Lý luận chung về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế
1 – Khái niệm nguyên tắc pháp luật
2 – Khái niệm các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế
a. Định nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế
b. Đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế
II – Vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng, thực thi và tuân thủ Luật Quốc tế .
1 – Vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng Luật Quốc tế .
2 – Vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong việc tuân thủ Luật Quốc tế .
3 – Vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong việc thực thi Luật Quốc tế .
16 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5589 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng, thực thi và tuân thủ Luật Quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ BÀI …………………………………………………………
NỘI DUNG ……………………………………………………..
I – Lý luận chung về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế..
1 – Khái niệm nguyên tắc pháp luật …………………………
2 – Khái niệm các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế ……..
a. Định nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế ……
b. Đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế …
II – Vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng, thực thi và tuân thủ Luật Quốc tế ……………………………….
1 – Vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng Luật Quốc tế …………………………………………………….
2 – Vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong việc tuân thủ Luật Quốc tế …………………………………………………….
3 – Vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong việc thực thi Luật Quốc tế …………………………………………………….
KẾT LUẬN ……………………………………………………..
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………….
3
3
3
3
3
3
3
4
4
8
10
14
15
MỞ BÀI
Như chúng ta đã biết nguyên tắc cơ bản là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành nên hệ thống cấu trúc bên trong của Luật quốc tế.
Xuất phát từ góc độ lý luận chung về pháp luật, có thể xem xét sự tồn tại của quy luật quốc tế bao gồm một tổng thể các quy phạm quốc tế, có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành và chế định cụ thể thông qua các hình thức pháp lý do các chủ thể quốc tế xây dựng theo những nguyên tắc, trình tự và phương thức nhất định. Nguyên tắc cơ bản đã phản ánh bản chất pháp lý của quá trình thỏa thuận về ý chí giữa các quốc gia trên cơ sở tương quan lực lượng và tương quan trong quan hệ quốc tế. Do xuất phát từ thỏa thuận giữa các chủ thể Luật quốc tế nên nó là nền tảng cho việc hình thành các quy phạm và thực hiện các quy phạm đó trong việc xây dựng, tuân thủ và thực thi Luật quốc tế. Bởi nó làm ổn định quan hệ quốc tế và ổn định khuôn khổ xử sự cho các chủ thể trong quan hệ quốc tế, qua đó tạo điều kiện cho quan hệ quốc tế phát triển.
Nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế được ghi nhận rộng rãi trong các văn kiện quốc tế. Hiến chương Liên hợp quốc là văn bản pháp lý quốc tế quan trọng nhất ghi nhận những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, các nguyên tắc của Hiến chương mang tính bắt buộc đối với tất cả các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế, thậm chí đối với cả các quốc gia không là thành viên của Liên hợp quốc. Ngoài ra, Liên hợp quốc đã thông qua tuyên bố về các nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia. Để có thể nghiên cứu rõ hơn vai trò của các nguyên tắc này, nhóm chúng em đã tìm hiểu đề tài “Vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng, tuân thủ và thực thi Luật quốc tế”.
NỘI DUNG
I – Lý luận chung về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.
1 – Khái niệm nguyên tắc pháp luật:
Các nguyên tắc của pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo, cơ sở xuất phát điểm cho việc xây dựng và áp dụng pháp luật. Các nguyên tắc pháp luật có thể được quy định trong pháp luật. Nhưng cũng có thể các nguyên tắc không được quy định một cách trực tiếp trong pháp luật mà tồn tại trong học thuyết pháp lý, trong thực tế đời sống chung của mọi người, được vận dụng như những phương châm chỉ đạo chung trong quá trình áp dụng pháp luật.
2 – Khái niệm các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.
a. Định nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.
Nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, xuyên suốt toàn bộ quá trình xây dựng, thực thi và tuân thủ Luật quốc tế.
b. Đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.
