Có thể nói việc lên kế hoạch cũng như việc thực hiện kế hoạch diễn ra khá thuận lợi và đạt hiệu quả. Với việc nắm bắt được những nguồn lực của thân chủ, có ý nghĩa rất lớn trong việc lên kế hoạch để đạt được mục tiêu ban đầu: “ Giúp H thoát khỏi tình trạng khủng hoảng tâm lý, tiếp tục đi học, lấy lại thăng bằng trong cuộc sống ”.
Từ buổi làm việc đầu tiên đến khi kết thúc đã tiến hành tương đối hiệu quả, thông tin thu được về H trong các buổi số 1, 2,3,6,7 rất quan trọng và có ý nghĩa lớn trong tiến trình trợ giúp thân chủ. Đặc biệt là ở buổi làm việc thứ 8 khi H đi gặp những em có hoàn cảnh giống mình, lúc đó H đã thực sự có thể mở lòng chia sẻ cũng như có thêm niềm tin và nghị lực để cố gắng. Sang đến buổi làm việc thứ 9,10 tình hình của H đã có sự chuyển biến rất lớn sang một bước ngoặt mới em đã đủ dũng khí để đến lớp tham gia buổi ngoại khóa của lớp.
20 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2373 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng tiến trình quản lý ca vào 1 trường hợp cụ thể trong thực tế (xung quanh cuộc sống của bạn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cá nhân
Họ tên : Bùi Thị phương
Lớp : k12_xã hội học
Môn : Quản trị ngành công tác xã hội
Câu hỏi : Ứng dụng tiến trình quản lý ca vào 1 trường hợp cụ thể trong thực tế (xung quanh cuộc sống của bạn).
Bài làm :
Tình huống : Thân chủ H 15 tuổi, là học sinh giỏi của trường THCS Nguyễn Du. H được bạn bè và mọi người xung quanh rất quý mến. Em được sinh ra trong 1 gia đình tương đối khá giả, bố mẹ là công chức nhà nước, do là con 1 trong gia đình nên em được bố mẹ dành rất nhiều sự quan tâm. Không những thế em còn có 1 người bạn rất thân tên K, 2 em chơi với nhau từ khi còn tất nhỏ nên H rất tin tưởng và yêu quý K. Cách đây 1 tháng, trong 1 lần đi chơi cùng anh họ H đã bị 1 người bạn của anh họ là M cưỡng bức. Khi gia đình biết chuyện đã kiện M vì tội xâm hại tình dục H. Bạn bè biết chuyện xì xào bàn tán, các phụ huynh không cho con mình chơi cùng H vì nghĩ rằng H là đứa con gái hư hỏng. Không chịu nổi những áp lực đó H đã nghỉ học và không muốn gặp ai nữa chỉ nhốt mình trong phòng suốt cả ngày, em nói em không muốn sống nữa vì quá nhục nhã và tuyệt vọng.
Bố mẹ H đã tìm đến sự giúp đỡ từ tổ chức của tôi và tổ chức đã giới thiệu trường hợp của H cho tôi quản lý.
Tiến trình quản lý như sau
1. Gắn kết và nhập cuộc
1.1. Tiếp cận thân chủ
Qua sự giới thiệu của trung tâm cũng như những cung cấp từ phía gia đình H tôi được biết về em với những thông tin sau:
Họ tên : H
Tuổi : 15
Giới tính : nữ
Trình độ học vấn : lớp 9
Hoàn cảnh gia đình : bố mẹ là công chức, là con 1 nên rất được bố mẹ yêu thương, quan tâm.
Điều kiện kinh tế : khá giả
Tình trạng sức khỏe : tổn thương về tâm – sinh lý
Quan hệ xã hội :
Trước khi bị xâm hại : có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, được bạn bè, thầy cô yêu quý.
Sau khi bị xâm hại : không muốn gặp ai, khép mình.
1.2. Xác định vấn đề của thân chủ
a. Phương diện tâm – sinh lý
- Tâm lý : lo lắng, sợ hãi, mệt mỏi, tự dằn vặt mình. Không những thế H còn không muốn sống nữa.
