lấp lúc 8 h00’ ngày 26/05/2017 Bảng 3-4 So sánh kết quả mô hì nh kịch bản 3 lần 1 TT Mục so sánh S1 S2 S3 S4 S5 1 Độ mặn lớn nhất tại đợt 1 (ppt) 25.40 25.40 2 Độ mặn nhỏ nhất tại đợt 1(ppt) 5.08 3 Độ mặn 4%0 vào sâu nhất tại vị trí (km) 6.00 Ở kịch bản 3 lần 1, cho thấy độ mặn trên 4 ppt tiếp tục lấn sâu về phía thượng nguồn, điện tích bị xâm nhập mặn đã chiếm gần tới 6 km vào sâu đất liền , tại vị trí S1 và S5 độ mặn vượt ngư ỡng trong khái niệm về nước lợ của Việt Nam xấp xỉ 2.5 lần. Hình 3-4 Kết quả mô hình diễn biến xâm nhập mặn kịch bản 3 trên sông Cửa Lấp lần 2 Kết quả mô hình diễn biến xâm nhập mặn đợt 3 trên sông Cửa Lấp lúc 4h00’ ngày 26/05/2017 Bảng 3-5 So sánh kết quả mô hì nh kịch bản 3 lần 2 TT Mục so sánh S1 S2 S3 S4 S5 1 Độ mặn lớn nhất tại đợt 1 (ppt) 25.40 25.40 2 Độ mặn nhỏ nhất tại đợt 1(ppt) 5.08 3 Độ mặn 4%0 vào sâu nhất tại vị trí (km) 7.15 Ở lần 2 của kịch bản 3 cho thấy khi triều rút độ mặn tăng cao cụ thể là tại S1 và S2 độ mặn lên tới 25.4 ppt và đi vào sâu hơn khi triều lên, kết quả cho thấy mặn vào sâu 7.15 km cao hơn so với các kịch bản trước từ (1-2 km) , điều này phản ánh đúng với thực tế khi triều lên nước biển xâm nhập sâu về phía thượng nguồn làm độ mặn thâm nhập sâu hơn. 3.3 Thảo luận kết quả Qua kết quả mô hình cho thấy nước sông Cửa Lấp đang bị nhiễm mặn tại cả 3 đợt đo so với khái niệm nước lợ Việt Nam. Như vậy, chế độ thủy lực trên sông Cửa Lấp dưới tác động biến đổi khí hậu có ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến xâm nhập mặn khu vực nghiên cứu. Nhìn chung trong khu vực nghiên cứu, dưới ảnh hưởng của BĐKH sông Cửa Lấp đã và đang bị tác động mạnh mẽ bởi xâm nhập mặn theo các thời kỳ trong tương lai vì hầu như độ mặn trên 4 % 0 lấn sâu vào cả sông điển hình tại các vị trí đó từ kết quả mô hình cho thấy các vị trí như S1, S2, S5 đô mặn trung bình 17-19 % trở lên. 3.4 Đề xuất giải pháp Với những kết quả mô phỏng ranh giới xâm nhập mặn ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu, có thể nhận thấy dưới tác động của thời tiết cực đoan, mặn càng ngày càng đi sâu vào trong sông. