Ước tính kế toán ảnh hưởng như thế nào đến thuế
Công ty BBT vẫn báo cáo lãi đến năm 2007 nhưng thực tế công ty đã lỗ nặng do làm ăn kém hiệu quả. Ban lãnh đạo Bông Bạch Tuyết lúc đó đã giấu lỗ bằng các điều chỉnh kế toán. Máy bông vệ sinh TIMTEX mua đã lâu nhưng giữa năm 2007, nguyên Tổng Giám đốc Tạ Xuân Thọ vẫn chỉ đạo giám đốc sản xuất, kế toán trưởng ghi nhận chi phí lắp đặt, chạy thử máy vào nguyên giá tài sản cố định nhằm hạ giá thành sản phẩm, tạo khoản lãi giả cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều chỉnh hồ sơ, chứng từ để ghi nhận thu nhập từ thanh lý tài sản nhà xưởng 16/2 Âu Cơ từ thời điểm tháng 1-2008 sang niên độ kế toán năm 2007 để hạch toán thu nhập vào năm 2007, đảm bảo hoạt động kinh doanh năm 2007 có lãi. Công ty xuất bán phế liệu trong các năm 2006 – 2008 với tổng giá trị 490 triệu đồng nhưng không xuất hóa đơn tài chính; năm 2008 công ty chi nhiều khoản không có hóa đơn chứng từ tổng cộng 217 triệu đồng. Cũng trong năm 2008, các khoản chi tiếp khách, hội họp, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi lên đến 6,09% so với tổng chi phí trong năm, trong khi theo Quy chế tài chính của công ty là không quá 5%. Ngoài ra, việc chi trả lương cho tổng giám đốc cũng vượt quá hạn mức trong lúc công ty đang thua lỗ; kết quả kiểm tra từ năm 2006 – 2008 cho thấy, mức lương công ty trả lương từ 18 đến 24 triệu đồng/tháng, dù theo quy định chỉ 10 triệu đồng/tháng.
13 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2339 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ước tính kế toán ảnh hưởng như thế nào đến thuế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề số 5: Ước tính kế toán ảnh hưởng như thế nào đến thuế
Nguồn tài liệu tham khảo:
Chuẩn mực kế toán số 29
Các nguyên tắc kế toán
Khái niệm, đặc điểm
* Khái niệm
Theo điều 15, chuẩn mực kế toán số 29: Nhiều khoản mục trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp không thể xác định được một cách tin cậy mà chỉ có thể ước tính. Ước tính kế toán là một quá trình xét đoán dựa trên những thông tin tin cậy nhất và mới nhất tại thời điểm đó.
Ước tính kế toán là một giá trị gần đúng của một chỉ tiêu liên quan đến báo cáo tài chính được ước tính trong trường hợp thực tế đã phát sinh nhưng chưa có số liệu chính xác, hoặc chưa có phương pháp tính toán chính xác hơn, hoặc một chỉ tiêu thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ước tính để lập BCTC
* Đặc điểm và tính chất
Về bản chất, ước tính kế toán là các yếu tố trên BCTC gồm tài sản, nợ phải trả, thu nhập, chi phí. Tuy nhiên, giá trị các yếu tố này chỉ là các giá trị ước tính gần đúng do không có giá trị chính xác hoặc không cócác phương pháp xác định chính xác. Ước tính kế toán có thể liên quan đến các khoản mục đã phát sinh hoặc các khoản mục chưa phát sinh
Để đưa ra các ước tính này, người lập BCTC phải sử dụng các “xét đoán nghề nghiệp”. Vì là các xét đoán nên mang nặng tính chủ quan, khó có một tiêu chuẩn nào để đánh giá tính hợp lý cả. Chính vì vậy, tính tin cậy của các ước tính kế toán là một vấn đề được người sử dụng báo cáo tài chính đặc biệt quan tâm.
2. Tại sao cần phải có ước tính kế toán
Trong công tác kế toán có nhiều trường hợp việc xác định giá trị của một số đối tượng kế toán không thể thực hiện được do thiếu những bằng chứng đáng tin cậy. Vì vậy trong những trường hợp này các doanh nghiệp phải tự ước tính giá trị của các đối tượng kế toán này để phục vụ cho việc theo dõi, quản lý và tính toán kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế của kế toán viên và những quy định quản lý của nhà nước. Từ những yêu cầu đó, vấn đề ước tính được đặt ra.