- Sinh lý : tổn thương về thể xác, có khả năng sẽ mang thai.
b. Phương diện xã hội
- Không muốn tiếp xúc với người ngoài, mất niềm tin vào cuộc sống, bị bạn bè xa lánh, tự trách cứ bản thân.
1.3. Giới thiệu giúp thân chủ tiếp cận các dịch vụ
Với vai trò là 1 nhân viên quản trị tôi sẽ giới thiệu cho H những dịch vụ để trị liệu tâm lý, không những thế còn gợi ý cho H đi làm các xét nghiệm cần thiết như: khám thai, xét nghiệm các bệnh có thể lây qua con đường quan hệ tình dục không an toàn.
2. Đánh giá
2.1. Thu thập những thông tin về tâm - sinh lý của trẻ bị làm dụng tình dục
Để thu được những thông tin này tôi sẽ dựa vào 3 nguồn thông tin chính :
Thứ nhất, trực tiếp trao đổi với các bác sỹ tâm lý đã có kinh nghiệm giải quyết các trường hợp tượng tự, đồng thời liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để biết về những tổn thương về mặt sinh lý của trẻ khi bị lạm dụng tình dục.
Thứ hai, tìm hiểu thông tin thông qua các kênh sách, báo, internet…
Thứ ba, còn tìm và nói chuyện với các trẻ đã từng bị xâm hại tình dục.
Với 3 nguồn thông tin trên tôi có thể hiểu rõ hơn về những cảm xúc, suy nghĩ cũng như những thương tổn mà em đang phải chịu hiện tại của H. Và kết quả cho thấy những trẻ bị xâm hại thường có những biểu hiện như :
+ Tâm lý : cảm giác tội lỗi (thường tự đỗ lỗi cho mình), lo lắng, sợ hãi, tuyệt vọng, thường tự làm tổn thương mình, cảm giác tức giận, không chỉ thế nhiều em còn có ý định tự tử.
+ Sinh lý : tổn thương sưng tấy ở bộ phận sinh dục hay hậu môn, mang thai, mắc bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm trùng tiết niệu, đi lại hoặc ngồi khó khăn, ngoài ra còn có thể bị đau bụng, đau đầu, mất ngủ, thay đổi khẩu vị…
2.2. Thu thập thông tin từ thân chủ
Đây là nguồn thông tin hết sức quan trọng bởi nó do chính thân chủ cung cấp, những thông tin thu được ở trên có thể đúng với đại bộ phận đối tượng nhưng có thể so với H lại không hẳn là thế. Chính vì thế nguồn thông tin này có một ý nghĩa rất quan trong trong quá trình quản lý ca.
Qua sự giới thiệu của trung tâm cũng như sự hỗ trợ từ phía gia đình H mà tôi đã gặp được em. Tuy nhiên, trong buổi nói chuyện đầu tiên với H, em vẫn duy trì trạng thái trầm mặc không muốn giao tiếp, em mới chỉ nói tên của mình cho tôi biết. Vì thế tôi đã tặng H một cuốn sách hạt giống tâm hồn với chủ đề “niêm tin trong cuộc sống” nói hy vọng em sẽ đọc và hẹn buổi sau gặp lại em.
Sang đến buổi thứ 2, tình hình đã có sự chuyển biến tốt hơn, H đã nói chuyện với tôi, nội dung cụ thể của buổi nói chuyện như sau:
NVXH : Chào H, rất vui vì lại được gặp em!
H : Chào chị!
NVXH : Thế em đã đọc quyển sách hôm trước chị tặng chưa, chị nghĩ nó sẽ rất có ích cho em mỗi khi ngồi một mình đấy.
H : Em đọc rồi, rất cảm ơn chị vì đã tặng nó cho em.
NVXH : Ừm đâu có gì, thế H năm nay bao nhiêu tuổi rồi?
H : Dạ em năm nay 15 tuổi rồi chị à.
NVXH : 15 tuổi, vậy học lớp 9 rồi, ở tuổi này chắc em có nhiều bạn bè lắm phải không?
H : Vâng, bạn bè thì nhiều nhưng em chỉ chơi thân nhất với mình K thôi chị à.
