Qua bài luận trên ta thấy được sự vai trò của 40 phương pháp sáng tạo trong
công cuộc phát triển các phần mềm tin học là rất to lớn.
Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập với thế giới. Tuy nhiên khả năng sáng
tạo của nước ta hiện nay còn rất hạn chế hoặc nếu có thì không phục vụ nhiều cho đời
sống. Ngoài ra chúng ta đang phải cạnh tranh rất ác liệt với các công ty nước ngoài.
Điều đó đòi hỏi người lao động không chỉ cần các kiến thức về chuyên môn mà còn
cần các kỹ năng mới trong đó có tư duy sáng tạo và các kiến thức về phát minh và
sáng chế để góp phần gia tăng các cải tiến về sản phẩm, dịch vụ, quản lý trong mỗi
tổ chức họ tham gia. Để làm được điều này, việc nắm vững 40 phương pháp sáng tạo
có thể coi như là chìa khoá để mở cánh cửa thành công. Từ đó giúp gia tăng sức cạnh
tranh của hàng hóa, dịch vụ Việt Nam trước công ty nước ngoài.
25 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2742 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò của 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản đối với facebook, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CHUYÊN ĐỀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC
BÀI THU HOẠCH
VAI TRÒ CỦA 40 NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO CƠ BẢN ĐỐI VỚI
FACEBOOK
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
GS. TSKH. HOÀNG KIẾM
HỌC VIÊN THỰC HIỆN
LÊ CUNG TƢỞNG (CH1101152)
Hồ Chí Minh, 3/2012
P a g e | 1
Mục lục
Mục lục ..........................................................................................................................1
Lời mở đầu....................................................................................................................3
1. 40 Nguyên tắc Sáng tạo Cơ bản .....................................................................4
1.1. Nguyên tắc phân nhỏ ......................................................................................... 4
1.2. Nguyên tắc tách khỏi đối tượng ......................................................................... 4
1.3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ ............................................................................ 4
1.4. Nguyên tắc phản đối xứng ................................................................................. 4
1.5. Nguyên tắc kết hơp̣ ............................................................................................ 4
1.6. Nguyên tắc vạn năng .......................................................................................... 4
1.7. Nguyên tắc “chứa trong” ................................................................................... 4
1.8. Nguyên tắc phản trọng lượng ............................................................................. 5
1.9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ .......................................................................... 5
1.10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ ................................................................................ 5
1.11. Nguyên tắc dự phòng ......................................................................................... 5
1.12. Nguyên tắc đẳng thế........................................................................................... 5
1.13. Nguyên tắc đảo ngược ....................................................................................... 5
1.14. Nguyên tắc cầu (tròn) hoá .................................................................................. 6
1.15. Nguyên tắc linh động ......................................................................................... 6
1.16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” ................................................................. 6
1.17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác .................................................................. 6
1.18. Sử dụng các dao động cơ học ............................................................................ 6
1.19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ. ...................................................................... 7
1.20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích ................................................................... 7
1.21. Nguyên tắc “vượt nhanh” .................................................................................. 7
1.22. Nguyên tắc biến hại thành lợi ............................................................................ 7
1.23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi ............................................................................. 7
1.24. Nguyên tắc sử dụng trung gian .......................................................................... 7
1.25. Nguyên tắc tự phục vụ ....................................................................................... 7
1.26. Nguyên tắc sao chép (copy) ............................................................................... 8
1.27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” ......................................................................... 8
1.28. Thay thế sơ đồ cơ học ........................................................................................ 8
1.29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng ........................................................................ 8
1.30. Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng .......................................................................... 8
1.31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ ............................................................................. 8
1.32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc ............................................................................. 9
1.33. Nguyên tắc đồng nhất ........................................................................................ 9
1.34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần ..................................................... 9
1.35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng ...................................................... 9
1.36. Sử dụng chuyển pha ........................................................................................... 9
1.37. Sử dụng sự nở nhiệt ........................................................................................... 9
1.38. Sử dụng các chất ôxy hoá mạnh ........................................................................ 9
1.39. Thay đổi độ trơ ................................................................................................. 10
P a g e | 2
1.40. Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) .................................................... 10
2. Vai trò của 40 Nguyên tắc Sáng tạo Cơ bản đối với Facebook ..................11
2.1. Giới thiệu ........................................................................................................ 11
2.2. Lịch sử phát triển ............................................................................................ 11
2.3. Website ........................................................................................................... 13
2.4. Các kỹ thuật đằng sau Facebook ..................................................................... 16
2.4.1. Những thách thức ......................................................................................... 16
2.4.2. Phần mềm sử dụng ....................................................................................... 17
2.4.3. Những thứ cũng quan trọng khác ................................................................. 18
2.5. Vai trò của 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản ...................................................... 20
2.5.1. Nguyên tắc phân nhỏ ................................................................................... 20
2.5.2. Nguyên tắc tách khỏi đối tượng ................................................................... 20
2.5.3. Nguyên tắc kết hợp ...................................................................................... 20
2.5.4. Nguyên tắc vạn năng .................................................................................... 20
2.5.5. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ .................................................................... 20
2.5.6. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ .......................................................................... 20
2.5.7. Nguyên tắc dự phòng ................................................................................... 21
2.5.8. Nguyên tắc đảo ngược ................................................................................. 21
2.5.9. Nguyên tắc linh động ................................................................................... 21
2.5.10. Nguyên tắc giải thiếu hoặc thừa ................................................................... 21
2.5.11. Nguyên tắc quan hệ phản hồi ....................................................................... 21
2.5.12. Nguyên tắc sử dụng trung gian .................................................................... 22
2.5.13. Nguyên tắc sao chép .................................................................................... 22
2.5.14. Nguyên tắc rẻ thay cho đắt ........................................................................... 22
2.5.15. Nguyên tắc thay đổi màu sắc ....................................................................... 22
2.5.16. Nguyên tắc đồng nhất .................................................................................. 22
Kết luận .......................................................................................................................23
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................24
P a g e | 3
Lời mở đầu
40 Nguyên tắc Sáng tạo Cơ bản đã được Alshuller tìm ra bằng cách phân tích
một lượng lớn các thông tin bằng sáng chế (patent) nhằm mục đích xây dựng các công
cụ giải quyết các mâu thuẫn kỹ thuật, thường nảy sinh trong quá trình thực hiện sáng
tạo và đổi mới. Đây có thể nói là sự tổng hợp kiến thức của nhân loại.