Thứ nhất, nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế có đặc trưng quan trọng là tính Jus cogens ( tính mệnh lệnh bắt buộc chung). Điều đó được thể hiện:
+ Mệnh lệnh bắt buộc chung đối với các chủ thể Luật quốc tế: tất cả các chủ thể Luật quốc tế khi tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế đều phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, bất kì vi phạm nào cũng sẽ tất yếu tác động đến lợi ích của các chủ thể khác của quan hệ quốc tế. Không một chủ thể hay nhóm chủ thể nào của Luật quốc tế có quyền hủy bỏ nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Bất kì hành vi đơn phương nào không tuân thủ triệt để nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đều bị coi là sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế.
+ Mệnh lệnh bắt buộc chung đối với các quy phạm pháp luật quốc tế: tất cả các quy phạm pháp luật quốc tế đều phải có nội dung phù hợp với nguyên tắc cơ bản, nếu trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đều không có giá trị pháp lý.
Thứ hai, các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế có tính bao trùm:
+ Các nguyên tắc cơ bản có giá trị hiệu lực bao trùm lên tất cả các quan hệ pháp luật quốc tế như kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh – quốc phòng…
+ Nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế được ghi nhận rộng rãi ở nhiều văn bản pháp luật quốc tế quan trọng như: Hiến chương Liên hợp quốc – văn bản pháp lí quốc tế quan trọng nhất ghi nhận những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, Cùng với Hiến chương, Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên bố về các nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia ngày 24/10/1970. Ngoài ra, các nguyên tắc này cũng được đề cập trong các văn kiện quốc tế quan trọng khác như Định ước Hensilki ngày 1/8/1975 về An ninh và hợp tác các nước Châu Âu, Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á cùng một số văn kiện quan trọng khác.
Thứ ba, về tính hệ thống của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế: các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế tồn tại trong một hệ thống chỉnh thể thống nhất, có mối quan hệ biện chứng với nhau, cụ thể:
+ Nội dung của một phần nội dung của nguyên tắc này có thể được ghi nhận hoặc tìm hiểu trong nội dung của nguyên tắc khác.
+ Trong nhiều trường hợp việc thực hiện triệt để nguyên tắc này là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để thực hiện nguyên tắc khác.
II – Vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng, thực thi và tuân thủ Luật Quốc tế.
1 – Vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng Luật Quốc tế.
Một trong những đặc trưng của Luật quốc tế hiện đại thể hiện ở chỗ, trong hệ thống pháp luật này có các quy phạm mang tính nguyên tắc, được coi là nguyên tắc cơ bản, có hiệu lực pháp lý tối cao trong quan hệ quốc tế. Các nguyên tắc này đồng thời mang trong mình sức mạnh chính trị và đạo đức đặc biệt trong mối giao lưu của cả cộng đồng, nên trong thực tiễn ngoại giao còn gọi là những nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế.
Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chủ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung đối với mọi chủ thể của Luật quốc tế, quy định những nội dung cơ bản của Luật quốc tế. Trong Luật quốc tế, các nguyên tắc cơ bản tồn tại dưới dạng những quy phạm Jus Cogens được ghi nhận ở điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.
Trong thời đại ngày nay, có thể nói rằng hầu hết các hành vi của các quốc gia trên phạm vi quốc tế, các quan hệ quốc tế trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế và cả một số hành vi của các quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình, trong một chừng mực nhất định, đều được điều chỉnh bởi luật pháp quốc tế hoặc được thực hiện trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Đó là vì đa số các quốc gia, kể cả các cường quốc, đều muốn sống trong một thế giới ổn định và có thể dự báo trước một cách tương đối hành vi của các thành viên khác của cộng đồng quốc tế. Và để đạt được điều đó thì việc xây dựng, hoàn thiện, thực thi và tuân thủ Luật quốc tế luôn phải được đặt lên hàng đầu và bắt buộc các quốc gia trên thế giới phải thực hiện. Yếu tố trước tiên là phải đảm bảo đối với việc xây dựng Luật quốc tế, muốn đạt được điều đó cần phải có sự tham gia điều chỉnh của các nguyên tắc cơ bản này.
