Vai trò của an sinh xã hội với trẻ em lao động sớm.

Trẻ em là thế hệ tương lai, là chủ nhân của đất nước. Nhưng hiện nay còn nhiều em phải chịu thiệt thòi, phải tự bươn trải kiếm sống. Để giảm và tiến tới xóa bỏ tình trạng trẻ em lao động sớm cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, có các chính sách thiết thực và trực tiếp để trẻ em được học tập phát triển đúng như lứa tuổi của mình.

doc21 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4323 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò của an sinh xã hội với trẻ em lao động sớm., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA AN SINH XÃ HỘI VỚI TRẺ EM LAO ĐỘNG SỚM. Phần một: Mở đầu 1.Đặt vấn đề. Đất nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển. Nền kinh tế nước ta đã có những bước đáng tự hào được nhiều nước trên thế giới đánh giá cao, chúng ta đang hướng đến mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 và có thể sánh vai với các nước phát triển trên thế giới. Bên cạnh những thành tựu về kinh tế- xã hội, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều những khó khăn và thách thức nẩy sinh từ mặt trái của quá trình phát triển kinh tế xã hội như phân tầng xã hội, quá trình đô thị hóa không đồng bộ, môi trường bị xuống cấp, thất nghiệp, người già neo đơn, tệ nạn ma túy, trẻ em có hòan cảnh khó khăn. Riêng đối với trẻ em có hòan cảnh khó khăn, một trong những đối tượng này phải kể đến đó là trẻ em lao động sớm, bao gồm cả trẻ bị bóc lột sức lao động và trẻ em đường phố. Nhiều trẻ em đã và đang làm nhiều công việc vất vả để kiếm sống sinh nhai cho bản thân và gia đình các em, các công việc như lượm ve chai, đánh giầy, bán vé số…phần nhiều những trẻ em có đời sống trong hòan cảnh phần lớn đều có hòan cảnh gia đình khó khăn, kinh tế nghèo. Tuy nhiên ở nhiều gia đình mà  người cha ,người mẹ chưa chu toàn bổn phận về mặt kinh tế hay trong các gia đình khiếm khuyết thì lao động trẻ em đôi khi đóng vai trò khá quan trọng trong việc kiếm sống cho gia đình. Ở quốc gia nào cũng đều phải nghiên cứu về trẻ em lao động sớm, nhằm tìm ra những khó khăn và mong muốn của các em, để đưa ra những hình thưc giúp đỡ khác nhau .Tất cả chúng ta đều biết trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước do vậy việc quan tâm chăm sóc ,bảo vệ trẻ em là trách nhiệm không chỉ của gia đình mà của toàn xã hội. Qúa trình đô thị hóa diễn ra nhanh kéo theo tình trạng lao động sớm ở trẻ em và những hậu quả đi cùng là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Để đảm bảo được quyền lợi cho trẻ em chúng ta cần phải bắt tay vào giải quyết vấn đề của trẻ lao động sớm. Xuất phát từ thực tiễn như vậy nên  Tôi đã chọn đề tài “ vai trò của an sinh xã hội đối với trẻ em lao động sớm” để nêu lên được thực trạng nguyên nhân của trẻ em lao động sớm, để từ đó kiến nghị các biện pháp giải quyết phù hợp, tạo điều kiện cho các em có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên với thời gian và khả năng có hạn nên bài tiểu luận này không tránh khỏi có nhữ 2. Mục tiêu:  tìm hiểu được nguyên nhân, thực  trạng của trẻ em lao động sớm từ đó đề xuất các biện pháp và mô hình an sinh xã hội giúp các em có cuộc sống tốt đẹp hơn. ng hạn chế, sai sót. Do vậy em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cản ơn các thầy, cô đã nhiệt tình giảng dậy và hướng dẫn chúng em làm bài tiểu luận này 3. Nhiệm vụ: -       Về mặt lý luận : làm rõ các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài. -về mặt thực tiễn: + Tìm hiểu về nguyên nhân, thực trạng, hậu quả của trẻ em lao động sớm ở Việt Nam. + Đưa ra những biện pháp , mô hình an sinh xã hội dành cho trẻ lao động sớm ở Việt Nam. Phần hai: Nội dung 1. Các khái niệm, thuật ngữ liên quan. 1.1. Trẻ em.          Theo hiệp ước về quyền trẻ em của liên hợp quốc định nghĩa: “Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn”.        