Ứng dụng vba trong MS power point cho dạy học tương tác nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh

Phần một. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và Khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, để ngành giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chúng ta cần cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các trang thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành để nâng cao chất lượng dạy học. Bộ giáo dục và Đào tạo đã có những chủ trương rất cụ thể trong toàn ngành về việc ứng dụng CNTT trong công tác dạy và học từ năm học 2008 – 2009 đã được phát động là “Năm học công nghệ thông tin” trong toàn ngành giáo dục. Được sự quan tâm của các cấp, ngành, hầu hết các nhà trường hiện nay trong tỉnh đều được trang bị khá đầy đủ máy tính và kết nối mạng Internet, máy chiếu lắp tại các phòng bộ môn tạo điều kiện cho giáo viên khai thác hiệu quả ứng dụng của CNTT vào dạy học, không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ về CNTT cho cán bộ giáo viên nhằm phát huy tối đa hiệu quả của việc đưa ứng dụng CNTT vào dạy học. Qua khai thác, tìm hiểu kiến thức trên mạng Internet và áp dụng vào thực tế giảng dạy, đặc biệt là tham gia vào các tiết hội giảng cấp huyện, cấp tỉnh được ban giám khảo cùng đồng nghiệp biết đến và đánh giá cao về hiệu quả của nó trong giảng dạy. Đối chiếu với những tiết dạy điện tử thông thường thì tính tương tác giữa học trò và bài học còn mờ nhạt, vì thế vấn đề đặt ra là làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Làm cho học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động học tập trên bài giảng điện tử, trực tiếp thực hiện các thao tác trên máy vi tính, tự kiểm tra kết quả học tập của mình, . Khai thác thông tin qua mạng Internet tôi đã tìm được câu trả lời, qua vận dụng vào thực tế giảng dạy, đánh giá hiệu quả giảng dạy và phản hồi từ phía đồng nghiệp tôi đã đúc rút và xây dựng đề tài:“Ứng dụng VBA trong MS PowerPoint cho dạy học tương tác nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” trong dạy học hóa học lớp 9 với mong muốn cùng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp để tích cực hoá hoạt động dạy học môn hoá học ở trường THCS.

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2885 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng vba trong MS power point cho dạy học tương tác nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ "ỨNG DỤNG VBA TRONG MS POWER POINT CHO DẠY HỌC TƯƠNG TÁC NHẰM TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH" Phần một. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và Khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, để ngành giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chúng ta cần cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các trang thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành để nâng cao chất lượng dạy học. Bộ giáo dục và Đào tạo đã có những chủ trương rất cụ thể trong toàn ngành về việc ứng dụng CNTT trong công tác dạy và học từ năm học 2008 – 2009 đã được phát động là “Năm học công nghệ thông tin” trong toàn ngành giáo dục. Được sự quan tâm của các cấp, ngành, hầu hết các nhà trường hiện nay trong tỉnh đều được trang bị khá đầy đủ máy tính và kết nối mạng Internet, máy chiếu lắp tại các phòng bộ môn tạo điều kiện cho giáo viên khai thác hiệu quả ứng dụng của CNTT vào dạy học, không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ về CNTT cho cán bộ giáo viên nhằm phát huy tối đa hiệu quả của việc đưa ứng dụng CNTT vào dạy học. Qua khai thác, tìm hiểu kiến thức trên mạng Internet và áp dụng vào thực tế giảng dạy, đặc biệt là tham gia vào các tiết hội giảng cấp huyện, cấp tỉnh được ban giám khảo cùng đồng nghiệp biết đến và đánh giá cao về hiệu quả của nó trong giảng dạy. Đối chiếu với những tiết dạy điện tử thông thường thì tính tương tác giữa học trò và bài học còn mờ nhạt, vì thế vấn đề đặt ra là làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Làm cho học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động học tập trên bài giảng điện tử, trực tiếp thực hiện các thao tác trên máy vi tính, tự kiểm tra kết quả học tập của mình, . Khai thác thông tin qua mạng Internet tôi đã tìm được câu trả lời, qua vận dụng vào thực tế giảng dạy, đánh giá hiệu quả giảng dạy và phản hồi từ phía đồng nghiệp tôi đã đúc rút và xây dựng đề tài:“Ứng dụng VBA trong MS PowerPoint cho dạy học tương tác nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” trong dạy học hóa học lớp 9 với mong muốn cùng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp để tích cực hoá hoạt động dạy học môn hoá học ở trường THCS. Phần hai. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A. ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI NGHIÊN CỨU Thông thường khi củng cố kiến thức từng phần hoặc toàn bài, giáo viên thường sử dụng các bài tập củng cố bằng soạn thảo trên MS PowerPoint thông thường, bài tập trắc nghiệm khách quan được thiết kế dạng điền khuyết, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời đáp án và tiếp theo là giáo viên click chuột để hiệu ứng xuất hiện kết quả cho cả lớp cùng biết kết quả học sinh thực hiện đúng hay sai. Nhận xét: phương pháp dạy học bằng bài giảng điện tử thông thường trong những năm gần đây được nhiều thày cô nghiên cứu và sử dụng một số phần mềm khá hiệu quả, song đối với soạn giảng bằng MS PowerPoint thông thường thì tính hiệu quả chưa cao, ít tạo ra hứng thú cho học sinh, học sinh dễ nhàm trán và có ảnh hưởng không cao đến việc lĩnh hội kiến thức bài học trong. B. NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC TẾ ĐÃ LÀM - Tìm hiểu qua mạng internet về một số tài liệu hướng dẫn soạn MS PowerPoint nâng cao, trong đó có một số tài liệu về kĩ thuật Visual Basic for Application (VBA) trong PowerPoint. - Trao đổi về hiệu quả ứng dụng này với một số đồng nghiệp là quản lý, có kiến thức và yêu thích công nghệ thông tin, cùng chuyên môn trong huyện, tỉnh. - Vận dụng soạn - giảng giáo án điện tử trong giảng dạy hoá học 9 của hai năm học gần đây. - Lập số liệu thống kê so sánh giữa hướng vận dụng đổi mới này với phương pháp dạy bằng giáo án điện tử thông thường. C. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. BIỆN PHÁP THỰC HIÊN 1. Yêu cầu 1.1. Chuẩn bị máy tính - Trước khi làm việc cần kiểm tra xem trong Microsoft Office PowerPoint 2003 đang dùng đã có chương trình Visual Basic chưa và chúng ta cần cài đặt bổ sung chương trình này để tiếp tục làm việc. - Xác định vị trí làm việc trên Visual Basic bằng cách vào menu View chọn mục Toolbars chọn Contronl Toolbox lấy các công cụ của Visual Basic đưa lên thanh menu (ở đây để xây dựng slide bài tập dạng này chúng ta chỉ cần sử dụng hai nút lệnh là Command Button và ) như ở hình sau . - Tạo môi trường làm việc cho Visual Basic: ở chế độ mặc định PowerPoint không chạy Macro vì lý do bảo mật, vì vậy ta phải thiết lập lại chế độ Macro để tạo môi trường làm việc thuận lợi cho VisualBasic bằng cách click vào menu Tools chọn Macro, chọn tiếp Security, xuất hiện hộp Security chọn mục Low trong bản này rồi click vào OK (H.2). Lúc này thì chương trình Visual Basic trong Microsoft Office PowerPoint 2003 đã sẵn sàng cho bạn làm việc. 1.2. Chuẩn bị nội dung bài tập - Giáo viên cần xác định kiểu bài tập điền khuyết dạng kéo thả chữ này gồm có bao nhiêu chỗ trống cần điền để có kế hoạch tạo các Label tương ứng. - Chuẩn bị nội dung bài tập một cách ngắn gọn, chính xác và kết hợp nhiều mức độ tư duy khác nhau. - Ví dụ về việc xây dựng một bài tập của cố dưới đây ở tiết 39 "Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học", hoá học lớp 9. Với ý tưởng là trên một slide có 5 chỗ trống cần điền và 7 cụm từ cho trước, học sinh cần lựa chọn và click vào 5 cụm từ đúng để điền vào chỗ trống, 2 phương án còn lại chỉ là gây nhiễu. Nếu thấy nhầm hoặc sai học sinh có thể nhấn vào nút "Làm lại" để thực hiện lại công việc, khi hoàn tất bài tập học sinh có thể tự kiểm tra bằng cách nhấn vào nút "Kết quả" . 