Ảnh hưởng của “40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản” trong sự phát triển của mỗi
người? 1
Giải phóng tính ì tâm lý.
Phát các ý tưởng cải tiến sản phẩm (giúp tăng năng suất , tiết kiêṃ năng
lươṇg, tiền bac̣ và thời gian...).
Phát các ý tưởng giải quyết vấn đề (cuôc̣ sống rất phức tap̣ , các nguyên tắc
sáng tạo là công cu ̣maṇh đươc̣ sử duṇg dùng để giải quyết vấn đề).
Điṇh hướng sử dụng kiến thức hiệu quả hơn.
Trong bài luận này chúng ta sẽ tìm hiểu ảnh hưởng của “40 Nguyên tắc Sáng
tạo Cơ bản” trong quá trình phát triển của Facebook. Qua đó phần nào thấy được vai
trò của “40 Nguyên tắc Sáng tạo Cơ bản” trong quá trình phát triển của Công nghệ
Thông tin.
1
https://sites.google.com/site/sangtaotretho/the-gioi-sang-tao/40-thu-thuat-sang-che
P a g e | 4
1. 40 Nguyên tắc Sáng tạo Cơ bản
2
1.1. Nguyên tắc phân nhỏ
Chia đối tượng thành các phần độc lập.
Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng.
1.2. Nguyên tắc tách khỏi đối tƣợng
Tách phần gây “phiền phức” (tính chất “phiền phức”) hay ngược lại tách phần
duy nhất “cần thiết” (tính chất “cần thiết”) ra khỏi đối tượng.
1.3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ
Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc
đồng nhất thành không đồng nhất.
Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau.
Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối với
công việc.
1.4. Nguyên tắc phản đối xứng
Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng (nói chung
làm giảm bậc đối xứng)
1.5. Nguyên tắc kết hơp̣
Kết hơp̣ các đối tươṇg đồng nhất hoăc̣ các đối tươṇg dùng cho các hoaṭ đôṇg
kế câṇ.
Kết hơp̣ về măṭ thời gian các hoaṭ đôṇg đồng nhất hoăc̣ kế câṇ.
1.6. Nguyên tắc vạn năng
Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham
gia của đối tượng khác.
1.7. Nguyên tắc “chứa trong”
Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối
tượng thứ ba ...
2
GS Alshuller, 40 Thủ Thuật (Nguyên Tắc) Sáng Tạo Cơ Bản
P a g e | 5
Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.
1.8. Nguyên tắc phản trọng lƣợng
Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác, có
lực nâng.
Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng
các lực thủy động, khí động...
1.9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ
Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc
không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm
việc sẽ dùng ứng suất ngược lại).
1.10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ
Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối
tượng.
Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi
nhất, không mất thời gian dịch chuyển.
1.11. Nguyên tắc dự phòng
Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các
phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn.
1.12. Nguyên tắc đẳng thế
Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối
tượng
1.13. Nguyên tắc đảo ngƣợc
Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hãy hành động ngược lại (ví dụ:
không làm nóng mà làm lạnh đối tượng).
Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành đứng
yên và ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động.
Lật ngược đối tượng
P a g e | 6
1.14. Nguyên tắc cầu (tròn) hoá
Chuyển những phần thẳng của đối tươṇg thành cong , măṭ phẳng thành măṭ
cầu, kết cấu hình hôp̣ thành kết cấu hình cầu.
Sử duṇg các con lăn, viên bi, vòng xoắn.
Chuyển sang chuyển đôṇg quay , sử duṇg lưc̣ ly tâm.
1.15. Nguyên tắc linh động
Cần thay đổi các đặt trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho
chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc.
Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau.
1.16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”
Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều
hơn “một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn.
1.17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác
Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một
chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển trên mặt
phẳng (hai chiều). Tương tự, những bài toán liên quan đến chuyển động (hay
sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hoá khi chuyển sang
không gian (ba chiều).
Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.
Đặt đối tượng nằm nghiêng.
Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.
Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện
tích cho trước.
1.18. Sử dụng các dao động cơ học
Làm đối tượng dao động. Nếu đã có dao động, tăng tầng số dao động ( đến
tầng số siêu âm).
Sử dụng tầng số cộng hưởng.
Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện.
Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.
P a g e | 7
1.19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ.
Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung)
Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ
Sử dụng khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác.
1.20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích
Thực hiện công việc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượng cần luôn
luôn làm việc ở chế độ đủ tải).
Khắc phục vận hành không tải và trung gian.
Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay.
1.21. Nguyên tắc “vƣợt nhanh”
Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.
1.22. Nguyên tắc biến hại thành lợi
Sử dụng những tác nhân có hại (thí dụ tác động có hại của môi trường) để thu
được hiệu ứng có lợi.
Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác.
Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
1.23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi
Thiết lập quan hệ phản hồi
Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó.
1.24. Nguyên tắc sử dụng trung gian
Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp.
1.25. Nguyên tắc tự phục vụ
Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa.
Sử dụng phế liệu, chát thải, năng lượng dư.
Hệ thống bơm cấp nước và ngắt tự động.