Xây dựng và duy trì một trật tự thế giới ổn định trong sự hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển là mục đích mà Hiến chương Liên hợp quốc hướng tới. Đó cũng chính là vai trò lớn nhất mà các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế mang lại. Sự hợp tác và các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia chỉ có thể phát triển trong một môi trường ổn định và có đủ độ tin cậy lẫn nhau. Pháp luật quốc tế là phương tiện có ý nghĩa trong việc tạo lập môi trường ổn định đó. Bên cạnh các quy phạm tùy nghi cho phép các chủ thể có quyền thỏa thuận để lựa chọn cách cư xử cho mình, pháp luật quốc tế còn chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm mệnh lệnh có giá trị bắt buộc đối với mọi chủ thể khi tham gia quan hệ quốc tế như nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác, nguyên tắc tận tâm thiện chí thực hiện cam kết quốc tế. Một mặt, các nguyên tắc, quy phạm này đóng vai trò làm nền tảng cho việc thiết lập và phát triển quan hệ bền vững, lâu dài giữa các chủ thể. Mặt khác trên cơ sở các nguyên tắc và quy phạm đó một trật tự sẽ được thiết lập trong đó quốc gia cũng như các chủ thể khác của pháp luật quốc tế phải tôn trọng, thực hiện tất cả những cam kết quốc tế của mình và phải chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm các cam kết quốc tế đó. Chính điều này sẽ tạo sự tin tưởng và thúc đẩy quá trình giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực, cho dù các quốc gia này có chế độ chính trị - xã hội và hệ thông pháp luật khác nhau.
Ngày nay, nhờ áp dụng các thành tựu khoa học – công nghệ, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, giao lưu quốc tế đã phá vỡ tính chất tự nhiên khép kín, biệt lập trong phạm vi quốc gia, mở rộng không gian và môi trường quốc tế, hình thành thị trường thế giới thống nhất và rộng mở. Điều đó, một mặt tạo ra những thời cơ, điều kiện thuận lợi cho các quốc gia phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng giao lưu quốc tế. Nhưng mặt khác, nó cũng làm gia tăng thêm sự phụ thuộc về kinh tế dẫn đến sự phụ thuộc về chính trị giữa các quốc gia, đặc biệt là sự phụ thuộc của các quốc gia kém phát triển vào các quốc gia phát triển. Trong điều kiện đó, pháp luật quốc tế với những phương tiện hợp tác đa dạng, phong phú và rất linh hoạt như điều ước quốc tế, diễn đàn hợp tác quốc tế, tổ chức quốc tế….đã đóng vai trò quan trọng trong việc vừa đảm bảo chủ quyền và lợi ích quốc gia, vừa thúc đẩy phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực. Tất cả những phương tiện hợp tác này để có thể được công nhận là những phương tiện hợp tác hữu hiệu thể hiện được những thiện chí và tạo được sự tin cậy tuyệt đối giữa các bên tham gia đều phải được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.
Tiếp đến, các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế còn góp phần đảm bảo cho việc xây dựng một trật tự chính trị, kinh tế quốc tế dân chủ, công bằng. Bên cạnh chức năng phản ánh các nhu cầu khách quan của đời sống sinh hoạt quốc tế, pháp luật quốc tế còn có khả năng “đi trước” định hướng cho sự phát triển của các quan hệ xã hội. Đời sống sinh hoạt quốc tế vốn rất sôi động và thường xuyên thay đổi. Tuy nhiên, những thay đổi đó về căn bản vẫn diễn ra theo những quy luật nhất định mà con người có thể nhận thức được. Dựa trên cơ sở những kết quả và dự báo khoa học, các chủ thể của pháp luật quốc tế có thể dự kiến được những biến đổi sẽ diễn ra trong đời sống sinh hoạt quốc tế cần phải có sự điều chỉnh bằng pháp luật. Từ đó các chủ thể thỏa thuận xây dựng nên các quy phạm pháp luật quốc tế, tạo cơ sở cho việc hình thành những quan hệ mới cùng những mô hình tổ chức tương ứng, chủ động và kịp thời tác động vào các quan hệ mới phát sinh để nó phát triển theo đúng quy luật và phù hợp với ý chí của chủ thể. Trên cơ sở những mô hình tổ chức đó mà một trật tự thế giới mới sẽ dần được thiết lập.