Theo luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam 1991:  “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.        Theo định nghĩa sinh học:  “ Trẻ em là con người ở giai đoạn phát triển, từ khi còn trong trứng nước tới tuôi trưởng thành”.         Nhìn theo góc độ xã hội học: Trẻ em là giai đoạn con người đang học cách tiếp cận những chuẩn mực của xã hội và đóng vai trò xã hội của mình, đây là giai đoạn xã hội hóa mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai trò quyết định của việc hình thành nhân cách của mỗi con người. 1.2. Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.          Theo điều 40 chương IV Luật bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ  25/2004QHngày 15 tháng 6 năm 2004 :  “Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bao gồm: Trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bở rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ là nạn nhân chất độc hóa học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải nặng nhọc nguy hiểm; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma túy, trẻ em vi phạm pháp luật”. 1.3. Trẻ em lao động sớm.           Là trẻ làm việc trong độ tuổi còn đi học, các em có thể được trả công hay không trả công, làm việc bên trong và bên ngoài gia đình, trẻ có thể làm các công việc nhẹ đến nặng nhọc. (Trích: An sinh xã hội và các vấn đề xã hội. Chủ biên: Nguyễn Thị Oanh, 1997, T36)        Theo bài học môn an sinh xã hội  chúng tôi đưa ra khái niệm:   Trẻ em lao động sớm là những trẻ phải lao động bằng chính sức lao động của mình để tự nuôi sống bản thân và lao động phụ gia đình, lao động trong điều kiện không an toàn, các đối tượng này còn đang độ tuổi đi học, công việc làm có thể trả công hoặc không trả công, là những trẻ không có cơ hội phát triển bình thường và lành mạnh, ít được tiếp cận với các dịch vụ xã hội. Thực trạng  trẻ em lao động sớm ở Việt Nam. * Thế giới: Ngày nay trên thế giới tình trạng lao động trẻ em vẫn là một hiện tượng phổ biến, trong đó có nhiều trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện làm việc độc hại, nguy hiểm và bị khai thác triệt để. Theo những số liệu mới nhất của ILO, có ít nhất 218 triệu lao động trẻ em[1] trong độ tuổi từ 5 đến 17 tuổi, và hầu hết tập trung ở các nước đang phát triển. Trẻ em lao động ở nhiều loại hình và lĩnh vực công việc và những mối nguy hại đe doạ lao động trẻ em thay đổi tuỳ thuộc vào loại hình lao động và điều kiện lao động và để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển bình thường của trẻ. * Việt Nam: Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ với khoảng gần 31% tổng dân số có độ tuổi từ 0 -17 tuổi[2] năm 2009. Trong gần hai thập niên qua, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam tương đối nhanh và ổn định với sự phát triển nhanh chóng của các loại hình kinh tế, đặc biệt là sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân với các loại hình doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ và loại hình kinh tế hộ gia đình đã tạo ra nhiều việc làm mới trong xã hội. Tuy nhiên kéo theo đó là tình trạng sử dụng lao động trẻ em ngày càng phổ biến và trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Cho đến nay chưa có một cuộc điều tra chính thức nào về lao động trẻ em ở Việt Nam. Tuy nhiên, số liệu thống kê từ cuộc Điều tra Mức sống Dân cư Việt Nam (ĐTMSDC) năm 2006 cho thấy có khoảng 6,7% trẻ em từ 6-14 tuổi (gần 930.000) tham gia hoạt động kinh tế. Trong đó có 296,847 trẻ em từ 12 tuổi trở xuống[3] và 37,139 trẻ em dưới 10 tuổi[4] có tham gia hoạt động kinh tế trong năm 2006. Kết quả cuộc ĐTMSDC Việt Nam cũng cho thấy có khoảng 503.389 trẻ em (từ 12 đến 14 tuổi) tham gia vào các công việc nặng nhọc và khoảng 633,405 trẻ em từ 15 đến 17 tuổi phải làm việc nhiều thời gian hơn quy định. Cũng phải nhấn mạnh rằng con số này vẫn còn thấp hơn so với con số thực tế vì nó không bao hàm định nghĩa của ILO về “các loại hình trẻ em lao động tồi tệ nhất”[5].  