P a g e | 8
1.26. Nguyên tắc sao chép (copy)
Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi
hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao.
Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình
vẽ) với các tỷ lệ cần thiết.
Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng
nhìn thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng
ngoại hoặc tử ngoại.
1.27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”
Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn
(thí dụ như về tuổi thọ).
1.28. Thay thế sơ đồ cơ học
Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị.
Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác với đối
tượng.
Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay
đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định.
Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ.
1.29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng
Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng: nạp
khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực.
1.30. Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng
Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối.
Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng.
1.31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ
Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có nhiều lỗ
(miếng đệm, tấm phủ...)
Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó.
P a g e | 9
1.32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc
Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài
Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các
chất phụ gia màu, huỳnh quang.
Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu.
Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
1.33. Nguyên tắc đồng nhất
Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng
một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tạo đối
tượng cho trước.
1.34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần
Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải tự
phân hủy (hoà tan, bay hơi..) hoặc phải biến dạng.
Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá trình
làm việc.
1.35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tƣợng
Thay đổi trạng thái đối tượng.
Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc.
Thay đổi độ dẻo
Thay đổi nhiệt độ, thể tích.
1.36. Sử dụng chuyển pha
Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha như : thay đổi thể
tích, toả hay hấp thu nhiệt lượng...
1.37. Sử dụng sự nở nhiệt
Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu.
Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau.
1.38. Sử dụng các chất ôxy hoá mạnh
Thay không khí thường bằng không khí giàu ôxy.
P a g e | 10
Thay không khí giàu ôxy bằng chính ôxy.
Dùng các bức xạ ion hoá tác động lên không khí hoặc ôxy.
Thay ôxy giàu ôzôn (hoặc ôxy bị ion hoá) bằng chính ôzôn.
1.39. Thay đổi độ trơ
Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hoà.
Đưa thêm vào đối tượng các phần, các chất, phụ gia trung hoà.
Thực hiện quá trình trong chân không.
1.40. Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite)
Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành
(composite). Hay nói chung, sử dụng các vật liệu mới.
P a g e | 11
2. Vai trò của 40 Nguyên tắc Sáng tạo Cơ bản đối với
Facebook
2.1. Giới thiệu 3
Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty Facebook,
Inc điều hành và sở hữu tư nhân. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ
chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với
người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang
hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng. Tên của website nhắc
tới những cuốn sổ lưu niệm dùng để ghi tên những thành viên của cộng đồng campus
mà một số trường đại học và cao đẳng tại Mỹ đưa cho các sinh viên mới vào trường,
phòng ban, và nhân viên để có thể làm quen với nhau tại khuôn viên trường.
Mark Zuckerberg thành lập Facebook cùng với bạn bè là sinh viên khoa khoa
học máy tính và bạn cùng phòng Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz và Chris Hughes
khi ông còn là sinh viên tại Đại học Harvard.
Việc đăng ký thành viên website ban đầu chỉ giới hạn cho những sinh viên
Harvard, nhưng đã được mở rộng sang các trường đại học khác tại khu vực Boston,
Ivy League, và Đại học Stanford. Sau đó nó được mở rộng hơn nữa cho sinh viên
thuộc bất kỳ trường đại học nào, rồi đến học sinh phổ thông và cuối cùng là bất cứ ai
trên 13 tuổi. Website hiện có hơn 750 triệu thành viên trên khắp thế giới. Với con số
ấy, Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất, tiếp theo sau là MySpace và Twitter.
Facebook đã gặp phải một số tranh cãi trong những năm qua. Nó đã bị cấm
một thời gian tại một số quốc gia, trong đó có Syria, Trung Quốc, Việt Nam và Iran.
Nó cũng đã bị cấm tại nhiều công sở để hạn chế nhân viên tốn thời gian sử dụng dịch
vụ. Quyền riêng tư trên Facebook cũng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Trang này
cũng đang đối mặt với một số vụ kiện từ một số bạn cùng lớp của Zuckerberg, những
người cho rằng Facebook đã ăn cắp mã nguồn và các tài sản trí tuệ khác của họ.
2.2. Lịch sử phát triển 4
Facebook mở đầu là một phiên bản Hot or Not của Đại học Harvard với tên
gọi Facemash. Mark Zuckerberg, khi đang học năm thứ hai tại Harvard, đã dựng nên
3
4
P a g e | 12
Facemash vào ngày 28 tháng 10 năm 2003. Zuckerberg đang viết blog về một cô gái
và cố gắng nghĩ ra một thứ gì đó để bớt nghĩ về cô ấy.
Theo tờ Harvard Crimson, Facemash “đã dùng những bức ảnh lấy từ cuốn lưu
bút trực tuyến, đặt hai cái kế bên nhau và yêu cầu người dùng chọn ai là người là
"hot" nhất”. Trang này nhanh chóng được chuyển đến vài máy chủ danh sách của
nhóm campus nhưng bị những người quản lý Harvard tắt vài ngày sau đó. Zuckerberg
bị ban quản lý phạt vì vi phạm an ninh, xâm phạm bản quyền và xâm phạm quyền tự
do cá nhân và phải đối mặt với việc đuổi học, nhưng sau đó đã được hủy bỏ các cáo
buộc. Học kỳ tiếp theo, Zuckerberg thành lập "The Facebook", ban đầu đặt tại
thefacebook.com, vào ngày 4 tháng 2 năm 2004.
“Mọi người đã nói nhiều về một cuốn sách đăng ảnh trong Harvar”,
Zuckerberg nói với The Harvard Crimson. “Tôi cho rằng hơi bị ngu xuẩn khi trường
đã phải mất vài năm để thực hiện nó. Tôi có thể làm tốt hơn những gì họ có thể, và tôi
có thể làm nó trong vòng một tuần”.