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nền sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân các huyện thị ven biển. Trước tình hình đó, bài toán cấp thiết cần giải quyết là giảm thiểu tối đa tác động xâm nhập mặn đến đời sống của các hộ dân ven biển. Có nhiều cách tiếp cận để thực hiện các giải pháp hạn chế và phục hồi, nhưng quan điểm chung phải thực hiện đó là: Giải pháp đạt được phải có tính đa mục tiêu: có tính đến lợi ích bền vững của các thành phần kinh tế và lĩnh vực có liên quan trong đó chú trọng đến du lịch, giao thông thủy và đánh bắt hải sản cũng như tầm quan trọng về an ninh quốc gia và chủ quyền trên biển của khu vực. Giải pháp đề xuất phải đảm bảo không hoặc ít ảnh hưởng đến các công trình hiện có và tác động đến môi trường. Giải pháp công trì nh: Xây dựng các kè, đập, các kênh mương dẫn nước, sửa chữa, nạo vét, phát quang thông thoáng đảm bảo ổn định dòng chảy. Hình 3-5 Công trì nh kè chắn sóng bằng công nghệ Stabiplage (Pháp) (Nguồn: Khoa Học Bà Rịa Vũng Tàu) Công trình kè chắn sóng bằng công nghệ Stabiplage (Pháp) kết hợp với cọc cừ Polyme tại khu biệt thự Rừng Dương (khu vực Cửa Lấp, huyện Long Điền) phát huy hiệu quả trong việc chống xói lở bờ biển. Nhìn chung, các giải pháp công trình tuy tốn kém, phức tạp nhưng có tác dụng trực tiếp và tức thời. Tuy nhiên, giải pháp công trình ít nhiều cũng tác động đến môi trường Giải pháp phi công trình: Trồng rừng để đảm bảo nguồn sinh thủy ở thượng nguồn lưu vực sông Cửa Lấp, tăng lưu lượng đến trong mùa kiệt giúp đẩy mặn qua các túi nước dưới các tán rùng.. K in h t» n o 110 .020 CM K*"* ũ 0 ^ES ì * ' . . vOOMCAOVK'MAW Lễ Trổng Cây4% QUỸ 1 TRIỆU CÂY XANH CHO VIỆT NAM Hình 3-6 Chương trì nh trồng cây xanh Các giải pháp phi công trình có thể có tác động gián tiếp nhưng mang tính lâu dài và hướng đến tính bền vững, và đặc biệt môi trường khu vực không bị tác động khi lựa chọn giải pháp này. Do vậy, tùy theo từng điều kiện thực tế để lựa chọn thực hiện một trong hai giải pháp trên hoặc lựa chọn giải pháp kết hợp công trình và phi công trình. Tuy nhiên, để thực hiện các giải pháp này, Ủy ban nhân dân Tỉnh phải đầu tư cho các nghiên cứu sâu rộng và chi tiết cho từng khu vực và đối tượng cụ thể. Mỗi một đối tượng cần phải có những tính toán, phân tích khả năng giảm thiểu cho từng hạng mục giải pháp. Trên cơ sở hiện trạng xâm nhập mặn cũng như các kịch bản xâm nhập mặn tại khu vực nghiên cứu trong tương lai. KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ KÉT LUẬN: Cho tới nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu tính toán mô phỏng quá trình xâm nhập mặn sông Cửa Lấp nói riêng và khu vực BRVT nói chung, đặc biệt trong thời gian gần đây khi biến đổi khí hậu ngày càng tác động mạnh mẽ đến đời sống sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế cần ứng dụng mô hình xây dựng các kịch bản để đưa ra đánh giá sơ bộ tác động quá trình xâm nhập mặn trong tương lai và đề xuất giải pháp ứng phó cho địa phương. Đồ án này đã trình bày tóm tắt những kết quả ứng dụng mô hình MIKE 11 để mô phỏng quá trình lan truyền mặn theo các kịch bản biến đổi khí hậu cho khu vực nghiên cứu. Qua đó rút ra một số kết luận sau: Mô hình MIKE 11 đã mô phỏng tốt quá trình mực nước cho toàn bộ mạng sông nghiên cứu được thể hiện qua kết quả tính toán mực nước tại vị trí các trạm kiểm tra. Kết quả mô phỏng phương án xâm nhập mặn theo các kịch bản biến đổi khí hậu đưa ra bức tranh về quá trình xâm nhập mặn khu vực nghiên cứu, tạo cơ sở để đề xuất các biện pháp ứng phó và thích ứng với quá trình xâm nhập mặn tại các nơi bị ảnh hưởng trong khu vực nghiên cứu. Như vậy, so với mục tiêu của đồ án có thể thấy mô hình MIKE 11 có thể ứng dụng để tính toán, đánh giá thực trạng nguồn nước nhiễm mặn hiện nay ở các sông thuộc tỉnh BRVT, đồng thời có thể áp dụng xây dựng được bản đồ xâm nhập mặn theo kịch bản biến đổi khí hậu trong tương lai phục vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung, giúp các nhà lãnh đạo quản lí có chiến lược quản lí nguồn nước phù hợp hơn cho từng đơn vị địa phương. KIÉN NGHỊ: Đồ án đã tổng hợp, thu thập và chỉnh lý hệ thống hóa số liệu, tài liệu... làm cơ sở tính toán các đặc trưng thủy lực do vậy có thể là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác. Kết quả nghiên cứu thể hiện trong luận văn dựa trên mô hình toán để định lượng quá trình lan truyền mặn theo các kịch bản biến đổi khí hậu trong tương lai do vậy có thể sử dụng được kết quả này cho công tác lập kế hoạch ứng phó xâm nhập mặn khu vực ven biển tỉnh BRVT. Với kết quả của đồ án cũng như các nghiên cứu trước đây về mô hình MIKE 11 cho thấy mô hình có khả năng mô phỏng tốt quá trình thủy động lực và xâm nhập mặn, do vậy theo tôi có thể sử dụng mô hình cho khu vực hạ lưu các sông khác ở Việt Nam. Với thời gian có hạn cùng với hệ thống trạm đo, đợt đo mặn còn thưa thớt, số liệu đo rời rạc nên bản thân tôi thấy cần phải đầu tư nhiều hơn nữa về thời gian và công sức để có được kết quả tốt hơn trong thời gian tới và đây cũng là hạn chế của đồ án. TÀI LIỆU THAM KHẢO• [1] Đoàn Văn Bộ (2001). Các phương pháp phân tích hóa học nước biển. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [2] Bùi Tá Long (2015). Mô hình hóa môi trường. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. [3] Trương Văn Bốn và cộng sự (2013). “Kết quả tính toán thủy triều, sóng và vận chuyển bùn cát ven bờ từ cửa Lấp đến cửa Lộc An, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bằng mô hình toán”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, số 13/2013, trang 2-5. [4] Báo Khoa học-Công Nghệ BRVT, [5] Danish Hydraulic Institute software - MIKE 11 (2007). User Guide. DHL Worldwide, Denmark. [6] QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Hì nh ảnh lấy mẫu thực tế tại các vị trí • Vị trí lấy mẫu đợt 1 — 2 — 3 tại s1 Đợt 1: Tọa độ: 10o25’1”B 107o11’37”Đ Kết quả: 2 8,7ppt Đợt 2 Tọa độ: 10o25’1”B 107o11’37”Đ Kết quả: 2 8,9 ppt Đợt 3: Tọa độ: 10o25’1”B 107on ’37”Đ Kết quả: 28.5 ppt • Vị trí lấy mẫu đợt 1 - 2 - 3 tại s2 Đợt 1: Tọa độ: 10o25’10”B 107o11’43”Đ Kết quả: 2 9.8 ppt Đợt 2: Tọa độ: 10o25’10”B 107on ’43”Đ Kết quả: 2 8.7 ppt Đợt 3: Tọa độ: 10o25’10”B 107o11’43”Đ Kết quả: 29.1 ppt • Vị trí lấy mẫu đợt 1 - 2 - 3 tại s3 Đợt 1: Tọa độ: 10o25’8”B 107o12’42”Đ Kết quả: 2 8.6 ppt «•tel ợt 2: a độ: 10o25’8”B 107o12’42”Đ ết quả: 2 8.3 ppt Đợt 3: Tọa độ: 10o25’8”B 107o12’42”Đ Kết quả: 27.3 ppt • Vị trí lấy mẫu đợt 1 - 2 - 3 tại s4 Đợt 1: Tọa độ: 10o26’12”B107o12’46”Đ Kết quả: 2 8.2 ppt Đợt 2: Tọa độ: 10o26’12”B 107o12’46”Đ Kết quả: 2 8.5 ppt Đợt 3: Tọa độ: 10o26’12”B 107o12’46”Đ Kết quả: 27.6 ppt • Vị trí lấy mẫu đợt 1 - 2 - 3 tại s5 Đợt 1: Tọa độ: 10o27’3”B 107o12’38”Đ Kết quả: 27.9 ppt Đợt 2: Tọa độ: 10o27’3”B 107o12’38”Đ Kết quả: 26.5 ppt Đợt 3: Tọa độ: 10o27’3”B 107o12’38”Đ Kết quả: 27.1 ppt Thiết bị lấy mẫu hiện trường YSI PRO 30 PHỤC LỤC 2: Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường (2014 - 2016) B Ả N G T Ô N G H Ọ P K É T Q U Ả Q U A N T R Ắ C M Ô I T R Ư Ở N G L o ạ i : N g f e s p n g N ă m : 2 0 1 4 s T X D ịa e L iV i t ó 1*31 »Ầ u tỉg à ĩ. Iâj:/' nh-àn KLẩu Dĩhiẹt a * c o pH DO(mgT) m ctac. (NTLTJ TSS (mg'’]) BO D; (mgil) COD (m gl) T F e (mg/1) N