NVXH : Vậy à, ngày xưa chị cũng thế, bạn bè tuy nhiều nhưng cũng chỉ chơi thân với 1 vài người thôi. Ừm, chị thấy H có vẻ đang rất buồn, vậy em có thể chia sẻ cùng chị em đang gặp phải chuyện gì không?
H : Em… (mắt đỏ hoe)…
NVXH : Chị có thể hiểu bây giờ em đang rất buồn, có thể em nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu không nói ra với ai. Nhưng H à, em biết không im lặng nghĩa là chạy trốn và hơn thế mọi việc vẫn sẽ không thể giải quyết được. Chị tin mọi việc sẽ được giải quyết nếu em nói cho chị biết em đang gặp phải vấn đề gì?
H : Nếu em nói ra thì mọi chuyện sẽ khác phải không chị?
NVXH : Ừm, chị tin là thế! Nào giờ thì em đã sẵn sàng chưa?
H : Chị à, 1 tháng trước em cùng anh họ đến nhà 1 người bạn của anh ấy. Sau đó anh họ nói có việc phải đi trước bảo em ở lại đợi 15’ rồi anh sẽ đến đón. Nhưng trước khi anh quay lại thì bạn anh ấy là M đã cưỡng bức em (cúi mặt khóc), mọi chuyện đến quá bất ngờ nên em đã không thay đổi được gì. Sau đó anh ta còn đe dọa em không được nói ra với bất kỳ ai nếu không người chịu thiệt thòi chỉ là em mà thôi. Về đến nhà em cũng không dám nói cho ai biết nhưng khi bố mẹ nhận thấy được những khác lạ của em đã gặng hỏi và thế là em nói với bố mẹ tất cả. Bố mẹ em đã kiện M vì tội cưỡng bức em. Bạn bè biết đã xa lánh em, bố mẹ các bạn ấy còn cấm không cho chơi với em, em thấy buồn và nhục nhã lắm chị à, nhiều lúc em nghĩ mình đã làm khổ bố mẹ em quá nhiều. Em thực sự tuyệt vọng lắm chị à.
NVXH : Em hãy bình tĩnh, chị rất hiểu tâm trạng hiện giờ của em, chỉ có những đứa con biết thương yêu bố mẹ thật sự mới có những suy nghĩ như em. Nhưng H à, mọi việc xảy ra đều không phải là lỗi của em, trước đây em là một đứa con rất ngoan, học hành giỏi giang, được bạn bè yêu mến, vì thế em đừng vì những chuyện không phải mình gây ra mà tự dằn vặt như vậy. Có lẽ hiện giờ do chưa hiểu hết được sự việc nên mọi người mới hiểu lầm em, chỉ cần em cố gắng chị tin mọi chuyện sẽ khác.
H : Thật vậy hả chị?
NVXH : Ừm, tất nhiên rồi, có điều muốn được như vậy em phải cố gắng phối hợp cùng chị.
H : Vâng, em hứa.
Mặc dù đã biết vấn đề thân chủ gặp ở đây là gì nhưng trong buổi nói chuyện này tôi vẫn muốn gợi mở để thân chủ tự nói ra vấn đề thực sự của mình là gì, bởi có thế mới chứng tỏ thân chủ đã hoàn toàn đủ tự tin để đối diện với vấn đề và giải quyết chúng.
2.3. Thu thập thông tin từ gia đình
Đối với H mà nói, gia đình chiếm một vị trí lớn nhất, vì thế thông tin từ phía gia đình là 1 nguồn thông tin tất hữu ích. Tôi đã trao đổi với gia đình H và nội dung của cuộc trò ruyện cụ thể như sau:
NVXH : Chào anh chị, tôi là Phương nhân viên của tổ chức X nơi mà anh chị đã đến để mong nhận được sự trợ giúp. Hôm nay tôi đến đây muốn trao đổi với gia đình để có thể biết thêm một số thông tin về H để tiện cho quá trình trợ giúp em. Rất mong được gia đình giúp đỡ.