Việc đăng ký thành viên ban đầu giới hạn trong những sinh viên của Đại học
Harvard, và trong vòng một tháng đầu tiên, hơn một nửa số sinh viên đại học tại
Harvard đã đăng ký dịch vụ này. Eduardo Saverin (lĩnh vực kinh doanh), Dustin
Moskovitz (lập trình viên), Andrew McCollum (nghệ sĩ đồ họa), và Chris Hughes
nhanh chóng tham gia cùng với Zuckerberg để giúp quảng bá website. Vào tháng 3
năm 2004, Facebook mở rộng sang Stanford, Columbia, và Yale. Việc mở rộng tiếp
tục khi nó mở cửa cho tất cả các trường thuộc Ivy League và khu vực Boston, rồi
nhanh chóng đến hầu hết đại học ở Canada và Hoa Kỳ. Vào tháng 6 năm 2004,
Facebook chuyển cơ sở điều hành đến Palo Alto, California. Công ty đã bỏ chữ The ra
khỏi tên sau khi mua được tên miền facebook.com vào năm 2005 với giá 200.000
USD.
Facebook ra mắt phiên bản trung học vào tháng 9 năm 2005, Zuckerberg gọi
nó là một bước logic tiếp theo. Vào thời gian đó, các mạng của trường trung học bắt
buộc phải được mời mới được gia nhập. Facebook sau đó mở rộng quyền đăng ký
thành viên cho nhân viên của một vài công ty, trong đó có Apple Inc. và Microsoft.
Tiếp đó vào ngày 26 tháng 9 năm 2006, Facebook mở cửa cho mọi người trên 13 tuổi
với một địa chỉ email hợp lệ.
P a g e | 13
Ngày 24 tháng 10 năm 2007, Microsoft thông báo đã mua được 16% cổ phần
(240 triệu $) của Facebook, nâng giá trị tài sản của Facebook lên khoảng 15 tỷ $.
Microsoft cũng mua bản quyền cho phép đặt các quảng cáo quốc tế của công ty lên
Facebook. Tháng 10 năm 2008, Facebook tuyên bố đã thiết lập một trụ sở quốc tế tại
Dublin, Ireland. Tháng 9 năm 2009, Facebook tuyên bố lần đầu tiên công ty đã đạt lợi
nhuận. Tháng 11 năm 2010, dựa trên thống kê của SecondMarket Inc., một sàn giao
dịch chứng khoán của các công ty tư nhân, tổng tài sản của Facebook là 41 tỷ $ (vượt
qua một chút so với eBay) và trở thành công ty dịch vụ web lớn thứ ba ở Hoa Kỳ sau
Google và Amazon. Có khả năng Facebook sẽ phát hành cổ phiếu ra công chúng lần
đầu IPO vào 2013.
Lượng người truy cập Facebook tăng ổn định từ 2009. Trong ngày 13 tháng 3
năm 2010 số người truy cập Facebook đã vượt qua lượng người truy cập vào Google.
2.3. Website 5
Thành viên đã đăng ký có thể tạo hồ sơ với các hình ảnh, danh sách sở thích cá
nhân, thông tin liên lạc, và những thông tin cá nhân khác. Người dùng có thể trao đổi
với bạn bè và những người khác thông qua tin nhắn cá nhân hoặc công cộng và tính
năng chat của Facebook. Họ cũng có thể tạo và gia nhập nhóm ưa thích hay "trang
yêu thích" (trước đây gọi là "trang các fans", cho đến tận 19 tháng4, 2010), một số
trang được duy trì bởi các tổ chức và có banner quảng cáo.
Để xoa dịu những lo ngại về sự riêng tư, Facebook cho phép người dùng lựa
chọn cài đặt bảo mật của riêng mình và lựa chọn những người có thể nhìn thấy phần
cụ thể của tiểu sử của họ. Website là miễn phí đăng nhập, và nó phát sinh lợi nhuận từ
quảng cáo, chẳng hạn thông qua banner quảng cáo. Facebook đòi hỏi tên thành viên
và hình ảnh (nếu có) để mọi người có thể đăng nhập vào trang web. Người dùng có
thể kiểm soát những ai nhìn thấy các thông tin mà họ đã chia sẻ, cũng như những
người có thể tìm thấy chúng trong tìm kiếm, thông qua các thiết lập bảo mật của họ.
Các phương tiện truyền thông thường so sánh Facebook với MySpace, nhưng
có một ý nghĩa khác biệt giữa hai trang web là mức độ tùy biến. Một khác biệt nữa là
sự yêu cầu của Facebook rằng người dùng sử dụng danh tính thực sự của họ, một đòi
hỏi mà không có ở MySpace. MySpace cho phép người dùng trang trí hồ sơ của họ
bằng cách sử dụng HTML và Cascading Style Sheets (CSS), trong khi Facebook chỉ
5
P a g e | 14
cho phép bằng văn bản (plain text). Facebook có một số tính năng mà người dùng có
thể tương tác. Chúng bao gồm Wall, một không gian trên trang hồ sơ của mỗi thành
viên cho phép bạn bè họ đăng các tin nhắn cho thành viên để xem; Pokes(cú hích),
cho phép người dùng gửi một "cái hích" ảo với nhau (một thông báo cho thành viên là
họ đã bị chọc); Hình ảnh, nơi người dùng có thể upload album và hình ảnh; và Trạng
thái, cho phép thành viên thông báo cho bạn bè họ đang ở đâu và làm gì. Tùy thuộc
vào cài đặt riêng tư, bất cứ ai có thể xem hồ sơ của người dùng cũng có thể xem tính
năng Wall của người dùng đó. Tháng 7 năm 2007, Facebook bắt đầu cho phép người
dùng gửi file đính kèm với Wall, trong khi trước đây Wall chỉ giới hạn nội dung văn
bản.
