Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống sinh hoạt quốc tế, hợp tác quốc tế trở thành lĩnh vực chính, quan trọng của các nền kinh tế,các quốc gia, các khu vực khác nhau trên thế, tuy nhiên quá trình này không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, tranh chấp, việc này dẫn đến tình trạng mất ổn định trong đời sống, sự hợp tác của các quốc gia và hòa bình thế giới, ASEAN là một tổ chức khu vực của các quốc gia Đông Nam Á, là một diễn đàn để các quốc gia trong khu vực thiết lập các mối quan hệ hợp tác với nhau. Trong bối cảnh hiện nay khi quan hệ quốc tế có nhiều chuyển biến quan trọng, cùng với đó là những mâu thuẫn phát sinh giữa các quốc gia, vai trò của ASEAN với tính chất là một tổ chức quốc tế khu vực càng trở nên quan trong, góp phần ổn định hòa bình, an ninh khu vực nâng cao vị thế của tổ chức, từ đó góp phần rất lớn vào quá trình hội nhập, giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới.
11 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4891 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Danh mục viết tắt
Liên hợp quốc LHQ
Đông Nam Á ĐNA
Trung Quốc TQ
A. Đặt vấn đề
Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống sinh hoạt quốc tế, hợp tác quốc tế trở thành lĩnh vực chính, quan trọng của các nền kinh tế,các quốc gia, các khu vực khác nhau trên thế, tuy nhiên quá trình này không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, tranh chấp, việc này dẫn đến tình trạng mất ổn định trong đời sống, sự hợp tác của các quốc gia và hòa bình thế giới, ASEAN là một tổ chức khu vực của các quốc gia Đông Nam Á, là một diễn đàn để các quốc gia trong khu vực thiết lập các mối quan hệ hợp tác với nhau. Trong bối cảnh hiện nay khi quan hệ quốc tế có nhiều chuyển biến quan trọng, cùng với đó là những mâu thuẫn phát sinh giữa các quốc gia, vai trò của ASEAN với tính chất là một tổ chức quốc tế khu vực càng trở nên quan trong, góp phần ổn định hòa bình, an ninh khu vực nâng cao vị thế của tổ chức, từ đó góp phần rất lớn vào quá trình hội nhập, giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới.
B.Giải quyết vấn đề
1.Khái quát chung về tổ chức ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nation) (ASEAN) là được thành lập ngày 8/8/1967 tại Băng-cốc, Thái Lan trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc với 5 thành viên ban đầu, với mục tiêu tăng cường hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hoá - xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới. Qua quá trình phát triển, ASEAN đã mở rộng bao gồm 10 quốc gia ở Đông Nam Á là In-đô-nê-xia, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xinh-ga-po, Thái Lan, Bru-nây, Việt Nam, Lào, Mi-an-ma và Căm-pu-chia.
Hợp tác ASEAN ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu, bao gồm nhiều lĩnh vực từ chính trị-an ninh đến kinh tế thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường, khoa học-công nghệ…ASEAN cũng đã thiết lập được quan hệ hợp tác nhiều mặt với các Đối tác trong và ngoài khu vực thông qua các tiến trình như ASEAN+1 (hợp tác ASEAN với từng Đối tác); ASEAN+3 (với 3 nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc); Cấp cao Đông Á (với 3 nước Đông Bắc Á và Ấn Độ, Ôx-trây-lia, Niu Di-lân); Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)…
Sau khi hiến chương ASEAN được thông qua năm 2007, ASEAN đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác và tăng cường liên kết nhằm hướng tới xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững mạnh dựa trên ba trụ cột là Chính trị-An ninh, cộng đồng Kinh tế và cộng đồng Văn hóa-Xã hội vào năm 2015.