Theo thống kê của Bộ Lao động thương binh và xã hội, đến cuối tháng 6/2009 ở Việt Nam có đến 3 triệu trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn,ở Việt Nam trẻ em lang thang lao sống tập trung phần lớn ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Theo  thống kê chưa đầy đủ Việt Nam có khoảng 10.000 trẻ làm những công việc nặng nhọc, môi trường làm việc độc hại và trên 10.000 trẻ em phải lang thang kiếm sống bằng đủ các nghề như bán hàng dong, bán vé số, nhặt ve chai, đánh giày…Sở LĐTBXH Hà Nội cho biết HN có 314 trẻ em lao động sớm (229 nữ, 85 nam)ở 9/14 quận, huyện. Các em (từ 6 – 16 tuổi) tham gia những công việc:giúp việc gia đình, tham gia sản xuất, phụ việc trong các nhà hàng, bán hàng rong… Nhiều gia đình sẵn sàng bắt con phải đi kiếm tiền, không cần biết các em phải chịu những thiệt thòi gì, chỉ quan tâm đến số tiền hàng tháng trẻ mang lại.Theo báo điện tử ĐCSVN- Khảo sát tình trạng trẻ em từ 6-16 tuổi phải lao động sớm, lao đông nặng nhọc của UBND TP Hà Nội cho thấy, số trẻ phải lao động sớm trong độ tuổi 15, 16(67,8%), ở độ tuổi 14 (17,9%), ở độ tuổi 12 (3,4%). Trong đó, có cả trẻ em đi theo gia đình từ quê lên thành phố kiếm sống. Các em phải đi làm thuê kiếm tiền đưa về gia đình. Hơn nữa, bản thân bố mẹ các em nhận thức về quyền lợi của trẻ em rất mơ hồ, họ cho rằng mình nghèo nên bắt con cái đi ăn xin, đánh giày, nhặt rác, phục vụ hàng ăn là điều hiển nhiên. Mặc dù Sở LĐTB&XH đã cố gắng thuyết phục họ cam kếtphải để các em nghỉ làm và đến các lớp học linh hoạt tại các quận, huyện nhằm bảo đảm quyền lợi cho trẻ nhưng  cũng chỉ có chừng 60-70%số trẻ được đi học. Nhiều phụ huynh hứa hẹn sẽ không bắt trẻ đi làm, nhưng thực tế sau khi đến các lớp học vào buổi sáng, buổi chiều các em vẫn phải lao động kiếm tiền. Nhiều chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực trẻ em cho biết, trẻ em không biết được quyền lợi mà lẽ ra chúng phải được hưởng theo luật pháp. Ngay cả bố mẹ chúng cũng không quan tâm hay nói đúng hơn là họ không hề biết nên đã vô tình vi phạm Luật Lao động khi bắt con cái phải làm việc quá sớm. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng45% trẻ em có thu nhập trên 20.000đồng/ngày, gần 10% có thu nhập cao hơn mức này; 40% trẻ lao động còn lại có thu nhập 6.000 - 10.000 đồng/ngày. Mặc dù có mức thu nhập rất “khiêm tốn” nhưng các em lại phải lao động rất cực nhọc, có tới gần 50% các em phải làm việc tới 10- 12giờ/ngày, nhiều em phải làm việc cả ngày thứ bảy,chủ nhật đấy là chưa kể nhiều em phải làm việc, kiếm sống vào ban đêm bằng nghề: nhặt giác, làm việc trong các xưởng sản xuất tư nhân, lò mổ gia xúc .Tuy vất vả như vậy nhưng so với lao động ở quê thì mức thu nhập đó vẫn còn khá. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều trẻ em bỏ học lên thành phố kiếm sống. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng lớn tới an ninh trật tự của thành phố mà nó còn dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội như: mại dâm, ma tuý Theo đó, nguy cơ trẻ em lao động sớm phải đối diện với các tệ nạn xã hội là khó tránh khỏi. Nhiều em khi được hỏi đều trả lời không hiểu biết gì về ma tuý, HIV. Nhiều em thường xuyên bị lạm dụng tình dục, đặc biệt số này hầu hết tập trung vào các em lao động trên đường phố hoặc làm ở cơ sở tư nhân; hay giúp việc gia đình. Đối với trẻ làm việc tại các cơ sở tư nhân, rất ít trẻ được chủ đối xử tốt. Đáng xấu hổ khi hiện nay, một bộ phận cha mẹ trẻ ở các vùng nông thôn mặc dù điều kiện kinh tế gia đình không phải quá túng thiếu nhưng họ vẫn bắt con cái nghỉ học, lên thành phố kiếm sống, chủ yếu là ăn xin . Nhiều trẻ ăn xin hiện vẫn sống với cha mẹ hoặc sống với người thân. Nhiều bậc cha mẹ khi được hỏi cho rằng ăn xin trên thành phố còn nhàn hạ và dễ kiếm tiền hơn là lao động ở quê ,không phải đầu tư mà thu nhập cao.Chính từ suy nghĩ này mà ngày càng có nhiều trẻ em lên thành phố kiếm sống bằng đủ mọi nghề. Nhiều trẻ trong số này không muốn được đi học, học nghề hoặc một công việc nào đó thay vì đi ăn xin. Trẻ thường làm việc không có ngày nghỉ,cơ hội vui chơi giải hầu như không có. (Theo hanoimoi.com.vn). 