Gia đình H (GĐH) : À, không có gì, tôi rất mong gặp được cô để có thể tiện trao đổi thông tin về con gái tôi. Cô muốn biết thêm điều gì cứ hỏi chúng tôi sẵn sàng trả lời.
NVXH : Vâng rất cảm ơn vì tinh thần hợp tác của gia đình. Vậy anh chị có thêt cho tôi biết thông qua những biều hiện gì của H mà anh chị nghĩ cháu bị xâm hại tình dục?
GĐH : Thực ra ban đầu tôi không nghĩ con mình bị xâm hại, tôi chỉ thấy cháu có những biểu hiện rất lạ như không muốn ăn, hay cáu gắt nhiều khi lại có vẻ rất khổ tâm, thấy thế vợ chồng tôi rất lo lắng, cứ nghĩ rằng cháu học hành căng thẳng quá nhưng vì tình trạng này kéo dài trong 1 tuần liên tục nên chúng tôi đã gặng hỏi cháu, ban đầu con tôi không nói gì, nó chỉ khóc lóc sau đó chúng tôi đã động viên cháu cứ nói ra sự thật không sao hết. Thế là con tôi đã kể cho chúng tôi nghe về việc đó (chị vừa nói vừa khóc)
NVXH : Tôi thực sự rất lấy làm tiếc vì sự việc đã xảy ra, nhưng chị hãy mạnh mẽ lên vì hiện giờ gia đình là chỗ dựa tinh thần lớn nhất cho H. Anh chị có thể cho tôi biết thêm là, sau khi biết được sự việc gia đình đã có thái độ, hành động như thế nào đối với H?
GĐH : Chúng tôi nghe xong mà rất đau lòng, vừa buồn vừa giận mình đã không bảo vệ tốt con gai mình, chúng tôi đã động viên cháu rất nhiều, nhưng ngày nào cháu cũng khóc vì thế chúng tôi càng buồn hơn.
NVXH : Vậy với người đã xâm hại H thì như thế nào ? anh chị đã làm gì?
GĐH : Thực sự lúc đó chúng tôi hết sức tức giận, nếu không có pháp luật tôi chỉ mong giết chết thằng đó đi cho xong, vì thế vợ chồng tôi quyết định kiện ra tòa.
NVXH : Thế trước khi làm vậy anh chị có hỏi qua ý kiến của H không?
GĐH : Ban đầu chúng tôi cũng nói cho cháu biết nhưng cháu cũng không có phản ứng gì, chỉ đến khi mọi người biết chuyện, bạn bè xa lánh cháu, các phụ huynh khác thì cấm không cho con họ chơi với con tôi, lúc ấy H càng buồn hơn, vì thế cháu đã không đến lớp nữa chỉ nhốt mình ở trong phòng cả ngày. Chúng tôi đã rất đau lòng nhưng không biết làm gì để con gái mình có thể vượt qua được chuyện này vì thế chúng tôi quyết định tìm đến trung tâm mong nhận được sự hỗ trợ từ phía trung tâm của cô.
NVXH : Thực sự tôi rất cảm ơn vì chị đã tin tưởn và lựa chọn trung tâm của chúng tôi, tôi rất mong trong thời gian sắp tới sẽ nhận được sự hỗ trợ hơn nữa từ phía gia đình để tôi có thể hỗ trợ H một cách hiệu quả nhất.
GĐH : Tất nhiên là được rồi, chúng tôi thực sự rất cảm ơn cô.
2.4. Thu thập thông tin từ bạn thân
H là con một trong gia đình vì thế em thường tâm sự với K rất nhiều, vậy nên những thông tin thu được từ K cũng sẽ rất hữu ích cho tiến trình giải quyết vấn đề sau này. Qua sự hỗ trợ từ phía gia đình H tôi đã gặp được K và cuộc trò chuyệ với K – bạn thân của H , được ghi lại như sau :
NVXH : Chào K, rất vui khi được gặp em, chị là Phương nhân viên của trung tâm X là người đang trực tiếp trợ giúp cho H bạn thân của em. Hôm nay chị đến đây rất mong sẽ được em chia sẻ một số thông tin về H để chị có thể tiện cho quá trình trợ giúp H.