N O j (mg/I) N -N O i CmS''Ii N -N H 4 (mg/Ị) p p o 4 (mg/Ị) c r Ịmg.T) Zn (mg/Ị) Cd (mg/I) Eh (mg/I) Xông. (mg'1) CN- (mg.'D T - Cobform (M PN/ 100 ml) C h i GHPH 0.1 0.1 0.1 0.1 2.0 3.0 2.0 0.01 0.10 0.002 0.20 o .o o s 5 0.060 0 ,0006 0.0090 0.3 0.050 Q C V N 08:2008 /B T N M T Jajj B 2 * 5,5 -9 3 = 2 * 10O 25 SO 2 15 0.05 1 0.5 * 0 ,0100 0,0500 0.3 0.02 10000 4 Câu Cổ May 10/12/2014 27.0 7.1 4 .8 10.1 64.0 15.2 32.8 0.76 - - 1.64 - 11279.7 - - - - - 2SxlO s V ISA I 4. 04 4 s ế u Cổ May 16/10/2014 27.0 6.7 5.8 20 .3 55.0 4.6 13.1 0.34 - - 0.71 - 8522 - - - - 93x10s V SA 14. 04 4 d a Cõ May 14/08/2014 28.0 7.7 5.3 30.0 51.5 11.1 18.4 0 91 - - 0.42 - 13177 - - - - 93 x 1 c 1 IVSA14. 04 4 du. Cò May 04/06/2014 31.0 7.5 5.2 13.5 54.3 10.5 12.2 0.68 - - 1.6S - 11575 - - 24x10s m s Al 4. 04 4 d a Cõ May 10/04/2104 30.4 7.5 5.7 6.3 39.0 9.0 22 .7 0.32 - - 0.84 - 16977 - - - 4 3 x 1 c 1 DSA14. 04 4 d u Cò May 15.01 .2014 26.5 7.9 5.1 8.5 21.5 4.0 14.8 0.48 - - 0.62 - 17970 - - - 24x10s ISA14. 04 Q C V N 08:2008 /B T N M T la a i B 2 * 5,5 -9 ~=2 * ÌOO 25 50 2 15 0 .05 1 0.5 * 2 0 ,0100 0,0500 0.3 0.02 10000 SẵaSãaLẳa 18 /12 2 0 1 4 26.0 7.2 5.5 46.5 95.7 7.5 - - 0.10 0.039 0.62 0.087 - - - KPH - 15x1c1 VISA14. 24 7 daSãaL la 14/10,2014 27.0 7.1 5.2 31.6 56.8 9.8 - 0.15 0.049 1 2 7 0.076 - - - 3.1 - 24x10s V SA 14. 24 ' Cậu Cựa Lập. 0 6 0 8 2 0 1 4 27.0 7.5 5.4 13.0 61.0 9.2 - 0.16 0.086 1.42 0.140 - - - KPH 24x10s IVSA14. 24 7 d u Cira. Lap. 0 5 0 6 2 0 1 4 29.5 6.9 5.2 2 4 .s 60.5 6.0 - - KPH 0.027 0.62 0.060 - - - 2.3 90 m SA 14. 24 7 d u C ựa L 4P. 1 8 0 4 2 0 1 4 29.0 7.7 5.2 14.0 45 .5 8.0 - - 0.12 0.049 0.34 0.080 - - - - 0 .7 - 90 IISA14. 24 7 d u Cựa Lạp. 2 1 0 2 2 0 1 4 25.0 7.8 4 .0 17 .s 79.0 8.0 • - KHP 0.011 1.52 0.03S - - - - 2.1 - 24x10s ISA14. 24 BẢNG TỔNG HỢP KÉT QUẢ QUAN TRẮC M ỎI TRƯỜNG »I Loại: Nước song______________________________________________________________________________________________________ Nám: 2015 s T I Y i î r i lá y m ậ ọ M ẫ D lâu k p j ' J  j : / n h ậ n m ậ u X biêç đ â C Q p H D O (m gfl) â a c (N T U ) T S S (m gfl) B O D j (rag/D C O D (m g4) F e (m g/I) N -N Q î (m g/I) N -N O î (m gfl) N -N H j (m gfl) P - P 0 4 (m g/1) c r (m g4) Z n (m g/I) C d (m g /o m (m g /o l o n g d ấ n fflô (m g/I) CN~ (m g d ) C o K fo rra (M P N / 1 