Ủy ban nhân dân huyện A thuộc Tỉnh B ban hành quyết định số 01/QĐ-UB ngày 02/02/2010 thu hồi đất của một số hộ gia đình, trong đó có hộ gia đình ông K và gia đình các

ĐỀ BÀI : Ủy ban nhân dân huyện A thuộc Tỉnh B ban hành quyết định số 01/QĐ-UB ngày 02/02/2010 thu hồi đất của một số hộ gia đình, trong đó có hộ gia đình ông K và gia đình các con ông ở liền kề, để làm đường giao thông. Ông K khiếu nại quyết định thu hồi đất. Chủ tịch UBND huyện A thuộc tỉnh B đã ban hành quyết định số 02/ QĐ-UB ngày 15-3-2010 với nội dung bác đơn khiếu nại. Ông K thay mặt gia đình mình và các con khiếu kiện vụ án hành chính đối với quyết định số 02; Tòa án đã thụ lí, xét xử bác đơn khởi kiện của ông K, giữ nguyên quyết định số 02 của UBND huyện A . Ông K kháng cáo. Tòa án nhân dân có thẩm quyền bác kháng cáo của ông A và y án sơ thẩm. Hỏi. 1. Phân tích các điều kiện khởi kiện mà ông K cần phải tuân thủ ? Căn cứ pháp luật? 2. Xác định thành phần tham gia tố tụng hành chính trong vụ án trên? Căn cứ pháp luật? 3. Xác định đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính trên? Căn cứ pháp luật? 4. Ông K kháng cáo đến tòa án nào? Căn cứ pháp luật? 5. Xác định thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hành chính trên? Căn cứ pháp luật? 1. Các điều kiện khởi kiện mà ông K cần tuân thủ là : - Thứ nhất: về Người khởi kiện: Tại khoản 6 Điều 3 LTTHC 2010 quy định: “người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính ”. Theo đó, người khởi kiện phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỉ luật buộc thôi việc, họ được phép khởi kiện vụ án hành chính ngay khi họ không đồng ý đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính mà theo đó họ bị xâm hại. 2. Xác định thành phần tham gia tố tụng trong vụ án hành chính: Theo LTTHC 2010 thì các thành phần tham gia tố tụng hành chính bao gồm: cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. 3. Xác định đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính: Như đã trình bày ở câu 1 về đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính, theo đó đối tượng khởi kiện ở đây là Quyết định thu hồi đất số . 4. Tòa án mà Ông K gửi kháng cáo Do tòa án đã thụ lí xét xử và bác đơn khởi kiện của ông K, giữ nguyên quyết định số 02 của chủ tịch UBND huyện A, nên đồng thời sẽ là tòa án nhận đơn kháng cáo của ông A. Theo quy định tại khoản 2 Điều 175 LTTHC 2010, thì “ Đơn kháng cáo phải được gửi cho tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo; .” 5. Xác định thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hành chính trên? Căn cứ pháp luật? LTTHC 2010 quy định Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử vụ án hành chính trừ trường hợp xét xử vụ án hành chính đối với khiếu kiện về TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc9 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3014 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ủy ban nhân dân huyện A thuộc Tỉnh B ban hành quyết định số 01/QĐ-UB ngày 02/02/2010 thu hồi đất của một số hộ gia đình, trong đó có hộ gia đình ông K và gia đình các, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI : Ủy ban nhân dân huyện A thuộc Tỉnh B ban hành quyết định số 01/QĐ-UB ngày 02/02/2010 thu hồi đất của một số hộ gia đình, trong đó có hộ gia đình ông K và gia đình các con ông ở liền kề, để làm đường giao thông. Ông K khiếu nại quyết định thu hồi đất. Chủ tịch UBND huyện A thuộc tỉnh B đã ban hành quyết định số 02/ QĐ-UB ngày 15-3-2010 với nội dung bác đơn khiếu nại. Ông K thay mặt gia đình mình và các con khiếu kiện vụ án hành chính đối với quyết định số 02; Tòa án đã thụ lí, xét xử bác đơn khởi kiện của ông K, giữ nguyên quyết định số 02 của UBND huyện A . Ông K kháng cáo. Tòa án nhân dân có thẩm quyền bác kháng cáo của ông A và y án sơ thẩm. Hỏi. 1. Phân tích các điều kiện khởi kiện mà ông K cần phải tuân thủ ? Căn cứ pháp luật? 2. Xác định thành phần tham gia tố tụng hành chính trong vụ án trên? Căn cứ pháp luật? 3. Xác định đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính trên? Căn cứ pháp luật? 4. Ông K kháng cáo đến tòa án nào? Căn cứ pháp luật? 5. Xác định thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hành chính trên? Căn cứ pháp luật? Bài làm: 1. Các điều kiện khởi kiện mà ông K cần tuân thủ là : - Thứ nhất: về Người khởi kiện: Tại khoản 6 Điều 3 LTTHC 2010 quy định: “người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính…”. Theo đó, người khởi kiện phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỉ luật buộc thôi việc, họ được phép khởi kiện vụ án hành chính ngay khi họ không đồng ý đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính … mà theo đó họ bị xâm hại. Nếu tranh chấp hành chính đang trong quá trình giải quyết theo con đường khiếu nại, hoặc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì ông K là người khởi kiện