Trên nguyên tắc thận trọng phải xem xét, cân nhắc, có những phán đoán cần thiết lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Kế toán ghi nhận tăng vốn chủ sở hữu chỉ được thực hiện khi có bằng chứng chắc chắn, còn việc ghi giảm vốn chủ sở hữu phải được ghi nhận từ khi có chứng cứ về khả năng có thể xảy ra.
- Phải lập các khoản dự phòng đúng nguyên tắc quy định: lập dự phòng không phản ánh cao hơn giá trị tài sản thực tế có thể thực hiện. Do thực tế các khoản tổn thất đã phát sinh (hoăc nhiều khả năng đã phát sinh) nên cần phải lập dự phòng (trích vào chi phí) để đảm bảo tính phù hợp giữa doanh thu và chi phí thực tế. Đảm bảo tính đúng kỳ của chi phí. Lập dự phòng còn đảm bảo doanh nghiệp không có sự biến động lớn về vốn kinh doanh (có nguồn để bù đắp) khi xảy ra tổn thất.
- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập
- Không đánh giá thấp hơn giá trị của khoản nợ phải trả và chi phí
- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có các bằng chứng chắc chắn
- Chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí
Ví dụ, máy móc thiết bị tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh và giá trị của những tài sản này giảm dần trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị và tính và chi phí kinh doanh trong kỳ kế toán. Đây là yêu cầu khách quan nhưng kế toán không thể xác định chính xác được phần hao mòn của tài sản. Trong trường hợp này yêu cầu về ước tính được kế toán xem xét để phân bổ giá trị máy móc thiết bị 1 cách hợp lý. Việc sử dụng ước tính kế toán với độ tin cậy hợp lý là một phần không thiếu trong việc lập báo cáo tài chính và không vì là ước tính kế toán mà bị xem là kém tin cậy
Sử dụng ước tính kế toán là một công cụ rất quan trọng trong thực tiễn công tác kế toán. Ước tính kế toán cung cấp cho người sử dụng những thông tin có tính trọng yếu về tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó người sử dụng có cơ sở dự đoán hợp lý hơn khi ra quyết định
3. Phân loại
Các ước tính kế toán được phân làm 2 loại:
- Ước tính chỉ tiêu đã phát sinh là giá trị gần đúng của một chỉ tiêu liên quan đến BCTC được ước tính trong trường hợp thực tế đã phát sinh nhưng chưa có số liệu chính xác hoặc chưa có phương pháp tính chính xác hơn chẳng hạn như: dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, trích khấu hao tài sản cố định; Chi phí trả trước; Giá trị sản phẩm dở dang; Doanh thu ghi nhận trước; Doanh thu hợp đồng xây dựng dở dang.
- Ước tính chỉ tiêu chưa phát sinh giá trị gần đúng của một chỉ tiêu thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ước tính để lập BCTC chẳng hạn như: dự phòng chi phí bảo hành, chi phí trích trước…
4. Các phương pháp chủ yếu để xác định ước tính kế toán
Để xác định giá trị ước tính của các khoản mục, kế toán phải thu thập các bằng chứng hiện có và các dự báo cho tương lai, dựa trên cơ sở phân tích các số liệu quá khứ, kết hợp với sự xét đoán của DN đối với từng khoản mục trong từng tình huống cụ thể. Có 4 phương pháp chủ yếu mà kế toán có thể áp dụng để xác định ước tính kế toán bao gồm:
- Phương pháp so sánh trực tiếp: Theo phương pháp này, để xác định các ước tính kế toán như các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá đầu tư tài chính…kế toán phải thu thập thông tin thị trường về giá của các tài sản hoàn toàn giống với tài sản hiện có của DN và sử dụng mức giá quan sát trên thị trường để ước tính các khoản giảm giá và tổn thất tài sản của DN.
- Phương pháp so sánh điều chỉnh: Trường hợp không có các tài sản hoàn toàn giống với tài sản hiện có của DN được trao đổi trên thị trường, DN có thể thu thập thông tin về giá của các tài sản tương tự để tham khảo và thực hiện các điều chỉnh phù hợp.
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền: Trong một số trường hợp để ước tính giá trị của một khoản mục tài sản, kế toán có thể áp dụng phương pháp chiết khấu dòng thu nhập mà tài sản được dự tính tạo ra cho DN trong suốt vòng đời sử dụng tài sản. Phương pháp này thường được áp dụng để xác định các ước tính kế toán liên quan đến các tài sản dài hạn.