K : Vâng, em rất vui khi được gặp chị, chị muốn biết điều gì cứ hỏi đi.
NVXH : Ừm, rất cảm ơn em vì đã đồng ý, K có thể nói cho chị biết em và K chơi với nhau đã được bao lâu rồi không?
K : Dạ cũng lâu lắm rồi chì à! Từ khi bọn em còn học mẫu giáo.
NVXH : Thế thì hẳn là em rất hiểu tính cách của H, phải không?
K : Vâng, chơi với nhau đã lâu nên bọn em rất hiểu nhau, H là một người bạn rất tốt, cậu ấy rất đáng yêu và giỏi giang nữa. H luôn sống rất vô tư và lạc quan, em rất thích tính cách này của bạn ấy.
NVXH : Vậy trước khi bố mẹ H kiện M ra tòa thì em có biết gì về việc H bị xâm hại không?
K : Trước đó em thấy cậu ấy có biểu hiện rất khác thường chị à, nhưng em hỏi thì H lại không nói, đến ngày hôm sau khi đến rủ H đi học em mới biết được qua bố mẹ bạn ấy. Hai bác nói rất mong em sẽ bên cạnh động viên chia sẻ với H.
NVXH : Thế khi biết được điều đó em có cảm nhận gì và đã làm gì với H?
K : Thực sự lúc đó em rất bất ngờ, không nghĩ rằng chuyện đó có thể xảy ra với cậu ấy. Em rất thương H, và cũng rất mong cậu ấy có thể vượt qua được khó khăn này. Có lần em đã hỏi H về chuyện đó nhưng cậu ấy dường như đã thay đổi rất nhiều, không những không nói với em cậu ấy còn nổi cáu với em. Em biết khi mọi người biết chuyện đã xa lánh H làm cậu ấy rất đau khổ nhưng em vẫn luôn bên cạnh và hy vọng cậu ấy sẽ vượt qua được lần này.
NVXH : Có được một người bạn thân như em chị nghĩ rằng chắc chắn H rất hạnh phúc, chị rất mong trong quãng thời gian tới đây em sẽ hỗ trợ chị để giúp cho H có thể trở lại như xưa.
K : Vâng, tất nhiên rồi, có thể giúp được gì em rất sẵn sàng.
2.5. Thu thập thông tin từ phía những người hàng xóm lân cận, giáo viên chủ nhiệm, bạn bè trên lớp của H
Trải qua thời gian là một ngày, tôi đã đi gặp những người hàng xóm bên cạnh gia đình H và biết thêm được một số thông tin về em : H là một cô bé rât lễ phép, em rất biết cách cư xử với mọi người, không những thế ở trên lớp em còn là một cán bộ gương mẫu, học lực rất tốt, luôn hòa đồng với tất cả mọi người. Vì thế em rất được mọi người yêu quý. Tuy nhiên, vì sự việc xảy ra quá đường đột nên đối với những người bạn của em thì họ đã hiểu lầm về nhân cách của H. Vì thế mới xa lánh H.
3. Lập kế hoạch
Mục tiêu : “ Giúp H thoát khỏi tình trạng khủng hoảng tâm lý, tiếp tục đi học, lấy lại thăng bằng trong cuộc sống ”.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra tôi sẽ xác định các tài nguyên mà H có qua bảng phân tích SWOT, đồng thời xây dựng một chương trình cụ thể.
3.1. Sử dụng phân tích SWOT :
Điểm mạnh :
Học sinh giỏi
Ngoan ngoãn
Gia đình thương yêu
Vô tư, lạc quan
Điểm yếu :
Luôn dằn vặt, tự trách
Không muốn giao tiếp với ai
Mặc cảm về bản thân
Không muốn sống nữa
Cơ hội :
H không có lỗi vì vậy sẽ được mọi người hiểu và thông cảm
Sẽ nhận được sự trợ giúp nhiệt tình của NVQLC
Tiếp cận với các dịch vụ xã hội tốt nhất
Thách thức :
Phải mất một khoảng thời gian dài mới có thể hòa nhập lại được
Ban đầu có thể mọi người vẫn chưa thông cảm
Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm
3.2. Xây dựng chương trình
Trên cơ sở đã phân tích được các điểm mạnh, yếu và cơ hội cũng như những thách thức của H, tôi đã xây dựng nên 1 chương trình thực hiện trong 10 buổi, cụ thể như sau :
STT
Hoạt động
Nội dung chi tiết
Người thực
hiện
Nhận xét
Buổi
1
Gặp gỡ và trao đổi thông tin với gđ H
- Giới thiệu, làm quen
- Thu thập thông tin về H qua các câu hỏi như :
+/ những biểu hiện nào của H khiến anh, chị nghĩ cháu bị xâm hại tình dục?