Theo thời gian, Facebook đã thêm các tính năng mới vào website. Ngày 6
tháng 9 năm 2006, tính năng News Feed được ra, nó xuất hiện trên trang chủ của
thành viên sử dụng và làm nổi bật thông tin bao gồm thay đổi hồ sơ, các sự kiện sắp
tới, và ngày sinh nhật của bạn bè của thành viên đó. Điều này cho phép những người
gửi thư rác (spammer) và người dùng khác thao tác với những tính năng này bằng
cách tạo ra sự kiện bất hợp pháp hoặc đăng ngày sinh nhật giả để thu hút sự chú ý đến
hồ sơ của họ. Ban đầu, News Feed không làm hài lòng đối với những người sử dụng
Facebook; một số người phàn nàn là nó quá lộn xộn và đầy những thông tin không
mong muốn, trong khi những người khác đề cập đến nó quá dễ dàng cho những người
khác có thể theo dõi các hoạt động cá nhân của họ (chẳng hạn như thay đổi tình trạng
quan hệ, sự kiện, và các cuộc hội thoại với thành viên khác).
Để đáp lại, Zuckerberg đã đưa ra một lời xin lỗi cho lỗ hổng của trang web và
đưa vào các tính năng bảo mật thích hợp tùy biến được. Kể từ đó, người dùng đã có
thể kiểm soát những loại thông tin được chia sẻ một cách tự động với bạn bè. Thành
viên FB hiện nay có thể ngăn chặn những người trong danh sách bạn bè mà thành
viên đó không muốn họ nhìn thấy thông tin cập nhật về một số loại hoạt động, bao
gồm thay đổi hồ sơ, bài trên Wall, và bạn bè mới thêm vào.
Ngày 23 tháng 2 năm 2010, Facebook được cấp bằng sáng chế US patent
7669123 về những khía cạnh của News Feed. Bằng sáng chế bảo vệ News Feeds
trong đó các liên kết được cung cấp để một người dùng có thể tham gia vào các hoạt
động tương tự của một người dùng khác. Bằng sáng chế có thể khuyến khích
Facebook theo đuổi hành động chống lại các trang web vi phạm bằng sáng chế của
họ, mà có khả năng có thể bao gồm các trang web như Twitter.
P a g e | 15
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất trên Facebook là ứng dụng Hình ảnh
(Photos), nơi thành viên có thể upload album và hình ảnh. Facebook cho phép người
dùng tải lên không giới hạn số hình ảnh, so với các dịch vụ lưu trữ hình ảnh khác như
Photobucket và Flickr, trong đó áp dụng giới hạn số lượng các bức ảnh mà người
dùng được phép tải lên. Trong những năm đầu tiên, người dùng Facebook được giới
hạn đến 60 hình ảnh cho mỗi album. Tính đến tháng 5 năm 2009, giới hạn này đã
được tăng lên đến 200 bức ảnh mỗi album.
Các thiết lập bảo mật có thể được đặt cho các album cá nhân, hạn chế các
nhóm người sử dụng có thể xem một album. Ví dụ, tính riêng tư của một album có thể
được thiết lập để chỉ những bạn bè của thành viên có thể xem album, trong khi tính
riêng tư của album khác có thể được thiết lập để tất cả người dùng Facebook có thể
nhìn thấy nó. Một tính năng của ứng dụng hình ảnh là khả năng "tag", hay đánh nhãn
một thành viên trong một bức ảnh. Ví dụ, nếu một bức ảnh có một người bạn của
thành viên, sau đó thành viên này có thể "tag" người bạn trong bức ảnh. Điều này sẽ
gửi một thông báo cho người bạn rằng họ đã được gắn thẻ, và cung cấp cho họ một
liên kết để xem bức ảnh.
Facebook Notes được giới thiệu vào ngày 22 tháng 8 năm 2006, một tính năng
viết blog cho phép nhúng các thẻ và hình ảnh. Thành viên sau đó có thể nhập blog từ
Xanga, LiveJournal, Blogger, và các dịch vụ blog khác. Trong tuần lễ từ ngày 7 tháng
4 năm 2008, Facebook đưa ra ứng dụng nhắn tin tức thời dựa trên ngôn ngữ lập trình
Comet gọi là "Chat" cho một vài mạng, cho phép người dùng giao tiếp với bạn bè và
nó có chức năng tương tự ứng dụng tin nhắn tức thời của máy tính để bàn.
Ngày 8 tháng 2 năm 2007, Facebook ra mắt tính năng Quà tặng, cho phép
người dùng gửi quà tặng ảo cho bạn bè của họ xuất hiện trên hồ sơ của người nhận.
Mỗi quà tặng chi phí 1,00$ để mua hàng, và một tin nhắn cá nhân hóa có thể được
đính kèm với từng món quà. Ngày 14 tháng 5 năm 2007, Facebook khai trương
Marketplace, cho phép người sử dụng đăng quảng cáo miễn phí có tính phân loại.
Marketplace đã từng được so sánh với Craigslist bởi CNET, trong đó chỉ ra rằng sự
khác biệt lớn giữa hai tính năng là danh sách được đăng bởi một người sử dụng trên
Marketplace chỉ nhìn thấy bởi những người dùng đang ở trong cùng một mạng với
người dùng đó, trong khi danh sách được đăng trên Craigslist có thể được xem bởi bất
cứ ai.
P a g e | 16
Ngày 20 tháng 7 năm 2008, Facebook giới thiệu "Facebook Beta", một thiết
kế lại đáng kể giao diện người dùng trên các mạng đã chọn. Tính năng Mini-Feed và
Wall được hợp nhất, hồ sơ đã được tách thành nhiều phần theo thẻ, và một nỗ lực đã
được thực hiện để tạo ra một cái nhìn "sạch". Sau khi ban đầu cho người dùng một sự
lựa chọn để chuyển đổi, Facebook đã bắt đầu di chuyển tất cả thành viên vào phiên
bản mới trong tháng 9, 2008. Ngày 11 tháng 12 năm 2008, người ta thông báo rằng
Facebook đã thử nghiệm một quá trình đăng ký đơn giản hơn.