0 0 m l) G H P H 0.1 0.1 0.1 0.1 2 .0 3 .0 3 .0 0.01 0 .1 0 0.002 0 /20 0.005 5 0 .0500 0.0005 0 ,0090 OA 0.050 Q C V N 0 8 : 2 0 0 8 B T N M I Ị p ạ i B 2 * 5 ,5 - 9 > = 2 * 1 0 0 2 5 5 0 2 1 5 0 .0 5 1 0 .5 * 2 0 .0 1 0 .0 5 0 .3 0 .0 2 1 0 0 0 0 4 C m C ô M a y V IS A 1 5 .0 4 0 3 /1 2 2 0 1 : 2 9 .0 7.4 4.5 5 2 2 5 .7 8.5 2 7 .0 0.03 K P H 1S020 93 4 C m C ô M a y V S A 1 5 .0 4 0 8 /1 0 ,2 0 1 : 3 0 .0 7 .6 4.3 7 .4 17 .8 3 .6 10.7 0 2 7 0 .4 2 11624 43 4 C m C ô M a y IV S A 1 5 .0 4 1 2 0 8 .2 0 1 : 3 0 .0 7 .8 5 J 5 .9 8.0 15.9 37 .3 0.11 K P H 13206 5 7 x 1 0 ' 4 C m C ô M a y I I IS A 1 5 .0 4 1 8 /0 6 ,2 0 1 : 2 9 . : 7 .4 5 .0 11.0 5 8 .4 4 .0 7 .6 0 .2 4 K P H 14856 2 4 x 1 0 “ 4 C m C ô M a y I IS A 1 5 .0 4 2 2 '0 4 .2 0 l : 2 9 .0 7.5 5 .0 17 .0 4 6 .7 8 2 2 0 .4 0.34 K P H 14100 4 3 x 1 0 ' 4 C m C o M a y IS A 1 5 .0 4 2 8 /0 1 .2 0 1 : 2 3 .0 7.1 4 .7 9 .1 8.2 10.8 31 .8 0.39 K P H 17401 4 3 x 1 0 ' Q C V N 0 8 : 2 0 0 8 m i m n i p ạ i B 2 * 5 ,5 - 9 > = 2 * 1 0 0 2 5 5 0 2 1 5 0 .0 5 ' 0 .5 * 2 0 .0 1 0 .0 5 0 .3 0 .0 2 1 0 0 0 0 7 C m C t t a ü p V I S A I 5 .2 4 10/1 2 2 0 1 : 31 .2 7.1 4 .6 2 2 .0 65.3 19.0 0 .1 6 0 .2 5 6 0 .8 4 0.160 K P H 90 7 C ậ u C ử ạ L ip Y S A 1 5 .2 4 0 2 1 0 .2 0 1 : 31 .0 8.0 5 .4 6 .8 40 .3 11.0 0.17 0.028 K P H 0.063 K P H 4 6 x 1 0 ' 7 C m G ỉ ? Lập I Y S A 1 5 2 4 0 7 .0 8 .2 0 1 : 2 8 .5 3.2 6.3 6 5 .9 1 1 2 .4 K P H 0 .1 0 0.017 K P H 0.061 K P H Îiiia* 7 C m C ử ? l i p I I I S A 1 5 2 4 2 2 0 6 ,2 0 1 : 3 0 .0 7.5 6.6 19.0 50.3 7.1 0.31 O.OỔ7 0 .5 4 0.149 K P H « I I «1 7 C m C i» U p H S A 1 5 A 4 2 7 /0 4 .2 0 1 : 3 2 .0 8.0 7.1 10.0 51 .0 6 .6 K H P K P H K P H 0.058 K PH ïteÜF 7 C l õ i S s Ú p K A 1 5 L 2 4 3 0 .0 1 ,2 0 1 : 2 3 .0 7 .2 5 2 13.5 27 .5 6 .0 K P H 0.023 K P H 0.141 K P H M il«1 BẢNG TỔNG HỢP KÉT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯƠNG Loai: Nưffc sông_________________________________________________________________________________________________Năm: 2016 S T I ï i t t i l i j : m u m » á n N g à y lấ y / n h ậ n m ầ n N tif ti dp f C ) pH D O {mg/T) ĐÔ dục (N T L ) T S S (mg/T) BOD: {mg/T) C O D {mg/1) F * ( * s D N -N O j {«US'D N -N O i (m s D N -N H 4 (m s 'D P -P O 4 (m g/1) e r (mg.D Z n (m g,D Cd (m g/1) E b. {«nsD l o n g d â n B P (m g 'D CN" (m g 'D C o U fo rm (M P N / 1 0 0 ml) G H P H 0.1 0.1 0.1 0.1 1 0 3 .0 5 .0 0.01 0 .1 0 0 .0 0 2 0 .2 0 0 .0 0 5 5 0 .0 5 0 0 0 ,0 0 2 0 0 .0 1 0 0 0.3 0 .0 1 0 Q C V N 0 8 - M T :2 0 1 5 / B T N M T b ạ i B 2 * 5 5 -9 3 = 2 * 1 0 0 2 5 5 0 2 1 5 0 .0 5 0 .9 0 .5 * 2 0 .0 1 0 .0 5 1 0 .0 5 1 0 0 0 0 4 C m CÕ M ay xnsA ifi. 04 25/1 1 ,'2 0 1 6 2 9 .0 6.7 4 .4 13.1 2 9 .0 K P H 5.4 0 .4 8 - K PH 1 4 5 2 3 - 2 4 x l0 2 4 C m CỎ M ay XSA16. 04 14/10 ,'2016 2 7 .5 7 .2 4 .6 6 .9 2 9 .3 9.5 2 3 .9 0 .3 8 - 1 .4 6 1 0 6 6 1 .4 - 4 6 x l0 : 4 C m Cô M ay V Ü IS A 16. 04 10/08 ,'2016 2 8 .0 7 .5 6 .2 7 .4 2 6 .5 4.8 K PH 0.3 8 - 0.7 1 3 0 4 0 .7 - 1 5 x l0 2 4 C m Cô M ay 1T IS A 1 6 . 04 1 2 /0 7 /2 0 1 6 2 8 .0 7 .4 6 .2 12.0 5 8 .5 5.5 7 .9 0 .4 4 - 0.3 1 4 6 8 4 .8 - 9 3 x 1 0 ' 4 C m CÕ M ay V IS A IS . 04 0 2 /0 6 /2 0 1 6 3 1 .0 7 .6 5.7 10 .5 4 0 .3 K PH K PH 0.41 - 0 .7 3 1 6 0 0 3 .5 - 9 3 x 1 0 ' 4 C m CÕ M ay H S A 1 6 . 04 0 5 /0 4 /2 0 1 6 2 9 .5 7 .5 3 .9 2 4 .7 4 1 .5 7 .6 2 0 .7 1 .05 - 0 .5 9 3 2 9 0 0 - 9 3 x 1 0 ' 4 C m Cô M ay mSAl«. 04 1 7 /0 3 /2 0 1 6 29 .1 7 .3 5 .9 2 6 .2 18 .3 7.1 17 .0 0 .1 7 - K P H 1 6 1 8 8 .7 - 9 3 4 C m CÕ M ay U S A lfi. 04 2 6 /0 2 /2 0 1 6 2 6 .8 7.5 5.4 14 .5 3 4 .8 8.5 2 2 .0 0 .4 5 - KP H 19110 .2 93 7 C m C m L ip XDSA16. 24 0 7 /1 2 /2 0 1 6 28 .1 7 .2 6 .3 4 1 .5 4 5 .0 7.3 - 0.11 0 .0 4 3 0 .2 2 0 .0 6 4 1.6 4 3 x 1 0 ' 7 C m C m L æ XSA16. 24 2 6 /1 0 /2 0 1 6 2 8 .0 7 .1 6 .3 13 6 .0 7 6 .3 K P H 0 .3 0 0.062 1.57 0 .1 2 4 1.5 « l i e 3 7 C m C m L æ vm sA itì. 24 0 5 /0 8 /2 0 1 6 2 8 .0 7 .5 5.2 7 .3 5 5 .0 6.1 0 .2 5 0.067 1.01 0 .1 0 9 1 .S 4 6 x 1 0 ' ' •Cm C m L æ Y ÏÏS A 1 6 . 24 0 6 /0 7 /2 0 1 6 2 9 .0 7 .7 5.7 13.3 89 8 KPH K PH 0 .0 5 0 0 .6 7 0 .2 9 8 2.6 70 7 C m C m L ỊP V IS A IS . 24 0 2 /0 6 /2 0 1 6 2 6 .0 8.0 7 .6 16.5 5 0 .8 KPH 0 .2 4 0 .0 3 0 0 .4 5 0 .0 5 8 K PH 9 3 x 1 0 ' : C m C m L æ IVSA1S. 24 2 6 /0 4 /2 0 1 6 3 1 .0 7.2 6.1 17.7 22 .8 5.1 - 0 .2 0 0 .0 4 4 0 .4 2 0 .0 9 8 K P H 4 0 ' C m C m L æ D IS A IS . 24 2 3 /0 3 /2 0 1 6 2 9 .4 66 5.3 2 2 .5 4 3 .3 17 .0 - 0 .1 3 0.D41 KPH 0.0 8 0 KPH 4 6 x 1 0 ' : C m C m L ỊB nSA16. 24 0 1 /0 3 /2 0 1 6 2 6 .0 7 .4 3 .5 16.0 2 6 .5 14 .0 • 0 .1 3 0 .0 1 7 K P H 0.065 K P H 90

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftran_phuong_nam1_4866_2094661.pdf