+/ khi đó anh chị đã làm gì để an ủi, động viên H?
+/ đối với người đã xâm hại H anh chị đã có những hành động gì?
+/ Trước khi kiện M ra tòa thì anh, chị có hỏi ý kiến của H không?
Nhân viên quản lý ca cùng bố mẹ H
Bố mẹ H đã rất nhiệt tình cung cấp những thông tin mà tôi muốn biết, đây là một thuận lợi rất lớn trong tiến trình trợ giúp của tôi.
Buổi 2,3
Gặp gỡ và làm quen với TC
Qua sự trợ giúp của gia đình H tôi đã có thể gặp được em ngay tại căn phòng của em.
- Trong buổi trò chuyện đầu tiên chỉ là nói chuyện làm quen với H 1 cách thoải mái nhất. Ví dụ như : hỏi tên, tuổi, sở thích của H. Ngoài ra, tôi còn tặng cho em 1 cuốn sách hạt giống tâm hồn về chủ đề “niềm tin trong cuộc sống”. Tôi nghĩ nó sẽ rất có ích cho em.
- Đến buổi thứ 2 lúc này bởi tôi đã tạo được mối quan hệ với H trong lần nói chuện trước vì thế tôi đã hỏi những điều quan trọng hơn để thu thập được nhiều thông tin hơn, như :
+/ Vậy người bạn thân nhất của em là ai?
+/ Em đang gặp phải vấn đề gì? Tâm trạng cảm xúc của em như thế nào?
+/ Khi ấy gia đình đã làm gì để giúp em?
Nhân viên quản lý ca và thân chủ
Trong buổi đầu thân chủ có vẻ còn rất trầm mặc, ít nói. Nhưng sang đến buổi nói chuyện thứ 2 em đã mở lòng hơn nhiều nói ra những khó khăn mà mình gặp phải cũng như tâm trạng cảm xúc của em khi ấy.
Buổi 4
Trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa và các bác sỹ tâm lý đã từng có kinh nghiệm điều trị cho trẻ bị lạm dụng TD
Khi đã biết được những thông tin cơ bản về H, tôi đã hẹn gặp các bác sỹ để thu thập thêm thông tin về những tổn thương tâm – sinh lý của trẻ bị lạm dụng và biết được các em thường bị tổn thương ở cả thể chất lẫn tinh thần.
Sau đó, tìm hiểu các giải pháp phù hợp dành cho H? Và thường thì để ổn định tâm lý cho H phải mất trong thời gian là bao lâu?
Đồng thời tìm hiểu những trường hợp tương tự để sau này H có thể gặp và trao đổi.
Nhân viên quản lý ca và bác sỹ
Buổi
5
Trao đổi cùng các đồng nghiệp
Trực tiếp lên phòng của nhà quản trị để biết được những đồng nghiệp nào đã từng có kinh nghiệm quản lý các trường hợp của trẻ bị lạm dụng TD, sau đó trao đổi với đồng nghiệp về giải pháp tốt nhất đối với H cũng như tiến trình làm việc sao cho hiệu quả.
Nhân viên quản lý ca và đồng nghiệp
Buổi 6
Trao đổi cùng K, bạn thân của H
Hoạt động này sẽ được thực hiện trong 1 buổi, qua cuộc nói chuyện với K để biết được tính cách, lối sống của H. Không những thế còn động viên K kiên trì bên cạnh hỗ trợ H trong tiến trình giải quyết vấn đề.