- Các phương pháp xét đoán khác: Bên cạnh các phương pháp nêu trên, kế toán có thể áp dụng phương pháp xét đoán khác dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu về mối liên hệ giữa các khoản mục trên báo cáo tài chính (ví dụ mối tương quan giữa doanh thu và nợ phải thu khó đòi, mối quan hệ giữa doanh thu với chi phí bảo hành sản phẩm) hoặc căn cứ vào các kế hoạch, dự toán để ước tính các khoản trích trước, các khoản dự phòng phải trả. Cho dù các DN xác định các ước tính kế toán theo phương pháp nào, mức độ hợp lý và đáng tin cậy của các ước tính kế toán phụ thuộc vào chất lượng dữ liệu và thông tin thu thập được tại thời điểm lập ước tính.
Trước khi các báo cáo tài chính của DN được công bố nếu có thêm các thông tin bổ sung cho thấy cần xác định lại và điều chỉnh các ước tính kế toán thì DN phải điều chỉnh các ước tính theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 23-Các sự kiện phát sinh sau kì kế toán năm. Trường hợp sau khi báo cáo tài chính được phát hành, DN thu thập thêm dữ liệu và thông tin bổ sung về ước tính kế toán, việc điều chỉnh ước tính kế toán sẽ được thực hiện cho các kì kế toán tiếp theo mà không áp dụng thủ tục điều chỉnh hồi tố theo quy định của chuẩn mực kế toán số 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót.
5. Ảnh hưởng của các ước tính kế toán tới thuế TNDN phải nộp năm hiện hành
a. Cách tính thuế TNDN phải nộp
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)
Thu nhập chịu thuế = doanh thu - các khoản chi phí được trừ + các khoản thu nhập khác
b. Các ước tính được xem xét cho mục đích tính thuế TNDN
Ước tính kế toán thường liên quan đến việc ghi nhận các yếu tố chi phí và thu nhập trên báo cáo kết quả kinh doanh và có thể ảnh hưởng đến thuế TNDN đối với ngân sách nhà nước.
Theo luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn, về cơ bản các quy định về thuế TNDN thừa nhận các khoản chi phí và thu nhập phát sinh trên cơ sở các ước tính kế toán như: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí trích trước về bảo hành sản phẩm, chi phí liên quan đến các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi…
Tuy nhiên, so với các quy định của chuẩn mực kế toán, một số khoản ước tính kế toán không được xem xét cho mục đích tính thuế TNDN như: khoản doanh thu DN tự xác định theo hợp đồng xây dựng thanh toán theo tiến độ kế hoạch, các khoản dự phòng tái cơ cấu DN, dự phòng tổn thất của các hợp đồng... Để được xác định là chi phí cho mục đích tính thuế TNDN, các khoản phát sinh trên cơ sở ước tính kế toán thường phải tuân thủ theo quy định mang tính định lượng.
* Dự phòng phải thu khó đòi
Dự phòng nợ phải thu khó đòi: Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có khả năng không đòi được do khách hàng nợ không có khả năng thanh toán
Cuối niên độ doanh nghiệp xác định các khoản dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có khả năng không đòi tính và hoặc ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp của kỳ báo cáo.
Việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi thực hiện 2 cách sau:
+ Phương pháp tỷ lệ trên doanh thu thuần bán chịu
+ Phương pháp tỷ lệ tuổi nợ của các khoản dư nợ phải thu vào thời điểm lập BCTC
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết ... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
Cuối niên độ kế toán
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch;
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
Ví dụ 1: BCTC của công ty An Bình đã được lập vào ngày 31/12/2013. Giả sử có hai khoản nợ phải thu công ty Hoàng Hà 231.000.000đ đã quá hạn 19 tháng và khoản nợ của công ty Đoàn Kết 125.000.000đ đã quá hạn 7 tháng
TH1: Công ty không trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi ð không ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp ð chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp là 0
TH2: Công ty trích lập dự phòng
Ghi nhận vào CPQL doanh nghiệp: 231 triệu x 50% + 125 triệu x 30% = 153 triệu
ð Chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp là 153 triệu ð Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm đi
* Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm.
- Cuối kì kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện đc của HTK nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá HTK
- Xem xét vấn đề chất lượng, sự lỗi mốt của hàng tồn kho và tiến hành đánh giá lại giá trị thuần có thể thực hiện được nếu nhỏ hơn giá gốc thì tiến hành lập dự phòng
- Trong trường hợp nguyên vật liệu dùng cho sản xuất thành phẩm bị giảm giá nhưng bán thành phẩm không được giảm thì doanh nghiệp không được trích lập dự phòng.
- Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK phải dựa trên bằng chứng đáng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính.
- Cuối niên độ kế toán:
+ Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán.
+ Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán.
Ví dụ 2: Tại thời điểm lập BCTC số dư đầu năm của tài khỏan 159: 90.000.000đ và tình hình tồn kho của các loại sữa như sau: Sữa Ông thọ: số lượng 1.000 thùng, giá ghi sổ 400.000đ/thùng, giá bán ước tính 380.000đ/thùng. Sữa DHA: số lượng 500 thùng, giá ghi sổ 600.000đ/thùng, giá bán ước tính 550.000đ/thùng. Sữa Dielac: số lương 400 thùng, giá ghi sổ 500.000đ/thùng, giá bán ước tính 470.000đ/thùng. Chi phí tiêu thụ ước tính 20.000đ/thùng
TH1: Kế toán không trích lập dự phòng ð chi phí được trừ là 0 ð Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cao
TH2: Kế toán trích lập dự phòng
Xác định mức giảm giá:
Ông thọ [400.000-(380.000-20.000)]*1000=40.000.000đ
DHA [600.000-(550.000-20.000)]*500 = 35.000.000đ
Dielac [500.000-(470.000-20.000)]*400=20.000.000đ
Tổng mức giảm giá của năm nay là 95.000.000đ
Phải trích lập dự phòng bổ sung 5.000.000đ
Nợ 632: 5.000.000đ
Có 159: 5.000.000đ
ð Chi phí được trừ 5 triệu ð thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm đi
* Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán = SL chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính x (Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán – giá chứng khoán thực tế trên thị trường)
- Ðối với chứng khoán đã niêm yết: giá chứng khoán thực tế trên thị truờng được tính theo giá thực tế trên các Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) là giá giao dịch bình quân tại ngày trích lập dự phòng; Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là giá đóng cửa tại ngày trích lập dự phòng.
- Ðối với các loại chứng khoán chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá chứng khoán thực tế trên thị truờng duợc xác định như sau:
+ Ðối với các Công ty đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom) thì giá chứng khoán thực tế trên thị truờng được xác định là giá giao dịch bình quân trên hệ thống tại ngày lập dự phòng
+ Ðối với các Công ty chưa đăng ký giao dịch ở thị truờng giao dịch của các công ty đại chúng thì giá chứng khoán thực tế trên thị truờng duợc xác định là giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi ba (03) công ty chứng khoán tại thời diểm lập dự phòng.
Trường hợp không thể xác dịnh được giá trị thị truờng của chứng khoán thì các doanh nghiệp không được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán.
Ðối với những chứng khoán niêm yết bị hủy giao dịch, ngừng giao dịch kể từ ngày giao dịch thứ sáu trở đi là giá trị sổ sách tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhất
Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có biến dộng giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp.
* Khấu hao tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống giá trị TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong từng kỳ kế toán.
Doanh nghiệp ước tính lại thời gian sử dụng hữu ích của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc trích lập khấu hao
Ví dụ 3: Công ty An Bình đã mua 1 thiết bị có NG là 510 triệu vào đầu năm 2007. Thiết bị này được ước tính là có thời gian sử dụng hữu ích là 10 năm với giá trị thanh lý ước tính là 10 triệu. Việc khấu hao này được thực hiện 7 năm theo phương pháp đường thẳng. Năm 2014 (năm thứ 8), công ty nhận thấy rằng tổng thời gian sử dụng hữu ích phải là 15 năm và giá trị thanh lý tương ứng là 5 triệu.
n Xác định giá trị tài sản ròng tại thời điểm cần thay đổi ước tính kế toán:
NG TSCĐ 510 triệu
Giá trị thanh lý ước tính 10 triệu
ð Giá trị phải khấu hao 500 triệu
Thời gian sử dụng hữu ích (ban đầu) 10 năm
Khấu hao hằng năm: 50 triệu
ð Khấu hao 7 năm đã trích 350 triệu
ð Giá trị sổ sách ròng 160 triệu
n Chi phí trích khấu hao cho năm 2014:
Giá trị sổ sách ròng: 160 triệu
Giá trị thanh lý ước tính (mới): 5 triệu
ð Giá trị phải khấu hao 155 triệu
Thời gian sử dụng hữu ích còn lại 8 năm
Khấu hao hàng năm 155 : 8 = 19,375 triệu
Việc thay đổi ước tính thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ làm giảm khấu hao phải trích hằng năm, giảm chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp ð Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng lên.