3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em phải lao động sớm.          Có hàng loạt các nguyên nhân dẫn đến việc trẻ phải lao động sớm, nhưng nguyên nhân lớn nhất là do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, buộc các em phải tham gia lao động để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình. -  Kinh tế là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất dẫn đến tình trạng trẻ phải lao động sớm. Như vậy vấn đề nghèo khổ được xem là nguyên nhân chính. Các em chủ yếu theo bố mẹ lên thành phố để kiếm sống, gia đình quá khó khăn nên buộc các em phải tham gia lao động sớm để phụ giúp kinh tế cùng với gia đình.        Trẻ em lao động sớm đóng góp được khá nhiều về mặt kinh tế cho gia đình, thậm chí có em còn là thu nhập chính của cả nhà. Với độ tuổi của các em là độ tuổi cắp sách đến trường, nhưng cuộc sống nghèo khổ đã buộc các em phải vắt kiệt sức lao động của mình để hòng có được miếng ăn qua ngày. Người ta cho rằng nhà nghèo bố mẹ không đủ sức nuôi thì phải tự đi kiếm sống, từ việc lao động sớm đã dẫn đến những hậu quả của vấn đề lao động sớm ở trẻ em. Hầu hết các trẻ tham gia lao động sớm đều ở trong tình trạng thất học, bỏ học. Vậy thử đặt ra vấn đề là: Khi tiếp xúc với môi trường hỗn tạp của xã hội thì trẻ sẽ như thế nào? Đó là câu hỏi mà các cơ quan cần được quan tâm, kể cả phía các cá nhân và các tổ chức có liên quan.    Từ việc hoàn cảnh gia đình khó nhăn buộc trẻ phải lao động sớm để kiếm sống đã kéo theo hàng loạt các vấn đề bất cập. Bên cạnh đó một phần không nhỏ các bậc cha mẹ của trẻ lao động sớm cho rằng: “trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ là của xã hội và cộng đồng”. Bởi những suy nghĩ hạn chế  như vậy nên vấn đề bỏ học, nghỉ học để đi kiếm sống là vấn đề đa và đang tồn tại.     Ngoài kinh tế gia đình khó khăn là nguyên nhân cao nhất thì sự thiếu quan tâm của gia đình đến trẻ là nguyên nhân thứ hai có số tỷ lệ phần trăm cao chiếm 30,3% trong tổng số các nguyên nhân đã đẩy trẻ đến với cuộc sống đường phố và lao động sớm. Như vậy sự thiếu quan tâm trong gia đình lại là vấn đề đẩy trẻ đến tình trạng phải lao động sớm? Trẻ em là lứa tuổi đang trong quá trình phát triển mạnh về mặt thể xác cũng như tâm sinh lý, đây là lứa tuổi dễ bị tổn thương và cần được yêu thương chăm sóc. Điều đó đồng nghĩa với việc khi không được bố mẹ haycác thành viên trong gia đình dành sự quan tâm chăm sóc thì trẻ dễ bị chán nản và dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực. Gia đình đối với trẻ là rất quan trọng, theo nghiên cứu của bác sỹ Nguyễn Hữu Cầu ( Đặc điểm tâm lý của trẻ em côi cút ở Quảng Ninh) cho thấy là” Trong sự phát triển nhân cách của trẻ, yếu tố tình cảm vô cùng quan trọng…sự thiếu hụt tình cảm sẽ dẫn tới sự phát triển lệch lạc nhân cách…” . Điều đó cho thấy rõ một điều rằng nếu không nhận được sự quan tâm đầy đủ từ phía gia đình thì trẻ rất dễ bị hư hỏng và dẫn tới suy nghĩ là bỏ nhà đi kiếm sống. Khi ra xã hội với tâm trạng chán nản như vậy thì trẻ rất dễ bị nhiễm các thói hư tật xấu và sẵn sang làm việc gì miễn là có tiền. Do tình trạng không nhận được từ gia đình sự quan tâm đầy đủ nên tỷ lệ trẻ ra ngoài xã hội kiếm sống khá cao, kéo theo hậu quả đó là các tệ nạn xã hội nảy sinh: ma túy, mại dâm, móc túi, đánh nhau…Các em ra khỏi nhà đi kiếm sống do cảm thấy bị ngột ngạt và chán nản về mặt tinh thần nghiêm trọng nên muốn ra ngoài để tìm cảm giác thoải mái và tự do. Liệu khi ra