2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN
Tháng 2 năm 1976 các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của chính phủ 5 nước trong khối đã nhóm họp lần đầu tiên tại Bali và thông qua hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi là hiệp ước Bali). Văn kiện này cùng với Tuyên bố Bangkok năm 1967 đã xác lập các nguyên tắc nền tảng cho các quan hệ hợp tác bền vững của ASEAN. Đồng thời hiệp ước dành riêng Chương IV để quy định và cho ra đời một cơ chế chung để giải quyết tất cả các tranh chấp trên mọi lĩnh vực an ninh chính trị,kinh tế, xã hội … của ASEAN. Điều 13 Hiệp ước Bali cũng như Điểm 2 của Tuyên bố Bangkok năm 1967 khẳng định: “tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc” để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực, theo đó tranh chấp giữa các nước ASEAN được giải quyết theo nguyên tắc: “từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc”(khoản 4, điều 2 Hiến chương LHQ) và nguyên tắc “giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình sao cho không tổn hại đến hòa bình, an ninh quốc tế và công lý”( khoản 3 điều 2 hiến chương LHQ). Về biện pháp giải quyết các tranh chấp theo điều 15 hiệp ước Bali các bên có quyền lựa chọn áp dụng các biện pháp theo quy trình riêng của ASEAN bao gồm: Đàm phán trực tiếp; Các biện pháp thông qua bên thứ ba: Môi giới, điều tra, trung gian, hòa giải; Giải quyết tại trọng tài hoặc tòa án quốc tế; Giải quyết theo quy trình riêng của ASEAN.
Khi có tranh chấp xảy ra nếu các bên thỏa thuận lựa chọn áp dụng quy trình của ASEAN thì tranh chấp được giải quyết theo điều 13, 14,15,16 Hiệp ước Bali:
- Các nước thành viên có bất đồng, tranh chấp phải chủ động thương lượng hữu nghị để giải quyết
- Nếu không đạt được thỏa thuận qua thương lượng thì các bên sẽ thành lập Hội đồng cấp cao (cấp bộ trưởng của các nước thành viên), hội đồng này sẽ xem xét tranh chấp và đưa ra những khuyến nghị về các biện pháp giải quyết phù hợp( trung gian, hòa giải). Hội đồng cũng có thể là bên trung gian hoặc theo thỏa thuận của các bên tranh chấp, hoạt động như một ủy ban trung gian, điều tra, hòa giải
- Trong trường hợp cần thiết, hội đồng sẽ kiến nghị những biện pháp thích hợp để ngăn chặn tranh chấp hoặc tình hình xấu.
Trong bối cảnh hiện nay, các nước ASEAN nhận thấy phải xây dựng một cơ chế mới thay cho cơ chế giải quyết tranh chấp đã được đề cập trong hiệp ước Bali, một cơ chế phù hợp hơn với tình hình khu vực và quốc tế có nhiều chuyển biến quan trọng. Ngày 8/4/2010, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã cùng ký thông qua Nghị định thư về Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN, một văn kiện quan trọng nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý theo quy định của Hiến chương ASEAN. Mục đích chính của Nghị định thư này nhằm giải quyết các tranh chấp nảy sinh do sự nhận thức khác nhau trong quá trình thực hiện Hiến chương ASEAN và các công cụ của hiến chương. Nghị định thư nêu rõ có 4 cách để giải quyết tranh chấp gồm trọng tài, môi giới, trung gian, hòa giải. Các bên thứ ba có thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp nếu như các bên có tranh chấp đồng ý. Nghị định thư này sẽ giúp tạo ra khuôn khổ pháp lý để giải quyết vấn đề tranh chấp một cách công bằng, hợp lý.
3. Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp khu vực
3.1. Nhận xét chung về vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực
Từ khi ASEAN được thành lập năm 1967 đến nay, hợp tác giữa các nước thành viên đã có những bước tiến bộ đáng kể. Các nước ASEAN đã xây dựng được những cơ chế hợp tác với nhau trên cơ sở song phương cũng như đa phương về các mặt kinh tế, chính trị - an ninh, văn hoá xã hội, và các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành khác. Hợp tác chính trị được đánh giá là mặt hợp tác thành công hơn cả của ASEAN trong những năm qua. Và chính ở lĩnh vực này, vai trò của tổ chức đối với các nước thành viên được thể hiện rõ rệt nhất. Điều được thừa nhận rộng rãi về vai trò của ASEAN đối với các nước thành viên là việc xử lý ổn thoả các mối bất đồng, tranh chấp giữa các nước thành viên, không để dẫn đến xung đột, tạo điều kiện xây dựng một môi trường hoà bình, ổn định và hợp tác giữa các nước thành viên để từ đó giúp họ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, và xây dựng một khu vực ĐNA thống nhất, vững mạnh trước các sức ép từ bên ngoài. Hợp tác kinh tế ASEAN tuy cũng được tăng cường và kinh tế từng nước ASEAN đều đạt mức tăng trưởng cao, nhưng vai trò của ASEAN về mặt kinh tế đối với các nước thành viên vẫn chưa đáp ứng được với những mong đợi chung.