Nhân viên quản lý ca và K
Trong buổi nói chuyện này K đã rất chân thành cung cấp những thông tin về H, ban đầu K có vẻ ngại nhưng sau đó thì đã tự nhiên hơn.
Buổi 7
Gặp gỡ, trao đổi cùng gvcn, bạn bè trong lớp và những hàng xóm lân cận của H
- Đối với gvcn: gặp ở nhà riêng của cô, tìm hiểu thêm về lực học, các cư xử với thầy cô, bạn bè của H. Quan trọng hơn cả là mong sự hỗ trợ từ phía cô giao trong việc giải thích cho các bạn cùng lớp hiểu, thông cảm cho hoàn cảnh của H cũng như tác động đến các bậc phu huynh không nên thành kiến với H khi chưa tìm hiểu kỹ nguyên nhân.
- Bạn bè trong lớp : trong giờ ra chơi 15’ tôi đã tìm đến lớp trưởng của lớp để có thể trao đổi cùng các bạn trong lớp H, qua đó tôi được biết trước khi H xảy ra chuyện em rất được bạn bè tín nhiệm và yêu quý, H còn là 1 cán bộ gương mẫu. Nhưng khi biết chuyện của H, mọi người đã thay đổi cách nhìn về em. Chính vì thế qua cuộc trao đổi này tôi có thể giải thích cho bạn của H hiểu rằng mọi chuyện xảy ra đều không phải do H cố ý, mà em chỉ là một nạn nhân, bên cạnh đó tôi sẽ kêu gọi các bạn có thể đến thăm H động viên em đến trường, nhanh chóng trở về cuộc sống thường ngày.
- Đối với những người hàng xóm thân cận: xung quanh khu vực nhà H có khoảng 10 hộ dân là ở gần nhất vì thế tôi sẽ đến 5 trong số 10 hộ để tìm hiểu về cách cư xử hàng ngày của em. Đồng thời hỏi về những cảm nghĩ của họ khi biết tin H bị lạm dụng tình dục, họ đã làm gì để an ủi gia đình cũng như H.
=> kết thúc mỗi một cuộc gặp với những đối tượng trên tôi đều lấy máy ghi âm và ghi lại những lời chúc, lời xin lỗi cũng như những lời nói để động viên tinh thần của H.
Nhân viên quản lý ca và giáo viên chủ nhiệm, bạn cùng lớp và những người hàng xóm của H
- Cô đã chấp nhận lời đề nghị và cũng có thái độ rất nhiệt giúp đỡ.
- Các bạn của H dường như đã hiểu rõ hơn về sự việc và bay tỏ thái độ muốn đến thăm và động viên H trở lại đi học.
- Những người hàng xóm bên nhà H cũng đã rất nhiệt tình, họ cũng muốn giúp H có thể nhanh lấy lại thăng bằng trong cuộc sống.
Buổi
8
Đưa H đi gặp và trò chuyện với 1 số em có hoàn cảnh giống em
Qua sự giới thiệu của đồng nghiệp cũng như của các bác sỹ tâm lý, tôi đã tìm ra 3 trường hợp điển hình để đưa H đi gặp. Địa điểm gặp mặt là tại một quán nước khá thoáng mát và yên tĩnh ở bên hồ.
Đây là những em đã từng trải qua những khó khăn như H hiện giờ, nhưng hiện tại các em đều đã lớn, tôi tìm đến các em với mong muốn các em có thể chia sẻ tâm sự cùng H để H có thêm niềm tin, nghị lực trong cuộc sống.
Ban đầu sẽ có sự tham gia của tôi, nhưng sau đó tôi sẽ để lại không gian thoải mái cho 4 em cùng trò chuyện với nhau
Buổi trò chuyệ diễn ra khá thuận lợi. H đã có thêm niềm tin để cố gắng, em còn nói rất mong có dịp gặp lại 3 em có hoàn cảnh giống mình.