ngoài xã hội các em có thể sống tốt trong khi không có kiến thức đầy đủ về xã hội. Các trường hợp này đang là đối tượng để các tệ nạn xã hội tấn công. - Bên cạnh đó còn nhiều nguyên nhân khác như do gia đình tan vỡ làm cho con cái bị hoang mang và lo sợ, điều đó dẫn đến tình trạng muốn thoát ra khỏi gia đình để tự do vì do bố mẹ không sống với nhau nữa. Trong giai đoạn này trẻ thường có suy nghĩ là bố mẹ bỏ nhau thì mình đi “ bụi” cho họ biết. Vậy là các em buộc phải lao động sớm để có tiền sống qua ngày, để tự lập. Có nhiều trường hợp bố mẹ ly hôn và trẻ không biết sống với ai, đành chấp nhận làm trẻ đường phố, lao động để kiếm sống. Vậy nên gia đình tan vỡ đã tạo một sức ép hết sức nặng nề với trẻ và việc bỏ gia đình đi kiếm sống là hệ quả tất yếu. Liệu trẻ có đủ khả năng để chống chọi lại với những văn hóa phẩm độc hại, những tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu đang rình rập xung quanh cuộc sống của trẻ.      Bên cạnh những nguyên nhân chính như vừa đề cập ở trên, còn có hàng loạt  các nguyên nhân khác tác động không nhỏ đến việc trẻ em phải lao động sóm. Do cha mẹ mất sớm trẻ phải tự bươn chải kiếm sống để nuôi thân, do ý thích muốn tự khẳng định mình, do bị đánh đập đối xử tàn tệ, bạn bè rủ rê lôi kéo… Khi bị dính vào một số những nguyên nhân này thì nguy cơ trẻ chọn việc ra đường kiếm sống là rất cao. 4. Những hậu quả  mà trẻ em lao động sớm gặp phải .         Trẻ lao động sớm không được đảm bảo công việc phù hợp với lứa tuổi, điều kiện lao động độc hại, thời gian lao động kéo dài, đồng lương thấp.  Vì phải làm việc xa nhà, các em dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, dễ bị lợi dụng, lừa gạt vào các hoạt động mại dâm, mua bán qua biên giới…  Dễ bị chấn thương do dụng cụ lao động;  Không được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe xứng đáng; Không được vui chơi giải trí,ăn uống thiếu thốn, trình độ văn hóa thấp; Khi phải tham gia lao động sớm thì các em không còn thời gian và sức lực để giành cho việc học vậy nên một tất yếu là bỏ học đi kiếm sống ; Thiếu thốn tình cảm gia đình, không có giấy tờ tùy thân, thường xuyên đau ốm, không có chỗ ở ổn định: - Các em khi tham gia lao động sớm thì các em có thể phải va chạm với cuộc sống đầy phức tạp,các em sẽ rất dễ bị nhiễm các thói hư tật xấu của xã hội. Với độ tuổi và kiến thức của các em không đủ để tránh khỏi việc không bị mắc phải. Ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, trộm cắp, đâm thuê chém mướn…đang ngày càng dẫn sâu vào cuộc sống của trẻ lao động sớm. Tất cả trẻ lao động sớm có thể là đối tượng tấn công của bất kì một loại tệ nạn nào. Một thực tế cho thấy đó là hiện tượng trẻ em vi phạm pháp luật là rất cao, mà tập trung chủ yếu ở trẻ em lang thang. Ban ngày đi làm tối về thì tụ tập ở các bến xe, quán nét, các tụ điểm đen và muốn khẳng định mình, các em đã bị cuốn vào các trò vô bổ và các lối sống không lành mạnh, điều đó đã làm hỏng nhân cách của những đứa trẻ mới lớn.. - Do cuộc sống quá khó khăn nên khi đang ở tuổi chơi các em đã phải đi kiếm sống. Bên cạnh việc bị dính vào các tệ bạn xã hội thì một mặt trái nữa đó là: Các em bị đối xử thậm tệ,tra tấn và bóc lột sức lao động. Một thực tế hiện nay cho thấy là số lượng trẻ bị bạo hành rất lớn. Các em vì kiếm sống nên đã chịu đựng để cho chủ bóc lột sức lao động mà không hề có một sự phản kháng nào. Qua phương tiện thông tin đại chúng chúng ta biết được rằng các em vừa bị bóc lột vừa bị tra tấn dã man, cũng chỉ vì muốn kiếm sống.        