Ngày 13 tháng 6 năm 2009, Facebook đã giới thiệu tính năng "Tên người
dùng" (Usernames), nhờ đó mà các trang có thể được liên kết với URL đơn giản hơn
như “/facebook” so với “/profile.php?id=20531316728”. Nhiều điện thoại thông minh
mới cung cấp truy cập vào các dịch vụ của Facebook hoặc thông qua trình duyệt web
hoặc các ứng dụng của điện thoại. Ứng dụng Facebook chính thức có sẵn cho hệ điều
hành iPhone, hệ điều hành Android, và WebOS. Nokia và Research In Motion đều
cung cấp ứng dụng Facebook cho các dòng di động của họ. Hơn 150 triệu người dùng
truy cập vào Facebook thông qua thiết bị di động trên 200 nhà khai thác dịch vụ di
động ở 60 quốc gia.
Facebook đưa ra dịch vụ "Facebook Messages" mới vào ngày 15 tháng 11
năm 2010. Trong sự kiện truyền thông ngày hôm đó, Giám đốc điều hành Mark
Zuckerberg cho biết, "Sự thật là mọi người sẽ có thể có địa chỉ email
an@facebook.com, nhưng nó không phải email." Việc ra mắt tính năng như vậy đã
được dự đoán trước khi công bố nó, với một số người gọi nó là "sát thủ của Gmail."
Hệ thống này có sẵn cho tất cả người sử dụng trang web, kết hợp tin nhắn văn bản, tin
nhắn tức thời, email, và tin nhắn thông thường, và sẽ bao gồm các thiết lập bảo mật
tương tự như của các dịch vụ khác của Facebook. Với mã hiện "Project Titan,"
Facebook Messages mất 15 tháng để phát triển.
2.4. Các kỹ thuật đằng sau Facebook 6
2.4.1. Những thách thức
Một thử thách rất lớn dành cho các kỹ sư tại Facebook là phải giữ cho website
hoạt động ổn định, nhẹ nhàng, và nhanh chóng cho nửa tỷ active users.
Facebook phục vụ 570 tỷ page views mỗi tháng (Google Ad Planner)
6
“Khám phá những kỹ thuật đằng sau facebook”,
P a g e | 17
Số lượng ảnh có trên Facebook lớn hơn tổng số lượng ảnh của tất cả các trang
chia sẻ/hosting ảnh khác (bao gồm cả những web site như Flickr)
Hơn 3 tỷ ảnh được tải lên hàng tháng.
Facebook xử lý 1.2 triệu ảnh mỗi giây.
Hơn 25 tỷ mẩu tin/status/links/comments được chia sẻ hàng tháng.
Facebook có hơn 30,000 servers (năm 2009).
2.4.2. Phần mềm sử dụng
Ở khía cạnh nào đó, ta vẫn có thể coi Facebook là một LAMP, nhưng nó đã
phải thay đổi, nâng cấp những chức năng, dịch vụ sẵn có ở nhiều mức độ. Ví dụ:
Facebook vẫn sử dụng PHP, nhưng nó đã xây dựng một compiler để có thể
chuyển đổi mã nguồn thành native code chạy trên webserver. Vì thế tăng hiệu
năng của Website.
Facebook sử dụng Linux, nhưng đã tối ưu hệ thống cho mục địch sử dụng cụ
thể của site (đặc biệt là giao tiếp mạng).
Facebook sử dụng MySQL, nhưng phần lớn lưu giữ kiểu key-value, đưa các
logic trong câu lệnh join lên web servers sao cho việc tối ưu có thể được thực
hiện hiệu quả nhất ở đây.
Một loạt các hệ thống được viết và tích hợp thêm như Haystack, Scribe…
2.4.2.1. Memcached
Memcached là một hệ thống bộ nhớ phân tán mà Facebook đã sử dụng như
một caching layer giữa web servers và MySQL server. Facebook đã tối ưu hóa
Memcached và các phần liên quan và xây dựng một hệ thống bao gồm hàng ngàn
servers với hàng chục terabytes dữ liệu được cached tại mỗi thời điểm. Có thể coi đây
là hệ thống Memcached lớn nhất thế giới tại thời điểm này.
2.4.2.2. HipHop
PHP bản chất là scripting language, như vậy sẽ chậm hơn so với code chạy
native trên servers. Một số kỹ sư của Facebook đã dành 18 tháng để xây dựng HipHop
nhằm mục đích chuyển đổi PHP sang mã nguồn của C++ , có thể biên dịch để chạy
nhằm tăng hiệu năng.
2.4.2.3. Haystack
Là hệ thống lưu giữ và xử lý ảnh với hiệu năng cao của Facebook.
P a g e | 18
2.4.2.4. BigPipe
Cũng là một hệ thống do Facebook phát triển, nhằm phục vụ những trang web
động, pagelet như cửa sổ chat, notification. Những pagelets này có thể được lấy & xử
lý song song để đảm báo hiệu năng, giảm thiểu những rủi ro hay làm ngắt quãng hoạt
động của users.
2.4.2.5. Cassandra
Là một hệ thống lưu giữ phân tán hoàn hảo, sử dụng những lý thuyết truy xuất
của NoSQL.
2.4.2.6. Scribe
Là hệ thống logging linh hoạt được Facebook sử dụng cho nhiều mục đích
khác nhau.