Trước đây, hiện nay và mãi về sau này, pháp luật quốc tế vẫn luôn thể hiện sự thỏa hiệp về lợi ích giữa các chủ thể, trước hết là giữa các quốc gia, trong quá trình vừa đấu tranh vừa hợp tác với nhau, pháp luật quốc tế cũng đồng thời phản ánh tương quan giữa các lực lượng tiến bộ và lực lượng phản động trên trường quốc tế. Hiện nay, tương quan lực lượng của cuộc đấu tranh trên vũ đài quốc tế đang nghiêng về phía các lực lượng đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, do đó pháp luật quốc tế cũng đang phát triển theo chiều hướng ngày càng tiến bộ. Chính các nguyên tắc cơ bản và các quy phạm pháp luật quốc tế sẽ là công cụ để các lực lượng tiến bộ đấu tranh xây dựng 1 trật tự thế giới mới trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, pháp lý trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và các bên cùng có lợi.
2 – Vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong việc tuân thủ Luật Quốc tế.
Tuân thủ là việc thực hiện, áp dụng triệt để và nghiêm chỉnh những quy định những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Trong lĩnh vực tuân thủ Luật quốc tế, các nguyên tắc cơ bản này có một vai trò hết sức to lớn trong việc đảm bảo Luật quốc tế được thực hiện một cách triệt để và phát huy hiệu quả tối đa của mình trong quan hệ quốc tế. Cụ thể là: Các nguyên tắc cơ bản quy định cơ sở của sự tác động qua lại khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Mặc dù chỉ là sản phẩm của quan hệ giữa các quốc gia, sau khi hình thành và phát triển, các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế tạo nên một khung pháp lý vững chắc và tác động trở lại đối với các quốc gia và hành vi của các quốc gia trên cả bình diện quốc tế và trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Bởi vì trong thực tiễn quan hệ quốc tế, nhiều khi do sự mâu thuẫn, trái ngược về quan điểm và cả về lợi ích giữa các quốc gia mà dẫn tới một số quốc gia vì lợi ích của riêng mình mà có những hành động theo những xu hướng khác nhau. Tuy nhiên, những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế với tính quy phạm chung đã đặt ra cho tất cả các quốc gia khi hoạch định chính sách và những mục tiêu đối ngoại của mình đều không thể không tính đến việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản và các quy phạm của Luật quốc tế. Trên phạm vi lãnh thổ của mình, trong một số trường hợp, các quốc gia cũng buộc phải thông qua những chính sách và luật pháp nhằm chuyển hóa pháp luật quốc tế vào hệ thống pháp luật quốc gia phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Bởi những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là những nguyên tắc mệnh lệnh có tính bắt buộc chung, được thừa nhận rộng rãi và được hầu hết các quốc gia trên thế giới nghiêm chỉnh tuân thủ. Và nó cũng tạo nên một trật tự quốc tế ổn định phù hợp với sự phát triển, tiến bộ, và mỗi quốc gia vì lợi ích quốc gia mình và lợi ích chung muốn tồn tại và phát triển và giữ mối quan hệ với quốc gia khác thì phải tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật quốc tế. Tác động nêu trên của pháp luật quốc tế có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc duy trì tính ổn định trong quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực như: hòa bình – an ninh, phân chia không gian và lãnh thổ, ngoại giao lãnh sự, kinh tế quốc tế….