không được khởi kiện vụ án hành chính và phải đảm bảo được việc khởi kiện của mình không thuộc các trường hợp trả lại đơn khởi kiện quy định tại khoản 1 Điều 109 thì tòa án mới thụ lý giải quyết. - Thứ hai, về đối tượng khởi kiện: Căn cứ vào quy định tại điều 103 Luật tố tụng hành chính 2010 quy định về quyền khởi kiện vụ án hành chính thì theo đó đối tượng khởi kiện vụ án hành chính bao gồm các: “ quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc công…”. Các loại quyết định này phải mang tính chất cá biệt, được áp dụng một lần, phải tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện thì họ mới có quyền khởi kiện. Như vậy, quyết định thu hồi đất số 01/QĐ-UB của UBND huyện A là quyết định hành chính cá biệt đã tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông K, do đó quyết định này chính là đối tượng của khởi kiện trong vụ án. - Thứ ba, về Thời hiệu khởi kiện : Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cá nhân, cơ quan tổ chức được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Vì vậy, việc khởi kiện, khởi tố vụ án hành chính phải được thực hiện trong thời hiệu do pháp luật quy định. Tại Điểm a khoản 2 điều 104 luật TTHC 2010 quy định: “01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc”. Trong trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan như thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh…làm cho người khởi kiện không thể thực hiện được việc khởi kiện đúng thời hạn trên thì theo khoản 3 Điều 104 LTTHC 2010, thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không được tính vào thời hiệu khởi kiện. Ở đây, việc khởi kiện của ông K không thuộc vào trường hợp sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác nên thời hiệu khởi kiện của Ông K là 1 năm kể từ ngày 02/02/2010 đến hết ngày 02/02/2011. - Thứ 4, Vụ việc khởi kiện, thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án Theo Điều 28 LTTHC 2010“1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức. 2. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. 3. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống. 4. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.” Như vậy là các vụ việc thuộc thẩm quyền của tòa án phải được quy định Điều 28 LTTHC 2010. Ông K khiếu nại quyết định số 02/ QĐ-UB về việc thu hồi đất của chủ tịch UBND huyện A thuộc tỉnh B là thuộc Điều 28 LTTHC 2010, vì vậy vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. - Thứ 5, về chủ thể khởi kiện Người khởi kiện phải có năng lực hành vi tố tụng và năng lực pháp luật tố tụng hành chính theo quy định tại Điều 48 Luật tố tụng hành chính năm 2010: “1.Năng lực pháp luật tố tụng hành chính là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chính do pháp luật quy định. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực pháp luật tố tụng hành chính như nhau trong việc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 2. Năng lực hành vi tố tụng hành chính là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng hành chính. 3. Trường hợp đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác. 4. Trường hợp đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật. 5. Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật” Như vậy, ông K phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại khoản 2, 3, 4 của Điều 48 LTTHC 2010 thì mới là chủ thể khởi kiện vụ án hành chính. Ông K phải làm đơn khởi kiện có các nội dung theo quy định tại điều 105, nếu cần phải sửa đổi đơn khởi kiện thì theo quy định tại điều 108, và phải nộp tiền tạm ứng án phí. 2. Xác định thành phần tham gia tố tụng trong vụ án hành chính: Theo LTTHC 2010 thì các thành phần tham gia tố tụng hành chính bao gồm: cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. - Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng: Căn cứ theo quy định tại Điều 34 LTTHC 2010 thì Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng xác định tham gia vào vụ án này gồm: “1. Các cơ quan tiến hành tố tụng hành chính gồm có: a) Tòa án nhân dân b) Viện kiểm sát nhân dân 2. Người tiến hành tố tụng hành chính gồm có: a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư kí Tòa án; b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên” Theo quy định tại khoản 1 điều 29 LTTHC 2010, thì tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án là tòa án nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính của UBND huyện A có thẩm quyền xét xử sơ thẩm khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND huyện A hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó. Viện kiểm sát cùng cấp với tòa án đó sẽ là cơ quan được tiến hành tố tụng vụ án trên. Nhiệm vụ quyền hạn của những người tiến hành tố tụng này được quy định cụ thể tại các Điều 35, 36, 37, 38, 39, 40 LTTHC 2010. Ngoài ra, để đảm bảo kết quả giải quyết vụ án đúng pháp luật, khách