2.4.2.7. Hadoop and Hive
Mã nguồn mở và có vai trò tiên quyết trong việc xử lý các phép tính với lượng
dữ liệu khổng lồ. Facebook sử dụng cho việc phân tích dữ liệu. Ngoài ra, Yahoo &
Twitter cũng sử dụng hệ thống này.
2.4.2.8. Thrift
Facebook sử dụng những ngôn ngữ khác nhau cho từng services của họ. PHP
cho front-end, Erlang cho Chat, Java và C++ cũng được sử dụng ở nhiều nơi. Như
vậy, Thrift là cross-language platform được phát triển để kết hợp chặt chẽ các ngôn
ngữ lập trình lại với nhau, làm cho chúng có thể giao tiếp được.
2.4.2.9. Varnish
Là hệ thống tăng tốc trong giao thức HTTP, hoạt động giống như load-
balancer và cũng có khả năng cache nội dung để giảm tải truy xuất. Varnish được sử
dụng rộng rãi trong việc quản lý ảnh, profile và xử lý hàng tỷ requests mỗi ngày.
2.4.3. Những thứ cũng quan trọng khác
Phần trên thì chúng ta đã điểm qua một số software đã giúp Facebook đạt
được sử ổn định và hiệu năng cao. Tuy nhiên, quản lý một hệ thống lớn và phức tạp
cần nhiều hơn thế. Dưới đây là một số yếu tố khác
P a g e | 19
2.4.3.1. Thƣờng xuyên release, nhƣng vẫn có độ trễ
Facebook vẫn hàng ngày cập nhật, nâng cấp những tính năng của mình, họ sử
dụng hệ thống gọi là Gatekeeper cho phép chạy những phiên bản mã nguồn khác nhau
cho những nhóm users khác nhau. Như vậy, những chức năng sẽ được active từ từ
trước khi được sử dụng phổ biến.
2.4.3.2. Quản lý hệ thống rất tốt
Facebook theo dõi, chăm chút hệ thống của họ vô cùng cẩn trọng, đến từng
PHP function. Họ sử dụng XHProf cho việc này.
2.4.3.3. Tạm thời vô hiệu hóa một số chức năng để tăng hiệu năng
Nếu có vấn đề với hiệu năng, Facebook sẽ có những mức độ xử lý khác nhau
bao gồm vô hiệu hóa các chức năng ít quan trọng để tăng hiệu năng trong những chức
năng chính.
2.4.3.4. Những thông tin khác
Đây có thể coi là thông tin ít được công khai từ Facebook. Tất nhiên là họ có
sử dụng CDN để xử lý static content, hay một trung tâm dữ liệu lớn với nhiều servers.
Ngoài ra, hàng chục phần mềm khác đang được sử dụng mà chúng ta chưa đề
cập đến trong bài này.
2.4.3.5. Facebook ứng dụng mã nguồn mỡ mạnh mẽ
Hầu hết các software đều là mã nguồn mở, từ những software đã tồn tại cho
đến những hệ thống do Facebook viết ra. Danh sách các software mã nguồn mở của
Facebook có thể tìm ở Facebook’s Open Source page
2.4.3.6. Những thử thách lớn hơn
Facebook vẫn đang phát triển rất nhanh với hơn 100 triệu users mỗi 6 tháng,
đội ngũ Facebook cũng ngày càng mở rộng để có thể xử lý những vấn đề đó.
Sự phát triển nhanh cũng đồng nghĩa với việc Facebook phải đối mặt với hàng
loạt vấn đề về hiệu năng, bảo mật. Các kỹ sư ở đó chắc hẳn còn có rất nhiều việc để
làm.
P a g e | 20
2.5. Vai trò của 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản
2.5.1. Nguyên tắc phân nhỏ
Việc Facebook phân nhỏ các chức năng để phát triển và cung cấp dịch vụ từng
bước một giúp cho công việc của họ dễ dàng hơn và cũng giúp cho sản phẩm của họ
phần nào hấp dẫn hơn trong mắt của người sử dụng.
Ngoài ra, Facebook còn ứng dụng nguyên tắc phân nhỏ trong việc thiết kế
giao diện. Họ chia nhỏ giao diện ra thành các thành phần độc lập với nhau, giúp cho
người dùng sử dụng nhiều chức năng cùng một lúc.
2.5.2. Nguyên tắc tách khỏi đối tƣợng
Faccbook đã ứng dụng nguyên tắc tách khỏi đối tượng vào chức năng "Tên
người dùng" (usernames), nhờ đó mà các trang có thể được liên kết với URL đơn giản
hơn như “/username” so với “/profile.php?id=20531316728”. Phần phức tạp đã được
tách khỏi và được xử lý bên trong hệ thống.
2.5.3. Nguyên tắc kết hợp
Facebook có rất nhiều chức năng kết hợp lại với nhau như: chia sẻ status, chia
sẻ hình ảnh, tán gẫu… để tạo thành 1 sản phẩn nổi tiếng.
Nguyên tắc kết hợp còn được Facebook kết hợp chặt chẽ các ngôn ngữ lập
trình lại với nhau, làm cho chúng có thể giao tiếp được thông qua phần mềm Thrift.
2.5.4. Nguyên tắc vạn năng
Tài khoản trên Facebook vừa dùng để chia sẻ thông tin, hình ảnh, giao lưu kết
bạn, vừa dùng để tán gẫu.
2.5.5. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ
Facebook ra các phương án khắc phục sự cố quá tải (vô hiệu hóa các chức
năng ít quan trọng để tăng hiệu năng trong những chức năng chính) chứng tỏ
Facebook đã ứng dụng nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ.
2.5.6. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ
Trong quá trình sử dụng, Facebook đưa ra những đề xuất kết bạn mới “People
You May Know”, giúp cho người dùng không cần phải tốn thời gian để tìm kiếm
những người bạn của mình.