Buổi
9
Trao đổi, tâm sự cùng H
Sau 1 thời gian làm việc tôi sẽ cùng với H đánh giá lại những gì đạt được trong thời gian qua. Đồng thời cho H nghe những lời nói của bạn bè, thầy cô đã được tôi ghi âm từ trước, động viên H nên quay trở lại đi học vì mọi người đã không còn hiểu lầm em và quan trọng hơn cả là em đã nhận ra mình không có lỗi gì trong chuyện này, tất cả chỉ là những rủi ro và em chỉ là nạn nhân.
Nhân viên quản lý ca và H
H đã đồng ý quay trở lại lớp học, tuy vẫn còn chưa đủ tự tin nhưng em đã mạnh mẽ hơn rất nhiều
Buổi
10
Cùng H đến buổi ngoại khóa của lớp
Trong để H có thể tự tin hơn, tôi và K sẽ cùng đưa H đến buổi ngoại khóa mà lớp tổ chức, trong đó H sẽ được tham gia 1 tiết mục hát tốp ca. Ngoài ra lớp sẽ có 1 món quà nhỏ tặng H nhân ngày em quay trở lại lớp học.
Nhân viên quản lý ca, H, K
H đã rất cảm động và biết ơn mọi người, em hứa sẽ cố găng hơn nữa để sống thất tốt.
4. Can thiệp
4.1. Thực hiện theo bản kế hoạch đã được thiết kế cùng H
4.2. Thực hiện phối hợp với các bác sỹ tâm lý, đồng nghiệp cũng như sự hỗ trợ về mặt y học
Tìm hiểu và giơi thiệu cho H những em có hoàn cảnh tương tự để H được trò chuyện, chia sẻ giảm bớt áp lực.
5. Lượng giá
Có thể nói việc lên kế hoạch cũng như việc thực hiện kế hoạch diễn ra khá thuận lợi và đạt hiệu quả. Với việc nắm bắt được những nguồn lực của thân chủ, có ý nghĩa rất lớn trong việc lên kế hoạch để đạt được mục tiêu ban đầu: “ Giúp H thoát khỏi tình trạng khủng hoảng tâm lý, tiếp tục đi học, lấy lại thăng bằng trong cuộc sống ”.
Từ buổi làm việc đầu tiên đến khi kết thúc đã tiến hành tương đối hiệu quả, thông tin thu được về H trong các buổi số 1, 2,3,6,7 rất quan trọng và có ý nghĩa lớn trong tiến trình trợ giúp thân chủ. Đặc biệt là ở buổi làm việc thứ 8 khi H đi gặp những em có hoàn cảnh giống mình, lúc đó H đã thực sự có thể mở lòng chia sẻ cũng như có thêm niềm tin và nghị lực để cố gắng. Sang đến buổi làm việc thứ 9,10 tình hình của H đã có sự chuyển biến rất lớn sang một bước ngoặt mới em đã đủ dũng khí để đến lớp tham gia buổi ngoại khóa của lớp.
Nhìn chung, cho đến khi kết thúc tiến trình làm việc tuy chưa hoàn toàn giúp H trở về hòa nhịp với cuộc sống nhưng theo nền tảng đó chắc chắn rằng em có thể nhanh chóng trở về cuộc sống như xưa. Đây cũng có thể coi là một kinh nghiệm rất lớn trong quá trình quản lý những trường hợp sau của tôi.
6. Kết thúc
Sau khi đã kết thúc hồ sơ quản lý ca, tôi sẽ lưu lại hồ sơ và những thông tin liên quan đến H để phục vụ cho những trục trặc nếu có xảy ra. Không những thế những hồ sơ của H cũng có thể dùng để tham khảo cho những trường hợp tượng tự say này.
7. Theo dõi
Trong thời gian đầu khi H mới đi học trở lại cứ 1 tuần 1 lần tôi vẫn thường xuyên giữ liên lạc với H cũng như gia đình em để biết được những chuyển biến của em, đồng thời nếu có khó khăn có thể kịp thời hỗ trợ. Sau 1 thời gian khi tất cả đã dần vào ổn định thì 1 tháng hoặc 2 tháng liên lạc 1 lần cho đến khi H đã hoàn toàn có thể bình phục trở lại lúc đó quá trình quản lý ca của tôi cũng hoàn toàn kết thúc./.
*** hết ***
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_tri_8049.doc