quan, vô tư, bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng cho các bên trong vụ án pháp luật còn quy định các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng, tại các Điều 41, 42, 43, 44 LTTHC 2010. - Người tham gia tố tụng Căn cứ theo quy định tại Điều 47 LTTHC thì:“ Những người tham gia tố tụng hành chính gồm đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người giám định, người làm chứng, người phiên dịch”. Như vậy, những người tham gia tố tụng trong vụ án này gồm: Người khởi kiện là ông K và ông K là người đại diện cho các con đứng ra khởi kiện quyết định hành chính số 02 về việc thu hồi đất của chủ tịch UBND huyện A (khoản 6 Điều 3 LTTHC 2010) Người bị kiện là chủ tịch UBND huyện A vì ông đã ra quyết định hành chính số 02/QĐ-UB về việc thu hồi đất của gia đình ông K bị kiện(khoản 7 Điều 3 LTTHC 2010). Người có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án trong trường hợp này không có, Đương sự trong vụ án trên có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại các điều 49, 50, 51, 52, 53 LTTHC 2010. Người đại diện của đương sự trong vụ án này là ông K, tuy nhiên, căn cứ theo quy định về Đại diện tại Điều 54 LTTHC 2010 thì ông K chỉ có thể trở thành người đại diện theo ủy quyền cho gia đình các con ông. Ngoài ra những người tham gia tố tụng khác có thể có: người làm chứng có thể xuất hiện trong vụ án nếu họ biết được các tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và được triệu tập, người giám định, người phiên dịch, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể có nếu các đương sự yêu cầu. 3. Xác định đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính: Như đã trình bày ở câu 1 về đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính, theo đó đối tượng khởi kiện ở đây là Quyết định thu hồi đất số 01/QĐ-UB của UBND huyện A. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 103 thì “ …trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hiệu giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại….” Như vậy căn cứ vào quy định này có thể thấy quyết định giải quyết khiếu nại (Quyết định số 02/ QĐ-UB) không phải là đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính này. 4. Tòa án mà Ông K gửi kháng cáo Do tòa án đã thụ lí xét xử và bác đơn khởi kiện của ông K, giữ nguyên quyết định số 02 của chủ tịch UBND huyện A, nên đồng thời sẽ là tòa án nhận đơn kháng cáo của ông A. Theo quy định tại khoản 2 Điều 175 LTTHC 2010, thì “ Đơn kháng cáo phải được gửi cho tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo;….” Trong trường hợp này mặc dù xác định được tòa án đã thụ lí sơ thẩm vụ án đó là nơi nhận kháng cáo, nhưng cần xác định tòa án đã thụ lí vụ án đó. Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 LTTHC 2010, thì tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các“ Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính của tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó”. Như vậy trong trường hợp này quyết định bị khởi kiện là quyết định số 02/ QĐ-UB của UBND huyện A thì tòa án trên địa bàn của huyện A có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án đó, và do đó ông K phải gửi đơn kháng cáo đến tòa án nhân dân huyện A để được giải quyết. 5. Xác định thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hành chính trên? Căn cứ pháp luật? LTTHC 2010 quy định Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử vụ án hành chính trừ trường hợp xét xử vụ án hành chính đối với khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân (Điều 19 LTTHC 2010). Bản án, quyết định sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật này. Bản án, quyết định sơ thẩm vụ án hành chính bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định thì vụ án phải được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật. Vì: theo quy định tại Điều 173 LTTHC 2010 thì “xét xử phúc thẩm là việc tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị”. Trong trường hợp này huyện A nằm trong Tỉnh B, nên tòa án cấp trên trực tiếp của tòa án nhân dân huyện A là tòa án nhân dân tỉnh B. Do đó, nếu ông K kháng cáo trong thời hạn do pháp luật quy định thì thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hành chính này thuộc về tòa án nhân dân Tỉnh B. TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật tố tụng hành chính Việt Nam 2010. Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án hành chính 1996, sửa đổi bổ sung năm 1998 và 2006. Nghị quyết số 04/2006/ NQ-HĐTP Tòa án nhân dân tối cao. Giáo trình luật tố tụng hành chính Việt Nam 2010. Trường đại học luật Hà Nội- NXB công an nhân dân. 2010.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập tố tụng hành chính- Ủy ban nhân dân huyện A thuộc Tỉnh B ban hành quyết định số 01-QĐ-UB ngày 02-02-2010 thu hồi đất của một số hộ gia đình, t.doc
Luận văn liên quan