1.3. Xác định số Label cần tạo - Xác định số Label cần tạo: thông thường số Label gấp đôi số chỗ trống cần điền cộng thêm một vài Label ghi đáp án gây nhiễu, và có thể đơn giản hoá bằng công thức tính sau: Tổng số Label = 5 Label đặt ở chỗ trống + 01 Label trung gian + 5 Label có ghi từ cần điền (ở ngoài) + 02 Label ghi đáp án nhiễu + 01 label hiển thị số ô đúng = 14 label. 2. Quy trình thực hiện. Bước 1. Soạn nội dung của bài tập trên PowerPoint thông thường, để cách các chỗ trống cho vừa với các cụm từ cần điền (H.4). Bước 2. Tạo ra các Label và tuỳ chỉnh một số thuộc tính cần thiết. - Tạo ra các Label bằng cách click vào chữ A trên thanh công cụ Visual Basic rồi đặt chuột vào slide để vẽ ra một Label (H.5) . - Tuỳ chỉnh một số thuộc tính của các Label bằng cách click chuột phải vào một Label rồi chọn thẻ Properties (hoặc chọn hình bàn tay Properties trên thanh Contronl Toolbox). Trong hộp Properties ta tuỳ chỉnh một số thuộc tính quan trọng như Font chữ, màu chữ, màu nền, canh giữa của mỗi Label . + Chọn Font chữ: click vào thẻ Font, click tiếp vào ô dấu ba chấm và tuỳ chọn font chữ cho phù hợp. + Chọn màu chữ: click vào thẻ ForeColor click tiếp vào hình tam giác rồi tuỳ chọn màu chữ cho phù hợp. + Chọn màu nền: click vào thẻ BackColor click tiếp vào hình tam giác rồi tuỳ chọn màu nền cho phù hợp. + Chọn màu viền: click vào thẻ BorderColor click tiếp vào hình tam giác rồi tuỳ chọn màu viền cho phù hợp. + Canh giữa cho Label: click vào thẻ TextAlign, click vào hình tam giác và tuỳ chọn canh giữa hoặc phải, trái. Bước 3. Sắp xếp các Label vào vị trí - Di chuyển Label 1 đã tạo vào vị trí chỗ trống thứ nhất, rồi chỉnh kích thước của Label này cho vừa với chỗ trống. - Tiếp theo ta coppy Label 1 lần lượt thành các label tiếp theo và xếp theo thứ tự vào vị trí của từng chỗ trống . Bước 4. Viết nội dung lên các label 7 đến label 13 - Ta click chuột phải lên label 7, trong hộp thoại ta click tiếp vào thẻ Label Oject, chọn Edit rồi soạn thảo nội dung trên label 7. - Ta soạn nội dung trên các Label 8 đến label 13 tương tự như đã thực hiện trên label 7. Bước 5. Tạo các nút lệnh "Làm lại" và "Kết quả" - Ta click vào nút CommandButton trên thanh Contronl Toolbox rồi vẽ lên slide. - Đặt các thuộc tính của Command Button như đối với Label. Ta click chuột phải vào CommandButton, rồi chọn thẻ Properties. Trong hộp Properties ta tuỳ chỉnh một số thuộc tính quan trọng như Font chữ, màu chữ, màu nền, canh giữa của mỗi Command Button. 3. Viết câu lệnh (viết đoạn code) Bước 1. Viết đoạn code cho các Label - Ta click đúp vào label1, lúc này sẽ xuất hiện môi trường VisualBasic để viết đoạn code, thể hiện rõ cho từng label và được viết lần lượt như sau: + Với label1 code được viết là: label1.Caption=label6.Caption + Với label2 code được viết là: label2.Caption=label6.Caption + Với label3 code được viết là: label3.Caption=label6.Caption + Với label4 code được viết là: label4.Caption=label6.Caption + Với label5 code được viết là: label5.Caption=label6.Caption + Với label6 code để trống, không cần viết + Với label7 code được viết là: label6.Caption=label7.Caption + Với label8 code được viết là: label6.Caption=label8.Caption + Với label9 code được viết là: label6.Caption=label9.Caption + Với label10code được viết là: label6.Caption=label10.Caption + Với label11 code được viết là: label6.Caption=label11.Caption + Với label12 code được viết là: label6.Caption=label12.Caption + Với label13 code được viết là: label6.Caption=label13.Caption + Với label14 code để trống, không cần viết. - Kiểm tra kỹ một lần nữa rồi click vào dấu "X" đỏ để thoát khỏi môi trường viết code của VisualBasic Bước 2. Viết các đoạn code cho hai nút lệnh "Làm lại" và "Kết quả" - Tương tự viết code vào Label, ta click đúp vào nút lệnh "Làm lại", xuất hiện môi trường viết code của VisualBasic. Viết đoạn code vào với nội dung như sau: Label1.Caption="" Label2.Caption="" Label3.Caption="" Label4.Caption="" Label5.Caption="" Label6.Caption="" Label14.Caption="" - Tiếp theo ta viết viết đoạn code sau vào nút lệnh "Kết quả": Label14.Caption="0" If Label1.Caption=Label7.Caption Then Label14.Caption=Label14.Caption+1 If