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thể hiện và giữ gìn tổng thể những giá trị chung nhất của xã hội loài người. Hơn thế nữa nó là cơ sở nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của luật quốc tế và cho trật tự quốc tế, quy định tính chất chính trị pháp lý của luật quốc tế. Sự ổn định quan hệ trong các lĩnh vực trên đã góp phần thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia và vì vậy góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của văn minh nhân loại.
Chính các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là rường cột của một hệ thống thế giới bao gồm các quốc gia, dân tộc có chủ quyền. Tuy trật tự thế giới nói trên chưa đảm bảo duy trì được hòa bình và an ninh thế giới, nhưng trong chừng mực nhất định, đã giúp thế giới thoát khỏi tình trạng hỗn loạn và vô chính phủ như thời trung cổ, trong đó người ta không thể dự đoán trước hành vi của các quốc gia, và vũ lực luôn được sử dụng như là một phương tiện chủ yếu để các quốc gia giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ quốc tế.
Tiếp đến, các nguyên tắc cơ bản còn là hạt nhân của toàn bộ hệ thống Luật quốc tế, nó đã thực sự giữ vai trò tiên phong, tác động nhanh chóng và mạnh mẽ vào quá trình hợp tác liên quốc gia trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Nhờ có nó mà pháp luật quốc tế ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội loài người. Với nội dung tiến bộ, khuyến khích sự giao lưu trong quan hệ quốc tế đã tạo ra một xu hướng mới đó là đẩy mạnh sự hợp tác giữa các quốc gia. Và đối với mỗi quốc gia, luật pháp quốc tế nói chung và các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế nói riêng là một cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ chủ quyền, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia mình. Và nó là cơ sở, là tiền đề để các quốc gia căn cứ vào đó để duy trì và phát triển trong mối quan hệ với các quốc gia khác. Như nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, nó góp phần tạo nên bản chất cơ bản của quan hệ quốc tế. Đó là luôn có sự công bằng, bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền trong quan hệ, giao lưu giữa các chủ thể quốc tế. Đó có thể nói là cái đầu tiên, quan trọng quyết định tới mục đích xây dựng một trật tự quốc tế ổn định trong sự hòa bình – hữu nghị – hợp tác – phát triển, tránh sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế, là nền tảng quan hệ quốc tế hiện đại.
Ngày nay, quá trình quốc tế hóa đời sống xã hội, sự hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu thì việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
3 – Vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong việc thực thi Luật Quốc tế.
Trong thời đại hiện nay, không một quyết định chính trị nào có thể trở thành niềm hy vọng và mang ý nghĩa trong đời sống quốc tế nếu như nó không được xây dựng trên cơ sở của các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế. Nguyên tắc cơ bản của luật Quốc tế là một chế định quan trong có chức năng trong quan hệ giữa các chủ thể của Luật Quốc tế, do đó nó có vai trò trong việc thực thi Luật quốc tế. Cụ thể hơn như:
- Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là thước đo giá trị hợp pháp của mọi nguyên tắc, mọi quy phạm pháp luật của Luật quốc tế. Ví dụ: Pháp luật quốc tế thừa nhận nguyên tắc "bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia" trong quan hệ quốc tế, tuy nhiên nước A do có tiềm lực kinh tế, chính trị mạnh đã dùng ảnh hưởng của mình để tạo áp lực buộc quốc gia B - là nước đang phát triển phải tiến hành ký kết điều ước quốc tế liên quan đến vấn đề kinh tế, trong đó ghi nhận lợi ích cho quốc gia A nhiều hơn so với B. Mọi điều ước này không hợp pháp do vi phạm nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.