Ngoài những thách thức trên, khá nhiều học giả, nhà nghiên cứu và phân tích về khu vực ĐNA cho rằng đối với các vấn đề an ninh mà ĐNA đang phải đối phó hiện nay, thì thách thức trong thế kỷ 21 chính là sự phát triển các thể chế hoặc cơ chế khu vực để giải quyết các vấn đề an ninh khu vực. Như vậy khả năng của ASEAN tiếp tục đóng vai trò chủ đạo và kiểm soát được những bước đi tiếp theo của ARF sẽ rất quan trọng nếu không nói là quyết định đến vai trò của ASEAN trong các vấn đề an ninh của khu vực. Vị trí và vai trò của ASEAN đối với khu vực ASEAN nói riêng và Châu Á - TBD nói chung sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng ASEAN xử lý và vượt qua những thách thức đó, mà nhiều vấn đề trong đó vượt cả khả năng giải quyết của một quốc gia hay những quan hệ song phương.
3.2. Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp
3.2.1.Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ
Vấn đề biên giời, lãnh thổ là một vấn đề cực kỳ quan trọng, nó liên quan đến vấn đề chủ quyền quốc gia các tranh chấp quốc tế liên quan đến biên giới lãnh thổ đã được giải quyết bằng nhiều con đường khác nhau, thời gian gần đây một số quốc gia thành viên ASEAN đã lựa chọn hình thức tài phán quốc tế để giải quyết các tranh chấp như: ngày 02/11/1998 trên cơ sở thỏa thuận ký ngày 31/5/1997 tại kuala Lumpur, có hiệu lực từ ngày 14/5/1998 Malaysia và Indonesia đã yêu cầu Tòa án quốc tế xác định chủ quyền của 2 quốc gia trên đảo Pulau Ligitan và Pulau Sipadan; như ngày 24/7/2003 trên cơ sở thỏa thuận ký ngày 6/2/2003 tại Putrajaya có hiệu lực ngày 9/5/2003, Malaysia và Singapore đã yêu cầu tòa án quốc tế của LHQ xác định chủ quyền của 2 quốc gia trên đảo Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rock và South Ledge. Có thể nói việc giải quyết các tranh chấp về biên giới là lựa chọn tương đối mới của các quốc gia ASEAN, điều này cho thấy ý chí, nguyện vọng của một số quốc gia mong muốn áp dụng biện pháp này khi không thể đạt được thỏa thuận trên bàn đàm phán. Tuy nhiên điều đó cũng cho thấy hạn chế của cơ chế giải quyết tranh chấp mà các quốc gia ASEAN đề ra trong hiệp ước Bali
Mặc dù chưa đóng vai trò quyết định trong việc đưa ra các giải pháp cuối cùng để giải quyết các tranh chấp nhưng ASEAN cũng đã có những hoạt động tích cực nhằm ngăn không cho tình hình xấu đi đồng thời khuyến khích các bên tiến hành đàm phán, thương lượng, góp phần đảm bảo hòa bình, thân thiện và hợp tác khu vực.Ngay sau khi thành lập ASEAN phải đối diện tranh chấp giữa Malaysia và Philippine xung quanh vấn đề Xaba, quan hệ giữa hai nước ngày càng xấu đi khi quốc hội Philippine thông qua dự luật khẳng định Xaba là một bộ phận lãnh thổ của Philippine, đáp lại Malaysia tuyên bố không tham gia bất kỳ cuộc họp nào của ASEAN cho đến khi Philippine hủy bỏ dự luật trên. Trước tình trạng đó ASEAN đã cố gắng tìm mọi biện pháp có thể để các bên đi tới giải pháp hòa hợp và những cố gắng của ASEAN đã đạt được kết quả mong muốn khi Malaysia và Philippine đồng ý gác lại vấn đề Xaba để tiếp tục hợp tác, duy trì tồn tại và phát triển của hiệp hội.