P a g e | 21
Khi tải một số ảnh lên album ảnh, Facebook thực hiện trước thao tác nhận
dạng mặt người và đưa ra một số mặt người dùng để thực hiện chức năng Tag.
2.5.7. Nguyên tắc dự phòng
Facebook đã đưa vào các tính năng bảo mật thích hợp tùy biến được. Kể từ đó,
người dùng đã có thể kiểm soát những loại thông tin được chia sẻ một cách tự động
với bạn bè. Thành viên Facebook hiện nay có thể ngăn chặn những người trong danh
sách bạn bè mà thành viên đó không muốn họ nhìn thấy thông tin cập nhật về một số
loại hoạt động, bao gồm thay đổi hồ sơ, bài trên Wall, và bạn bè mới thêm vào.
2.5.8. Nguyên tắc đảo ngƣợc
Mark Zuckerberg đã ứng dụng nguyên lý đảo ngược để tạo ra một “cuốn sách
đăng ảnh” trên internet. “Mọi người đã nói nhiều về một cuốn sách đăng ảnh trong
Harvar. Tôi cho rằng hơi bị ngu xuẩn khi trường đã phải mất vài năm để thực hiện
nó. Tôi có thể làm tốt hơn những gì họ có thể, và tôi có thể làm nó trong vòng một
tuần”. Và từ đó Facebook ra đời với thành công vượt trội như ngày hôm nay.
2.5.9. Nguyên tắc linh động
Facebook có hơn 30,000 servers (năm 2009) để đáp ứng cho lượng người
dùng khổng lồ. Tùy tình hình hoạt động và đặc điểm địa lý của từng server mà quyết
định chọn server nào sẽ đáp ứng cho người dùng mà không làm quá tải hệ thống.
2.5.10. Nguyên tắc giải thiếu hoặc thừa
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất trên Facebook là ứng dụng Hình ảnh
(Photos), nơi thành viên có thể upload album và hình ảnh. Facebook cho phép người
dùng tải lên không giới hạn số hình ảnh, so với các dịch vụ lưu trữ hình ảnh khác như
Photobucket và Flickr, trong đó áp dụng giới hạn số lượng các bức ảnh mà người
dùng được phép tải lên. Điều này đã đóng góp phần nào đó trong thành công của
Facebook ngày nay.
2.5.11. Nguyên tắc quan hệ phản hồi
Facebook luôn luôn lắng nghe ý kiến của người sử dụng để cải tiến dịch vụ
của mình ngày một hoàn thiện hơn.
P a g e | 22
2.5.12. Nguyên tắc sử dụng trung gian
Mô hình của Facebook là lấy lợi nhuận từ việc quảng cáo, dùng lợi nhuận đó
đầu tư dịch vụ phục vụ khách hàng.
2.5.13. Nguyên tắc sao chép
Facebook đã ứng dụng nguyên tắc sao chép bằng việc dùng rất các mã nguồn
mở, sau đó cải tiến và xây dựng hệ thống cho mình.
2.5.14. Nguyên tắc rẻ thay cho đắt
Việc phân tích các kỹ thuật đằng sau Facebook cho thấy hầu hết các software
đều là mã nguồn mở, từ những software đã tồn tại cho đến những hệ thống do
Facebook xây dựng. Điều này chứng tỏ Facebook đã áp dụng rất thành công nguyên
lý rẻ thay cho đắt vào hệ thống của mình.
2.5.15. Nguyên tắc thay đổi màu sắc
Khi nhập các thông tin cần chia sẻ, chúng ta có thể nhập các ký tự đặc biệt để
khi hiển thị lên trên màn hình nó sẽ biến thành các Emoticons khác nhau.
2.5.16. Nguyên tắc đồng nhất
Khi thiết kế và cải tiến, các kỹ sư đã dùng nguyên tắc đồng nhất người thiết kế
với tâm lý người sử dụng để xây dựng lên một hệ thống Facebook làm hài lòng hàng
tỷ người như hiện nay.
P a g e | 23
Kết luận
Qua bài luận trên ta thấy được sự vai trò của 40 phương pháp sáng tạo trong
công cuộc phát triển các phần mềm tin học là rất to lớn.
Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập với thế giới. Tuy nhiên khả năng sáng
tạo của nước ta hiện nay còn rất hạn chế hoặc nếu có thì không phục vụ nhiều cho đời
sống. Ngoài ra chúng ta đang phải cạnh tranh rất ác liệt với các công ty nước ngoài.
Điều đó đòi hỏi người lao động không chỉ cần các kiến thức về chuyên môn mà còn
cần các kỹ năng mới trong đó có tư duy sáng tạo và các kiến thức về phát minh và
sáng chế để góp phần gia tăng các cải tiến về sản phẩm, dịch vụ, quản lý… trong mỗi
tổ chức họ tham gia. Để làm được điều này, việc nắm vững 40 phương pháp sáng tạo
có thể coi như là chìa khoá để mở cánh cửa thành công. Từ đó giúp gia tăng sức cạnh
tranh của hàng hóa, dịch vụ Việt Nam trước công ty nước ngoài.
P a g e | 24
Tài liệu tham khảo
1. Phan Dũng, Các Thủ Thuật (Nguyên tắc) Sáng Tạo Cơ Bản (Phần 1, 2), NXB Trẻ,
Việt Nam, 2010.
2. Quán Thành Luân, “Ích lơị của các nguyên tắc”
3. “Facebook”, Wikipedia, ngày 11 tháng 3 năm 2012
4. “Khám phá những kỹ thuật đằng sau facebook”, i-php, 2010
5. “Exploring the software behind Facebook, the world’s largest site”, pingdom, 2010
6. “Scale at Facebook”, InfoQ, 2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ch1101152_le_cung_tuong_488.pdf