- Các nguyên tắc cơ bản đóng vai trò là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp quốc tế, nó thường được viện dẫn trong hệ thống các cơ quan của Liên hợp quốc, nhất là trong Nghị quyết của Đại Hội đồng, trong quyết định của Hội đồng bảo an và trong các phán quyết của Tòa án quốc tế. Bởi trong thực tiễn đời sống quốc tế, trong mối quan hệ giữa các quốc gia và trong quá trình tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, trong nhiều trường hợp các chủ thể của Luật quốc tế vì những nguyên nhân khác nhau mà có thể vi phạm, không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng với quy định của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Và lúc đó, yêu cầu đặt ra cần phải giải quyết trên cơ sở quy định của pháp luật quốc tế. Và lúc này luật quốc tế nói chung và 7 nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế nói riêng trở thành cơ sở pháp lý để tạo khung pháp lý vững chắc để các chủ thể quan hệ quốc tế tuân thủ, thực hiện và căn cứ vào đó để xử lý những vi phạm nếu có. Như, với quy định trong các nguyên tắc cơ bản, thì trong trường hợp mặc dù có quốc gia vi phạm quy định của pháp luật quốc tế nhưng tuân thủ theo 2 nguyên tắc: không được sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực; hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế…. thì các quốc gia phải tuân thủ và giải quyết bằng con đường đàm phán, thỏa thuận tính gây hại đến nền an ninh hòa bình thế giới.
- Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể luật quốc tế. Ví dụ: Khi quốc gia A có hành vi xâm lược đối với quốc gia B, tùy theo mức độ và tính chất, quốc gia B có quyền tự vệ tương xứng để bảo vệ các quyền và lợi ích của quốc gia mình.
Ngoài ra thì vai trò của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế còn được biểu hiện rõ qua từng nguyên tắc cụ thể như sau:
Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia: được thể hiện trong quan hệ với quyền lợi hợp pháp của các quốc gia khác và của cả cộng đồng quốc tế, không cho phép một nhóm nước lớn phong tỏa ý chí và quyền lợi của đại đa số quốc gia trên thế giới vì luật quốc tế được hình thành bởi đa số quốc gia chứ không riêng một cường quốc nào, được áp dụng công bằng cho tất cả và có hiệu lực pháp lý như nhau, không có ngoại lệ cho bất cứ quốc gia nào. Nó thể hiện vai trò khi tham gia quan hệ quốc tế, các quốc gia có quyền như nhau kho tham gia vào các lĩnh vực của đời sống quốc tế.
Nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực trong quan hệ quốc tế: theo tinh thần của hiến chương Liên Hợp quốc thì việc dùng vũ lực chỉ được chấp nhận khi tự vệ chính đáng hợp pháp nhưng vẫn có sự kiểm soát của Hội đồng bảo an nhằm hạn chế đến mức tối đa việc dùng vũ lực. Việc dùng các biện pháp đấu tranh được áp dụng vơi các dân tộc thuộc địa giành quyền tự quyết nhưng phải tuân thủ theo quy định Luật Quốc tế hoặc cộng đồng quốc tế có quyền áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng các tranh chấp quốc tế.
Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế: nguyên tắc có vai trò giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế và những bất đồng về các vấn đề cơ bản của quan hệ quốc tế. Hiện nay thì việc tích cực tham gia các tổ chức quốc tế của các quốc gia thì tính hiệu quả giải quyế tranh chấp được nâng cao rõ rệt.
Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác: nguyên tắc này có vai trò là không cho phép bất kỳ quốc gia nào dù lớn hay bé, dù giàu hay nghèo, dù văn minh hay lạc hậu được quyền can thiệp vào các lĩnh vực thuộc thẩm quyền riêng biệt của mỗi quốc gia, xuất phát từ chủ quyền của mình. Nó không trở thành lá chắn cho các quốc gia vi phạm nghĩa vụ cam kết trong điều ước quốc tế, những ý đồ sử dụng nguyên tắc không can thiệp với mục đích vi phạm luật quốc tế là sự lạm dụng và vi phạm nguyên tắc tự nguyện tham gia thực hiện cam kết quốc tê cùng nguyên tắc chủ quyền quốc gia của các quốc gia- chủ thể luật quốc tế.
Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế: Nguyên tắc này có vai trò trong việc giúp các chủ thể luật quốc tế tuân thủ chặt chẽ các điều ước quốc tế để hình thức hóa một cách hợp pháp nhất để duy trì lợi ích của các nước lớn.
Nguyên tắc dân tộc tự quyết: Tôn trọng quyền của các dân tộc được lựa chọn con đường và hình thức phát triển là một trong những cơ sở quan trọng để thiết lập các quan hệ quốc tế. Quyền này được thể hiện một cách tập trung nhất trong nguyên tắc dân tộc tự quyết, dựa trên nền tảng chủ quyền dân tộc.
Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau: Nguyên tắc này đã được thiết lập từ thời kỳ đầu xuất hiện Nhà nước ở các khu vực địa lý khác nhau nhưng chỉ dừng lại ở các lĩnh vực cơ bản như phân định lãnh thổ, biên giới, hợp tác nhằm giải quyết các vấn đề về chiến tranh, hoà bình, ngoại giao, lãnh sự. Dù có nhiều ý kiến về tính pháp lý của nguyên tắc cũng như nội dung của nó về phạm vi của sự hợp tác liên quốc gia, nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau ngày càng thể hiện vai trò của mình trong đời sống quốc tế.
KẾT LUẬN
Có thể nói rằng các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng, tuân thủ và thực thi Luật Quốc tế. CHính những nguyên tắc này là cơ sở của một trật tự pháp lý quốc tế, nó mang tính mệnh lệnh chung. Tất cả các chủ thể đều phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế, bất kỳ vi phạm nào cũng sẽ tất yếu tác động đến lợi ích của các chủ thể khác của quan hệ quốc tế. Không một chủ thể hay nhóm chủ thể nào của Luật Quốc tế có quyền hủy bỏ các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế. Bất kỳ hành vi đơn phương nào không tuân thủ triệt để nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế đều bị coi là sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế.
Trên cơ sở xây dựng, tuân thủ và thực thi Luật Quốc tế dựa trên các nguyên tắc cơ bản trong tiến trình phát triển quan hệ quốc tế chính là sự hội nhập, sự hợp tác trên cơ sở tất cả các bên cùng có lợi trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội nhằm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế đã được pháp luật hóa. Theo Hiến chương, các quốc gia có nghĩa vụ “tiến hành hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo trên phạm vi quốc tế” cũng như “duy trì hòa bình và an ninh quốc tế bằng cách tiến hành biện pháp tập thể có hiệu quả”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật – Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật – NXB. ĐHQG 2004.
Nguyễn Thị Kim Ngân – Luận văn thạc sỹ luật học – Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn – Hà Nội 2001.
Từ điển luật học – NXB. Bách Khoa, NXB. Tư pháp 2006.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
NHÓM 1 - D2 LỚP DÂN SỰ 32D
Môn: Công Pháp Quốc Tế
Thời gian: 7h thứ 7, ngày 27 tháng 3 năm 2010
Địa điểm: Phòng C102
Tổng số sinh viên của nhóm: 11
- Có mặt : sinh viên.
- Vắng mặt : sinh viên. + Có lý do : sinh viên.
+ Không lý do : sinh viên.
Đề bài: Vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng, tuân thủ và thực thi Luật quốc tế.
Đánh giá xếp loại làm việc nhóm:
STT
Mã sv
Họ và tên
Phần đánh giá
Ký tên
A
B
C
1
Lê Bá Khánh Toàn
2
Hà Trường Giang
3
Đặng Duy Phi
4
Trịnh Bá Nam
5
Trịnh Bá Cường
6
Nguyễn Lê Cường
7
Trần Thị Thu Hà
8
Hoàng Thị Thanh Thủy
9
Đặng Thị Quỳnh
10
Trịnh Thị Đào
11
Đàm Thị Thúy
12
Trưởng Nhóm
Lê Bá Khánh Toàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng, thực thi và tuân thủ Luật Quốc tế.doc