Tuy vậy với cơ chế quy định tại hiệp ước Bali, ASEAN khó trở thành trung tâm của quá trình giải quyết tranh chấp khu vực, việc tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả của cơ chế này là điều cần thiết
3.2.2. Vai trò của ASEAN đối với các tranh chấp liên quan đến Biển Đông
Tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước ở Đông Nam Á đã diễn ra qua nhiều thập kỉ, Biển Đông từ lâu được xem là một trong những nguồn gốc chính của căng thẳng và bất ổn định trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN không những quan trọng với từng nước thuộc khu vực mà còn tác động đến triển vọng phát triển của cả khu vực. Trong quá trình giải quyết tranh chấp này, những nỗ lực của ASEAN được thể hiện rõ ràng hơn hẳn so với Trung Quốc. Vì lợi ích của mình các nước ASEAN đã cùng đoàn kết, kiên trì và hợp tác tìm kiếm cách dàn xếp hợp lý cho những mâu thuẫn Biển Đông. Những nỗ lực này đã thuyết phục Trung Quốc tham gia giải quyết trên tinh thần xây dựng và đồng thuận.
Việc đạt được Tuyên bố về cách ứng xử ở Biển Đông là một thành tựu quan trọng đối với cả Trung Quốc lẫn các nước ASEAN. Tuyên bố đã đánh dấu cho bước phát triển lớn trong việc giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, phải kể đến việc cho ra đời diễn đàn an ninh khu vực ARF bởi hiệp hội các nước Đông Nam Á như là một địa điểm cho các cuộc thảo luận về vấn đề Biển Đông được diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. ARF chính là diễn đàn thể hiện quan điểm về các vấn đề an ninh trong ASEAN. Biển Đông không phải là vấn đề nằm ngoài số đó. Những thành tựu đạt được trong vấn đề Biển Đông có được không thể không nhắc đến ARF. Điều đó chứng tỏ rằng ASEAN đã phát huy được vai trò lãnh đạo của mình một cách hiệu quả.
Vai trò của ASEAN được thể hiện rất rõ nét trong diễn đàn ARF, một diễn đàn dành riêng để giải quyết những vấn đề an ninh khu vực và thế giới. Thành tựu có tầm quan trọng lớn lao phải kể đến mà ASEAN và ARF đã đạt được đó là Tuyên bố quy tắc ứng xử giữa các bên tại Biển Đông – DOC ( Declaration of Conduct) năm 2002. Có thể nói đây là thành quả quý giá của ASEAN sau khi thành lập ARF năm 1994. Điều đó cũng chứng tỏ ASEAN đã hết sức nỗ lực để giải quyết vấn đề này. Tuyên bố quy tắc ứng xử DOC, cho đến nay vẫn được coi là tiền đề để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông ( Code of Conduct ).
Đây là văn kiện quan trọng khẳng định cam kết, quyết tâm của các ước tham gia là nỗ lực xây dựng lòng tin, phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực, không làm phức tạp tình hình, cũng như tìm ra những biện pháp hợp tác chung có thể được giữa hai bên. Tinh thần xây dựng, đoàn kết, sáng tạo và kiên trì …. Là những gì ASEAN đã thể hiện trong việc dàn xếp mâu thuẫn Biển Đông trên cương vị người cầm lái ARF tại các bàn đám phán thương lượng, các phiên đối thoại. Trung Quốc là nước láng giềng – đối tác chiến lược của ASEAN, đồng thời là cường quốc mới nổi có thế và lực trên thế giới. Việc đạt được Tuyên bố DOC là thành công quan trọng của ASEAN. Tuyên bố đã đưa quá trình giải quyết xung đột lên một bước tiến mới cho việc tìm ra đường lối chung cho mọi hoạt động trên Biển Đông. ASEAN đã khẳng định rằng Hiệp hội có vai trò trung tâm trong ARF, và vấn đề Biển Đông cũng là một trong những vấn đề được quan tâm nhất trong các chương trình nghị sự, chương trình làm việc của ASEAN và ARF.