Label2.Caption=Label8.Caption Then Label14.Caption=Label14.Caption+1 If Label3.Caption=Label9.Caption Then Label14.Caption=Label14.Caption+1 If Label4.Caption=Label10.Caption Then Label14.Caption=Label14.Caption+1 If Label5.Caption=Label11.Caption Then Label14.Caption=Label14.Caption+1 - Kiểm tra kỹ một lần nữa rồi click vào dấu "X" đỏ để thoát khỏi môi trường viết code của VisualBasic . - Tiếp theo, đối với Label 6 ta click vào thuộc tính Properties rồi di chuyển xuống thẻ Visible click vào và điều chỉnh True thành False. Sự điều chỉnh này có ý nghĩa không cho Label 6 (đóng vai trò trung gian) xuất hiện khi trình diễn slide. Chú ý: Trong khi thiết kế dạng bài tập này chúng ta cần chú ý khi viết đoạn code phải thật chính xác với các địa chỉ Label và CommandButton. Đối với bài tập này ta dùng Label 1,2,3,4,5 để làm ô trống cần điền từ, Label 6 trung gian dùng để chứa các từ đã chọn, Label 7,8,9,10,11 dùng để chứa các từ cần điền, Label 14 dùng để báo số ô đã điền đúng, Label 12,13 chứa các đáp án gây nhiễu. 4. Sử dụng trong hoạt động dạy và học (File ví dụ kèm theo: Tiet39-SoluocbangTHcacNTHH) Đối với tiết 39- Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, nghiên cứu song nội dung về nguyên tắc sắp xếp và cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Để củng cố và khắc sâu kiến thức toàn bài giáo viên sử dụng slide bài tập trắc nghiệm dạng điền khuyết - kéo thả chữ bằng hoạt động tương tác trực tiếp với học sinh, giáo viên đóng vai trò người hướng dẫn. Phần củng cố cần thực hiện các hoạt động cơ bản sau: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu học sinh nghiên cứu kỹ yêu cầu của bài tập. - Hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác: Hãy click vào ô chứa từ cần lựa chọn, click tiếp vào ô trống cần điền, nếu thấy nhầm thì click vào nút "Làm lại" để thực hiện lại, sau khi thực hiện song click tiếp vào nút "Kết quả" để kiểm tra mức độ chính xác. - Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập. - Yêu cầu cả lớp theo dõi nội dung thực hiện, nhận xét. - Qua bài tập nhắc chúng ta cần phải nhớ và khắc sau nội dung kiến thức nào trong bài học? - Nghiên cứu kỹ nội dung yêu cầu của bài tập là dạng bài tập điền khuyết. - Theo dõi hướng dẫn thực hiện các thao tác trên máy tính để làm bài tập. - Học sinh thực hiện bài tập. - Học sinh theo dõi tiến trình thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện sau một lần thực hiện hoặc phải làm lại hay không. - Rút ra kết luận về kiến thức thông qua bài tập. - Kết thúc bài tập giáo viên có thể đề nghị cả lớp khích lệ học sinh thực hiện bài tập bằng tràng pháo tay sau khi hoàn thành bài tập và cho điểm. II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Như vậy đến đây chúng ta có thể tự tạo cho mình một bộ slide bài tâp trắc nghiệm dạng kéo thả chữ - điền khuyết để phục vụ cho mục đích giảng dạy của mình. Đề tài đã hướng dẫn một cách chi tiết nhất có thể để chúng ta có thể nắm bắt một cách nhanh nhất kỹ thuật làm trắc nghiệm này. Kết quả áp dụng trên cùng một lớp có chất lượng học tập ổn định, xử lý bài tập trắc nghiệm điền khuyết để củng cố kiến thức trong bài theo hai hướng là dùng phương pháp trình chiếu qua soạn thảo MS Powerpoint thông thường và hướng thứ hai là dạy học tương tác qua ứng dụng VBA trong MS Powerpoint, kết quả thu được như sau: Phương pháp áp dụng Tỉ lệ học sinh trong lớp có hứng thú học tập tích cực và nắm vững kiến thức bài học Dạy học trình chiếu bài tập trắc nghiệm bằng trình chiếu MS Powerpoint thông thường. Dưới 60% Dạy học tương tác qua bài tập trắc nghiệm bằng ứng dụng VBA trong MS Powerpoint Trên 90% Qua hai năm áp dụng vào thực tiễn giảng dạy và đưa vào tham dự một số lần hội giảng các cấp tôi nhận thấy rằng thiết kế và sử dụng các slide bài tập trắc nghiệm này đem lại hiệu quả giảng dạy một cách thiết thực đó là đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, khắc sâu và tích cực tham gia vào các hoạt động học tập của bộ môn hơn so với việc chúng ta vẫn quen sử dụng các bài tập trắc nghiệm bằng thiết kế trên slide thông