* Chi phí trả trước: Là những khoản chỉ tiêu thực tế đã phát sinh nhưng liên quan đến việc tạo ra lợi ích kinh tế của nhiều kỳ kế toán và đang chờ phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh của các kỳ kế toán và đang chờ phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh của các kỳ kế toán liên quan: 1 số khoản chi phí trả trước như là chi phí trả trước về thuê cửa hàng, nhà xưởng, nhà kho, nhà văn phòng… chi phí mua các loại bảo hiểm mua và trả một lần, chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần quá lớn cần phải phân bổ cho nhiều kỳ kế toán, lãi vay trả trước…
Ví dụ 4: Công ty X sửa chữa văn phòng giá trị 100 triệu đồng (mang tính chất phục hồi). Kế toán ước tính thời gian phân bổ chi phí này trong vòng: TH1: Phân bổ chi phí này trong vòng 5 năm thì khoản chi phí trích hằng năm là 20 triệu ð chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp là 20 triệu
TH2: Phân bổ chi phí này trong vòng 10 năm thì khoản chi phí trích hằng năm là 10 triệu ð chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp là 10 triệu.
ð Thuế thu nhập doanh nghiệp ở trường hợp 1 sẽ nộp ở năm hiện hành là ít hơn so với ở trường hợp 2
c. Thuế TNDN phải nộp khi thay đổi các ước lượng kế toán
F Ước tính kế toán hình thành trên cơ sở vận dụng các giả định và nguyên tắc kế toán để đảm bảo thông tin kế toán đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin. Tuy nhiên, do tính chất phụ thuộc khá nhiều vào các xét đoán chủ quan của doanh nghiệp nên luôn tồn tại một nguy cơ là các ước tính kế toán được xác định và ghi nhận một cách không phù hợp dẫn đến làm sai lệch đáng kể thông tin tài chính của doanh nghiệp. Do đó, tùy vào mục đích của doanh nghiệp mà có những xét đoán chủ quan ước tính kế toán có thể ảnh hưởng tới nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tăng lên hay giảm đi
n Việc xác định giá trị các khoản dự phòng tổn thất tài sản: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ảnh hưởng tới chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Khi ghi nhận khoản dự phòng tổn thất tài sản quá cao ð chi phí được trừ ghi nhận cao ð Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ghi nhận thấp (Khi doanh nghiệp có ý định giảm thuế phải nộp cho nhà nước)
- Khi ghi nhận hoặc không ghi nhận các khoản dự phòng tổn thất tài sản ð chi phí được trù ghi nhận thấp ð Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ghi nhận cao (Khi doanh nghiệp có ý định công bố tình hình tài chính, lợi nhuận của doanh nghiệp để thu hút đầu tư)
n Việc thay đổi thời gian sử dụng hữu ích, giá trị thanh lý của TSCĐ và phân bổ chi phí trả trước ảnh hưởng tới chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
- Một số doanh nghiệp thay đổi thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định, rút ngắn thời gian trích khấu hao hoặc rút ngắn thời gian phân bổ các chi phí trả trước nhằm tăng chi phí được trừ ð Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ghi nhận thấp (Khi doanh nghiệp có ý định giảm thuế phải nộp cho nhà nước)
- Một số doanh nghiệp thay đổi thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định, kéo dài thời gian trích khấu hao hoặc kéo dài thời gian phân bổ các chi phí trả trước nhằm giảm chi phí trừ ð Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ghi nhận cao (Khi doanh nghiệp có ý định công bố tình hình tài chính, lợi nhuận của doanh nghiệp để thu hút đầu tư, khi doanh nghiệp bị lỗ nhưng cố gắng làm cho doanh nghiệp có lãi)
Khi có thể triển khai một chế độ kế toán chi tiết đến mức không còn có chỗ cho xét đoán chủ quan nữa, thì điều đó cũng không bảo đảm sẽ không có kẽ hở giả dụ người ta cố tình tìm kiếm cách “lách luật”.
* Công ty Enron
Enron hình thành vào năm 1985, trong vai trò bán khí đốt tự nhiên cho các công ty khí đốt và các doanh nghiệp. Năm 1996, thị trường năng lượng đã được thay đổi: giá năng lượng được quyết định bởi sự cạnh tranh giữa các công ty năng lượng thay vì được cố định bởi các quy định của chính phủ. Với thay đổi này, Enron đã bắt đầu kinh doanh trong các hợp đồng năng lượng thay vì mua và bán khí thiên nhiên. Enron của tăng trưởng nhanh chóng tạo ra sự phấn khích các nhà đầu tư và đẩy giá cổ phiếu lên. Trong thời kì hưng vượng, nó mở rộng sang các ngành công nghiệp khác như dịch vụ Internet, và các hợp đồng tài chính của nó trở thành phức tạp hơn.