Có thể nói trong mối quan hệ với Trung Quốc, ASEAN đã có đối sách tương đối phù hợp nhận thức rõ không thể ngăn chặn việc TQ đang trở thành cường quốc vì vậy bằng những công cụ về kinh tế, chính trị, ngoại giao cũng như vị thế của mình đã tìm cách hợp tác và đưa TQ vào cơ cấu khu vực,việc ASEAN tiến hành đối thoại với TQ thông qua các cuộc họp riêng về Biển Đông hay các diễn đàn đa phương đặc biệt là thông qua ARF có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng lòng tin, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi giúp các bên tranh chấp có thể ngồi lại với nhau và thảo luận về vấn đề tranh chấp
3.2.3. Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp về kinh tế- thương mại
Giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn khổ ASEAN được thực hiện trên cơ sở pháp lý là Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp (Protocol on Dispute Settlment Mechanism –PDSM) đây là tổng thể thống nhất các cơ quan, cách trức, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp cũng như thi hành phán quyết trong giải quyết tranh chấp kinh tế- thương mại của ASEAN, bao gồm các thành tố: Hệ thống các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp; Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp; Thủ tục thi hành phán quyết
Phạm vi giải quyết tranh chấp : đó là các tranh chấp phát sinh giữa các chính phủ ; cơ chế giải quyết tranh chấp được áp dụng đối với tất cả các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện, giải thích, và áp dụng tất cả các hiệp định về kinh tế thương mại được ký kết
Cơ quan giải quyết tranh chấp: Theo PDSM thì cơ quan giải quyết tranh chấp bao gồm :Hội nghị bộ trưởng kinh tế AEM; Hội nghị các quan chức kinh tế cao cấp SEOM; Ban hội thẩm; Ban thư ký.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp : tổng thời gian giải quyết tranh chấp theo PDSM không được quá 290 ngày (Điều 10) bao gồm các bước :Tham vấn, trung gian, hòa giải; Tố tụng tại SEOM; Kháng nghị các quyết định của SEOM lên Hội nghị các bộ trưởng kinh tế ; Thực hiên quyết định của SEOM hoặc AEM
Đánh giá vai trò của PDSM ở một số điểm sau:
Thứ nhất, PDSM được xây dựng trong thời gian cuối của Vòng đàm phán Urugoay và được ký kết gần 2 năm sau khi WTO ra đời. Một trong những thành tựu nổi bật của WTO so với tiền thân GATT năm 1947 là cơ chế giải quyết tranh chấp của nó trong khi đó đại đa số thành viên của ASEAN lúc này đồng thời cũng là thành viên của WTO nên về cơ bản cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của ASEAN là sự mô phỏng của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có sự thay đổi cho phù hợp với đặc thù của ASEAN
Thứ hai, Một trong những hạn chế không thể không đề cập của PDSM là đã không ghi nhận nguyên tắc đồng thuận nghịch trong quy trình gia quyết định của cớ chế giải quyết tranh chấp của WTO . Với nguyên tắc đa số của mình SEOM hoặc AEM của ASEAN rất khó có thể ban hành phán quyết khi có những nước muốn cản trở quá trình này.
Thứ ba, Về mặt thực tiễn mặc dù các quy định và thủ tục về cơ bản là rất cụ thể, rõ ràng và chặt chẽ nhưng kể từ khi ra đời cho đến nay cơ chế này rất ít khi được sử dụng, nếu các nước thành viên có sử dụng thì chỉ dừng lại ở giai đoạn tham vấn. Mỗi khi có tranh chấp xảy ra các nước thành viên tiến hành tham vấn, sau đó lại cùng nhau xây dựng thêm các cơ chế nhằm hạn chế việc vi phạm các hiệp định
C. Kết thúc vấn đề
Có thể nói với vai trò và vị thế của mình ASEAN đang dần trở t
Danh mục tài liệu tham khảo !
1.Trường Đại học Luật Hà nội, Giáo trình Luật Quốc Tế, Nxb CAND, Hà Nội, 2007.
2. Lê Mai Anh & Trần Văn Thắng, Luật quốc tế- Lý luận và thực tiễn, Nxb. Giáo dục, Hà Nội,2001
3. Chuyên đề kỷ niệm 40 năm thành lập hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á- ASEAN, Tạp chí luật học, số 9/2007.
4. Chuyên đề Hiến chương ASEAN, Tạp chí luật học, số 9/2008
5. Hiến chương liên hợp quốc
6. Hiến chương ASEAN
7. www.mofa.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực.doc