thường. III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ Để đưa ứng dụng VBA trong PowerPoint vào dạy học tương tác hiệu quả chúng ta cần chú ý: 1. Đối với giáo viên - Phải hứng thú và tâm huyết với công nghệ thông tin và quyết tâm đưa công nghệ thông tin vào dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn hóa học. - Phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, chuẩn bị nội dung kiến thức cho hệ thống các bài tập trong các bài dạy phải đảm bảo theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Đây là yêu cầu quan trọng hơn tất cả, - Cần trang bị cho bản thân vốn kiến thức nhất định về bộ MS Microsoft đặc biệt là chúng ta đang nghiên cứu ứng dụng trong MS Microsoft PowerPoint, đặc biệt là biết khai thác tối đa hiệu quả của kênh thông tin trên internet về ứng dụng của CNTT vào dạy học. - Trên cơ sở kỹ thuật thiết kế slide bài tập dạng kéo thả - điền khuyết giáo viên có thể phát triển thành nhiều dạng slide khác có số ô điền khuyết khác nhau mà chỉ cần bổ sung hoặc bỏ bớt các label, CommamdButton và chỉnh sửa code, để tích lũy và làm vốn tư liệu cho giảng dạy các bài học khác nhau, mỗi khi sử dụng đến giáo viên chỉ cần chèn các slide vào bài giảng rồi chỉnh sửa nội dung kiến thức trong slide cho phù hợp. 2. Đối với học sinh - Chỉ sau một vài lần hướng dẫn là học sinh sẽ thành thạo các thao tác bởi vì những thao tác này khá đơn giản, dễ làm. - Cần rèn kĩ năng khai thác kiến thức qua bài tập trắc nghiệm, những bài học rút ra sau mỗi bài tập nghiên cứu, dần dần hình thành cho học sinh hiểu được rằng kiểu học này cũng có thể hiểu là trò chơi, nhưng thông qua đó tác dụng chính phải là khắc sâu được kiến thức nào của bài học. IV. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ Ở đây đề tài mới đề cập đến bộ Microsoft Office PowerPoint 2003, đối với các bộ MS Office PowerPoint khác thì sự khác biệt cũng không đáng kể. Với cách thực hiện của đề tài này thì chúng ta chỉ thao tác trên các đối tượng là Text, nghĩa là chỉ áp dụng cho các câu trắc nghiệm sử dụng text nhiều, nên có thể áp dụng cho dạy học cả với nhiều môn học khác, hạn chế này gặp khó khăn khi viết công thức hóa học, toán học... trên các đối tượng như Label, OptionButton. Tuy nhiên, trong chương trình MS PowerPoint là một công cụ tuyệt vời, chúng ta vẫn có thể tạo câu trắc nghiệm với các công thức phức tạp trong các lựa chọn và việc viết code cũng dễ dàng hơn nhiều. Hy vọng trong một thời gian không xa lại có thể được tiếp tục trao đổi cùng các thày cô về những vấn đề ngày hôm nay còn là trở ngại. Phần III. KẾT LUẬN Ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung, dạy học hoá học nói riêng là một việc làm cần thiết nó không còn là chuyện của mỗi giáo viên mà là trách nhiệm mà đã trở thành chủ đề năm học do Bộ giáo dục và đào tạo phát động từ năm 2008 nhằm thúc đẩy nền giáo dục nước nhà góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc đưa ứng dụng CNTT vào dạy học Hoá học ở trường THCS góp phần giải quyết những hạn chế mà giáo dục truyền thống chưa đáp ứng được. Trong đó dạy học tương tác là một hướng ứng dụng và giải pháp hữu hiệu, có tính kích thích hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức và góp phần làm cho giờ học trở lên nhẹ nhàng hơn, học sinh sẽ có cảm nhận mới về hoạt động học tập, học tập không còn là sự gò ép, mà tự học sinh sẽ chủ động tham gia học tập. Bằng khả năng của bản thân và những điều kiện áp dụng thuận lợi trong thực tế giảng dạy ở nhà trường cùng với sự ủng hộ của đồng nghiệp, tôi đã thực hiện nghiên cứu và áp dụng đề tài “Ứng dụng VBA trong MS PowerPoint cho dạy học tương tác nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” trong dạy học hóa học lớp 9 với mong muốn cùng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp nhằm tích cực và đa dạng hoá hoạt động dạy học môn hoá học ở trường THCS. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thày cô giáo để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docỨng dụng vba trong ms power point cho dạy học tương tác nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.doc