Để tiếp tục phát triển với tốc độ này, Enron đã bắt đầu vay tiền để đầu tư vào dự án mới. Tuy nhiên, khoản nợ này sẽ làm cho doanh thu của họ ít hấp dẫn với các nhà đầu tư, Enron gian lận sổ sách làm cho người ta đánh giá thấp khoản nợ của mình.
Tháng 10 năm 2001, Enron bị điều tra, và công bố khoảng nợ 6 tỉ $, giá cổ phiếu của Enron bổ nhào. Enron phá sản vào cuối năm 2001, kéo theo sự phá sản hàng loạt của các công ty khác như Global Crossing, WorldCom...Đây được cho là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ
Một trong những thủ thuật được Enron áp dụng để che giấu các khoản nợ và lỗ khổng lồ là sáng lập các "đơn vị thành viên đặc biệt" (special purpose entity – SPE). Với việc an toàn tỷ lệ những quyền sở hữu của bên thứ 3 mạnh mẽ hơn 3% (thoả mãn điều kiện không cần thiết phải hợp nhất BCTC của mỗi SPEs), Enron đã đạt được những chiến thuật "phù phép"
* Công ty Bông Bạch tuyết
Là một thương hiệu hàng đầu trong ngành bông băng vệ sinh, y tế, CTCP Bông Bạch Tuyết (BBT) chiếm thị phần đa số trong việc cung cấp bông băng cho các bệnh viện ở Việt Nam. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo của Bông Bạch Tuyết đã “vung tay quá trán” cho việc đầu tư tràn lan, không kiểm soát mà đỉnh điểm là việc nhập dây chuyền sản xuất băng vệ sinh cho phụ nữ trị giá hàng trăm tỷ đồng (cao hơn vốn điều lệ công ty lúc đó). Việc đầu tư không hiệu quả khiến công ty phải dừng sản xuất. Máy móc đắp chiếu, công nhân nghỉ việc trong khi khấu hao nhà xưởng đều đều, tiền mặt cạn kiệt khiến cho BBT dần đánh mất cả lợi thế kinh doanh chính trong ngành bông vệ sinh y tế.
Công ty BBT vẫn báo cáo lãi đến năm 2007 nhưng thực tế công ty đã lỗ nặng do làm ăn kém hiệu quả. Ban lãnh đạo Bông Bạch Tuyết lúc đó đã giấu lỗ bằng các điều chỉnh kế toán. Máy bông vệ sinh TIMTEX mua đã lâu nhưng giữa năm 2007, nguyên Tổng Giám đốc Tạ Xuân Thọ vẫn chỉ đạo giám đốc sản xuất, kế toán trưởng ghi nhận chi phí lắp đặt, chạy thử máy vào nguyên giá tài sản cố định nhằm hạ giá thành sản phẩm, tạo khoản lãi giả cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều chỉnh hồ sơ, chứng từ để ghi nhận thu nhập từ thanh lý tài sản nhà xưởng 16/2 Âu Cơ từ thời điểm tháng 1-2008 sang niên độ kế toán năm 2007 để hạch toán thu nhập vào năm 2007, đảm bảo hoạt động kinh doanh năm 2007 có lãi. Công ty xuất bán phế liệu trong các năm 2006 – 2008 với tổng giá trị 490 triệu đồng nhưng không xuất hóa đơn tài chính; năm 2008 công ty chi nhiều khoản không có hóa đơn chứng từ tổng cộng 217 triệu đồng. Cũng trong năm 2008, các khoản chi tiếp khách, hội họp, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi lên đến 6,09% so với tổng chi phí trong năm, trong khi theo Quy chế tài chính của công ty là không quá 5%. Ngoài ra, việc chi trả lương cho tổng giám đốc cũng vượt quá hạn mức trong lúc công ty đang thua lỗ; kết quả kiểm tra từ năm 2006 – 2008 cho thấy, mức lương công ty trả lương từ 18 đến 24 triệu đồng/tháng, dù theo quy định chỉ 10 triệu đồng/tháng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- uoc_tinh_ke_toan_0725.doc