Tuổi của các em là tuổi đi học tuổi vui chơi, nhưng các em phải bươn chải khắp thành phố để kiếm sống, phải làm việc trong môi trường độc hại như: hóa chất, khí thải công nghiệp, bụi bẩn, rác thải…và nặng nhọc như: bốc vác, thồ hàng, kéo xe, phụ hồ…Sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể bị nhiễm bệnh: ung thư, cột sống, viêm phổi, đường ruột…Cộng thêm vào đó là các em sống trong các khu nhà không đảm bảo:nhà ổ chuột, gầm cầu, công viên, vệ đường… -  Trẻ gặp khó khăn về giấy tờ tùy thân cũng được xem là những khó khăn chính. Trẻ theo gia đình lên thành phố kiếm sống và phải sống cuộc sống tạm bợ, nghèo khổ nhiều gia đình có các em lao động sớm đã không nghĩ tới việc thu xếp cho các em có giấy tờ tùy thân. Khi không có giấy tờ tùy thân trẻ đã gặp phải một số rắc rối. Đi xin việc yêu cầu phải có giấy tờ tùy thân, nhưng khi không có giấy tờ tùy thân thì đồng nghĩa với việc không xin được việc làm. Không có giấy tờ tùy thân thì khi muốn đi học nghề cũng gặp khó khăn không ít. 5. Giải pháp: 5.1 Giải pháp theo hướng an sinh xã hội. - Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội: trẻ em lao động sớm cũng là một đối tượng được hệ thống an sinh xã hội rất quan tâm và trợ giúp. Tuy nhiên những trẻ em lao động sớm thường có những hoàn cảnh khó khăn, ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ của an sinh xã hội vì vậy cần xây dựng các chính sách mới nhằm mục đích cho nhóm trẻ lao động sớm có thể được hưởng các dịch vụ an sinh xã hội. - Đẩy mạnh công tác xã hội hóa chăm sóc trẻ em bằng cách:đa số các em phải lao động sớm đều xuất phát từ nguyên nhân hoàn cảnh gia đình khó khăn vì vậy cần nâng cao đời sống cho gia đình trẻ em lao động sớm, điều đó được thực hiện bằng việc có những chính sách hỗ trợ vốn cho những gia đình nghèo cũng như dạy cho họ làm kinh tế, như vậy mới mong giảm bớt được số trẻ em phải lao động sớm. - Trú trọng hơn nữa tới vấn đề nâng cao dân trí, nhận thức của người dân: hiện nay cũng có nhiều người đã nhận thức được vấn đề trẻ em lao động sớm gây nhiều ảnh hưởng xấu và nhiều khi cũng rất nguy hiểm đối với trẻ em.Tuy nhiên nhiều người có thể do hoàn cảnh quá khó khăn hoặc vì muốn kiếm được nhiều tiền vẫn bắt con, em mình phải lao động sớm. thông qua đài, báo…qua các cuộc họp thôn,phường…phổ biến cho người dân hiểu rõ hơn về quyền trẻ em, những nhu cầu cần thiết của trẻ để gia đình, xã hội có sự quan tâm phù hợp hơn. - Tăng cường công tác nghiên cứu về lao động trẻ em để có thể biết sâu xa để có những hiểu biết cụ thể hơn về nguyên nhân, thực trạng, nhu cầu…của trẻ em lao động sớm từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp như: Đối với trẻ em lang thang không gia đình cần tập hợp các em trong các nhà tình thương,trung tâm dạy nghề…đối với các em có gia đình tạo điều kiện đẻ các em về với gia đình, đối với trẻ em thành phố tạo điều kiện để các em có thể học tập, học nghề, mô hình tốt nhất là vừa học vừa làm. - Đẩy mạnh chương trình hồi hương cho trẻ em lang thang, với các biện pháp hỗ trợ cụ thể đối với những gia đình có trẻ em lang thang, nhằm tạo điều kiện cho cha mẹ các em có việc làm, thu nhập ổn định, bảo đảm cho các em được đến trường. 5.2. Vai trò của nhân viên Công tác xã hội. - Nhân viên công tác xã hội cần phối hợp cùng các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức xã hội tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, gia đình để các bậc cha mẹ và toàn thể cộng đồng hiểu được vai trò, nhu cầu chưa được đáp ứng, những nguy hiểm, thiệt thòi mà trẻ em lao động sớm phải chịu. - Cần đưa các chính sách và pháp luật về bảo vệ trẻ em vào đời sống, nhân viên công tác xã hội chính là những người thực hiện tuyên truyền để những chính sách và pháp luật đó dến được với người dân, giúp họ hiểu rõ hơn và đày đủ hơn về các chính sách và các luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em. - Tìm hiểu thực trạng trẻ em lao động sớm để từ đó phối hợp với các cơ quan chức năng để có thể đưa ra những giải pháp giúp đỡ trẻ em lao động sớm. Mỗi một nhóm trẻ lao động sớm như trẻ không có gia đình, trẻ miền núi, trẻ lang thang…đều có những đặc điểm khác nhau vì vậy phải nghiên cưu, tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng trẻ em lao động sớm để áp dụng những giải pháp phù hợp với từng đối tượng. - Hiện nay rất nhiều trẻ em phải lao động trong những môi trường độc hại, làm việc mà không có những thiết bị bảo vệ cần thiết vì vậy cần có những chính sách đưa các em ra khỏi các môi trường độc hại đó, đưa các em vào những trung tâm lao động phù hợp. - Nhân viên công tác xã hội phối hợp với các tổ chức phát triển cộng đồng đưa ra các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe cho trẻ lao động sớm thông qua các chính sách,dịch vụ xã hội như việc tổ chức khám sức khỏe định kì cho trẻ… 5.3.  Mô hình an sinh xã hội dành cho trẻ em lao động sớm: ở những khu vực có trẻ em lao động sớm cơ quan chính quyền các cấp cần thành lập các tổ chức vì sự phát triển của các em các tổ chức này sẽ mở các lớp học miễn phí  dành cho các em, mở dịch vụ việc làm , đào tạo nghề để các em có thể tìm được việc làm , hoặc là đào tạo các cán bộ xã hội để tư vấn cho trẻ hoặc là dịch vụ y tế miễn phí dành cho trẻ... nếu các tổ chức này đi vào hoạt động hiệu quả thì có thể mở thêm nhiều dự án đa dạng hơn như  mở các lớp dậy tiếng anh, vi tính, dạy và tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ để gây quỹ hoạt động. Trong quá trình hoạt động thì cần tổ chức hợp tác với các tổ chức khác như :hội bảo trợ trẻ em ở khu vực đó, các trường học,các trung tâm giáo dục  dậy nghề...để cùng  thực hiện các chương trình :chương trình dạy tiếng anh, chương trình giáo dục hội nhập, chương trình việc làm trong mỗi chương trình  tổ chức cần tiến hành việc tài chợ kinh phí, tập huấn và hướng dẫn nâng cao năng lực cho các đối tác. mô hình này một phần nào đó giúp các em có nhiều cơ hội để có cuộc sống tốt hơn. *ví dụ cụ thể về trẻ em lao động  sớm.  Vẫn theo thói quen, Sau một tuần học tập căng thẳng nhóm sinh viên lớp công tác xã hội trường  ĐH Khoa Học - ĐHTN chúng tôi thường rủ nhau ra quán nước ven đường để tụ họp với nhau chuyện trò về những việc trong tuần vừa qua, đang sôi nổi bỗng có một cô bé chạy đến  đưa ra một rổ hàng rồi mời giọng như van nài: anh chị ơi mua cho em đi, đi mà, cái này cũng được… Đưa gói kẹo lên trước mặt chúng tôi cô bé tiếp tục năn nỉ Giọng non nớt của cô bé như xát muối vào lòng chúng tôi. Không đành lòng với lời van nài của cô bé, tôi mua một gói. Không phải để ăn mà chỉ cho cô bé vui lòng. Sau khi hỏi chuyện bé thì tôi được biết: em tên là hương, hiện nay em mới 7 tuổi, em đang sống cùng mẹ và em trai năm nay mới 3 tuổi, hiện nay em không còn đi học và hàng ngày bán kẹo, báo cùng với một số đồ lặt vặt khác ở  khu phố thuộc xã Quyết Thắng – TP Thái Nguyên. Em có một hoàn cảnh khá khó khăn: bố mất sớm, gia đình nghèo, mẹ chỉ làm công việc thu mua phế liệu nên thu nhập rất ít ỏi. chính vì hoàn cảnh quá khó khăn mà hương không được đi học và phải đi bán kẹo rong mặc dù em mới có 7 tuổi. Em có những ước mơ đối với nhiều đứa trẻ khác đó có thể là những điều rất bình thường nhưng đối với Hương thì đó là những ước mơ lớn lao và tưởng chừng như rất xa vời: em ước mong mình sẽ được đi học, được vui chơi. Mỗi lần đi bán kẹo ngang qua các khu vui chơi và trường học ở gần đó em đều đứng lại một lúc lâu để xem các bạn cùng trang lứa được học tập, vui chơi. Em cũng mong muốn mình cũng được như các bạn. * nhận diện vấn đề:     Hương có một hoàn cảnh khá khó khăn: bố mất sớm, gia đình nghèo, mẹ chỉ làm công việc thu mua phế liệu nên thu nhập rất ít ỏi em hương tuy mới 7 tuổi nhưng đã phải nghỉ học để đi bán hàng rong lấy tiền để phụ giúp gia đình. Hầu hết thời gian của em là đi bàn hàng rong và không được hưởng sự vui chơi, giao lưu học tập như các bạn cùng trang lứa.Để giúp hương có một cuộc sống tốt hơn hay nói cách khác để em được đi học trở lại và không phải đi làm trước tuổi thì tôi đưa ra một số giải pháp dưới đây. * Giải pháp giúp Hương.  - Chính quyền địa phương cần có những chính sách giải pháp  giúp hương  được hưởng các dịch vụ an sinh xã hội. -  Cần nâng cao đời sống cho gia đình Hương, điều đó được thực hiện bằng việc có những chính sách hỗ trợ vốn cho gia đình cũng như dạy cho họ làm kinh tế, như vậy mới mong  tránh được tình trạng hương phải lao động sớm và được đi học trở lại.  Là một nhân viên công tác xã hội cần phải phát huy vai trò của mình:  - Phối hợp, tác động với chính quyền địa phương nơi  thân chủ đang sống làm sổ hộ nghèo để có thêm những trợ giúp xã hội. - Tư vấn cho mẹ thân chủ để có đủ nhận thức về tác hại của việc trẻ em lao động sớm cũng như ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của các em sau này. -  Cùng với mẹ thân chủ tìm mô hình kinh tế mới bền vững như mở cửa hàng may… cải thiện cuộc sống, thoát nghèo. Tác động tới trường tiểu học ở địa phương nhằm tạo điều kiện cho thân chủ được tới trường học -  Hướng dẫn mẹ than chủ làm sổ hộ nghèo để được hưởng chính sách  ưu tiên: miễn giảm học phí cho thân chủ, vay vốn lãi suất thấp… - Tư vấn cho mẹ thân chủ vay vốn để mở cửa hàng may nhằm phát triển kinh tế gia đình, thoát nghèo. - Liên hệ trường học để Hương có cơ hội học tập. * Mô hình an sinh xã hội giúp hương: nhân viên công tác xã hội sẽ phối hợp với chính quyền địa phương và nhà trường nơi em học giúp em và gia đình có một cuộc sống tốt hơn. Chính quyền địa phương cần đưa ra những chính sách thiết thực để giúp em được hưởng các dịch vụ an sinh xã hội như bảo hiểm y tế, được đi khám sức khỏe định kỳ hàng tháng, tham gia các hoạt động vui chơi ở nơi em sinh sống, được đi học...Đồng thời hỗ trợ vốn  làm ăn cho gia đình, cử các cán bộ cùng với nhân viên công tác xã hội đến dạy cách làm kinh tế có hiệu quả và cùng gia đình tìm mô hình kinh tế mới bền vững mới như mở cửa hàng may mặc, tạp hóa bán hàng ... để cải thiện cuộc sống thoát nghèo  . Về phía nhà trường nơi hương từng  học tập các nhân viên công tác sẽ có trách nhiệm liên hệ đến nhà trường để hương có cơ hội tiếp tục học tập, miễn giảm học phí và nhà trường sẽ tạo điều kiện tốt nhất giúp em theo kịp và nắm được kiến thức  như: cử giáo viên kèm thêm cho em...Nhân viên công tác xã hội sẽ liên hệ tới các cá nhân, tổ chức có lòng hảo tâm: như hội phụ nữ,đoàn thanh niên...để vận động quyên góp ủng hộ về vật chất cho gia đình giúp gia đình vượt qua những khó khăn trước mắt,  hơn nữa nhân viên công tác xã hội, chính quyền địa phương ,nhà trường, hàng xóm cần động viên gia đình và hương  giúp họ có nghị lực vượt qua khó khăn này.  thực hiên được mô hình này sẽ giúp gia đình hương sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn và em không phải đi bán hàng rong , sẽ được đi học và vui chơi như ươc mơ bình dị của em. Phần ba: Kết Luận.    Trẻ em là thế hệ tương lai, là chủ nhân của đất nước. Nhưng hiện nay còn nhiều em phải chịu thiệt thòi, phải tự bươn trải kiếm sống. Để giảm và tiến tới xóa bỏ tình trạng trẻ em lao động sớm cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, có các chính sách thiết thực và trực tiếp để trẻ em được học tập phát triển đúng như lứa tuổi của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO. - Chủ biên: Nguyễn Thị Oanh ,An sinh xã hội và các vấn đề xã hội 1997. - Chủ biên:TS Nguyễn Hải Hữu, nhập môn an sinh xã hội - www.hanoimoi.com.vn - -   [1] Nguồn: “Nghiên cứu của ILO về Sự kết thúc của Lao động trẻ em, Geneva, 2006. [2] Bộ Kế hoạch và Đầu tư-Tổng cục Thông kê, Báo cáo Điều tra Lao động và Việc làm Việt Nam 1/9/2009, tr, 111, Hà nội, 2010. [3] Có nghĩa là trẻ em từ 6-12 tuổi [4] Có nghĩa là trẻ em từ 6-9 tuổi [5] Thêm vào đó, trẻ em tham gia vào những công việc nhẹ nhàng nhưng lại là các hoạt động kinh tế nguy hiểm, độc hại cũng không được đề cập đến trong ĐTMSDC năm 2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVai trò của an sinh xã hội với trẻ em lao động sớm.doc
Luận văn liên quan